Chuyên đề Hoàn thiện kế hoạch sản xuất tại Công ty 20 – Tổng cục Hậu cần

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP. 3

1.1 Khái niệm chung 3

1.1.1 Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3

1.1.1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh 3

1.1.1.2 Nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh 4

1.1.2 Khái niệm về kế hoạch sản xuất kinh doanh và hệ thống kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 4

1.1.2.1 Khái niệm kế hoạch sản xuất kinh doanh 4

1.1.2.2 Hệ thống kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 4

1.2 Vai trò của kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 7

1.2.1 Cho phép doanh nghiệp phác thảo các ý tưởng, định hướng phát triển của doanh nghiệp: 7

1.2.2 Huy động các nguồn lực ( bên trong và bên ngoài) doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đặt ra: 8

1.2.3 Cho phép doanh nghiệp giành nhiều thời gian và công sức cho việc phản ứng với những rủi ro trên thị trường: 8

1.2.4 Kế hoạch kinh doanh là cơ sở để đưa ra các quyết định quản lý của doanh nghiệp: 9

.3. Nội dung quy trình soạn lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 9

3. Nội dung quy trình soạn lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 9

1.3.1 Vị trí của việc soạn lập kế hoạch. 9

1.3.2 Nguyên tắc của việc lập kế hoạch 10

1.3.2.1 Nguyên tắc thống nhất 10

1.3.2.2 Nguyên tắc tham gia 11

1.3.2.3 Nguyên tắc linh hoạt 11

1.3.3 Các bước soạn lập kế hoạch 12

1.4 Quy trình thực hiện kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp 15

1.4.1 Tổ chức và phân công các công việc, nhiệm vụ cụ thể đến từng bộ phận, cơ quan chức năng trong doanh nghiệp. 15

1.4.2 Phân phối các nguồn lực cần thiết trong quá trình thực hiện kế hoạch 16

1.4.2.1 Đánh giá nguồn lực ) 17

1.4.2.2 Điều chỉnh nguồn lực 18

1.4.3 Đánh giá việc thực hiện kế hoạch 18

1.4.3.1 Bản chất của việc đánh giá 18

1.4.3.2 Quy trình đánh giá 19

Chương II - Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty 20 giai đoạn 2003 – 2007 Error! Bookmark not defined.

I. Tình hình hoạt động sản xuất tại công ty 20

1.1 Giới thiệu chung về công ty: 20

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Error! Bookmark not defined.

1.1.2 Cơ cấu tổ chức 23

2.1.2.1 Mô hình bộ máy tổ chức. 23

1.1.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty 25

1.1.2.3 Cơ cấu tổ chức phòng Kế hoạch – tổ chức sản xuất. 27

1.1.3 Sản phẩm của công ty 27

1.1.4 Thị trường của Công ty 28

1.2 Tình hình nguồn lực của công ty 28

1.2.1. Tình hình tài chính của công ty 29

1.2.2Nguồn nhân lực 31

1.2.3 Về công nghệ thiết bị 34

1.2.4 Về nguồn cung ứng nguyên vật liệu 35

1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh 37

II. Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty 20 38

2.1 Công tác lập kế hoạch sản xuất tại phòng kế hoạch 38

2.1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty 38

2.1.2 Vị trí của kế hoạch sản xuất trong hệ thống sản xuất tại công ty 40

2.2 Quy trình lập kế hoạch sản xuất 41

2.2.1 Căn cứ để lập kế hoạch sản xuất 41

2.2.2 Quy trình lập kế hoạch của Công ty 20 42

2.3 Đánh giá 52

2.3.1 Mặt tích cực 52

2.3.2 Mặt hạn chế 52

Chương III – Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại Công ty 20 54

I – Định hướng phát triển của công ty 54

II – Đổi mới quy trình lập kế hoạch tại Công ty 20 56

III – Giải pháp thực hiện đổi mới quy trình lập kế hoạch sản xuất tại Công ty 20 57

3.1 Tổng hợp các thông tin cần thiết chuẩn bị cho quy trình lập kế hoạch 57

3.2 Kế hoạch nhu cầu nguyên phụ liệu: 59

3.3 Đẩy mạnh các hoạt động giám sát và điều hành việc thực hiện kế hoạch 60

3.4 Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ nâng cao trình độ của cán bộ lập kế hoạch 61

