MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Phần I Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp sản xuất 2
1. Khái quát chung về kế toán nguyên vật liệu 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Phân loại nguyên vật liệu 2
1.3. Tính giá nguyên vật liệu 5
1.3.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho 5
13.2. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho 7
1.4. Nhiệm vụ yêu cầu quản lý nguyên vật liệu 11
1.4.1. Khâu cung ứng 12
14.2. Khâu bảo quản và dự trữ 13
1.5. Nhiệm vụ và yêu cầu kế toán nguyên vật liệu 14
II. Kế toán ban đầu nguyên vật liệu 15
2.1. Chứng từ sử dụng 15
2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ 16
2.2.1. Trình tự luân chuyển chứng từ 16
2.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ xuất kho 16
III. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 17
3.1. Phương pháp thẻ song song 17
3.2. Phương pháp đối chiếu luân chuyển 18
3.3. Phương pháp số dư 19
IV. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 20
4.1. Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) 20
4.1.1. Tài khoản sử dụng 21
4.1.2. Phương pháp hạch toán 21
4.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) 21
4.2.1. Tài khoản sử dụng 22
4.3. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu 22
V. Sổ sách kế toán 23
5.1. Sổ Nhật ký chung (NKC) 23
5.2. Hình thức chứng từ ghi sổ 24
5.3. Hình thức Nhật ký -sổ cái 26
5.4. Hình thức Nhật ký - Chứng từ (NK- CT) 27
Chương II Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty in tổng hợp Hà Nội 28
1. Khái quát chung về công ty in tổng hợp Hà Nội 28
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 28
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý 30
1.3. Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh 33
1.4. Tổ chức công tác kế toán 34
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 34
1.4.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 36
1.4.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 36
1.4.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán 37
1.4.5. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán 38
2. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty in tổng hợp Hà Nội 38
2.1. Đặc điểm, phân loại và đánh giá nguyên vật liệu tại công ty 38
2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu 38
2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu 39
2.2. Tổ chức kế toán ban đầu nguyên vật liệu tại công ty 41
2.3. Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu 49
2.3.1. Tại kho vật liệu 49
2.3.2. Tại phòng kế toán 50
2.4. Tổ chức kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty 57
2.4.1. Kế toán tổng hợp nhập kho nguyên vật liệu 57
2.4.2. Kế toán tổng hợp xuất kho nguyên vật liệu 58
Phần III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty in tổng hợp Hà Nội 64
1. Đánh giá tổng quát 64
1.1. Ưu điểm 64
1.2. Nhược điểm 65
2. Phương pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty in tổng hợp Hà Nội 67
3. Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty in tổng hợp Hà Nội 68
kết luận 77
Tài liệu tham khảo 79
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2111 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty in tổng hợp Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ba Đình Hà Nội.
Tiền thân của công ty là nhà in Lê Cường – một nhà in tư nhân được cải tạo và xây dựng thành một doanh nghiệp Nhà Nước. Ngày 01/7/1959 được UBHC thành phố Hà Nội ra quyết định số 1674/TCUB chuẩn y cho nhà in Lê Cường được hợp doanh với Nhà Nước và lấy tên là Xí nghiệp in Lê Cường đặt tại 75 Hàng Bồ.
Từ đầu năm 1960 đến cuối năm 1973 xí nghiệp trải qua 7 lần hợp nhất và 2 lần tách ra gồm 45 nhà in lớn nhỏ trong đó có 14 nhà in tư sản và 31 nhà in tiểu chủ.
Ngày 23/3/1970 UBHC thành phố Hà nội ra quyết định số 007/UB/CN sát nhập các xí nghiệp in Lê Cường, nhà in của Sở thông tin và nhà in báo Hà nội mới thành Xí nghiệp in Hà nội.
Ngày 03/9/1973 UBHC Hà nội lại ra quyết định số 129/QĐ/CN tách xí nghiệp in Hà nội thành 2 xí nghiệp: Xí nghiệp in báo Hà nội mới ở 35 phố Nhà Chung trực thuộc ban biên tập báo Hà nội mới và Xí nghiệp in Hà nội ở 75 phố Hàng Bồ trực thuộc Sở Văn hoá - Thông tin.
