Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Phần thứ nhất: Những vấn đề lý luận cơ bản trong tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 2

I. Những vấn đề chung về kế toán trong các doanh nghiệp hoạt động xây lắp. 2

1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp 2

2. Đặc điểm kế toán chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp 2

II. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất xây lắp 3

1. Khái niệm 3

2. Phân loại 3

III. Nội dung phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 4

1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất xây lắp theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) 4

2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất xây lắp theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) 7

3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 8

IV. kế toán bàn giao công trình 9

Phần thứ hai: Thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp 10

I. Thực tế tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại một công ty xây lắp 10

1. Hạch toán sản phẩm sản xuất. 10

2. Tính giá thành sản phẩm xây lắp 16

II. Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại một công ty xây lắp 16

1. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 16

2. Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty xây lắp 18

Kết luận 20

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên công trường. Chi phí sử dụng máy thi công là khoản chi phí về sử dụng máy móc thiết bị phục vụ cho thi công trên công trường trong đó bao gồm khấu hao máy móc thiết bị thi công, chi phí nhân viên sử dụng điều khiển máy thi công chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, sử dụng cho máy thi công và chi phí khác phục vụ cho máy hoạt động thi công. Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí trực tiếp khác phục vụ cho thi công. Ngoài những khoản chi phí trên như chi phí nhân viên quản lí tổ đội thi công, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí về các khoản trích theo lương phải trả CNTT thi công, công nhân điều khiển máy thi công và nhân viên quản lí tổ đội thi công, các chi phí dịch vụ mua ngoài sử dụng trực tiếp cho thi công, các chi phí tát nước, vét bùn, chi phí chuẩn bị mặt bằng thi công, chi phí đền bù hoa màu... Theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất XL với công trình đã hoàn thành : + Chi phí biến đổi + Chi phí cố định + Chi phí hỗn hợp III.nội dung Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất xây lắp theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX). a, Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) Nguyên vật liệu trực tiếp trong các doanh nghiệp xây lắp bao gồm trị giá nguyên vật liệu sử dụng phục vụ trực tiếp cho thi công các công trình, hạng mục công trình trong đó có cả NVL sử dụng luân chuyển. Trong chi phí NVLTT không bao gồm trị giá NVL và thiết bị của bên chủ đầu tư cung cấp Kế toán chi phí NVLTT trong doanh nghiệp xây lắp được phản ánh trên TK 621 "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" ã Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng phục vụ cho xây lắp kế toán ghi: Nợ TK 621 : Trị giá NVL xuất dùng Có TK 152 : Trị giá NVL xuất dùng ã Trường hợp mua NVL chở thẳng đến công trình sử dụng phục vụ cho thi công kế toán ghi: Nợ TK 621 : Giá mua NVL (chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 141, 311, 331: Tổng số tiền thanh toán cho người bán ã Cuối tháng nếu có NVL chưa sử dụng hết ở công trường đưa vào nhập kho: Nợ TK 152 : Trị giá nguyên vật liệu đưa vào nhập kho Có TK 621 : Trị giá nguyên vật liệu đưa vào nhập kho ã Trường hợp không nhập kho NVL còn lại ở công trường ở thời điểm cuối tháng mà để sử dụng cho tháng sau kế toán điều chỉnh lại sổ sách. (+) Cuối tháng này kế toán ghi: Nợ TK 152 Trị giá NVL còn lại trên công trường Có TK 621 dùng tháng sau (+) Đầu tháng sau kế toán ghi: Nợ TK 621 Trị giá NVL còn lại trên công trường tháng trước Có TK 152 dùng cho tháng này ã Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí NVLTT sang TK 154 để tính giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp. Nợ TK 154 Chi phí NVLTT Có TK 621 ã Đối với vật liệu sử dụng luân chuyển có thể sử dụng phục vụ thi công cho nhiều công trình, hạng mục công trình do đó: (+) Khi xuất dùng: Nợ TK 142 Trị giá VL xuất dùng Có TK 152 (+) Khi tính phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình: Nợ TK 621 Trị giá phân bổ cho các công trình Có TK 142 b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) Chi phí NCTT trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp thi công trên công trường và tiền thuê nhân công bên ngoài (nếu có). Do đặc điểm của hoạt động sản xuất xây lắp mà trong qui định của chế độ kế toán hiện hành tiền trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp thi công ghi vào chi phí sản xuất chung. Kế toán chi phí NCTT trong doanh nghiệp xây lắp được phản ánh trên TK 622. Được sự cho phép của Bộ tài chính, Bộ xây dựng đã mở chi tiết hai tài khoản cấp hai cho TK 334 để phản ánh tình hình thanh toán tiền lương, tiền công TK 3341" Tiền phải trả CNV trong biên chế doanh nghiệp" TK 3342" Tiền thuê nhân công bên ngoài" Khi tính tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp thi công trên công trường: Nợ TK 622 Tiền lương phải trả Có TK 3341 ã Trường hợp doanh nghiệp phải thuê nhân công bên ngoài. Nợ TK 622 Tiền thuê nhân công bên ngoài Có TK 3342 ã Cuối kỳ kết chuyển chi phí NCTT sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm xây lắp Nợ TK 154 Chi phí NCTT Có TK 622 c. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm: +) Chi phí nhân viên quản lý tổ đội thi công. +) Chi phí tính trích kinh phí CĐ, BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp thi công. +) Chi phí công cụ dụng cụ sử dụng phục vụ cho thi công. +) Chi phí khấu hao máy móc thiết bị thi công. +) Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ trực tiếp thi công. +) Chi phí chuẩn bị mặt bằng thi công. +) Chi phí tát nước, vét bùn khi có mưa hoặc mạch ngầm. +) Chi phí đền bù hoa màu. +) Chi phí làm đường phụ khi thi công các công trình giao thông thuỷ lợi. ã Kế toán chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp xây lắp được phản ánh trên TK 627 ã Khi phát sinh các khoản chi phí thuộc nội dung phạm vi chi phí sản xuất chung kế toán ghi: Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung Có TK 334, 338, 153, 142, 214, 331, 111, 112 Ghi đơn Nợ TK 009: Số khấu hao đã tính ã Đối với khoản dịch vụ mua ngoài phục vụ trực tiếp cho thi công kế toán phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331, 111, 112 ã Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm xây lắp: Nợ TK 133 Chi phí sản xuất chung Có TK 627 d. Kế toán chi phí máy thi công: Trong các doanh nghiệp xây lắp nếu tiến hành thi công vừa bằng thủ công vừa bằng máy thì chi phí máy thi công được phản ánh vào TK 623 "chi phí máy thi công" ã Khi phát sinh các khoản chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 623 Chi phí máy thi công Có TK 152, 334, 338, 214 ã Cuối kỳ tính phân bổ chi phí máy thi công cho các công trình hạng mục công trình. Nợ TK 154 Chi phí máy thi công Có TK 623 e. Tổng hợp chi phí và kết chuyển giá thành sản phẩm xây lắp Theo phương pháp KKTX việc tổng hợp chi phí và tính giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp được thực hiện trên TK 154. Các doanh nghiệp xây lắp khi vận dụng TK 154 phải mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. ã Cuối tháng kế toán tổng hợp: Nợ TK154 Chi