MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU.1
PHẦN I: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG
ĐẾN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG.3
1.1) QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY.
1.2) CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ.
1.3) BỘ PHẬN LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP.
1.4) BỘ PHẬN LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP.
1.5) CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ LƯƠNG.
1.5.1) Nội dung quỹ lương.
1.5.2) Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH ), bảo hiểm ytế ( BHYT ), kinh phí
công đoàn ( KPCĐ ).
1.5.3) Các hình thức trả lương.
1.6) ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY.
1.6.1) Kế toán tiền lương trong bộ máy kế toán của Công ty.
1.6.2) Hình thức ghi sổ kế toán.
1.6.3) Phương thức ghi sổ kế toán.
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG.25
2.1) KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY.
2.1.1) Kế toán tiền lương và kết quả lao động.
2.1.2) Mô tả các sổ sách kế toán và bảng lương.
2.1.3) Kế toán tổng hợp tiền lương.
2.2) KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY
CP THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ MAI ANH.54
3.1) NHẬN XÉT CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỜNG HOÀN THIỆN.
3.1.1) Nhận xét chung.
3.1.2) Thuận lợi và khó khăn, phương hướng hoàn thiện.
3.2) MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI
VÀ ĐẦU TƯ MAI ANH.
KẾT LUẬN.62
67 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tiền lương và khoản trích theo lương tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư Mai Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ cấp độc hại-nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm, phụ cấp thu hút, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp lưu động, phụ cấp làm thêm giờ.
*) Điều kiện áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
Theo quy định của nhà nước phụ cấp độc hại, nguy hiểm quy định những ngành nghề, công việc hoặc nơi làm việc có một trong những điền kiện sau đây thì được xem xét áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm: tiếp xúc trực tiếp với chất độc-khí độc, làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, làm việc ở những nơi quá nóng hoặc quá lạnh, những công việc phát sinh tiếng ồn lớn, treo người trên cao, làm việc ở những nơi có phóng xạ, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm và mắc bệnh
*) Phương thức trả phụ cấp độc hại nguy hiểm:
Tính theo thời gian làm việc thực tế trong tháng.
Dựa trên quy định về nội quy họp thành viên sáng lập Công ty, Công ty đã trả lương thể theo quy định áp dụng theo luật lao động hiện hành của Nhà nước ban hành. Mỗi nhân viên trong Công ty dù thuộc bộ phận lao động trực tiếp hay lao động gián tiếp đều được Công ty đóng Bảo hiểm xã hôi, Bảo hiểm ytế theo quy định của luật lao động ngay sau khi nhân viên đó vào làm việc tại Công ty. Đồng thời Công ty cùng ký hợp đồng lao động với từng nhân viên ngay khi giữa hai bên đồng nhất trí làm việc, hợp đồng lao động được ký 03 tháng/lần đối với nhân viên mới tiếp quản công việc dưới 1 năm và 1 năm/lần đối với nhân viên đã công hiến cho Công ty từ 1 năm đến 3 năm, ký hợp đồng lao động 3 năm hoặc hợp đồng vô thời hạn đối với nhân viên có tâm huyết công hiến cho Công ty và gắn bó phát triển cùng Công ty.
Quá trình tổ chức sản xuất và lao động được tổ chức, điều hành dưới các trưởng, phó phòng. Mỗi quá trình lao động tại các phòng ban và bộ phận trực tiếp luôn đi song song với nhau. Phòng lắp đặt bảo hành chịu trách nhiệm trước giám đốc về tiến độ thi công, chất lượng và số lượng sản phẩm được giao chế tạo. Hầu hết các cán bộ phòng ban đều có trình độ đại học và cao đẳng. Có thâm niên nghề ngiệp đảm bảo được trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý kinh tế, kỹ thuật công nghệ.
Công ty đã có sự chuyên môn hoá cao đến từng công đoạn lắp đặt, bảo hành. Sắp xếp nhiệm vụ của từng bộ phận một cách linh hoạt, kịp thời, phù hợp với cơ chế thị trường.
Do mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá sản xuất cao nên đã thúc đẩy việc sản xuất của Công ty đạt hiệu quả kinh tế. Ngoài ra Công ty còn có quan hệ tốt với các bạn hàng nên đơn đặt hàng nhận được nhiều, làm cho Công ty ngày càng phát triển, đồng thời nâng cao đời sống công nhân viên trong Công ty.
