MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I :Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp trong điều kiện hiện nay
I. Đặc điểm của sản xuất xây lắp ảng hưởng đến công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp
II. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sán xuất
1. Chi phí sản xuất
2. Phân loại chi phí sản xuất
III. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm
1.Giá thành sản phẩm xây lắp
2.Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
IV. Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành sản phẩm
1. Đối tượng tập hợp CPSX
2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
V. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
1. Phương pháp kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2. Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
3. Phương pháp kế toán chi phí sử dụng máy thi công
4. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung
5. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
VI. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng tương đương
3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
VII. Các phương pháp tính giá thành chủ yếu
1. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
2. Phương pháp tính giá thành trực tiếp
3. Phương pháp tính giá thành định mức
4. Phương pháp tính giá thành tỷ lệ
5. Phương pháp tính giá thành tổng cộng chi phí
Chương II: Thực trạng kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP xây lắp tại công ty xây dựng công trình giao thông 810.
I. Đặc điểm chung của công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2. Nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động SXKD của công ty
3. Đặc điểm tổ chức công tác quản lý và sản xuất trong công ty
II. Thực tế công tác kế toán ở công ty
1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
3.Mở sổ cái các tài khoản
4. Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm
Chương III: Nhận xét và đóng góp ý kiến về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng CTGT 810
I. Đánh giá quá trình kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng CTGT 810
1. Những ưu diểm
2. Những mặt còn tồn tại
II. Một số ý kiến đóng góp để góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Kết luận
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3480 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tính giá thành có liên quan. Khi nhận được chứng từ xác minh đơn đặt hàng đã hoàn thành, kế toán chỉ cần cộng chi phí sản xuất đã tập hợp được ở bảng tính giá thành sẽ tính được giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm thuộc đơn đặt hàng đó.
2.Phương pháp tính giá thành trực tiếp.
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp hiện nay, bởi vì do sản xuất sản phẩm mang tính chất đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, quy trình sản xuất công nghệ đơn giản ổn định.
Khi quá trình sản xuất kết thúc, nếu không có sản phẩm làm dở hoặc có quá ít thì tổng số chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đối tượng cũng là tổng giá thành của sản phẩm kỳ đó.
Ta có công thức :
Tổng giá thành = Tổng chi phí sản xuất
sản phẩm đã được tập hợp
Tổng giá thành sản phẩm
Giá thành đơn vị =
Sản phẩm Khối lượng sản phẩm đã hoàn thành
Trong trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao cần phải tính giá thành thực tế
Giá thành thực tế = CF thực tế + CF thực tế _ CF thực tế
của KL bàn giao DD đầu kỳ PS trong kỳ DD cuối kỳ
Giá thành đơn vị Giá thành T.tế của KLXL hoàn thành bàn giao
của KLXL hoàn =
thành bàn giao Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Mặt khác, trong trường hợp chi phí sản xuất được tập hợp theo cả công trình nhưng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình thì kế
toán có thể căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm và hệ số phân bổ kỹ thuật và qui định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công đó. Khi đó, giá thành thực tế của từng hạng mục công trình được tính như sau:
Zthực tế = Gdti x H
C
Khi đó : H = x 100
Gdt
Trong đó: Gdti : Giá trị dự toán của hạng mục công trình thứ i
Gdt : Là tổng dự toán của tất cả các hạng mục công trình
C : Là chi phí thực tế của hạng mục công trình đó
Zthực tế : Giá thành thực tế của từng hạng mục công trình
H : Hệ số phân bổ kỹ thuật
Phương pháp tính giá thành định mức.
Bước 1: Tính giá thành định của sản phẩm xây lắp
Căn cứ các định mức kinh tế, kỹ thuật hiện hành và các dự toán chi phí được duyệt để tính giá thành định mức. Nó bao gồm giá định mức của các chi tiết cấu thành nên sản phẩm xây lắp hoặc giá thành sản phẩm của từng giai đoạn công trình, hạng mục công trình.
