Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất- thương mại Hưng Phát Nghệ An

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT- THƯƠNG MẠI HƯNG PHÁT AUSTDOOR NGHỆ AN 3

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 3

1.2. Chức năng, đặc điểm kinh doanh cơ bản của công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát Nghệ An 5

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ 5

1.2.2. Đặc điểm kinh doanh cơ bản 5

1.3. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất và quy trình công nghệ chế biến sản phẩm tại công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát NA 8

1.3.1. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất 8

1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty 9

1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát NA 12

1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát NA 14

1.5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 14

1.5.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty 17

PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP SẢN XUẤT- THƯƠNG MẠI HƯNG PHÁT NA 26

2.1. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty 26

2.1.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất 26

2.1.2. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất 27

2.1.3. Quy trình kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Hưng Phát NA 27

2.1.4. Nội dung và trình tự kế toán chi phí sản xuất tại Công ty 28

2.1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 28

2.1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 37

2.1.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 45

2.1.4.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 53

2.2. Kế toán giá thành sản phẩm tại Công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát NA 55

2.2.1. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang 55

2.2.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty 56

PHẦN 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP SẢN XUẤT- THƯƠNG MẠI HƯNG PHÁT NA 59

3.1. Đánh giá khái quát tình hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát NA 59