Căn cứ vào nội quy Công ty, phòng kế toán tính lương cho từng bộ phận trực tiếp hay gián tiếp tiền lương tháng đó trước ngày mồng 5 của tháng kế tiếp, sau khi đã hoàn thành ngày công làm việc hay hoàn thành sản phẩm được giao.
k) Lương hưởng % lợi nhuận sau thuế cho bộ phận kinh doanh:
Lương hưởng % = [Giá trị hợp đồng của dự án ( Thiết bị và vật tư ) – Các khoản chi phí hợp lý – Gián vốn hàng bán ( Thiết bị và vật tư ) ] x % mức hưởng.
VD: Giá trị hợp đồng của Cty CP khoáng sản Than Việt Nam – TKV là: 859.000.000đ cho phần thiết bị máy điều hoà dạng đứng 95.500BTU đã bao gồm vật tư và nhân công lắp đặt và VAT. Cũng biết rằng sau khi công trình hoàn công quyết toán tính được giá vốn của thiết bị và vật tư là: 793.423.171đ; chi phí hợp lý ( Mua hồ sơ thầu, công tác đi lại của nhân viên, lương nhân viên sản phẩm, thuế phải nộp ) là: 15.798.231đ.
Lương hưởng % là: = (859.000.000đ – 793.423.171đ –15.798.231) x 8%
= 3.982.688đ
1.6 ) ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY:
1.6.1) Kế toán tiền lương trong bộ máy kế toán của Công ty:
Tổng số lao động của Công ty là 29 người được phân thành các phòng ban và các tổ chức sản xuất
ĐƠN VỊ
SỐ NGƯỜI
Phòng kế toán
5 người
Phòng lãnh đạo
3 người
Phòng kinh doanh
6 người
Phòng kỹ thuật
10 người
Phòng dự án
5 người
Để làm cơ sở tính lương cho từng lao động, công ty dựa vào trình độ tay nghề của từng người để sắp xếp theo từng cấp bậc công việc và hệ số lương tương ứng trên cơ sở những qui định về cấp bậc công việc và hệ số lương mà Nhà Nước ban hành trong bộ luật lao động và các văn bản dưới luật.
+) Phòng kinh doanh, chia thành 3 bộ phận:
Bộ phận bán hàng tại cửa hàng Showroom của Công ty, bộ phận này gồm 03 người. Họ được hưởng lương theo sản phẩm bán ra tại cửa hàng Showroom của Công ty, họ cũng được Công ty tính tiền lương phụ cấp cho sản phẩm theo cách tính lương tại Công ty dựa trên quy định trả lương cho CB- CNV theo Bộ luật lao động được nhà nước ban hành.
Bộ phận kinh doanh theo dự án, bộ phận này gồm 05 người mỗi người có nhiệm vụ phụ trách theo từng mảng riêng biệt. Cách họ hưởng lương cũng theo lương sản phẩm trúng thầu. Mỗi gói thầu nếu được duyệt sau khi phòng kế toán lên dự toán thầu thì họ hưởng 8% lương sản phẩm đã tính lợi nhuận sau thuế của từng sản phẩm họ đem về cho Công ty. Họ cũng được Công ty tính tiền lương phụ cấp cho sản phẩm theo cách tính lương tại Công ty dựa trên quy định trả lương cho CB- CNV theo Bộ luật lao động được nhà nước ban hành.
Bộ phận bán hàng đại lý, bộ phận này gồm 03 người mỗi người phụ trách từng vùng khác nhau: Bắc – Trung - Nam. Họ hưởng lương cũng theo lương sản phẩm bán cho từng đại lý. Mỗi sản phẩm bán đến các đại lý nếu được duyệt sau khi phòng kế toán đối chiếu công nợ phải thu của từng đại lý về các sản phậm họ lấy thanh toán ngắn hạn trong vòng 7 ngày thì họ hưởng 5% lương sản phẩm đã tính lợi nhuận sau thuế và trừ đi khoản chiết khầu % hoa hồng cho đại lý dựa trên sản phẩm được quy định của Công ty. Họ cũng được Công ty tính tiền lương phụ cấp cho sản phẩm theo cách tính lương tại Công ty dựa trên quy định trả lương cho CB- CNV theo Bộ luật lao động được nhà nước ban hành.
