Hàng tháng kế toán căn cứ vào chúng từ kế toán đã kiểm tra: Bảng thanh toán tiền lương, Bảng kê trích nộp các khoản theo lương, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội để lập Chứng từ ghi sổ (Phiếu ghi sổ) hoặc căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra để lập Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
Chứng từ ghi sổ sau khi được lập xong được chuyển cho Kế toán trưởng duyệt rồi chuyển cho Kế toán tổng hợp đăng ký vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, để ghi số và ngày tháng vào Chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi đã ghi vào Sôe Đăng ký chứng từ ghi sổ mới được sử dụng đểghi vào Sổ Cái TK 338 và các sổ kế toán chi tiết TK 338.
Sau khi phản ánh tất cả Chứng từ ghi sổ vào Sổ Cái TK 338 kế toán tiến hành cộng số phát sinh nợ, số phát sinh có và tính số dư cuối kỳ TK 338. Sauk hi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên Sổ Cái TK 338 được sử dụng để lập Bảng cân đối TK 338
73 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4720 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty dịch vụ viễn thông VinaPhone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ Anh văn trình độ A, chứng chỉ tin học văn phòng.
Không thực hiên tuyển dụng đối với lao động tốt nghiệp hệ tại chức, đào tạo từ xa.
Trong trường hợp tuyển chọn lao động cho các chức danh chuyên môn nghiệp vụ, Công ty sẽ có các yêu cầu cụ thể về đối tượng tham gia dự tuyển như văn bằng tốt nghiệp, chứng chỉ đào tạo, tuổi đời…
Đối với lao động phụ trợ và phục vụ: phải có chứng chỉ đào tạo tại các cơ sở đào tạo có tư cách pháp nhân phù hợp với công việc cần tuyển chọn.
Trình tự tuyển dụng lao động vào làm việc tại Công ty
Đối với cấp đơn vị cơ sở, trên cơ sở kế hoạch lao động đã được Công ty phê duyệt, 06 tháng một lần (trừ đột xuất), các Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực tùy theo yêu cầu chức danh công việc cần bổ sung, tổ chức sơ tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn về điều kiện tham gia dự tuyển, hình thể, đề nghị Công ty tổ chức thi tuyển và tuyển dụng lao động bổ sung cho đơn vị.
Đối với cấp Công ty sau khi nhận được hồ sơ báo sơ tuyển của các Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực, Phòng Tổ chức cán bộ- Lao động (TCCB-LĐ) Công ty kiểm tra, thẩm định hồ sơ đạt tiêu chuẩn trong đợt sơ tuyển cấp đơn vị cơ sở, lập danh sách trình Giám đốc Công ty quyết định để tổ chức thi tuyển và xét tuyển dụng.
Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thông báo kết quả thi, Giám đốc Công ty thông báo tiếp nhận những người trúng tuyển vào làm thử việc. Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực có lao động thử việc phải bố trí thử việc đúng yêu cầu chức danh công việc đề nghị. Trước khi bố trí thử việc chuyên môn nghiệp vụ, Trung tâm phải có hướng dẫn cho người lao động được thử việc về nội quy, quy chế, quy định có liên quan bao gồm: Thỏa ước lao động tập thể; nội quy lao động; quy chế trả lương và mức lương ký Hợp đồng lao động (HĐLĐ).
Người lao động được tuyển dụng vào làm thử việc tại đơn vị phải trải qua một thời gian thử việc trước khi hai bên thỏa thuận ký giao kết hợp đồng lao động theo quy định của luật lao động. Mức lương trong thời gian thử việc được tính bằng công thức: 70% tiền lương cấp bậc của chức danh đang thử việc + tiền ăn trưa là 10.000đ/ ngày đối với những ngày đi làm. Trong thời gian thử việc mỗi bên đều có quyền hủy bỏ thỏa thuận làm thử, không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.