Bước 2 : Xác định hệ số thay đổi định mức
Khi có thay đổi định mức kinh tế, kỹ thuật sẽ dẫn đến thay đổi về chi phí sản xuất theo định mức và giá thành định mức của sản phẩm. Bộ phận giá thành phải căn cứ vào chi phí định mức mới để tính lại giá thành của sản phẩm theo định mức mới. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào chi phí định mức mới để tính số chênh lệch chi phí cho thay đổi định mức(nếu có). Việc thay đổi định mức thường tiến hành vào đầu tháng, nên việc tính toán số chênh lệch do thay đổi định chỉ cần tính đối với số sản phẩm dở dang đầu kỳ, chính là cuối kỳ trước.
Số thay đổi định mức = Định mức cũ - Định mức mới
(tính theo khoản mục)
Sau khi đã hoàn thành được các bước trên, giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp được tính theo công thức sau.
Giá thành T.tế Giá thành định chênh lệch chênh lệch
của sản phẩm = mức sản phẩm + do thay đổi + do thoát ly
xây lắp xây lắp định mức định mức
áp dụng phương pháp này, có tác dụng kiểm tra tình hình thực hiện định mức dự toán chi phí sản xuất. Tình hình sử dụng hợp lý, tiết kiệm hiệu quả, hay lãng phí ngay cả khi sản phẩm chưa hoàn thành. Ngoài ra còn giảm bớt được khối lượng tính toán của kế toán nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán trong
các doanh nghiệp xây lắp .
Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ.
Phương pháp này thích hợp đối với những doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất từng nhóm sản phẩm cùng loại nhưng có quy cách phẩm cấp và chủng loại khác nhau. Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng qui cách, kích cỡ trong nhóm sản phẩm đó. Trình tự tiến hành của phương pháp này như sau:
Trước hết, căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng nhóm sản phẩm và lựa chọn một tiêu chuẩn hợp lý để tính ra tỷ lệ phân bổ giá thành cho cả nhóm. Tuỳ theo đặcđiểm tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp mà tiêu chuẩn phân bổ có thể là giá thành định mức, giá thành kế hoạch, giá bán hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Sau đó, tính ra tỷ lệ phân bổ giá thành giá thành của từng loại quy cách sản phẩm .
Giá thành thực tế = giá thành kế hoạch (hoặc định mức) ´ Tỷ lệ
đơn vị SP từng loại đơn vị sản phẩm từng loại chi phí
Tỷ lệ = Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm X 100
chi phí Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của các loại SP
Tính giá thành theo phương pháp tổng cộng chi phí.
Phương pháp này vận dụng thích hợp với đối tượng tính giá thành là loại hình sản phẩm phức tạp, quá trình sản xuất có thể chia ra cho các đội sản xuất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng khối lượng công việc xây lắp có dự toán thiết kế riêng, có bộ phân riêng đảm nhận, nhưng việc tính giá thành phải là giá thành thực tế của sản phẩm ở khâu cuối cùng.
Zthực tế = Dđk+ C1 + C2 + ......+ Cn - Dck
Trong đó: Dđk : Sản phẩm sản xuất xây lắp dở dang đầu kỳ.
Dck : Sản phẩm sản xuất xây lắp dở dang cuối kỳ.
Ci (i = 1,n) : Chi phí sản xuất của từng giai đoạn thi công (hoặc CPSX ở từng đội sản xuất hay hạng mục công trình.
chương II
thực tế công tác kế toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm xây lắptại công ty xây dựng công trình giao thông 810
đặc điểm chung của công ty
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty xây dựng công trình giao thông 810 là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, thành lập năm 1967. Trải qua các thời kỳ kiện toàn bộ máy và thay đổi tổ chức, công ty được thành lập lại theo văn bản số 132/TB ngày 29/4/1993 của VP Chính phủ Quyết định số 1097/QĐ - TCCB - LĐ ngày 2/6/1993 của5 Bộ GTVT, Đến nay công ty đã có bề dày thành tích hoạt động hơn 30 năm, trở thành một công ty xây dựng chuyên ngành lớn, phạm vi hoạt động rộng khắp cả nước được vinh dự đón nhận huy chương lao động Hạng 3 - Hạng 2 - Hạng Nhất của nhà nước trao tặng. Năm 2000 vừa qua công ty một lần nữa vinh dự được xét duyệt đơn vị Anh hùng, đay là nguồn động viên lớn đối với cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Hiện nay Công ty có 410 cán bộ công nhân viên trong đó :
- Nữ cán bộ công nhân viên là 143 người chiếm 34,87%.
