Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN THẾ GIỚI MỚI (NWA) 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới 3
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới 5
1.3 Các loại hình dịch vụ và khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới 10
1.3.1 Dịch vụ kiểm toán BCTC 10
1.3.2 Dịch vụ kế toán 11
1.3.3 Dịch vụ tư vấn Giải pháp CNTT 11
1.3.4 Dịch vụ tư vấn thuế và tuân thủ 12
1.3.5 Các dịch vụ chuyên ngành khác 12
1.4 Đặc điểm quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới 13
1.5 Hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới 19
1.6 Tổ chức hồ sơ kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới 20
1.6.2 Hồ sơ kiểm toán năm 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN THẾ GIỚI MỚI (NWA) THỰC HIỆN 28
2.1 Giới thiệu về khách hàng 28
2.2 Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới (NWA) thực hiện tại hai khách hàng: Công ty ABC và Nhà sách XYZ 29
2.2.1 Chấp nhận khách hàng kiểm toán: 29
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán 30
2.2.3 Thực hiện kế hoạch kiểm toán 58
2.2.4 Kết thúc kiểm toán chu trình Bán hàng – thu tiền 69
2.3 Tổng kết chung quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới thực hiện 73
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN THẾ GIỚI MỚI (NWA) THỰC HIỆN 75
3.1 Tính tất yếu phải hoàn thiện 75
3.2 Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền tại công ty TNHH kiểm toán Thế giới mới 76
KÊT LUẬN 83
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng-thu tiền tại Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới (NWA), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hôm sau.
2.2 Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do Công ty TNHH Kiểm toán Thế giới mới (NWA) thực hiện tại hai khách hàng: Công ty ABC và Nhà sách XYZ
2.2.1 Chấp nhận khách hàng kiểm toán:
*Đối với Công ty ABC là khách hàng truyền thống của Công ty thì khi kết thúc cuộc kiểm toán năm trước, NWA thường bày tỏ nguyện vọng tiếp tục kiểm toán vào năm sau và được ABC đồng ý. Vì ABC là khách hàng quen thuộc lâu năm của Công ty nên NWA đã có nhiều hiểu biết về ABC như: Các thông tin chung về ngành nghề kinh doanh, các loại dịch vụ, thị trường, khách hàng, về hệ thống KSNB, hệ thống quản lý… của ABC (tài liệu được lưu trong Hồ sơ kiểm toán chung). Trong kỳ kiểm toán năm sau, Công ty chỉ cần tìm hiểu thêm một số thông tin cần thiết để đưa ra quyết định có tiếp tục kiểm toán không. NWA tiến hành phỏng vấn Giám đốc Công ty ABC về những thay đổi trong năm, đồng thời tìm hiểu về những thay đổi thông qua website của ABC. Qua tìm hiểu, Công ty thấy rằng trong năm 2008, ABC chưa mở rộng sản xuất kinh doanh nên quy mô công ty không thay đổi nhiều. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên làm cho doanh thu và lợi nhuận ở một số dịch vụ giảm, nhưng ở một số dịch vụ khác vẫn tăng do đây là các dịch vụ thế mạnh và ảnh hưởng của khủng hoảng đến những dịch vụ này của ABC là ở mức vẫn chấp nhận được, vì vậy doanh thu của Công ty ABC trong năm 2008 vẫn tăng. Do đó, tình hình tài chính của Công ty ABC vẫn tương đối ổn. Hơn nữa, Công ty vẫn hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế đối với ngân sách Nhà nước. Hệ thống KSNB của Công ty trước đây được đánh giá là có hiệu quả và hiện tại vẫn hoạt động tốt. Vì những lý do trên, hai bên tiếp tục ký hợp đồng kiểm toán.
Công ty NWA và khách hàng ABC gặp gỡ trực tiếp và ký kết hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán gồm các điều khoản về: trách nhiệm và quyền hạn của hai bên, phí kiểm toán là 80 triệu. Thời gian kiểm toán là 5 ngày. Ban giám đốc đã phân công KTV PVS làm trưởng nhóm kiểm toán cùng 3 KTV khác.
