MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ CHI PHÍ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 3
1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3
1.2. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 6
1.2.1. Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh 6
1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 9
1.3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 14
1.3.1. Quy trình công nghệ 14
1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất 16
1.4. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 17
1.4.1. Khái quát chung về bộ máy kế toán 17
1.4.2. Đặc điểm của bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty và mối quan hệ của bộ phận này với các bộ phận khác trong phòng kế toán 20
1.4.3. Đặc điểm về sổ sách, chứng từ và trình tự ghi sổ kế toán của hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty 21
1.4.3.1. Về chứng từ, sổ sách sử dụng 21
1.4.3.2. Về trình tự ghi sổ kế toán 23
1.5. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TY 24
1.5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất và phương pháp kế toán chi phí sản xuất 24
1.5.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 24
1.5.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 24
1.5.1.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất 25
1.5.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành 26
1.5.2.1. Kỳ tính giá thành 26
1.5.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản xuất 26
1.5.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm dở dang 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 27
2.1.KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 27
2.1.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 27
2.1.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu của Công ty 27
2.1.1.2. Tài khoản sử dụng 29
2.1.1.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30
2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 37
2.1.2.1. Nội dung 37
2.1.2.2. Tài khoản sử dụng 37
2.1.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 38
2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 43
2.1.3.1. Nội dung và tài khoản sử dụng 43
2.1.3.2. Kế toán chi phí sản xuất chung 44
2.1.3.4.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 51
2.2. ĐẶC TRƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CỦA SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 52
2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của Công ty 52
2.2.2. Quy trình tính giá thành 53
2.3. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 55
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 57
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 57
3.1.1. Những ưu điểm 57
3.1.2. Những nhược điểm 59
3.1.2.1. Về tổ chức luân chuyển chứng từ 59
3.1.2.2. Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 59
3.1.2.3. Về hạch toán chi phí sản xuất chung 59
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SP TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 61
3.2.1. Đối với việc tổ chức luân chuyển chứng từ 61
3.2.2. Đối với công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 62
3.2.3. Đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất chung 63
KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
74 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3022 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH nhà nước một thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới bộ phận kế toán lao động – tiền lương, bộ phận kế toán chi phí – giá thành sẽ phải đối chiếu hàng thàng tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và tiền lương nhân viên gián tiếp tại phân xưởng.
Chính vì vậy, phòng kế toán đã phát hiện các sai sót một cách kịp thời, tránh được các sai sót trọng yếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống sổ sách.
1.4.3. Đặc điểm về sổ sách, chứng từ và trình tự ghi sổ kế toán của hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty
1.4.3.1. Về chứng từ, sổ sách sử dụng
* Chứng từ hạch toán ban đầu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
- Chứng từ phản ánh hao phí về đối tượng lao động
+ Phiếu xuất kho Mẫu số 02- VT
+ Bảng tổng hợp tiêu hao NVL
+ Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu và CCDC Mẫu số 07-VT
- Chứng từ phản ánh hao phí về tư liệu lao động ( CCDC, TSCĐ)
+ Phiếu xuất kho CCDC Mẫu số 02-VT
+ Bảng kê xuất CCDC
+ Bảng phân bổ NVL, CCDC Mẫu số 07-VT
- Chứng từ phản ánh hao phí về lao động sống
+ Bảng thanh toán tiền lương và BHXH Mẫu số 02-LĐTL
+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Mẫu số 11-LĐTL
- Chứng từ phản ánh các chi phí khác
+ Phiếu chi Mẫu số 02-TT
+ Giấy báo nợ
+ Hóa đơn mua dịch vụ Mẫu số 01GTKT-3LL
* Sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Sổ chi tiết tài khoản 621 “ Chi phí NVL trực tiếp”
- Sổ chi tiết tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”
- Sổ chi tiết tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung”
- Sổ chi tiết tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
* Sổ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Thẻ tính giá thành sản phẩm
- Sổ cái tài khoản 621, 622, 627, 154
1.4.3.2. Về trình tự ghi sổ kế toán
Sơ đồ 1.5 : Trình tự ghi sổ kế toán phần hành chi phí và tính giá thành
sản phẩm
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 621, 622, 627, 154
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc, bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ CPSX kinh doanh của các TK 621, 622, 627, 154...
Bảng tổng hợp chi tiết chi phí phát sinh
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú :
Ghi hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
Đối với phần hành kế toán chi phí – giá thành, số liệu để lên báo cáo tài chính gồm hai loại :
- Số liệu ở sổ cái các TK 621, 622, 627 sẽ được sử dụng để cho lên báo cáo kết quả kinh doanh đối với các sản phẩm đã tiêu thụ được trong kỳ.
- Phần chi phí còn dở dang và thành phẩm hoàn thành chưa tiêu thụ được là thông tin được sử dụng trong bảng cân đối kế toán.
1.5. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TY
1.5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất và phương pháp kế toán chi phí sản xuất
1.5.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Trong các doanh nghiệp, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành chủ yếu để phục vụ cho hoạt động quản lý của Ban giám đốc. Vì vậy cách thức và đối tượng tập hợp chi phí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phục vụ này. Yêu cầu quan trọng đặt ra với công tác này là xác định được một cách đúng đắn, chính xác, cụ thể đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở các phương pháp đã xác định và quy trình hạch toán đã quy định.
Tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được lựa chọn phụ thuộc vào những đặc điểm riêng của sản phẩm thức ăn chăn nuôi đó là : được sản xuất trên dây truyền công nghệ phức tạp, loại hình sản xuất là hàng loạt, với những tỷ lệ pha trộn NVL đầu vào khác nhau sẽ cho ra những loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi khác nhau, với những đặc tính riêng phù hợp với từng loại gia súc khác nhau, ở từng thời kỳ khác nhau. Chính vì vậy, Công ty đã lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng loại thức ăn chăn nuôi được sản xuất ra. Điều này là phù hợp với đặc điểm của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, tạo điều kiện cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm từng loại thức ăn chăn nuôi được chính xác.
1.5.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Sản phẩm thức ăn gia súc trong Công ty được chế biến theo 1 quy trình chế biến liên tục, sản phẩm cuối cùng là các loại thức ăn chăn nuôi cho gà lợn vịt ... với khối lượng, số lượng, kích cỡ đóng bao khác nhau. Mỗi loại sản phẩm đều có các yêu cầu về kỹ thuật khác nhau vì vậy chi phí sản xuất thức ăn gia súc của Công ty bao gồm nhiều loại khác nhau, phát sinh một cách thường xuyên liên tục ở phân xưởng, ca sản xuất. Trong khi đó yêu cầu của quản lý là không chỉ theo dõi tổng hợp tất cả các loại chi phí mà còn cần phải căn cứ vào các số liệu cụ thể của từng loại chi phí riêng biệt để phục vụ cho yêu cầu kiểm tra và phân tích từng loại chi phí để từ đó giúp ban lãnh đạo Công ty đưa ra được những quyết định đúng đắn nhằm tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả nhất. Để đáp ứng yêu cầu đó, chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty được phân loại như sau :
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp : Gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phục cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ cùng với các khoản trích theo tỷ lệ quy định cho các quỹ kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ( phần tính vào chi phí ).
- Chi phí sản xuất chung : gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí nguyên, vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp nói trên ( chi phí điện nước, điện thoại ... )
1.5.1.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất
Phương pháp kế toán chi phí sản xuất mà Công ty sử dụng là phương pháp kế toán chi phí theo sản phẩm vì hiện nay sản phẩm thức ăn gia súc của Công ty có rất nhiều loại, việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp Công ty tập hợp và tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến từng sản phẩm, thuận lợi cho việc ra các quyết định kinh doanh.
1.5.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành
1.5.2.1. Kỳ tính giá thành
Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty đều là những sản phẩm có vòng quay ngắn, các sản phẩm được sản xuất liên tục hàng tháng. Chính vì vậy, Công ty đã lựa chọn kỳ tính giá thành theo tháng.