Thực hiện Nghị định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 20/11/1991 về việc thành lập và giải thể các doanh nghiệp Nhà nước, xí nghiệp in Hà Nội đã làm thủ tục đăng ký xây dựng thành doanh nghiệp Nhà nước với tên mới là xí nghiệp in tổng hợp Hà Nội tại 67 Phó Đức Chính và đến năm 1997 xí nghiệp đổi tên thành công ty in tổng hợp Hà Nội.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực in ấn, sản phẩm của doanh nghiệp là sách, giấy tờ phục vụ công tác quản lý hành chính, biểu mẫu, chứng từ, hoá đơn, các loại nhãn hàng, báo chí, tập san, bản in, vé số.... Công ty có các bạn hàng lớn như: Nhà xuất bản giáo dục, Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Kim Liên, Nhà xuất bản Phụ nữ, Bộ Tài chính, Công ty xổ số kiến thiết,… Nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là do công ty tự khai thác trên thị trường và mua theo giá thoả thuận. Vật tư được sử dụng chủ yếu của công ty là giấy (giấy Bãi bằng, giấy Trung Quốc), mực in các loại và các nguyên liệu phụ trợ khác. Công ty mở tài khoản tại một số ngân hàng như Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tại Hà Nội, Ngân hàng công thương, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam….
Tình hình về lao động: Năm 1990, toàn công ty có 240 lao động, đó là một số lượng lớn nhân công. Song cho tới năm 2003 số lao động đã giảm xuống còn 135 lao động do công nghệ máy móc hiện đại đã thay thế con người trong nhiều khâu sản xuất và bộ máy quản lý cũng được tinh giảm bớt cồng kềnh và hoạt động có hiệu quả hơn.Trong đó bao gồm:
+ 25 cán bộ quản lý chiếm 19,5% bao gồm 8 cán bộ đã tốt nghiệp đại học, 14 cán bộ đã tốt nghiệp cao đẳng và trung cấp, số còn lại đã tốt nghiệp phổ thông hoặc bổ túc.
+ 100 công nhân trực tiếp sản xuất chiếm 74,1% gồm: 8 công nhân bậc 7/7, 20 công nhân bậc 6/7, 54 công nhân bậc 5/7, số còn lại là công nhân bậc 4/7.
+ 10 công nhân phi sản xuất chiếm 7,4%
Tại công ty, số công nhân kỹ thuật điều khiển thiết bị và trong các khâu của dây chuyền sản xuất phần lớn được tuyển dụng đào tạo nghề nghiệp tại công ty. Do chuyển công nghệ in từ Typo sang Offset bởi vậy trình độ tay nghề nhìn chung còn yếu mặc dù đang hưởng bậc lương khá cao. Như vậy ta thấy ở công ty số công nhân có trình độ cao chưa nhiều, cần phải có sự bồi dưỡng và tuyển dụng bổ sung đặc biệt ở các khâu kỹ thuật then chốt và ở những thiết bị được bổ sung. Số cán bộ quản lý của công ty có trình độ đại học còn quá ít, công ty cần có những biện pháp để nâng cao trình độ văn hoá cho cán bộ nhất là cán bộ quản lý của công ty.
Trải qua 45 năm xây dựng, cải tạo và phát triển đến nay công ty đã đạt được những thành tích đáng kể, được thể hiện qua biểu sau:
Biểu 2.1
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Các chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
- Số lượng trang in
( tr13x19 )
803.000.000
984.000.000
1.050.000.000
1.200.000.000
- Doanh thu( đ )
5.685.293.100
5.853.146.659
7.851.600.500
9.687.050.000
- Lợi nhuận thuần( đ )
172.756.293
200.655.028
235.085.000
280.250.000
- Thu nhập bình quân
bình (đ/tháng/người )
674.200
738.730
886.000
1.020.000
- Nộp ngân sách ( đ )
361.679.600
472.237.333
524.352.000
530.000.000
So sánh qua các năm ta thấy tất cả các chỉ tiêu trong biểu trên của doanh nghiệp đều tăng song không có sự đột biến, điều này chủ yếu là do hạn chế về vốn.
