MỤCLỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 3
1.1 Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của AASC 3
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3
1.1.2 Mục đích và phương châm hoạt động của AASC 6
1.1.3 Phương hướng phát triển của AASC 6
1.2 Lĩnh vực hoạt động của AASC 6
1.3.Đặc điểm hoạt động kinh doanh của AASC 9
1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 10
1.4.1 Bộ máy quản lý 10
1.4.2 Đội ngũ nhân viên 14
1.5 Phương pháp tiếp cận kiểm toán và quy trình kiểm toán 15
1.6 Kiểm soát chất lượng kiểm toán 16
PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 18
2.1 Vai trò của kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính. 18
2.2 Trình tự kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại AASC 18
2.2.1 Khảo sát, đánh giá khách hàng 18
2.2.2 Thỏa thuận cung cấp dịch vụ 19
2.2.3 Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán 19
2.2.4 Thực hiện kế hoạch kiểm toán 29
2.2.5 Kết thúc kiểm toán 30
2.3 Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền do AASC thực hiện tại hai khách hàng : Công ty TNHH LT và Công ty CP GS 32
2.3.1 Khảo sát, đánh giá khách hàng 32
2.3.2 Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán 33
2.3.3 Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền 34
2.3.3.1 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng 34
2.3.3.2 Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 36
2.3.3.3 Tìm hiểu về hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát 37
2.3.3.3 Đánh giá trọng yếu và rủi ro 42
2.3.4 Thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền 44
2.3.4.1 Thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 44
2.3.4.2 Kiểm toán khoản phải thu khách hàng 56
2.3.5 Kết thúc kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại hai Công ty 58
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO AASC THỰC HIỆN 65
3.1 Đánh giá thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC tại AASC 65
3.1.1 Những kết quả đạt được 65
3.1.2 Tồn tại 67
3.2 Các giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC tại AASC 69
3.2.1 Sự cần thiết đưa ra các giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC tại AASC 69
3.2.2 Các giải pháp 71
3.3 Những kiến nghị để thực hiện các giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC tại AASC 75
3.3.1 Kiến nghị với Công ty kiểm toán AASC 75
3.3.2 Kiến nghị với các cơ quan chức năng 76
KẾT LUẬN 81
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự nội dung thuyết minh và đối chiếu với số ghi chú trên BCĐKT, BCKQKD, báo cáo kiểm toán (nếu có)
12. Đọc và soát lỗi chính tả
13. Kiểm tra bản dịch
Đối chiếu phần lời trên bản dịch với bản gốc tiếng Việt
Đối chiếu phần số trên bản dịch với bản gốc tiếng Việt, kiểm tra định dạng số (từ dấu chấm chuyển sang dấu phẩy)
2.3 Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền do AASC thực hiện tại hai khách hàng : Công ty TNHH LT và Công ty CP GS
2.3.1 Khảo sát, đánh giá khách hàng
Như đã trình bày ở trên, cách thức tiếp cận đối với khách hàng mới và khách hàng truyền thống tại AASC là khác nhau.
Do Công ty CP GS là khách hàng truyền thống của AASC từ năm 2004 nên sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán BCTC năm 2006, KTV đã bày tỏ mong muốn tiếp tục kiểm toán cho Công ty LT vào năm sau và đã được Công ty chấp thuận.
Đối với Công ty TNHH LT là khách hàng mới, khi tìm hiểu và biết Công ty có nhu cầu kiểm toán, AASC đã tiến hành gửi thư chào hàng trong đó bày tỏ nguyện vọng được kiểm toán, giới thiệu tổng quan về Công ty kiểm toán AASC, kinh nghiệm của AASC trong hoạt động cung cấp các dịch vụ chuyên ngành, nhân sự, trụ sở và các chi nhánh của AASC tại Việt Nam… Sau một thời gian thì AASC nhận được thư mời kiểm toán của Công ty TNHH LT.