1.5.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản xuất
Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác kế toán. Bộ phận công tác giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, cung cấp và sử dụng để từ đó xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm cho thích hợp.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội có độ phức tạp cao và có sự gián đoạn về mặt kỹ thuật, song sản phẩm cuối cùng của Công ty được xuất xưởng là sản phẩm hoàn chỉnh đã được đóng bao. Vì vậy, đối tượng tính giá thành sản phẩm là kg sản phẩm hoàn thành.
Tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp trực tiếp ( hay phương pháp giản đơn ). Phương pháp này là hoàn toàn phù hợp với Công ty vì Công ty có loại hình sản xuất hàng loạt, số lượng mặt hàng ít nhưng có khối lượng sản xuất lớn.
1.5.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm dở dang
Sản phẩm thức ăn chăn nuôi dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến , còn đang nằm trong quá trình sản xuất vào cuối kỳ hạch toán. Nhưng do đặc thù của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nên trong quá trình sản xuất không có sản phẩm dở dang, nếu có thì cũng không đáng kể. Do đó toàn bộ chi phí sản xuất khi phát sinh được tính hết cho sản phẩm sản xuất trong kỳ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Hiện nay, Công ty đang tiến hành sản xuất 6 loại sản phẩm thức ăn gia súc chính là :
- Thức ăn đậm đặc cho heo nái – ĐĐ 11
- Thức ăn đậm đặc cho heo thịt – ĐĐ 25
- Thức ăn kinh tế cho heo lai – KT 36
- Thức ăn hỗn hợp cho gà thả vườn – HH 15
- Thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ - HH 27
- Thức ăn hỗn hợp cho gà thịt – HH 34
Các loại thức ăn này được sản xuất liên tục hàng tháng dựa trên cơ sở các đơn đặt hàng từ các đại lý phân phối của Công ty. Để làm rõ thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại Công ty, em xin lấy ví dụ điển hình việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm thức ăn đậm đặc cho heo nái trong tháng 1/2009.
2.1.KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
2.1.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu của Công ty
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản chi về vật liệu thực tế phát sinh tại nơi sản xuất dùng trực tiếp cho việc chế biến sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp sản xuất khác nhau có đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất khác nhau nên nhu cầu về NVL cũng khác nhau. Trong ngành sản xuất thức ăn gia súc do có nhiều chủng loại thức ăn cho nhiều loại gia súc gia cầm khác nhau nên NVL cũng rất đa dạng. NVL chủ yếu chiếm 70 - 80 % trong tổng giá thành sản phẩm, đó là một tỷ lệ lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy việc tập hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời chi phí NVL có tầm quan trọng rất lớn trong việc tính giá thành sản phẩm, đồng thời góp phần tìm ra các biện pháp sử dụng hợp lý, tiết kiệm NVL từ đó giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
Do đặc điểm của ngành chế biến thức ăn gia súc nên nguyên liệu chủ yếu để sản xuất là các sản phẩm nông sản được mua trực tiếp từ người nông dân chính vì vậy Công ty đã thành lập bộ phận vật tư là bộ phận chuyên đi mua NVL.
NVL của Công ty đa phần là sản phẩm của ngành nông nghiệp nên hầu hết là mang tính thời vụ và chịu tác động của điều kiện tự nhiên và môi trường. Giá trị NVL thu mua biến động phụ thuộc vào tình hình cung ứng, bị ảnh hưởng trực tiếp từ mùa vụ, có một số loại NVL chỉ có vào một số mùa nhất định trong năm. Nắng nóng, ngập úng, lụt lội ... ảnh hưởng trực tiếp đến NVL, gây nên sự biến động bất thường về giá cả. Một mặt làm sản lượng cung ứng không đủ, mặt khác làm giảm giá trị sử dụng NVL do làm biến đổi đặc tính. Bên cạnh đó, NVL của Công ty hầu hết đều có thời gian sử dụng ngắn, có tính chất lý hóa học khác nhau, lại mang tính thời vụ và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện xung quanh. Chính vì vậy khâu bảo quản nguyên vật liệu đòi hỏi yêu cầu rất cao.
