MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 : Tổng quan về Tổng công ty thương mại Hà Nội 2
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty thương mại Hà Nội 2
1.2 Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến kế toán xuất khẩu và xác định kết quả kinh doanh hàng xuất khẩu tại Tổng công ty thương mại Hà Nộ 6
1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm 6
1.2.2 Thị trường tiêu thụ 8
1.2.2.1 Thị trường nội địa 8
1.2.2.2 Thị trường xuất nhập khẩu 9
1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Thương Mại Hà Nội một số năm gần đây 10
1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty thương mại Hà Nội 11
1.4.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Tổng công ty hương mại Hà Nội 11
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 11
1.4.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý 11
1.4.2.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ máy điều hành giúp việc 13
1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 15
1.5.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 15
1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên: 15
1.5.3 Đ ặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế tóan 16
PHÂN 2 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XUẤT KHẨU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG XUẤT KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 22
2.1. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu tại Tổng công ty thương mại Hà Nội 22
2.1.1. Đặc điểm hàng hóa xuất khẩu tại Tổng công ty. 22
2.1.2. Đặc điểm thị trường xuất khẩu của Tổng công ty. 23
2.2. Các phương thức xuất khẩu tại Tổng công ty thương mại Hà Nội 26
2.2.1. Phương thức xuất khẩu trực tiếp 26
2.2.2. Phương thức xuất khẩu ủy thác 26
2.2.3. Đặc điểm hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty. 27
2.3. Phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu và nguyên tắc hạch toán ngoại tệ của công ty. 28
2.3.1. Phương thức thanh toán quốc tế trong xuất khẩu của công ty. 28
2.3.1.1. Phương thức thư tín dụng L/C 28
2.3.1.2. Phương thức chuyển tiền. 30
2.3.2. Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ 31
2.4. Kế toán xuất khẩu hàng hóa tại Tổng công ty 32
2.4.1. Kế toán xuất khẩu hàng hóa theo phương thức xuất khẩu trực tiếp. 32
2.4.1.1. Kế toán giá vốn hàng xuất khẩu 32
2.4.1.2. Kế toán doanh thu hàng hóa 39
2.4.1.3.Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 42
2.4.1.4. Kế toán các khoản thanh toán với khách hàng 47
2.4.2. Kế toán xuất khẩu hàng hóa theo phương thức xuất khẩu ủy thác 51
2.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh hàng xuất khẩu tại Tổng công ty 54
2.5.1. Kế toán chi phí bán hàng 54
2.5.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 59
2.5.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh hàng xuất khẩu. 62
PHẦN 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐINH KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG XUẤT KHẨU TẠI HAPRO 65
3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tại Tổng công ty 65
3.1.1. Những ưu điểm: 65
3.1.2. Những tồn tại: 67
3.2. Đánh giá thực trạng kế toán xuất khẩu và xác định kết quả kinh doanh hàng xuất khẩu tại Tổng công ty thương mại Hà Nội 68
3.2.1. Ưu điểm 68
3.2.2. Nhược điểm 70
3.3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh hàng xuất khẩu tại Tổng công ty thương mại Hà Nội 71
3.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán xuất khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng xuất khẩu tại Tổng công ty. 71
3.3.2 Các yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện kế toán xuất khẩu và xác định kết quả kinh doanh hàng xuất khẩu tại Tổng công ty thương mại Hà Nội 72
3.3.3.Các ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán xuất khẩu và xác định kết quả kinh doanh hàng xuất khẩu tại Tổng công ty thương mại Hà Nội 74
KẾT LUẬN 77
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2151 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng xuất khẩu tại Tổng công ty thương mại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty.
Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chính của Tổng công ty. Trong đó, xuất khẩu là lĩnh vực chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty. Hiện nay, Hapro có 3 nhóm mặt hàng xuất khẩu :
-Hàng thủ công mỹ nghệ
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ là một trong các mặt hàng trọng điểm của Hapro. Chủng loại của mặt hàng này bao gồm: : mây, tre, lá buông, cói, gỗ đồ gốm sứ, sắt mỹ nghệ, thổ cẩm, tranh thêu, hàng mây tre đan, gốm sứ,đồ mạ bạc, đồ đúc đồng và các vật dụng thông thường như chổi lông gà, thảm chùi chân, dép đi trong nhà... Đây là những mặt hàng mang giá trị truyền thống thẩm mỹ cao. Do vậy Hapro đã quan tâm đúng mức đến việc thiết kế mẫu mã kiểu dáng và nâng cao chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ. Giá trị hàng thủ công mỹ nghệ liên tục tăng ở mức cao. Tuy kim ngạch xuất khẩu giá trị hàng thủ công mỹ nggeej thấp hơn nhiều so với hàng nông sản, nhưng lợi nhuận của mạt hàng này mang lại rất cao
- Hàng nông sản: lạc nhân, tiêu đen,gạo, tinh bột sắn, dừa sấy, cà phê, chè, gia vị ...Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản rất cao, chiếm gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty mẹ.Tuy lợi nhuận mang lại không cao, nhưng mặt hàng này lại mang lại ỹ nghĩa xã hội to lớn, mang lại công ăn việc làm cho một lượng lớn người lao động trong nước
- Hàng công nghiệp nhẹ : hàng dệt may thời trang, đồ nhựa, hàng tiêu dùng.
- Thực phẩm chế biến : thịt, cá đóng hộp , trái câ
Hai mặt hàng: Hàng công nghiệp nhẹ và thực phẩm chế biến thì văn phồng công ty mẹ không trực tiếp tham gia xuất khẩu. Hai mắt hàng này hoàn toàn do các công ty thành viên và công ty con đảm nhiệm .
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp xuất khẩu của Tổng công ty trong năm 2007, 2008.
(Đơn vị tính:USD)
Mặt hàng
Năm2007
Năm 2008
Hàng thủ công mỹ nghệ
15.501.846
16.631.401
Dệt, đan, móc
1.179.123
3.221
Khăn các loại
576.241
1.003.656
Gốm sứ
7.076.703
6.509.564
Mây tre đan
6.140.445
6.967.465
Sơn mài
-
25.065
Thêu
1.149.151
929.491
Thảm
6100
-
TCMN khác
374.083
1.192.969
Nông sản
79.167.004
51.367.038
Cà phê
61.079.518
34.496.815
Hạt điều
3.815.613
3.587.309
Hồi
86.426
45.360
Cơm dừa
267.586
1.036.007
Lạc
567.439
-
Nghệ
27.900
12.150
Quế
8.006
5.832
Tiêu
3.409.735
12.172.293
Nông sản khác
-
11.272
2.1.2. Đặc điểm thị trường xuất khẩu của Tổng công ty.
Qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, cho đến nay thị trường xuất khẩu của Hapro đã mở rộng đến hơn 60 nước và khu vực trên thế giới. Trong đó thị trường xuất khẩu chủ lực bao gồm: Nhật Bản, Đông Nam Á,EU, Mỹ, Nga…
Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hapro là thị trường Châu Á. Trong đó, thị trường chủ yếu là các nước trong khối ASEAN. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang khu vực này là nông sản do chất lượng đảm bảo và có khả năng cạnh trạnh về giá cả. Mặt khác, tại thị trường Châu Á, Tổng công ty có nhiều thuận lợi về địa lý, giao thông vận tải cũng như có nhiều nét tương đồng về phong tục tập quán và thói quen tiêu dùng nên dễ dàng đáp ứng được nhu cầu về hàng hóa của khách hàng. Gíá trị xuất khẩu năm 2007, 2008 như sau: Singapore (1.964.855USD, 6.392.519 USD), A rập (3.039.645 USD, 3.499.566 USD), Hàn Quốc (4.247.394 USD, 2.311.729 USD)… chiếm hơn 31% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Giá trị hàng xuất khẩu của thị trường này năm 2007 là 35.121.477 USD và năm 2008 là 24.113.965 USD, chiếm 31% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm.
Khu vực Châu Âu là thị trường lớn thứ 2 của Tổng công ty
Các quốc gia thuộc khu vực này là những nước có nền kinh tế ổn định, phát triển và thu nhập bình quân đầu người của mỗi người dân cao. Khách hàng của công ty tại các nước này bao gồm:Bỉ, Nga, Đức, Hà Lan, Áo… Nhu cầu tại thị trường EU đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ là rất lớn. tại thị trường này, thói quen tiêu dùng của khách hàng rất đa dạng song họ cũng có yêu cầu rất cao về mẫu mã cũng như chất lượng và độ tinh xảo của sản phẩm. Mặt khác, ở thị trường này, hệ thống thương mại rất phát triển nên việc đưa hình ảnh của các mặt hàng đến với khách hàng không phải là việc quá khó khăn. Do đó, bên cạnh việc không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm, mẫu mã thì Hapro cần đẩy mạnh công tác tiếp cận thị trường. Nhu vậy, Tổng công ty mới có thể tận dụng tối đa tiềm năng xuất khẩu mà thị trường này mang lại.