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty in tổng hợp là công ty có quy mô vừa, đầu tư máy móc thiết bị theo chiều sâu. Vì vậy để phù hợp với cơ cấu, nhiện vụ sản xuất, trình độ trang bị máy móc thiết bị và để đảm bảo sản xuất có hiệu quả nhất công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo chức năng, nghĩa là nhiệm vụ quản lý được phân chia cho tất cả các phòng chức năng với những nhiệm vụ riêng biệt mang tính chất chuyên môn hoá. Như vậy các phân xưởng sản xuất sẽ nhận được lệnh từ ban giám đốc đồng thời cũng được sự chỉ đạo của các phòng ban theo chức năng của mỗi phòng. Bộ máy quản lý gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng, đứng đầu là giám đốc công ty, giúp việc cho giám đốc có một phó giám đốc phụ trách sản xuất:
Phòng tổ chức hành chính
Phòng sản xuất kỹ thuật
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kinh doanh
giám đốc
Phó giám đốc
Phân xưởng chế bản
Phân xưởng gia công hoàn thiện sản phẩm
Phân xưởng máy in offset
Tổ vé số
Tổ sách
Phân xưởng in typo
tổ phơi bản
Tổ chữ vi tính
Tổ ảnh vi tính
Tổ bình bản
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty In tổng hợp Hà Nội.
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
Giám đốc: Là người có quyền lãnh đạo cao nhất, chỉ đạo và đề xuất các chiến lược kinh doanh, chịu trách nhiệm trực tiếp với Nhà nước cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ của Nhà nước. Giúp việc cho giám đốc có một phó giám đốc, một kế toán trưởng, trưởng phòng tổ chức hành chính, trưởng phòng kế hoạch sản xuất và trưởng phòng kinh doanh.
Phó giám đốc: Phụ trách sản xuất, giúp việc cho giám đốc. Được giám đốc uỷ quyền hướng dẫn bộ phận sản xuất và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những nhiệm vụ được giao.
Phòng tổ chức hành chính: Làm công tác tham mưu và giúp việc cho giám đốc trong việc tổ chức tất cả các công việc liên quan đến quản lý cán bộ, công nhân viên, quản lý lao động, sắp xếp nhân sự, đề bạt, đào tạo cán bộ, nâng bậc thợ, ra các quyết định khen thưởng, kỷ luật, chịu trách nhiệm về thủ tục hành chính. Ngoài ra phòng tổ chức hành chính còn có nhiệm vụ lưu giữ, cung cấp hồ sơ, văn bản giấy tờ bảo vệ tài sản của công ty. Thực hiện các chế độ, chính sách tiền lương. Bên cạnh đó còn thực hiện công tác bảo hộ lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
Phòng sản xuất kỹ thuật: Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp nhận các thông tin và yêu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó tính toán xác định chi phí sản xuất một cách tổng quát nhất để thương lượng với khách hàng. Phòng kế hoạch sản xuất chỉ đạo trực tiếp việc xuất vật tư và theo dõi trực tiếp tình hình sản xuất đồng thời kết hợp với phòng kế toán tài vụ xây dựng kế hoạch sản xuất. Đây là phòng tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch ngắn hạn, hoặc dài hạn, trực tiếp điều hành sản xuất của công ty.
Phòng kế toán – tài vụ: Làm công tác tham mưu giúp việc cho Giám đốc về các mặt tài chính, kế toán quản lý vật tư, tiền vốn của công ty, bảo toàn sử dụng vốn có hiệu quả, thanh toán các hợp đồng kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch giá thành, số lượng in ấn, doanh thu của công ty. Cung cấp số liệu cho việc điều hành sản xuất, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính. Đồng thời kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính của công ty. Thực hiện hạch toán kế toán các hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu trữ các chứng từ sổ sách về tài chính kế toán, thực hiện thanh toán, quyết toán với Nhà nước và người lao động.
Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch doanh thu, chi phí,... đề ra những biện pháp thực hiện kế hoạch đó, sau đó có nhiệm vụ cân đối lại.
