MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH THU CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM- VINASHIN. 3
1.1. Đặc điểm doanh thu của Tập đoàn 3
1.1.1. Khái quát các hoạt động kinh doanh tại Tập đoàn 3
1.1.2. Đặc điểm doanh thu của Tập đoàn 4
1.2. Tổ chức quản lý doanh thu của Tập đoàn 6
1.2.1. Tổ chức bán hàng và ký kết hợp đồng 6
1.2.1.1. Chức năng 6
1.2.1.2. Nhiệm vụ 8
1.2.2. Tổ chức các hoạt động tài chính 9
1.2.3. Tổ chức các hoạt động khác 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM VINASHIN 12
2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12
2.1.1. Doanh thu bán hàng từ hợp đồng đóng tàu 13
2.1.1.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng 13
2.1.1.2. Kế toán chi tiết doanh thu bán hàng từ hợp đồng đóng tàu 15
2.1.1.3. Kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng từ hợp đồng đóng tàu 18
2.1.2. Kế toán doanh thu cung cấp vật tư, thiết bị đóng tàu 23
2.1.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng 23
2.1.2.2. Kế toán chi tiết doanh thu cung cấp vật tư, thiết bị 24
2.1.2.3. Kế toán tổng hợp doanh thu cung cấp vật tư, thiết bị 29
2.1.3. Kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ 31
2.2. Kế toán doanh thu tài chính 33
2.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng 33
2.2.2. Một số ví dụ về hạch toán doanh thu tài chính tại Tập đoàn 34
2.2.2.1. Doanh thu tài chính từ lãi tiền gửi, tiền cho vay và chênh lệch tỉ giá hối đoái 34
2.2.2.2. Doanh thu tài chính từ cổ tức và lợi nhuận được chia 36
2.3. Kế toán thu nhập khác 38
2.3.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng 38
2.3.2. Hạch toán thu nhập khác tại Tập đoàn 39
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM VINASHIN 45
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán doanh thu tại Tập đoàn và phương hướng hoàn thiện 45
3.1.1. Ưu điểm 45
3.1.2. Nhược điểm 47
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn 48
3.2.1. Về công tác quản lý doanh thu 48
3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán 49
3.2.3. Về sổ kế toán 50
KẾT LUẬN 51
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p đoàn những biện pháp cần thiết để điều chỉnh nhằm bảo toàn và phát triển vốn đầu tư của Tập đoàn trong các doanh nghiệp này.
+ Quản lý vốn góp của Tập đoàn vào các Công ty liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư tài chính khác ra ngoài Tập đoàn; đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư vốn, đề xuất lãnh đạo Tập đoàn có biện pháp hạn chế rủi ro đối với các khoản đầu tư tài chính, cơ cấu lại danh mục các khoản đầu tư tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư phù hợp với định hướng và chiến lược đầu tư của Tập đoàn.
+ Giúp Trưởng ban tham mưu cho Lãnh đạo Tập đoàn các vấn đề sau:
Việc quyết định góp vốn thành lập mới các doanh nghiệp, tăng vốn góp vào các doanh nghiệp đang hoạt động:
Việc chuyển đổi, cơ cấu lại tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn, chuyển nhượng vốn của Tập đoàn trong các doanh nghiệp do Tập đoàn đầu tư vốn;
Việc tiếp nhận, mua bán doanh nghiệp khác ngoài Tập đoàn; quản lý vốn đầu tư, tổng hợp, phân tích, khuyến nghị đối với người đại diện phần vốn của Tập đoàn tại các doanh nghiệp khác về thủ tục liên quan đến công tác tài chính kế toán khi thực hiện quyền của chủ sở hữu tại doanh nghiệp;
Phối hợp kiểm tra, xem xét các nội dung vể tài chính liên quan đến công tác cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của Tập đoàn trước khi lãnh đạo Tập đoàn phê duyệt;
Tổng hợp tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản của các công ty con; theo dõi, nắm bắt tình hình thế chấp, cầm cố tài sản của các công ty con cho mục đích huy động vốn và các mục đích trong hoạt động kinh doanh;
Việc điều chuuyển, sắp xếp lại tài sản giữa các đơn vị trong Tập đoàn theo mục tiêu quy hoạch tổ chức và hoạt động kinh doanh của các đơn vị trong Tập đoàn; việc thanh lý, nhượng bán tài sản của các đơn vị trong Tập đoàn nhằm bảo toàn vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM VINASHIN
2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu là một chỉ tiêu tổng hợp nhằm phản ánh quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty. Đây là chỉ tiêu cho thấy được sự trưởng thành và tốc độ phát triển của doanh nghiệp và với Vinashin đây cũng không phải là một ngoại lệ. Doanh thu bán hàng của Tập đoàn được thực hiện thông qua việc ký kết các hợp đồng đóng tàu. Trong những năm đầu của thế kỷ 21, từ năm 2004 đến năm 2009, Vinashin đã ký được rất nhiều hợp đồng đóng tàu xuất khẩu với tổng giá trị hợp đồng lớn. Chính các hợp đồng này đã mở ra cho Vinashin một cơ hội lớn để xây dựng, phát triển ngành đóng tàu Việt Nam ngày một lớn mạnh, vươn lên đứng hàng thứ 5 trên thế giới về lượng đơn hàng đóng tàu. Chính vì vậy mà yêu cầu đặt ra là hạch toán doanh thu như thế nào để phản ánh được một cách trung thực, chính xác, đảm bảo tính đúng đắn lại càng trở nên quan trọng.