* Đối với Nhà sách XYZ là khách hàng mới, khi tìm hiểu biết Công ty có nhu cầu kiểm toán và có thể tiến hành kiểm toán được, NWA sẽ gửi thư chào hàng đến bày tỏ nguyện vọng được kiểm toán. Sau khi nhận được thư mời kiểm toán của Nhà sách XYZ, Công ty vẫn tiếp tục đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán thông qua việc tham quan Nhà sách, phỏng vấn Ban Giám đốc và nhân viên về hoạt động của Nhà sách, hoặc thông qua các trang web, niên giám thống kê... Nhà sách XYZ được đánh giá khá tốt, do đó hai bên tiến hành ký hợp đồng kiểm toán.
Công ty NWA và khách hàng Nhà sách XYZ gặp gỡ trực tiếp và ký kết hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán bao gồm các điều khoản về: trách nhiệm và quyền hạn của hai bên, phí kiểm toán là 50 triệu. Thời gian kiểm toán là 4 ngày. Ban giám đốc đã phân công KTV NVA làm trưởng nhóm kiểm toán cùng 2 KTV khác.
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán
2.2.2.1 Tìm hiểu quy trình hoạt động kinh doanh của khách hàng
Sau khi chấp nhận khách hàng và ký kết hợp đồng kiểm toán, KTV bắt đầu lập kế hoạch kiểm toán tổng quát với bước đầu là tìm hiểu quy trình hoạt động kinh doanh của khách hàng.
a, Đối với Công ty ABC: tất cả tài liệu về quy trình hoạt động kinh doanh đều đã được lưu trong Hồ sơ kiểm toán chung. Trong năm tiếp theo, kiểm toán viên chỉ tìm hiểu về những thay đổi của Công ty.
* Công ty ABC được thành lập theo quyết định số *-QĐ/UB ngày 04/05/1998 của UBND thành phố Hà Nội.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại Hà Nội
Thời gian hoạt động của công ty là 50 năm
Vốn điều lệ là 30 tỷ.
Danh sách cổ đông công ty
1. Tổng công ty viễn thông HG: số cổ phần 1.595.000
2. 802 cổ đông còn lại: số cổ phần 1.405.000
Lĩnh vực kinh doanh: điện tử viễn thông, bưu điện.
Ngành nghề kinh doanh:
+ Các dịch vụ về điện tử viễn thông
+ Dịch vụ của bưu điện
+ Dịch vụ chăm sóc khách hàng
* Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty:
Kỳ kế toán bắt đàu từ ngày 01/01 đến 31/12. Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (VNĐ).
- Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
+ Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
+ Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Phương pháp ghi nhận HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên.
b, Đối với Nhà sách XYZ là khách hàng mới nên NWA cần tìm hiểu, thu thập thông tin về khách hàng. Công ty NWA gửi fax đến khách hàng và yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan đến quá trình kiểm toán bao gồm: Giấy phép thành lập và điều lệ Công ty, biên bản họp hội đồng quản trị, các báo cáo tài chính, các báo cáo thanh tra và kiểm tra những năm trước, các hợp đồng, cam kết quan trọng. Kiểm toán viên cần tìm hiểu về các yếu tố: chủ sở hữu, chính sách kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, qui trình kinh doanh, Bộ máy tổ chức, khách hàng, hệ thống kế toán áp dụng, giá trị Công ty, đối thủ cạnh tranh, kế hoạch kinh doanh.
* Nhà sách XYZ được thành lập theo quyết định số *-QĐ/UB ngày 04/05/2001 của UBND thành phố Hà Nội theo mô hình công ty TNHH một thành viên.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại Hà Nội
Thời gian hoạt động của công ty là 50 năm
Vốn điều lệ là 9 tỷ.
