Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp xây lắp và bảo trì cơ điện PIDI

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC 1

Lời mở đầu 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ 4

XÍ NGHIỆP XÂY LẮP VÀBẢO TRÌ CƠ ĐIỆN - PIDI 4

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện - PIDI. 4

1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 6

1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh: 6

1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp 9

1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán XN Xây lắp và Bảo trì Cơ điện – PIDI 11

1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Xí nghiệp 12

1.3.2 Đặc điểm vận dụngchế độ kế toán 13

1.3.2.1 Các chính sách kế toán tại Xí nghiệp: 13

1.3.2.2 Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ tại Xí nghiệp: 14

1.3.2.3 Đặc điểm vận dụng hệ thống TKKT: 15

1.3.2.4 Đặc điểm vận dụng hình thức sổ kế toán: 17

1.3.2.5 Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo kế toán 18

Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất 21

2.1 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất 21

2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và quản lý chi phí sản xuất 21

2.1.2 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất 22

2.1.3 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất 23

2.1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 24

GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ 25

BẢNG KÊ CHI TIẾT VẬT TƯ ĐỘI MUA XUẤT DÙNG CHO CÔNG TRÌNH 27

2.1.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 30

Số: 02/ HĐKG 32

2.1.3.3 Kế toán chi phí máy thi công 36

2.1.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung: 39

2.1.3.5. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ 41

2.2 Thực trạng tính giá thành sản phẩm xây lắp 43

2.2.1 Đối tượng, đơn vị , kỳ tính giá thành sản phẩm 43

2.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 43

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP VÀ BẢO TRÌ CƠ ĐIỆN – PIDI 47

3.1 Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 47

3.1.1 Ưu điểm 47

3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân tồn tại 50

3.2 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 51

3.2.1 Đối với việc tâp hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 51

3.2.2 Đối với việc tâp hợp chi phí nhân công trực tiếp: 52

3.3.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung: 53

3.2.4. Hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm, công trình xây lắp 53

3.2.5. Về công tác tính giá thành 54

3.3 Giải pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 54

KẾT LUẬN 56

 