- Số cán bộ tốt nghiệp đại học là : 52 người.
- Số cán bộ trung cấp và tương đương là : 37 người.
- Công nhân kỹ thuật là : 166 người.
- Công nhân lao động phổ thông là : 111 người.
- Nhân viên phục vụ, cán bộ chuyên trách đoàn thể là 44 người.
Tổng nguồn vốn của công ty là : 12790 triệu đồng.
Trong đó : Nguồn vốn Ngân sách cấp : 3617 triệu đồng.
+ Vốn cố định : 1589 triệu đồng.
+ Vốn lưu động : 2028 triệu đồng.
Nguồn vốn tự bổ sung : 9173 triệu đồng.
Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây và kế hoạch năm 2001 của công ty là :
Bảng 1: kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm và kh năm 2001
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm1998
Năm1999
Năm 2000
KH 2001
1.Giá trị sản lượng thực hiện
Tr.đ
78.280
78.800
85.500
95.400
2. Doanh thu thực hiện
Tr.đ
71.497
71.320
73.401,7
78.335
3. Vốn kinh doanh
Tr.đ
12.575
12.879.7
14.819,8
15.026,4
4. Nộp Ngân sách
Tr.đ
1.106
4.572,34
4.406,41
4.700,53
5. Lao động bình quân
Ngưòi
404
410
519
687
6. Thu nhập bình quân
Đồng
912.000
1.009.500
1.094.000
1.471.000
Cùng với quá trình đổi mới của đất nước Công ty xây dựng công trình giao thông 810 đã có những bước phát triển vượt bậc. Công ty đã mạnh dạn đầu tư và thu được những kết quả khả quan. Lợi nhuận, sản lượng, khoản nộp nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước cũng như thu nhập bình quân của công nhân viên trong Công ty ngày một tăng. Mặc dù Công ty là đơn vị có số lao động khá đông, nhưng Công ty đã cố gắng tìm kiếm việc làm đảm bảo thu nhập cho người lao động, cải thiện điều kiện làm việc, thực hiện tốt các chế độ đối với cán bộ cho công nhân viên như mua bảo hiểm thân thể, BHYT, BHXH, đầy đủ.
2. Nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động SXKD của công ty
Nhiệm vụ chính của công ty là xây dựng, sửa chữa các công trình giao thông trong phạm vi cả nước.
Công ty chuyên xây dựng, mở rộng, nâng cấp các công trình giao thông. Trong 3 năm gần đây Công ty đã tham gia các dự án lớn do Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 thắng thầu giao cho như: Đường quốc lộ 5A Km 47 á Km62 - công trình đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng được Nhà nước cấp chứng chỉ chất lượng đạt huy chương vàng; Quốc lộ 1A HĐ NH 1- R 100 Km 1786 - Km 1890 (Xuân Lộc- Cầu Sài Gòn); Quốc lộ 18 đoạn Km 35 - Km 53 Chí Linh - Đông Triều được hội đồng nghiệm thu Nhà nước khen ngợi về chất lượng. Hiện nay công ty đang thi công công trình Quốc lộ 1A dự án 1A-2 (Pháp Vân - Thường Tín), đường xuyên á. Ngoài ra Công ty đã thắng thầu và thi công nhiều công trình ở Hà Nội và các tỉnh Quảng Ninh, Hoà Bình, Tuyên Quang, Thanh Hoá như: cải tạo hành lang đường Lê Duẩn đoạn nút giao thông ngã tư Vọng đến Pháp Vân, rải mặt cầu Giẽ và cầu Giẽ vượt (Thường Tín- Hà Tây) v...v. Giá trị sản lượng thực hiện, vốn kinh doanh ngày càng tăng, đồng thời số nộp Ngân sách cũng tăng theo, thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước.
Trong những năm tới Công ty sẽ tiếp tục thực hiện các dự án lớn. Khai thác và sử dụng tốt công suất máy móc thiết bị. Quản lý sử dụng lao động hợp lý đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng được nâng cao và ổn định.