+) Phòng lắp đặt bảo hành ( hay còn gọi là phòng kỹ thuật ), chia thành 02 bộ phận: Bộ phận sửa chữa - bảo hành, Bộ phận lắp đặt – thi công. Phòng này gồm 07 người, mỗi người có nhiệm vụ công việc không giống nhau. Họ được hưởng lương cơ bản và lương sản phẩm cộng khoản làm thêm giờ, họ cũng được Công ty tính tiền lương phụ cấp cho sản phẩm theo cách tính lương tại Công ty dựa trên quy định trả lương cho CB- CNV theo Bộ luật lao động được nhà nước ban hành.
+) Phòng hành chính và Phòng kế toán: Hai phòng này Công ty gộp làm một, chia thành 02 bộ phận chính:
Kế toán tổng hợp: Gồm 03 người, 01 người phụ trách phần tổng hợp chứng từ ra - vào theo dự án, 01 người phụ trách phần tổng hợp chứng từ ra – vào theo đại lý và bán lẻ tại showroom, 01 người làm tổng hợp báo cáo tài chính duyệt trình lên Giám đốc và hội đồng thành viên vào ngày 30 hàng tháng. Họ được Công ty trả lương theo quy định của Công ty nhưng dựa trên quy định trả lương cho CB- CNV theo Bộ luật lao động được nhà nước ban hành.
Kế toán kho hàng: Gồm 02 người, 01người phụ trách hành chính và lập phiếu nhập xuất cho bộ phận kinh doanh dự án sau khi được duyệt trình lên bộ phận kinh doanh dự án về sản phẩm cần nhập - xuất. 01 người phụ trách quỹ tiền mặt và lập phiếu nhập xuất cho bộ phận kinh doanh đại lý sau khi được duyệt trình lên bộ phận kinh doanh đại lý về sản phẩm cần nhập - xuất. Họ được Công ty trả lương theo quy định của Công ty nhưng dựa trên quy định trả lương cho CB- CNV theo Bộ luật lao động được nhà nước ban hành.
1.6.2) Hình thức ghi sổ kế toán:
Ø Hình thức ghi sổ kế toán: áp dụng tại Công ty là Nhật ký Chung kết hợp với xử lý số liệu bằng máy vi tính.
Trình tự ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ:
1.6.3) Phương thức ghi sổ kế toán:
Trình tự hạch toán trên máy vi tính do Kế Toán Trưởng phân công cho từng kế toán chi tiết nhập dữ liệu vào máy và trong quá trình tính toán từ đầu cho đến kết thúc được thực hiện theo trình tự, nếu có sai sót sẽ phát hiện và sửa chữa kịp thời.
Ø Trình tự luân chuyển chứng từ:
Ø Hằng ngày căn cứ chừng từ gốc đã được kiểm tra, lấy số liệu nhập vào máy vi tính, vào các sổ chi tiết ( chi tiết bán hàng, Chi tiết mua hàng, chi tiết tiền mặt - tiền gửi ngân hàng, chi tiết công nợ phải thu - phải trả sau đó ghi trực tiếp vào Nhật Ký Chung.
Ø Căn cứ số liệu đã ghi trên Nhật Ký Chung để ghi vào tài khoản phù hợp trên sổ cái.
Ø Từ các sổ trên kế toán tập hợp số liệu hàng ngày vào bảng tổng hợp chi tiết.
Ø Đến cuối tháng kế toán lập báo cáo tài chính trinh duyệt lên ban lãnh đạo.
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG:
2.1) KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY:
2.1.1) Kế toán tiền lương và kết quả lao động:
a ) Khái quát chung kế toán tiền lương tại Công ty:
Công ty tổ chức theo dõi tình hình sử dụng lao động vừa hạch toán theo thời gian lao động, vừa hạch toán về kết quả lao động.
Việc xác định nhu cầu lao động nhằm đảm bảo cho công ty có được đúng người đúng việc vào đúng thời điểm cần thiết và đối phó linh hoạt với sự thay đổi của thị trường.
- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: để hoàn thành chỉ tiêu giao hàng đúng tiến độ, công ty thường tuyển chọn thêm công nhân, số công nhân này sẽ được công ty dạy nghề miễn phí với thời gian học phụ thuộc vào trình độ công nhân, từng công đoạn. Bên cạnh đó, công ty thường xuyên tổ chức thi để nâng cao tay nghề bậc thợ cho công nhân và đó cũng là hình thức để nâng tiền lương cho những công nhân làm việc lâu năm có kinh nghiệm.
- Đối với nhân viên quản lý: Thường nằm trong danh sách lao động thuộc biên chế công ty đã có tiêu chuẩn định biên các phòng ban quản lý. Số lượng nhân viên không có biến động trừ trường hợp nhân viên được chuyển công tác làm bộ phận khác công ty mới tuyển nhân viên có đủ trình độ phù hợp và chức năng nghiệp vụ đảm trách.
b ) Thời gian lao động:
Ø Hàng ngày, cán bộ - công nhân viên đều làm việc và nghỉ theo qui định của công ty:
Ø Sáng: 7h – 11h.
Ø Chiều: 13h – 17h.
Ø Khi ra - vào cổng, công nhân đều được đội bảo vệ ghi nhận vào sổ theo dõi.
Ø Khi có những trường hợp đột xuất phải về sớm hay đi công tác, cán bộ - công nhân viên phải xin giấy ra cổng tại phòng Hành Chánh và xuất trình cho đội bảo vệ.
Ø Tổ trưởng của tổ sau khi nhận được lệnh sản xuất, phiếu giao việc của phòng kế hoạch chuyển xuống tiến hành thực hiện công việc. Hàng ngày ghi nhận trực tiếp ngày công làm của từng công nhân trực thuộc bộ phận mình quản lý vào bảng chấm công mỗi ngày 2 lần (đầu giờ vào buổi sáng và cuối giờ vào buổi chiều) để đảm bảo tính chính xác chặt chẽ, tránh tình trạng trốn làm việc mà vẫn có ghi vào bảng chấm công.
Ø Hàng ngày có nhân viên thống kê phòng tổ chức lao động tiền lương kiểm tra ghi nhận lại tình hình trên để so sánh vào cuối tháng khi tính lương. Đồng thời căn cứ vào bảng chấm công, phiếu giao công việc, hợp đồng giao khoán, phiếu xác nhận công việc hoàn thành thực tế tại các phân xưởng để làm cơ sở xét duyệt khen thưởng vào cuối quý, cuối năm.
c ) Hạch toán về kết quả lao động:
Hàng ngày các tổ trưởng căn cứ vào phiếu giao công việc hoặc lệnh sản xuất xác định rõ nội dung công việc, chất lượng công việc, thời gian hoàn thành để chuyển sang bộ phận kỹ thuật duyệt. Khi hoàn thành công việc, các tổ trưởng báo cáo và nộp phiếu giao việc, lệnh sản xuất, bảng chấm công về phòng kế toán, kế toán tổng hợp các chứng từ để làm cơ sở tính lương cho từng công nhân, thanh toán lương cho họ và làm cơ sở để phân bổ vào chi phí.
2.1.2) Mô tả các sổ sách kế toán và bảng lương:
Công ty đang áp dụng ba hình thức trả lương, đó là trả lương theo sản phẩm, trả lương theo thời gian và trả lương khoán.
Tuy nhiên tính khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì công ty trích trên tiền lương cơ bản nghĩa là vẫn dựa theo lương cấp bậc.
� Ngoài tiền lương, công ty còn xét thưởng cho nhân viên. Tiền thưởng được dựa trên các tiêu chuẩn sau:
- Theo bình bầu hạnh kiểm trong tháng : Hình thức này dùng để đánh giá mưc độ hoàn thành công việc được giao của nhân viên.
- Theo ngày công cao: tiêu chuẩn này dùng để đánh giá xem nhân viên có hoàn thành chỉ tiêu về ngày công trong tháng hay không.
- Phép năm: cán bộ - công nhân viên được nghỉ phép 12 ngày/năm, nếu nhân viên không nghỉ mà làm đủ 12 ngày nghỉ phép thì công ty trả 3 tháng lương bù cho 12 ngày phép.