doc57 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp xây lắp và bảo trì cơ điện PIDI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng có chi phí bán hàng do hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, bảo trì và bảo dưỡng các công trình điện Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: theo phương pháp gián tiếp không có các khoản: Tiền thu và chi khác cho hoạt động kinh doanh, tiền thu từ thanh, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạ khác, tiền chi cho vay, mua các công cụ, nợ các đơn vị khác, tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của các đơn vị khác, tiền chi đầu tư góp vào đơn vị khác, tiền thu lãi vay cổ tức và lợi nhuận, toàn bộ các khoản phần lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ. Báo cáo quản trị: Cũng chính vì vậy nên trong bộ máy tổ chức của Công ty, các báo cáo quản trị cũng được lập khá nhiều như: Báo cáo công tác, báo cáo tổng hợp tình hình toàn Xí nghiệp. Báo cáo này thường được lập hàng quý để biết được kế hoạch của quý trước và lập kế hoạch cho quý sau về tài chính của Xí nghiệp. Từ đó Ban Giám đốc sẽ điều hành chi phí các hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp trong quý sau. Bởi báo cáo này là một bộ phận thông tin tương đối quan trọng bởi nó sẽ giúp ban Giám đốc biết cụ thể tình hình tài chính của từng công trình như thế nào, và kế hoạch tiếp theo cho từng công trình đó, để đảm bảo đúng tiến độ đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư, của kế hoạch, của Xí nghiệp. Xí nghiệp sẽ quản lý lựa chọn được công trình nào cần làm trước và công trình nào có thể tạm ngừng lại một thời gian ngắn. Sơ đồ 1.5: trình tự ghi sổ kế toán chung Sổ quỹ Chứng từ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi cuối quý Đối chiếu, kiểm tra Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tại Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện - PIDI 2.1 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất 2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và quản lý chi phí sản xuất Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện kinh doanh trên lĩnh vực xây lắp các công trình điện Trạm biến áp, đường dây đến 110kV, điện chiếu sáng, hệ thống cơ điện các tòa nhà. Mỗi công trình được xây dựng theo một thiết kế kỹ thuật riêng, có dự toán riêng và tại một địa điểm nhất định, nơi tiến hành thi công cũng chính là nơi sản phẩm (công trình) xây lắp hoàn thành được đưa vào sử dụng. Quá trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao và đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thi công lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc chủ yếu diễn ra ngoài trời chịu tác dộng rất lớn của các nhân tố môi trường khách quan như mưa, nắng, lũ, lụt... Do đó khi thi công Xí nghiệp không những phải hoàn thành đúng tiến độ mà còn phải theo dõi tình hình diễn biến của thời tiết nhằm khắc phục những tình huống xấu có thể xảy ra nhằm hạn chế mức thấp nhất có thể về thiệt hại công trình. Chi phí các công trình của Xí nghiệp là các khoản chi phí: nguyên vật liệu trực tiếp là Máy biến áp, tủ hạ thế, tủ cao thế, cáp điện dùng cho công trình có giá lớn thường chiếm 65% giá trị toàn bộ công trình, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí chung. Do đặc thù của sản phẩm xây lắp cho nên việc quản lý về đầu tư và xây lắp là quá trình khó khăn, phức tạp. Xí nghiệp quản lý thiết bị, vật tư thi công nói chung và quản lý chi phí sản xuất hết sức chặt chẽ. Xí nghiệp luôn khảo sát