Sau khi hết thời gian thử việc, đơn vị cơ sở tổ chức kiểm tra đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ theo chức danh bố trí thử việc (nếu cần thiết); Tổ chức khám lại sức khỏe tại Bệnh viện Bưu điện I (KV Hà Nội), Bưu điện II (KV Tp HCM), bệnh viện cấp quận, huyện (KV Đà Nẵng). Nếu đạt yêu cầu sẽ được Công ty ký Hợp đồng lao động (HĐLĐ) xác định thời hạn trong thời gian 24 tháng, người lao động đáp ứng được yêu cầu chuyên môn và chấp hành tốt các nội quy, quy định của Công ty thì được Công ty ký HĐLĐ không xác định thời hạn. Căn cứ vào báo cáo của cá nhân có xác nhận trực tiếp của bộ phận trực tiếp quản lý, đơn vị lập danh sách đề nghị Công ty ký giao kết HĐLĐ đối với các trường hợp đạt yêu cầu.
Theo đề nghị của Phòng TCCB- LĐ, Giám đốc Công ty (người sử dụng lao động) ký giao kết hợp đồng lao động với người lao động đạt yêu cầu hết thời gian thử việc. Thời hạn ký kết, mức lương và các điều kiện làm việc khác được ghi trong hợp đồng phải theo đúng quy định của Luật lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy chế phân phối thu nhập của đơn vị. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày 2 bên ký giao kết hợp đồng, nếu người lao động mà không đến làm việc mà không có ký do chính đáng, không được Giám đốc Công ty chấp nhận thì Giám đốc Công ty có quyền đơn phương ra quyết định hủy bỏ hợp đồng lao động mà hai bên đã ký kết.
Quy chế cử người đi đào tạo, bồi dưỡng của Công ty
Đào tạo, bồi dưỡng trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cho CB CNV luôn được Công ty chú trọng và thực hiện thường xuyên. Mục đích của việc cử người đi đào tạo là để bổ sung kiến thức ngành nghề, cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ theo yêu cầu công tác, tạo ra đội ngũ lao động có cơ cấu hợp lý. Hằng năm, Công ty dịch vụ viễn thông thành lập Hội đồng xét chọn, cử người đi đào tạo dài hạn từ 1 năm trở lên. Thành phần hội đồng do Giám đốc Công ty quyết định nhưng đảm bảo nguyên tắc công khai, công bằng và dân chủ, Phòng TCCB- LĐ làm chức năng giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc lập kế hoạch, chọn cử người, thẩm định, trình Giám đốc Công ty quyết định và theo dõi kết quả đối với cán bộ được cử đi đào tạo.
Yêu cầu cử người đi đào tạo:
Phải cử đúng người phù hợp với nhiệm vụ được giao, chức danh công tác và quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực của Công ty
Phải gắn chặt giữa việc cử đi đào tạo với bố trí sử dụng sau đào tạo.
Phải ưu tiên tính kế thừa và liên tục giữa các cấp trình độ đào tạo và ngành nghề đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo.
Giới hạn trong nguồn và mức kinh phí cho phép theo quy định của Tập đoàn và của Công ty.
Đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ có ưu tiên người có xu hướng phát triển về năng lực làm việc.
Các đơn vị có trách nhiệm cử đúng đối tượng đi học. Sau khi học xong người được cử đi đào tạo phải làm việc tại Công ty dịch vụ viễn thông.
Không được cử một người đi học quá một lần các khóa đào tạo có nội dung như nhau.
Cá nhân được cử đi đào tạo nếu hết thời gian đào tạo mà không tốt nghiệp (không có chứng chỉ đào tạo) hoặc tự ý bỏ không tham gia đào tạo thì phải hoàn trả 100% chi phí trong quá trình đào tạo và phải chịu hình thức kỷ luật theo quy định hiện hành. Cá nhân trong thời gian đi đào tạo nếu bị kỷ luật từ khiển trách bằng văn bản trở lên thì bị đình chỉ học tập.
Đơn vị có người đi đào tạo phải có trách nhiệm phối hợp với Phòng TCCB-LĐ Công ty kiểm tra đôn đốc CBCNV của mình tham gia đào tạo đầy đủ đạt kết quả tốt.