Cụ thể, chiến lược xuất khẩu của Hapro với một số nước như sau:
Nhật Bản
Các nhóm mặt hàng được Tổng Công Ty định hướng phát triển vào thị trường này gồm: hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, thực phẩm chế biến v.v.
Hàn Quốc
Các nhóm mặt hàng được Tổng Công ty định hướng phát triển vào thi trường này gồm: hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, dược liệu, thực phẩm chế biến v.v.
Ai Cập
Các nhóm mặt hàng được Tổng Công ty định hướng phát triển vào thi trường này gồm: hạt tiêu, cơm dừa sấy, và các loại gia vị v.v.
Các nước Trung Đông
Các nhóm mặt hàng được Tổng Công ty định hướng phát triển vào thi trường này gồm: nông sản thô và nông sản sơ chế, chè xanh, chè đen các loại, hạt tiêu và các loại gia vị, cơm dừa sấy v.v.
Các nước EU
Các nhóm mặt hàng được Tổng Công ty định hướng phát triển vào thi trường này gồm: nông sản thô và nông sản sơ chế, thực phẩm chế biến, gỗ chế biến, may mặc, giầy da, thủ công mỹ nghệ v.v.
….
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Tổng công ty những năm gần đây
2.2. Các phương thức xuất khẩu tại Tổng công ty thương mại Hà Nội
Quá trình lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu bao gồm 2 giai đoạn: Thu mua sản phẩm hàng hóa trong nước hoặc từ nguồn nhập khẩu, sau đó bán ra nước ngoài theo hợp đông thương mại ký kết giữa hai chính phủ hoặc tổ chức kinh doanh thương mại. Tại Hapro,hoạt động chủ yếu là hoạt động xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác. Trong xuất khẩu ủy thác,Tổng công ty thường là bên nhận ủy thác. Cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác, Hapro xuất khẩu theo giá FOB.
2.2.1. Phương thức xuất khẩu trực tiếp
Với hình thức này, Tổng công ty trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại với các đối tác nước ngoài, tổ chức quá trình bán hàng và tự cân đối tài chính cho thương vụ đã ký kết. Đây là phương thức xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty.
2.2.2. Phương thức xuất khẩu ủy thác
Xuất khẩu uỷ thác là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức thuê và nhập làm dịch vụ xuất khẩu Hoạt động này được thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác xuất khẩu giữa các doanh nghiệp, phù hợp với những quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
Khi tiến hành xuất khẩu ủy thác, các đơn vị xuất khẩu không trực tiếp tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại với đối tác nước ngoài mà ủy quyền cho một đơn vị xuất nhập khẩu có uy tín để thực hiện hoạt động xuất khẩu cho mình.
Các bên tham gia xuất khẩu ủy thác gồm có:
-Chủ thể uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu:
Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh trong nước và/hoặc giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đều được uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu.
Là bên có đủ điều kiện để bán hàng hóa sang thị trường nước ngoài.
-Chủ thể nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu:
Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đều được phép nhận uỷ thức xuất khẩu, nhập khẩu. Là bên đứng ra thay mặt bên giao ủy thác lý kết hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài
Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, có liên quan đến đơn hàng uỷ thác xuất khẩu. Bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác thương lượng và ký hợp đồng uỷ thác. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của 2 bên do 2 bên thoả thuận và được ghi trong hợp đồng.
Bên uỷ thác thanh toán cho bên nhận uỷ thác phí uỷ thác và các khoản phí tổn phát sinh khi thực hiện uỷ thác
Hapro thực hiện xuất khẩu ủy thác với 2 vai trò: Bên giao ủy thác và bên nhận ủy thác nhưng chủ yếu vẫn là bên nhận ủy thác
2.2.3. Đặc điểm hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty.
