MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3
1. Khái niệm thành phẩm
2. Yêu cầu quản lý nhiệm vụ kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất 4
2.1. Yêu cầu 4
2.2. Nhiệm vụ 4
3. Nội dung tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kêt quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất 5
3.1. Tổ chức kế toán thành phẩm 5
3.1.1. Đánh giá thành phẩm 5
3.2.Kế toán chi tiết thành phẩm 7
3.2.1. Phương pháp ghi thẻ song song 7
2.2.2. Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển 9
3.2.3. Phương pháp ghi sổ số dư 9
3.3. Kế toán tổng hợp thành phẩm 10
3.3.1. Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên 10
3.3.2. Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ 13
3.4. Kế toán tiêu thụ thành phẩm 14
3.4.1.Kế toán chi tiết tiêu thụ thành phẩm 14
3.4.2. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ 15
3.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh 22
3.5.1. Kế toán chi phí bán hàng 22
3.5.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp 24
3.6. Kế toán phân phối lợi nhuận 29
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THANH HOÁ 32
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THANH HOÁ 32
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 32
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất 35
3. Bộ máy tổ chức quản lý và đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 36
4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty 39
4.1. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán 39
4.2. Hình thức tổ chức công tác kế toán 40
4.2.1. Chính sách kế toán áp dụng 42
4.2.2. Hệ hống tài khoản sử dụng 42
4.2.3. Hệ thống sổ sách kế toán 43
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THANH HOÁ 45
1. Đặc điểm thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hoá 45
2. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty cổ phần Dược vật tư y tế Thanh Hoá 46
2.1. Phương pháp tính giá xuất kho 46
2.2. Kế toán thành phẩm 46
2.3.Kế toán chi tiết thành phẩm 50
2.4.Kế toán tổng hợp thành phẩm 53
2.5. Kế toán tiêu thụ thành phẩm 54
2.5.1. Đặc điểm tiêu thụ và phương thức tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần Dược vật tư y tế Thanh Hoá 54
2.5.2. Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu 55
2.5.3. Kế toán thuế GTGT 63
2.6. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm 66
2.6.1. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 66
2.6.2. Hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp 67
2.6.2 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ 80
CHƯƠNG III. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THANH HOÁ 84
1. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm, và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Dược vật tư y tế Thanh Hoá. 84
1.1. Nhận xét chung về công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thanh Hoá 84
1.2. Đánh giá về công tác hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Dược vật tư y tế Thanh Hoá. 85
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Dược vật tư y tế Thanh Hoá. 87
2.1. Về tính giá thành thành phẩm 87
2.2. Về kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 87
2.3. Về việc phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 89
2.4. Lập dự phòng phải thu khó đòi 90
KẾT LUẬN 91
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2343 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần Dược vật tư y tế Thanh hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh và quy trình công nghệ sản xuất:
Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hoá là một đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh và thiết bị vật tư y tế. Hoạt động của Công ty bao gồm 2 bộ phận:
* Bộ phận sản xuất: là một bộ phận quan trọng trong hoạt động của
Công ty, sản phẩm của Công ty sản xuất ra trên dây chuyền công nghệ khép kín, tạo ra sản phẩm cuối cùng. Công ty có 3 phân xởng sản xuất chính:
- Phân xưởng sản xuất thuốc tiêm ( thuốc ống): có nhiệm vụ sản xuất các loại thuốc ống , thuốc tiêm như: nước cất, canxi B12, canxi Bcanlex, Philatop, Glucoza,...
- Phân xưởng sản xuất thuốc viên: có nhiệm vụ chế biến, sản xuất các loại viên nén, viên nang, viên hoàn như: Vitamin B1, B6, B12, Pênixilin, Hyđan, Gadinan, ...
- Phân xưởng đông dược: có nhiệm vụ sản xuất dược liệu phục vụ sản xuất thuốc viên, thuốc bắc, rượu thuốc, thuốc bôi ngoài, cao động vật, ...
Ngoài ra Công ty còn có các phân xưởng sản xuất phụ trợ: Tổ sản xuất gia công bao bì, Phân xưởng kéo ống, Tổ sữa chữa cơ khí điện.
Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, Công ty thường xuyên tiến hành cải tiến công nghệ sản xuất. Công ty đã trang bị được nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại như: ZP33 sản xuất viên nén lớn, nồi bao viên tự quay, máy đóng nang và ép vỉ tự động của Cộng hoà liên bang Đức, máy quang phổ tử ngoại của Mỹ, ... Nhờ đó dây chuyền sản xuất được hoàn thiện hơn, đã giảm lực lượng thủ công, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Do sản xuất loại sản phẩm đặc biệt có ảnh hởng đến sức khoẻ tính mạng con người, nên Công ty rất coi trọng chất lợng sản phẩm. Sản phẩm qua từng công đoạn sản xuất đều được kiểm tra chất lượng, nếu chưa đảm bảo kỹ thuật sẽ bị loại bỏ ngay trước công đoạn mới. Các sản phẩm sản xuất được kiểm nghiệm chặt chẽ, ngoài ra còn được xử lý hấp sấy vô trùng, kỹ thuật nội soi sản phẩm, xử lý nước tinh khiết,... Ngay trong các công đoạn sản xuất cũng tránh tiếp xúc với các tác nhân làm giảm chất lượng sản phẩm, do đó người ta sử dụng các loại máy móc xử lý như sấy phần sôi, sấy phun sương,... đáp ứng yêu cầu chất lượng và nhiệm vụ sản xuất từ khâu đầu nguyên liệu cho đến khi thành phẩm ,đóng gói tiêu thụ.
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty thể hiện ở sơ đồ sau:
(Phân xưởng thuốc viên và thuốc tiêm)
Nhiên
Liệu
Dược
ống bao bì
Chế biến
Hấp sấy tiệt trùng
Dập viên đóng gói
Hàn ống sấy soi SP
Đóng bao trình bày SP
Tiêu thụ
* Bộ phận kinh doanh được bố trí gồm 26 hiệu thuốc đặt ở 26 huyện thị trực thuộc Công ty và 5 hiệu thuốc đóng tại thành phố Thanh Hoá, ngoài ra còn có 3 chi nhánh ở Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, với nhiệm vụ chủ yếu là tiêu thụ hàng hoá dưới hình thức bán buôn, bán lẻ theo kế hoạch của Công ty giao cho các hiệu thuốc, trên cơ sở khoán doanh thu trên phần phí thực hiện căn cứ vào:
- Lao động hiện có tại đơn vị.
- Dân số trên địa bàn.
- Tình hình kinh tế xã hội của địa phương.
3. Bộ máy tổ chức quản lý và đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty:
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Công ty Cổ Phần Dược vật tư y tế Thanh Hoá là doanh nghiệp cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối. Chức năng chủ yếu là tổ chức sản xuất, lưu thông, phân phối hàng dược phẩm và thiết bị vật tư y tế. Đơn vị chủ quản của công ty là sở y tế, nên có thể nói công ty chịu sự điều tiết vĩ mô nhất định của nhà nước trong cân đối thu chi. Tổ chức bộ máy của công ty được chia thành các phòng ban chức năng phù hợp với yêu cầu quản lý.
Có thể khái quát cơ cấu bộ máy quản lý của công ty theo sơ đồ:
Hội đồng quản trị
Giám đốc
P. Giám đốc
TC - XDCB
P. Giám đốc
Kinh doanh
P. Giám đốc
sản xuất
Ban bảo vệ
P. Tổ chức hành chính
P. Thanh tra
P. Tài vụ
Phòng kế hoạch kinh doanh
Tổng kho
P. QTKD
P. Kỹ thuật nghiên cứu
PX thuốc tiêm
PX thuốc viên
PX đông dược
Ban cơ điện
Hệ thống 31 hiệu thuốc tuyến huyện, thành phố 3 chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất của công ty giữa hai kỳ đại hội cổ đông. Có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông.
- Giám đốc: Là người do HĐQT bổ nhiệm và là người đại diên pháp nhân cuả công ty trong mọi giao dịch. Giám đốc có nhiệm vụ điều hành toàn bộ các mảng hoạt động sản xuất kinh doanh, là người quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh có lãI, an toàn trong sản xuất, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
- Phó giám đốc phụ trách tài chính- đầu tư xây dựng cơ bản: là người giúp việc cho giám đốc, có nhiện vụ điều hành công tác tài chính, quản trị và công tác xây dưng cơ bản.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: là người giúp việc cho giám đốc, có nhiệm vụ giúp giám đốc công tác kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất là người giúp việc cho giám đốc trong việc điều hành sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm của công ty.