2.1.1. Doanh thu bán hàng từ hợp đồng đóng tàu
Như đã nêu ở phần đặc điểm doanh thu của Tập đoàn, thông thường một hợp đồng đóng tàu được ký kết 03 bên, trong đó công ty mẹ là người bán, điều này có nghĩa là Công ty mẹ là người đứng ra ký hợp đồng với đối tác sau đó khi đã hoàn thành hợp đồng thì Công ty mẹ sẽ chuyển hợp đồng về Công ty con và bắt đầu thực hiện việc đóng tàu.
Doanh thu từ các hợp đồng đóng tàu được tính như sau:
DTĐT =
CFTT +
THH
Trong đó:
DTĐT: Doanh thu bán hàng của Tập đoàn được thực hiện từ việc đóng tàu
CFTT: Giá trị chi phí mà Công ty mẹ trực tiếp chi cho sản phẩm đóng tàu
THH: Số tiền mà Công ty mẹ được hưởng theo tỷ lệ trên giá trị hợp đồng
Ví dụ:
Giả sử Công ty mẹ ký được một hợp đồng đóng tàu trị giá 2.668 tỷ đồng, mà để đạt được hợp đồng đó Công ty mẹ đã phải bỏ ra một khoản chi phí là 200 triệu đồng để chi cho các chi phí như chi phí đi lại, tiếp khách, chi phí giao dịch… và tỷ lệ % mà Công ty mẹ được hưởng trên giá trị hợp đồng là 15% thì doanh thu mà Công ty mẹ có được là:
DTĐT = 200 tr + 15%* 2.668 tỷ
= 200 tr + 400.200 tr = 400.400 tr
2.1.1.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng
- Chứng từ sử dụng:
Do doanh thu được ghi nhận theo tiến độ hoàn thành của công việc đóng tàu nên các chứng từ cần thiết để hạch toán doanh thu là:
Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành- Biểu 2.1
Hoá đơn giá trị gia tăng
Phiếu thu
Giấy báo Có của Ngân hàng
Tài khoản sử dụng
Để thực hiện ghi sổ khoản doanh thu này, Tập đoàn sử dụng TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi tiết theo tiểu khoản TK 5111- Doanh thu bán hàng hoá với kết cấu của tài khoản như sau:
Bên Nợ:
Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất nhập khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong kỳ kế toán;
Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Bên Có
Phản ánh doanh thu của khối lượng hàng hoá được xác định là đã bán trong kỳ.
TK 511 không có số dư cuối kỳ.
Và các TK liên quan khác:
TK 111: Tiền mặt
TK 112: Tiền gửi ngân hàng
TK 131: Phải thu khách hàng
TK 3331: Thuế giá trị gia tăng đẩu ra….