Do NVL của Công ty rất phong phú đa dạng, có nhiều chủng loại, mỗi loại với đặc tính và công dụng khác nhau. Vì thế Công ty tiến hành phân loại NVL theo vai trò và tác dụng như sau :
- Nguyên vật liệu chính : là những loại NVL mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm. NVL chính của Công ty bao gồm : Ngô ( ngô hạt, ngô màu ), sắn, cám ( cám mỳ, cám mỳ viên, cám gạo ), khô dầu đậu nành, bột thịt, bột huyết, bột cá.
- Nguyên vật liệu phụ : là những loại NVL cấu thành nên sản phẩm nhưng chúng có giá trị làm tăng thêm chất lượng sản phẩm, mẫu mã, tạo điều kiện cho quá trình bảo quản và sử dụng sản phẩm an toàn. Phải kể đến các loại NVL như : cá con nhạt, bột đá, muối, mix PP4, mix 404, mix BS 113, mix BS.01, mix BS.03, cuS04, men TN, mỡ, rỉ mật, khô cọ, tái SX N2002 kho...
- Nhiên liệu : bao gồm điện, xăng, dầu máy chạy, than đốt ... cung cấp cho sản xuất cũng như hoạt động khác trong Công ty.
- Phụ tùng thay thế và sửa chữa : là những chi tiết phụ tùng máy móc mà Công ty mua sắm, dự trữ phục vụ cho việc sữa chữa các phương tiện máy móc như bi, dây curoa, phanh đĩa, phin dập khuôn, bulong, bánh răng ...
- Phế liệu thu hồi : là những loại NVL loại ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, chủ yếu là những NVL không đúng quy cách, một số đã qua sử dụng như thùng cactong, bao, thùng ...
2.1.1.2. Tài khoản sử dụng
Để theo dõi các khoản chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK :
TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bên nợ : tập hợp giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ
Bên có :
- Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
TK này được mở chi tiết theo loại sản phẩm cụ thể :
TK 621.1 : Chi phí NVL trực tiếp thức ăn đậm đặc cho heo nái
TK 621.2 : Chi phí NVL trực tiếp thức ăn đậm đặc cho heo thịt
TK 621.3 : Chi phí NVL trực tiếp thức ăn kinh tế cho heo lai
TK 621-1 : Chi phí NVL trực tiếp thức ăn hỗn hợp cho gà thả vườn
TK 621-2 : Chi phí NVL trực tiếp thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ
TK 621-3 : Chi phí NVL trực tiếp thức ăn hỗn hợp cho gà thịt
TK này cuối kỳ không có số dư.
Và các TK khác có liên quan như : TK 152, TK133, TK 331 ...
2.1.1.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Khi mua NVL nhập kho, thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại vật tư. Khi nhận chứng từ vật tư, thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ để ghi chép số thực nhận vào thẻ kho, cuối ngày tính ra số tồn kho trên thẻ kho. Do NVL mua từ nhiều nguồn khác nhau nên kế toán có thể lập bảng kê thu mua (nếu không có hóa đơn GTGT), bảng kê thu mua và các hóa đơn GTGT là căn cứ để nhập kho vật tư.
Hàng ngày căn cứ vào nhu cầu thị trường và các đơn đặt hàng của các đại lý ... tiến hành lập các lệnh sản xuất.
Lệnh sản xuất được lập thành 3 liên :
01 liên giao cho thủ kho
01 liên giao cho trưởng ca sản xuất
01 liên lưu ở phòng kỹ thuật
Căn cứ vào lệnh sản xuất trưởng ca sản xuất cử công nhân đến các kho để lĩnh vật tư, thủ kho cấp các NVL theo lệnh sản xuất.
Cuối mỗi ngày thủ kho chuyển lệnh sản xuất lên phòng kế toán, kế toán vật tư vào sổ kế toán. Căn cứ vào các lệnh sản xuất, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí NVL trực tiếp cho từng loại sản phẩm, từ đó tiến hành tập hợp chi phí NVL trực tiếp cho từng loại sản phẩm.