Hiện nay, Công ty thực hiện mô hình chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc.
* Các phòng ban chức năng:
- Phòng tổ chức- hành chính: tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động, tuyển dụng, công tác hành chính- văn phòng, an ninh trật tự cơ quan. Tham mưu cho giám đốc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người lao động.
- Phòng tài vụ: quản lý về khâu tài chính, gíam đốc bằng tiền từ khâu mua vật liệu, hàng hoá, nhập vật liệu, đưa vật liệu vào quá trình sản xuất và sản xuất ra các thành phẩm cũng như tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Ngoài ra phòng tài vụ còn lập kế hoạch tài chính hằng năm, ghi chép các mặt hoạt động của công ty, thực hiện hoạch toán hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ. Thống kê, lưu trữ cung cấp số liệu thông tin chính xác, kịp thời đầy đủ về tình hình sản xuất kinh doan, tiêu thụ sản phẩm của công ty.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: khai thác và lập kế hoạch sản xuất, cung ứng thuốc cho các đơn vị trực thuộc, phụ trách bán hàng ra ngoài và xuất khẩu, tham mưu cho HĐQT định hướng phát triển doanh nghiệp.
- Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuật, có trách nhiệm theo dõi kỹ thuật qua các công đoạn sản xuất ở phân xưởng, hướng dẫn quản lý mọi mặt hoạt động kỹ thuật của các phân xưởng.
- Phòng kiểm nghiệm ( OTK): có trách nhiệm kiểm soát và kiểm tra chật lượng 100% nguyên vật liệu đưa vào sản xuất và 100% chất lượng sản phẩm sản xuất ra cũng như hàng hoá đưa vào nhập kho.
- Phòng nghiên cứu: Nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, sáng kiến về cải tiến kỹ thuật, biên soạn các quy trình và phương thức sản xuất.
- Phòng thanh tra: Thực hiện chức năng của ban kiểm sát có nghĩa vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty, đặc biệt là công tác tài chính, phân phối lợi nhuận…
* Ba phân xưởng: sản xuất các loại dược phẩm
* Cửa hàng, hiệu thuốc : chịu trách nhiệm tiêu thụ hàng hoá dưới các hình thức bán buôn bán lẻ.
4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty:
4.1. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán:
* Chức năng: tham mưu cho giám đốc công ty, quản lý công tác kế toán, thực hiện luật kế toán.
* Nhiệm vụ:
- Tham gia xây dựng kế hoạch vốn, tài chính, tài chính ngắn hạn và dài hạn của công ty.
- Thực hiện các phân hành kế toán ở công ty.
- Kiểm tra phân loại và tổng hợp chứng từ bán hàng, lập tờ khai thuế và trực tiếp đI mua hoá đơn.
- Quản lý mạng lưới đại lý
- Lập và gửi báo cáo kế toán thống kê.
- Thực hiện việc quản lý thu chi tiền mặt theo quy định của pháp luật
4.2. Hình thức tổ chức công tác kế toán:
Để phát huy vai trò quan trọng của công tác kế toán, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học hợp lý. Dưới đây là sơ đồ bộ máy kế toán của công ty.
Kế toán trưởng
Tổ kế toán kho nguyên liệu bao bì giá thành
Phó kế toán trưởng
Tổ kế toán kho hàng hoá thành phẩm
Tổ kế toán thanh toán
Kế toán công nợ
Kế toán các hiệu thuốc, cửa hàng
* Nhiệm vụ của từng kế toán:
Toàn bộ công ty có 48 kế toán, trong đó phòng kế toán trung tâm có 12 người, tại phân xưởng sản xuất có 3 người và 34 kế toán ở 34 cửa hàng trực thuộc và chi nhánh, cụ thể như sau:
Kế toán trưởng: Phụ trách chung, là người chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy kế toán, thông tin kinh tế, chịu trách nhiệm trước pháp luật về chấp hành các chính sách, chế độ nhà nước, tham mưu cho giám đốc, về tình hình tài chính của công ty. Bên cạnh đó, kế toán trưởng còn có nhiệm vụ tìm nguồn vốn đáp ứng yêu cầu kinh doanh một cách kịp thời và có hiệu quả nhất.