Lĩnh vực kinh doanh: bán sách, đồ dùng, các thiết bị
Ngành nghề kinh doanh:
+ Bán băng, đĩa
+ Bán sách
+ Bán văn phòng phẩm
+ Book café
+ Bán lịch
* Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty:
Kỳ kế toán bắt đàu từ ngày 01/01 đến 31/12. Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (VNĐ).
- Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
+ Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
+ Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Nguyên tắc ghi nhận HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên, xác định hàng tồn kho theo phương pháp giá thực tế đích danh.
2.2.2.2 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Các kiểm toán viên yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý bao gồm:
Giấy phép thành lập, điều lệ Công ty, biên bản họp HĐQT, Ban GĐ
Các hợp đồng bán hàng quan trọng
BCTC, Báo cáo kiểm toán năm 2007
Sổ Cái, sổ chi tiết các TK liên quan đến chu trình bán hàng – thu tiền như TK 511, 131, 111, 112…
Biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm 31/12/2008
Các chứng từ kế toán liên quan.
2.2.2.3 Tìm hiểu hệ thống KSNB và hệ thống kế toán liên quan đến chu trình Bán hàng – thu tiền
Tìm hiểu hệ thống kế toán chu trình bán hàng – thu tiền. Sử dụng Bảng câu hỏi để đánh giá hệ thống KSNB trong các giai đoạn: Nhận đơn đặt hàng, bán hàng và cung cấp dịch vụ, xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, thu tiền, hàng bán bị trả lại và dự phòng.
* Đối với Công ty ABC là khách hàng truyền thống, NWA không sử dụng Bảng câu hỏi mà thực hiện phỏng vấn Giám đốc Công ty khách hàng, kế toán trưởng để xem xét có sự thay đổi nào trong Hệ thống KSNB của công ty hay không. Qua phỏng vấn, KTV được biết Hệ thống KSNB của công ty không có gì thay đổi so với năm trước, Công ty ABC vẫn chưa mở rộng quy mô do đó quy mô Công ty không thay đổi. Dựa vào Hồ sơ kiểm toán năm trước, KTV đánh giá Hệ thống KSNB của Công ty ABC là khá. Do đó, rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức thấp, NWA sẽ thực hiện thêm các thử nghiệm soát đối với Hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC.
* Đối với Nhà sách XYZ là khách hàng mới nên NWA sử dụng Bảng câu hỏi về Hệ thống KSNB trong chu trình bán hàng và thu tiền để điều tra thu thập thông tin để đánh giá về Hệ thống KSNB và rủi ro kiểm toán đối với chu trình bán hàng – thu tiền.
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Tên khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu:
Niên độ kế toán: 2008 Người thực hiện: PVS
Người được phỏng vấn: Ngày thực hiện: 21/02/2009
Bộ phận kế toán
Trước tiên KTV cần thu thập các câu trả lời bằng cách phỏng vấn nhân sự chịu trách nhiệm quản lý hoặc ban hành các quy định của khách hàng. Mỗi câu hỏi cần được trả lời bằng cách điền vào các cột, dòng tương ứng:
Có = Có áp dụng thủ tục kiểm sóat
Không = Thủ tục kiểm soátt là cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp nhưng không được áp dụng
Không áp dụng = Thủ tục kiểm soátt là không cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp
Với những thủ tục có câu trả lời "Có" cần thu thập bản copy văn bản quy định của khách hàng hoặc mô tả lại một cách cụ thể trên các giấy làm việc khác.
Với những thủ tục có câu trả lời " Không" hoặc "Không áp dụng" cần chỉ rà ảnh hưởng của nó đến rủi ro kiểm toán và những điểm cần kiến nghị trong TQL để hoàn thiện hệ thống KSNB.