Hapro luôn chủ động tìm ra thị trường và khách hàng xuất khẩu, và thực sự đã thành công và đạt được những thành tựu nhất định trong mục tiêu này.
Để đạt được kết quả đó, Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã có những giải pháp cụ thể. Bắt đầu từ việc tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài, Hapro thường xuyên cử nhân viên đi khảo sát thi trường. Đây là khâu rất quan trọng ,từ đó có thể đáp ứng đúng nhu cầu tiêu dùng nước ngoài, mở rộng được thị trường xuất khẩu.Hầu hết các hợp đông xuất khẩu của Hapro đều theo phương thức trục tiếp.
Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu: Gồm 5 bước.
Bước 1: Nhân viên phòng xuất khẩu tống hợp giấy tờ, số liệu đã ký kết Sau đó, chuyển sang phòng Kế Toán.
Bước 2: Phòng kế toán tiếp nhận hồ sơ.Tiếp đó, kế toán tổng hợp đề nghị đối tác mở thư tín dụng, kiểm tra thư tín dụng có phù hợp với các điều kiện đã ký kết trong hợp đồng hay không. Hapro thường yêu cầu bên mua ứng trước 60% giá trị của hợp đồng.
Bước 3: Trong trường hợp, hợp đồng có quy định rõ việc kiểm tra chất lượng hàng hóa, Hapro thông qui Tổng công ty giám định hàng hóa xuất khầu Vinacontrol. tiến hành thực hiện các thủ tục để chứng nhận số lượng, trọng lượng, chất lượng của hàng hóa Kết thúc quá trình, Hapro lập hai bản bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh chứng nhận đã kiểm tra chất lượng lô hàng đầy đủ các bước như hợp đồng quy định.
Bước 4: Đóng gói, vận chuyển hàng hóa tới cảng và xếp hàng đúng theo quy định trong hợp đồng. Để giảm thiều những rủi ro có thể gặp trong quá trình vận chuyển cũng như lưu kho bãi, Hapro thường mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Bước 5: Tiến hành làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng hóa bao gồm : + Khai và nộp tờ khai hải quan: Đại diện Tổng công ty khai báo chi tiết, cụ thể về hàng hóa lên tờ khai hải quan để cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra. Tờ khai phải xuất trình cùng với Hóa đơn GTGT, Hợp đồng mua bán hàng hóa.
+ Tiến hành xuất trình hàng hóa
+ Sau đó, nộp thuế , thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước.
Sau khi thực hiện các thủ tục hải quan, Hapro đã có đầy đủ điều kiện pháp lý để xuất hàng hóa sang đối tác nước ngoài.
2.3. Phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu và nguyên tắc hạch toán ngoại tệ của công ty.
2.3.1. Phương thức thanh toán quốc tế trong xuất khẩu của công ty.
Hiện nay, có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác nhau. Dựa vào đặc thù riêng của Hapro, việc thanh toán hợp đồng xuất khẩu được thực hiện theo hai phương thức là: Mở thư tín dụng L/C và điện chuyển tiền.
2.3.1.1. Phương thức thư tín dụng L/C
Tín dụng thư (hay còn gọi là thư tín dụng) là một văn bản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiền cho một người thụ hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong thư tín dụng. Điều này có nghĩa là: Khi một người thụ hưởng hoặc một ngân hàng xuất trình (đại diện của người thụ hưởng) thỏa mãn ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận trong khoảng thời gian có hiệu lực của LC (nếu có) những điều kiện sau đây:
Các chứng từ cần thiết thỏa mãn điều khoản và điều kiện của LC. Chẳng hạn như: vận đơn (bản gốc và nhiều bản sao), hóa đơn lãnh sự, hối phiếu, hợp đồng bảo hiểm...v.v
Các thông lệ trong UCP và hoạt động ngân hàng quốc tế.
Các thông lệ của ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận (nếu có).
Nói một cách ngắn gọn, một thư tín dụng là:
Một loại chứng từ thanh toán
Do bên mua (hoặc bên nhập khẩu) yêu cầu mở.
Liên lạc thông qua các kênh ngân hàng.
