MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 .NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 3
1.1.1.Giới thiệu chung về tập đoàn Sara . 3
1.1.2.Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần SaraJP . 3
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 5
1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm . 5
1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm . 7
1.2.3. Tổ chức sản xuất của công ty. 10
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 15
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. 19
1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty. 21
1.5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty . 21
1.5.2.Hệ thống chứng từ kế toán . 22
1.5.3 Hệ thống tài khoản kế toán . 23
1.5.4. Hệ thống sổ kế toán . 23
1.5.5. Hệ thống báo cáo kế toán 26
CHƯƠNG 2 .THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SARAJP 28
2.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 28
2.1.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 28
2.1.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . 30
2.2. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty . 31
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . 31
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp . 40
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung . 47
2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất . 57
2.3. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần SaraJP . 59
2.3.1. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 59
2.3.2. Tính giá thành sản phẩm 59
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SARAJP 65
3.1. Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty . 65
3.1.1 Những ưu điểm 65
3.1.2Những tồn tại . 69
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. 71
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
88 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần SaraJP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh, các thông tin trọng yếu được giải trình để người đọc hiểu đúng thực trạng tài chính của công ty.
Công ty sử dụng hệ thống báo cáo tài chính gồm có:
Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 – DN)
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Mẫu số B 02 – DN)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03 – DN)
Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 09 – DN
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SARAJP
2.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
2.1.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm là công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, kịp thời.
Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Còn xác định đối tượng tính giá thành là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị.
Với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất, với một loại sản phẩm là sản xuất cửa nhựa theo đơn đặt hàng của khách hàng, vì vậy mà chi phí sản xuất chỉ phát sinh khi có đơn đặt hàng của khách hàng. Do đó đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng, còn đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng.
Khi có đơn đặt hàng của khách hàng thì kế toán phản ánh những chi phí phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng đó: Các chi phí như nguyên vật liệu trực tiếp thì phản ánh trực tiếp đối với từng đơn đặt hàng, còn các chi phí như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì phản ánh chung cho các đơn đặt hàng, khi đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán tiến hành phân bổ các chi phí này cho các đơn đặt hàng theo doanh thu tiêu thụ của các đơn đặt hàng.
Khi đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán đã phân bổ các chi phí cho đơn đặt hàng đó, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển sang TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, sau đó kết chuyển sang TK 155, để tiến hành xác định giá thành sản phẩm cho từng đơn đặt hàng.
Trong tháng 12 năm 2008 công ty có 3 đơn đặt hàng sản xuất cửa nhựa. Số lượng và kiểu cách của sản phẩm đặt hàng theo hợp đồng kinh tế của công ty như sau:
Biểu 2.1. Bảng tóm tắt các hợp đồng kinh tế tháng 12/2008.
Đơn vị tính: đồng
S
TT
Tên đơn đặt hàng
Tên sản phẩm
Đvị tính
Số lượng
Giá bán /
1 sản phẩm
Doanh thu
1
Đơn đặt hàng của công ty viễn thông Sara
1. Cửa đi mở quay ngoài
2. Cửa sổ mở mở quay ngoài
Bộ
Bộ
10
20
1.570.000
920.000
15.700.000
18.400.000
Tổng
34.100.000
2
Đơn đặt hàng của Phạm Châu Giang
1. Cửa đi trượt
2. Cửa sổ mở quay ngoài
Bộ
Bộ
50
65
1.270.000
920.000
63.500.000
59.800.000
Tổng
123.300.000
3
Đơn đặt hàng Chị Nga: Kim Mã- Hà Nội
Cửa sổ mở quay ngoài
Bộ
14
920.000
12.880.000
Tổng
12.880.000
Tổng cộng
170.280.000
Khi đó tại Công ty Cổ phần sarajp đối tượng kế toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng của khách hàng, đó là đơn đặt hàng của Công ty viễn thông sara, đơn đặt hàng của Phạm Châu Giang và đơn đặt hàng của Chị Nga.