Các chức danh hiện có (chức danh và người đảm nhận):
TT
Họ tên
Chức danh đang giữ
Mô tả công việc đảm nhiệm
Thời gian đảm nhiệm
1
NHH
Kế toán trưởng
2
BVK
Kế toán tổng hợp
3
DML
Kế toán tiền mặt
……
Câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ áp dụng
Câu hỏi
1. Các chức danh trong bộ máy kế toán có hợp lý không?
2. Công việc được phân công, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán có đuợc quy định bằng văn bản không?
3. Những thay đổi trong công việc được phân công (nếu có) có đuợc cập nhật thường xuyên không?
4. Kế toán trưởng có được đào tạo theo đúng chuyên ngành kế toán, tài chính hay không?
5. Kế toán tổng hợp có được đào tạo theo đúng chuyên ngành kế toán, tài chính hay không?
6. Các nhân viên khác thuộc bộ phận kế toán, tài chính có được đào tạo về chuyên ngành mà mình đang làm việc không?
7. Công ty có quy định khi nghỉ phép, các nhân viên chủ chốt phải báo cáo trước ít nhất 1 ngày cho cấp lẫnh đạo không?
8. Công việc của những người nghỉ phép có được người khác đảm nhiệm hay không?
9. Các nhân viên có được gửi đi đào tạo lại hoặc tham gia các khóa học cập nhật các kiến thức mới về TCKT, thuế hay không?
10. Mọi thư từ, tài liệu gửi đến Bộ phận kế toán có được Ban lãnh đạo xem xét trước khi chuyển tới các bộ phận thực thi không?
11. Công ty có quy định khi cung cấp các tài liệu, thông tin tài chính kế toán ra bên ngoài phải được sự phê duyệt của cấp lãnh đạo không?
Kết luận: hệ thống KSNB là khá.
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Tên khách hàng :ABC Tham chiếu:
Niên độ kế toán: 2008 Người thực hiện: PVS
Người được phỏng vấn: NV Ngày thực hiện:
Bán hàng
Truớc tiên kiểm toán viên cần thu thập các câu trả lời bằng cách phỏng vấn nhân sự chịu trách nhiệm quản lý hoặc ban hành các quy định của khách hàng. Mỗi câu hỏi cần được trả lời bằng cách điền vào các cột, dòng tương ứng:
Có = Có áp dụng thủ tục kiểm soát
Không = Thủ tục kiểm soát là cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp nhưng không được áp dụng
Không áp dụng = Thủ tục kiểm soát là không cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp
Với những thủ tục có câu trả lời "Có" cần thu thập bản copy văn bản quy định của khách hàng hoặc mô tả lại một cách cụ thể trên các giấy làm việc khác.
Với những thủ tục có câu trả lời " Không" hoặc "Không áp dụng" cần chỉ rõ ảnh hưởng của nó đến rủi ro kiểm toán và những điểm cần khuyến nghị trong TQL để hoàn thiện hệ thống KSNB.
Câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ áp dụng
1. Các chính sách bán hàng có được quy định thành văn bản không?
2. Có lập kế hoạch bán hàng theo tháng, quý, năm không?
3. Các hợp đồng bán hàng đó ký có được lưu trữ khoa học và sẵn sàng khi cần đến không?
4. Công ty có thực hiện việc đánh số hợp đồng liên tục theo thứ tự thời gian không?
5. Các thông tin trong hợp đồng có được giữ gìn và bảo mật để tránh sự xâm phạm của những người không được phép không?
6. Các hóa đơn bán hàng chưa sử dụng có được giao riêng cho một nhân viên chịu trách nhiệm quản lý không?
7. Việc ghi hóa đơn bán hàng có được giao riêng cho một người hay không?
8. Người viết hoá đơn có đồng thời là người giao hàng không?
9. Các hóa đơn bán hàng bị hủy bỏ có được lưu đầy đủ các liên tại quyển không?
10. Các bản báo giá, hoá đơn gửi cho khách hàng có được phê duyệt bởi Ban lãnh đạo trước khi gửi cho khách hàng không?
11. Có quy định bắt buộc phải có chữ ký của khách hàng trên các hóa
đơn bán hàng không?