Phép năm
=
Hệ số lương × 540.000đ × 3 tháng
- Theo tiến độ giao hàng trong trường hợp cần giao gấp: khi công ty cần giao hàng gấp thì tuỳ vào doanh thu mà công ty đạt được mà thưởng tiền cho công nhân viên.
Vào dịp lễ, tết: công ty dựa vào doanh thu từng tháng, quý, năm mà chi trả tiền thưởng cho công nhân viên.
� Số lượng lao động của công ty được phản ánh trên sổ lao động, sổ này được lập chung cho toàn công ty và lập riêng cho từng bộ phận cơ sở để tiện cho việc quản lý.
� Căn cứ vào các chứng từ như: “Bảng chấm công”, “Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành”, “Hợp đồng giao khoán” kế toán tính tiền lương sản phẩm, lương thời gian, tiền ca cho cán bộ - công nhân viên.
� Tiền lương được tính riêng cho từng người và tổng hợp theo từng bộ phận lao động, phản ánh vào “Bảng thanh toán tiền lương lập cho bộ phận đó”.
� Đối với các khoản tiền thưởng của CNV, kế toán cần tính toán và lập bảng thanh toán tiền thưởng để theo dõi và chi trả đúng qui định.
� Căn cứ vào các chứng từ “Phiếu nghỉ hưởng BHXH”, “Biên bảng điều tra tai nạn lao động”kế toán tính trợ cấp BHXH phải trả công nhân viên và phản ánh vào “Bảng thanh toán BHXH”.
� Căn cứ vào tài liệu hạch toán về thời gian, kết quả lao động và chính sách xã hội về lao động tiền lương, BHXH do Nhà Nước ban hành, kế toán tính tiền lương, trợ cấp BHXH, khoản phải trả khác cho người lao động.
� Căn cứ vào “Bảng thanh toán tiền lương” của từng bộ phận để chi trả, thanh toán tiền lương cho công nhân viên. Đồng thời, tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng lao động, tính toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ qui định. Kết quả tổng hợp, tính toán được phản ánh trong “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”.
� Hàng tháng, việc tính lương, trợ cấp BHXH và các khoản khác phải trả cho người lao động được thực hiện tại phòng kế toán của doanh nghiệp.
� Việc chi trả lương ở doanh nghiệp do Thủ Quỹ thực hiện. Thủ Quỹ căn cứ vào các “Bảng thanh toán tiền lương”, “Bảng thanh toán BHXH” để chi trả lương và các khoản khác cho Cán bộ - công nhân viên, khi nhận tiền họ phải ký tên vào bảng thanh toán tiền lương.
Một số mẫu biểu:
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 8 năm 2007
Bộ phận kỹ thuật
TT
Họ tên
Chức vụ
Ngày công
Ký nhận
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
...
30
Ghi chú: Ô: ốm; SP: sản phẩm; CT: công tác; CP: Nghỉ có phép; KP: Nghỉ không phép.
Giám đốc Trưởng phòng Người chấm công
( ký duyệt, ghi rõ họ tên ) ( ký duyệt ghi rõ họ tên ) ( ký ghi rõ họ tên )
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 8 năm 2007
Bộ phận kế toán
TT
Họ tên
Chức vụ
Ngày công
Ký nhận
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
...
30
Ghi chú: Ô: ốm; CP: Nghỉ có phép; KP: Nghỉ không phép.
Giám đốc Trưởng phòng Người chấm công
( ký duyệt, ghi rõ họ tên ) ( ký duyệt ghi rõ họ tên ) ( ký ghi rõ họ tên )
BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng 8 năm 2007
Bộ phận kế toán
TT
Họ tên
Chức vụ
Lương CB
Hệ số lương
Phụ cấp nghề nghiệp
Phụ cấp xăng xe
Phụ cấp điện thoại
phụ cấp tiền ăn trưa
Phụ cấp tiền ăn ca
Tiền làm thêm giờ
Tiền thưởng
Tiền phạt
Thực lĩnh
Ký nhận
Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu
( ký duyệt, ghi rõ họ tên ) ( ký duyệt ghi rõ họ tên ) ( ký ghi rõ họ tên )
Ghi chú: Xác nhận của Tổ trường các bộ phận khi đã nhận đủ số tiền lương của bộ đó, phát lương lại cho CNV trong bộ phận này. ( Số tiền bằng số:...................... Bằng chữ: .................................................................................................................................................)