Các phân xưởng sản xuất: Theo sự chỉ đạo của ban quản lý, các phòng ban, mỗi tổ sản xuất có nhiệm vụ riêng tạo ra từng công đoạn cho một sản phẩm, khâu nào cũng rất quan trọng, quyết định để ra một sản phẩm có tốt hay không?
1.3. Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ đặc điểm ngành in nói chung, của công ty nói riêng, sản phẩm sản xuất phải trải qua nhiều khâu gia công liên tiếp, trong chu trình khép kín theo chương trình nhất định mới cho ra thành phẩm. Mỗi sản phẩm, hoá đơn, chứng từ, biên bản, ấn chỉ... từ khi bắt đầu sản xuất cho tới khâu hoàn thiện phải trải qua một trong hai chu trình sau đây:
Công nghệ in Offset: Dây chuyền công nghệ này sản xuất những sản phẩm mang tính chất phức tạp như các tạp chí, sách báo, biểu mẫu kế toán, vé số...
Công nghệ in Typo: Dây chuyền này sản xuất những sản phẩm có số nháy như xổ số
Các giai đoạn công nghệ cần thực hiện để thực hiện in Offset:
Giai đoạn sắp chữ trên vi tính: Có nhiệm vụ tạo mẫu cho từng loại sản phẩm, đánh ký tự lên bảng in bằng máy in laser trên bản nhôm và kiểm tra hoàn chỉnh xong sẽ chuyển sang phòng làm phim.
Giai đoạn làm phim thiết kế kích thước để chọn dương bản hợp lý.
Giai đoạn tạo bản nhôm và phôi bản: tạo ra các bản nhôm và phôi bản nhôm từ các dương bản để vào máy in.
In Offset: thực hiện in Offset với những sản phẩm phức tạp đòi hỏi công nghệ cao. Các sản phẩm của giai đoạn này có thể chuyển sang in Typo để tiếp tục in hoàn thiện.
Phân xưởng in Typo thực hiện các giai đoạn công nghệ sau:
Sắp chữ thủ công: Các công nhân sắp chữ trên khuôn theo nội dung cần in do phòng kỹ thuật sản xuất chuyển sang.
Đúc bản in: Đối với những sản phẩm cần in với số lượng lớn, in nhiều lần thì mới đúc bản chì để tránh sự hao mòn khuôn chữ. Bản in được đúc bằng nhôm.
In Typo: Công nhân làm nhiệm vụ gắn vào máy in Typo các bản chì để in ra các bản in theo mẫu. Ngoài ra, giai đoạn này còn thực hiện in số nhẩy cho tất cả các sản phẩm quản lý bằng số nhảy như biên lai, hoá đơn, các loại vé do giai đoạn in Offset chuyển sang.
Hoàn thiện thành phẩm: Phân xưởng này có tỷ lệ công nhân lớn, có nhiệm vụ hoàn thiện các tờ in do giai đoạn in Offset chuyển sang như nhặt xếp bằng các liên cùng một loạt số nhảy thành các quyển, gấp sách, bao keo quét hồ dán. Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty được khái quát bằng sơ đồ sau:
công nghệ in Offset
Sắp chữ trên vi tính
Chuẩn bị mẫu phim
Bình bản
Phơi bản
In Offset
Công nghệ in Typo
Sắp chữ thủ công
Đúc bản chì
In Typo
Tài liệu in
Hoàn thiện
Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty in tổng hợp Hà Nội
1.4. Tổ chức công tác kế toán.
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán ở công ty in tổng hợp Hà nội được tổ chức theo kiểu trực tuyến với mô hình kế toán tập trung, gồm 6 nhân viên kế toán mỗi nhân viên có các chức năng nhiệm vụ riêng.
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, kế toán chi phí giá thành
Kế toán TSCĐ
Kế toán tiêu thụ và thanh toán
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Kế toán vật tư
Thủ quỹ
Sơ đồ 2.3: Bộ máy kế toán tại công ty In tổng hợp Hà Nội.