3.5 Giải pháp về thị trường 62

3.6 Giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư . 63

3.7Giải pháp thúc đầy việc phân công, phối hợp thực hiện kế hoạch giữa các bộ phần chức năng và các đơn vị trực thuộc 64

KẾT LUẬN 65

Danh mục tài liệu tham khảo 66

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1748 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế hoạch sản xuất tại Công ty 20 – Tổng cục Hậu cần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo chất lượng và thiếu thống nhất. Trước tình hình đó, ngày 18 tháng 2 năm 1957 “ Xưởng may đo hành kỹ” gọi tắt là X20 được thành lập. Xưởng có nhiệm vụ may đo quân trang phục vụ cho cán bộ trung – cao cấp trong toàn quân, trước mắt chủ yếu là cán bộ trung – cao cấp các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, các quân binh chủng đóng trên địa bàn Hà Nội. Xưởng còn có nhiệm vụ tham gia chế thử và sản xuất thử nghiệm các kiểu quân trang phục vụ quân đội. Ban đầu X20 chỉ có 20 máy may, một máy vắt sổ, một máy thùa khuy đạp chân. Biên chế ban đầu X20 có trên 30 cán bộ, công nhân, đa số là mới tuyển theo chế độ hợp đồng. Tháng 12 năm 1962, Tổng cục Hậu cần chính thức ban hành nhiệm vụ cho X20 theo quy chế xí nghiệp quốc phòng. Từ nay, X20 chính thức được công nhận là một xí nghiệp quốc phòng, vì quy mô nhỏ nên vẫn gọi là Xưởng may 20. Ngoài nhiệm vụ may đo cho cán bộ trung – cao cấp và đảm bảo các kế hoạch đột xuất, xí nghiệp bắt đàu nghiên cứu, tổ chức các dây chuyền sản xuất hàng loạt và tổ chức mạng lưới gia công ngoài xí nghiệp. Về tổ chức, lúc này xưởng đã có 77 cán bộ, công nhân, một chi bộ với 11 Đảng viên, một chi đoàn thanh niên và một công đoàn cơ sở. Có một tổ cắt, ba tổ may, một tổ hành chính gồm cả bộ phận cửa hàng và một tổ hậu cần. Năm 1964, xí nghiệp được chuyển đi sơ tán. Giai đoạn 2: Từ 1975 – 1992: Đổi mới xí nghiệp. Sau năm 1975, Xí nghiệp may 20 cùng nhiều xí nghiệp quốc phòng khác chuyển sang chế độ hạch toán độc lập và đã gặp không ít khó khăn về sản xuất kinh doanh. Được sự giúp đỡ của cấp trên và các xí nghiệp trong nước, Xí nghiệp may 20 đã mạnh dạn đổi mới đầu tư máy móc thiết bị và làm hàng xuất khẩu, bắt đầu từ đây hoạt động của xí nghiệp đi vào một giai đoạn mới, thay da đổi thịt. Ngày 12 tháng 2 năm 1992, Bộ Quốc phòng ra quyết định ( số 74B/QP, do Thượng tướng Đào Đình Luyện ký) chuyển Xí nghiệp may 20 thành Công ty may 20. Công ty may 20 ra đời là một bước nhảy vọt quan trọng trong 35 năm xây dựng và trưởng thành của Xí nghiệp may 20. Giai đoạn 3: Từ 1994 đến nay: Mở rộng hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh. Bước vào năm 1994, Công ty đổi mới thiết bị công nghệ đồng thời đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất đa dạng hoá sản phẩm, năm 1996 Công ty đã thành lập thêm một số xí nghiệp mới trong đó có một xí nghiệp dệt. Ngày 07 tháng 03 năm 1998 Bộ Quốc phòng ký quyết định số 319/QĐ-QP cho phép “ Công ty may 20” đổi tên thành “Công ty 20” và bổ sung ngành nghề kinh doanh: sản xuất kinh doanh hàng dệt, nhuộm; kinh doanh vật tư, thiết bị, hoá chất phục vụ ngành may. Đến nay, trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, sự phát triển của Công ty 20 gắn liền với sự phát triển của ngành Hậu cần nói riêng và nền công nghiệp quốc phòng nói chung. Trong những năm gần đây Công ty 20 không ngừng vươn lên để khẳng định chỗ đứng cho mình trên thị trường trong và ngoài nước. 1.1.2 Cơ cấu tổ chức 2.1.2.1 Mô hình bộ máy tổ chức. - Giám đốc công ty. - Các phó giám đốc công ty. - Các phòng, ban nghiệp vụ Phòng Kế hoạch - tổ chức sản xuất. Phòng Kinh doanh - xuất nhập khẩu. Phòng Kỹ thuật – công nghệ. Phòng Tài chính kế toán. Phòng Chính trị. Ban kiểm toán. Văn phòng công ty. Các đơn vị thành viên Xí nghiệp may 1 ( may đo cao cấp). Xí nghiệp may 2. Xí nghiệp may 3. Xí nghiệp may 4. Xí nghiệp dệt kim (XN 5) Xí nghiệp may 6. X í nghiệp Dệt vải (XN7). Xí nghiệp may 8. Xí nghiệp may 9. Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm đào tạo dệt may. Trường mầm non. Hình 3: Mô hình bộ máy tổ chức của công ty 20 Nguồn: Phòng Kế hoạch TCSX. Xí nghiệp may 9 GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÓ GIÁM ĐỐC KT - CN PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH XNK PHÓ GIÁM ĐỐC BÍ THƯ ĐẢNG UỶ PHÓ GIÁM ĐỐC KD NỘI ĐỊA Phòng KH TCSX Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng tài chính kế toán Ban kiểm toán nội bộ Phòng chính trị Văn phòng Trung tâm NCMM thời trang Trung tâm đào tạo nghề may Trường mầm non Chi nhánh phía Nam Xí nghiệp may 1 Xí nghiệp may 6 Xí nghiệp 7 ( XN dệt vải ) Xí nghiệp may 8 Xí nghiệp Thương mại Phòng kinh doanh XNK Xí nghiệp may 3 Xí nghiệp 5 ( XN dệt kim) Xí nghiệp may 9 GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÓ GIÁM ĐỐC KT - CN PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH XNK PHÓ GIÁM ĐỐC BÍ THƯ ĐẢNG UỶ PHÓ GIÁM ĐỐC KD NỘI ĐỊA Phòng KH TCSX Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng tài chính kế toán Ban kiểm toán nội bộ Phòng chính trị Văn phòng Trung tâm NCMM thời trang Trung tâm đào tạo nghề may Trường mầm non Chi nhánh phía Nam Xí nghiệp may 1 Xí nghiệp may 6 Xí nghiệp 7 ( XN dệt vải ) Xí nghiệp may 8 Xí nghiệp Thương mại Phòng kinh doanh XNK Xí nghiệp may 3 Xí nghiệp 5 ( XN dệt kim) 1.1.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty Công ty 20 là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh được tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt và theo hệ thống trực tuyến : Đảng ủy lãnh đạo trực tiếp mọi hoạt động thông qua nghị quyết. Đứng đầu là Ban giám đốc công ty chỉ đạo tổ chức và điều hành trực tiếp đến từng đơn vị thành viên, giúp việc cho Ban Giám đốc là các phòng ban chức năng và nghiệp vụ. - Giám đốc công ty : Là người đại diện cho pháp nhân của Công ty, do cấp trên có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm. Là người điều hành cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước, Bộ Quốc phòng,Tổng cục Hậu cần về hoạt động kinh doanh của Công ty theo quy định của Nhà nước. - Các phó giám đốc công ty : Có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành các lĩnh vực, phần việc được phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty trước pháp luật về mọi hoạt động của mình. Phó Giám đốc kinh doanh hàng nội địa : Có nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty điều hành về các hoạt động kinh doanh các mặt hàng nội địa trực tiếp chỉ đạo phòng XNK triển khai tổ chức thực hiện. Phó Giám đốc kinh doanh XK : Giúp Giám đốc điều hành về các hoạt động kinh doanh mảng hàng xuất khẩu của đơn vị, trực tiếp chỉ đạo phòng nhập khẩu. Phó Giám đốc Kỹ thuật công nghệ : Giúp Giám đốc điều hành toàn bộ công tác kỹ thuật chất lượng sản phẩm sản xuất ra, trực tiếp chỉ đạo Phòng Kỹ thuật công nghệ. Phó Giám đốc sản xuất : Giúp Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất của công ty, trực tiếp chỉ đạo phòng KH-TCSX đảm bảo tình hình sản xuất của công ty theo đúng kế hoạch. Phó Giám đốc chính trị : Giúp Giám đốc điều hành công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn đơn vị, trực tiếp chỉ đạo Phòng Chính trị, Văn phòng. Các phòng ban nghiệp vụ : Có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc điều hành và quản lý công việc. Phòng kế hoạch tổ chức sản xuất : Là cơ quan tham mưu, tổng hợp cho Giám đốc về mọi mặt trong đó trách nhiệm trực tiếp về các mặt công tác kế hoạch, tổ chức sản xuất, lao động, tiền lương, giá. Phòng kỹ thuật chất lượng :Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc công ty về mặt công tác nghiên cứu, quản lý khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm, nghiên cứu các mẫu mốt, chế thử sản phẩm mới, quản lý máy móc thiết bị, bồi dưỡng và đào tạo công nhân kỹ thuật trong toàn công ty. Phòng tài chính kế toán : Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác tài chính, thực hiện chức năng quan sát viên của Nhà nước tại công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, cơ quan tài chính cấp trên và pháp luật về thực hiện nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty. Phòng xuất nhập khẩu : Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc công ty về phương hướng, mục tiêu kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ, trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ của công ty trong từng thời kỳ. Phòng chính trị : Là cơ quan đảm nhận công tác Đảng, công tác chính trị ở công ty, có nhiệm vụ giúp Giám đốc thực hiện công tác tuyên huấn, công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác toàn thể như công đoàn, phụ nữ, thanh niên trong công ty. Văn phòng : Là cơ quan giúp việc cho Giám đốc về các chế độ hành chính, văn thư, bảo mật, thường xuyên đảm bảo trật tự an toàn công ty, tổ chức phục vụ ăn ca trong tòan công ty, quản lý và bảo đảm phương tiện làm việc, phương tiện vận tải chung của công ty. 1.1.2.3 Cơ cấu tổ chức phòng Kế hoạch – tổ chức sản xuất. Trưởng phòng. Phó phòng phụ trách kế hoạch tổ chức sản xuất. - Phó phòng phụ trách lao động tiền lương, BHXH, BHYT. - Nhân viên thống kê điều độ sản xuất. - Nhân viên kế toán vật tư. - Nhân viên kế toán thành phẩm. - Nhân viên giao vải cho các đơn vị ngoài công ty. - Bốn nhân viên ở kho phụ trách ban kho công ty. - Trợ lý tiền lương bảo hiểm. - Nhân viên phụ trách tuyển dụng. - Nhân viên làm BHXH. - Nhân viên làm chế độ chính sách. - Nhân viên quản lý hồ sơ. 1.1.3 Sản phẩm của công ty Sản phẩm của công ty chia làm hai loại sản phẩm chủ yếu : sản phẩm phục vụ quốc phòng và sản phẩm kinh tế. Sản phẩm quốc phòng : kết cấu sản phẩm phức tạp phụ thuộc vào cấp, loại nhưng số lượng lớn, ít kiểu dáng…mỗi loại thường chỉ là 1-2 kiểu duy nhất,tính ổn định cao, tạo điều kiện tổ chức sản xuất chuyên môn hóa, không thay đổi mẫu mã, công nghệ sản xuất, tính sao chép, dập khuôn máy móc cao, ít sáng tạo. Sản phẩm kinh tế : Kết cấu sản phẩm đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào nhóm may mặc bảo hộ lao động, có tính đồng nhất về mẫu, về quy cách. Yêu cầu vệ sinh công nghiệp và tổ chức sản xuất ở trình độ thấp. 1.1.4 Thị trường của Công ty Công ty 20 là doanh nghiệp quân đội nên thị trường chủ yếu phục vụ cho quân đội, bên cạnh đó còn phục vụ các đối tượng tiêu dùng ngoài quân đội. Thị trường quân đội : chiếm khoảng 70% doanh thu của công ty nên công ty ưu tiên nguồn lực để phát triển thị trường này, cấp độ cạnh tranh của thị trường này không lớn. Khách hàng chủ yếu là các đơn vị quân đội có nhu cầu về sản phẩm của công ty. Những năm gần đây, công ty đứng trước một mối đe dọa lớn khi Nhà nước có chủ trương giảm dần số lượng quân nhân trong ngành quân đội và tăng chất lượng đời sống của họ, nên sự lựa chọn của khách hàng ngày càng khó tính và nhu cầu có xu hướng giảm. Thị trường ngoài quân đội : chiếm khoảng 30% doanh thu của Công ty, ngày càng được coi trọng và phát triển. Hàng kinh tế chủ yếu là hàng bán tại các cửa hàng, hàng Dân quân tự vệ các tỉnh, hàng hợp đồng cho Công ty Viettel, hàng hợp đồng cho Ngân hàng Công thương, hàng viện 103, 108. Hàng xuất khẩu có 5 khách hàng lớn là Công ty Poongshin của Hàn Quốc, tập đoàn Kanematsu của Nhật Bản, công ty Enter B của Hàn Quốc, công ty Fishman của Hoa Kỳ, công ty Shiwoo. Đối thủ cạnh tranh trên đoạn thị trường này là tất