Bảng 2.1 : Lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất kho
LỆNH SẢN XUẤT KIÊM PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 05 tháng 01 năm 2009
Số : 20
Họ và tên người nhận : Nguyễn Văn Nam
Địa chỉ : Phân xưởng số 1
Lý do xuất : Phục vụ sản xuất thức ăn đậm đặc cho heo nái
Xuất tại kho : số 1
Đơn vị tính : Kg
TT
Nguyên liệu
ĐĐ 11
1 mẻ
Tổng cộng 5 mẻ
1
Ngô hạt
228
1140
2
Ngô màu
0
0
3
Sắn
48
240
4
Cám mỳ
30
150
5
Cám mỳ viên
30
150
6
Cám gạo
60
300
7
Khô đậu CL
96
480
8
Bột thịt
6
30
9
Bột huyết
6
30
10
Bột cá
9
45
11
Muối
2
10
12
Mix 404
0,2
1
13
Salinomycin
0,4
2
14
Rỉ mật
0,5
2,5
15
Mỡ
2
10
16
Mật cục
0
0
Số lượng đóng bao loại 25 kg
104
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Bảng 2.2 : Bảng tổng hợp chi phí NVL – sản phẩm ĐĐ 11
Tháng 1/2009
STT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá (Đ)
Thành tiền (Đ)
1
Bao 25kg
Cái
1116
3,300
3,682,800
2
Bột cá
Kg
465
13,400
6,231,000
3
Bột huyết
Kg
359
10,300
3,697,700
4
Bột thịt
Kg
430
5,600
2,408,000
5
Cám mỳ
Kg
1795
3,400
6,103,000
6
Cám mỳ viên
Kg
1200
2,916
3,499,200
7
Cám gạo
Kg
700
2,548
1,783,600
8
Khô đậu CL
Kg
5030
5,050
25,401,500
9
Mật cục
Kg
21
9,002
189,042
10
Mix 404
Kg
916
14,278
13,078,648
11
Mỡ ĐV
Kg
119
7,423
883,337
12
Muối
Kg
122
1,373
167,506
13
Ngô hạt
Kg
14006
3,679
51,528,074
14
Nilon 25kg
Cái
1116
618
689,688
15
Rỉ mật
Kg
41
2,296
94,136
16
Salinomycin
Kg
18
59,523
1,071,414
17
Sắn
Kg
2580
2,672
6,893,760
Tổng cộng
127,402,405
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Sau đó, căn cứ vào dòng tổng cộng tại các bảng tổng hợp chi phí NVL tiêu hao cho từng loại sản phẩm, kế toán lập bảng tiêu hao NVL tổng hợp cho tất cả các loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi được sản xuất trong tháng của Công ty.
Bảng 2.3 : Bảng tổng hợp tiêu hao NVL
Tháng 1/2009
STT
Tên sản phẩm
Mã SP
Số lượng ( kg )
Chi phí ( Đ )
1
Thức ăn đậm đặc cho heo nái
ĐĐ 11
27,900
127,402,405
2
Thức ăn đậm đặc cho heo thịt
ĐĐ 25
35,288
144,412,418
3
Thức ăn kinh tế cho heo lai
KT 36
35,288
137,926,732
4
Thức ăn hỗn hợp cho gà thả vườn
HH 15
18,716
138,485,248
5
Thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ
HH 27
16,800
89,322,046
6
Thức ăn hỗn hợp cho gà thịt
HH 34
111,825
497,444,318
Tổng cộng
1,134,993,167
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Các lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất kho được dùng làm chứng từ gốc để ghi vào sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp. Công việc này được kế toán thực hiện hàng ngày.
Các lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất kho cũng được dùng làm căn cứ để lập chứng từ ghi sổ. Thông thường cứ sau khoảng 5 -7 ngày kế toán sẽ tập hợp các lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất kho phục vụ cho sản xuất từng loại sản phẩm để lập các chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái TK 621.