12. Có quy định hàng bán bị trả lại phải được lập thành biên bản
không?
13. Nguyên nhân của hàng bị trả lại có được kiểm tra lại sau đó đối với những sản phẩm cùng loại hoặc ít nhất là cùng lô hàng đó không?
14. Các nguyên nhân phát hiện và biện pháp xử lý có được báo cáo ngay lập tức cho Ban lãnh đạo để có quyết định xử lý kịp thời không?
15. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán có phải được ký duyệt trước khi thực hiện không?
16. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán có được báo cáo bằng văn bản và kiểm tra lại với các quy định của Công ty ít nhất hàng tháng không?
17. Cong ty có hồ sơ theo dõi các lô hàng gửi đi bán cho tới khi nhận được thông báo chấp nhận của người mua không?
18. Doanh thu bán hàng có được theo dõi chi tiết cho từng loại sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá và phân tách các biến động tăng, giảm hàng tháng không?
19. Các nguyên nhân gây biến động doanh thu (đặc biệt là biến động giảm so với kế hoạch hoặc cùng kỳ) có được báo cáo ngay lập tức cho Ban lãnh đạo để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời không?
20. Có theo dõi riêng biệt từng khoản phải thu khách hàng không?
21. Các khoản công nợ được đối chiếu…………….. một lần
22. Các bản đối chiếu công nợ có được Ban lãnh đạo xem xét trước khi gửi đi không?
23. Ngoài bộ phận kế toán, có bộ phận nào khác quản lý, theo dõi và lập các báo cáo về việc bán hàng không?
24. Người chịu trách nhiệm ghi sổ kế toán theo dõi các khoản công nợ phải thu có tham gia vào việc bán hàng, lập hoáđơn không?
25. Các khoản công nợ có gốc là đồng tiền khác đồng tiền hạch toán có được theo dõi chi tiết theo nguyên tệ không?
26. Số dư các khoản phải thu có gốc là đồng tiền khác đồng tiền hạch toán có được đánh giá lại theo tỷ giá cuối kỳ không?
27. Công ty có quy định cụ thể về tiêu thức xác định các khoản nợ chậm trả, nợ khó đòi, hoặc các khoản được phép xoá nợ không?
28. Các khoản phải thu có được theo dõi chi tiết theo tuổi nợ để kịp thời phát hiện và quản lý thu hồi nợ không?
29. Việc thu hồi nợ có được giao cho một người/bộ phận đôn đốc
thực hiện không?
30. Công ty có các biện pháp cụ thể để thu hồi nợ chậm trả, nợ khó đòi không?
31. Các khoản phải thu khó đòi có được lập dự phòng không?
Kết luận: Hệ thống KSNB của đơn vị khá, rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức trung bình
2.2.2.4 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
a, Xác định mức trọng yếu
Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán là khâu công việc hết sức quan trọng để xác định kế hoạch và các công việc cần thực hiện. Dựa vào Bảng quy định mức trọng yếu để đánh giá mức trọng yếu.
Bảng 2.1: Bảng quy định mức trọng yếu
Chỉ tiêu
Mức độ trọng yếu
1. Lợi nhuận trước thuế
4%
8%
2. Doanh thu
0.4%
0.8%
3. TSLĐ
1.5%
2%
4. Nợ ngắn hạn
1.5%
2%
5. Tổng tài sản
0.8%
1%
Từ bảng quy định mức trọng yếu ở trên, Công ty tiến hành ước lượng ban đầu về mức trọng yếu đối với khoản mục doanh thu tại Công ty ABC và Nhà sách XYZ như sau:
Bảng 2.2: Xác định mức trọng yếu tại 2 công ty
Chỉ tiêu
Mức độ trọng yếu
Giá trị tối thiểu
Giá trị tối đa
Doanh thu theo BCTC
Doanh thu Công ty ABC
0.4%
0.8%
1.004.571.414
2.009.142.827
251.142.853.380
Doanh thu Nhà sách XYZ
0.4%
0.8%
108.055.329
216.110.659
27.013.832.386
Từ bảng trên ta thấy: Tại Công ty ABC, ước lượng ban đầu về mức trọng yếu là từ 1.004.571.414đ đến 2.009.142.827đ. Như vậy, nếu sai sót về doanh thu của ABC nhỏ hơn 1.004.571.414đ thì BCTC được coi là trung thực hợp lý. Nếu sai sót về doanh thu lớn hơn 2.009.142.827đ thì BCTC được coi là không trung thực hợp lý.