2.1.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Do có sự khác nhau có bản giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có sự phân biệt giữa phương pháp kế toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp kế toán chi phí là phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng trong công tác kế toán của Công ty Cổ phần sarajp chính là việc kế toán mở các sổ, thẻ kế toán chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng, phản ánh các chi phí phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng đó, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đơn đặt hàng.
Công ty cổ phần SaraJP kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Công ty Cổ phần SaraJP là đơn vị sản xuất mà sản phẩm được sản xuất theo các đơn đặt hàng và được thực hiện theo một quy trình công nghệ khép kín tại các phân xưởng sản xuất. Sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc, chỉ sản xuất một mặt hàng duy nhất là cửa nhựa, chu kỳ sản xuất ngắn, nên phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp giản đơn.
Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm từ khi bắt đầu sản xuất đến khi sản phẩm được hoàn thành.
ZSP = DDK + C
Trong đó:
ZSP: Giá thành sản phẩm
DDK: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ.
C: Tổng chi phí phát sinh trong tháng cho sản phẩm hoàn thành.
Theo Biểu 2.1. Bảng tóm tắt về các đơn đặt hàng của khách hàng trong tháng 12 năm 2008 trên thì phương pháp kế toán tại công ty Cổ phần sarajp sẽ theo từng đơn đặt hàng: Sau khi kế toán chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng: Đơn đặt hàng của công ty viễn thông sara, đơn đặt hàng của Phạm Châu Giang, đơn đặt hàng của Chị Nga, thì kế toán tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh cho từng đơn đặt hàng, từ đó làm căn cứ cho việc tính giá thành sản phẩm từng loại cửa của từng đơn đặt hàng.
Trong tháng 12 năm 2008 Công ty Cổ phần sarajp có 3 đơn đặt hàng của khách hàng: Đơn đặt hàng của công ty viễn thông sara, đơn đặt hàng của Phạm Châu Giang, và đơn đặt hàng của Chị Nga – Kim Mã. Nhưng trong giới hạn chuyên đề của mình em chỉ nêu lên thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho đơn đặt hàng của công ty viễn thông sara.
2.2. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty.
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định được một cách tách biệt, cụ thể cho sản phẩm.
Nguyên vật liệu chính để phục vụ cho sản xuất của công ty là thanh Profile, kính, nguyên vật liệu phụ như: keo, ốc, vít....
Sản phẩm của công ty là sản xuất cửa nhựa với các nguyên vật liệu được nhập khẩu từ hãng REHAU của Đức, nên chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất sản phẩm, là yếu tố chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm.
Để quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu, khi mua công ty đã tính toán chi tiết lượng nguyên vật liệu cần dùng. Kế hoạch mua hàng được lập dựa trên dự kiến sản xuất, bán hàng, tồn kho nguyên vật liệu tại thời điểm lập, tình hình thị trường, mức tồn kho tối thiểu và các dữ liệu phân tích khác để tranhs dư thừa ứa đọng hay thiếu nguyên vật liệu làm gián đoạn quá trình sản xuất.
Nguyên vật liệu của công ty từ các nhà cung cấp nước ngoài, nên giá thực tế mua về bao gồm giá thực tế của nguyên vật liệu, chi phí thu mua, chi phí bốc dỡ(nếu có), thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu nhập khẩu.
Công ty tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Chứng từ sử dụng.
Phiếu nhập kho.
Phiếu xuất kho.
Tài khoản sử dụng.
Công ty sử dụng TK621 – “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Sổ sách sử dụng.
Sổ chi tiết TK621, sổ nhật ký chung và các phiếu kế toán.
Trình tự hạch toán.
Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu do phòng kinh doanh lập. Thủ kho sẽ kiểm tra xem nguyên vật liệu có đủ để sản xuất theo kế hoạch hay không. Sau khi thủ kho đã kiểm tra, nếu nguyên vật liệu chưa đủ để đáp ứng, thủ kho sẽ báo cáo cho phòng vật tư. Từ đó phòng vật tư sẽ viết phiếu đề nghị nhập vật tư, phiếu này phải có chữ ký của giám đốc nhà máy. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu thiếu nguyên vật liệu, phòng vật tư cũng có thể viết phiếu đề nghị nhập vật tư. Mỗi lần nhập kho, sẽ có Phiếu nhập kho, căn cứ vào phiếu nhập kho này, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ số lượng cũng như giá trị nguyên vật liệu nhập kho.