2.1.3) Kế toán tổng hợp tiền lương:
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 8 năm 2007
Bộ phận kỹ thuật
TT
Họ tên
Chức vụ
Ngày công
Ký nhận
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
...
30
1
Nguyễn Văn Vương
NV
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
SP
SP
SP
....
SP
Ghi chú: Ô: ốm; SP: sản phẩm; CT: công tác; CP: Nghỉ có phép; KP: Nghỉ không phép.
Giám đốc Trưởng phòng Người chấm công
( ký duyệt, ghi rõ họ tên ) ( ký duyệt ghi rõ họ tên ) ( ký ghi rõ họ tên )
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 8 năm 2007
Bộ phận kế toán
TT
Họ tên
Chức vụ
Ngày công
Ký nhận
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
...
30
1
Lê Hồng Chinh
NV
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
...
x
Ghi chú: Ô: ốm; CP: Nghỉ có phép; KP: Nghỉ không phép.
Giám đốc Trưởng phòng Người chấm công
( ký duyệt, ghi rõ họ tên ) ( ký duyệt ghi rõ họ tên ) ( ký ghi rõ họ tên )
BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng 8 năm 2007
TT
Họ tên
Chức vụ
Lương CB
Hệ số lương
Phụ cấp nghề nghiệp
Phụ cấp xăng xe
Phụ cấp điện thoại
phụ cấp tiền ăn trưa
Phụ cấp tiền ăn ca
Tiền làm thêm giờ
Tiền thưởng/sxkd
Tiền phạt
Thực lĩnh
Ký nhận
Bộ phận văn phòng
1
Lê Hồng Chinh
NV kế toán
540.000
2.65
300.000
200.000
200.000
260.000
1.000.000
3.391.000đ
Bộ phận kỹ thuật
2
Nguyễn Văn Vương
NV kỹ thuật
540.000
1.75
200.000
300.000
100.000
272.382
150.000
150.000
800.000
250.000
2.667.382đ
Bộ phận kinh doanh
3
Nguyễn Văn Tuyến
NV kinh doanh
540.000
2.65
300.000
300.000
300.000
297.144
50.000
150.000
1.100.000
200.000
3.242.144đ
Tổng
98.454.402đ
Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu
( ký duyệt, ghi rõ họ tên ) ( ký duyệt ghi rõ họ tên ) ( ký ghi rõ họ tên )
Ghi chú: Xác nhận của Tổ trường các bộ phận khi đã nhận đủ số tiền lương của bộ đó, phát lương lại cho CNV trong bộ phận này. ( Số tiền bằng số:...................... Bằng chữ: .................................................................................................................................................
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG SẢN PHẨM
Tháng 8 năm 2007
TT
Họ tên
chức vụ
Số lượng SP hoàn thành
Số lượng SP hoàn thành vượt mức
số lượng SP không hoàn thành
Số lượng SP thực tế hoàn thành
ĐG SP
TT
Ký nhận
Bộ phận trực tiếp
1
Nguyễn Văn Vương
NV kỹ thuật
13
0
13
96.000
1.248.000đ
Bộ phận gián tiếp
1
Phạm Văn Bình
NV bảo hành
11
2
0
13
34.376
446.888đ
Tổng
15.849.752đ
Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu
( ký duyệt, ghi rõ họ tên ) ( ký duyệt ghi rõ họ tên ) ( ký ghi rõ họ tên )
BẢNG THANH TOÁN HƯỞNG % LƯƠNG CHO BỘ PHẬN KINH DOANH
Tháng 8 năm 2007
TT
Họ tên
Chức vụ
Giá trị hợp đồng sau khi hoàn công thực tế thu về
Hưởng 5% LN sau thuế
Hưởng 8% LN sau thuế
Thưởng thanh toán sơm so với ký kết hợp đồng
Giảm trừ thanh toán chậm so ký kết hợp đồng
Thành tiền
ký nhận
1
Phạm Thanh Tuấn
NV KD dự án
49.778.598
3.982.688
3.982.688đ
Tổng
45.809.611đ
Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu
( ký duyệt, ghi rõ họ tên ) ( ký duyệt ghi rõ họ tên ) ( ký ghi rõ họ tên )
Phát lương lại cho các cán bộ - công nhân viên
Tổ trưởng các đơn vị, đại diện các phòng ban nhận lương
Chi trả lương (Thủ quỹ thực hiện)
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ
(Kế toán lương thực hiện)
* ) Quy trình trả lương:Bảng thanh toán BHXH, BHYT, phụ cấp cho từng đơn vị (Kế toán lương thực hiện)
Bảng thanh toán lương cho từng đơn vị (Kế toán lương thực hiện)
Bảng thanh toán tiền thưởng (Kế toán lương thực hiện)
Báo cáo sản lượng (từng tổ, đơn vị thực thiện)
Tổ trưởng lập
Bảng chấm công (từng tổ, đơn vị thực thiện)
2.2) KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG:
2.2.1 Cách tính lương và thanh toán lương:
Việc thực hiện chế độ trả lương phải đạt yêu cầu công bằng, khoa học, tạo điều kiện cho việc tăng năng suất lao động, đồng thời cũng đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Việc tính lương tại công ty dựa trên các cơ sở sau đây:
- Nguồn quỹ lương.