cả các công ty tham gia sản xuất kinh doanh vào các mặt hàng mà công ty kinh doanh trên thị trường như Công ty 26, may 10, may Thăng Long, hàng nhập ngoại từ Trung Quốc…khách hàng trong thị trường càng khó tính đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng và giá thành, chính vì vậy để cạnh tranh được các công ty khác trên thị trường đòi hỏi Công ty phải có sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, giá rẻ. Tình hình nguồn lực của công ty Nguồn lực của công ty là tổng thể những bộ phận tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 1.2.1. Tình hình tài chính của công ty Bảng 1 : Tình hình tài chính của công ty 20 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I.Tổng tài sản 403.989 434.397 457.260 1.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 202.763 218.025 229.500 2. TSCĐ và đầu tư dài hạn 201.225 216.372 227.760 II. Tổng nguồn vốn 403.989 434.397 457.260 1.Nợ phải trả,gồm 158.039 169.935 178.880 - Nợ ngắn hạn 141.457 152.105 160.110 - Vay dài hạn 16.582 17.831 18.770 2. Vốn chủ sở hữu 245.948 264.461 278.380 III - Kết quả SXKD 1. Doanh thu 446.828 480.461 505.750 2.Lợi nhuận thuần 16.275 17.500 18.800 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) Để đánh giá tình hình tài chính của Công ty ta xem xét đến cơ cấu tài sản và trong tổng tài sản; đồng thời, sử dụng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu và phân tích sự thay đổi của nó qua từng năm để thấy được sự thay đổi tình hình tài chính của công ty qua từng năm. Bảng 2 : Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Đơn vị tính : Tr. Đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị (Tr. đồng) Cơ cấu ( % ) Giá trị (Tr. đồng) Cơ cấu ( % ) Giá trị (Tr. đồng) Cơ cấu ( % ) I.Tổng tài sản 1.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 2.TSCĐ và đầu tư dài hạn. 403.989 202.763 201.225 100 50,2 49,8 434.397 218.025 216.372 100 50,2 49,8 457.260 229.500 227.760 100 50,2 49,8 II-Tổng nguồn vốn Nguồn vốn CSH Tổng nợ phải trả 403.989 158.039 245.984 100 39,12 60,88 434.397 169.935 264.461 100 39,12 60,88 457.260 178.880 278.380 100 39,12 60,88 Về tổng tài sản: Căn cứ vào bảng tổng hợp ta có thể thấy, tỷ trọng giữa TSLĐ và đầu tư ngắn hạn và TSCĐ và đầu tư dài hạn qua các năm là như nhau, tuy nhiên tổng giá trị tài sản tăng theo từng năm, từ năm 2005 đến năm 2006 tăng 30.408 triệu đồng, từ năm 2006 đến năm 2007 tăng 22.863 triệu đồng, trong đó lượng tài sản vá các khoản vốn đầu tư cũng tăng tương ứng qua các năm. Sở dĩ cơ cấu của trong tổng nguồn vốn và tổng tài sản của công ty không thay đổi qua các năm là do mặt hàng Quốc phòng của công ty chiếm 70% trong tổng số là ổn định qua các năm. Điều đó cho thấy, sản xuất kinh doanh của công ty đang , được mở rộng và tăng cường. Cùng với sự tăng lên của tổng tài sản, giá trị của TSCĐ và đầu tư dài hạn cũng tăng lên tương ứng. Đặc điểm sản xuất trong lĩnh vực may mặc là sản xuất hang loạt, sản phẩm có mẫu mã kiểu dáng khác nhau, theo mùa vụ, chính vì vậy, vòng quay của vốn phải nhanh để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Về tổng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn tăng lên một cách ổn định ( tăng 11% từ năm 2005 đến năm 2007) nhờ có kết quả sản xuất kinh doanh tốt. Trong đó: Về giá trị: Nguồn vốn tăng lên do nguồn vốn chủ sở hữu và tổng nợ phải trả đều tăng với một tỷ lệ như nhau, đều là 11%. Hiện công ty tìm nhiều hướng phát triển mới nên cần nhiều vốn đầu tư, chủ động vay vốn từ ngân hang, các nhà tài trợ, từ nhà nước…nên giá trị tổng nợ phải trả qua các năm tăng lên. Về cơ cấu: Công ty 20 chủ động vay vốn để đầu tư phát triển do vậy khoản nợ phải trả chiếm đa số trong tổng nguồn vốn ( trên 60% tổng nguồn vốn). Điều này thể hiện sự