Nhiệm vụ của mỗi nhân viên kế toán:
Kế toán trưởng: Là người quản lý bao quát toàn bộ công việc kế toán của công ty, có quyền quyết định và kiểm tra giám sát mọi công việc trong phòng kế toán, tham gia cho giám đốc về các phương án, chiến lược kinh doanh, tham gia những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về các vấn đề tài chính, kế toán của công ty. Kế toán trưởng còn kiêm kế toán tổng hợp nên còn có nhiệm vụ tổng hợp, cân đối sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính định kỳ, tăng cường bảo vệ tài sản và tiền vốn.
Kế toán tiêu thụ và thanh toán: Làm nhiệm vụ thanh toán các khoản công nợ với người mua và người bán. Xác định kết quả kinh doanh. Thanh toán tiền lương và các chế độ khác với cán bộ công nhân viên. Đồng thời theo dõi doanh thu bán hàng của công ty.
Kế toán vật tư: Theo dõi quá trình cung cấp nguyên vật liệu, cung cụ dụng cụ và việc sử dụng vật tư vào quá trình sản xuất. Theo dõi quá trình thu mua nguyên vật liệu.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Theo dõi và tính toán các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên, tính toán bảo hiểm xã hội. Phân bổ tiền lương của lao động gián tiếp vào chi phí sản xuất chung.
Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định, trích khấu hao, phân bổ khấu hao, và theo dõi các nguồn bù đắp cho việc hình thành tài sản cố định. Đồng thời kế toán tài sản cố định còn theo dõi TK112- Tiền gửi ngân hàng”. Theo dõi việc thanh toán với khách hàng thông qua hệ thống ngân hàng.
Thủ quỹ: Theo dõi thu, chi tại quỹ tiền mặt của công ty. Lập phiếu thu, phiếu chi và quản lý quỹ tiền mặt của công ty.
1.4.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Công ty vận dụng thống nhất theo hệ thống danh mục chứng từ do bộ tài chính ban hành. Việc lập chứng từ phải có căn cứ rõ ràng, hợp lý, không lập một cách tuỳ tiện. Các chứng từ liên quan đến kế toán nguyên vật liệu bao gồm:
Các dự trù mua vật tư.
Phiếu đặt mua vật tư.
Hoá đơn giá trị gia tăng.
Phiếu nhập kho.
Lệnh sản xuất.
Phiếu xuất giấy + bản in.
Phiếu đề nghị xuất vật liệu.
Phiếu xuất kho.
Thẻ kho.
1.4.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Công ty in tổng hợp Hà Nội xây dựng hệ thống tài khoản theo quy định của Bộ tài chính và thực hiện sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ tài chính về “Hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán”.
Tại công ty kế toán sử dụng các tài khoản sau để theo dõi tổng hợp nguyên vật liệu:
TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Tài khoản này có các tài khoản cấp hai như sau:
TK 1521: Nguyên vật liệu giấy
TK 1522: Nguyên vật liệu làm bản in
TK 1523: Nguyên vật liệu mực
TK 1524: PTTT( phụ tùng thay thế)
TK 1525: Vật liệu phụ
TK 1526: Vật liệu điện
TK 1527: Phế liệu thu hồi
TK 151: Hàng mua đang đi đường.
1.4.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán.
Công ty lựa chọn hình thức sổ “Chứng từ – ghi sổ” và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công tác kế toán được thực hiện thủ công. Mỗi nhân viên kế toán phụ trách một phần hành kế toán cụ thể.
Hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập “chứng từ ghi sổ”. Căn cứ vào “chứng từ ghi sổ” để ghi vào “sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”, sau đó được dùng để ghi vào “sổ Cái”. Các chứng từ gốc sau khi được làm căn cứ lập “chứng từ ghi sổ” được dùng để ghi vào “sổ, thẻ kế toán chi tiết”.
Cuối kỳ phải khoá sổ và tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên “sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số Dư của từng tài khoản trên “sổ Cái”. Căn cứ vào “sổ cái” để lập “Bảng cân đối số phát sinh”
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên “sổ Cái” và “Bảng tổng hợp chi tiết” (được lập từ sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính.
Công tác kế toán phải đảm bảo quan hệ đối chiếu kiểm tra: Phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên “sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên “Bảng tổng hợp chi tiết”.
Công ty áp dụng niên độ kế toán theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch (Từ 01/01 đến 31/12). Kỳ kế toán DN áp dụng theo quý.