2.3.2 Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán
Sau khi tìm hiểu, xem xét các vấn đề, đi đến thỏa thuận các điều khoản, hai bên tiến hành ký Hợp đồng chính thức.
Tại Công ty CP GS: Ngày 31/12/2007, GĐ Công ty GS - ông NVB và phó Tổng giám đốc Công ty AASC - ông NTT đã cùng nhau thỏa thuận, hai bên nhất trí ký kết Hợp đồng kiểm toán trong đó nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bên, phí dịch vụ kiểm toán là 60 triệu, Công ty GS thanh toán ngay 50% sau khi ký hợp đồng và sẽ thanh toán nốt phần còn lại khi AASC giao Báo cáo kiểm toán. Phí này sẽ được thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền chuyển khoản vào tài khoản số 102010000029676 – Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thời gian kiểm toán là 5 ngày từ ngày 10/01/2008 đến ngày 14/01/2008. Hợp đồng này được lập thành 04 bản bằng tiếng Việt có hiệu lực từ ngày có đủ chữ ký và đóng dấu của cả hai bên. Mỗi bên giữ 02 bản, các bản có giá trị pháp lý như nhau. Theo sự phân công của Ban Giám đốc, kiểm toán viên TTMH – Phó phòng kiểm toán 5 làm trưởng nhóm cùng hai trợ lý KTV là HVT và PXS được cử đi kiểm toán.
Công ty TNHH LT: Ngày 20/11/2007, Ông TNH – Tổng Giám đốc Công ty TNHH LT và Ông NTT – Phó Tổng giám đốc Công ty AASC đã cùng nhau thỏa thuận và đi đến ký kết Hợp đồng kiểm toán. Phí dịch vụ kiểm toán là 50 triệu. Công ty TNHH LT thanh toán ngay 50% và sẽ thanh toán nốt phần còn lại khi AASC giao báo cáo kiểm toán. Ban Giám đốc giao cho kiểm toán viên TTL làm trưởng nhóm cùng hai trợ lý kiểm toán viên NHD và ĐTQ tiến hành kiểm toán từ ngày 18/02/08 đến ngày 24/02/08.
2.3.3 Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền
2.3.3.1 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
* Công ty CP GS
Công ty CP GS được thành lập theo quyết định số 482 – QĐ/UB ngày 01/12/1992 của UBND tỉnh Hà Tây và chuyển thành Công ty CP theo quyết định số 2369 QĐ/UB ngày 13/11/2003 của UBND tỉnh Hà Tây.
Giấy đăng ký kinh doanh số 0303000132.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại tỉnh Hà Tây
Thời gian hoạt động của Công ty là: 50 năm
Mã số thuế: 0500444444
Vốn điều lệ: 27.742.000.000đ chia thành 2.774.200 cổ phần, mỗi cổ phần trị giá 10.000đ. Trong đó: Vốn Nhà nước: 4.813.400.000, chiếm 17.35%
Vốn khác: 22.928.600.000, chiếm 82.65%
Danh sách cổ đông sáng lập
Tên
Loại cổ phiếu
Số cổ phiếu
Tỷ lệ góp vốn
Ông NVB
Phổ thông
591.900
21.3%
Ông NDQ
Phổ thông
28.630
1.03%
Ông VVL
Phổ thông
44.580
1.61%
Ông PMT
Phổ thông
45.560
1.64%
Ông NHD
Phổ thông
32.180
1.16%
Ông NCL
Phổ thông
31.160
1.12%
Ông NHN
Phổ thông
29.790
1.07%
Các cổ đông khác
Phổ thông
1.970.400
71.03%
Các thành viên của HĐQT gồm: Ông NVB – chủ tịch HĐQT; Ông NDQ – phó chủ tịch HĐQT và 5 thành viên.
Ban Giám đốc gồm Ông NVB – Giám đốc, Hai phó Giám đốc là Ông NDQ và Ông VVL.
* Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất và kinh doanh xi măng, clinker, vật liệu xây dựng
Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi
San lấp mặt bằng
* Hệ thống kế toán áp dụng:
- Kỳ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: thuần túy VNĐ
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung
- Nguyên tắc ghi nhận HTK: Giá trị HTK được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. HTK được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Tài sản cố định: TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo quyết định206 QĐ/BTC
* Công ty TNHH LT
Là công ty TNHH một thành viên thành lập theo QĐ số 297/HĐQT ngày 31/12/05. Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0104000315 ngày 16/01/2006 do Sở kế hoạch đầu tư TP Hà Nội cấp và giấy phép thay đổi lần 1 ngày 05/07/2006.
Lĩnh vực kinh doanh: Vận tải hàng hóa nội địa bằng tàu container, dịch vụ vận tải và thương mại
Ngành nghề kinh doanh:
Vận tải hàng hóa bằng đường biển trong và ngoài nước
Đại lý vận tải hàng hóa
Đại lý hãng tàu và môi giới tàu biển
Vận tải ô tô, dịch vụ vận tải và xếp dỡ hàng hóa
Dịch vụ làm thủ tục thông quan hàng hóa cho các chủ hàng
Kinh doanh kho, bãi container và vận tải phân phối hàng hóa
Mua, bán, cho thuê vỏ container, container văn phòng
Sửa chữa đại tu vỏ container và các thiết bị giao thông vận tải
Sản xuất kinh doanh muối
Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến BCTC: Giá nhiên liệu trong nước và thế giới và thời tiết ảnh hưởng tới lịch tàu
* Hệ thống kế toán áp dụng:
- Kỳ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam
- Chế độ kế toán áp dụng: theo QĐ số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ
- Nguyên tắc đánh giá HTK:được tính theo giá gốc
+ Phương pháp xác định HTK cuối kỳ: Phương pháp bình quân gia quyền
+ Phương pháp hạch toán HTK: Kê khai thường xuyên
- Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
2.3.3.2 Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Các KTV tại hai Công ty yêu cầu khách hàng cung cấp Danh mục tài liệu cần chuẩn bị cho kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền năm 2007 bao gồm:
- Giấy phép thành lập, điều lệ Công ty
- Biên bản họp HĐQT và Ban Giám đốc
- Các hợp đồng bán hàng quan trọng
- BCTC, Báo cáo kiểm toán năm 2006
- Sổ Cái, sổ chi tiết các tài khoản liên quan đến chu trình bán hàng – thu tiền như: TK 511, TK131…
- Biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm 31/12/2007
- Các chứng từ kế toán liên quan
2.3.3.3 Tìm hiểu về hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát
Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB là một thủ tục kiểm toán quan trọng và cần thiết trong mọi cuộc kiểm toán.
Đối với Công ty CP GS là khách hàng lâu năm nên KTV không sử dụng Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB mà dựa vào Hồ sơ kiểm toán năm trước kết hợp với phỏng vấn các cá nhân có liên quan như kế toán trưởng, trưởng bộ phận bán hàng… để tìm hiểu những thay đổi trong bộ máy kế toán, bộ phận bán hàng… (nếu có) trong năm 2007. Nhờ đó, có thể giảm bớt khối lượng công việc và thời gian kiểm toán. Cụ thể: Tại AASC, đối với khách hàng truyền thống, nhiều năm Ban lãnh đạo thường phân công cho một KTV nhất định phụ trách trưởng nhóm kiểm toán tại Công ty đó. KTV TTMH đã thực hiện kiểm toán tại Công ty CP GS từ năm đầu tiên. Kết quả tìm hiểu các năm trước, KTV đều đánh giá hệ thống KSNB tại Công ty CP GS tương đối khá, các thủ tục kiểm soát được thiết kế phù hợp và vận hành khá hữu hiệu. KTV TTMH tiến hành phỏng vấn Ông PMT – trưởng phòng kế toán và ông NHD – trưởng bộ phận bán hàng. Kết quả cho thấy trong năm 2007 không có sự thay đổi lớn trong bộ máy kế toán hay chính sách bán hàng cũng như loại hình, lĩnh vực kinh doanh. Do đó, KTV TTMH đưa ra kết luận: rủi ro kiểm soát tại Công ty CP GS ở mức trung bình.