Bảng 2.4 : Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 621.1
Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
Mẫu số S36 – DN
Địa chỉ : Từ Liêm – Hà Nội
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI PHÍ SẢN XUÂT, KINH DOANH
Tài khoản : 621.1
Tên phân xưởng : Phân xưởng số 1
Tên sản phẩm, dịch vụ : Thức ăn đậm đặc cho heo nái
Đơn vị tính : Đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK đ/ứng
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
...
...
...
...
...
LSX20
5/1
Xuất NVL sản xuất thức ăn đậm đặc cho heo nái
152
12,458,123
...
...
...
...
...
LSX42
20/1
Xuất NVL sản xuất thức ăn đậm đặc cho heo nái
152
18,254,967
...
...
...
...
...
Cộng số PS trong kỳ
127,402,405
TH 35
31/01
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
154.1
127,402,405
Số dư cuối tháng
-
Ngày 31 tháng 01 năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên ) (Ký, họ tên )
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Bảng 2.5 : Chứng từ ghi sổ số 088
Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
Mẫu số S02a – DN
Địa chỉ : Từ Liêm – Hà Nội
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số : 088
Ngày 15 tháng 01 năm 2009
Đơn vị tính : Đồng
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Xuất NVL cho SX thức ăn ĐĐ cho heo nái
621.1
152
17,253,975
Xuất NVL cho SX thức ăn ĐĐ cho heo thịt
621.2
152
28,856,152
Xuất NVL cho SX thức ăn HH cho gà thả vườn
621-1
152
14,274,463
Xuất NVL cho SX thức ăn HH cho gà đẻ
621-2
152
9,922,475
Tổng cộng
70,307,065
Kèm theo ... chứng từ gốc
Ngày 20/01/2009
Người lập sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Bảng 2.6 : Sổ cái tài khoản 621
Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
Mẫu số S02c1 – DN
Địa chỉ : Từ Liêm – Hà Nội
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Năm : 2009
Tên tài khoản : Chi phí NVL trực tiếp sản xuất thức ăn chăn nuôi
Số hiệu : TK 621
Đơn vị tính : Đồng
Chứng từ GS
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiến
SH
NT
Nợ
Có
...
...
...
...
...
...
088
15/01
Xuất NVL cho SX thức ăn ĐĐ cho heo nái
152
17,253,975
088
15/01
Xuất NVL cho SX thức ăn đậm đặc cho heo thịt
152
28,856,152
...
...
...
...
...
...
101
25/01
Xuất NVL cho SX thức ăn HH cho gà đẻ
152
14,362,926
...
...
...
...
...
...
TH 35
31/01
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
154
1,134,993,167
Cộng phát sinh
1,134,993,167
1,134,993,167
Số này có ... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang ...
Ngày mở sổ : 01/01/2009
Ngày 31/01/2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên) Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.2.1. Nội dung
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất như : lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. Khoản mục chi phí này có liên quan trực tiếp đến người lao động, đối tượng trực tiếp tạo ra sản phẩm, do đó vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần sử dụng sao cho có hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí giảm giá thành vừa có thể sử dụng nó như một công cụ để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, thúc đẩy tăng năng suất lao động.
Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp theo từng giai đoạn và chi tiết theo từng loại sản phẩm.
Đặc điểm về lương thời gian và lương theo sản phẩm đang áp dụng tại Công ty :
- Lương thời gian : áp dụng cho các công nhân trong trường hợp không có đủ điều kiện trả lương theo sản phẩm như : bốc dỡ vật tư, hàng hóa tại xưởng ...
- Lương theo sản phẩm : áp dụng cho công nhân sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi.