2.1.1.2. Kế toán chi tiết doanh thu bán hàng từ hợp đồng đóng tàu
Đối với các hợp đồng đóng tàu, tuỳ theo quy định của mỗi hợp đồng mà doanh thu được ghi nhận theo từng tiến độ hay giai đoạn hoàn thành. Thông thường quy trình đóng mới một con tàu được thực hiện qua các giai đoạn như:
Giai đoạn 1: thiết kế
Giai đoạn 2: lắp ráp phân, tổng đoạn
Giai đoạn 3: lắp ráp các khí cụ, giá đỡ
Giai đoạn 4: sơn
Giai đoạn 5: đấu tổng đoạn trên đà
Giai đoạn 6: hạ thuỷ
Giai đoạn 7: lắp hoàn chỉnh thiết bị
Giai đoạn 8: thử đường dài
Giai đoạn 9: bàn giao
Và quá trình đóng tàu cũng diễn ra trong một thời gian dài và đòi hỏi một lượng vốn lớn nên bên đóng tàu cũng như bên đối tác không thể một lúc bỏ ra toàn bộ số tiền của hợp đồng đóng tàu được do đó việc thanh toán theo từng giai đoạn hay tiến độ của con tàu là điều hoàn toàn hợp lý.
Sau khi ký kết hợp đồng, bên đối tác sẽ ứng trước cho Tập đoàn một khoản tiền nhất định (thường là thông qua chuyển khoản), Tập đoàn sẽ chuyển khoản tiền đó cho đơn vị đóng tàu để bên này thực hiện công việc đóng tàu. Sau một thời gian, khi đã hoàn thành giai đoạn đầu theo yêu cầu đơn vị đóng tàu sẽ thông báo cho Tập đoàn, Tập đoàn thông báo cho bên đối tác và cùng đến đơn vị đóng tàu để kiểm tra và nghiệm thu phần việc đã hoàn thành. Trên cơ sở đó cả ba bên sẽ cùng lập “Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành” (Biểu 2.1)
Biểu 2.1
BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH
Loại tàu: Tàu chở xi măng- Hợp đồng số 12307
Giai đoạn 3: Lắp ráp phân, tổng đoạn
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2009
Hội đồng nghiệm thu gồm có:
Đại diện bên A: Công ty Xi măng Nghi Sơn
Bà : Lý Văn Tú Chức vụ: P.P Dự án
Ông : Bùi Đức Thạch Chức vụ: Đội trưởng
Đại diện bên B: Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam
Ông : Trần Thành Chung Chức vụ: Phó phòng Bán hàng
Ông : Vũ Văn Minh Chức vụ: PGĐ Nhà máy đóng tàu Hạ Long
Các bên đã tiến hành:
Kiểm tra lại công trường:
Xem xét bản vẽ thiết kế
Khối lượng thi công: + lắp ráp tôn phẳng khung dọc
+ lắp ráp tôn phẳng khung ngang
+ lắp ráp khung cong
Nhận xét:
Thời gian thi công
Bắt đầu từ ngày 02 tháng 10 năm 2008.
Hoàn thành ngày 26 tháng 11 năm 2009.
Chất lượng thi công so với thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt: Đạt yêu cầu.
Khối lượng thi công theo thiết kế đã được phê duyệt: Đạt yêu cầu.
Kết luận
Bên B đã hoàn thành khối lượng công việc theo đúng yêu cầu của bên A và theo đúng hợp đồng đã được ký kết,
Hội đồng nghiệm thu đồng ý nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành.
Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Đại diện bên A Đại diện bên B
Công ty Xi măng Nghi Sơn Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam
Biên bản đó là cơ sở để kế toán ghi Hoá đơn Giá trị gia tăng (hoá đơn bán hàng), hoá đơn được lập thành 3 liên với đầy đủ chữ ký (được đặt giấy than, viết 1 lần):
Liên 1: lưu tại quyển gốc
Liên 2: giao cho khách hàng
Liên 3: được sử dụng để hạch toán ghi sổ và luân chuyển chứng từ
Đây chính là chứng từ để kế toán hạch toán doanh thu.
Cứ theo một quy trình như vậy, khi giai đoạn đầu tiên đã hoàn thành và được nghiệm thu thì bên đối tác lại tiếp tục ứng tiền để thực hiện giai đoạn tiếp theo… và kế toán lại thực hiện việc hạch toán như trên.