Tại Nhà sách XYZ, ước lượng ban đầu về mức trọng yếu là từ 108.0555.329đ đến 216.110.659đ. Như vậy, nếu sai sót về doanh thu của XYZ nhỏ hơn 108.0555.329đ thì BCTC được coi là trung thực hợp lý. Nếu sai sót về doanh thu lớn hơn 216.110.659đ thì BCTC được coi là không trung thực hợp lý.
b, Đánh giá rủi ro kiểm toán
Sau khi xác định được mức trọng yếu, kiểm toán tiến hành đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Rủi ro phát hiện được xác định thông qua việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Kiểm toán viên tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, từ đó xác định mức rủi ro phát hiện.
* Công ty ABC:
KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức cao, rủi ro kiểm soát ở mức thấp. Do đó, rủi ro phát hiện được đánh giá ở mức trung bình.
* Nhà sách XYZ:
KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức cao, rủi ro kiểm soát ở mức trung bình, rủi ro phát hiện ở mức thấp.
2.2.2.5 Thiết kế chương trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền
Tại công ty NWA, chương trình kiểm toán được xây dựng theo khoản mục, tức là mỗi khoản mục có một chương trình kiểm toán riêng, và KTV đều áp dụng các thủ tục kiểm toán theo chương trình kiểm toán đã được thiết kế ban đầu cho tất cả các khách hàng. Đối với chu trình bán hàng – thu tiền, chương trình kiểm toán có liên quan đến các khoản mục:
_ Doanh thu bán hàng và doanh thu bán hàng nội bộ
_ Các khoản giảm trừ doanh thu
_ Các tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
_ Phải thu khách hàng
_ Các khoản dự phòng phải thu khó đòi
Ngoài các thiết kế về thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết, riêng đối với Công ty ABC, hệ thống KSNB được đánh giá là hoạt động có hiệu quả, rủi ro kiểm soát thấp, do đó KTV sẽ thiết kế thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty ABC
Chương trình kiểm toán
Tên khách hàng :
Niên độ kế toán : Tham chiếu: R1 ____________________
Doanh thu
Mục tiêu
- Tất cả các thu nhập từ việc bán sản phẩm và dịch vụ được hạch toán một cách chính xác (tính đầy đủ, tính chính xác)
- Nguyên tắc hạch toán thu nhập được áp dụng chính xác và phù hợp với các chuẩn mực kế toán là cơ sở áp dụng để thực hiện kiểm toán
- Chia cắt niên độ được thực hiện một cách chính xác (tính đầy đủ, tính hiện hữu)
Thủ tục kiểm toán
Tham chiếu
Người thực hiện
Ngày thực hiện
1. Thủ tục phân tích
So sánh với kỳ trước, với kế hoạch, nếu có biến động bất thường cần tìm hiểu rõ nguyên nhân
So sánh tỷ trọng lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD với doanh thu thuần giữa kỳ này với kỳ trước để đánh giá khả năng sinh lời từ doanh thu bán sản phẩm qua các kỳ.