3.Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất trong công ty
Công ty xây dựng công trình giao thông 810 thuộc Tổng công ty công trình giao thông 8 - Bộ giao thông vận tải - là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, có bộ máy kế toán riêng và được phép mở tài khoản tại Ngân hàng (kể cả các tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương).
Công ty được tổ chức thành 8 đơn vị thành viên trực thuộc gồm: 1 xí nghiệp và 6 đội sản xuất, 1 văn phòng công ty. Bộ máy sản xuất của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng thành các phòng ban thực hiện các chức năng của mình. (Sơđồ bộ máy tổ chức quản lý ở trang bên).
Ban giám đốc : Gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ máy quản lý và là người chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.
Phó giám đốckỹ thuật: phụ trách về thi công và an toàn thi công. Phó giám đốc kỹ thuật trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật.
Phó giám đốc phụ trách vật tư thiết bị, kỹ thuật xe, máy và nội chính của Công ty, trực tiếp phụ trách phòng vật tư thiết bị.
Nhiệm vụ của 2 phó giám đốc là giúp việc cho giám đốc và trực tiếp chỉ huy các bộ phận được phân công uỷ quyền.
Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự chỉ huy trực tiếp hoặc gián tiếp của giám đốc bao gồm có 6 phòng ban với các chức năng và nhiệm vụ :
Phòng kế hoạch - tiếp thị :
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho toàn bộ hoạt động của Công ty.
Tìm kiếm việc làm, tham gia đấu thầu các công trình, ký các hợp đồng thi công các công trình.
Thanh quyết toán các công trình với bên A và nội bộ Công ty.
*Phòng kỹ thuật :
- Căn cứ vào thiết kế kỹ thuật của bên A, tổ chức kiểm tra hồ sơ va các chỉ tiêu kế hoạch và vạch ra phương án thi công tối ưu nhất vừa đảm bảo đúng thiết kế kỹ thuật đồng thời đảm bảo an toàn trong thi công. Trong khi kiểm tra nếu phát hiện các lỗi kỹ thuật, phải có trách nhiệm báo cho bên A biết để có biện pháp sử lý kịp thời.
- Giám sát thi công và nghiệm thu các công trình về mặt kỹ thuật.
- Thanh quyết toán về khối lượng và lập hồ sơ hoàn công.
Phòng tổ chức - lao động tiền lương.
Tổ chức tuyển chọn lao độngtheo kế hoạch được giao.
Giải quyết chính sách, chế độ cho người lao động theo đúng chế độ quy định của Nhà nước như lương, thưởng, phúc lợi, đào tạo.
Lập định mức lao động tiền lương, các chế độ bảo hộ lao động, kế hoạch đào tạo.
Quản lý hồ sơ, nhận xét cán bộ, lập tờ trình để khen thưởng, bổ nhiệm, đề bạt..
Ngoài ra phòng tiền lương của Công ty xây dựng công trình giao thông 810 còn đảm nhận các vấn đề về an ninh, trật tự, quân sự, tự vệ.
Phòng vật tư thiết bị.
Trên cơ sở kế hoạch sản xuất do phòng tiếp thị lập ra, phòng vật tư thiết bị lập kế hoạch đầu tư cho sản xuất.
Mua sắm vật tư thiết bị theo yêu cầu cho các công trình.
Thanh quyết toán về vật tư.
Phòng hành chính - y tế
Phòng hành chính - y tế chịu trách về các vấn:
Chỗ ăn ở, làm việc của công nhân viên.
Văn thư lưu trữ.
Tổ chức các hội nghị, cuộc họp, tiếp khách.
- Theo dõi sức khỏe, khám chữa bệnh và thực hiện các chế độ bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
Phòng tài chính - kế toán.
Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán trong toàn Công ty.
Giúp lãnh đạo những thông tin kinh tế cần thiết, hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các bộ phận trong đơn vị thực hiện đầy đủ các chính sách như chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính.
Lập kế hoạch tài chính hàng năm cho đầu tư chiều sâu trong quá trình sản xuất
Hạch toán, quyết toán làm báo cáo quyết toán theo chế độ báo cáo kế toán của Nhà nước.