Phó kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Là người giúp việc cho kế toán trưởng, cùng kế toán trưởng tổ chức công tác kế toán theo đúng chế độ pháp lệnh kế toán hiện hành, kiểm tra hướng dẫn, đôn đốc các kế toán viên hoàn thành nhiệm vụ, là người theo dõi tất cả các tài khoản trong và ngoài bảng cân đối kế toán, kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các phần hành kế toán tại công ty và tại các đơn vị trực thuộc. Cuối quý và cuối năm, kế toán trưởng tổng hợp và lập quyết toán của công ty.
Phó kế toán trưởng kiêm tài sản cố định: Có nhiệm vụ thay mặt kế toán trưởng xử lý công việc khi cần thiết, chịu trách nhiệm theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và lập bảng phân bổ khấu hao theo định kỳ.
Tổ kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi, quản lý chặt chẽ các hoạt động về vốn bằng tiền, lập báo cáo nghiệp vụ báo cáo tài chính theo sự phân công của kế toán trưởng.
Tổ kế toán kho nguyên liệu bao bì giá thành: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn vật tư, tiến hành phân bổ quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư ở các tổ, đội, phân xưởng sản xuất. Định kỳ tiến hành đối chiếu với thủ kho. Tập hợp chi phí và tính giá thành thành phẩm nhập kho.
Tổ kế toán kho thành phẩm hàng hoá: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất tồn của hàng hoá và thành phẩm.
Tổ kế toán công nợ: Phụ trách kế toán công nợ khách mua bán.
Kế toán cửa hàng, hiệu thuốc: Theo dõi tình hình bán hàng tại cửa hàng.
Bộ phận kế toán của công ty tuy mỗi bộ phận có một nhiệm vụ khác nhau nhưng vẫn có mối quan hệ khăng khít. Điều này đã giúp cho công việc thông suốt chính xác kịp thời
* Hình thức kế toán, hệ thống sở kế toán của công ty:
Xuất phát từ đặc điểm là doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, yêu cầu quản lý cao và đội ngũ kế toán có trình độ tay nghề chuyên môn vững vàng công ty đã áp dụng hình thức nhật ký – chứng từ để tổ chức hệ thống sổ sách kế toán.
Hệ thống sổ sách kế toán:
4.2.1. Chính sách kế toán áp dụng.
Niên độ kế toán của xí nghiệp bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
Xí nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
- áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Tính giá vật tư xuất dùng trong kỳ theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký- chứng từ.
- Hệ thống chứng từ sử dụng:
- Xí nghiệp sử dụng hệ thống chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính.
Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức, biên bản kiểm nghiệm, thẻ kho, phiếu nhập vật tư thuê ngoài gia công, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá.
Chứng từ tài sản cố định: biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản TSCĐ di chuyển nội bộ xí nghiệp, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, biên bản kiểm kê TSCĐ.
Chứng từ lao động tiền lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội, bảng thanh toán BHXH, bảng thanh toán tiền thưởng, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành.
Chứng từ bán hàng: Hóa đơn GTGT, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Phiếu thanh toán hàng gửi đại lý.
Chứng từ tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quĩ.
4.2.2. Hệ hống tài khoản sử dụng?
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản áp dụng cho các doanh nghiệp theo quyết định số 15/ 2006/ QĐ - BTC ngày 20/ 03/ 2006 của Bộ Tài chính, có sửa đổi và bổ sung kịp thời theo chế độ kế toán mới. Bên cạnh đó, để phục vụ yêu cầu quản lý về thông tin và đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh, xí nghiệp còn đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản cấp 2 và cấp 3 phù hợp với việc theo dõi chi tiết và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
4.2.3. Hệ thống sổ sách kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, yêu cầu quản lý cao và đội ngũ kế toán có trình độ, tay nghề chuyên môn vững vàng, công ty đã áp dụng hình thức Nhật ký- chứng từ để tổ chức hệ thống sổ sách kế toán.
a. Hệ thống sổ sách kế toán.