công trình số lượng vật tư thực tế dùng tại công trình trước khi cho xuất vật tư thi công theo đề nghị xuất của đội nhằm hạn chế việc mang thừa vật tư ra công trình và tránh sự mất mát không đáng có khi thi công còn đang dở dang. Do vật tư xuất dùng cho công trình có giá trị lớn. Trong quá trình thi công phòng kỹ thuật kết hợp với đội thi công xuất vật tư theo đúng tiến độ để vừa đảm bảo tính vật tư dùng cho công trình vừa đảm bảo được việc quản lý chặt chẽ chi phí vật tư dùng cho công trình đến từng thời điểm. Do công trình điện phải thi công ngoài trời nên việc quản lý sử dụng thiết bị, vật tư, thiết bị rất phức tạp, hơn nữa do ảnh hưởng thời tiết nên việc hao hụt, mất mát là khó tránh khỏi. Do đó Xí nghiệp đã giao trọng trách này cho Thủ kho và Đội trưởng trực tiếp điều hành thi công tại công trình nhẵm tránh sự mất mát vật tư, thiết bị của công trình. Sản phẩm xây lắp là sản phẩn có giá trị lớn, nhu cầu về vốn lớn mà trong thi công không phải lúc nào cũng có sẵn, do đó Xí nghiệp luôn luôn có tinh thần sử dụng hợp lý và tiết kiệm các khoản chi trong quá trình thi công mà vẫn bảo đảm chất lượng công trình theo đúng tiến độ, đúng dự toán và thiết kế kỹ thuật của công trình. 2.1.2 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp sản xuất nói chung và ở Xí nghiệp xây lắp và bảo trì cơ điện nói riêng. Việc tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã được quy định hợp lý có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và phục vụ cho công tác tính giá thành được đúng đắn, kịp thời. Thực tế hiện nay, Xí nghiệp xây lắp và bảo trì cơ điện thực hiện tổ chức sản xuất (thi công công trình) theo hợp đồng kinh tế của từng công trình cụ thể. Chu kỳ thi công lâu dài, quy trình lắp đặt thiết bị phức tạp, quá trình tiến hành thi công chủ yếu ngoài trời. Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây lắp nhằm đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý chi phí sản xuất thì Xí nghiệp xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình. Chi phí phát sinh tại công trình nào sẽ tập hợp trực tiếp tại công trình đó, các chi phí sản xuất chung sẽ lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp. Để phục vụ cho công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất được thuận lợi, nhanh chóng và chính xác đáp ứng yêu cầu của Xí nghiệp, chi phí sản xuất ở Xí nghiệp xây lắp và bảo trì cơ điện được chia thành 4 khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: bao gồm Máy biến áp, các loại cáp điện, vật tư phụ như: các loại đầu cốt, dây đồng mềm, xi măng, gạch, xà sắt các loại, cát, đá, sỏi ... - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản có tính chất theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí máy thi công: bao gồm cẩu lắp dựng cột, vận chuyển vật tư, dụng cụ thi công tới công trình. - Chi phí sản xuất chung: Bao gồm tiền đóng cắt điện, thí nghiệm thiết bị trạm biến áp, thí nghiệm cáp đường dây. Cuối công trình, căn cứ vào các bảng kê chi phí của từng tháng và quyết toán nội bộ lập, làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành. 2.1.3 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất Thực tế tại Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện - PIDI ba mảng sản xuất đó là xây lắp, sửa chữa đại tu các trạm biến áp và các công trình cơ điện (điện nội ngoại thất chiếu sang tòa nhà). Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp này, em xin đi sâu nghiên cứu về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công trình “Lắp đặt trạm biến áp T5 – Nhà máy nước Nam Dư”. Tại Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện - PIDI tổ chức thi công theo hình thức khoán một phần chi phí công trình. Bộ máy kế toán tập trung. Toàn bộ việc cập nhật chứng từ phát sinh hàng ngày do nhân viên kinh tế đội đảm nhận. Khi đội thi công công trình hoàn thành, nhân viên kinh tế đội lập các bảng kê (quyết toán nội bộ), bảng kê nhập – xuất – tồn vật tưgửi về phòng kế toán Xí nghiệp để hạch toán. Căn cứ các chứng từ hoàn mà nhân viên kinh tế đội gửi về, kế toán Xí nghiệp lập CTGS, vào sổ cái, sổ chi tiết các TK có liên quan. 2.1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu là một khoản mục chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình xây dựng thường chiếm từ 65 á 67% trong giá thành.Vì vậy việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật liệu trong sản xuất thi công và đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình xây dựng. Vật liệu mua được sử dụng trực tiếp cho công trình là Máy biến áp, tủ điện hạ thế, tủ điện cao thế, cáp điện cao thế, cáp điện hạ thế, vật tư khác như: đầu cốt, cát vàng, cát đen, xi măng, dây đồng, sắt hình các loại, ... Để hạch toán các khoản vật liệu trực tiếp trên kế toán sử dụng TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" Cụ thể, việc hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ở Xí nghiệp hạch toán như sau: Các đội xây lắp căn cứ vào dự toán, thiết kế kỹ thuật thi công và phương án thi công để tính toán lượng vật tư cần thiết phục vụ cho thi công có xác nhận của chỉ huy trưởng công trình và kỹ thuật viên để lập kế hoạch mua vật tư cho công trình. Vật tư mua về được chuyển thẳng tới chân công trình. Chỉ huy công trình và thủ kho sẽ kiểm tra chất lượng, số lượng cũng như chủng loại vật tư và tiến hành đưa vật tư vào phục vụ cho sản xuất thi công. Cụ thể, tại công trình TBA Nhà máy nước Nam Dư từ tháng 9 - 11/2007 có giấy đề nghị xuất vật tư của đội thi công như sau. Biểu số 2.1 Giấy đề nghị xuất vật tư - Họ tên người nhận: Trịnh Công Bản - Hạng mục công trình: TBA Nhà máy nước Nam Dư - Lý do sử dụng: Lắp đặt TBA T5 - Vật tư xin cấp: TT Tên vật tư, thiết bị Đơn vị Số lượng 1 Máy biến áp ngâm dầu 400kVA 10(22)/0,4kV máy 01 2 Cáp Cu/XLPE/DSTA/PVC 3x150+1x95mm2 m 250 3 Tủ điện hạ thế 400V-600A tủ 01 4 Cáp Cu/XLPE/PVC 3x240mm2 m 105 Giám đốc Phòng Kỹ thuật Đào Văn Hoà Ngày 15 tháng 9 năm 2007 Đội trưởng Trịnh Công Bản Căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư (biểu số 2.1), nhân viên phòng kỹ thuật lập phiếu xuất kho và giao phiếu xuất kho cho Đội thi công để đội thi công lĩnh vật tư thi công nếu xuất tại kho Xí nghiệp. Nếu xuất thẳng người chỉ huy công tình đứng ra nhận công trình và ký vào phiếu xuất kho của đơn vị nhà cung cấp. Biểu số 2.2 Đơn vị: Phiếu xuất kho Ngày19 tháng 3 năm 2007 Số: 36 Nợ: 621 Có: 152 Họ tên người nhận hàng: Trịnh Công Bản Lý do xuất: Lắp đặt trạm điện T5 hạng mục công tình NMN Nam Dư Xuất tại kho: Xí nghiệp TT Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Đơn vị Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Yêu cầu Thực xuất Máy biến áp ngâm dầu 400kVA 10(22)/0,4kV máy 01 01 550.000.000 550.000.000 Cáp Cu/XLPE/DSTA/PVC 3x150+1x95mm2 M 250 250 1.770.000 442.500.000 Tủ điện hạ thế 400V-600A Tủ 01 01 56.000.000 56.000.000 Cáp Cu/XLPE/PVC 3x240mm2 M 105 105 280.000 29.400.000 Cộng 1.077.900 Biểu số 2.3 Bảng kê chi tiết vật tư đội mua xuất dùng cho công trình Công trình: Lắp đặt TBA T5 – Nhà máy nước Nam Dư Đơn