2.1.2.2. Tài khoản sử dụng
Để theo dõi các khoản chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK:
TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Bên nợ : Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh
Bên có : Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
TK này được mở chi tiết theo loại sản phẩm cụ thể :
TK 622.1 : Chi phí nhân công trực tiếp thức ăn đậm đặc cho heo nái
TK 622.2 : Chi phí nhân công trực tiếp thức ăn đậm đặc cho heo thịt
TK 622.3 : Chi phí nhân công trực tiếp thức ăn kinh tế cho heo lai
TK 622-1 : Chi phí nhân công trực tiếp thức ăn hỗn hợp cho gà thả vườn
TK 622-2 : Chi phí nhân công trực tiếp thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ
TK 622-3 : Chi phí nhân công trực tiếp thức ăn hỗn hợp cho gà thịt
TK này cuối kỳ không có số dư.
Và các TK khác có liên quan như : TK 334, TK338 ...
2.1.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, khối lượng sản phẩm hoàn thành kế toán tính ra ngày công thực tế và lương sản phẩm hoàn thành cuối tháng, kế toán phân xưởng gửi các bảng thanh toán lương lên phòng kế hoạch tổng hợp, kế toán theo dõi tổng hợp lại và lập bảng tổng hợp lương cho từng sản phẩm đồng thời cũng làm căn cứ để vào bảng phân bổ số 1 “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH “ cho toàn công ty.
Tỷ lệ trích các khoản theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ thực hiện theo chế độ nhà nước quy định : BHXH 15%, BHYT 2%, KPCĐ 2%. Những khoản này do Công ty chịu và phải nộp cho các cơ quan nhà nước theo đúng quy định.
Bảng 2.7 : Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 1/2009
Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
Mẫu số : 11 – LĐTL
Địa chỉ : Từ Liêm – Hà Nội
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tháng 01 năm 2009
Đơn vị tính : Đồng
STT
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 334-Phải trả CBCNV
TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Tổng cộng
KPCĐ (3382) – 2%
BHXH (3383) – 15%
BHYT (3384) – 2%
Cộng có TK 338
1
TK 622.1
18,602,105
372,042
2,790,316
372,042
3,534,400
22,136,505
2
TK 6271.1
4,675,670
93,513
701,350
93,513
888,376
5,564,046
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
205,298,760
4,105,975
30,794,814
4,105,975
39,006,764
244,305,524
Ngày 31 tháng 01 năm 2009
Người lập bảng Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
-Kế toán tổng hợp chi phí NCTT : Căn cứ vào các bảng chấm công và bảng phân bổ số 1 kế toán lập chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái TK 622.
- Kế toán chi tiết chi phí NCTT : Cũng trên cơ sở bảng chấm công và bảng phân bổ số 1 kế toán sẽ lập sổ chi phí sản xuất, kinh doanh đối với TK 622.
Bảng 2.8 : Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 622.1
Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
Mẫu số S36 – DN
Địa chỉ : Từ Liêm – Hà Nội
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI PHÍ SẢN XUÂT, KINH DOANH
Tài khoản : 622.1
Tên phân xưởng : Phân xưởng số 1
Tên sản phẩm, dịch vụ : Thức ăn đậm đặc cho heo nái
Đơn vị tính : Đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK đ/ứng
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
-
BPB01
25/01
Phải trả CNTT sản xuất
334
18,602,105
338
3,534,400
Cộng số PS trong kỳ
22,136,505
TH 35
31/01
Kết chuyển chi phí CNTT trực tiếp SX
154.1
22,136,505
Số dư cuối tháng
-
Ngày 31 tháng 01 năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên ) (Ký, họ tên )
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Bảng 2.9 : Chứng từ ghi sổ số 110
Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
Mẫu số S02a – DN
Địa chỉ : Từ Liêm – Hà Nội
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số : 110
Ngày 25 tháng 01 năm 2009
Đơn vị tính : Đồng
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Lương CNTT phân xưởng SX 1
622.1
334
18,602,105
Trích KPCĐ 2%
622.1
3382
372,042
Trích BHXH 15%
622.1
3383
2,790,316
Trích BHYT 2%
622.1
3384
372,042
Cộng
22,136,505
Kèm theo ... chứng từ gốc
Ngày 25/01/2009
Người lập sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Bảng 2.10 : Sổ cái tài khoản 622
Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước Mộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty tnhh nhà nước một thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp hà nội.DOC