* Các sổ chi tiết sử dụng:
Sổ chi tiết hàng tồn kho
Sổ chi tiết TSCĐ
- Sổ chi tiết vật liệu sản phẩm
- Bảng cân đối vật tư theo mã
- Bảng cân đối thành phẩm theo loại.
- Thẻ tài sản cố định
- Sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng
- Sổ nhập, xuất TSCĐ
- Bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ
Sổ chi tiết vốn bằng tiền
Sổ chi tiết mua hàng
- Sổ quỹ tiền mặt
- Sổ chi tiết tiền vay.
- Sổ chi tiết thanh toán với người bán
- Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người bán
Sổ chi tiết tiêu thụ
Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
- Bảng cân đối nhập- xuất- tồn sản phẩm ở các quầy hàng
- Sổ chi tiết tiêu thụ
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua
- Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người mua
- Sổ giá thành nguyên vật liệu từng phân xưởng
- Bảng tổng hợp chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ từng phân xưởng
- Bảng tổng hợp giá thành từng phân xưởng
- Thẻ tính giá thành từng loại sản phẩm
Các sổ tổng hợp sử dụng:
- Bảng kê số 1, 2, 3, 5, 8, 11
- Bảng phân bổ số 1, 2, 3, 4
- Nhật ký chứng từ số 1, 2, 4, 5, 7, 8
- Sổ cái các tài khoản.
Nhìn chung, hệ thống sổ sách của công ty khá đầy đủ đáp ứng yêu cầu hạch toán chi tiết và tổng hợp đối với từng phần hành . Các sổ kế toán được thết kế phù hợp với thực tế công tác kế toán tại đơn vị. Trong điều kiện áp dụng kế toán máy, các Bảng kê và Nhật ký chứng từ không sử dụng để theo dõi theo từng nghiệp vụ phát sinh mà tập hợp số liệu của cả tháng.
b. Trình tự ghi chép:
Sơ đồ 8: Quy trình hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ theo hình thức Nhật ký chứng từ.
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết TK 131
Sổ chi tiết TP
Sổ chi tiết tiêu thụ
BK số 11
NKCT số 8
Bảng tổng hợp Dthu- giá vốn
BK số 5
Bảng tổng hợp TP
Sổ cái TK 155, 632, 641,642, 511, 911, 131
Báo cáo tài chính
Ghi định kỳ hoặc cuối tháng
Ghi hàng ngày
Ghi chú:
II. Thực trạng tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hoá:
1. Đặc điểm thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hoá:
- Thành phẩm của công ty là những sản phẩm thuốc các loại đã hoàn thành bước cuối cùng của dây chuyền sản xuất và được phòng nghiên cứu kiểm tra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật rồi mới cho nhập kho thành phẩm.
- Hiện nay, công ty đang sản xuất trên 200 mặt hàng thuốc.Đặc điểm chung của sản phẩm đó là liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của cong người, thể tích nhỏ nhưng giá trị lại lớn.
- Sản phẩm của công ty chủ yếu được trình bày ở dạng thuốc viên và thuốc tiêm với các dạng bào chế khác như: viên nang, viên nén, viên bao…tất cả các sản phẩm của xí nghiệp đều được bộ y tế cấp số lưu hành trên cả nước. Có thể phân ra các nhóm sản phẩm chính của xí nghiệp như sau:
+ Thuốc kháng sinh.
+ Thuốc tim mạch
+ Các vitamin
+ Thuốc hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, an thần, chống nôn, dị ứng…
+ Thuốc chống lao.
+ Thuốc đường tiêu hoá
+ Thuốc lợi tiểu
+ Thuốc chống sốt rét
- Sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu được bán cho đại lý theo phương thức bán hàng trực tiếp giữa thủ kho, bộ phận bán hàng và khách hàng. Bộ phận bán hàng thu tiền trực tiếp của khách hàng. Trường hợp đặc biệt,khách hàng chỉ được nợ nếu được sự đồng ý của ban giám đốc hoặc người trong xí nghiệp bảo lãnh, thời hạn nợ tối đa là trong tháng. Do đó, doanh thu luỹ kế vào thời điểm cuối tháng đúng bằng tiền bán hàng thu được trong tháng.
2. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty cổ phần Dược vật tư y tế Thanh Hoá.