Phiếu nhập kho được lập thành 3liên: 1 liên giao cho thủ kho, một liên giao cho nhà máy, 1 liên lưu tại phòng kế toán.
Biểu 2.2. Phiếu nhập kho.
Đơn vị: Công ty Cổ phần SaraJP Mẫu số: 01 - VT
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 01/12/2008
Số: PN029
Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Hùng Cường
Nhập tại kho Bắc Ninh
Nợ TK:152
Có TK:112
Đơn vị tính: đồng
STT
Tên vật tư
Mă số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn
giá
Thành
Tiền
C. từ
T. nhập
1
Profile cánh cửa đi mở quay ngoài
SF78
Thanh
100
100
219.240
21.924.000
2
Đố cố định mở quay ngoài
SE76
Thanh
400
400
210.735
84.294.000
3
Vít Inox
VTF04
Hộp
77
77
32.000
2.462.000
Tổng
108.682.000
Người lập
(Ký, họ tên)
Người giao hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Giám đốc nhà máy
(Ký, họ tên)
Ngày 01 tháng 12 năm 2008
Nguồn: phòng kế toán
Khi có đủ nguyên vật liệu để sản xuất cho đơn đặt hàng thì sẽ viết phiếu xuất kho để xuất kho nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.
Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: 1 liên giao cho thủ kho, một liên giao cho nhà máy, 1 liên lưu tại phòng kế toán.
Khi có các đơn đặt hàng của khách hàng phòng kỹ thuật sẽ bóc tách những loại vật tư cần thiết để sản xuất đơn đặt hàng đó. Sau đó chuyển sang phòng vật tư, nếu có đủ những vật tư cần thiết để sản xuất đơn đặt hàng thì sẽ tiến hành xuất kho vật tư để sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng theo phiếu xuất kho.
Biểu 2.3. Phiếu xuất kho
Đơn vị: Công ty Cổ phần SaraJP Mẫu số: 02- VT
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 03 tháng12 năm 2008
PX001
Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Hữu Trọng Nợ TK 621
Địa chỉ: Nhà máy sản xuất cửa nhựa sarawindow- Bắc Ninh CóTK 152
Lý do xuất kho: Sản xuất sản phẩm công trình viễn thông Sara
Đơn vị tính: đồng
STT
Tên vật tư
Mã số
Đơn vị
Tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Y.cầu
T.xuất
1
Profile cánh cửa đi mở quay ngoài
SF78
Thanh
20
20
219.240
4.384.800
2
Đố cố định cửa sổ mở quay ngoài
SE76
Thanh
30
30
210.735
6.322.050
3
Thép gia cường
ST12
Thanh
30
30
158.230
4.746.900
4
Vit Inox
VTF04
Hộp
3
3
32.000
96.000
Tổng
15.549.750
Ngày 03 tháng 12 năm 2008
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Giám đốc nhà máy
(Ký, họ tên)
Nguồn: Phòng kế toán
Từ các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thủ kho và kế toán vật tư sẽ nhập dữ liệu vào máy, phần mềm sẽ tự động cập nhật số liệu vào sổ chi tiết nguyên vật liệu.
Vào cuối mỗi tháng kế toán tiến hành lên bảng kê nhập nguyên vật liệu và bảng kê xuất nguyên vật liệu.
Biểu 2.4. Bảng kê nhập NVL
Đơn vị: Công ty Cổ phần SaraJP
BẢNG KÊ NHẬP NGUYÊN VẬT LIỆU
Tài khoản 152
Tháng 12 năm 2008.
Đơn vị tính: đồng
STT
Chứng từ
Tên vật tư
SL
ĐG
Thành
Tiền
Ngày
SH
1
01/12
PN029
Profile cánh cửa sổ mở quay ngoài
100
219.240
21.924.000
2
01/12
PN029
Đố cố định mở quay ngoài
400
210.735
84.294.000
3
01/12
PN029
Vit Inox (hộp)
77
32.000
2.464.000
4
05/12
PN030
Đố cố định mở trượt
100
156.870
15.687.000
5
05/12
PN030
Lõi thép đố
96
109.864
10.546.944
6
05/12
PN030
Nẹp kính đơn 5mm
150
54.810
8.221.500
7
05/12
PN030
Nẹp trang trí
100
20.000
2.000.000
...........