Đối với các đội công trình, chủ nhiệm công trình và đội trưởng căn cứ vào nhiệm vụ và khả năng thi công của đội mình để tiến hành phân công nhiệm vụ cho các tổ đội sản xuất. Cuối tháng hoặc khi kết thúc công trình (hoặc hợp đồng làm khoán), đội tiến hành tổng kết nghiệm thu đánh giá công việc về số lượng và chất lượng đã hoàn thành của các tổ để từ đó làm cơ sở thanh quyết toán tiền lương theo đơn giá trong hợp đồng giao khoán.
sơ đồ qui trình công nghệ của công ty
- Dây chuyền làm đường mới
Đào khuôn đường
Tưới nhựa nhũ tương 2 lớp
Rải đá 1x2
Lu rèn
Rải đá 4x6
Trồng đá hộc
-Vá sửa đường
Lu rèn
Tưới nhựa nhũ tương 2 lớp
Cuốc sửa vuông chỗ vá
Rải đá 4x6
Rải đá 1x2
Vệ sinh mặt đường
Tưới nhựa dính bám
Bổ lỗ chân chim
Vệ sinh mặt đường
Đập mép đường
Lu nặng 10 tấn
Lu bánh lốp
Rải bê tông alphalt
- Rải thảm đường bê tông Alphalt
Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty chi phối đến việc kế toán tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp.
ở Công ty công trình giao thông 810 việc tổ chức khoán cho các đội sản xuất được quy định như sau:
Về vật tư chủ yếu là dựa trên kế hoạch dự toán được giao các đội tự mua, đối với thiết bị vật tư thì Công ty cấp.
Về máy thi công thì Công ty giao, cấp máy đến từng công trình, trường hợp thiếu đội có thể trực tiếp ký hợp đồng thuê máy nhưng phải thông qua ban giám đốc.
Về nhân công thì chủ yếu là sử dụng nhân công của Công ty, trường hợp cần thiết phải thuê ngoài thì phải được phép của ban giám đốc và theo một tỷ lệ nhất định kèm theo hợp đồng lao động
Về chất lượng công trình thì đội trưởng và chủ nhiệm thi công có trách nhiệm cá nhân trước giấm đốc Công ty về chất lượng công trình và an toàn lao động. Nếu có sai phạm về kỹ thuật dẫn đến phải sửa chữa hoặc phá đi làm lại thì toàn bộ chi phí đội phải chịu mà chịu trách nhiệm chính là đội trưởng và chủ nhiệm công trình.
Về an toàn và bảo hiểm lao động thì đội có trách nhiệm thực hiện công tác an toàn bảo hiểm lao động theo chế độ hiện hành của Nhà nước và quy định của Công ty. Đội phải mua sắm trang thiết bị bảo hiểm lao động phát cho cán bộ công nhân viên tham gia lao động sản xuất. Kinh phí bảo hộ lao động được hạch toán vào giá thành công trình.
Những đặc điểm nêu trên có tác động đến công tác hạch toán kế toán, đặc biệt là có ảnh hưởng đến phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty.
Đặc điểm tổ chức bộ máy công tác kế toán của Công ty
Niên độ kế toán của Công ty được thực hiện trong một năm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm. Công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Công ty áp dụng loại hình tổ chức kế toán tập trung nửa phân tán theo chế độ kế toán hiện hành. Tại các đội công trình không tổ chức bộ máy kế toán mà chỉ bố trí từ 1 đến 2 nhân viên hạch toán kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán ban đầu hay nói cách khác là làm công tác kế toán thống kê: thu thập, ghi chép sổ sách hạch toán đơn giản, cuối tháng chuyển chứng từ về phòng tài chính kế toán. ở các đội công trình, việc nhận cấp phát vật liệu tuỳ thuộc vào nhu cầu sản xuất thi công và kế hoạch cung ứng vật tư của Công ty cho từng công trình. Việc Nhập - Xuất vật tư đều phải cân đo cụ thể, từ đó lập các phiếu Nhập - Xuất kho và làm thủ tục thanh toán nộp về phòng kế toán, các phiếu Nhập - Xuất kho được tập hợp làm cơ sở cho việc kiểm kê cuối kỳ. Các đội trưởng, tổ trưởng sản xuất quản lý và theo dõi tình hình lao động trong đội, trong tổ, lập bảng chấm công, bảng thanh toán tiền công, bảng theo dõi chi phí nhân công, chi phí nhân viên quản lý đội, chi phí cho máy thi công.