2.1. Phương pháp tính giá xuất kho:
* Thành phẩm xuất kho:
Xí nghiệp áp dụng phương pháp tính giá bình quân cả kỳ dự trữ để đánh giá thành phẩm:
+ Tính giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ:
Giá đơn vị bình quân Giá thực tế TP tồn đầu kỳ + giá thực tế TP nhập trong kỳ
cả kỳ dự trữ = Số lượng TP tồn đầu kỳ + số lượng TP nhập trong kỳ
Giá trị và số lượng thành phẩm được tổng cộng ở tất cả các kho của xí nghiệp
+ Tính giá thành phẩm xuất kho:
Giá thực tế thành phẩm xuất kho = Số lượng TP xuất kho x Giá đơn vị BQ
Ví dụ: Thành phẩm Amoxycillin, tháng 1/ 2006.
Tồn đầu kỳ: Số lượng : 3989358 ( viên)
Số tiền : 1317486162 (đồng)
Nhập trong kỳ: Số lượng: 5087774 ( viên)
Số tiền: 1672021346 (đồng)
=> Đơn giá BQ cả kỳ dự trữ = 1317486162 +1672021346 = 329,34494( đ/v)
3989358 + 5087774
Tổng lượng Amoxycillin xuất trong tháng 12: 4282185 (viên)
Giá trị Amoxycillin xuất = 329,34494 * 4282185 =1410315962 (đồng)
Tồn kho cuối tháng = 1317486162 + 1672021346- 1410315962= 1579191546 (đ)
2.2. Kế toán thành phẩm:
a, quy trình nhập kho thành phẩm:
Sản phẩm sau khi hoàn thành giai đoạn sản xuất cuối cùng, được phòng kiểm nghiệm kiểm tra chất lượng. Các thành phẩm sau khi kiểm tra đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng được cho phép nhập kho. Khi đó các phân xưởng sản xuất sẽ nhập phiếu nhập kho thành phẩm, mẫu 01- VT ( QĐ số 15/ 2006/ QĐ -BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC). Phiếu nhập kho thành phẩm được lập thành 3 liên:
Liên 1: Lưu tại phân xưởng
Liên 2: Lưu tại kho
Liên 3: Lưu tại phòng kế toán
Mẫu 1:
Công ty cổ phần Dược
Vật tư y tế Thanh Hoá
232-Trần Phú-TP TH
Mẫu số 01 – VT
Số 15/ 2006/ QĐ - BTC ngày 20/03/2006
Phiếu nhập kho
Ngày 14 tháng 1 năm 2007
Họ tên người giao hàng: Phân xưởng Penicillin.
Nhập tại kho: Kho 1
Tên hàng và quy cách phẩm chất
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo hợp đồng
Thực nhập
Amoxycillin
Viên
1100000
1100000
Naphazolin 0,05% 10ml
Lọ
8000
8000
Cộng
1108000
1108000
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Thủ trưởng đơn vị
b, Quy trình xuất kho thành phẩm:
- Các trường hợp xuất kho thành phẩm:
+ Xuất thành phẩm bán trực tiếp: Sử dụng hoá đơn GTGT. Khi đó khách hàng đến mua hàng, phòng kinh doing sẽ làm các thủ tục ban đầu cho việc mua bán. Phòng kinh doanh sẽ căn cứ vào yêu cầu của khách hàng và tình hình tồn kho thành phẩm để viết hoá đơn GTGT cho khách hàng: Hoá đơn GTGT được lập thành 4 liên:
Liên 1: Lưu tại phòng kinh doanh Liên 3: Lưu tại phòng kế toán
Liên 2: Giao cho khách hàng Liên 4: Lưư tại kho
Công ty cổ phần Dược VTYT
232 – Trần Phú – TP.Thanh Hoá
Mấu 01. GTKT – 4LL
AA / 2005T - DP
Ký hiệu: 2005T
No 0025901
Hoá đơn
Giá trị gia tăng
Liên 3: Dùng cho thanh t oán
Ngày 03 tháng 01 năm 2007
Đơn vị bán hàng: Công ty Dược – VTYT Thanh Hoá
Địa chỉ : 232 – Trần Phú – Thành Phố Thanh Hoá
Hộ và tên người mua hàng: Trung tâm y tế Mường Lát
Hình thức thanh toán : Tiền mặt
STT
Tên hàng hoá, quy cách
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
1.