18
25/12
PN032
Thanh đố 60x72
50
233.244
11.662.200
19
25/12
PN32
Thanh nhựa làm khung cửa sổ mở quay ngoài
99
190.970
18.906.040
20
25/12
PN32
Thanh ray trượt nhôm
200
40.000
8.000.000
Tổng
198.260.236
Hà nội, ngày31 tháng 12 năm2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Biểu 2.5. Bảng kê xuất NVL
Đơn vị: Công ty Cổ phần SaraJP
BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU
Tài khoản 152
Tháng 12 năm 2008
STT
Chứng từ
Tên vật tư
SL
ĐG
Thành
Tiền
Ngày
SH
Đơn đặt hàng của công ty viễn thông Sara
1
03/12
PX001
Profile cánh cửa sổ mở quay ngoài
20
219.240
4.384.800
2
03/12
PX001
Đố cố định mở quay ngoài
30
210.735
6.322.050
3
03/12
PX001
Thép gia cường
30
158.230
4.746.900
4
03/12
PX001
Vít Inox
3
32.000
96.000
5
06/12
PX002
Nẹp kính đơn 5mm
10
54.810
540.810
6
06/12
PX002
Nẹp trang trí
10
20.000
200.000
7
06/12
PX002
Kính hộp 5-9-5
15
56.131
841.966
Tổng
17.132.526
Đơn đặt hàng Phạm Châu Giang
1
06/12
PX001
Thanh ray trượt nhôm
20
40,000
800,000
2
06/12
PX001
Thanh Profile YG60
20
88,500
1.770.000
3
06/12
PX001
Vít Inox
5
32.000
160.000
........
Tổng
53.213.000
Đơn đặt hàng Chị Nga – Kim Mã – Hà Nội
Tổng
9.130.019
Tổng cộng
79.475.545
Hà nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưỏng
(Ký, họ tên)
Biểu 2.6. Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn nguyên vật liệu
Đơn vị: Công ty cổ phần SaraJP
BẢNG TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN NGUYÊN VẬT LIỆU
Tháng 12 năm 2008
Kho Bắc Ninh
Đơn vị tính: đồng
Mã VT
Tên vật tư
ĐV tính
Tồn đầu
Dư đầu
SL nhập
Tiền nhập
SL xuất
Tiền
xuất
Tồn cuối
Dư cuối
SF78
Profile cánh cửa sổ mở quay ngoài
Thanh
0
0
100
21.924.000
95
20.827.800
5
1.096.200
SE76
Đố cố định mở quay ngoài
Thanh
0
0
400
84.294.000
109
22.970.115
291
61.323.885
ST12
Thép gia cường
Thanh
0
0
77
2.464.000
45
1.440.000
32
1.024.000
........
Tổng
198.260.236
79.475.545
119.784.691
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Nguồn: Phòng kế toán
Biểu 2.7. Sổ chi tiết tài khoản 621
Đơn vị: Công ty Cổ phần SaraJP Mẫu số: S36-DN
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2008
TK621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đơn đặt hàng của công ty viễn thông Sara
Đơn vị: đồng
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
PX001
03/12
Xuất profile cánh cửa sổ mở quay ngoài
1521
4.384.800
PX001
03/12
Đố cố định mở quay ngoài
1522
6.322.050
PX001
03/12
Thép gia cường
1521
4.746.900
PX001
03/12
Vít Inox
1522
96.000
PX002
06/12
Nẹp kính đơn 5mm
1522
540.810
PX002
06/12
Nẹp trang trí
1522
200.000
PX002
06/12
Kính hộp 5-9-5
1521
841.966
Kết chuyển chi phí NVLTT --> Chi phí SXKD dở dang
17.132.526
Tổng phát sinh
17.132.526
17.132.526
Số dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, đóng dấu)
Sau khi kế lập sổ chi tiết cho TK621 cho từng đơn đặt hàng, cuối tháng kế toán tiến hành lập sổ tổng hợp cho TK 621.