vị tính: đồng TT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Đầu cốt M120 cái 12 125.000 1.500.000 2 Cát đen m3 12 50.000 600.000 3 Gạch chỉ đặc viên 1.500 650 975.000 4 Thép góc L63x63x6 kg 1.587 15.500 24.598.500 5 Dây đồng mềm M95 m 20 165.000 3.300.000 6 Dây đồng mềm M35 m 33 95.000 3.135.000 7 ổ cắm cái 5 15.000 75.000 8 Công tắc cái 5 15.000 75.000 9 Đèn tuýp đôi 1,2m cả máng che bộ 04 110.000 440.000 Cộng 34.698.500 (Bằng chữ: Ba mươi tư triệu,sáu trăm chín mươi tám nghìn, năm trăm đồng). Ngày 15 tháng 11 năm 2007 Đội trưởng Người lập Cuối công trình căn cứ vào các phiếu xuất kho của phòng kỹ thuật và quyết toán nội bộ của đội kế toán tiến hành kết chuyển NVL TT. Căn cứ vào báo cáo xuất vật tư T9 – T11 /2007 (Biểu số 2.3) của công trình Trạm biến áp T5 – Nhà máy nước Nam Dư gửi về phòng kế toán Xí nghiệp, kế toán tập hợp chi phí và quyết toán giá thành hạch toán xuất vật liệu trực tiếp vào giá thành công trình và lập chứng từ ghi sổ biểu 2-4 Biểu số 2.4 Đơn vị: Chứng từ ghi sổ Số 270 Ngày20 tháng 11 năm 2007 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có Nợ Có Công trình: Lắp đặt TBA T5 Nhà máy nước Nam Dư vào công trình 621 1.112.598.000 152 1.007.900.000 331 34.698.500 Cộng 1.112.598.000 1.112.598.000 Kèm theo 01 BC xuất, chứng từ quyết toán nội bộ Đội Xây lắp lập. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ số 270 (Biểu số 2.4), kế toán lập CTGS số 271 (Biểu số 2.5) để kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào TK 154 (chi tiết công trình Lắp đặt TBA Nhà máy nước Nam Dư). Biểu số 2.5 Đơn vị: XN Xây lắp và Bảo trì Cơ điện-PIDI Chứng từ ghi sổ Số 271 Ngày 20 tháng 11 năm 2007 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có Nợ Có Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào giá thành công trình TBA T5 NMN Nam Dư 154 1.112.598.500 621 1.112.598.500 Cộng 1.112.598.000 1.112.598.000 Kèm theo 01 BC xuất Từ CTGS số 270 (Biểu số 2.4), CTGS số 271 (Biểu số 2.5) kế toán tiến hành vào sổ đăng ký CTGS và ghi sổ cái tài khoản 621 Biểu số 2.6 Trích sổ cái TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Bên nợ TK 621 SDĐK:*** SDCK: *** Trang số: 01 Ngày tháng Số CTGS Tổng số tiền Tài khoản đối ứng ghi bên Có TK 152 TK 1121 TK331 ... ... ... ... ... ... ... 20/11 270 1.112.598.000 1.007.900.000 34.698.500 ... ... ... ... ... ... ... 1.376.676.500 1.115.750.000 201.942.000 58.984.500 ... Bên Có TK 621 SDĐK:*** SDCK: *** Trang số: 02 Ngày tháng Số CTGS Tổng số tiền Tài khoản đối ứng ghi bên Nợ TK 154 TK 152 ... ... ... ... ... ... ... ... ... 15/6 271 34.698.500 34.698.500 ... ... ... ... ... ... ... 1.376.676.500 1.376.676.500 ... Trên thực tế việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu dựa theo cách hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công trình Lắp đặt TBA T5 Nhà máy nước Nam Dư. Ngoài ra còn một số trường hợp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp khác phát sinh đã được khái quát qua sơ đồ. Việc lập CTGS kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành công trình, vào sổ đăng ký CTGS, vào sổ cái và sổ chi tiết có liên quan được tiến hành tương tự như trên. Căn cứ vào chứng từ NVL của từng công trình, kế toán tổng hợp lập CTGS chi tiết theo từng công trình. Khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, kết oán tiền hành quyết toán giá thành. Toàn bộ chi phí NVL TT đã được tập hợp từ phòng kỹ thuật và quyết toán nội bộ của đội thi công. Kế toán kết chuyển vào TK 154. Trình tự hạch toán chi phí NVL trực tiếp tại Xí nghiệp XL và Bảo trì Cơ điện được khái quát lại qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1 Hạch toán tổng hợp chi phí NVL trực tiếp ( Theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương khấu trừ) TK111 TK1362 TK152 TK621 TK152 Xí nghiệp cấp Nhập vật tư tự Xuất vật tư tự mua NVL dùng không Tiền mặt mua tại CT vào CPNVLTT hết nhập lại kh TK152 K1362 TK1541 Xuất vật tư ghi nợ Hoàn vật tư vào KC chi phí NVL Công trình thi công TT vào Z CT 2.1.