Các thông tin được nhập vào được lưu trong phần mềm và phần mềm sẽ tự động hình thành “Sổ chi tiết tài khoản doanh thu bán hàng” (Biểu 2.2) và sổ chi tiết các tài khoản có liên quan
2.1.1.3. Kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng từ hợp đồng đóng tàu
Như vậy với các chứng từ và sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Esoft- Financials, kế toán sẽ thực hiện qui trình kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng như sau:
Khi đối tác ứng trước tiền bằng tiền gửi Ngân hàng, kế toán sẽ nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, căn cứ vào chứng từ này kế toán thực hiện nhập liệu vào phần mềm như sau:
1/ Vào menu “Kế toán” kích vào “Tiền mặt, tiền gửi và tiền vay” sau đó chọn “Chứng từ tiền gửi Ngân hàng” sẽ hiện ra màn hình nhập liệu
2/ Điền đầy đủ các thông tin cần thiết trên Chứng từ tiền gửi Ngân hàng
Nhấn nút “Mới” để điền thông tin mới
Nhập loại chứng từ: NH1- Giấy báo Có VNĐ
Nhập số chứng từ, ngày vào sổ
Nhập các thông tin về số hợp đồng, ngày hợp đồng, ngày thanh toán và lãi suất ( nếu có)
Nhập các thông tin khác về họ tên, địa chỉ và diễn giải nghiệp vụ
Sau đó nhập phần định khoản, bao gồm
+ diễn giải: Nhận tiền ứng trước từ…… qua tại khoản tại Ngân hàng….
+ TK Nợ: 112- chi tiết theo từng Ngân hàng
+ TK Có: 131- chi tiết theo đối tác
+ Số tiền
+ Tỷ giá (nếu ứng trước bằng ngoại tệ).
Sau đó nhấn vào nút “Lưu” để hoàn thành việc nhập liệu và lưu trữ thông tin đã nhập
Phần mềm sẽ tự động kết chuyển sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh để xác định kết quả kinh doanh của Tập đoàn
Từ các thông tin đã được nhập và được lưu trong phần mềm, kế toán có thể cho in ra các loại sổ và báo cáo cần thiết, chẳng hạn như Sổ Cái TK 511. Để xem và in các sổ chi tiết và sổ tổng hợp, trên màn hình giao diện vào menu “Báo cáo” -> chọn “Sổ sách và báo cáo” sau đó kích chuột vào loại sổ cần thiết
Biểu 2.3 SỔ CÁI
TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Từ ngày 01/11/2009 đến ngày 30/11/2009
Ngày chứng từ
Số chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Nợ
Có
02/11/2009
0061272
Thu phí Marketing
131
966.808.428
16/11/2009
0061277
0061278
Thu phí dịch vụ
131
367.336.589
26/11/2009
0061281
0061283
0061284
Thu từ bán thiết bị
131
221.444.516.052
Cộng số phát sinh tháng
222.778.661.069
Số dư cuối tháng
323.838.344.386
Ngày 30 tháng 11 năm 2009
Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
(ký,họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
2.1.2. Kế toán doanh thu cung cấp vật tư, thiết bị đóng tàu
2.1.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng
Chứng từ sử dụng
Phiếu xuất kho
Phiếu thu
Giấy báo Có của Ngân hàng
Hoá đơn Giá trị gia tăng
Tài khoản sử dụng
TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá
TK 156: Hàng hoá dùng để phản ánh giá trị hàng hoá hiện có và tình hình biến động hàng hoá tại kho của Tập đoàn, với kết cấu như sau:
Bên Nợ:
Trị giá mua vào của hàng hoá theo hoá đơn mua hàng
Chi phí thu mua hàng hoá
Trị giá hàng hoá phát hiện thừa khi kiểm kê
Trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ
Bên Có:
Trị giá hàng hoá xuất kho để bán
Trị giá hàng hoá phát hiện thiếu khi kiểm kê
Trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ
Số dư bên Nợ:
Trị giá mua vào của hàng hoá tồn kho
Chi phí thu mua của hàng hoá tồn kho
Và một số tài khoản có liên quan khác: TK 111, 112, 131…
2.1.2.2. Kế toán chi tiết doanh thu cung cấp vật tư, thiết bị
Sau khi ký kết hợp đồng đóng tàu, các đơn vị đóng tàu sẽ bắt đầu lên kế hoạch đóng tàu và thiết kế tàu. Trên cơ sở các kế hoạch thi công, đơn vị đóng tàu sẽ gửi các yêu cầu về vật tư, thiết bị cần thiết lên Tập đoàn. Tập đoàn xem xét và xét duyệt yêu cầu sau đó thực hiện cung cấp các vật tư, thiết bị mà các đơn vị đóng tàu cần.