Biểu 2.8. Sổ tổng hợp tài khoản 621
Đơn vị: Công ty cổ phần SaraJP
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2008
Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đơn vị tính: đồng
TKĐƯ
Tên tài khoản đối ứng
Số phát sinh
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
152
Nguyên vật liệu
79.475.545
154
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu công trình viễn thông Sara
17.132.526
154
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu công trình Phạm Châu Giang
53.213.000
154
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu công trình C Nga – Hoà mã – Hà Nội
9.130.019
Tổng phát sinh
79.475.545
79.475.545
Số dư cuối kỳ
0
0
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện dịch vụ như tiền lương chính, các khoản phụ cấp có tính chất lương như: phụ cấp điện thoại, phụ cấp chức vụ…, các khoản trích theo lương như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế. Tiền lương là đòn bẩy kinh tế kích thích nâng cao năng suất lao động, phát huy tối đa tinh thần làm việc của công nhân. Để thực hiện được mục tiêu này, cùng với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty đã tính lương theo thời gian làm việc đối với công nhân sản xuất trực tiếp, có thưởng, có phạt. Cách tính lương này đảm bảo công bằng, phản ánh đúng sức lao động, đồng thời cũng là động lực giúp công nhân nâng cao năng suất lao động.
Công ty quy định chế độ trả lương gắn với kết quả lao động cuối cùng của người lao động. Những người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thì công ty sẽ trả lương cao và ngược lại. Việc xác định mức lương theo vị trí công việc được gắn với độ phức tạp của công việc, điều kiện lao động, sự biến động giá cả trên thị trường, các quy định của nhà nước về tiền công, tiền lương và tính hình tài chính của công ty…
Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty cổ phần SaraJP bao gồm: Lương chính, lương làm thêm giờ, lương điều động đi công trường, tiền ăn ca, tiền phụ cấp điện thoại, các khoản trích theo lương như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế
Hàng tháng công ty sẽ trả lương cho người lao động làm 2 kỳ: Tạm ứng vào ngày 20 hàng tháng, thanh toán vào ngày 5 hàng tháng. Kỳ tạm ứng sẽ được tạm ứng 1 / 2 tiền lương tháng tính theo lương cơ bản. Kỳ thanh toán sẽ thanh toán tất cả các khoản được lĩnh và phải trừ các khoản khác phát sinh trong tháng.
Tuỳ thuộc vào vị trí công việc đảm nhận, mức độ hoàn thành công việc, sự phù hợp của bằng cấp so với yêu cầu công việc, kinh nghiệm làm việc mà mỗi người sẽ được công ty thoả thuận với một mức lương goi là lương cơ bản.
Đơn vị tính lương theo thời gian tại công ty hiện nay là lương ngày.
Mức lương tháng
Mức lương tháng
Số ngày làm việc theo chế độ ( 26 ngày )
Mức lương ngày =
Chứng từ sử dụng.
Bảng chấm công
Bảng chấm công làm thêm giờ, đi công trường
Bảng thanh toán tiền lương.
Tài khoản sử dụng.
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK622 – “Chi phí nhân công trực tiếp”
Tài khoản này được chi tiết cho từng phân xưởng:
TK6221: Chi phí nhân công trực tiếp – Phân xưởng cắt
TK6222: Chi phí nhân công trực tiếp – Phân xưởng ghép
TK6223: Chi phí nhân công trực tiếp – Phân xưởng làm sạch
Sổ sách sử dụng:
Sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết TK622, sổ tổng hợp TK622
Trình tự hạch toán.
Hàng ngày, các quản lý phân xưởng sẽ theo dõi, chấm công cho công nhân sản xuất tại phân xưởng của mình trên bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, chấm công cho công nhân đi công trường. Cuối tháng, các bảng chấm công này sẽ chuyển lên cho phòng kế toán tiền lương để làm căn cứ lập bảng tính lương cho từng phân xưởng sản xuất, sau đó lập bảng thanh toán lương cho từng phân xưởng.