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Khoản mục chi phí nhân công là khoản mục chi phí trực tiếp ở Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện – PIDI. Trong điều kiện máy móc thi công còn hạn chế, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm 12 á17% trong giá thành công trình xây lắp công trình. Do vậy việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán, trả lương chính xác, kịp thời cho người lao động, thực hiện việc phân bổ lương cho các đối tượng sử dụng lao động đồng thời góp phần quản lý tốt thời gian lao động và quỹ tiền lương của Công ty. Chi phí nhân công trực tiếp tại công trường bao gồm tiền lương và các khoản phải trả cho 2 lực lượng lao động chính là công nhân thuộc biên chế của đơn vị và nhân công thuê ngoài. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại công trình vừa xác định về mặt lượng, tức là thời gian lao động sản xuất, vưà xác định về mặt giá trị, tức là tính ra chi phí nhân công trực tiếp bỏ ra để thi công công trình. Căn cứ vào tình hình thực tế và lệnh khoán của Xí nghiệp, Đội trưởng đội thi công và cán bộ kỹ thuật tiến hành giao khoán từng phần việc cụ thể cho các nhóm công nhân (kể cả trong và ngoài biên chế). Nhân viên kinh tế sẽ tạm ứng lương theo khối lượng công việc đã thực hiện được để thanh toán lương cho đội thi công. Sơ đồ số 2.2 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện – PIDI TK334 TK 622 TK 1541 Phân bổ tiền lương K/C chi phí NCTT vào chi phí NCTT vào Z công trình Cụ thể: Tại công trình Lắp đặt TBA T5 Nhà máy nước Nam Dư Biểu số 2.7 XN XL và Bảo trì Cơ điện Số: 02/ HĐKG Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------o0o-------- Ngày 19 tháng 9 năm 2007 Hợp đồng giao khoán khối lượng thi công - Tên công trình : Lắp đặt TBA T5 Nhà máy nước Nam Dư - Địa điểm : Thuý Lĩnh – Hoàng Mai – Hà Nội - Đại diện bên giao (Bên A): Đào Văn Hoà - Trưởng phòng Kỹ thuật Sản xuất - Đại diện bên nhận (bên B): Trịnh Công Bản - Đội trưởng đội thi công Điều 1: Sau khi hai bên bàn bạc nhất trí giao nhận khoán khối lượng thi công một số hạng mục việc sau: Toàn bộ phần xây lắp TBA T5 NMN Nam Dư TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 Lắp đặt 01 TBA 400kVA máy 01 840,495 840,495 2 Lắp xà TBA trọng lượng <=140kg bộ 30 233,525 7,005,764 3 ép đầu cốt M240 cái 12 52,847 634,162 4 ép đầu cốt M120 cái 18 31,254 562,573 5 ép đầu cốt M70 cái 9 23,649 212,839 6 Lắp đặt tủ hạ thế tủ 01 772,514 772,514 7 Dây đồng mềm M95 m 20 46,016 920,317 8 Dây đồng mềm M35 m 33 26,324 868,681 9 ổ cắm cái 5 14,665 73,325 10 Công tắc cái 5 14,665 73,325 11 Đèn tuýp đôi 1,2m cả máng che bộ 04 54,545 218,180 Cộng 12.182.174 (Bằng chữ: Mười hai triệu, một trăm tám mươi hai nghìn, một trăm bẩy mươi tư đồng). Điều 2: Yêu cầu kỹ thuật: - Thi công đúng bản vẽ thiết kế - Các hạng mục thi công xong đạt tiêu chuẩn kỹ, mỹ thuật XDCB. - Chất lượng công trình đạt yêu cầu Điều 3: Thời gian bắt đầu: 10/9/2007 - Thời gian hoàn thành: 15/11/2007 Điều 4: Chế độ thanh toán tạm ứng trong