Các chứng từ ban đầu nói trên ở các đội công trình sau khi được tập hợp, phân loại sẽ được đính kèm với "Giấy đề nghị thanh toán" do đội trưởng hoặc kế toán đội lập có xác nhận của phòng kỹ thuật Công ty gửi lên phòng kế toán xin thanh toán cho các đối tượng được thanh toán. ở phòng kế toán sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, kế toán tiến hành kiểm tra, phân loại xử lý chứng từ, ghi sổ, tổng hợp, hệ thống hoá các số liệu và cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý. Đồng thời, dựa trên báo cáo mà phòng đã lập tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế giúp ban giám đốc trong công việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng tài chính kế toán của Công ty gồm 9 người được tổ chức theo mô hình sau đây:
Kế toán trưởng
Phó phòng Kế toán tổng hợp
Kế toán thuế
Kế toán ngân hàng
Kế toán vật liệu thanh toán với người bán
Kế toán TSCĐ, quỹ
Kế toán lương bảo hiểm, tạm ứng
Kế toán thanh toán nội bộ
Bộ máy kế toán của XNGT 3
Các nhân viên kế toán thống kê các đội
Đứng đầu là kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán có nhiệm vụ giúp giám đốc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở Công ty theo cơ chế quản lý mới, điều hành các công việc trong phòng đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát tình hình kinh tế tài chính ở Công ty cũng như dưới các đội công trình và Xí nghiệp hạch toán phụ thuộc.
Phó phòng kế toán điều hành trực tiếp công việc đến từng phần hành khi trưởng phòng đi vắng, phụ trách phần kế toán tổng hợp, tập hợp chi phí và tính giá thành, lập các báo cáo kế toán.
Kế toán phụ trách phần kế toán vật liệu và thanh toán với người bán làm nhiệm vụ theo dõi tình hình Nhập - Xuất vật tư theo từng công trình và theo dõi việc thanh toán chi tiết cho từng người bán, theo dõi thanh toám với người mua.
Kế toán TSCĐ chuyên theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định và tính trích khấu hao cho từng đối tượng tài sản. Kế toán TSCĐ còn kiêm cả nghiệp vụ về quỹ tiền mặt.
Kế toán tiền lương, bảo hiểm và thanh toán tạm ứng có nhiệm vụ tính lương cho toàn bộ nhân viên văn phòng, tổng hợp lương, bảo hiểm cho các đơn vị phụ thuọc và theo dõi phần thanh toán tạm ứng với toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Kế toán phụ trách thanh toán nội bộ chịu trách nhiệm theo dõi chi phí phát sinh cho từng công trình, thanh quyết toán với từng đơn vị nội bộ.
Kế toán Ngân hàng phụ trách việc giao dịch với Ngân hàng, theo dõi các khoản tiền vay ở Ngân hàng, lập nhu cầu vay theo kỳ và từng công trình.
Kế toán theo dõi thuế chịu trách nhiệm lập bảng kê, lập báo cáo thuế, theo dõi phát sinh trong kỳ về thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra và các loại thuế khác.
- Kế toán đội làm nhiệm vụ hướng dẫn và hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở các bộ phận đơn vị phụ thuộc vào doanh nghiệp, định kỳ cuối tháng gửi chứng từ về phòng TCKT để kế toán doanh nghiệp tiến hành toàn bộ công tác kế toán theo chế độ nhà nước ban hành.
Hình thức kế toán.