Công ty TNHH LT là khách hàng mới nên việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB cần phải thực hiện thật chi tiết, thận trọng để KTV có thể đưa ra những kết luận xác đáng về sự thiết kế và vận hành hữu hiệu hay không hữu hiệu của hệ thống KSNB. Trên cơ sở Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đã được Công ty AASC thiết lập rất chặt chẽ, trước tiên KTV tiến hành đánh giá hệ thống kế toán.
Cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kế toán
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Tên khách hàng: Công ty TNHH LT Tham chiếu:
Niên độ kế toán: Năm 2007 Người thực hiện: TTL
Người được phỏng vấn: LTP Ngày thực hiện: 18/02/2008
Bộ phận kế toán:
Trước tiên KTV cần thu thập các câu trả lời bằng cách phỏng vấn nhân sự chịu trách nhiệm quản lý hoặc ban hành các quy định của khách hàng. Mỗi câu hỏi cần được trả lời bằng cách điền vào các cột, dòng tương ứng:
Có = Có áp dụng thủ tục kiểm soát
Không = Thủ tục kiểm soát là cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp nhưng không được áp dụng
Không áp dụng = Thủ tục kiểm soát là không cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp
Với những thủ tục có câu trả lời “Có” cần thu thập bản copy văn bản quy định của khách hàng hoặc mô tả lại một cách cụ thể trên các GLV khác.
Với những thủ tục có câu trả lời “Không” hoặc “Không áp dụng” cần chỉ rõ ảnh hưởng của nó đến rủi ro kiểm toán và những điểm cần khuyến nghị trong thư quản lý để hoàn thiện hệ thống KSNB.
Các chức danh hiện có (chức danh và người đảm nhận):
STT
Họ tên
Chức danh đang giữ
Mô tả công việc
đảm nhiệm
Thời gian
đảm nhiệm
Thâm niên
1
2
3
…
LTP
NTMN
VHM
………
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán
………….
………..
………..
………..
……….
……….
……….
…
…
…
Câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB
Câu hỏi
Có
Không
Không áp dụng
Các chức danh trong bộ máy kế toán có hợp lý không?
ü
Công việc được phân công, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán có được quy định bằng văn bản không?
ü
Những thay đổi trong công việc được phân công (nếu có) có được cập nhật thường xuyên không?
ü
Kế toán trưởng có được đào tạo theo đúng chuyên ngành kế toán, tài chính hay không?
ü
Kế toán tổng hợp có được đào tạo theo đúng chuyên ngành kế toán, tài chính hay không?
ü
Các nhân viên khác thuộc bộ phận kế toán, tài chính có được đào tạo về chuyên ngành mà mình đang làm việc không?
ü
Công ty có quy định khi nghỉ phép các nhân viên chủ chốt phải báo cáo trước ít nhất 1 ngày cho cấp lãnh đạo không?
ü
Công việc của những người nghỉ phép có được người khác đảm nhiệm hay không?
ü
Các nhân viên có được gửi đi đào tạo lại hoặc tham gia các khóa học cập nhật các kiến thức mới về tài chính kế toán, thuế hay không?
ü
Mọi thư từ, tài liệu gửi đến bộ phận kế toán có được Ban lãnh đạo xem xét trước khi chuyển tới các bộ phận thực thi không?
ü
11.Công ty có quy định khi cung cấp các tài liệu, thông tin tài chính kế toán ra bên ngoài phải được sự phê duyệt của cấp lãnh đạo không?
ü
Từ kết quả trên, KTV TTL đưa ra kết luận: KSNB trong kế toán của Công ty TNHHLT là Khá. Tiếp đó, KTV tiến hành đánh giá hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng – thu tiền.
