MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 13
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH THƯƠNG MẠI 16
1.1. Đặc điểm họat động kinh doanh thương mại 16
1.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại. 16
1.1.2. Vai trò của thông tin chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh với hạch toán kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại. 18
1.2 Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại. 20
1.2.1 Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí trong doanh nghiệp thương mại 20
1.2.1.1. Bản chất của chi phí trong doanh nghiệp thương mại 20
1.2.1.2. Nội dung kế toán chi phí trong doanh nghiệp thương mại 22
1.2.2 Bản chất và nội dung kinh tế của doanh thu trong doanh nghiệp thương mại 31
1.2.2.1. Bản chất của doanh thu trong doanh nghiệp thương mại 31
1.2.2.2. Nội dung kế toán doanh thu trong doanh nghiệp thương mại. 32
1.2.3. Bản chất và nội dung kinh tế của kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại 39
1.2.3.1 Bản chất của kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại 39
1.2.3.2 Nội dung của kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại. 41
1.3 Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong thương mại dưới góc độ kế toán tài chính 42
1.4 Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong thương mại dưới góc độ kế toán quản trị. 43
1.4.1 Kế toán chi phí dưới góc độ kế toán quản trị. 43
1.4.2 Kế toán doanh thu dưới góc độ kế toán quản trị. 44
1.5 Chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm kế toán các nước về kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả 44
1.5.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế về chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh. 44
1.5.1.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế về chi phí 44
1.5.1.2 Chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu. 46
1.5.1.3 Chuẩn mực kế toán quốc tế về kết quả kinh doanh. 47
1.5.2 Kinh nghiệm một số nước về kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh 48
1.5.2.1 Kinh nghiệm một số nước về kế toán chi phí 48
1.5.2.2 Kinh nghiệm một số nước về kế toán doanh thu 49
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI GIẤY TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 53
2.1. Tổng quan chung về các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. 53
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. 53
2.1.2 Đặc điểm họat động kinh doanh và tổ chức quản lý 54
2.1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán. 55
2.2. Thực trạng kế toán chi phí tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. 57
2.2.1. Đặc điểm chi phí tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội. 57
2.2.2. Kế toán chi phí tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. 58
2.2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán 58
2.2.2.2. Kế toán chi phí bán hàng. 59
2.2.2.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 60
2.2.2.4. Kế toán chi phí tài chính. 60
2.3. Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội. 61
2.3.1. Thực trạng kế toán doanh thu tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. 61
2.3.1.1 Doanh thu từ hoạt động bán hàng. 61
2.3.1.2 Thu nhập khác. 63
2.3.1.3 Doanh thu từ họat động tài chính. 65
2.3.2. Thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội 65
2.4. Thực trạng kế toán quản trị chi phí, doanh thu và xác định kết quả tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội. 67
2.5. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội. 67
2.5.1. Những ưu điểm 67
2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân 68
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI GIẤY TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI. 71
3.1. Mục tiêu phát triển và sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội 71
3.1.1. Chiến lược phát triển của các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội 71
3.1.2. Sự cần thiết phải hòan thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên điạ bàn Hà Nội. 73
3.2. Yêu cầu cơ bản của hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội 74
3.3. Nội dung hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội 75
3.3.1 Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội dưới góc độ kế toán tài chính. 75
3.3.2 Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội dưới góc độ kế toán quản trị. 77
3.3.2.1 Yêu cầu cơ bản của hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội 77
3.3.2.2 Hoàn thiện mô hình quản lý chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội 78
3.3.2.3 Hoàn thiện quá trình lập dự toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội 79
3.3.2.4 Hoàn thiện tổ chức thu thập thông tin chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội. 79
3.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội 82
3.4.1 Điều kiện vi mô ( về phía doanh nghiệp) 82
3.4.2 Điều kiện vĩ mô (về phía nhà nước) 83
KẾT LUẬN 85
89 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2973 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu và sẽ thu được của người mua từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. Các chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định được ghi nhận là chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Thu được các khoản nợ phải thu đã xoá sổ, tính vào chi phí của kỳ trước là khoản nợ phải thu khó đòi, xác định là không thu hồi được, đã được xử lý xoá sổ và tính vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong các kỳ trước nay thu hồi được.