năng động nhạy bén của công ty. Trong khi nguồn vốn chủ sở hữu được sử dụng chủ yếu trong các quỹ đầu tư phát triển và cho đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo giảm bớt nguy cơ rủi ro cho sản xuất thì vốn vay chủ yếu được sử dụng để đầu tư thêm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ và xây dựng cơ bản… Tuy nhiên vốn vay chiếm đa số trong tổng nguồn vốn cũng là một rủi ro lớn cho công ty trong điều kiện hiện nay giá cả không ổn định và tăng lên dẫn đến lãi suất phải trả sẽ tăng, trong trường hợp nguồn vốn vay bị thu hồi có thể làm cho sản xuất bị ngưng trệ. 1.2.2 Nguồn nhân lực Lao động được coi là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp, nhất là đới các doanh nghiệp sản xuất chuyên về may mặc. Việc sử dụng nhiều lao động đồng nghĩa với việc phải có một hệ thống quản lý nguồn nhân lực tốt, để đảm bảo đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bảng 3 : Kết cấu lao động của công ty Đơn vị tính: người Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng số lao động Người 4.830 4.915 4.105 3.962 3.970 Theo trình độ văn hóa Trên Đại học Đại học, Cao đẳng Trung cấp Công nhân bậc cao Còn lại Người “ “ “ “ 0 220 400 800 3.410 1 225 450 820 3.419 1 200 420 750 2.734 4 210 430 720 2.598 7 215 435 750 2.563 Số thợ bình quân 2,3 2,5 3,0 3,3 3,6 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổ chức sản xuất ) Có thể nhận thấy, trong những năm qua lực lượng lao động của công ty tăng từ 4.830 năm 2003 lên 4.915 năm 2004 nhưng đến năm 2005 lại giảm xuống 4.105 do năm 2005 có một xí nghiệp của công ty tách ra để thực hiện cổ phần hoá, sau đó số lao động lại tiếp tục tăng lên, điều này do xu hướng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường của công ty. Nhìn chung, chất lượng lao động tăng lên rõ rệt. Trong thời gian gần đây, công ty rất chú trọng đến việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực ( tại trường đào tạo hoặc trực tiếp tại công ty), có thể coi đây là chính sách hang đầu của công ty trong việc tăng cường chất lượng đội ngũ công nhân viên. Tuy nhiên, có thể thấy thợ bậc trung bình của công ty không cao, thợ bậc cao của công ty chiếm ¼ số lao động và còn lại chủ yếu là lao động phổ thông phần lớn đều cần có thời gian đào tạo lại trước khi đưa vào hoạt động sản xuất, làm giảm hiệu quả của sản xuất. Bảng 4 : Phân loại lao động theo đối tượng và giới tính Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Theo đối tượng lao động - Lao động gián tiếp - Lao động trực tiếp 4.830 676 4.154 4.915 664 4.215 4.105 451 3.654 3.962 365 3.597 3.970 298 3.672 Theo giới tính - Nam - Nữ 4.830 966 3.864 4.915 933 3.982 4.105 771 3.334 3.962 693 3.269 3.970 651 3.319 ( Nguồn: Phòng tổ chức ) Công ty 20 cũng không khác các doanh nghiệp sản xuất khác là lao động trực tiếp chiếm đa số ( gần 90%) và có xu hướng tăng chỉ trừ năm 2005 do có một xí nghiệp tách ra thực hiện cổ phần hóa. Công ty 20 đã có một cơ cấu lao động khá hợp lý. Công ty đã bước đầu có các chính sách giảm thiểu tối đa lượng lao động gián tiếp, tập trung đầu tư cho lao động trực tiếp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty phải đảm bảo thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chính là chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng nên yêu cầu đối với lao động trực tiếp là khá cao, thường xuyên phải tăng ca và làm thêm vào ngày nghỉ. Ngoài ra, đặc thù hoạt động của Công ty 20 là sản xuất hàng may mặc, đòi hỏi có sự khéo léo và cẩn thận, chính vì vậy lao động nữ chiếm đa số ( trên 80%). Đặc điểm này là một khó khăn đối với công ty, do trong quá trình lao động, lao động nghỉ đẻ, nuôi con nhỏ…sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, Công ty 20 đã có những chính sách ưu