3.1.1. Ưu điểm 60

3.1.2.Những hạn chế 62

3.2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát NA 65

3.2.1. Về chứng từ, sổ sách và tài khoản kế toán 65

3.2.2. Về báo cáo kế toán 66

3.2.3. Về công tác quản lý nguyên vật liệu 66

3.2.4. Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 67

3.2.5. Về hạch toán chi phí sản xuất chung 67

3.2.6. Một số biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm 69

KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3340 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất- thương mại Hưng Phát Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
01- TSCĐ 20 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06- TSCĐ B. Chứng từ ban hành theo các văn bản luật khác 01 Hoá đơn Giá trị gia tăng 01GTKT- 3LL x 02 Hoá đơn bán hàng thông thường 02GTTT- 3LL x 03 Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý 04HDL- 3LL x - Đặc điểm vận dụng Báo cáo tài chính trong công ty Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính. Hay nói cách khác đây là phương tiện trình bày thực trạng tài chính, cũng như khả năng sinh lời cho toàn bộ đối tượng quan tâm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Công ty Hưng Phát lập Báo cáo vào cuối năm tài chính, và hàng tháng Công ty cũng tiến hành lập các báo cáo phục vụ cho yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được lập căn cứ vào biểu mẫu quy định trong chế độ. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Bảng Cân đối kế toán - Mẫu số B01-DN Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DN Bản Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DN Trong báo cáo tài chính gửi cơ quan thuế, Công ty còn gửi thêm bảng cân đối tài khoản. Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Các chỉ tiêu được sắp xếp, phân loại theo từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu được mã hoá để kiểm tra và theo dõi. Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà chưa được trình bày đầy đủ trên các báo cáo khác. PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP SẢN XUẤT- THƯƠNG MẠI HƯNG PHÁT NA 2.1. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty 2.1.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất Để hạch toán CPSX được chính xác, kịp thời; đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là xác định đối tượng hạch toán CPSX. Vấn đề này có tầm quan trọng đặc biệt cả trong lí luận cũng như trong thực tiễn hạch toán và là nội dung cơ bản nhất của tổ chức kế toán CPSX. Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi, nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí đó. Công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát NA sản xuất sản phẩm chủ yếu trên cơ sở hợp đồng ký kết với khách hàng và các đối tác. Để tạo điều kiện cho công tác tính giá thành, kế toán xác định đối tượng tập hợp CPSX theo sản phẩm sản xuất. Đặc điểm quan trọng liên quan đến đối tượng tập hợp chi phí của công ty Hưng Phát là việc sản xuất các sản phẩm của Công ty được phân cụ thể theo từng phân xưởng với dây chuyền công nghệ sản xuất và lao động chuyên môn hoá. Vì vậy để tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh gắn với sản phẩm, kế toán tiến hành tập hợp chi phí phát sinh theo từng phân xưởng sản xuất. Trong chuyên đề này, em lấy số liệu từ quý IV năm 2008 của Công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát NA; cụ thể theo Phân xưởng sản xuất Cửa Nhựa để minh hoạ cho công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. 2.1.2. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất - Đặc điểm: Công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát là một doanh nghiệp sản xuất. Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Hưng Phát tiêu hao lao động sống và lao động vật hoá của mình. Hao phí lao động sống là tiền lương; các khoản trích theo lương… của công nhân sản xuất. Hao phí lao động vật hoá là các khoản hao phí về nguyên vật liệu; công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất; khấu hao TSCĐ… - Để thuận tiện cho quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, Công ty Hưng Phát tiến hành phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành (hay theo công dụng và mục đích của chi phí phát sinh). Theo cách phân loại này Công ty xác định các chi phí giống nhau về công dụng và mục đích sử dụng để tập hợp vào một khoản chi phí. Các khoản mục chi phí bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 2.1.3. Quy trình kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Hưng Phát NA Căn cứ vào các chứng từ gốc trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, kế toán tập hợp và phản ánh vào các sổ sách phù hợp. Sau đây là quy trình kế toán các khoản mục chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký chung áp dụng tại Công ty Hưng Phát NA (Sơ đồ 2.1): Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Kiểm tra, đối chiếu: Sơ đồ 2.1: QUY TRÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT Chứng từ gốc về CP và các bảng phân bổ Nhật ký chi tiền Sổ Nhật ký chung Sổ chi tiết chi phí sxkd Thẻ tính giá thành và các bảng tổng hợp chi tiết CP Sổ cái TK 621, 622, 627, 154… Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh 2.1.4. Nội dung và trình tự kế toán chi phí sản xuất tại Công ty 2.1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, chiếm khoảng 60- 70%. Vì vậy, bảo quản và quản lý tốt các khâu thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu là điều kiện cần thiết để bảo đảm chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty. Nguyên vật liệu của Công ty Hưng Phát NA bao gồm nhiều loại, chủ yếu được phân loại thành vật liệu chính và vật liệu phụ. Vật liệu chính bao gồm: Nguyên vật liệu chính sản xuất cửa cuốn như tôn, các loại tôn màu… Nguyên vật liệu chính sản xuất cửa nhựa như: thanh nhựa các loại, thép gia cường, kính… Vật liệu phụ như: cao su, gioăng, vít, đinh… Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên, căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho để theo dõi sự biến động của nguyên vật liệu qua tài khoản 152- NVL; tài khoản 153- CCDC. Trong đó TK 152 được chi tiết thành các tài khoản cấp hai: TK 1521: Nguyên vật liệu chính. TK 1522: Nguyên vật liệu phụ. Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để xác định giá trị vật tư xuất. Giá ở đây bao gồm cả giá mua và chi phí thu mua (không có thuế GTGT). Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty sử dụng TK 621- CPNVLTT, tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất (Cũng là theo loại sản phẩm sản xuất): TK 6211: CPNVLTT sản xuất cửa cuốn TK 6212: CPNVLTT sản xuất cửa nhựa * Trình tự hạch toán Nguyên vật liệu xuất dùng để sản xuất sản phẩm chủ yếu là xuất trực tiếp từ kho. Khi có hoá đơn đặt hàng sản xuất, phòng kinh doanh chuyển đơn đặt hàng cho bộ phận kĩ thuật để tiến hành thiết kế, tính toán các thông số kĩ thuật và các chỉ tiêu về vật liệu. Phòng kĩ thuật lập lệnh sản xuất trong đó có đầy đủ các chỉ tiêu về vật tư cần thiết để sản xuất sản phẩm của đơn đặt hàng và chuyển lên cho bộ phận sản xuất. Bộ phận sản xuất căn cứ trên số lượng nguyên vật liệu cần thiết để viết phiếu yêu cầu xuất vật tư sản xuất sản phẩm. Trên cơ sở phiếu yêu cầu xuất vật tư đã được phê duyệt, thủ kho sẽ viết phiếu xuất kho vật tư. Phiếu xuất kho được lập thành ba liên trong đó một liên do người nhận vật tư giữ, một liên lưu tại quyển và một liên thủ kho dùng để ghi thẻ kho và luân chuyển. Thủ tục xuất kho được tiến hành theo trình tự: Lệnh sản xuất Yêu cầu xuất kho Phiếu xuất kho Đơn vị sử dụng Trường hợp vật tư xuất dùng không đủ hoặc bị sai lệch do kĩ thuật làm sai, bộ phận sản xuất viết phiếu yêu cầu xuất vật tư bổ sung và chuyển đến kho để nhận sau khi đã được phê duyệt. Ví dụ về nghiệp vụ xuất kho vật tư sản xuất sản phẩm: Ngày 19 tháng 10 năm 2008, xuất kho thanh nhựa các loại cho sản xuất sản phẩm cửa nhựa theo đơn đặt hàng của Đại lý Bá Tuấn, phiếu xuất kho được lập như sau: Biểu 2.1: Công ty CP SX- TM Hưng Phát NA Lô số 14- KCN Nghi Phú- TP Vinh Mẫu số: 01- VT Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU XUẤT KHO Ngày 19 tháng 10 năm 2008 Số 120 Người nhận: Nguyễn Thế Hùng- Đơn vị: Tổ sản