- Định biên và định mức lao động.
- Cấp bậc và chức vụ công việc.
- Mức lương áp dụng theo luật lao động của chính phủ ban hành năm 2007.
Công ty Mai Anh là đơn vị kinh doanh dịch vụ, thương mại nên tiền lương được xác định trên cơ sở doanh thu tháng của công ty. Doanh thu mỗi tháng khác nhau vì phụ thuộc vào đơn giá và sản lượng gia công của từng, mặt hàng.
Nguồn quỹ lương của công ty được xác định bằng 50% doanh thu, trong đó:
+ Tổng quỹ lương phân phối chiếm 44% doanh thu.
+ Tổng quỹ lương dự phòng chiếm 6% doanh thu.
Công thức tính lương:
Tổng quỹ lương phân phối :
Lp = doanh thu ×44%
Quỹ lương phân phối được dùng để trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng và nhân viên quản lý doanh nghiệp.
Lương được trả làm 2 kỳ:
Kỳ 1: ứng 50% lương thực tế vào ngày giữa tháng.
Kỳ 2: thanh toán lương còn lại vào cuối tháng.
Hàng tháng vào ngày tính lương, kế toán lao động tiền lương dựa vào bảng phân bổ tổng quỹ lương phân phối để tính quỹ lương cho từng bộ phận, phòngban.
Bảng : Tỷ Lệ Phân Bổ Tiền Lương Các Phòng Ban
Đơn Vị
Số Người
Tỷ Lệ (%)
Phòng kế toán
5
12,5
Phòngkinh doanh
11
15.3
Phòng kỹ thuật
10
20.3
Lãnh đạo
3
51.9
Cộng:
100
Ta có công thức tính quỹ lương phân bổ như sau:
QLpb = Lp × tỷ lệ phân bổ
Trong đó:
o QLpb: quỹ lương phân bổ.
o Tỷ lệ phân bổ: do công ty quy định dựa vào số lượng công nhân, trình độ tay nghề, thâm niên làm việc, tỷ lệ này cố định trong năm (căn cứ vào bảng định biên - ở quy chế lương của năm)
Quỹ lương dự phòng:
Qldp = doanh thu × 6%
Dùng để chi các khoản sau:
Lương phép năm.
Tăng ca.
Khen thưởng đột xuất hoặc cuối năm.
Các khoản phụ cấp khác có tính chất như lương.
Ví dụ:
Doanh thu của Công ty Cổ Phần TM và ĐT Mai Anh vào tháng 12/2007 là 100,000 USD với tỷ giá là 16,500 qui ra đồng Việt Nam là:
100,000 × 16,500 = 1,650,000,000 VNĐ.
Quỹ lương phân phối:
1.650.000.000đ × 0.44 = 726.000.000 đ.
Quỹ lương dự phòng:
1.650.000.000đ × 0.06 = 99,000,000 đ.
Khi có quỹ lương phân phối, kế toán lao động tiền lương sẽ tính lương cho các bộ phận.