Đối tượng được cử đi đào tạo là CBCNV Công ty thuộc diện: Nằm trong quy hoạch sử dụng lao động của Công ty; theo yêu cầu bố trí vào chức danh lao động phải đi đào tạo để bổ sung kiến thức còn thiếu so với tiêu chuẩn để tạo ra cơ cấu lao động hợp lý; theo yêu cầu chuyển đổi chức danh, chuyển nghề để phù hợp với yêu cầu lao động của Công ty.
Những người được cử đi đào tạo phải có đủ điều kiện và tiêu chuẩn sau:
Đã ký HĐLĐ không xác định thời hạn, có thời gian công tác trong Công ty liên tục từ 3 năm trở lên đối với những người đăng ký các khóa và các bậc đào tạo dài hạn; hoặc đã ký HĐLĐ có xác định thời hạn từ 1 năm trở lên đối với những người tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn.
Nếu là người từ Cơ quan khác trong ngành chuyển đến thì phải có thời gian công tác tại Công ty ít nhất là 2 năm (đối với đi đào tạo dài hạn).
Phải thường xuyên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không vi phạm kỷ luật lao động từ khiển trách bằng văn bản trở lên trong vòng 1 năm tính đến thời điểm xét đi đào tạo.
Đáp ứng yêu cầu tuyển sinh đối với trình độ đào tạo và khóa đào tạo.
Những trường hợp không đủ những điều kiện trên, tùy từng khóa học theo yêu cầu công tác Công ty sẽ có thông báo cụ thể.
Những người được cử đi đào tạo dài hạn (từ 1 năm trở lên) ngoài đáp ứng những điều kiện trên còn có tuổi đời nam dưới 50 tuổi, nữ dưới 45 tuổi và hiện không theo một khóa đào tạo dài hạn nào khác do Công ty cử đi. Các trường hợp đặc biệt khác sẽ do Giám đốc Công ty xem xét quyết định cụ thể.
Những người được cử đi đào tạo sau Đại học ngoài việc đảm bảo những yêu cầu trên thì còn thêm các điều kiên:
Đáp ứng yêu cầu theo quy đinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại quy chế tuyển sinh Sau đại học (ban hành theo quyết định số 02/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/01/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đăng ký dự thi từ 03 năm trở lên và các tiêu chuẩn cụ thể cho từng bậc đào tạo.
Quản lý tiền lương tại Công ty
Tổ chức thực hiện
Để đảm bảo thực hiện những nguyên tắc và quy chế phân phối tiền lương như trên, Giám đốc các đơn vị trực thuộc Công ty cần thực hiện những điều sau:
Thành lập hội đồng Lương Năng suất chất lượng tại đơn vị do Giám đốc làm chủ tịch Hội đồng. Thành viên Hội đồng gồm: Đại diện tổ chức Công đoàn cùng cấp, Bộ phận lao động tiền lương làm ủy viên thường trực, Đại diện Đảng Ủy, đại diện các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và một số chuyên gia giỏi trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ. Số thành viên cụ thể do Giám đốc quyết định.
Hội đồng Lương Năng suất chất lượng có trách nhiệm dựa vào Quy chế mẫu của Công ty xây dựng Nội quy phân phối tiền lương áp dụng trong nội bộ đơn vị và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong nội bộ Trung tâm, sau đó hoàn chỉnh Nội quy.
Hội đồng Lương Năng suất chất lượng triển khai thực hiện Nội quy đến từng bộ phận, từng cá nhân người lao động.
Đơn vị có trách nhiệm quán triệt đến từng cá nhân Nội quy trả lương của đơn vị, thực hiện bình xét công bằng, công khai hệ số phân phối của từng người, kiên quyết chống tư tưởng bình quân phân phối.
Phải cải tiến phương pháp xây dựng và giao kế hoạch để gắn thu nhập của tập thể và cá nhân với khối lượng nhiệm vụ hoàn thành hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
Tăng cường quản lý kỹ thuật nghiệp vụ, quy định chặt chẽ chế độ kiểm tra, kiểm soát nhằm xác định chính xác số và chất lượng hoàn thành công việc của tập thể và cá nhân.