Được trả bởi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận thông qua ngân hàng thông báo (advising bank tại nước người thụ hưởng) trong một khoảng thời gian xác định nếu đã xuất trình các loại chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản
Như vậy, thư tín dụng (L/C) là một văn bản cam kết có tính chất pháp lý dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng ( ngân hàng phục vụ cho người nhập khẩu) theo yêu cầu của người nhập khẩu sẽ chuyển cho ngân hàng ở nước ngoài ( ngân hàng phục vụ cho người xuất khẩu) một L/C để trả cho người được hưởng (người xuất khẩu) một số tiền nhất định, trong thời hạn quy định, với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình đầy đủ bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện trong thư.
Sơ đồ 2.1: Quy trình thanh toán thư tín dụng (L/C)
Ngân hàng mở L/C
Ngân hàng thông báo L/C
( 2)
( 5)
(6)
Người xuất khẩu
Người nhập khẩu
(8) (7) (1) (6) (5) (3)
(4)
Bước 1: Người nhập khẩu xin mở thư tín dụng tại Ngân hàng phục vụ của mình.
Bước 2: Căn cứ vào đơn xin mở L/C ngân hàng phục vụ người nhập khẩu mở L/C ( Ngân hàng phát hành L/C) cho người nhập khẩu hưởng. Chuyển bản chính cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (ngân hành thông báo).
Bước 3: Ngân hàng thông báo xác nhận L/C bằng văn bản và gửi bản chính cho người xuất khẩu..
Bước 4: Căn cứ vào các nội dung của L/C bên xuất khẩu tiến hành giao hàng.
Bước 5: Sau khi giao hàng, người xuất khẩu hoàn chỉnh bộ chứng từ hàng hóa, chứng từ thanh toán gửi về ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thông báo) yêu cầu thanh toán.
Bước 6: Ngân hàng thông báo xác nhận thực hiện kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được phù hợp theo đúng điều kiện đã ghi trong L/C
Bước 7: Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C.
Bước 8: Ngân hàng phát hành tiến hành kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được nếu phù hợp với các nội dung ghi trong L/C thì tiến hành chuyển tiền cho Ngân hàng đối tác.
Bước 9: Ngân hàng phát hành báo cho người nhập khẩu biết việc trả tiền cho người xuất khẩu, đồng thời trao chứng từ cho người nhập khẩu nhận hàng
2.3.1.2. Phương thức chuyển tiền.
Với phương thức này, người trả tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người nhận theo giấy ủy nhiệm. Phương thức chuyển tiền bao gồm: Điện báo, thư chuyển tiền. Tùy vào hình thức thanh toán có thời gian thực hiện và độ an toàn khác nhau mà chi phí cũng khác nhau.
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán quốc tế đơn giản nhất
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ phương thức chuyển tiền
Người thụ hưởng
Người trả tiền
Ngân hàng chuyển tiền
Ngân hàng đại lý
3a
3b 2 4
1
Ghi chú:
Bước 1: Hai bên thực hiện giao dịch.
Bước 2: Người trả viết đơn yêu cầu chuyển tiền
Bước 3:
3a: Chuyển tiền ra nước ngoài qua ngân hàng đại lý
3b: Ngân hàng chuyển tiền gửi giấy báo Nợ
Bước 4: Ngân hàng đại lý chuyển tiền và giấy báo Có cho người thụ hưởng.
Phương thức này tuy đơn giản nhưng ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện chuyển tiền theo ủy nhiệm của người trả tiền để hưởng hoa hồng chứ không bị ràng buộc. Quyền lợi của người thụ hưởng gắn với việc chuyển tiền phụ thuộc vào sự chủ động và khả năng của người chuyển tiền nên không được đảm bảo. Do vậy phương thức này được sử dụng khi hai bên đối tác có sự tin tưởng cao.
2.3.2. Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Hapro là xuất nhập khẩu, nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn vì thế khâu hạch toán ngoại tệ rất được Tổng công ty chú trọng. Vì thế, Hapro đã xây dựng một hệ thống hạch toán ngoại tệ hữu hiệu
Để có cơ sở để điểu chỉnh tỷ giá ngoại tệ nhanh chóng, chính xác.và quản lý ngoại tệ hiệu quả, kế toán mở sổ chi tiết theo dõi vốn bằng tiền, các khoản phải thu, phải trả nguyên tệ
Tài khoản sử dụng : TK 007.