quá trình thi công không quá 70% giá trị giao khoán. Thanh toán sau 15 kể từ ngày nghiệm thu và lập quyết toán nội bộ lập. - Đảm bảo kỹ thuật: - Đảm bảo thời gian: Đại diện bên giao Đại diện bên nhận Bảng chi tiết nhân công công trình (trong quyết toán nội bộ) TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 Lắp đặt 01 TBA 400kVA máy 01 840,495 840,495 2 Lắp xà TBA trọng lượng <=140kg bộ 30 233,525 7,005,764 3 ép đầu cốt M240 cái 12 52,847 634,162 4 ép đầu cốt M120 cái 18 31,254 562,573 5 ép đầu cốt M70 cái 9 23,649 212,839 6 Lắp đặt tủ hạ thế Tủ 01 772,514 772,514 7 Dây đồng mềm M95 M 20 46,016 920,317 8 Dây đồng mềm M35 M 33 26,324 868,681 9 ổ cắm cái 5 14,665 73,325 10 Công tắc cái 5 14,665 73,325 11 Đèn tuýp đôi 1,2m cả máng che bộ 04 54,545 218,180 Cộng 12.182.174 (Bằng chữ: Mười hai triệu, một trăm tám mươi hai nghìn, một trăm bẩy mươi tư đồng). Biểu số 2.8 Đơn vị: XN XL và BT CĐ Trích Chứng từ ghi sổ Số 272 Ngày 15 tháng 11 năm 2007 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có Nợ Có T9-T11 Hoàn chi phí TM T1 - 5/2000 công trình TBA T5 NMN Nam Dư 334 12.182.174 131 12.182.174 Cộng 12.182.174 12.182.174 - Kèm theo ... Chứng từ gốc Đồng thời kết chuyển chi phí tiền lương vào chi phí nhân công trực tiếp của công trình TBA T5 NMN Nam Dư. Biểu số 2.9 Đơn vị: XN XL và BT Cơ điện Chứng từ ghi sổ Số 273 Ngày 20 tháng11 năm 2007 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có Nợ Có T9-T11 K/c chi phí lương sang chi phí nhân công trực tiếp công trình TBA T5 NMN Nam Dư 622 12.182.174 334 12.182.174 Cộng 12.182.174 12.182.174 - Kèm theo... Chứng từ gốc Căn cứ vào CTGS sổ 273 kế toán tổng hợp lập CTGS số 274 kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 154 (chi tiết TBA T5 NMN Nam Dư). Biểu số 2.10 Đơn vị: XN XL và BT Cơ điện Chứng từ ghi sổ Số 274 Ngày 15 tháng 11 năm 2007 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có Nợ Có T9-11 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành công trình TBA T5 NMN Nam Dư 154 12.182.174 622 12.182.174 Cộng 12.182.174 12.182.174 Kèm theo ... Chứng từ gốc Từ CTGS số 272, 273,274 kế toán tiến hành vào sổ đăng ký CTGS, vào sổ cái TK 622 và các sổ khác có liên quan. Biểu số 2.11 Trích sổ cái TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp" Bên Nợ TK 622 SDĐK:*** SDCK:*** Trang số: 01 Ngày tháng Số CTGS Tổng số tiền Tài khoản đối ứng ghi bên Có TK 334 ... ... ... 15/11 273 12.182.174 12.182.174 12.182.174 12.182.174 Bên Có TK 622 SDĐK:*** SDCK:*** Trang số: 02 Ngày tháng Số CTGS Tổng số tiền Tài khoản đối ứng ghi bên Nợ TK 154 ... ... ... ... 10/6 273 12.182.174 12.182.174 ... 12.182.174 12.182.174 Việc chi trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất tại Xí nghiệp đều sử dụng lện khoán nhân công chứ không theo dõi và chấm công thời gian. Chỉ có một số ít công phát sinh liên quan trực tiếp đến xây dựng công trình thì Xí nghiệp trả lương theo công nhật. Tùy tính chất công việc mà số tiền chi trả công nhật cho từng tốp thợ có khác nhau. Tất cả việc chi trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất kể cả trong và ngoài danh sách kế toán đều thông qua TK 334 "Lương và các khoản phải trả CBCNV". 