Để phản ánh thu nhập khác, kế toán sử dụng TK 711 “Thu nhập khác’ và các tài khoản liên quan khác như TK 331, TK 111. TK 112, TK 334, TK 338, TK 911 để phản ánh thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Nội dung phản ánh TK 711 “Thu nhập khác” như sau:
Bên nợ:
+ Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp.
+ Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang TK 911
Bên có: Các khoản htu nhập phát sinh trong kỳ.
TK 711 là tài khỏan thu nhập, không có số dư cuối kỳ
Nội dung kế toán thu nhập khác như sau:
TK111,112,131
TK331,338
TK334,338
TK111,112
TK152,156,211
TK111,112
Thu nhập thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, quyết định xoá ghi vào thu nhập khác
Tiền phạt khấu trừ vào tiền ký quỹ của người ký cược ký quỹ
- Khi thu được các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ
- Thu tiền bảo hiểm công ty bảo hiểm được bồi thường
- Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng
- Các khoản tiền thưởng của KH liên quan đến bán hàng, cung cấp DV không tính trong doanh thu
Được tài trợ, biếu, tặng vật tư hàng hoá, TSCĐ
Các khoản hoàn thuế XNK, thuế tiêu thụ
đặc biệt được tính vào thu nhập khác
TK711
TK333 (3331)
TK911
Số thuế GTGT phải nộp theo PP trực tiếp của TN khác
Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác PS trong kỳ
TK333 (3331)
(Nếu có)
1.2.3 Bản chất và nội dung kinh tế của kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
1.2.3.1 Bản chất của kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
Khái niệm kết quả kinh doanh: Kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại là kết quả của hoạt động bán hàng và cung cấp các dịch vụ và kết quả hoạt động tài chính. Kết quả đó được xác định bằng cách so sánh giữa doanh thu thuần về bán hàng với giá vốn hàng bán và các chi phí liên quan đến việc bán hàng. Kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng chỉ tiêu lãi hoặc lỗ. Thông thường vào cuối kỳ kinh doanh kế toán xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Bản chất của kết quả kinh doanh chính là kết quả lãi hoặc lỗ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán kết quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng, nó cho biết doanh nghiệp thương mại hoạt động thực sự có hiệu quả không. Thông tin về kết quả kinh doanh do kế toán cung cấp, sẽ giúp cho các nhà quản lý có những biện pháp hữu hiệu, để đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp.
Theo cách thức phản ánh của kế toán tài chính, nội dung và các xác định kết quả của từng hoạt động như sau:
Kết quả hoạt động kinh doanh: bao gồm kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, được tính bằng số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Được tính bằng công thức sau:
= – – –
Kết quả hoạt động đầu tư tài chính: là số lợi nhuận lãi (lỗ) từ hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn mà doanh nghiệp tiến hành trong kỳ. Kết quả này được xác định bằng số chênh lệch giữa doanh thu thuần hoạt động đầu tư tài chính với chi phí thuộc hoạt động đầu tư tài chính. Được tính bằng công thức sau:
= – .
Kết quả hoạt động kinh doanh: là số lãi (lỗ) từ hoạt động SXKD và lãi(lỗ) từ hoạt động tài chính. Được xác định bằng công thức
= + .
Kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa thu nhập thuần khác và chi phí khác phát sinh trong kỳ.
Lãi (lỗ) từ hoạt động khác = Thu nhập thuần khác – Chi phí khác.
Theo kế toán Việt Nam, kết quả hoạt động khác được xác định như sau:
Lãi (lỗ) từ hoạt động khác
(đã loại trừ chi phí thuế = Thu nhập thuần khác – Chi phí khác.
thu nhập doanh nghiệp)
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp, trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.
= +
Nội dung của kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại.
Để phản ánh kết quả kinh doanh, kế toán sử dụng tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán. Nội dung phản ánh như sau:
Bên nợ:
+ Trị giá vốn của hàng hoá đã bán
+ Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác.
+ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Kết chuyển lãi.
Bên có:
+ Doanh thu thuần về hàng hoá đã bán trong kỳ.
+ Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Kết chuyển lỗ.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
Ngoài ra kế toán kết quả kinh doanh còn sử dụng các tài khỏan liên quan khác như: tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, tài khỏan 512 “Doanh thu nội bộ”, tài khoản 515 “ Doanh thu hoạt động tài chính”, tài khỏan 635 “ Chi phí tài chính”, tài khoản 711 “ Thu nhập khác”, tài khoản 811 “ Chi phí khác”
Nội dung kế toán kết quả kinh doanh như sau:
TK511,512
TK515,711
TK421
K/c doanh thu thuần về tiêu thụ
TK911
TK632
TK635,811
K/chuyển giá vốn hàng tiêu thụ
trong kỳ
K/chuyển chi phí hoạt động tài chính chi phí khác
TK641,642
K/chuyển giá vốn hàng tiêu thụ
trong kỳ
TK641,642
Kết chuyển
Chờ
K/chuyển
K/chuyển chi phí
bán hàng và chi phí QLDN
K/c doanh thu thuần về tiêu thụ
K/c lỗ về tiêu thụ
K/c lãi về tiêu thụ
1.3 Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong thương mại dưới góc độ kế toán tài chính
Trong kế toán tài chính, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đạt được một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định, nó được định lượng bằng một lượng tiền chi ra, một mức giảm sút giá trị tài sản, những khoản phí tổn góp phần làm giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhưng không phải là phân chia vốn hoặc hoàn trả vốn cho cổ đông. Như vậy trong lĩnh vực kế toán tài chính chi phí được đặt trong mối quan hệ với tài sản, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và thường phải được đảm bảo bởi những chứng cứ nhất định (chứng từ) chứng minh phí tổn thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán tài chính hướng trọng tâm vào việc xem xét chi phí có phù hợp với doanh thu để có căn cứ xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
1.4 Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong thương mại dưới góc độ kế toán quản trị.
1.4.1 Kế toán chi phí dưới góc độ kế toán quản trị.
Một trong những thông tin quan trong đối với các nhà quản trị doanh nghiệp là các thông tin về chi phí, vì chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó việc kiểm soát chặt chẽ chi phí của doanh nghiệp là vấn đề thực sự quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp.
Kế toán quản trị chi phí là việc thực hiện ghi chép, đo lường, tính toán, thu thập, tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế về chi phí có thể định lượng nhằm phục vụ chủ yếu cho nhà quản trị trong quá trình hoạch định, kiểm soát và ra quyết định kinh doanh.
Trong kế toán quản trị, mục đích là cung cấp thông tin thích hợp hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Vì vậy, với kế toán quản trị không chỉ đơn thuần nhận thức chi phí như trong kế toán tài chính, chi phí còn nhận thức theo phương pháp nhận diện thông tin ra quyết định do vậy chi phí có thể là những phí tổn thực tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng có thể là phí tổn ước tính để thực hiện một hoạt động sản xuất kinh doanh, những phí tổn mất đi do lực chọn phương án, hy sinh cơ hội kinh doanhNhư vậy, trong kế toán quản trị, khi nhận thức chi phí cần chú ý đến sự lựa chọn so sánh theo mục đích sử dụng, ra quyết định hơn là chú trọng vào chứng từ.
Để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực thì doanh nghiệp cần nghiên cứu kết cấu chi phí kinh doanh của đơn vị mình theo tỷ lệ khoản mục chi phí trong tổng chi phí. Để quản lý được chi phí trước hết cần phải biết phân loại chi phí phù hợp với yêu cầu quản lý, vì mỗi cách phân loại đều cung cấp những thông tin dưới nhiều góc độ khác nhau như: Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí; Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế; Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động; Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh; Phân loại chi phí trong các báo cáo tài chính; Phân loại chi phí nhằm mục đích ra quyết định trong việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng – lợi nhuận.
1.4.2 Kế toán doanh thu dưới góc độ kế toán quản trị.
- Trong họat động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh thu là mục đích cuối cùng, nhưng để quản lý và ra quyết định về doanh thu không phải chỉ dựa hoàn toàn vào kế toán tài chính. Doanh thu dưới góc độ kế toán quản trị thường được so sánh, đánh giá, phân tích trong mối liên hệ so sánh với các chỉ tiêu khác, ví dụ như: Công ty sẽ phải chi trả bao nhiêu để tăng mức doanh thu lên 1%? Những nhân tố nào trong các nhân tố: quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị trực tiếp và đổi mới sản phẩm có ảnh hưởng lớn nhất đến việc tăng doanh thu?
- Để hiểu và quản lý doanh thu, các nhà quản trị cần có thông tin sâu rộng về con số doanh thu như:
+ Các con số doanh thu cho nhà quản lý biết về nguồn gốc và quy mô doanh thu của mỗi sản phẩm, mỗi khách hàng và mỗi nhóm kinh doanh.