Chi tiết theo loại ngoại tệ và nơi quản lý ngoại tệ
Tuân thủ theeo chế độ kế toán tài chính, khi phát sinh chênh lệch tỷ giá trong các nghiệp vụ , kế toán kịp thời ghi nhận vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính. Để xử lý khoản chênh lệch và điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ, kế toán sử dụng TK 413 ‘Chênh lệch tỷ giá hối đoái’. Đến cuối kỳ, kế toán cũng tiến hành điều chỉnh giá ngoại tệ đối với các khoản phải trả, phải thu của Tổng công ty.
Nguyên tắc quy đổi ngoại tệ :
- Đối với ngoại tệ được mua bằng VND, tỷ giá hối đoái nhập quỹ là tỷ giá mua thực tế.
- Đối với ngoại tệ thu được do bán hàng, thu nợ hoặc ghi nhận các khoản vay, phải trả thì tỷ giá hối đoái là tỷ giá của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm ghi nhận phát sinh ngoại tệ
- Còn đối với ngoại tệ tại quỹ , gửi ngân hàng, thì tỷ giá hối đoái khi xuất ra được xác định trên cơ sở tỷ giá thực tế của ngoai tệ nhập vào theo phương thức nhập trước, xuất trước.
2.4. Kế toán xuất khẩu hàng hóa tại Tổng công ty
2.4.1. Kế toán xuất khẩu hàng hóa theo phương thức xuất khẩu trực tiếp.
2.4.1.1. Kế toán giá vốn hàng xuất khẩu
Tại Hapro, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán theo giá mua thực tế hoặc giá thành sản xuất của hàng hóa tiêu thụ cùng vơí các chi phí có liên quan.
Tại Tổng công ty thương mại Hà Nội, các mặt hàng phục vụ xuất khẩu lại chủ yếu là thu mua nhỏ lẻ chứ không phải dự trữ sẵn trong kho.Khi có hợp đồng, đơn đặt hàng, Hapro mới tiến hành thu mua. Với cách làm này, Tổng công ty sẽ tiết kiệm được chi phí kho bãi, bảo quản, công tác lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được giảm nhẹ. Tuy nhiên cũng sẽ gặp phải một số bất cập sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau.
Chi phí mua hàng được tính ngay vào giá trị lô hàng nên Tổng công ty không phải phân bổ chi phí thu mua theo từng đơn vị sản phẩm cụ thể
Trong trường hợp hàng mua đem xuât khẩu thẳng không nhập kho thì kế toán vẫn hạch toán như qua kho, vẫn tiến hành lập phiếu nhập kho và phiếu xuất kho.
Đối với hàng hóa sản xuất để phục vụ xuất khẩu:
Giá vốn hàng bán = Giá thành sản xuất sản phẩm + chi phí phát sinh trong
quá trình xuất khẩu.
Đối với hàng hóa thu mua để xuất khẩu:
Giá vốn hàng bán = Giá mua trên hóa đơn + Chi phí phát sinh trong quá trình
thu mua + chi phí phát sinh trong quá trình xuất khẩu
( Chủ yếu chuyên đề đề cập đến lĩnh vực xuất khâu, nên bài viết chỉ đi sâu vào các vấn đề liên quan)
Trong đó:
Chi phí phát sinh trong quá trình xuất khẩu bao gồm;
Chi phí bảo quản, quản lý hàng hóa
Chi phí lưu kho, lưu bãi
Phí giao nhận hàng hóa
Phí giám định hàng hóa
Phí vận tải, giao dịch hàng
Phí bảo hiểm
Phí kiểm dịch hàng hóa
………………..
Với từng hợp đồng, đơn đặt hàng cụ thể; các chi phí này sẽ được kế toán Tổng công ty tính toán trước để tính ra giá vốn hàng bán.Khi có những chi phí phát sinh thêm trong quá trình xuất khẩu thì kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh.
Ví dụ:
Ngày 18/02/2009, Hapro xuất khẩu 200 tấn chè Thái Nguyên sang Anh cho công ty Liz Bon Co.L.T, địa chỉ: 640, Brooklin Str. , Liverpool theo hợp đồng 182-09/XK, ký kết vào ngày 13/02/2009.
Giá vốn xuất khẩu của lô chè này được tính như sau:
Đơn giá mua chè tại Thái Nguyên đã bao gồm chi phí thu mua: 18.500VND/1 kg.