Biểu 2.9. Bảng chấm công tháng 12 năm 2008.
Đơn vị: Công ty Cổ phần SaraJP Mẫu số: 01a - LĐTL
BẢNG CHẤM CÔNG.
Tháng 12 năm 2008
Phân xưởng cắt
S
TT
Họ và tên
C.vụ
1
2
3
4
…
31
Tổng
Ký tên
1
Bùi Đức Tâm
QĐPX
x
x
x
x
x
27
2
Nguyễn V Ngọc
CN
x
x
x
18
3
Nguyễn A Tuấn
CN
x
x
x
x
19
…
Hà nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người chấm công
(Ký, họ tên)
Giám đốc nhà máy
(Ký, họ tên)
Biểu 2.10. Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
Đơn vị: Công ty Cổ phần SaraJP. Mẫu số: 01b - LĐTL
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LÀM THÊM GIỜ.
Tháng 12 năm 2008.
Phân xưởng cắt
Đơn vị:đồng
STT
Ngày
Họ và tên
Số giờ
S. tiền
G.chú
Ký nhận
1
14/12
Bùi Đức Tâm
4
240.000
2
Nguyễn A Tuấn
4
200.000
3
Nguyễn Thị Minh
2
100.000
Tổng
640.000
Hà nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập
(ký, họ tên)
Kế toán
(ký, họ tên)
Giám đốc nhà máy
(ký, họ tên)
Nguồn: Phòng kế toán
Biểu 2.11. Bảng thanh toán tiền cho nhân viên đi công trường.
Đơn vị: Công ty Cổ phần SaraJP.
BẢNG THANH TOÁN TIỀN CHO NHÂN VIÊN
ĐI CÔNG TRƯỜNG
Tháng 12 năm 2008
Phân xưởng cắt
Đơn vị:đồng
STT
Họ và tên
Ngày
Tổng
Số tiền
Ghi chú
Ký nhận
2
4
1
Nguyễn Anh Tuấn
1
1
…
3
165.000
2
Nguyễn Thanh Toàn
1
2
…
3
165.000
…
Tổng
18
990.000
Hà nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập
(ký, họ tên)
Kế toán
(ký, họ tên)
Giám đốc nhà máy
(ký, họ tên)
Nguồn: Phòng kế toán
Cuối mỗi tháng quản đốc các phân xưởng nộp lên phòng kế toán các bảng chấm công, bảng thanh toán tiền phải trả cho công nhân làm thêm giờ,bảng thanh toán tiền lương phải trả cho công nhân đi công trường, bảng trích BHXH, BHYT, kế toán sẽ tính sẽ lập bảng tính và thanh toán tiền lương cho công nhân của từng phân xưởng, sau đó vào chi phí rồi lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Các số liệu sau khi tính toán phần mềm sẽ tự động cập nhật số liệu vào các sổ có liên quan như: Nhật ký chung, sổ chi tiết TK 6221, sổ tổng hợp TK 622. Sau khi đã tính toán xong lương phải trả cho từng phân xưởng sản xuất, kế toán tiền lương chuyển bảng thanh toán tiền lương lên cho kế toán trưởng và
giám đốc duyệt. Khi đã có sự phê chuẩn của ban giám đốc công ty, bảng thanh toán tiền lương này sẽ được chuyển cho thủ quỹ để viết phiếu chi và thanh toán tiền lương cho nhân viên.
Cuối cùng, bảng thanh toán tiền lương và bảng tổng hợp tiền lương sẽ chuyển cho kế toán chi phí và tính giá thành để làm căn cứ lập bảng tổng hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng phân xưởng.