Do đặc điểm của các thiết bị đóng tàu là chỉ có số lượng ít và giá trị lớn nên khi xuất kho sẽ được tính theo phương pháp giá thực tế đích danh, có nghĩa là thiết bị được nhập kho theo giá nào thì cũng sẽ được xuất theo giá đó.
Chẳng hạn như, khi thực hiện giai đoạn 7- lắp hoàn chỉnh các thiết bị, Công ty TNHH MTV DDT Hạ Long có nhu cầu về các vật tư, thiết bị cho giai đoạn này, bên phía công ty TNHH MTV DDT Hạ Long sẽ gửi lên Tập đoàn một Phiếu yêu cầu cung cấp vật tư, thiết bị như sau:
Biểu 2.4
Công ty TNHH MTV DDT Hạ Long
Giếng Đáy, phường Giếng Đáy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: +84-033-3846556
Fax : +84-033-3846044
PHIẾU YÊU CẦU CUNG CẤP THIẾT BỊ
Cho việc đóng mới tàu HL 05/06
Số: 0015686 ngày 20 tháng 11 năm 2009
Kính gửi: VP Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam
Hiện nay, Công ty chúng tôi đang thực hiện đóng mới tàu chở hàng 53.000 DWT mang số hiệu HL 05/06. Quy trình đóng tàu đã được thực hiện đến giai đoạn Lắp ráp hoàn chỉnh thiết bị và theo yêu cầu thiết kế của con tàu, Công ty chúng tôi mong muốn được Tập đoàn cung cấp các thiết bị như sau:
STT
Tên thiết bị
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
Thiết bị báo cháy
bộ
1
2
Bộ xuồng cứu sinh
bộ
10
3
Bộ phụ kiện bảng điện
bộ
5
4
Cầu xuồng cứu sinh
bộ
10
5
Nắp hầm hàng
bộ
10
Kính mong Tập đoàn xem xét yêu cầu và thực hiện cung cấp các thiết bị trên nhằm đảm bảo đúng tiến độ thi công tàu HL 05/06.
Người lập phiếu Giám đốc Cty TNHH MTV ĐT Hạ Long
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
Biểu 2.5
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 26 tháng 11 năm 2009
Số 152/2009
Người nhận hàng: Công ty TNHH MTV DDT Hạ Long
Địa chỉ: Giếng Đáy, phường Giếng Đáy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Người nhận hàng: Trần Bảo Thành
Diễn giải: Xuất kho thiết bị hoàn chỉnh tàu
Xuất tại kho: kho Tập đoàn
STT
Mã thiết bị
Tên thiết bị
Đơn vị tính
Số lượng
Yêu cầu
Thực xuất
1
TB 01
Thiết bị báo cháy
bộ
1
1
2
TB 02
Bộ xuồng cứu sinh
bộ
10
10
3
TB 03
Bộ phụ kiện bảng điện
bộ
5
5
4
TB 04
Cầu xuồng cứu sinh
bộ
10
10
5
TB 05
Nắp hầm hàng
bộ
10
10
Ngày 26 tháng 11 năm 2009
Người lập Người nhận hàng Thủ kho
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
Sau khi xem xét và xét duyệt yêu cầu của Công ty TNHH MTV DDT Hạ Long, Tập đoàn sẽ thực hiện xuất kho các thiết bị (Biểu 2.5)
Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên:
Liên 1: giao cho khách hàng
Liên 2: thủ kho giữ để ghi thẻ kho và chuyển cho kế toán để hạch toán.
Kế toán sau khi nhận được phiếu xuất kho sẽ viết hoá đơn GTGT thực hiện bán hàng hoá cho khách hàng.
Biểu 2.6
VP Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam
HOÁ ĐƠN GTGT
Mẫu số 01 GTKT - 3LL
172 Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội
Ký hiệu: TQ/2009B
Liên 2: Giao cho khách hàng
No: 0061283
Ngày 26 tháng 11 năm 2009
Khách hàng : Công ty TNHH MTV DDT Hạ Long
Địa chỉ : Giếng Đáy, phường Giếng Đáy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Mã số thuế : 5700100129
Hình thức thanh toán: Tiền gửi ngân hàng
STT
Tên hàng hoá
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Thiết bị báo cháy
bộ
1
195.636.690
195.636.690
2
Bộ xuồng cứu sinh
bộ
10
155.491.000
1.554.910.000
3
Bộ phụ kiện bảng điện
bộ
5
8.060.750
40.303.750
4
Cầu xuồng cứu sinh
bộ
10
491.7240.000
4.917.240.000
5
Nắp hầm hàng
bộ
10
1.558.348.300
15.583.483.000
Cộng tiền hàng
22.291.573.440
Thuế suất thuế GTGT 10%
Tiền thuế GTGT
2.229.157.344
Tổng cộng
24.520.730.784
Số tiền viết bằng chữ:
hai mươi tư tỷ năm trăm hai mươi triệu bảy trăm ba mươi nghìn bảy trăm tám mươi tư đồng
Khách hàng
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên)
(ký, ghi rõ họ tên)
(ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán sử dụng liên 3 của Hoá đơn bán hàng này để thực hiện ghi sổ nghiệp vụ bán hàng đã phát sinh.