xuất Lý do xuất kho: Xuất cho sản xuất cửa nhựa Xuất tại kho: Công ty Địa điểm: KCN Nghi Phú Nợ: 6212 Có: 1521 TT Tên vật tư Mã vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 01 Cánh cửa đi trượt SF92DA Mét 78.3 78.3 43.890 3.436.587 02 Thanh nối khung có gia cường CP90 Mét 6.2 6.2 33.775 209.405 Cộng 3.645.992 Tổng số tiền bằng chữ: Ba triệu sáu trăm bốn mươi lăm ngàn chín trăm chín mươi hai đồng. Vinh, ngày 19 tháng 10 năm 2008 Người nhận (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán (Ký, họ tên) Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán tiến hành ghi vào sổ sách kế toán như sau (đơn vị tính: VNĐ): Nợ TK 6212 3.645.992 Có TK 1521 3.645.992 Cuối tháng kế toán lập bảng phân bổ NVL, CCDC (Biểu 2.2) trên cơ sở các chứng từ gốc về vật tư đã được kiểm tra về tính hợp lý và hợp lệ. Bảng phân bổ NVL, CCDC được dùng để phân bổ các khoản chi phí phát sinh trong quý: chi phí NVL trực tiếp, chi phí SXC. Ngoài ra, bảng phân bổ NVL, CCDC còn phản ánh chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng vào mục đích tiêu thụ sản phẩm và quản lý doanh nghiệp. Tức là thể hiện toàn bộ mục đích sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc liên quan đến vật tư như phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng (trong trường hợp mua vật tư dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm không qua kho), kế toán ghi vào sổ Nhật kí chung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Biểu 2.3). Số liệu trên sổ Nhật ký chung là cơ sở để kế toán tập hợp lên sổ cái TK 621 (Biểu 2.4). Chứng từ gốc của các nghiệp vụ liên quan đến CPNVLTT đồng thời cũng được dùng làm căn cứ để vào sổ kế toán chi tiết TK 621- chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất (Biểu 2.5). Biểu 2.2: BẢNG PHÂN BỔ NVL- CCDC Tháng 10 năm 2008 Đơn vị tính: VNĐ STT Ghi có TK Ghi nợ TK TK 152 TK 153 1 TK 621 - Phân xưởng sản xuất cửa cuốn 751.608.500 Phân xưởng sản xuất cửa nhựa 1.375.270.000 Cộng 2 Tk 627 - Phân xưởng SX cửa cuốn Phân xưởng SX cửa nhựa 38.751.500 … … Tổng cộng … Ngày 31 tháng 10 năm 2008 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu 2.3: Công ty cổ phần SX- TM Hưng Phát NA Lô số 14- KCN Nghi Phú- TP Vinh SỔ NHẬT KÝ CHUNG Quý IV năm 2008 Đơn vị tính: VNĐ NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái TK ĐƯ Số phát sinh SH NT Nợ Có Số trang trước chuyển … … 19/10 120 19/10 Xuất kho thanh nhựa sản xuất cửa nhựa x 6212 1521 3.645.992 3.645.992 23/10 160 23/10 Xuất thanh nhựa sxsp x 6212 1521 29.650.000 29.650.000 24/10 161 24/10 Xuất thép sxsp x 6212 1521 35.924.000 35.924.000 24/10 95 24/10 Mua tôn tấm sx cửa cuốn x 6211 331 41.750.335 41.750.335 … … … … … 27/12 60 27/12 Xuất vách kính cho sxsp x 6212 1521 31.560.430 31.560.430 31/12 KC T12 31/12 KC CPNVLTT cửa nhựa quý IV x 1542 6212 4.480.830.000 4.480.830.000 Cộng sổ sang trang sau … … Biểu 2.4: Công ty cổ phần SX- TM Hưng Phát NA Lô số 14- KCN Nghi Phú- TP Vinh SỔ CÁI TK 621 Quý IV năm 2008 Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có … … … 120 19/10 Xuất thanh nhựa sxsp 1521 3.645.992 160 23/10 Xuất NVL nhựa cho sxsp 1521 29.650.000 161 24/10 Xuất thép gia cường sxsp 1521 35.924.000 95 24/10 Mua tôn tấm sx cửa cuốn 331 41.750.335 … … … 60 27/12 Xuất vách kính cho sxsp 1521 31.560.430 … KC T12 31/12 KC CPNVLTT sx cửa nhựa Quý IV 1542 4.480.830.000 … Cộng phát sinh x Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu 2.5: Công ty cổ phần SX- TM Hưng Phát NA Lô số 14- KCN Nghi Phú- TP Vinh SỔ CHI TIẾT TK 6212 Từ ngày 01/10/2008 đến ngày 31/12/2008 Phân xưởng sản xuất cửa nhựa Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có …… … … 120 19/10 Xuất kho thanh nhựa sxsp 1521 3.645.992 160 23/10 Xuất thanh nhựa sxsp 1521 29.650.000 161 24/10 Xuất thép sxsp 1521 35.924.000 … Cộng phát sinh tháng 10 x 1.375.270.000 175 10/11 Mua vách kính dùng cho sxsp 331 23.426.000 … Cộng phát sinh tháng 11 x 1.060.200.000 … Cộng phát sinh tháng 12 x 2.045.360.000 KC T12 31/12 Kết chuyển CPNVLTT quý IV 1542 4.480.830.000 Cộng phát sinh quý IV x 4.480.830.000 4.480.830.