+ Các dữ liệu doanh thu phản hồi mô tả doanh thu tăng hoặc giảm bao nhiêu tương ứng với sự thay đổi của các nhân tố như giá cả, đặc tính sản phẩm...
+ Các dữ liệu giới hạn sẽ xác định ranh giới, giới hạn như cầu của sản phẩm khi nhu cầu người tiêu dùng đã được đáp ứng đầy đủ, khi xu hướng thay đổi hoặc khi khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng bị hạn chế..
- Doanh thu dưới góc độ kế toán quản trị được xem xét trong những họat động cả ở quá khứ có những sự kiện trong quá khứ có ảnh hưởng đến việc kinh doanh hiện tại và mối quan hệ phi tuyến tính chi phối chúng để tạo ra những nguồn lợi nhuận tối đa. Ví dụ như: Sự tăng 10% đầu tiên chi cho việc tiếp thi có thể dẫn tới 1% doanh thu nhưng sự tăng 10% tiếp theo cho chi phí marketing có thể không dẫn tới 1% doanh thu.
1.5 Chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm kế toán các nước về kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả
1.5.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế về chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh.
1.5.1.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế về chi phí
Theo IAS 23 áp dụng trong việc chi phí đi vay, bao gồm lãi suất và các chi phí khác phát sinh cùng với việc đi mua, xây dựng mới hoặc sản xuất một số tài sản có thể mất một thời gian khá dài. Nếu chi phí đi vay phát sinh trong thời thời gian này, thì sẽ hợp pháp coi những khoản chi phí này là một phần chi phí để có được những tài sản để sử dụng hoặc để bán.
Chi phí đi vay sẽ được vốn hoá khi chi phí này tạo thành một bộ phận chi phí mua vào, chi phí được tính vào tài sản phù hợp với doanh thu của các kỳ tương lai, nó đem lại tính so sánh giữa những tài sản mua vào và tài sản được xây dựng.
Chi phí đi vay là liên quan trực tiếp đến việc mua vào, xây dựng hoặc có khả năng mang lại các lợi ích kinh tế trong tương lai cho các doanh nghiệp và chi phí có thể xác định được một cách chắc chắn.
Một số điểm khác biệt: VAS về hạch toán chi phí ngày càng sát với chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên còn một số khác biệt như sau:
“Chi phí phải trả” theo IAS là toàn bộ những chi phí không được kết chuyển vào cuối kỳ còn đối với kế toán Việt Nam thì chi phí phải trả được quy định là các khoản chi phí phải trả tiền lương nghỉ phép, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định đã được dự tính và phê duyệt, chi phí phải trả cho các hoạt động xảy ra trong tương lai đã được dự tính và quy định trong kỳ hiện tại, chi phí bảo hành khi được dự tính chính xác.
Theo IAS, chi phí nghiên cứu phát triển được khấu trừ trong năm phát sinh chi phí, trong một số trường hợp thì chi phí này được lưu giữ và phân bổ cho kỳ sau. Còn theo kế toán Việt Nam thì chi phí này là các chi phí phát sinh mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai do vậy được hạch toán như tài sản cố định vô hình nên khấu hao được thực hiện trên cơ sở thời gian hữu ích của chi phí.
Các chi phí đi vay trực tiếp liên quan đến việc mua tài sản thì ISA 23 hạch toán vào chi phí của tài sản. Còn VAS 16 quy định hạch toán chi phí này vào chi phí tài chính, cụ thể theo VAS thì hạch toán chi phí mua trả chậm tài sản cố định, thì khoản chênh lệch giữa giá trả chậm và giá trả ngay có thể đưa vào chi phí tài chính hoặc tính vào nguyên giá tài sản cố định theo quy định vốn hoá chi phí lãi vay; khi sửa chữa lớn tài sản cố định IAS cho rằng có thể vốn hoá chi phí này nếu tài sản này đem lại lợi ích lớn hơn còn theo kế toán Việt Nam thì căn cứ vào mục đích sửa chữa để đưa chi phí này hoặc để phân bổ dần, hoặc tăng nguyên giá (nếu là sửa chữa nâng cấp tài sản cố định).
Những sự khác biệt trên đang được kế toán Việt Nam nghiên cứu để hoàn chỉnh tiến tới phù hợp với chuẩn mực quốc tế nhưng cũng phù hợp với thực tế Việt Nam.