Bảng 2.3: Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong bán hàng
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Tên khách hàng: Công ty TNHH LT Tham chiếu:
Niên độ kế toán: Năm 2007 Người thực hiện: TTL
Người được phỏng vấn: LTP Ngày thực hiện: 10/01/2008
Bán hàng :
Trước tiên KTV cần thu thập các câu trả lời bằng cách phỏng vấn nhân sự chịu trách nhiệm quản lý hoặc ban hành các quy định của khách hàng. Mỗi câu hỏi cần được trả lời bằng cách điền vào các cột, dòng tương ứng:
Có = Có áp dụng thủ tục kiểm soát
Không = Thủ tục kiểm soát là cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp nhưng không được áp dụng
Không áp dụng = Thủ tục kiểm soát là không cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp
Với những thủ tục có câu trả lời “Có” cần thu thập bản copy văn bản quy định của khách hàng hoặc mô tả lại một cách cụ thể trên các GLV khác.
Với những thủ tục có câu trả lời “Không” hoặc “Không áp dụng” cần chỉ rõ ảnh hưởng của nó đến rủi ro kiểm toán và những điểm cần khuyến nghị trong thư quản lý để hoàn thiện hệ thống KSNB.
Câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB
Câu hỏi
Có
Không
Không áp dụng
Các chính sách bán hàng có được quy định thành văn bản không?
ü
Có lập kế hoạch bán hàng theo tháng, quý, năm không?
ü
Các hóa đơn bán hàng chưa sử dụng có được giao riêng cho một nhân viên chịu trách nhiệm quản lý không?
ü
Các bản báo giá, hóa đơn gửi cho khách hàng có được phê duyệt bởi Ban lãnh đạo trước khi gửi cho khách hàng không?
ü
Việc ghi hóa đơn bán hàng có được giao riêng cho một người hay không?
ü
Có quy định bắt buộc phải có chữ ký của khách hàng trên các hóa đơn bán hàng không?
ü
Các hợp đồng bán hàng đã ký có được lưu trữ khoa học và sẵn sàng khi cần đến không?
ü
Công ty có thực hiện việc đánh số hợp đồng liên tục theo thứ tự thời gian không?
ü
Các hóa đơn bán hàng bị hủy bỏ có được lưu trữ đầy đủ các liên tại quyển không?
ü
Các thông tin trong hợp đồng có được giữ gìn và bảo mật để tránh sự xâm phạm của những người không được phép không?
ü
Có quy định hàng bán bị trả lại phải được lập thành biên bản không?
ü
Người viết hóa đơn có đồng thời là người giao hàng hay không?
ü
Nguyên nhân của hàng bị trả lại có được kiểm tra lại sau đó đối với những sản phẩm cùng loại hoặc ít nhất là cùng lô hàng đó không?
Các nguyên nhân phát hiện và biện pháp xử lý có được báo cáo ngay lập tức cho Ban lãnh đạo để có quyết định xử lý kịp thời không?
Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán có phải được ký duyệt trước khi thực hiện không?
ü
16. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán có được báo cáo bằng văn bản và kiểm tra lại với các quy định của Công ty ít nhất hàng tháng không?
ü
17. Công ty có hồ sơ theo dõi các lô hàng gửi đi bán cho tới khi nhận được thông báo chấp nhận của người mua không?
ü
18. Doanh thu bán hàng có được theo dõi chi tiết cho từng loại sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa và phân tích các biến động tăng, giảm hàng tháng không?
ü
19. Các nguyên nhân gây biến động doanh thu (đặc biệt biến động giảm so với kế hoạch hoặc cùng kỳ) có được báo cáo ngay lập tức cho Ban lãnh đạo để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời không?