Công ty không có hệ số phụ cấp, điều này làm cho nhân viên mất đi một khoản thu nhập mà đáng lẽ ra họ phải được hưởng theo qui định của Nhà Nước
2.2.1.1Tính lương cho bộ phận gián tiếp:
Khi có được quỹ lương từng phòng ban, Kế Toán lao động tiền lương sẽ tính lương cho bộ phận gián tiếp như sau:
Lương cho bộ phận gián tiếp tính theo lương sản phẩm, cách tính dựa vào tổng lương của từng phòng ban, tổng lương hệ số công việc của từng phòng ban và tổng quỹ lương của từng phòng ban. Cụ thể như sau:
Công thức:
Công nhân phục vụ được
hưởng 5% so với mức lương x Số sản phẩm phục vụ
sản phẩm cntt làm thực tế
Đg =
Số ngày công
Ví dụ: Một công nhân sửa chữa, bảo hành - bảo dưỡng cho bộ sản phẩm đã hoàn công sau khi nghiệm thu. Công nhân này hưởng 5% mức lương sản phẩm của công nhân trực tiếp và công nhân này phục vụ 13 bộ máy với số công làm việc là 22 ngày trong tháng.
1.163.500 x 5% x 13
Đg =
22
= 34.376 đ/sp
Lương gián tiếp = 34.376 x 13 = 446.890đ
o Lương hệ số theo qui định của Nhà Nước: 1 hệ số = 540,000 đ.
Cụ thể như sau:
♦ Lương sản phẩm :
2.2.1.2) Tiền lương sản phẩm trực tiếp: hình thức này được áp dụng đối với những công nhân trực tiếp sản xuất, công việc của họ có tính chất độc lập, có thể định mức, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể, riêng biệt.
Theo hình thức này, tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng qui cách, phẩm chất và đơn giá sản phẩm đã được qui định.
Công thức:
Li = Qi × Đg
Trong đó:
+Li là tiền lương sản phẩm thực tế của công nhân i lãnh trong tháng.
+Qi là số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng của công nhân i
+Đg là đơn giá sản phẩm.
Đg
=
Mức lương tháng × hệ số
số ngày công
Ví dụ: Một người thợ có hệ số công nhân là 1.75 x lương cơ bản 540.000đ/tháng, lắp ráp được 13 sản phẩm, mà Công ty trả cho công nhân này đã làm việc được hơn 1 năm, mặt khác theo quy định của Công ty lương sản phẩm cơ bản là 75.000đ/sản phẩm cho công nhân mới vào nghề học việc ( tuỳ theo từng bộ máy lắp đặt tại các gói thầu )
( 540.000 x 1.75 ) + ( 75.000 x 13 )
Đg =
20
= 96.000đ/sp
Li = 96.000 x 13 = 1.248.000đ
Thực tế ở một số Công ty thì nhân viên thuộc bộ phận gián tiếp được trả lương theo thời gian, nhân viên thuộc bộ phận trực tiếp được trả lương theo sản phẩm. Ở một số Công ty khác thì tổng lương công nhân thuộc bộ phận trực tiếp hay gián tiếp đều được tính lương bao gồm 2 khoản là lương chính (lương theo thời gian) và lương phụ (lương sản phẩm). Tuy nhiên, do ngành nghề đặc thù của Công ty Cổ Phần TM và ĐT Mai Anh là sản xuất gia công theo đơn đặt hàng nên tiền lương trả cho bộ phận gián tiếp hay bộ phận trực tiếp sản xuất đều trả theo lương sản phẩm. Mặc dù vậy, cách tính của bộ phận gián tiếp và trực tiếp sản xuất là khác nhau, cụ thể cách tính lương sản phẩm của bộ phận gián tiếp nêu như trên.
Theo qui định của công ty, tiền lương được hưởng của CB-CNV sẽ bao gồm lương sản phẩm và các khoản khác có tính chất như lương (thưởng ngày công cao, phép năm, trợ cấp, làm thêm)
Lương được hưởng = Lương sản phẩm + Các khoản khác (ngày công cao, phép năm, lương nghỉ Tết, làm thêm, trợ cấp,)
Trong đó: +Ngày công cao: do các nhân viên trong phòng kế toán làm việc 26 ngày (1 ngày chủ nhật ) Kế toán trưởng Hệ số: 3.28 x 540.000đ
Ø Thưởng 25 ngày công bình thường: 68.123đ× 25 = 1.703.075đ.
* Thưởng 1 ngày công chủ nhật:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2658.doc