1.5.1.2 Chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu.
Chuẩn mực kế toán doanh thu nêu ra phương pháp hạch toán doanh thu phát sinh từ các hoạt động: bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản thu từ lợi tức, tiền bản quyền, cổ tức. Doanh thu là tổng lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động bình thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Như vậy doanh thu chỉ bao gồm giá trị gộp của các lợi ích kinh tế đã nhận được và có thể nhận được của doanh nghiệp. Các khoản thu khác, nhưng không góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, như các khoản thu hộ bên thứ ba không được coi là doanh thu.
Xác định doanh thu: Doanh thu được xác định trong các trường hợp cụ thể sau:
Bán hàng thu tiền hoặc các khoản tương đương tiền thì doanh thu bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền thu được.
Bán hàng trả chậm: nếu bán chịu cho khách hàng không tính lãI thì doanh thu bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền sẽ nhận được, nếu bán chịu cho khách hàng có tính lãi thì doanh thu bằng giá trị hiện tại của các khoản tiền sẽ thu được trong tương lai.
Trường hợp trao đổi hàng hoá: Nếu trao đổi hàng có cùng tính chất thì doanh thu không được ghi nhận. Nếu trao đổi hàng không tương tự, thì doanh thu được ghi nhận bằng giá trị tương đương của các hàng hoá nhận được, sau khi điều chỉnh các khoản tiền thu thêm hoặc trả thêm.
Ghi nhận doanh thu: doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp có khả năng tương đối chắc chắn sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và lợi ích kinh tế đó có thể tính toán được một cách đáng tin cậy. Doanh thu được ghi nhận khi thoả mãn 5 điều kiện:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng háo như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
Giá trị của khoản doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Tương đối chắc chắn rằng doanh nghiệp đã thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
Chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh trong giao dịch được xác định một cách chắc chắn.
Một số điểm khác biệt giữa chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu so với chuẩn mực kế toán Việt Nam: IAS 18 khá tương đồng với VAS 14, quan niệm về doanh thu, vấn đề xác định doanh thu cả hai đều phân ra các trường hợp cụ thể là doanh thu được tiền, doanh thu trả chậm và doanh thu trao đổi hàng hoá có tính chất thương mại. Doanh thu được phân theo các loại hình kinh doanh đó là doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu và thu nhập từ các hoạt động khác. Tuy nhiên VAS còn xét thêm thu nhập khác ngoài doanh thu đó là thu từ tiền lãI, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia nghĩa là VAS phân loại rõ hơn theo xu hướng xét doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác từ các hoạt động không thường xuyên của doanh nghiệp.
1.5.1.3 Chuẩn mực kế toán quốc tế về kết quả kinh doanh.
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 8 thì kết quả kinh doanh gồm kết quả từ hoạt động thông thường và kết quả từ hoạt động bất thường. Kết quả từ hoạt động thông thường là những hoạt động do doanh nghiệp tiến hành với tư cáhc là một phần hoạt động kinh doanh của mình và cả những hoạt động liên quan mà doanh nghiệp tham gia. Những kết quả này được tính vào lợi nhuận trước thuế.
Các khoản bất thường là các khoản chi phí hoặc thu nhập phát sinh từ các sự kiện hoặc giao dịch khác biệt rõ ràng so với những hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Vì vậy các hoạt động này không được coi là thường xuyên phát sinh. Các khoản bất thường được hạch toán như một loại tài khoản biệt lập trên báo cáo thu nhập, tách riêng biệt hẳn so với kết quả hoạt động thông thường.
Chuẩn mực kế toán quốc tế còn nêu ra cách thức cụ thể để hạch toán kết quả kinh doanh, khi có những thay đổi như thay đổi như thay đổi dự toán, khi việc hạch toán xảy ra những lỗi cơ bản hay khi thay đổi chế độ kế toán.
Khi thay đổi dự toán, ảnh hưởng của sự thay đổi này được tính vào lỗ hoặc lãĩ ròng trong kỳ hiện tại và tương lai nếu sự thay đổi ảnh hưởng đến cả hai.