ü
20. Có theo dõi riêng biệt từng khoản phải thu khách hàng không?
ü
21. Các khoản công nợ được đối chiếu … một lần
22. Các bản đối chiếu công nợ có được Ban lãnh đạo xem xét trước khi gửi đi hay không?
ü
23. Ngoài bộ phận kế toán, có bộ phận nào khác quản lý, theo dõi và lập các báo cáo về việc bán hàng không?
ü
24. Các khoản công nợ có gốc là đồng tiền khác đồng tiền hạch toán có được theo dõi chi tiết theo nguyên tệ không?
ü
25. Số dư các khoản phải thu có gốc là đồng tiền khác đồng tiền hạch toán có được đánh giá lại theo tỷ giá cuối kỳ không?
ü
26. Công ty có quy định cụ thể về tiêu thức xác định các khoản nợ chậm trả, nợ khó đòi hoặc các khoản được phép xóa nợ ?
ü
27. Các khoản phải thu có được theo dõi chi tiết theo tuổi nợ để kịp thời phát hiện và quản lý thu hồi nợ không?
ü
28. Người chịu trách nhiệm ghi sổ kế toán theo dõi các khoản công nợ phải thu có tham gia vào việc bán hàng, lập hóa đơn không?
ü
29. Việc thu hồi nợ có được giao cho một bộ phận/người đôn đốc thực hiện không?
ü
30. Công ty có các biện pháp cụ thể để thu hồi nợ chậm trả, nợ khó đòi không?
ü
31. Các khoản phải thu khó đòi có được lập dự phòng không?
Kết quả tìm hiểu cho thấy việc KSNB đối với bộ phận bán hàng được Công ty TNHH LT thiết kế khá chặt chẽ và phù hợp, vận hành cũng khá hiệu quả. Do vậy, KTV TTL đưa ra kết luận: Hệ thống KSNB của Công ty TNHH LT: Khá. Rủi ro kiểm soát ở mức trung bình.
2.3.3.3 Đánh giá trọng yếu và rủi ro
*Xác định mức trọng yếu tổng hợp
Trên cơ sở Bảng quy định về mức trọng yếu mà Công ty AASC đã xây dựng, KTV thực hiện ước lượng ban đầu về mức trọng yếu đối với khoản mục doanh thu tại Công ty CP GS và Công ty TNHH LT như sau:
Bảng 2.4: Xác định mức trọng yếu
Chỉ tiêu
Mức độ trọng yếu
Giá trị tối thiểu
Giá trị tối đa
Giá trị theo BCTC
Doanh thu Công ty CP GS
0.40%
0.80%
341.019.483
682.038.967
85.254.870.864
Doanh thu Công ty TNHH LT
0.40%
0.80%
635.838.537
1.271.677.074
158.959.634.253
Như vậy ước lượng ban đầu về mức trọng yếu tại Công ty CP GS từ 341.019.483đ đến 682.038.967đ.
Nếu sai sót kết hợp nhỏ hơn 341.019.483đ thì BCTC được coi là trung thực hợp lý.Nếu sai sót kết hợp lớn hơn 682.038.967đ thì BCTC không được coi là trung thực hợp lý.
Đối với Công ty TNHH LT, ước lượng ban đầu về mức trọng yếu từ 635.838.537đ đến 1.271.677.074đ.
Nếu sai sót kết hợp nhỏ hơn 635.838.537đ thì BCTC được coi là trung thực hợp lý. Nếu sai sót kết hợp lớn hơn 1.271.677.074đ thì BCTC không được coi là trung thực hợp lý.
Tiếp theo, KTV tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để từ đó đánh giá rủi ro kiểm toán tại hai Công ty.
Tại Công ty TNHH LT: Qua tìm hiểu, KTV được biết Giá nhiên liệu trong nước, thế giới và thời tiết là hai nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ đó, KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức cao. Rủi ro kiểm soát ở mức trung bình. Do vậy, rủi ro kiểm toán được đánh giá ở mức thấp.
Đối với Công ty CP GS: Kết hợp kết quả kiểm toán năm trước với thu thập thêm tài liệu năm 2007, KTV TTMH kết luận: Rủi ro tiềm tàng và Rủi ro kiểm soát đều ở mức trung bình.