tiên, lương thưởng để động viên lao động hợp lý. Đa số lao động còn khá trẻ, đây là một trong những lợi thế của Công ty 20 vì họ có điều kiện về sức khỏe đồng thời cũng có khả năng tiếp thu ứng dụng khao học công nghệ một cách nhanh nhạy và sáng tạo, dễ dàng đào tạo và nâng cao tay nghề, đặc biệt đối với Công ty 20, một công ty được đánh giá là khá chủ động trong việc nhập các trang thiết bị mới, hiện đại để phục vụ cho sản xuất. 1.2.3 Về công nghệ thiết bị Công ty 20 được coi là một trong những doanh nghiệp may luôn đi đầu về trang thiết bị máy móc cho hoạt động sản xuất. Dựa trên chiến lược phát triển thị trường và sản phẩm, công tác đầu tư tại công ty đã được triển khai tập trung và ngày càng phát huy hiệu quả. Công ty 20 rất chú trọng trong việc triển khai tập trung và ngày càng phát huy hiệu quả. Công ty 20 rất chú trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo và nâng cấp nhà xưởng đảm bảo vệ sinh công nghiệp, đạt yêu cầu mỹ quan và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Mặt khác, công ty thường xuyên cải tiến các khâu quản lý, sắp xếp lại các công đoạn sản xuất để phù hợp với những máy móc thiết bị mới. Để đáp ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng của khách hàng và tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường bền vững, các thiết bị máy móc của công ty chủ yếu được nhập từ các nước có công nghệ phát triển cao như Nhật Bản, Hàn Quốc…Cùng với đó, trong những năm gần đây Công ty 20 đã đầu tư một khối lượng vốn khá lớn để xây dựng cơ sở vật chất và máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Công ty 20 đã đầu tư mở rộng và đầu tư mới xuống các địa phương trong cả nước, nhằm tận dụng nguồn lao động dồi dào sẵn có và thực hiện chuyển giao công nghệ. Bảng 5: Một số thiết bị chính của công ty Đơn vị: chiếc STT Tên thiết bị Nước sản xuất Số lượng 1 Máy may Nhật Bản 1.700 2 Máy dệt vải Hàn Quốc 231 3 Máy dán chống thấm Trung Quốc 42 4 Máy ép mex Trung Quốc 42 5 Bàn là Trung Quốc 42 6 Máy thùa đính cúc Hàn Quốc 42 7 Máy di bo Trung Quốc 42 Tổng cộng 2.141 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Về nguồn cung ứng nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu tiên để chuẩn bị cho một quy trình sản xuất, chính vì vậy không những đòi hỏi cung ứng nguyên vật liệu đủ và đúng nhu cầu mà cần phải đảm bảo đúng thời gian, đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra suôn sẻ. Nguyên liệu chính của ngành may nói chung và của công ty 20 nói riêng chủ yếu là vải ( chiếm tới 95% trong tổng kết cấu của một sản phẩm). Ngoài ra còn các phụ liệu khác như mex, chỉ, nhãn dệt, nhãn cơ số, nhãn sử dụng, cúc, xương cá, nhãn treo, túi PE…và các bao bì để phục vụ bán hàng hóa như hòm hộp, băng dính. Mặc dù ngành dệt may nước ta đã có những bước phát triển mới trong những năm qua nhưng nguồn nguyên liệu trong nước vẫn không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thực hiện gia công hàng xuất khẩu( nhận nguyên phụ liệu do khách hàng cung cấp) hoặc kinh doanh hàng xuất khẩu FOB ( phải nhập khẩu nguyên phụ liệu ở nước ngoài). Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, công ty 20 phải tùy theo từng đơn hàng để lựa chọn nhà cung cấp trong nước hay nước ngoài. Tuy nhiên, tỉ trọng nguyên phụ liệu nội địa trong tổng trị giá nguyên phụ liệu mà công ty sử dụng còn rất nhỏ. Bảng 6 : Trị giá nguyên phụ liệu trong sản phẩm xuất khẩu Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu ĐV tính TH 2005 TH 2006 TH 2007 Tổng giá trị NPL Tỷ đồng 192.032 156.800 208.608 Trị giá NPL nội địa Tỷ đồng 8.720 7.360 10.240 Tỷ lệ giá trị NPL nội địa t trên tổng giá trị % 4,54 4,7 4,9 (Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu) Theo bảng số liệu, ta thấy công ty 20 phải