Lỗi cơ bản là những lỗi được phát hiện ra trong kỳ hiện tại, nó có tầm quan trọng đến mức mà các báo cáo tài chính của kỳ trước không còn đáng tin cậy vào ngày đưa ra báo cáo. Khi đó có thể điều chỉnh số dư của lợi nhuận đầu kỳ, số liệu so sánh báo cáo thu nhập được nêu lại, các số liệu khác theo báo cáo nêu lại
Thay đổi chế độ kế toán là việc thay đổi những nguyên tắc cụ thể, căn cứ, quy tắc và thông lệ được doanh nghiệp áp dụng khi lập và trình bày báo cáo tài chính. Chúng được áp dụng nhất quán giữa các kỳ. Những sự thay đổi này có thể theo yêu cần của luật, theo yêu cầu của các cơ quan lập chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc việc thay đổi giúp cho việc trình bay các báo cáo được rõ ràng hợp lý hơn.
Một số điểm khác biệt: Những quy định về xác định kết quả kinh doanh tại IAS 8 có nội dung mang tính hướng dẫn nghiệp vụ và mang tính tổng quát. Theo kế toán Việt Nam thì chi tiêu xác định kết quả kinh doanh được quy định rõ ràng chi tiết theo từng hoạt động kinh doanh trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Đó là hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Còn theo IAS thì kết quả kinh doanh được xác định bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh thông thường và từ hoạt động bất thường.
1.5.2 Kinh nghiệm một số nước về kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh
1.5.2.1 Kinh nghiệm một số nước về kế toán chi phí
1.5.2.1.1 Theo kế toán Mỹ.
Mỹ có nền kinh tế phát triển, tiềm lực kinh tế và quản lý theo thị trường mở. Các trung tâm tài chính, các cơ sở giao dịch thị trường tài chính phát triển mạnh. Mô hình kế toán của Mỹ hiện nay chủ yếu về tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của thị trường tài chính. Đặc trưng cơ bản của hệ thống kế toán Mỹ đó là mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kế toán quản trị chi phí không tổ chức thành một bộ phận riêng mà tổ chức chung với kế toán tài chính. Thông thường kế toán tài chính sử dụng các tài khoản tổng hợp báo cáo tài chính, kế toán quản trị sử dụng kế toán chi tiết, các báo cáo bộ phận và các phương pháp khác để thu nhận và xử lý thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định trong kinh doanh.
Nội dung cơ bản của kế toán quản trị chi phí theo mô hình kế toán Mỹ là cung cấp thông tin cho việc kiểm tra, kiểm soát chi phí phục vụ cho việc lập các báo cáo cho việc điều hành hoạt động phân tích số liệu để lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Theo hệ thống kế toán Mỹ chi phí cũng được phân loại theo nhiều tiêu thức để phục vụ cho việc quản lý và kiểm soát chi phí. Tuy nhiên theo hệ thống này, đặc biệt quan tâm đến việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng – lợi nhuận, phân tích báo cáo bộ phận và áp dụng phương pháp tính lãi theo biến phí trong quá trình tính toán chi phí cũng như kế hoạch linh động, phân tích chi phí chung từ đó có thể tính được giá phí, tác động lên giá phí và cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định quản lý.
1.5.2.1.2 Theo kế toán Pháp.
Hệ thống kế toán Pháp bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kế toán quản trị thuộc kế toán phân tích. Kế toán tổng hợp và kế toán phân tích được tổ chức tách rời nhau, độc lập tương đối. Kế toán phân tích được tổ chức thành bộ máy kế toán riêng, sử dụng riêng, sổ kế toán và báo cáo kế toán nội bộ tách rời báo cáo tài chính. Kế toán phân tích là công cụ để nhà quản lý doanh nghiệp kiểm soát một cách có hiệu quả tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình.