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Cuối quý, kế toán cộng sổ chi tiết CPNVLTT và kết chuyển sang TK 154 (chi tiết) để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Quý IV năm 2008 tổng hợp chi phí NVLTT sản xuất cửa nhựa, kế toán ghi bút toán kết chuyển chi phí như sau: (đơn vị tính: VN đồng) Nợ TK 1542: 4.480.830.000 Có TK 6212: 4.480.830.000 2.1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là một trong những khoản mục chi phí cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm do Công ty sản xuất ra. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm. Chi phí nhân công trực bao gồm: Tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp lương, tiền lương phụ, các khoản trích theo lương… Quản lý chi phi nhân công tốt là điều kiện giúp Công ty hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của công ty mình. Tại Công ty cổ phần SX- TM Hưng Phát NA, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: - Lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân lắp đặt. - Lương làm thêm ngoài giờ, lương phụ. - Lương ngoài các khoản phụ cấp lương… Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622- CPNCTT, tài khoản này cũng được mở chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất. Hiện nay, Công ty đang áp dụng theo hình thức trả lương theo thời gian để trả lương cho công nhân sản xuất sản phẩm. Lao động trực tiếp tại phân xưởng được chia theo các tổ đội sản xuất, mỗi tổ đảm nhận một công đoạn sản xuất sản phẩm. Ở phân xưởng sản xuất cửa nhựa, các công đoạn sản xuất và hoàn thành sản phẩm được chia cho các tổ như: tổ cắt hàn, tổ làm sạch, tổ hoàn thiện và KSC, tổ cắt nẹp, tổ phụ kiện… Mỗi tổ có một người phụ trách, đảm nhận việc phân công và theo dõi công việc của cả tổ, hàng ngày tiến hành chấm công cho công nhân trong tổ mình. Áp dụng theo hình thức trả lương theo thời gian, mức lương công nhân được trả theo thoả thuận ban đầu, căn cứ trên số ngày công tháng và số ngày làm việc thực tế của công nhân để tính và thanh toán lương. Công thức để tính lương cho công nhân như sau: Tiền lương chính 1 công nhân = Mức lương thoả thuận Số ngày công trong 1 tháng x Số ngày làm việc trong tháng Tiền lương mỗi công nhân nhận được: Tiền lương mỗi người nhận được = Lương chính + Phụ cấp - Tạm ứng Cơ sở để trả lương theo thời gian là bảng chấm công. Bảng này dùng để theo dõi thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên trong tháng. Bảng chấm công do từng tổ ghi theo quy định về chấm công. Cuối tháng tập hợp bảng chấm công gửi lên cho phòng hành chính duyệt công, tập hợp phiếu ốm, phiếu nghỉ khác và gửi cho kế toán lương để tính lương và chia lương. Sau đây là mẫu bảng chấm công trong tổ sản xuất cửa nhựa: Biểu 2.6: Công ty cổ phần SX- TM Hưng Phát NA Phân xưởng sản xuất cửa nhựa BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 10 năm 2008 Tổ cắt hàn: Phan Trọng Ninh TT Họ và tên Ngày trong tháng Cộng thời gian 1 2 3 … 30 31 1 Phan Trọng Ninh x x x … 0 x 28 2 Nguyễn Văn Sơn x 0 x … x x 28 3 Nguyễn Đình Nam x x 0 … x 0 27 4 Hoàng Anh Tuấn x x x x x 28 … … … … … … … … Cộng … … Người chấm công (Ký, họ tên) Kế toán (Ký, họ tên) Người duyệt công (Ký, họ tên) Cuối tháng, trên cơ sở các bảng chấm công của các tổ sản xuất gửi lên, kế toán lập bảng tính lương và thanh toán tiền lương cho công nhân sản xuất. Ngoài tiền lương chính tính theo thời gian công việc thực hiện trong tháng, công nhân còn được hưởng các khoản phụ cấp lương, các khoản tiền thưởng, nghĩ lễ theo quy định, tiền lương tăng ca, làm thêm giờ. Ngày nghĩ lễ… theo quy định, công nhân được hưởng lương như ngày công bình thường. Ngày công làm thêm ngoài giờ sẽ được tính gấp đôi so với ngày công bình thường. Bảng thanh toán tiền lương được lập cho từng bộ phận hay tổ công nhân sản xuất, tổ công nhân lắp đặt. Biểu 2.7: Công ty cổ phần SX- TM Hưng Phát NA Phân xưởng sản xuất cửa nhựa BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 10 năm 2008 Tổ cắt hàn Đơn vị tính: VNĐ TT Họ và tên Lương thoả thuận Lương thời gian Phụ cấp Ngoài giờ Tổng số Công Tiền 1 Phan Trọng Ninh 1.500.000 28 