Sổ sách kế toán tổng hợp bao gồm: Sổ cái TK 111, 112, 331, 621, 152....
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Thẻ kho; sổ theo dõi chi tiết nguyên vật liệu; bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu; bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; sổ chi tiết thanh toán với khách hàng.
1.4.5. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán.
Cuối kỳ kế toán thực hiện tổng hợp số liệu cung cấp cho cấp trên và các đơn vị có liên quan. Kế toán phải lập các báo cáo theo quy định của Bộ tài chính: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính.
Báo cáo kết quả kinh doanh công ty lập theo quý còn thuyết minh báo cáo tài chính thì lập định kỳ 6 tháng.
Báo cáo quản trị được lập thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị và cung cấp thông tin cho việc lên các báo cáo tài chính. Bao gồm: Báo cáo sử dụng vật tư, báo cáo thanh toán với khách hàng....
Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty in tổng hợp Hà Nội.
2.1. Đặc điểm, phân loại và đánh giá nguyên vật liệu tại công ty.
2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu.
Đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng nên chủng loại sản phẩm rất đa dạng và phong phú. Mỗi đơn đặt hàng khác nhau thì có yêu cầu về hình thức, mẫu mã sản phẩm khác nhau và sản xuất đến đâu thì tiêu thụ ngay đến đó.
Là loại hình sản xuất in ấn nên nguyên vật liệu chính của công ty phục vụ việc chế tạo sản phẩm là giấy và mực. Đây là 2 loại vật liệu quan trọng hàng đầu của công ty. Hiện nay trên thị trường 2 loại này rất sẵn, giá cả ít biến động, chủng loại lại đa dạng, phong phú, việc thu mua lại thuận tiện nên công ty không phải nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra công ty còn tận dụng được nguyên vật liệu từ trong sản xuất như: Giấy tiết kiệm, phế liệu..... Tuy nhiên nguồn nhập vẫn khai thác trên thị trường theo giá thoả thuận, tất cả các nguyên vật liệu đều được bảo quản tốt trong kho và có sự quản lý chặt chẽ. Phương thức mua của công ty theo hình thức cung cấp thường xuyên theo nhu cầu mặt hàng. Thông thường khi mua vật tư bên bán sẽ vận chuyển và bốc dỡ tới tận kho theo đúng chất lượng và mẫu mã yêu cầu.
2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu.
Căn cứ vào nội dung kinh tế và chức năng của mỗi loại vật liệu, đồng thời đảm bảo quản lý một cách khoa học, nguyên vật liệu của công ty được phân loại như sau:
Nguyên vật liệu chính: Gồm các loại nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trính sản xuất để tạo ra sản phẩm của công ty là các trang in ấn phẩm. Nguyên vật liệu chính gồm có các loại sau:
+ Các loại giấy: Giấy in là loại vật liệu chính , chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất và dễ bị giảm phẩm chất. hiện nay công ty sử dụng trên dưới 60 loại giấy có nhiều khổ và kích cỡ khác nhau: giấy offset, cutxê, đuplech, ... giấy của các công ty Bãi bằng, Hồng Hà,... với các loại có kích cỡ khác nhau. Song công ty chủ yếu sử dụng giấy của công ty Giấy Bãi Bằng.
Giấy Bãi Bằng 60gm (đơn vị: Kg) có các khổ: 79x109; 43x65; 47x59; 493x605; 60x84; 42x52; 34x64; 45x84; 46x63; 44x59; 49x65; 493x545
Giấy IS 92 (đơn vị: Kg) có các khổ: 416x592; 632x832; 57x84; 54x78; 42x53.
Cutxe các loại (đơn vị: Kg): 85gm, 115gm, 150gm, 230gm khổ 79x109; 230gm, 250gm, 150gm, 200gm khổ 65x56; 200gm khổ 79x109; 250 gm khổ 70x100. Cutxe Mas 140gm khổ 79x109, 85gm khổ 43x58. Cutxe 240gm khổ 56x71. Bist 230gm 79x109. Giấy Cacbon.