Lập bảng phân tích tổng quát quan hệ đối ứng tài khoản và nhận dạng các quan hệ bất thường
Lập bảng phân tích doanh thu theo thuế suất, theo từng tháng và theo từng loại doanh thu, lập bảng phân tích doanh thu trong mốt quan hệ với giá vốn, với thuế GTGT và với số dư công nợ phải thu (liên quan đến việc thực hiện chính sách bán hàng của đơn vị trên thực tế) ... Nhận dạng sự tăng hay giảm bất thường của các chỉ tiêu phân tích này
Tính tỷ lệ lãi gộp theo từng tháng, từng quý. Xác định rõ nguyên nhân của những biến động bất thường
So sánh số dư doanh thu chưa thực hiện trước (TK 3387) cuối kỳ với kỳ trước theo từng loại doanh thu, nếu có biến động bất thường cần tìm hiểu rõ nguyên nhân
So sánh tỷ suất vòng quay hàng hóa(sản phẩm)/doanh thu qua các năm . Giải thích các biến động bất thường (nếu có).
2. Kiểm tra chi tiết
2.1. Đối chiếu số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh với số liệu trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết, tờ khai VAT đầu ra. Thu thập thông tin và những sự thay đổi trong chính sách kế toán về nguyên tắc ghi nhận doanh thu
2.2. Kiểm tra phát sinh tăng doanh thu:
- Tìm hiểu hệ thống lưu trữ các tài liệu liên quan đến việc quản lý doanh thu như: hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng KT, đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chính sách bán hàng, đơn giá bán hàng, các hợp đồng vận chuyển hàng bán.....
- Chọn mẫu.......... để kiểm tra chứng từ chi tiết (đề nghị ghi rõ phương thức lựa chọn mẫu):
+ Đối chiếu nghiệp vụ bán hàng được ghi chép trên sổ kế toán, Nhật ký bán hàng với các chứng từ gốc có liên quan như: đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng KT, lệnh bán hàng, phiếu xuất kho, vận đơn, hoá đơn... kết hợp xem xét và kiểm tra quá trình thanh toán
+ Kiểm tra số lượng, đơn giá và tính toán trên hoá đơn bán hàng, kiểm tra việc quy đổi đồng tiền bán hàng bằng ngoại tệ ra đồng tiền hạch toán; đối chiếu số liệu trên hoá đơn với sổ chi tiết và sổ tổng hợp doanh thu;
+ Kiểm tra việc phân loại doanh thu: phân biệt doanh thu bán chịu (đối chiếu với số liệu hạch toán trên tài khoản công nợ phải thu), doanh thu thu tiền ngay, doanh thu nhận trước; doanh thu hàng đổi hàng…….phân biệt doanh thu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ với các khoản thu nhập khác; phân biệt từng loại doanh thu liên quan đến từng loại thuế suất khác nhau, từng sản phẩm khác nhau (đối chiếu với số liệu hạch toán trên tài khoản thuế GTGT đầu ra)
Lưu ý: kiểm tra số dư chi tiết của các khoản công nợ để phát hiện các khoản đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu nhưng vẫn còn treo công nợ
- Kiểm tra tính đúng kỳ đối với nghiệp vụ doanh thu: kiểm tra chứng từ của một số nghiệp vụ doanh thu phát sinh trước và sau thời điểm khoá sổ .......... ngày để xem xét ngày tháng ghi trên hoá đơn, vận đơn với ngày tháng trên Nhật ký bán hàng và sổ chi tiết
- Từ việc kiểm tra chi tiết nêu trên, đưa ra kết luận về nguyên tắc ghi nhận doanh thu, điều kiện ghi nhận doanh thu từng loại tại đơn vị (nếu trái với quy định hiện hành phải giải thích nguyên nhân)
- Kiểm tra việc hạch toán doanh thu trên sổ kế toán để đảm bảo rằng các khoản doanh thu đã được hạch toán đúng.
- Kiểm tra việc trình bày trên BCTC và thuyết minh BCTC
2.3. Kiểm tra số phát sinh giảm doanh thu:
- Kiểm tra các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại:
Có thể kiểm tra 100% hoặc chọn mẫu tuỳ theo kết quả tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục này của DN.