Đẩy mạnh chế độ hạch toán kinh tế ở từng đơn vị cơ sở, mở sổ sách đầy đủ, lập biểu mẫu thống kê, báo có quy định chặt chẽ và chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh kỷ luật báo cáo thống kê làm cơ sở cho việc trả lương chính xác theo khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành.
Đăng ký Bản Nội quy phân phối tiền lương của đơn vị lên Công ty.
Xếp và nâng bậc lương cho CBCNV trong Công ty
Mức lương của CBCNV được thay đổi trên cơ sở thời gian công tác, chế độ cải tiến mức lương của Nhà Nước và chức danh công tác đảm nhiệm, trong quá trình vận động đó một số lao động có biến động lương không phù hợp do các yếu tố chủ quan hay khách quan như:
Thuyên chuyển công tác;
Đảm nhiệm chức danh mới;
Chuyển đổi chức danh mới;
Chuyển đổi thang, bảng lương mới
Các trường hợp không phù hợp trên cần có sự điều chỉnh, sắp xếp lại thang, bảng lương và điều kiện nâng bậc lương để đảm bảo cân đối, hợp lý và khuyến khích được người lao động trong Công ty.
Mặt khác, Nhà Nước chỉ quy định thời gian giữ bậc tối thiểu, do đó cần phải quy định thời gian giữ bậc đối với từng bậc lương thuộc thang bảng lương cụ thể và từng trường hợp đặc biệt. Hiện nay việc quy định hệ số mỗi bậc lương trong cùng một thang, bảng lương khác nhau có điểm chưa phù hợp, vì vậy cần có sự điều chỉnh lại thời gian nâng bậc để cân đối trong nội bộ Công ty.
Xếp và nâng bậc lương cho CBCNV phải đảm bảo đúng nguyên tắc:
Đảm bảo đúng quy định của Nhà Nước
Đảm bảo sự cân đối trong toàn Công ty
Bậc lương được hưởng phải phù hợp với chức danh đảm nhiệm, mức dộ phức tạp và trách nhiệm công việc.
Khi xét nâng bậc lương phải xem xét đến yếu tố thâm niên ngành, bằng cấp đã có, công việc dự định bổ nhiệm.
Đối với người lao động công tác từ các đơn vị ngoài ngành về Công ty thì Hội đồng nâng bậc lương Công ty sẽ xem xét diễn biến lương cá nhân, nếu thang bảng lương đang hưởng nằm trong hệ thống thang bảng lương áp dụng trong Công ty, công việc cá nhân dự kiến được giao phù hợp với công việc đã làm tại đơn vị cũ, Công ty sẽ tiếp tục trả lương theo giấy thôi trả lương của đơn vị cũ. Công ty chỉ công nhận những quyết định đúng thời hạn, đúng nguyên tắc và hợp lý. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau theo quyết định nâng bậc lương của đơn vị cũ, ngoài ra cá nhân phải có thời gian công tác tại Công ty từ 1 năm trở lên. Trường hợp tiếp nhận về làm công việc hoàn toàn khác với công việc đã làm tại dơn vị cũ, Công ty sẽ xếp lại lương bậc 1 chức danh đảm nhiệm.
Lao động tiếp nhận mới sau quá trình thử việc tại đơn vị quản lý trục tiếp căn cứ vào năng lực, trình độ đề nghị Công ty có quyết định xếp lương theo thang, bảng lương phù hợp với chức danh đảm nhiệm. Thời điểm xét nâng bậc lương lần sau tính từ khi ký HĐLĐ không xác định thời hạn.
Việc tổ chức thực hiện như sau:
Công ty thành lập Hội đồng nâng bậc lương Công ty, thực hiện xem xét nâng bậc lương cho các trường hợp Công ty quản lý theo phân cấp và chủ trì nâng bậc lương cho khối Văn phòng, ban Triển khai dự án VNP, Trung tâm điều hành thông tin, Trung tâm dịch vụ khách hàng. Các Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực thành lập hội đồng nâng bậc lương, thực hiện xét nâng bậc lương cho CBCNV do Trung tâm quản lý theo phân cấp, đề xuất lên hội đồng nâng bậc lương Công ty các trường hợp không thuộc phân cấp và các trường hợp đặc biệt.