nhập một khối lượng lớn nguyên phụ liệu. Các nhà cung cấp chính cho công ty 20 là: Công ty 28, công ty chỉ may Phong Phú, công ty bao bì Đống Đa, công ty dệt may 7, công ty dệt nhuộm Trung Thu, công ty Pongshing ( Hàn Quốc), công ty Kenmatsu ( Nhật Bản)…Các hợp đồng được ký thì bên A sẽ cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu để công ty gia công. Kết quả sản xuất kinh doanh Trong những năm qua kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 20 vẫn không ngừng tăng lên mặc dù gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác, đơn đặt hàng của công ty vẫn không ngừng tăng lên và do 70% doanh thu của công ty là từ mặt hàng Quốc phòng luôn luôn ổn định qua các năm, đảm bảo cho hoạt động sản xuất ổn định. Những thành công này là kết quả của việc đa dạng hóa sản phẩm để hạn chế rủi ro nhưng vẫn xác định đúng đắn sản phẩm mũi nhọn của công ty dựa trên những lợi thế đã có. Công ty 20 đang thực hiện cổ phần hóa để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Góp phần lớn trong tổng doanh thu là mặt hàng Quốc phòng của công ty, đó là mặt hàng ổn định do Tổng cục Hậu cần ký hợp đồng với công ty, ngoài ra còn doanh thu từ mặt hàng Kinh tế nhưng chỉ chiếm 30%. Chính vì vậy doanh thu của công ty tăng lên qua các năm nhưng biến động không nhiều. Trong thời gian vừa qua, Công ty 20 đã đầu tư lớn vào xây dựng cơ bản nhằm tăng năng lực sản xuất, đáp ứng được nhiều đơn đặt hàng hơn. Mặt khác, công ty cũng rất quan tâm đến tay nghề của lao động, đã tổ chức đào tạo để có được đội ngũ cán bộ công nhân viên có đủ năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.ện tốt nhiệm vụ được giao. Nhìn vào biểu đồ ta thấy lương trung bình của công nhân ổn định. Việc không ngừng nâng cao chất lượng lao động, cải thiện điều kiện làm việc và tăng thu nhập cho công nhân là yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững của công ty. Công ty 20 đã có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được học tập và đào tạo nghiệp vụ. Đảm bảo chất lượng lao động và điều kiện lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu của công ty. II. Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty 20 Công tác lập kế hoạch sản xuất tại phòng kế hoạch 2.1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty Công ty 20 chuyên kinh doanh và sản xuất những mặt hàng may mặc. Các mặt hàng cơ bản: sơ mi, áo khoác, quân phục, giày, tất, các mặt hàng kinh tế…Trong đó 70% là các mặt hàng quốc phòng phục vụ cho nhu cầu quân nhu. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của ngành may bao gồm nhiều công đoạn, tùy theo yêu cầu thiết kế, kiểu dáng, giá trị sử dụng mà mỗi sản phẩm có kết cấu khác nhau, do đó mỗi sản phẩm cụ thể sẽ được sử dụng những loại máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ khác nhau. Điều này đòi hỏi các công đoạn sản xuất phải được sắp xếp và tính toán khoa học sao cho đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ. Quy trình công nghệ là khâu vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến việc bố trí lao động, định mức, năng suất lao động từ đó ảnh hưởng đến giá thành và chất lượng sản phẩm. Quy trình công nghệ ở Công ty 20 là quy trình khá phức tạp, liên tục, có nhiều khâu, mỗi khâu lại gồm nhiều bước công việc làm bằng tay hoặc bằng máy. Đến cuối quá trình sản xuất, sản phẩm phải qua kiểm tra, nếu đạt đầy đủ tiêu chuẩn thì mới được cọi là thành phẩm và được nhập kho. Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty Nghiên cứu mẫu Giác mẫu và tính ĐM Xuất NVL xuống XN Cắt vải thành nửa TP May thành SP hoàn chỉnh Nhập kho thành phẩm Kiểm tra chất lượng SP Nguồn: Phòng Kế hoạch tổ chức sản xu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22646.doc
Tài liệu liên quan