Amoxycillin 500mg/vỉ
Viên
600.000
341.15
218.490.000
2.
Vitamin B1 100 viên
Viên
1.000.000
10.87
10.870.000
Cộng tiền hàng
229.380.000
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 11.468.000 Tổng tiền thanh toán: 240.828.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm bốn mươi triệu tám trăm hai mươi tám ngàn đồng.
Người viết Hoá đơn
Người mua
Thủ kho
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
Xuất kho thành phẩm cho các cửa hàng của xí nghiệp: Sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm lệnh điều động nội bộ. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do phòng Kinh doanh lập, được lập thành 4 liên:
Liên 1: lưu tại phòng Kinh doanh
Liên 2: giao cho người nhận hàng
Liên 3: lưu tại phòng Kế toán
Liên 4: lưu tại kho
Đơn giá ghi trên phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là giá bán chưa có thuế GTGT. Khi bán được thành phẩm, các cửa hàng lập hoá đơn GTGT giao cho khách hàng. Cuối ngày hoặc định kỳ, nhân viên của các cửa hàng gửi toàn bộ hoá đơn GTGT cho khách hàng.
Công ty cổ phần Dược VTYT Ban hành theo QĐ
232 – Trần Phú – TP.Thanh Hoá số 15/ 2006/ QĐ-BTC
Ngày 20 / 03/ 2006 của bộ trưởng BTC
Ký hiệu: AC/2006T
No: 070682
PHIếU XUấT KHO
KIÊM VậN CHUYểN NộI Bộ
Ngày 5 tháng 01 năm 2007
Liên 3: Nội bộ
Kho xuất dùng: Kho số 5
Họ tên người vận chuyển: Nguyễn Văn Anh
Kho nhận hàng: Chi nhánh Dược phẩm Quảng Xương
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Thực xuất
Thực nhập
1
Amoxycillin 500mg
Viên
30000
380
11400000
2
Penicilin V1triệu UV
Viên
10000
420
4200000
Cộng
15600000
Thuế VAT:
5%
780000
Tổng tiền
16380000
Xuất ngày 07 tháng 01 năm 2007
Người lập phiếu
Thủ kho xuất
Người vận chuyển
Thủ kho nhập
2.3.Kế toán chi tiết thành phẩm:
Thành phẩm của công ty đa dạng về chủng loại, các nghiệp vụ nhập xuất thành phẩm cũng diễn ra thường xuyên, liên tục với mật độ lớn. Vì vậy để tăng tính kiểm tra đôí chiếu trong công tác quản lý thành phẩm, công ty áp dụng phương pháp thẻ đối chiếu song song để hạch toán chi tiết thành phẩm.
a, ở kho:
Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho thành phẩm, thủ kho sẽ mở Thẻ kho để ghi chép tình hình nhập xuất vật liệu theo chỉ tiêu số lượng chi tiết đến từng loại thành phẩm.
Hiện nay, xí nghiệp có 9 kho thành phẩm: Kho tại xí nghiệp và các kho cửa hàng đại diện của công ty. Công ty kiểm kê kho theo định lỳ 6 tháng 1 lần, xác định số lượng thành phẩm thừa thiếu, nguyên nhân thừa thiếu và đưa ra biện pháp sử lý.
Công ty cổ phần Dược VTYT
232 – Trần Phú – TP.Thanh Hoá
Mẫu số S12 – DN
Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ-BTC
Ngày 20 / 03/ 2006 của bộ trưởng BTC
Thẻ kho
Tháng 01 năm 2007
Tên, nhãn hiệu quy cách sản phẩm: Amoxycillin 500mg vỉ thẳng
Đơn vị tính : Viên
STT
Chứng từ
Diễn giải
Ngày Nhập Xuất
Số lượng
Ký xác nhậncủa kế toán
Số
Ngày
Nhập
Xuất
Tồn
Tồn đầu tháng
4E+06
1
25901
03/01
TTYT Mường Lát
03/01
600000
2
145
04/01
PX Penicillin
04/01
1100000
3
109
05/01
CN Quảng Xương
05/01
30000
Cộng
5087774
4384516
Tồn cuối tháng
4550913
Ngày tháng năm
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc
b, ở phòng kế toán:
Kế toán thành phẩm nhận được chứng từ do thủ kho chuyển lên, kiểm tra tính chính xác cảu chứng từ và tiến hành phân loại chứng từ.