phí NVLTT Có TK 621 Nợ TK154 Chi phí NCTT Có TK 622 Nợ TK 154 Chi phí sản xuất chung Có TK 627 Nợ TK 154 Chi phí máy thi công Có TK623 ã Khi đựơc tính giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc có điểm dừng kỹ thuật đã hoàn thành bàn giao cho bên A kế toán ghi: Nợ TK 623 Giá thành sản phẩm xây lắp Có TK 154 2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất xây lắp theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh trên TK 621. ã Theo phương pháp KKĐK cuối tháng sau khi kiểm kê xác định và kết chuyển trị giá NVL sử dụng phục vụ thi công các công trình. Nợ TK 621 Trị giá NVL sử dụng thi công các công trình Có TK 611 ã Kế toán kết chuyển NVLTT sang TK 631 để tính giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp. Nợ TK 631 Chi phí NVL trực tiếp Có TK 621 b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ã Tập hợp chi phí NCTT: tương tự phương pháp kê khai thường xuyên. ã Cuối kỳ kết chuyển chi phí NCTT sang TK 631 để tính giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp. Nợ TK 631 Chi phí NCTT Có TK 622 c. Kế toán sử dụng máy thi công: ã Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công: Tương tự phương pháp kê khai thường xuyên ã Cuối kỳ kết chuyển chi phí máy thi công sang TK 631 để tính giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp Nợ TK 631 Chi phí sử dụng máy thi công Có TK 623 d. Kế toán chi phí sản xuất chung: ã Tập hợp chi phí sản xuất chung: Tương tự phương pháp KKTX ã Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK 631 để tính giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp Nợ TK 631 Chi phí sản xuất chung Có TK 627 e. Tổng hợp chi phí và kết chuyển giá thành sản phẩm xây lắp ã Theo phương pháp KKĐK việc tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp được thực hiện trên TK 631 "giá thành sản xuất" ã Các doanh nghiệp xây lắp khi vận dụng TK 631 phải mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí nghĩa là theo từng công trình, hạng mục công trình. ã Cuối tháng kế toán tổng hợp Nợ TK 631 Chi phí NVLTT Có TK 621 Nợ TK 631 Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 621 Nợ TK 631 Chi phí sản xuất chung Có TK 627 ã Khi tính giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc nào đó có điểm dừng kỹ thuật đã hoàn thành bàn giao cho bên A, kế toán ghi: Nợ TK 632 Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp Có TK 631 3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp. Do đặc điểm của hoạt động sản xuất xây lắp đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp mà phương pháp tính giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp được lựa chọn một cách phù hợp. Nói chung hiện nay phương pháp được áp dụng phổ biến là phương pháp tính trực tiếp: Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp = Chi phí khối lượng dở dang đầu kỳ + Chi phí xây lắp phát sinh trong kỳ + Chi phí khối lượng dở dang cuối kỳ Iv.Kế toán bàn giao công trình . Việc tiêu thụ sản phẩm xây lắp được gọi là bàn giao công trình kế toán. Doanh thu bàn giao công trình được phản ánh trên tài khoản 5111“doanh thu bán hàng” và các doanh nghiệp xây lắp sử dụng tài khoản 5112 “doanh thu bán sản phẩm ”. * Khi nhận tiền của bên A cho ứng trước. Nợ TK 112,111 Số tiền ứng trước của bên A Có TK 131 * Khi công trình hoàn thành bàn giao cho bên A Nợ TK 131: Tổng số tiền phải thu Có TK 5112 : Doanh thu theo giá bàn gioa công trình chưa có VAT. Có TK 33311 : VAT đầu ra . * Khi kết chuyển giá thành, công trình, hạng mục công trình. Nợ TK 632. Giá thành sản phẩm xây lắp Có TK 154 * Khi thu được số tiền còn lại của bên A thanh toán. Nợ TK. 111,112. Số tiền đã thu được Có TK. 131 Phần thứ hai: Thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp I, Thực tế tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và Tính giá thành sản phẩm tại một công ty xây lắp. 1. Hạch toán chi phí sản xuất. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp của công ty là các hạng mục công trình, công trình, các giai đoạn công việc hoàn thành. Để tính giá thành sản phẩm xây lắp, hiện nay công ty chia chi phí sản xuất xây lắp thành 4 khoản mục: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung. a.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu Do tính đa dạng về sản phẩm của công ty xây dựng cấp thoát nước nên nhu cầu về định mức nguyên vật liệu cho mỗi loại sản phẩm, mỗi công trình có sự khác nhau. Đối với sản phẩm xây lắp muốn tính tổng chi phí chính xác và đầy đủ thì phải chú ý đến chi phí về NVL mà cụ thể là việc xuất nhập NVL vào sản xuất thi công. Chứng từ ban đầu để hạch toán nguyên vật liệu xuất dùng là các phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ các hoá đơn mua NVL... Thông thường, nếu vật tư xí nghiệp mua xuất dùng cho các công trình tại kho xí nghiệp thì thường dùng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để vận chuyển hàng tới chân công trình chi phí thực tế tập hợp chính là giá theo phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ áp dụng dùng cho các vật tư chuyên ngành hạc xí nghiệp mua để đảm bảo chất lượng, kinh tế sau đó xuất cho các đội thi công. Đơn vị: Công ty XDCTN XN 2 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Ngày 15/12/2000 Phương tiện vận chuyển: Ô tô Xuất từ kho:A5 - Mai Thị ánh Tuyết Đơn vị: 1000đ STT Tên sản phẩm Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền T. xuất T. Nhập 1 Măng xông cái 02 02 6000 12000 2 Thép hàn cái 03 03 340 1020 3 ống thép, m 11 11 313 3443 4 Van cửa cái 01 01 19.055 19.055 5 Miệng khoá cái 01 01 2000 2000 6 Vật tư thép N 200 - X 100 Bộ 48 48 3,8 182 35.900 Người lập phiếu Thủ kho Người vận chuyển Thủ trưởng Đinh thị Lan Cao văn Khoa Trần văn Tuấn GĐ Lê Minh Xuất vật liệu từ kho xí nghiệp cho công trình căn cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kế toán định khoản. Nợ TK 621 - Công trình A : 35.900.000 Có TK 152 - Nguyên vật liệu: 35.900.000 Đối với công trình A có kết chuyển tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào công trình: Nợ TK 1541 - Công trình A: 1.384.825.640 Có TK 621 - Công trình A: 1.384.825.640 b.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp cũng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch chi phí. Bởi vì sử dụng sức lao động hợp lý sẽ làm tăng năng suất lao động, giảm lượng hao phí lao động trênmột khối lượng công việc, sẽ là cơ sở giảm giá thành, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, hạch toán chi phí nhân công đầy đủ, chính xác sẽ tạo điều kiện nâng cao công tác quản lý lao động, sử dụng lao động có hiệu quả, khoa học, đồng thời tạo điều kiện tốt cho tái sản xuất sức lao động. Chi phí nhân công trong quá trình sản phẩm của công ty bao gồm: tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất thi công, tiền lương làm thêm giờ, lương ngoài, các khoản trợ cấp lương, lương phụ, BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tỉ lệ qui định. Chi phí nhân công không bao gồm tiền lương của bộ phận quản lý tổ đội sản xuất, quản lý xí nghiệp. Tại các xí nghiệp dựa vào loại công nhân trực tiếp sản xuất sẽ phát sinh các chứng từ thanh toán lương. 1. Đối với công nhân theo danh sách của xí nghiệp trực tiếp sản xuất sẽ thanh toán theo bảng chấm công, số tiền các đội thanh toán một lần vào hàng tháng. Bảng chấm công (chia lương) do đội trưởng thi công lập và nộp cho phòng kế toán xí nghiệp để thanh toán lương. Bảng chấm công chia lương (Công trình A) Từ ngày 1/12 đến 31/12/ 2000 STT Họ và tên Số công Đơn giá Thành tiền Ký nhận 1 Nguyễn Hoàng Lan 27 30.000 810.000 Mạnh 2 Phạm Văn Vinh 27 30.000 810.000 Vinh 3 Nguyễn Văn Luyện 30 30.000 900.000 ... 