1.500.000 170.000 230.000 1.900.000 2 Nguyễn Văn Sơn 1.500.000 28 1.500.000 165.000 175.000 1.840.000 3 Nguyễn Đình Nam 1.400.000 27 1.400.000 155.000 160.000 1.715.000 4 Hoàng Anh Tuấn 1.200.000 28 1.200.000 150.000 184.000 1.534.000 … … … … … … … Cộng … Kế toán thanh toán (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc công ty (Ký, họ tên) Từ các bảng thanh toán tiền lương, kế toán tiến hành tập hợp và phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội để tập hợp chi phí nhân công trong sản xuất. Biểu 2.8: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH Quý IV năm 2008 Đơn vị tính: VNĐ TK Đối tượng TK 334 TK 338 Tổng cộng Tổng BHXH BHYT 6221 CPNCTT PX cửa cuốn … 6222 CPNCTT PX cửa nhựa 432.240.787 - - - 432.240.787 … … … 6272 CPSXC PX cửa nhựa 61.502.806 10.455.477 9.225.421 1.230.056 71.958.283 … Cộng … … … … … Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các bảng thanh toán tiền lương để ghi vào sổ Nhật ký chung (Biểu 2.9) các nghiệp vụ phát sinh chi phí NCTT. Số liệu trên sổ Nhật ký chung là cơ sở để kế toán vào sổ cái TK 622 (Biểu 2.10). Các chứng từ gốc về tiền lương đồng thời cũng là căn cứ để kế toán ghi vào sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp cho từng phân xưởng sản xuất (Biểu 2.11). Biểu 2.9: Công ty cổ phần SX- TM Hưng Phát NA Lô số 14- KCN Nghi Phú- TP Vinh SỔ NHẬT KÝ CHUNG Quý IV năm 2008 Đơn vị tính: VNĐ NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái TK ĐƯ Số phát sinh SH NT Nợ Có Số trang trước chuyển … … 31/10 102 31/10 Lương T10 phải trả cho tổ hoàn thiện cửa nhựa x 6222 334 25.360.000 25.360.000 31/10 103 31/10 Lương T10 phải trả cho tổ lắp đặt cửa nhựa x 6222 334 23.705.500 23.705.500 31/10 85 31/10 Lương T10 cho tổ công nhân sx cửa cuốn x 6221 334 20.540.000 20.540.000 31/10 114 31/10 Lương T10 bộ phận văn phòng x 642 334 25.000.000 25.000.000 … 31/12 31/12 Lương T12 cho công nhân sx cửa nhựa x 6222 334 223.670.525 223.670.525 … … … … … 31/12 31/12 KC CPNCTT cửa nhựa quý IV x 1542 6222 432.240.787 432.240.787 Cộng sổ sang trang sau … … Biểu 2.10: Công ty cổ phần SX- TM Hưng Phát NA Lô số 14- KCN Nghi Phú- TP Vinh SỔ CÁI TK 622 Quý IV năm 2008 Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có … … … 102 31/10 Lương T10 tổ hoàn thiện cửa nhựa 334 25.360.000 103 31/10 Lương T10 tổ lắp đặt cửa nhựa 334 23.705.500 85 31/10 Phân bổ lương T10 cho tổ CNSX cửa cuốn 334 20.540.000 … 130 31/12 Tiền lương phải trả cho CNSX cửa nhựa T12 334 223.670.525 127 31/12 Tiền lương phải trả cho CNSX cửa cuốn T12 334 … KC T12 31/12 KC CPNCTT sx cửa nhựa Quý IV 1542 432.240.787 … Cộng phát sinh x Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu 2.11: Công ty cổ phần SX- TM Hưng Phát NA Lô số 14- KCN Nghi Phú- TP Vinh SỔ CHI TIẾT TK 6222 Từ ngày 01/10/2008 đến ngày 31/12/2008 Phân xưởng sản xuất cửa nhựa Đơn vị tính: VNĐ Dư đầu kỳ: 0 0 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có …… … … 102 31/10 Tiền lương T10 phải trả cho tổ hoàn thiện 334 25.360.000 103 31/10 Tiền lương T10 phải trả cho tổ lắp đặt 334 23.705.500 … 31/10 Cộng tiền lương tháng 10 x 128.672.000 … … 30/11 Cộng tiền lương tháng 11 x 208.570.262 … … 31/12 Cộng tháng 12 x 223.670.525 KC T12 31/12 Kết chuyển CPNCTT sản xuất quý IV 1542 432.240.787 Cộng phát sinh quý IV x 432.240.787 432.240.787 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Cuối kỳ, kế toán tổng hợp chi phí về tiền lương công nhân trực tiếp của phân xưởng sản xuất cửa nhựa và ghi sổ như sau: Nợ TK 6222: Có TK 334: 432.240.787 432.240.787 Bút toán kết chuyển: Nợ TK 1542: Có TK 6222: 432.240.787 432.240.787 2.1.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí SXC là một khoản mục chi phí trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất chung tại Công ty Hưng Phát bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng; chi phí nguyên vật liệu phục vụ phân xưởng; chi phí công cụ, dụng cụ; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Do chi phí sản xuất chung liên quan đến việc tổ chức điều hành sản xuất và nó bao gồm nhiều yếu tố chi phí nên việc phản ánh chính xác, kịp thời, hợp lý và giám sát chặt chẽ quá trình phát sinh các khoản chi phí là một yêu cầu cần thiết và không thể thiếu trong quá trình quản lý cũng như quá trình hạch toán. Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627- CPSXC, tài khoản này cũng được mở chi tiết cho từng phân xưởng, tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh ở mỗi phân xưởng. Các khoản mục chi phí sản xuất chung phát sinh trong phân xưởng chiếm tỷ trọng tương đương nhau không chênh lệch nhiều, chỉ có khoản mục chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền là chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Cụ thể đối với từng khoản mục chi phí sản xuất chung: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: Căn cứ vào các bảng chấm công của bộ phận quản lý phân xưởng, hàng tháng kế toán tiến hành tính lương cho nhân viên từng phân xưởng và phân bổ vào chi phí SXC của phân xưởng đó. Chi phí lương của nhân viên quản lý phân xưởng bao gồm các khoản lương chính, lương phụ, các khoản trích theo lương… Đối với phân xưởng sản xuất cửa nhựa: hàng tháng căn cứ vào bảng tính lương và phân bổ tiền lương kế toán hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng vào sổ kế toán chi tiết TK 6272 (Biểu 2.14) và sổ Nhật ký chung (Biểu 2.13). Cuối quý IV kế toán tổng hợp số liệu và ghi sổ như sau: Nợ TK 6272: 71.958.283 Có TK 334: 61.502.806 Có TK 338: 10.455.477 Chi phí vật liệu sản xuất, công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng: Là những khoản chi phí phát sinh khi xuất dùng vật liệu, công cụ dùng cho phân xưởng bao gồm nguyên vật liệu phụ và các loại công cụ dụng cụ khác. Vật liệu phụ xuất dùng ở phân xưởng cửa nhựa ví dụ như các loại keo: keo sữa, keo silicon, keo bọt… Căn cứ vào chứng từ gốc về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung và tập hợp chi phí vào sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất chung. Chi phí vật liệu dùng ở phân xưởng sản xuất cửa nhựa quý IV được tập hợp và ghi sổ: Nợ TK 6272: 84.751.620 Có TK 1522: 84.751.620 Chi phí khấu hao TSCĐ Tài sản cố định của Công ty bao gồm các loại máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất, nhà cửa, kho bãi… Căn cứ vào thời gian sử dụng của các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, hàng tháng kế toán tiến hành trích và phân bổ khấu hao TSCĐ vào chi phí SXC cho từng phân xưởng. Công ty Hưng Phát khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Công thức tính như sau: Tỷ lệ khấu hao bình quân năm = 1 Số năm sử dụng dự kiến x 100 Mức khấu hao trích trong năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao bình quân năm Mức khấu hao quý = Mức khấu hao trích trong năm 12 x 3 Tỷ lệ khấu hao phụ thuộc vào từng loại tài sản khác nhau được sử dụng trong doanh nghiệp. Sau đây là bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ quý IV năm 2008 phân xưởng sản xuất cửa nhựa của Công ty Hưng Phát NA: Biểu 2.12: BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BÔ KHẤU HAO TSCĐ Quý IV năm 2008 Phân xưởng sản xuất cửa nhựa Đơn vị tính: VNĐ STT Tên TSCĐ Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao (%) Mức khấu hao 1 2 3 4 5 I Máy ép khung 350.500.000 14 12.267.500 II Máy cắt 205.000.000 14 7.175.000 III Máy hàn 120.000.000 12 3.600.000 … … … … Cộng 83.016.847 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Cuối tháng, kế toán căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho mỗi phân xưởng để ghi sổ Nhật ký chung, đồng thời vào sổ chi tiết chi phí sản xuất chung từng phân xưởng. Chi phí khấu hao TSCĐ phân xưởng cửa nhựa quý IV năm 2008 được tổng hợp và ghi sổ như sau (ĐVT: VN đồng): Nợ TK 6272: 83.016.847 Có TK 214: 83.016.847 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài là các chi phí thuê, mua ngoài phục vụ cho sản xuất trong phân xưởng, bao gồm các khoản mục như: chi phí điện nước, điện thoại, chi phí thuê xe, quần áo bảo hộ lao động… Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng, biên bản giao nhận… kế toán t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21904.doc
Tài liệu liên quan