Mỗi quý 1 lần, Hội đồng nâng bậc lương Công ty, các Trung tâm VNP khu vực phải họp để xét nâng bậc lương cho CBCNV quý sau liền kề. Cụ thể là:
Hội đồng nâng bậc lương các Trung tâm VNP khu vực tổ chức xét nâng bậc lương cho CBCNV (theo phân cấp), gửi danh sách đề nghj (không thuộc phân cấp) lên Hội đồng nâng bậc lương Công ty trước ngày 20 các tháng 3, 6, 9, 12. Báo cáo danh sách CBCNV được nâng bậc lương (theo phân cấp) trong quý trước lên Công ty trước ngày 15 tháng đàu quý sau để theo dõi.
Trưởng các phòng chức năng Công ty, ban Triển khai dự án VNP, trạm y tế, Trung tâm điều hành thông tin, Trung tâm dịch vụ khách hàng: gửi danh sách CBCNV đủ điều kiện xét nâng bậc lương, đề nghị hội đồng nâng bậc lương Công ty tổ chức xét vào tuần cuối các tháng 3, 6, 9, 12. Các trường hợp gửi danh sách đề nghị chậm so với thời hạn quy định nói trên, Hội đồng nâng bậc lương các Trung tâm VNP khu vực, trưởng các phòng chức năng Công ty, Ban triển hai dự án VNP, trạm y tế… phải chịu trách nhiệm trước CBCNV
PHẦN II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY VINAPHONE
Tổ chức tốt kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những điều kiện để quản lý quỹ lương và quỹ BHXH đũng nguyên tắc, đúng chế độ, có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, đồng thời tạo điều kiện tính và phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương và giá thành sản phẩm được chính xác. Chính vì vậy, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động, kết quả lao động của tùng người, từng bộ phận một cách chính xác và kịp thời;
Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng
Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên phân xưởng, các phòng ban lien quan thực hiện đầy đủ việc hạch toán ban đầu về lao động, tiền lương theo đúng quy định;
Lập báo cáo về lao động, tiền lương kịp thời, chính xác;
Tham gia phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động cả về số lượng, thời gian, năng suất. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động;
Phân tích tình hình quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, xây dựng phương án trả lương hợp lý nhằm kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.1. CHỨNG TỪ SỬ DỤNG
Hệ thống chứng từ kế toán được sử dụng thống nhất trong toàn công ty theo tài liệu “Chế độ kế toán doanh nghiệp” ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.
Chứng từ của công ty được bảo đảm theo mẫu quy định, có đầy đủ các yếu tố như: tên gọi chứng từ, ngày tháng năm lập, số hiệu chứng từ, tên, mã số thuế, địa chỉ của đơn vị lập chứng từ, tên địa chỉ của người nhận chứng từ cùng với đơn vị, mã số thuế, nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng với các chỉ tiêu về số lượng, đơn giá và giá trị, chữ ký của các cá nhân và người đại diện pháp nhân của đơn vị phát hành chứng từ.
Để quản lý lao động về mặt số lượng, Công ty sử dụng sổ sách lao động. Sổ này do kế toán tiền lương lập (lập chung cho toàn Công ty và lập riêng cho từng bộ phận) nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong Công ty. Bên cạnh đó, Công ty còn căn cứ vào sổ lao động (mở riêng cho từng người lao động) để quản lý nhân sự cả về số lượng lao động, biến động và chấp hành chế độ, quy định của lao động.
Muốn quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, cần phải tổ chức kế toán việc suwr dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Chứng từ sử dụng để hạch toán thời gian lao động là Bảng chấm công. Cuối tháng, bảng chấm công được dung để tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ phận, nguời lao động.
Chứng từ hạch toán lao động phải do người lập (Trưởng phòng) ký, Phòng Tổ chức xác nhận và được lãnh đạo duyệt y (Cán bộ chấm công). Sau đó các chúng từ này được chuyển cho nhân viên kế toán làm căn cứ tính lương, tính thưởng.
Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ câp và các khoản khác cho nguời lao động, hàng tháng kế toán Công ty phải lập Bảng thanh toán tiền lương cho từng phòng ban trong Công ty căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người, Bảng thanh toán tiền thưởng cũng được lập tương tự. Sau khi được kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận, ký và được Giám đốc duyệt y, các bảng này sẽ được làm căn cứ để thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động.
Dựa vào bảng thanh toán tiền lương kế toán tính ra các khoản trích theo lương và lập Bảng kê trích nộp các khoản trích theo lương. Tiền lương công nhân viên được nhận chính bằng tổng lương trừ các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân.
Các mẫu chứng từ Công ty sử dụng:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng thanh toán tiền thưởng
- Giấy đi đường
- Bảng kê trích nộp các khoản trích theo lương
Công ty Dịch Vụ viễn thông
Đơn vị: Phòng Chất lượng mạng
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 1 năm 2010
TT
Họ tên
Số ngày trong tháng
Cộng lương
1
Nguyễn như Thông
1
2
3
4
5
6
7
8
…
30
31
+
Ô
Co
TS
T
P
NB
Ro
N
LĐ
2
Lại Thế Hoàng
+
+
+
+
+
+
+
+
23
3
Lê Đức Anh
+
+
+
+
+
+
+
+
23
4
Khổng Thu hằng
+
+
+
+
+
+
+
+
23
5
Nguyễn Anh Dũng
+
+
+
+
+
+
+
+
23
Trưởng phòng Phòng Tổ Chức Cán bộ chấm công
Biểu 2.1. Bảng chấm công Phòng chất lượng mạng
Ký hiệu chấm công
- Lương sản phẩm: K - Thai sản: TS - Nghỉ bù: NB
- Lương thời gian: + - Tai nạn: TN - Nghỉ không lương: Ro
- Ốm, điều dưỡng: Ô - Nghỉ phép: P - Ngừng việc: N
- Hội nghị học tập - Lao động nghĩa vụ: LĐ
Công ty Dịch vụ Viễn thông
Phòng Chất lượng mạng
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng 1 năm 2010
STT
HỌ
VÀ
TÊN
HSL
CƠ
BẢN
HS
PHỤ CẤP
TỔNG
HSL
LƯƠNG
CƠ
BẢN
PHỤ
CẤP
CV
PC
TRÁCH
NHIỆM
LƯƠNG
THU
NHẬP
HS
CHỨC
DANH
LƯƠNG
CHỨC
DANH
LƯƠNG
THANG
THU
KHÁC
TỔNG TN T03/2010
(TRỪ BHXHYT– TN)
SỐ TIỀN
ĐÃ
LĨNH
SỐ TIỀN CÒN
ĐƯỢC LĨNH
CÁC KHOẢN PHẢI NỘP VÀ KHẤU TRỪ
SỐ TIỀN THỰC LĨNH
KÝ NHẬN
BHXH-YT
QUỸ TN
THUẾ
TN
0
0
1%LTN
1
N. Như Thông
3.1
0.3
3.4
2,015,000
195,000
2,210,000
5.5
3,810,960
6,020,960
5,844,160
0
5,844,160
154,700
22,100
2
L.Thế Hoàng
2.94
0.15
3.09
1,911,000
97.500
2,008,500
4.2
2,910,187
4,918,687
4,758,007
0
4,758,007
140,595
20,085
3
L. Đức Anh
2.65
0.15
2.8
1,722,500
97,500
1,820,000
3.5
2,425,157
4,245,157
4,099,557
0
4,099,557
127,400
18,200
4
K.Thu Hằng
3.34
0.4
3.74
2,171,000
195,000
65,000
2,431,000
5.8
4,016,570
6,447,570
1,500,000
7,753,090
0
7,753,090
170,170
24,310
5
N.Anh Dũng
2.5
0.15
2.65
1,625,000
97,500
1,722,500
4.0
2,771,607
4,494,107
4,356,307
0
4,356,307
120,575
17,225
Tổng số tiền (viết bằng chữ):
Ngày……tháng……năm…..