4 Hoàng Đình Hội 30 30.000 900.000 ... 5 Đinh Văn Cường 30 30.000 900.000 ... 6 Trần Thanh Hải 28 30.000 840.000 ... 7 Đồng Tiến Minh 24 30.000 720.000 ... Ngày 31/12/1998 Đội trưởng thi công Người chấm công Nguyễn Lệ Xuân Lê Văn Hùng 2. Ngoài việc sử dụng nhân công trong các đội xây lắp tại xí nghiệp bên ngoài thanh toán theo hợp đồng khoán việc. Sau khi khối lượng công việc hoàn thành hai bên tiến hành nghiệm thu và thanh lí hợp đồng. Ví dụ: Xí nghiệp 104 thuộc công ty xây dựng cấp thoát thuê nhân công ngoài thực hiện các công việc sau (có làm hợp đồng thuê) - Kéo dây các loại từ giếng H31 - H35, từ H37 - H39 đơn giá là 2.250 đ/m (tạm tính 8500m) - Bắt xà lên đầu cọc 5000đ/xà (tạm tính 80 xà) Khi thanh lý hợp đồng xí nghiệp phải thanh toán 19.540.000đ gồm (+) 19.125.000đ kéo dây các loại (8.500m x 2.250đ) (+) 415.000đ lắp xà lên cột (83 xà x 5000đ) Khi đó kế toán hạch toán các nghiệp vụ như sau: ã Xác định số lượng phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ở các đội sản xuất dựa vào bảng chấm công. Nợ TK 622-CT A : 87.654.000 Có TK 334 : 87.654.000 ã Trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tổng số lương công nhân vào chi phí sản xuất: Nợ TK 622-CT A :16.654.260 Có TK 338 (3382, 3383, 3384) : 16.654.260 ã Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương công nhân trừ vào thu nhập của người lao động. Nợ TK 334 : 525.924 Có TK 338 (3382, 3383, 3384) : 525.924 ã Tính tiền lương trả cho công nhân thuê ngoài Nợ TK 622-CT A : 19.540.000đ Có TK 331 : 19.540.000đ ã Khi trả lương cho công nhân kế toán ghi Nợ TK 331 : 19.594.000 (đối với công nhân thuê ngoài) Nợ TK 334 : 87.128.076 (Đối với công nhân trong danh sách công ty) Có TK 111 : 106.722.076 ã Kết chuyển tổng chi phí nhân công vào tài khoản tính giá thành: Nợ TK 1542 - CT A : 269.595.895 Có TK 622 - CT A : 269.595.895 c. Hạch toán chi phí máy thi công ã Hạch toán chi phí máy thuê ngoài: Hiện nay, máy móc thi công của công ty còn hạn chế, máy móc thi công không còn có điều kiện vận chuyển đến những công trình xa khu vực xí nghiệp nên các máy có giá trị lớn trong quá trình thi công thì hầu như là thuê ngoài: Bảng kê chi phí máy thuê ngoài (Công trình A) Từ ngày 1/10 đến 31/12/2000 Đơn vị: VNĐ STT Nội dung Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 Cẩu 65 tấn 7ca 1.865.000 13.055.000 2 Cẩu 06 tấn 12 ca 678.218 81.368.616 3 2 máy nén khí 35 ca 369.000 12.915.000 4 Ô tô KAMA2 4 ca 6.200.000 24.800.000 5 4 máy hàn 4 mỏ 160 ca 176.000 28.160.000 Tổng cộng 82.903.654 Kế toán hạch toán chi phí máy thuê ngoài như sau: - Tính ra tiền thuê máy phải trả cho từng công trình, hạng mục công trình: Nợ TK 627 - CT A: 10. 780.000 Có TK 3311 :10.780.000 - Khi thanh toán cho người thuê: Nợ TK 3311 : 10.780.000 Có TK 1111: 10.780.000 ã Hạch toán chi phí máy thi công của công ty Tại các xí nghiệp cũng có một số máy móc thi công. Đối với số máy này, chi phí bao gồm chi phí nhân công điều khiển máy vật liệu cho máy chạy và các chi phí điện nước khác. - Tính ra chi phí nhân công phục vụ cho từng công trình. Nợ TK 627- CT A : 37.508.946 Có TK 152 : 18.500.000 Có TK 334 : 4.700.000 Có TK 338 (2, 3, 4) : 893.000 Có TK 1111 : 13.415.946 Cuối kỳ kế toán tính được tổng chi phí máy thi công phục vụ cho từng công trình tiến hành kết chuyển vào tài khoản tính giá thành Nợ TK 1543 - CTA: 120.412.000 Có TK 627 - CT A: 120.412.500(82.903.654 + 37.508.946) d. Hạch toán chi phí sản xuất chung Để thi công công trình, ngoài chi phí trực tiếp ra còn phải kế đến chi phí sản xuất chung có liên quan đến các công trình khác không thể tập hợp trực tiếp vào đối tượng tính giá thành được mà phải tiến hành tập hợp chung cho toàn xí nghiệp rồi tiến hành phân bổ theo tiêu thức hợp lý cho các sản phẩm hàn thành trong kỳ. Tài khoản 627 tại công ty được chia thành 2 mảng: 1. Chi phí sản xuất chung phát sinh tại các tổ đội là phần chi phí được tập hợp theo dõi cho từng công trình, hạng mục CT. 2. Chi phí sản xuất chung phát sinh tại bộ phận quản lý chung toàn doanh nghiệp. Tại công ty phần chi phí phát sinh tại từng tổ đội được hạch toán như sau: - Khi tính lương cho công nhân gián tiếp đội: Nợ TK 6271 - CTA: 19.900.000 Có TK 334 : 19.900.000 - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ Nợ TK 6278 - CTA : 3. 