1.5.2.2 Kinh nghiệm một số nước về kế toán doanh thu
1.5.2.2.1 Theo kế toán Mỹ.
Kế toán ghi nhận doanh thu: Theo nguyên tắc cơ bản của hệ thống kế toán Mỹ, doanh thu là dòng tiền vào hay sự tăng lên của các loại vốn hay sự giải quyết các khoản nợ hoặc cả hai từ việc giao hàng, sản xuất, cung cấp dịch vụ hay những hoạt động khác, tạo nên những hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, doanh thu được xác định là giá trị tài sản hoặc việc chấp nhận khoản nợ mà doanh nghiệp có được từ việc bán các sản phẩm hàng hoá hoặc cung cấp các dịch vụ. Nhưng điều quan trọng là phải xác định được thời điểm ghi nhận doanh thu. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu là khi xác định được hoặc có thể xác định được và thực thu được. Doanh thu được xác định khi hàng hoá và dịch vụ được trao đổi để nhận một khoản tiền hoặc quyền được đòi tiền. Doanh thu thực thu khi doanh nghiệp đã cơ bản hoàn tất quá trình bán hàng và thu được lợi ích. Tuy nhiên, do các nghiệp vụ về doanh thu rất đa dạng nên doanh thu có thể được ghi nhận tại các thời điểm khác nhau đối với quá trình bán hàng: Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao hàng; Doanh thu được ghi nhận trước thời điểm giao hàng; Doanh thu được ghi nhận sau thời điểm giao hàng; Ghi nhận doanh thu đối với hàng hoá ký gửi.
Đối với kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Chiết khấu thương mại: Đó là sự giảm giá so với giá bán hàng hoá, được dùng để tính giá trên hoá đơn hay giá bán mặt hàng được hưởng chiết khấu. Chiết khấu thương mại thường được các nhà sản xuất hoặc các nhà bán buôn cơ cấu lại danh mục giá bán khi giá biến đổi. Giá có chiết khấu thương mại chỉ sử dụng thuận tiện cho việc thoả thuận giá cả và không được thể hiện trong các ghi chép của kế toán.
Giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại: Khoản giảm trừ này phát sinh khi hàng bán không đúng quy cách, phẩm chất, chủng loại được quy định trong hợp đồng đã ký kết. Khách hàng có thể trả lại hàng hoặc doanh nghiệp có thểm giảm giá hàng bán cho khách hàng nếu họ chấp nhận mua. Hai khoản giảm trừ ngày được phản ánh trên tài khoản “Hàng bán trả lại và giảm giá”. Đây là tài khoản điều chỉnh của tài khoản doanh thu.
Chiết khấu thanh toán: Việc bán hàng chịu thông thường sẽ kèm theo các điều khoản về tín dụng đối với khách hàng. Có hai phương pháp ghi nhận doanh thu được chấp nhận liên quan đến chiết khấu thanh toán đó là doanh thu gộp và doanh thu ròng.
Nhận xét mô hình kế toán Mỹ về doanh thu.
Ưu điểm: Đây là hệ thống kế toán mở, việc đưa ra nhiều thời điểm ghi nhận doanh thu, đáp ứng tốt thực tế đa dạng của các nghiệp vụ kinh tế về doanh thu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong công tác hạch toán.
Kế toán Mỹ quy định nhiều phương pháp ghi nhận và hạch toán tuỳ theo thời điểm ghi nhận doanh thu tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong việc lựa chọn các phương pháp. Tuy nhiên các doanh nghiệp đều dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính thận trọng tối đa.
Thông tin được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh được công bố rõ ràng, dễ đọc và dễ sử dụng.
Nhược điểm: Việc thừa nhận hai phương pháp ghi nhận doanh thu sau khi bán hàng đã không đáp ứng được nguyên tắc “Phù hợp” và “Dồn tích” của kế toán.
Chiết khấu thanh toán được ghi giảm trừ doanh thu bán hàng không hợp lý và không đúng với bản chất của nghiệp vụ.
Chiết khấu thanh toán được hạch toán theo phương pháp doanh thu ròng là không hợp lý vì tại thời điểm bán hàng chưa đủ căn cứ cần thiết để khấu trừ vào doanh thu bán hàng, trong khi chiết khấu thanh toán thực tế chưa phát sinh.
1.5.2.2.1 Theo kế toán Pháp.
Với mô hình kế toán thuế nên kế toán được xem là mọt trong các công cụ để Nhà nước kiểm soát thuế nên kế toán Pháp quy định chi tiết cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Về nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
Giá bán hàng hoá dùng hạch toán là giá thực tế tức là số tiền không gồm các khoản giảm giá, hồi khấu chấp nhận cho người mua.
Giá bán không bao gồm các khoản thuế đã thu của người mua và phải nộp sau này.
Khi có các khoản chiết khấu chấp thuận cho người mua đã trừ trên tổng giá trị hoá đơn, cũng phải kê vào giá bán hàng. Khoản chiết khấu này được hạch toán vào chi phí tài chính.
Về thời điểm ghi nhận doanh thu: Đối với thời điểm ghinhận doanh thu, kế toán Pháp chỉ đề cập là thời điểm khi việc bán hàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2243.doc