Gíá mua: 18.500 x 200.000 = 3.700.000.000 VND
Phí vận chuyển : 25.000.000 VND
Phí giao nhận : 8.000.000 VND
Phí giám định : 25.000.000 VND
Tổng cộng giá vốn hàng xuất khẩu: 3.758.000.000 VND
Dựa vào các chứng từ: Hợp đồng thương mại, hóa đơn giá trị gia tăng và phiếu xuất kho, kế toán nhập số liệu vào máy tính phân hệ:
- Kế toán bán hàng và công nợ phải thu / cập nhật số liêu / Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho.
Khi thanh toán ngay bằng tiền mặt các chi phí phát sinh trong quá trình xuất khẩu, kế toán cập nhật vào phân hệ
Kế toán tiền mặt, tiền gửi và tiền vay / cập nhật số liệu / Phiếu chi tiền mặt.
Máy tính tự động kết chuyển số liệu sang Sổ cái Tk 632 ,các TK liên quan.
Biểu 2.3: Phiếu xuất kho
TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
Địa chỉ:38-40 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 17 tháng 02 năm 2009
Họ tên người nhận hàng: Công ty Liz Bon
Địa chỉ: 640, Brooklin Str., Liverpool
Lý do xuất kho: Xuất khẩu
Xuất tại kho: Kho Tổng công ty
Đơn vị tính: VND
Stt
Tên, nhãn hiệu,quy cách, phẩm chất hàng hóa
Mã số
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Chè Thái Nguyên
kg
200.000
200.000
18.500
3.700.000.000
Cộng
3.700.000.000
Tổng thành tiền bằng chữ: Hai tỷ bảy trăm triệu đồng chẵn.
Xuất, ngày 17 tháng 2 năm 2009
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Thủ kho
(Ký tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu 2.4: Hóa đơn giá trị gia tăng
TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: 38-40, Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tel: 844.6267984
Mã số thuế: 0100201273
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu 01-GTGT-3LL
Liên 2: Giao cho khách hàng Số HĐ:57-09
Ngày 18 tháng 02 năm 2009
Tên khách hàng: Công ty Liz Bon
Địa chỉ: 640, Brooklin, Liverpool
Điện thoại Fax
Hình thức thanh toán: TT
Tỷ giá: 17.140
STT
Tên hàng hóa dịch vụ
Số lượng
Đvt
Đơn giá (USD)
Thành tiền
(USD)
Thành tiền
(VND)
A
B
C
D
E
F
G
1
Chè Thái Nguyên
200
Tấn
1.350
270.000
4.627.800.000
Cộng
4.627.800.000
Thuế suất giá trị gia tăng: 0%
Tổng tiền hàng: 4.627.800.000
Tiền thuế GTGT: 0
Tổng cộng tiền thanh toán: 4.627.800.000
Số tiền bằng chữ: Bốn tỷ sáu trăm hai mươi bảy triệu tám trăm nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Màn hình cập nhật số liệu: Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho:
Màn hinh cập nhât chi phí ( chi phí vận chuyển) trong quá trình xuất khẩu:
Nhìn vào màn hình nhập liệu chứng từ ban đầu ở trên, ta thấy, kế toán Hapro luôn chọn Trạng thái : Chuyển sổ cái ở cuối mỗi trang màn hình cập nhập chứng từ. Như vậy, mỗi lập nhât chứng từ, phần mềm Fast sẽ tự động chuyển giữ liệu sang sổ Cái của các tài khoản tương ứng
Để xem sổ cái Tk 632, Chọn :“ Báo Cáo Tài Chính\ Sổ cái tài khoả\ Tài khoản 632. Nhấn enter
( Cơ sở lập các sổ cái khác hoàn toàn tương tự)
Biểu 2.5: Sổ cái TK 632
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
SỔ CÁI
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
Từ ngày 01/02/2009 đến ngày 28/02/2009
Đơn vị tính: VND
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số
PS Nợ
PS Có
02/02
21-09/HĐ
Xuất lô hàng mây tre đan
156
789.590.000
06/02
25-09/HĐ
Xuất lô hàng cà phê
156
885.988.000
…….
………..
………………
…….
………..
……….
10/02
34-09/HĐ
Xuất lô hàng tiêu
156
1.569.055.000
…..
……….
………………
……
………..
………..
10/02
57-09/HĐ
Xuất lô hàng chè
156
3.700.000.000
20/02
141-09/PC
Chi phí vận chuyển
111
25.000.000
…..