Phiếu nhập kho: Phân theo tong đơn vị nhập.
Phiếu xuất kho: Phân theo tong đơn vị lĩnh.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phân theo từng kho xuất
Hoá đơn GTGT: Phân theo kho xuất bán
Hằng ngày, kế toán ghi sổ kế toán chi tiết căn cứ vào phiếu nhập kho, cuối mỗi tháng từ các sổ chi tiết bán hàng ngày, kế toán ghi tổng lượng thuốc đã bán trong tháng một lần vào sổ chi tiết cột xuất, ngoài ra để ghi số lượng xuất kho thành phẩm vào cột xuất kế toán còn căn cứ vào các hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. Cuối mỗi quý, kế toán đối chiếu số liệu giữa Thẻ kho và Sổ chi tiết, sau đó lập bảng kê nhập xuất tồn.
Công ty Cổ phần Dược VTYT
232 Trần Phú- TP. Thanh Hoá.
Sổ chi tiết thành phẩm
Tháng 01 / 2007
Tài khoản: 155 Tên kho: Kho 1
Tên, quy cách thành phẩm: Amoxycillin 500mg vỉ thẳng
Đơn vị tính: Viên
Chứng từ
Diễn giải
TKđối ứng
Đơngiá
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngàytháng
S.Lượng
T.Tiền
S.Lượng
T.Tiền
S.Lượng
T.Tiền
Tồn đầu kỳ
3847655
1270688702
2590
03/01
Xuất kho bán
632
329.3
600000
197602000
145
04/01
Nhập kho
154
1100000
109
05/01
Xuất kho
155
329.3
30000
9880200
…
…
Tồn cuối kỳ
4550913
1498691909
Tổng
5087774
1676021346
4384516
1444018159
2.4.Kế toán tổng hợp thành phẩm:
Cuối mỗi tháng, để có số liệu ghi vào sổ cáI TK155, kế toán thành phẩm dựa vào bảng phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để lập bảng kê sô 8, tổng hợp giá trị thành phẩm nhập xuất tồn của cả công ty. Bảng kê số 8 tại công ty được sử dụng dưới dạng bảng tổng hợp thành phẩm và là căn cứ để kế toán lên nhật ký chứng từ số 8. Từ nhật ký chứng từ số 8 kế toán lên sổ cái TK 155.
Công ty Cổ phần Dược VTYT
232 Trần Phú- TP. Thanh Hoá.
Bảng kê số 8.
Nhập- xuất- tồn kho
Tháng 1/2006
Tk 155- Thành phẩm
Diễn giải
Kho công ty
Quầy công ty
Tổng 155
I, Tồn đầu tháng
13046093227
983298555
14029391782
II, Nhập trong tháng
10745838182
1978592791
10745838182
Nhập từ xưởng- 154
10741577713
10741577713
Nhập mua- 331
4260469
4260469
Nhập chuyển quầy
1978592791
1978592791
III, Tổng dư đầu cộng ps
23791931409
2961891346
24775229964
IV, Xuất
9667954084
1991482109
9680843402
Xuất bán 623
7330388898
1991482109
9321871007
Xuất cho PX xử lý
73603015
73603015
Xuất chuyển quầy
1978592791
1978592791
Xuất 641
284578111
284578111
Xuất 642
791269
791269
V, Tồn cuối tháng
14123977325
970409237
15094386562
Ngày…tháng…năm
Người lập biểu
( Phần số liệu ở trong ngoặc là số nhập xuất chuyển kho không tính vào số liệu tổng cộng của cả công ty).
Công ty Dược VTYT.
232 Trần Phú- TP Thanh Hoá.
Sổ cáI tk 155
Tháng 01 năm 2007
Số dư đầu năm
Nợ
Có
14029391782
Ghi có Tk đối ứng Tk nợ
Tháng 1
……….
Tháng 12
Cộng
Tk 154
Tk 331
10741577713
4260469
Cộng phát sinh
Nợ
Có
10745838182
9680843402
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
15094386562
Ngày thán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 585.doc