Khi khách hàng thanh toán:
Trường hợp khách hàng thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng thì Tập đoàn sẽ nhận được Giấy báo Có của Ngân hàng và sử dụng Giấy báo Có này để ghi sổ doanh thu bán hàng theo định khoản:
Nợ TK 112- chi tiết theo Ngân hàng
Có TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá
Trường hợp khách hàng thanh toán bằng tiền mặt thì thủ quỹ sẽ viết Phiếu thu (Biểu 2.7)
Trong trường hợp này thì kế toán sẽ định khoản như sau:
Nợ TK 111: Tiền mặt tại quỹ
Có TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá
Biểu 2.7
VP Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam
Mẫu số 01- TT
172 Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội
Quyển số: 156
PHIẾU THU
No: 0045152
Ngày 15 tháng 12 năm 2009
Họ và tên người nộp tiền: Trần Bảo Thành
Địa chỉ: Công ty TNHH MTV DDT Hạ Long- TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Lý do nộp tiền: Thanh toán tiền mua thiết bị theo hoá đơn số 0061283 ngày 26 tháng 11 năm 2009
Số tiền: 24.520.730.784
Viết bằng chữ:
Hai mươi tư tỷ năm trăm hai mươi triệu bảy trăm ba mươi nghìn bảy trăm tám mươi tư đồng
Kèm theo 01 chứng từ gốc
Ngày 15 tháng 12 năm 2009
Giám đốc
Kế toán trưởng
Người nộp tiền
Người lập phiếu
Thủ quỹ
(ký, họ tên, đóng dấu)
(ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền:
Hai mươi tư tỷ năm trăm hai mươi triệu bảy trăm ba mươi nghìn bảy trăm tám mươi tư đồng
2.1.2.3. Kế toán tổng hợp doanh thu cung cấp vật tư, thiết bị
Như vậy với các chứng từ như trên thì quy trình nhập dữ liệu vào phần mềm được kế toán thực hiện như sau:
Khi kế toán nhận được Phiếu xuất kho, trên phần mềm Esoft- Financials kế toán thực hiện nhập liệu theo quy trình:
1/ Trên màn hình giao diện, kích vào “Hàng hoá” -> chọn Cập nhật số liệu sau đó chọn Phiếu xuất kho sẽ hiện ra màn hình nhập liệu của Phiếu xuất kho
2/ Điền đầy đủ các thông tin cần thiết trên màn hình nhập liệu:
Nhấn nút “Mới” để điền thông tin mới
Nhập tên khách hàng, địa chỉ của khách hàng
Diễn giải
Nhập các thông tin về ngày, tháng và số chứng từ
Sau đó nhập các thông tin về mã vật tư, thiết bị; loại vật tư, số lượng, đơn vị tính
Sau khi hoàn thành việc nhập liệu, ấn nút “Lưu” để phần mềm tự động lưu trữ các thông tin vừa được nhập
Tiếp đó, với Phiếu thu tiền mặt, kế toán cũng thực hiện nhập dữ liệu vào máy tính theo cách tương tự; cụ thể:
1/ Trên màn hình giao diện, chọn menu “Kế toán” chọn “Tiền mặt, tiền gửi và tiền vay” sau đó chọn “Chứng từ tiền mặt” sẽ hiện ra màn hình nhập liệu
2/ Điền đầy đủ các thông tin trên màn hình nhập liệu:
Nhấn nút “Mới” để điền thông tin mới
Nhập loại chứng từ: PT1- Phiếu thu tiền mặt
Nhập số chứng từ, ngày vào sổ
Nhập các thông tin về số hợp đồng, ngày hợp đồng
Nhập người nộp tiền, địa chỉ, lý do nộp
Sau đó nhập phần định khoản: nhập TK Có, tên TK Có, diễn giải nghiệp vụ phát sinh Có với số tiền tương ứng
Sau đó ấn nút “Lưu” để phần mềm tự động lưu trữ các thông tin vừa được nhập.