Lưu ý: + Đối chiếu các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại với các quy chế quản lý của doanh nghiệp, nếu không có quy chế riêng thì phải ghi rõ
+ Mọi khoản hàng bán bị trả lại đều phải có văn bản của người mua ghi rõ số lượng, đơn giá và giá trị hàng bán bị trả lại, xác định lý do trả lại hàng kèm theo chứng từ nhập kho số hàng bị trả lại hoặc chứng từ khác chứng minh cho số hàng đã bị trả lại
- Kiểm tra việc hạch toán các khoản giảm trừ xem có đúng quy định hiện hành không
2.4 Kiểm tra doanh thu nội bộ:
- Kiểm tra căn cứ phát sinh và việc theo dõi, xử lý các khoản doanh thu nội bộ của đơn vị
- Kiểm tra việc loại trừ các khoản doanh thu nội bộ khi hợp nhất báo cáo tài chính (nếu có)
2.5. Đối với các khoản doanh thu chưa thực hiện: Kiểm tra căn cứ ghi nhận doanh thu chưa thực hiện và việc kết chuyển để đảm bảo tuân thủ với nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc đúng kỳ
- Kiểm tra chọn mẫu chứng từ và hợp đồng xem các khoản tiền ghi nhận có phù hợp không?
- Xem xét việc kết chuyển doanh thu có phù hợp với thời gian và khoản tiền nhận trước hay không?
- Phân tích số dư cuối kỳ để đảm bảo rằng không có khoản nào cần phải ghi nhận doanh thu mà vẫn chưa được kết chuyển.
2.6 Kiểm tra việc trình bày trên BCTC và thuyết minh BCTC
3. Kết luận
Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý
Lập bảng trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả công việc đã thực hiện
3.3 Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán
Chương trình kiểm toán
Tên khách hàng :
Niên độ kế toán : Tham chiếu: R2 ____________________
Các khoản phải thu
Mục tiêu
- Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản công nợ phải thu khách hàng đều được phản ánh trên sổ sách kế toán một cách đầy đủ và đúng niên độ. (Tính đầy đủ)
- Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản phải thu đảm bảo tuân thủ nguyên tắc ghi nhận (Tính có thật)
- Các khoản phải thu phải được phản ánh vào sổ sách kế toán đúng với giá trị thật của nó và phù hợp với các chứng từ gốc đi kèm.
- Số liệu trên các tài khoản phải thu phải được tính toán đúng đắn và có sự phù hợp giữa sổ cái, sổ chi tiết và báo cáo tài chính (Tính chính xác)
- Việc đánh giá các khoản phải thu trên báo cáo tài chính là gần đúng với giá trị có thể thu hồi được: tức là các khoản phải thu phải được công bố theo giá trị có thể thu hồi được thông qua sự phân tích về dự phòng nợ khó đòi và chi phí nợ khó đòi.
- Đối với các khoản tiền là ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền hạch toán theo tỷ giá quy định (Tính đánh giá)
- Các nghiệp vụ phát sinh phải được hạch toán đúng đối tượng, đúng tài khoản kế toán
- Việc kết chuyển số liệu giữa các sổ kế toán và báo cáo tài chính phải được thực hiện một cách chính xác và phù hợp với các nguyên tắc kế toán (Trình bày và khai báo)
Thủ tục kiểm toán
Tham chiếu
Người thực hiện
Ngày thực hiện
Thủ tục phân tích và đc số liệu tổng hợp
1.1. Lập trang số liệu kế toán tổng hợp. Thu thập bảng tổng hợp chi tiết các khoản công nợ (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) bao gồm số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Thực hiện đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết công nợ với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và Báo cáo tài chính.
Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳ năm trước.
Kiểm tra trình bày các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán.
1.2. Phân tích sự biến động số dư cuối kỳ các khoản phải thu giữa kỳ này và kỳ trước, giải thích biến động (chênh lệch) bất thường (nếu có).
1.3. Thu thập bảng phân tích tuổi nợ. Phân tích sự biến động tỷ trọng các khoản dự phòng trên tổng s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111396.doc