Trên cơ sở lựa chọn hệ thống tài khoản, việc xây dựng nên hình thức sổ kế toán thích hợp cho quá trình thực hiện công tác kế toán là điều kiện vô cùng quan trọng trong công tác tổ chức hạch toán. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty có qui mô, có nhu cầu phân công lao động hạch toán, vì vậy từ năm 1996 Công ty bắt đầu sử dụng hình thức sổ " Chứng từ ghi sổ" thay cho hình thức " Nhật ký chứng từ" đã sử dụng trước đây. Theo hình thức này số lượng sổ sách sử dụng tại Công ty bao gồm đầy đủ các loại sổ tổng hợp, chi tiết đúng theo mẫu qui định của Bộ tài chính và một số mẫu biểu do Công ty tự lập để tập hợp:
Phiếu định khoản kế toán (Bảng kê chứng từ) được lập theo định kỳ hàng tháng, riêng cho từng phần hành và mỗi tài khoản ghi riêng phần Nợ hoặc Có.
Phiếu phân tích tài khoản kế toán là bảng tổng hợp số phát sinh được lập căn cứ vào dòng tổng cộng của các phiếu định khoản bên Nợ hoặc bên Có của một tài khoản.
Chứng từ ghi sổ là hình thức sổ tờ rời được mở riêng cho từng tài khoản theo định kỳ mỗi tháng một lần, căn cứ vào chứng từ phát sinh theo từng loại để lên chứng từ ghi sổ.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ vừa để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trên bảng cân đối phát sinh.
Sổ cái được mở riêng cho từng tài khoản. Mỗi tài khoản được mở một trang hay một số trang tuỳ theo số lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều hay ít của từng tài khoản.
Các sổ thẻ kế toán chi tiết dùng để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp chưa phản ánh được. Số liệu kế toán trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các chỉ tiêu về tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn, tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, là căn cứ để báo cáo tài chính.
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết được mở bao gồm :
+ Sổ tài sản cố địnhvà sổ đăng ký khấu hao tài sản cố định do Cục quản lý vốn duyệt.
+ Sổ chi tiết vật tư.
+ Sổ chi phí sản xuất.
+ Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả.
+ Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay.
+ Sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua.
+ Sổ thanh toán với nội bộ, với Ngân sách nhà nước.
+ Sổ chi tiết thanh toán tạm ứng.
+ Sổ theo dõi thuế GTGT đầu vào, đầu ra, được hoàn lại, được miễn giảm.
(Trình tự ghi sổ theo hình thức chúng từ ghi sổ được mô tả theo sơ đồ trang bên)
trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc (bảng tổng hợp Chứng Từ Gốc)
Chứng từ ghi sổ
Sổ (thẻ) hạch toán chi tiết
Sổ cái
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ quỹ
1g
1
2
4
3
5
8
10
9
6
7
7
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
II.thực tế công tác kế toán
Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Do đặc điểm sản phẩm của ngành xây lắp là các công trình, hạng mục công trình nên việc tiến hành thi công xây dựng được Công ty áp dụng hình thức khoán gọn cho từng đội sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là các công trình, hạng mục công trình hoàn chỉnh.
Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất trực tiếp được tính toán và quản lý chặt chẽ cụ thể cho từng công trình, hạng mục công trình. Hàng tháng, các chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công phát sinh ở công trình,hạng mục công trình nào thì được hạch toán trực tiếp vào công trình, hạng mục công trình đó
Những chi phí có liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình như chi phí quản lý doanh nghiệp... thì tập trung toàn Công ty, sau đó đến cuối tháng, kế toán tiến hành phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình theo tiêu thức thích hợp.
Việc tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm. Các chi phí sản xuất được tập hợp hàng tháng theo từng khoản mục và chi tiết cho từng đối tượng sử dụng. Vì thế, khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành, kế toán chỉ cần tổng cộng chi phí sản xuất ở các tháng từ lúc khởi công cho tới khi hoàn thành sẽ được giá thành thực tế của sản phẩm theo từng khoản mục chi phí.
Công tác tập hợp chi phí sản xuất ở công ty xây dựng công trình giao thông 810 được lập theo 4 khoản mục chi phí.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sử dụng máy thi công.
Chi phí sản xuất chung.
(Nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp tập hợp chi phí sản xuất công trình Q.lộ1A-2)
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công ty xây dựng công trình giao thông 810 là đơn vị xây dựng cơ bản nên c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100274.doc