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu 2.2. Bảng thanh toán tiền lương tháng 01/2010
Công ty Dịch vụ Viễn thông
Phòng Chất lượng mạng
BẢNG THANH TOÁN TIỀN THƯỞNG
Quý I năm 2010
STT
HỌ VÀ TÊN
HSL CƠ BẢN
MỨC THƯỞNG
XẾP LOẠI THƯỞNG
SỐ TIỀN
KÝ NHẬN
1
Khổng Thu Hằng
3.34
3
1,500,000
CỘNG
1,500,000
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một triệu năm trăm nghìn đồng
Ngày….. tháng…..năm…..
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu 2.3. Bảng thanh toán tiền thưởng tháng 01/2010
Công ty Dịch vụ Viễn thông
Phòng Chất lượng mạng
BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Tháng 3 năm 2010
STT
HỌ VÀ TÊN
HSL
CƠ
BẢN
HS
PHỤ
CẤP
TỔNG
HSL
TỔNG
SỐ TIỀN
KHẤU TRỪ
CỘNG
GHI CHÚ
BHXH-BHYT
BHTN
1
N.Như Thông
3.1
0.3
3.4
2,210,000
154,700
22,100
176,800
2
L.Thế hoàng
2.94
0.15
3.09
2,008,500
140,595
20,085
160,680
3
L.Đức Anh
2.65
0.15
2.8
1,820,000
127,400
18,200
145,600
4
K.Thu Hằng
3.34
0.4
3.74
2,431,000
170,170
24,310
194,480
5
L.Anh Dũng
2.5
0.15
2.65
1,722,000
120,575
17,225
137,800
CỘNG
10,191,500
713,440
101,920
815,360
Ngày…..tháng…. Năm...
Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu 2.4. Mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương của Công ty
2.2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH LƯƠNG CHO MỘT SỐ LAO ĐỘNG
Áp dụng phương pháp phân phối tiền lương để tính lương cho tập thể và cá nhân tại Công ty Vinaphone như sau:
Ví dụ 1: Tính lương của Văn phòng Công ty tháng 01/2010
Xác định quỹ lương chính sách của văn phòng theo kế hoạch
Quỹ tiền lương hợp đồng thời vụ : VK = 301,400,000 đồng
LĐ có mặt bình quân năm KH của đơn vị : LĐBQ = 100 người
Hệ số lương cấp bậc bình quân của đơn vị : HCB = 2.98
Hệ số phụ cấp theo lương bình quân của đơn vị : HPC = 0.26
Tiền lương tối thiểu 1 hệ số : TLmin = 650,000 đồng
Vậy quỹ tiền lương chính sách của văn phòng theo kế hoạch là:
VCSKH = 3011,400,000 + 100 x (2.98 +0.6) x 650,000 = 512,000,000 đồng
Xác định quỹ tiền lương chất lượng của văn phòng theo kế hoạch
Lao động định biên kế hoạch của đơn vị : LĐB = 100 người
Hệ số mức độ phức tạp bình quân công việc của đơn vị là HPBQ =4.62
Chỉ số tiền lương tương ứng với HP = 1 là : TLHP = 1,514,000 đồng
Vậy quỹ tiền lương chất lượng của văn phòng theo kế hoạch là:VCLKH = 100 x 4.62 x 1,514,000 = 699,468,000 đồng
Quỹ tiền lương phân phối cho văn phòng theo kế hoạch là:
VKH = 512,000,000 + 699,468,000 = 1,211,468,000 đồng
Quỹ tiền lương chính sách thực hiện của văn phòng là
VCSTH = 89 x (2.98 +0.26) x 650,000 + 301,400,000 = 489,844,000 đồng
Vì quỹ lương chính sách thực hiện của khối văn phòng nhỏ hơn quỹ tiền lương chính sách kế hoạch của văn phòng nên phần chênh lệch đó sẽ được gộp vào Quỹ dự phòng để điều hòa chung trong toàn Công ty.