Các loại giấy khác (đơn vị: Kg): Poluya TQ 79x109; Đuplex 79x109; Bìa xanh 79x109; bìa Hàn Quốc; Đềcan 26x52; Ktan 140gm 79x109; Ktan 210gm 79x109; Bìa xanh 61x84; Bìa vàng 61x84; Việt Trì 58gm 79x109; 60x84; 615x87; Tân Mai 416x592; 592x832.
+ Mực: Có 24 loại mực in khác nhau bao gồm: Đen TQ; đen Nhật; vàng TQ; vàng Đức; vàng Nhật; vàng Nam Triều Tiên; xanh TQ; xanh Đức; xanh Nhật; đỏ TQ; đỏ Nhật; trắng đục Nhật; trắng trong Nhật; trắng đục TQ; trắng trong TQ; nhũ bạc Anh; nhũ vàng Anh; mực khô TQ; nhũ trắng TQ; mực phản quang; trắng đục T. Bình; mực vàng TBN; mực đỏ TBN.
+ Các bản in (đơn vị: Tấm): Được làm bằng nhôm, có nhiều cỡ, khổ khác nhau và chủ yếu được mua tại thị trường trong nước, bao gồm: Bản 16 trang Zai; Bản 8 trang Ko; Bản 8 trang Pol; Bản 4 trang Goto.
Nguyên vật liệu phụ: Là đối tượng lao động không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng nguyên vật liệu phụ có tác dụng hỗ trợ nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất các loại sản phẩm bao gồm rất nhiều loại: Thuốc tut bản(lọ); keo PVA(kg); keo Nhật(kg); keo Sơdừa(kg); axit Phôtphoric(kg); dây thép(kg); mỡ CN(kg); xà phòng(kg); axeton(lít); dầu pha mực(lít); keo dán pisa(lọ); lưỡi cưa tay(cái); gang tay cao su(đôi); dầu HD40(lít); gôn(kg); kéo(cái); lót dao(cái); xô màn(m); dầu CN46(lít); chỉ khâu(cuộn)....
Vật liệu điện (đơn vị: Cái) gồm các loại: Đèn ống 1m2; 0m6; đèn tròn 70w-220v; 30w-220v; bóng đèn mắt thần Ko; cầu dao 3pha; dây cáp 3pha; bóng Halozen; bóng tủ lạnh; stắcte; cánh quạt nhựa; đui đèn ống; phích cắm; dây điện đôi.
Phụ tùng thay thế: Gồm các chi tiết của máy móc thiết bị như máy in, máy dao, máy khâu,...như: Lưỡi dao 1m3, 1m52(con); Bánh tăng máy in(cái); vòng bi các loại(vòng); cao su ốp các máy poll, máy goto, máy zamaland, máy komori, dây curoa Goto, xích MT50, xích Đông Anh, xích MT50, xích 10FT, dây curoa A19 máy gấp, dây băng 35m, dây băng 25m,...
Vật liệu thu hồi: bao gồm giấy in hỏng, lõi giấy, giấy xước bên ngoài không sử dụng được, lề giấy, nhôm hỏng được thu hồi để bán.....
2.1.3. Đánh giá nguyên vật liệu.
Nhập kho nguyên vật liệu.
Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, nguyên vật liệu nhập kho được tính theo giá thực tế. Công ty thường mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp thường xuyên và với số lượng lớn nên chi phí vận chuyển, bốc dỡ thường do bên bán chịu. Do vậy mà giá nguyên vật liệu nhập kho là giá không thuế trên hoá đơn giá trị gia tăng do người bán lập.
Xuất kho nguyên vật liệu
Tại công ty in tổng hợp Hà Nội giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho là giá bình quân cả kỳ dự trữ, căn cứ vào sổ chi tiết của từng nguyên vật liệu.
Căn cứ vào giá thực tế của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ kế toán xác định giá bình quân của một nguyên vật liệu. Căn cứ vào lượng nguyên vật liệu xuất trong kỳ và giá bình quân để tính giá thực tế của vật liệu xuất kho.