Biểu 2.12. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Đơn vị: Công ty Cổ phần SaraJP
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG( BHXH, BHYT)
Tháng 12 năm 2008
TK
Chỉ tiêu
TK334
TK3383
(15%)
TK3384
(2%)
Tổng
622
Chi phí NCTT
33.906.058
5.085.909
687.121
39.670.088
PX cắt
PX ghép
PX làm sạch
15.320.000
10.581.018
8.005.040
2.298.000
1.587.153
1.200.756
306.400
211.620
160.101
17.924.400
12.379.791
9.365.897
627
Chi phí SX chung
5.097.473
764.621
101.950
5.964.043
642
Chi phí QLDN
48.619.000
7.292.850
972.380
56.884.230
Tổng
87.622.531
13.143.380
1.752.451
102.518.362
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Biểu 2.13. Sổ chi tiết tài khoản 6221
Đơn vị: Công ty cổ phần SaraJP Mẫu số: S36-DN
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2008
TK 6221 – Chi phí nhân công trực tiếp
Phân xưởng cắt
Đơn vị: đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
Dư đầu kỳ
31/12
PK25
Tính lương tháng 12 vào chi phí
334
15.320.000
31/12
PK30
Tính BHXH vào chi phí tháng 12
3383
2.298.000
31/12
PK30
Tính BHYT vào chi phí tháng 12
3384
306.400
31/12
Kết chuyển CP nhân công trực tiếp PX cắt TK 6221à TK 1541
1541
17.924.400
Tổng phát sinh trong tháng
17.924.400
17.924.400
Dư cuối kỳ
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Căn cứ vào các sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp của từng phân xưởng, kế toán sẽ nhập dữ liệu vào phần mềm và lên sổ tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp. Khi đơn đặt hàng đã hoàn thành, từ bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp này, kế toán tiền hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn đặt hàng theo doanh thu của các đơn đặt hàng đó.
Biểu 2.14. Sổ tổng hợp tài khoản 622
Đơn vị: Công ty Cổ phần SaraJP
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2008
TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Đơn vị: đồng
TKĐƯ
Tên tài khoản
Số phát sinh
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
334
Phải trả người lao động
33.906.058
3383
Bảo hiểm xã hội
5.085.909
3384
Bảo hiểm y tế
678.121
154
Kết chuyển TK 622 à TK 154
39.670.080
Tổng phát sinh
39.670.088
39.670.088
Dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Nguồn: Phòng kế toán
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm, ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là chi phí phát sinh trong các phân xưởng, các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất chung gồm 3 loại chính: Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp và chi phí khác.
Chi phí sản xuất chung ở công ty cổ phần SaraJP gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí dụng cụ phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Các khoản chi phí này được tập hợp theo thời điểm phát sinh, và được phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo doanh thu tiêu thụ của các đơn đặt hàng.
Tài khoản sử dụng.
TK 627 – “Chi phí sản xuất chung”.
Sổ sách sử dụng.
Sổ nhật ký chung, Sổ cái TK 627
Quy trình hạch toán.
Chi phí nhân viên phân xưởng.
Chi phí nhân viên phân xưởng là các chi phí bao gồm các khoản lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp cho BHXH, BHYT…
Tiền lương của nhân viên phân xưởng cũng như quản đốc phân xưởng, hay giám đốc nhà máy đều được tính theo lương thời gian, dựa vào số ngày công lao động thực tế mà họ đã làm việc.
Dựa vào quỹ lương trích cho nhân viên phân xưởng và tổng quỹ lương được trích vào giá thành sản phẩm, kế toán tiến hành phân bổ tiền lương. Các khoản BHXH, BHYT được tính tương tự như với chi phí nhân công trực tiếp, từ đó vào sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 627.
Biểu 2.15. Sổ chi tiết TK 6271
Đơn vị: Công ty Cổ phẩn SaraJP Mấu số: S36-DN
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2008
TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng
Đơn vị: đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
Dư đầu kỳ
31/12
PK25
Tính lương tháng 12 vào chi phí
334
5.097.473
31/12
PK30
Tính BHXH vào chi phí tháng 12
3383
764.621
31/12
PK30
Tính BHYT vào chi phí tháng 12
3384
101.950
Kết chuyển CP nhân viên phân xưởng TK 6271à TK 1541
1541
5.964.043
Tổng phát sinh trong tháng
5.964.043
5.964.043
Dư cuối kỳ
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Đối với chi phí nguyên vật liệu.
Chi phí nguyên vật liệu là các khoản chi phí về vật liệu sản xuất chung cho phân xưởng sản xuất, bảo dưỡng máy móc, văn phòng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần SaraJP.DOC