Xác định quỹ tiền lương chất lượng thực hiện của văn phòng
Hệ số hoàn thành chất lượng của đơn vị là : HCL = 1.009
Vậy quỹ tiền lương chất lượng thực hiện của đơn vị là :
VCLTH = 699,468,000 x 1.009 = 705,826,000 đồng
VTH = 489,844,000 + 705,826,000 = 1,195,670,000 đồng
Như vậy quỹ tiền lương chất lượng thực hiện của Văn phòng lớn hơn quỹ tiền lương chất lượng kế hoạch của đơn vị. phần chêch lệch đó Công ty phải bổ sung từ nguồn Quỹ dự phòng của Công ty.
Ví dụ 2: Tính lương Ông Nguyễn Văn Minh – Phó Phòng Kế hoạch trong tháng 01/2010
Xác định lương chính sách của Ông Minh
Hệ số lương cấp bậc của Ông Minh là 3.23
→ Lương cơ bản của Ông Minh là: 3.23 x 650,000 = 2,099,500 đồng
Ông Minh là phó phòng nên có hệ số phụ cấp chức vụ là 0.3
→ Phụ cấp chức vụ của Ông Minh là: 0.3 x 650,000 = 195,000 đồng
→ Lương cơ bản và phụ cấp: 2,099,000 + 195,000 = 2,294,000 đồng
Xác định lương chất lượng của Ông Minh
Hệ số phức tạp công việc theo hiệu quả là 5,5
Ngày công thực tế trong tháng của Ông Minh là 22 ngày
→ Lương chất lượng của ông Minh là:
726,085,000
x 5.5 x 22 = 3,750,000 đồng
23,429
Tổng cộng lương = 2,294,000 + 3,750,000 = 6,044,000 đồng
Các khoản khấu trừ vào lương
BHXH (6%) = 2,294,000 x 6% = 137,640 đồng
BHYT (1%) = 2,294,000 x 1% = 22,940 đồng
BHTN (1%) = 2,294,000 x 1% = 22,940 đồng
Vậy tổng lương Ông Minh nhận được trong tháng 01/2010
6,044,000 – ( 137,640 + 22,940 + 22,940) = 5,860,480 đồng
Ví dụ 3: Tính lương Chị Nguyễn Thị Hương – Nhân viên kế toán Phòng KTTK-TC
Xác định lương chính sách của Chị Hương
Hệ số lương cấp bậc của Chị Hương là 2.65
Hệ số phụ cấp lương của Chị hương là 0.1
→ Lương cơ bản của Chị Hương là: 650,000 x 2.75= 1,787,500 đồng
Hệ số phụ cấp chức vụ của Chị Hương là 0.15
→ Phụ cấp chức vụ của Chị hương là: 650,000 x 0.15 = 97,500 đồng
→ Lương cơ bản và phụ cấp: 1,787,500 + 97,500 = 1,885,000 đồng
Xác định lương chất lượng của Chị Hương
Hệ số phức tạp của công việc theo hiệu quả là 4.0
Ngày công thực tế trong tháng của Chị Hương là 22 ngày
→ Lương chất lượng của Chị Hương là:
726,085,000
x 4.0 x 22 = 2,727,196 đồng
23,429
Tổng cộng lương: 1,885,000 + 2,727,196 = 4,612,196 đồng
Các khoản khấu trừ vào lương
BHXH (6%) = 1,885,000 x 6% = 113,100 đồng
BHYT (1%) = 1,885,000 x 1% = 18,850 đồng
BHTN (1%) = 1,885,000 x 1% = 18,850 đồng
Vậy tổng lương Chị Hương nhận được trong tháng 01/2010 là
4,612,196 – (113,100 + 18,850 + 18,850) = 4,461,000 đồng
2.3. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản sử dụng trong hạch toán tiền lương
- Tài khoản 334 “Phải trả người lao động”: dùng để phản ánh tình hình thanh toán với người lao động của Công ty về tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ.
Bên Nợ:
Các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương của người lao động.
Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho người lao động.
Bên C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Dịch Vụ Viễn Thông Vinaphone.DOC