Giá thực tế của Giá bình quân Số lượng
nguyên vật liệu = của một x vật liệu
xuất kho nguyên vật liệu xuất kho
Giá bình quân của mỗi nguyên vật liệu được tính như sau:
Giá bình quân Tổng giá thực tế nhập trong kỳ + Giá thực tế tồn đầu kỳ
của một = ----------------------------------------------------------------------
nguyên vật liệu Tổng số lượng nhập trong kỳ + Số lượng tồn đầu kỳ
2.2. Tổ chức kế toán ban đầu nguyên vật liệu tại công ty.
Thủ tục nhập kho:
Phòng kế hoạch sản xuất có nhiệm vụ cung ứng vật tư và phát hành sản phẩm. Định kỳ (hàng tháng), phòng kế hoạch sản xuất dựa trên các hợp đồng kinh tế đã được ký kết cùng với định mức cung ứng vật tư của doanh nghiệp để lập kế hoạch mua vật tư. Cán bộ thu mua vật tư có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn hàng, tiến hành các giao dịch và ký hợp đồng mua hàng. Sau đó phòng sản xuất kỹ thuật lập phiếu đặt mua vật tư theo mẫu sau:
Biểu 2.2
Công ty in tổng hợp HN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Phòng SXKT Độc lập – tự do – hạnh phúc
phiếu đặt mua vật tư
Số...08...
STT
Tên hàng mua
Chủng
loại
Đơn
vị
Số
lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
Người
mua
Người
bán
Người
nhận
Ghi
chú
1
Mực xanh Đức
B1
Kg
100
61.600
6.160.000
Ô. Hào
Cty nhựa
B. Hợp
DT
2
Mực phát quang
Liksin
Kg
19
770.000
14.630.000
Ô. Tuấn
Mực SG
B. Hợp
DT
3
Giấy HVT 90
74x109
Tờ
10.000
260
2.600.000
Ô. Hào
B.Yến
B. Hợp
DT
Ngày 26 tháng 11 năm 2003
Giám đốc duyệt Kế toán trưởng Trưởng phòng sản xuất kinh doanh
Khi các thoả thuận mua bán giữa công ty và nhà cung cấp hoàn tất , đến thời điểm ghi trong hợp đồng bên bán tiến hành chuyển giao số nguyên vật liệu đã thoả thuận đến cho công ty kèm theo hoá đơn giá trị gia tăng.
Ví dụ: Ngày 28 tháng 11 năm 2003, bộ phận thu mua nguyên vật liệu của công ty nhựa Việt Nam. Công ty nhận được hoá đơn giá trị gia tăng theo mẫu sau:
Biểu 2.3
Hoá đơn GTGT
số: ...36706...
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày..28..tháng ..11..năm..2003...
Đơn vị bán : Công ty nhựa Việt Nam
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Hào
Đơn vị : Công ty in tổng hợp HN
Hình thức thanh toán : Bằng tiền mặt
STT
Tên vật tư
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
(Đồng)
1
Mực đen Zikhang
Kg
100
40.000
4.000.000
2
Mực đỏ Zikhang
Kg
100
54.000
5.400.000
3
Mực xanh Zikhang
Kg
100
56.000
5.600.000
Cộng tiền hàng
15.000.000
Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT 1.500.000
Tổng cộng tiền thanh toán 16.500.000
Số tiền (bằng chữ): Mười sáu triệu năm trăm ngàn đồng chẵn
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị.
Doanh nghiệp mua theo hình thức trọn gói nên giá của số mực trên đã bao gồm cả chi phí mua mà công ty nhựa Việt Nam đã chi trả, nên giá trị của số mực trên chỉ bao gồm giá trị ghi trên hoá đơn.
Hoá đơn giá trị gia tăng là chứng từ đầu tiên để kế toán có thể ghi nhận nghiệp vụ thu mua nguyên vật liệu, số liệu trên hoá đơn giá trị gia tăng là căn cứ cho việc ghi phiếu nhập kho, sổ chi tiết theo dõi thanh toán với người bán (mua chịu), sổ chi tiết TK 111, 112....
Nguyên vật liệu mà doanh nghiệp mua về thường được nhập kho ngay không qua kiểm nghiệm, thủ kho chỉ kiểm tra một số chỉ tiêu có thể thấy ngay được bởi vì các bạn hàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1394.doc