2.1.3. Kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ
Trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp đóng tàu đến năm 2010, Vinashin đã mở rộng và hiện đại hoá các xưởng đóng tàu, để đảm bảo đóng các tàu có trọng tải đến 100 nghìn tấn phục vụ cho nhu cầu phát triển đội tàu viễn dương của Việt Nam cũng như xuất sang Anh. Nhật, Đức. Chỉ tính trong năm 2003, Vinashin đã ký kết các hợp đồng đóng tàu trong nước và quốc tế trị giá 500 triệu USD; trong đó có hợp đồng ký kết với công ty GRAIG của Anh quốc đóng 15 tàu chở hàng hiện đại, trọng tải mỗi tàu 53 nghìn tấn, tổng giá trị 322 triệu USD.
Do giá trị các con tàu được đóng mới là rất lớn nên, nếu không may rủi ro, thiệt hại cũng rất lớn. Một trong những điều kiện đảm bảo cho các hợp đồng đóng tàu có giá trị lớn, có hiệu lực, là quá trình đóng tàu phải được bảo hiểm bởi những công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm có năng lực tài chính lớn, đủ khả năng khắc phục được mọi rủi ro xảy ra trong quá trình đóng tàu. Giá trị được bảo hiểm cho một con tàu lớn nhất có thể lên đến 1 tỷ USD.
Khi mua bảo hiểm cho các con tàu được đóng mới nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm sẽ nhận bảo hiểm cho thân tàu, máy móc và các trang thiết bị trên tàu trong quá trình tại xưởng và những cơ sở khác của người đóng tàu trong phạm vi cảng hoặc địa điểm đóng tàu thuộc nơi đặt xưởng của người đóng tàu và trong quá trình vận chuyển giữa những nơi đó. Ngoài ra, nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm cũng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người đóng tàu với tư cách là chủ tàu.
Một nhà cung cấp dịch vụ lớn của Vinashin đó là Công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Thời gian gần đây Bảo Việt đã ký với Vinashin một hợp đồng bảo hiểm lớn cho lô đóng mới 09 tàu trọng tải 53 nghìn tấn của Vinashin, tổng giá trị bảo hiểm của hợp đồng này lên tới 270 triệu đô la Mỹ.
Các điều khoản bảo hiểm chính thuộc hợp đồng này tuân theo các điều kiện, điều khoản và loại trừ theo quy định tại điều khoản bảo hiểm rủi ro của người đóng tàu; những rủi ro gây tổn thất, thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm; trường hợp hạ thuỷ không thành công. Bảo hiểm Bảo Việt chịu mọi chi phí cho đến khi hoàn thành việc hạ thuỷ; rủi ro ô nhiễm, lỗi thiết kế (chỉ bảo hiểm những thiệt hại gián tiếp), trách nhiệm đâm va, chi phí tố tụng và đề phòng hạn chế tốt nhất. Bảo hiểm Bảo Việt cũng nhận bảo hiểm quá trình chạy thử trong vùng nước thuộc nhà máy hoặc vùng nước theo yêu cầu của đăng kiểm và các cơ quan liên quan nhưng không vượt quá 250 hải lý.
Theo hợp đồng ký kết, Vinashin sẽ thông báo cho Bảo hiểm Bảo Việt thông tin về tàu được bảo hiểm ít nhất 15 ngày trước ngày đặt kỵ đóng mỗi tàu và Bảo hiểm Bảo Việt sẽ cấp đơn bảo hiểm cho mỗi tàu trên cơ sở yêu cầu của Vinashin.
Vì các hợp đồng bảo hiểm có tính chất quan trọng như vậy, đồng thời cũng là các hợp đồng có giá trị lớn nên Tập đoàn phải đứng ra ký kết hợp đồng sau đó đối với các đơn vị trực tiếp đóng tàu Tập đoàn lại trở thành nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm, bảo lãnh cho tàu đóng mới. Do đó, đây được xem là doanh thu cung cấp dịch vụ của Tập đoàn.