781.000 Có TK 338 (2, 3, 4) : 3.781.000 - Xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho quản lý đội: Nợ TK 6272 - CT A Có TK 152 - Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác Nợ TK 6278 - CT A : 784.000 Có TK 1111 : 784.000 ... Cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển chi phí từng công trình hạng mục công trình Nợ TK 1544 - CTA : 39.755.500 Có TK 627 - CTA : 39.755.500 Đối với bộ phận chi phí sản xuất chung phát sinh tại bộ phận quản lý chung toàn doanh nghiệp Chi phí sản xuất chung của xí nghiệp 104 phân bổ cho công trình Yên Phụ là 28.025.924(đ) Cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất vào tài khoản tính giá thành Nợ TK 1544 - CTA : 28.025.925 Có TK 627 : 28.025.925 e. Tổng hợp chi phí sản xuất : Để tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất, công ty xây dựng cấp thoát nước sử dụng phương pháp trực tiếp. Các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng nào thì tập hợp trực tiếp vào đối tượng đó. Với chi phí không thể tập hợp trực tiếp được vì liên quan đến nhiều đối tượng, tới cuối kỳ hạch toán kế toán tiến hành phân bổ theo tiêu thức hợp lý. Cuối kỳ căn cứ vào số chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung đã tập hợp các tài khoản chi phí được tổng hợp cho từng công trình hạng mục công trình. - Kết chuyển chi phí NVLTT: Nợ TK 1541 - CT A : 1.384.825.640 Có TK 621 - CT A : 1.384.825.640 - Kết chuyển chi phí NCTT Nợ TK 1542 - CT A : 269.595.895 Có TK 622 - CTA : 269.595.895 - Kết chuyển chi phí máy thi công Nợ TK 1543 - CT A: 120.412.500 Có TK 627 - CT A: 120.412.500 - Kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ TK 1544 - CT A : 67.781.424 Có TK 627 - CT A : 39.755.500 Có TK 627 : 28.025.924 . Tính giá thành sản phẩm xây lắp: Chi phí giá thành theo khoản mục Tên công trình: Công trình A Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2000 STT Chi phí theo khoản mục CPSXDDĐK CPSXPS trong kỳ CPDD cuối kỳ Giá thành sản xuất 1 Chi phí NV LTT 218.752.000 1.384.825.640 0 1.603.577.640 2 chi phí NCTT 184.402.000 269.595.895 0 453.997.895 3 chi phí máy thi công 67.280.120 120.412.500 0 187.692.620 4 cjhi phí SXC 45.724.000 67.781.424 0 113.505.424 5 Giá thành sản xuất 56.158.120 1.842.615.459 0 2.358.773.579 Nợ TK 632 - CT A : 2.358.773.579 Có TK 154 - CT A : 2.358.773.579 II.Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại một công ty xây lắp. 1. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Trong nền kinh tế hoạch hoá tập trung, doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp từ cấp trên, được Nhà nước cấp vốn, vật tư, tài liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp nếu lãi thì nhà nước thu, nếu lỗ thì nhà nước bù. Chuyển sang cơ chế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải chủ động và tuân theo các quy luật kinh tế thị trường không còn chế độ bao cấp của Nhà nước nữa, do đó chính doanh nghiệp quyết định sự tồn tại hay diệt vong của mình. Hạch toán tốt chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí có hiệu quả, sử lý kịp thời các tình huống và tính đúng tính đủ giá thành. Tính đúng, đủ giá thành cho biết phạm vi chi phí cần trang trải để xác định lợi nhuận thực tế tránh lãi giả, lỗ thật, có như vậy doanh nghiệp mới tồn tại được trong cơ chế thị trường. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong cơ chế hiện nay gắn chặt với lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ được hướng cũng như các khoản lỗ mà doanh nghiệp phải chịu nên có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Công ty xâylắp là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập với cơ quan chủ quản, mang đầy đủ chức năng nhiệm vụ của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Công ty đã xây dựng cho mình một mô hình quản lý hạch toán gọn nhẹ, khoa học và có hiệu quả.Tổ chức công tác kế toán tại công ty trong thời gian áp dụng chế độ kế toán mới có nhiều ưu điểm: - Hệ thống chứng từ ban đầu được tổ chức hợp pháp, hợp lí, hợp lệ, đầy đủ. - Cách thức hạch toán đúng với kê khai thường xuyên của chế độ kế toán hiện hành. - Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được xác định phù hợp với đặc điểm sản phẩm sản xuất của công ty. Tuy vậy bên cạnh những ưu điểm trên còn tồn tại một số hạn chế. * Thứ nhất: Việc tổ chức quản lý chi phí còn chưa được chặt chẽ, toàn diện vì thế mà giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng bản chất của nó. Trong sản phẩm của công ty vật liệu chiếm tỉ trọng lớn nên việc tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những phương hướng chính để hạ giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu là một khoản mục rất quan trọng trong việc tính toán giá thành sản phẩm. Trên thực tế tại công ty khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu, kế toán công ty không theo dõi chi tiết tỉ trọng của nguyên vật liệu từ các nguồn do đó gây khó khăn cho việc phân tích. * Thứ hai: Công tác lập và sử dụng một số chứng từ kế toán tại công ty chưa được chú ý chính xác và hợp lệ. Một số chứng từ cần được kịp thời bổ sung để phục vụ tốt cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. *Thứ ba: Là vấn đề hạch toán, do phần hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của chế độ kế toán hiện hành được xây dựng trên cơ sở mô hình doanh nghiệp công nghiệp, chịu sự chi phối của đặc điểm sản xuất công nghiệp nên việc vận dụng vào doanh nghiệp xây dựng cơ bản còn nhiều khó khăn. Cụ thể là khi lập dự toán thi công, đơn vị xây lắp căn cứ vào khối lượng công việc phải làm nhân với đơn giá xây dựng cơ bản của từng công việc đó. Đơn giá xây dựng cơ bản là tính lượng chi phí về vật liệu, nhân công, máy thi công để hoàn thành một khối lượng công việc. Trong quá trình hạch toán, chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình theo các tài khoản tiểu khoản ảnh hưởng tới hiệu quả phản hồi của thông tin kế toán trong việc so sánh với dự toán đã lập. - Chi phí máy thi công của công ty được kế toán tập hợp vào tài khoản 627 “chi phí máy thi công”. Đối với trường hợp hạch toán chi phí máy thi công như vây là thiếu chính xác, bởi vì khi đó chi phí nhiên liệu, vật liệu phục vụ máy, chi phí nhân công điều khiển máy cần phải hạch toán vào tài khoản 621 và tài khoản 622. Việc hạch toán như vậy sẽ phức tạp hơn nhưng đúng theo chế độ qui định và giúp tính đúng khoản mục chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp làm cơ sở cho việc tính đúng các khoản mục trong giá thành cũng như tiền lương, bảo hiểm cho công nhân trực tiếp sản xuất. - Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung, thông thường đến cuối kỳ báo cáo công ty sẽ tiến hành phân bổ theo một tiêu thức nào đó thích hợp, như vậy là hợp lý. Nhưng nếu như những tiêu thức bị tính toán thiếu chính xác thì dẫn đến cả khoản mục này sẽ bị phân bổ sai, cho nên tốt nhất vẫn cần phân bổ theo tiêu thức đơn giản mà khá ổn định giữa các kỳ bá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29343.doc
Tài liệu liên quan