……….
………………
…….
………….
………….
28/02
Tổng số phát sinh
18.680.467.000
0
28/02
K/C sang TK 911
911
18.680.467.000
Ngày 28 tháng 02 năm 2009
Kế toán trưởng Người ghí sổ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.4.1.2. Kế toán doanh thu hàng hóa
Cùng với việc ghi nhận giá vốn, khi hàng hóa được xác định là tiêu thụ, kế toán phản ánh doanh thu xuất khẩu của lô hàng đó.
Tài khoản sử dụng: 511- Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ.
Chi tiết:
5111: Doanh thu tiêu thụ hàng xuất khẩu
5112: Doanh thu tiêu thụ hàng hóa trong nước
Quy trình ghi sổ kế toán:
Tương tự như giá vốn, kế toán tiến hành nhập số liệu máy tính vào phân hệ :
-Kế toán bán hàng và công nơ phải thu / Cập nhật số liêu / Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho
Hóa đơn bán hàng và phiếu xuất kho là chứng từ quan trọng xác định số hàng thực tế xuất khẩu và là căn cứ để xác định doanh thu xuất khẩu. Khi đã cập nhật xong số liệu, phần mềm kế toán Fast sẽ tự động kết chuyển số liệu vào các sổ có liên quan.
Biểu 2.6: Sổ nhật ký chung
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Từ ngày 01/02/2009 đến 28/02/2009
Đơn vị tính: VND
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
02/02
21-09/HĐ
Xuất lô hàng mây tre đan
6321
1561
789.590.000
02/02
21-09/HĐ
Xuất lô hàng mây tre đan
131-KHI
511
1.235.000.000
02/02
73/HQ
Tiền thuế XK phải nộp.
5111
3333
61.750.000
…….
………..
………………….
……
……….
06/02
102-09/PC
Chi tạm ứng cho Hoàng
141
111
2.700.000
…..
……….
…………………
……
………..
10/02
UNC 76
Nộp tiền thuế xuất khẩu
3333
112
74.964.086
…..
………
…………………
……
…….
…………
18/02
57-09/HĐ
Xuất lô hàng chè
6321
1561
3.700.000.000
18/02
57-09/HĐ
Xuất lô hàng chè
131-LB
5111
4.627.800.000
18/02
96/HQ
Tiền thuế XK phải nộp
5111
3333
187.900.000
18/02
141-09/PC
Chi phí vận chuyển
6322
111
25.000.000
18/02
141-09/PC
Chi phí vận chuyển
133
111
2.500.000
…..
……….
………………
…….
……
………….
Cộng chuyển trang sau
38.975.970.850
Ngày 28 tháng 02 năm 2009
Kế toán trưởng Người ghi sổ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu 2.7: Sổ cái TK 511
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
SỔ CÁI
Tài khoản 511 – Doanh thu hàng xuất khẩu
Từ ngày 01/02/2009 đến ngày 28/02/2009
Đơn vị tính: VND
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số
PS Nợ
PS Có
02/02
21-09/HĐ
Xuất lô hàng mây tre đan
1311
1.235.000.000
02/02
73/HQ
Thuế XK phải nộp
3333
61.750.000
…….
………..
………………
……
………..
……….
10/02
24-09/HĐ
Xuất lô hàng tiêu
1311
1.657.865.000
10/02
84/HQ
Thuế XK phải nộp
3333
82.893.250
…..
……….
………………
………..
18/02
37-09/HĐ
Xuất lô hàng chè
1311
4.627.800.000
18/02
96/HQ
Thuế XK phải nộp
3333
187.900.000
…..
……….
………………
…….
………….
………….
28/02
Tổng phát sinh
1.894.980.350
21.869.080.000
28/02
K/c sang 911
911
19.974.099.650
Ngày 28 tháng 02 năm 2009
Kế toán trưởng Người ghi sổ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.4.1.3.Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Với uy tín có được cùng với tiêu chí hàng hóa xuất khẩu của Hapro luôn đảm bảo chất lượng, thời gian giao hàng, và được giám định bởi các tổ chức uy tín nên hầu như khoản giảm trừ doanh thu duy nhất của Tổng công ty là: Thuế xuất khẩu.
Mức thuế suất thường là 5%
Công thức tính thuế xuất khẩu;
Thuế xuất khẩu =
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25713.doc