Kế toán các nghiệp vụ về doanh thu cung cấp dịch vụ tại Tập đoàn cũng được thực hiện khá đơn giản. Khi thực hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho đơn vị đóng tàu, kế toán xuất hoá đơn GTGT và ghi nhận doanh thu.
Chứng từ sử dụng:
+ Hoá đơn GTGT
+ Phiếu thu
+ Giấy báo Có của Ngân hàng
Tài khoản sử dụng
+ TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
+ TK 111,112,131
2.2. Kế toán doanh thu tài chính
Doanh thu tài chính của Tập đoàn phần lớn là doanh thu có được từ lãi tiền gửi, tiền cho vay, lãi có được do chênh lệch tỷ giá hối đoái và một phần từ cổ tức của các công ty mà Tập đoàn đầu tư vào.
2.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng
- Chứng từ sử dụng:
+ Thông báo nhận cổ tức
Tài khoản sử dụng:
+ TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính; dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu tài chính khác của Tập đoàn.
TK này có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang TK 911- “Xác định kết quả kinh doanh”
Bên Có:
Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia;
Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh;
Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh khi bán ngoại tệ;
Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh;
Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ.
TK 515 không có số dư cuối kỳ.
+ TK 112: Tiền gửi ngân hàng
+ TK 13684: Phải thu nội bộ (lãi vay)
+ TK 331, 131
2.2.2. Một số ví dụ về hạch toán doanh thu tài chính tại Tập đoàn
2.2.2.1. Doanh thu tài chính từ lãi tiền gửi, tiền cho vay và chênh lệch tỉ giá hối đoái
Đối với các khoản tiền gửi tại Ngân hàng, tuỳ thuộc vào kỳ hạn gửi tiền và lãi suất tiền gửi, Ngân hàng sẽ tự động tính lãi tiền gửi và nhập gốc nếu như khoản tiền này vẫn không bị rút. Đồng thời, tại Tập đoàn Kế toán cũng sẽ thực hiện tính lãi dựa trên khoản tiền gửi và lãi suất tương ứng để hạch toán vào doanh thu tài chính của tháng.
Ví dụ:
Tập đoàn có một khoản tiền gửi bằng USD tại Ngân hàng VCB, được gửi vào ngày 09/11/2008. Vào ngày 09/01/2009 kế toán tiến hành tính lãi cho tháng thứ 2 (Trích sổ chi tiết tài khoản 515) và hạch toán như sau:
Nợ TK 11221(Tiền gửi USD): 4.100.750
Có TK 515 : 4.100.750
Cũng tương tự như vậy, các khoản cho vay (thường là cho các công ty con vay vốn) cũng được tính lãi vào cuối tháng và hạch toán vào doanh thu tài chính
Ví dụ: Tập đoàn cho Công ty lắp máy và xây dựng Vinashin vay vốn và cứ cuối mỗi tháng kế toán lại thực hiện tính lãi vay phải thu, hạch toán vào TK 515 và TK 13684. Chẳng hạn vào ngày 31/01/2009 kế toán tiến hành tính lãi tiền vay phải thu của Công ty lắp máy và xây dựng Vinashin (Trích sổ chi tiết TK 515) và hạch toán như sau:
Nợ TK 13684: 54.438.165
Có TK 515: 54.438.165
Đối với các khoản nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ, khi thu tiền nợ hoặc khi thanh toán nợ mà có sự chênh lệch tỷ giá và phát sinh một khoản lãi thì kế toán ghi nhận khoản lãi này vào TK 515.
Ví dụ: 01/01/2009 Kế toán thực hiện thanh toán khoản nợ bằng ngoại tệ cho Công ty China Shipbuilding Trading khoản tiền về việc nhập vật tư đóng tàu 53, tỉ giá USD/VNĐ tại thời điểm thanh toán nhỏ hơn tỉ giá tại thời điểm ghi nhận nợ, do đó làm phát sinh một khoản chênh lệch và được kế toán ghi nhận là lãi doanh thu tài chính trong kỳ (Trích sổ chi tiết TK 515). Định khoản như sau:
Nợ TK 331: 602.937.720
Có TK 515: 602.937.720
Trên phần mềm kế toán, khi kế toán thực hiện nhập liệu nghiệp vụ thanh toán khoản nợ cho nhà cung cấp theo tỉ giá mới thì phần mềm sẽ tự động tính lãi.
2.2.2.2. Doanh thu tài chính từ cổ tức và lợi nhuận được ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25963.doc