2.1.3.3 Kế toán chi phí máy thi công Xí nghiệp Xây lắp và Bảo trì Cơ điện dùng TK 623 "Chi phí sử dụng máy thi công” để hạch toán toàn bộ các khoản chi phí phát sinh có liên quan tới máy như: - Chi phí thuê máy - Chi phí vận chuyển Trên thực tế chi phí sử dụng máy thi công thường chiếm 3 á 5% trong giá thành. Để phục vụ nhu cầu sản xuất thi công, Xí nghiệp đã giao cho đội trực tiếp quản lý máy thi công. Đội thi công tự chủ động trong việc dùng loại máy nào thuê phương tiện phục vụ thi công. Bởi xây lắp các TBA điện thường liên quan đến xe vận chuyển, cẩu lắp dựng thiết bị. Cụ thể tại công trình lắp đặt TBA T5 NMN Nam Dư chi phí thi công được hạch toán như sau: Căn cứ vào tình hình thực tế sử dụng máy tại công trình, nhân viên kinh tế toán lập phần quyết toán máy thi công công trình. Biểu số 2.12 Đơn vị: XN XL và BT Cơ điện Chứng từ ghi sổ Số 296 Ngày 15 tháng 11 năm 2007 Chứng từ Trích yếu SH TK Số tiền Số Ngày Nợ Có Nợ Có 15/11 Thuê máy thi công phục vụ thi công Công trình TBA T5 NMN Nam Dư 623 2.500.000 111 2.500.000 Cộng 2.500.000 2.500.000 Kèm theo.............. chứng từ gốc Căn cứ vào CTGS số 296, kế toán lập CTGS số 297 K/C chi phí sử dụng máy thi công cho Công trình TBA T5 NMN Nam Dư Biểu số 2.13 Đơn vị: XN XL và BT Cơ điện Chứng từ ghi sổ Số 297 Ngày 15 tháng 11 năm 2007 Chứng từ Trích yếu Sốhiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có Nợ Có 15/11 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào giá thành Công trình TBA T5 NMN Nam Dư 154 2.500.000 623 2.500.000 Cộng 2.500.000 2.500.000 Kèm theo.............. chứng từ gốc Từ các chứng từ ghi sổ đã lập kế toán tổng hợp tiến hành vào sổ đăng ký CTGS, vào sổ cái TK 623 và các sổ cái, sổ chi tiết khác có liên quan. Biểu số 2.14 Trích: Sổ cái TK 623 "Chi phí sử dụng máy thi công" Bên Nợ TK623 SDĐK:*** SDCK:*** Trang số: 01 Ngày tháng Số CTGS Tổng số tiền Tài khoản đối ứng ghi bên Có TK 214 111 112 334 ... 15/11 297 2.500.000 2.500.000 ... Cộng Bên Có TK623 SDĐK:*** SDCK:*** Trang số: 02 Ngày tháng Số CTGS Tổng số tiền Tài khoản đối ứng ghi bên Nợ TK 154 ... ... ... ... 15/11 297 2.500.000 2.500.000 ... Cộng Trên thực tế việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công chủ yếu là chi phí thuê máy thi công. 2.1.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung: Thông thường trong XDCB chi phí sản xuất chung chiếm từ 5 á 10% trong giá thành. Công ty sử dụng TK 627 để hạch toán chi phí sản xuất chung. Trước đây TK này được chi tiết thành nhiều TK cấp 2 nhưng hiện nay Xí nghiệp sử dụng TK cấp 2 cho TK này mà chỉ chi tiết tại các công trình căn cứ vào bảng kê chi phí sản xuất chung do Quyết toán đội lập lên gửi sang phòng. Kế toán để hạch toán vào công trình. Trên cơ sở đó kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành phân tích. Chi phí sản xuất chung của từng công trình bao gồm một số loại chi phí sau: - Chi phí nghiệm thu đóng điện Trạm biến áp, đường dây cao thế. - Chi phí dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại... Ngoài TK 627 công ty còn sử dụng một số TK khác để hạch toán chi phí sản xuất chung như TK 1362, 334, 338, 153, 142, 214 và TK1541. Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí phát sinh trong quá trình thi công của đội xây lắp trực tiếp cấu thành thực thể công trình và gián tiếp cấu thành nên thực thể công trình. Chi phí sản xuất chung bao gồm: dịch vụ mua ngoài, chi phí nghiệm thu đóng, cắt điện để thi công. Để hạch toán khoản chi phí này, kế toán sử dụng TK 627 "Chi phí sản xuất chung" Bên Nợ: Các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154. TK 627 không có số dư cuối kỳ và có 6 TK cấp 2. TK 6271: Chi phí nghiệm thu đóng điện TK 6278: Chi phí dịch vụ mua ngoài Biểu số 2.15 Đơn vị: XN Xây lắp và BT Cơ Điện Chứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2661.doc
Tài liệu liên quan