2.3.4 Thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền
2.3.4.1 Thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Kết thúc giai đoạn lập kế hoạch, KTV nhận thấy Công ty TNHH LT có lĩnh vực kinh doanh khá rộng, ngành nghề kinh doanh đa dạng, do vậy khoản mục DTBH&CCDV lớn và phong phú. Hơn nữa Công ty TNHH LT là khách hàng mới của AASC. Vì vậy, mặc dù đánh giá hệ thống KSNB của Công ty tương đối khá nhưng KTV vẫn thực hiện nhiều thử nghiệm cơ bản hơn so với Công ty CP GS.
a) Thực hiện thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích là bước công việc đầu tiên mà KTV cần thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Đây là một thủ tục hiệu quả, có ý nghĩa đặc biệt lớn trong đánh giá khái quát tính hợp lý chung của các xu hướng biến động và các quan hệ kinh tế đồng thời xác định phạm vi và mức độ áp dụng các thủ tục kiểm toán khác. Do vậy, kết quả thực hiện thủ tục này có thể làm giảm các kiểm tra chi tiết khác, qua đó tiết kiệm được thời gian cho KTV.
Tại hai Công ty, KTV thực hiện việc so sánh DTBH&CCDV năm nay với năm trước để xem xét sự biến động của doanh thu. Nếu có biến động lớn hoặc bất thường, KTV sẽ yêu cầu khách hàng giải trình kết hợp với thu thập thông tin bên ngoài để đánh giá xem sự biến động đó có hợp lý hay không?
Kết quả thực hiện thủ tục phân tích tại hai Công ty thể hiện trên GLV của KTV
Bảng 2.5: Phân tích doanh thu Công ty CP GS
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Khách hàng: Công ty CP GS
Niên độ kế toán: 2007 Tham chiếu:
Khoản mục thực hiện: Doanh thu Người thực hiện: TTMH
Bước công việc: Phân tích doanh thu Ngày thực hiện:
Năm
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận sau thuế
2006
78.559.397.773
6.048.265.375
2007
85.254.870.864
7.004.331.148
Biến động về giá trị
6.695.473.091
956.065.773
Biến động về tỷ lệ
8.52%
15.81%
Năm 2007, DTBH&CCDV của Công ty đạt 85.254.870.864đ, tức là chỉ tăng 8.52% so với năm 2006. Mức tăng này của doanh thu là quá thấp so với mọi năm mà KTV đã từng kiểm toán. Qua phỏng vấn Ban Giám đốc, bộ phận kế toán, KTV được biết sở dĩ doanh thu tăng chậm như vậy là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cung cấp xi măng hiện nay. Năm 2007, Công ty CP GS bị mất một số hợp đồng bán hàng quan trọng dẫn đến doanh thu tăng chậm. Kết hợp tìm hiểu bên ngoài, KTV khẳng định sự biến động doanh thu tại Công ty CP GS là hợp lý.
Bảng 2.6: Phân tích doanh thu Công ty TNHH LT
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Khách hàng: Công ty TNHH LT
Niên độ kế toán: 2007 Tham chiếu:
Khoản mục thực hiện: Doanh thu Người thực hiện: TTL
Bước công việc: Phân tích doanh thu Ngày thực hiện:
Năm
Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận sau thuế
2006
120.868.325.846
4.826.281.466
2007
158.959.634.253
6.079.259.160
Biến động về giá trị
38.091.308.407
1.252.977.694
Biến động về tỷ lệ
31.51%
25.96%
Qua phân tích khoản mục DTBH&CCDV, KTV nhận thấy năm 2007, doanh thu tăng 31.51% so với năm 2006. Mức tăng này tương đối cao so với mức tăng năm trước. Do vậy, KTV tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng và kế toán tổng hợp về sự tăng lên này. Theo giải trình của kế toán trưởng thì năm 2007, Công ty mở thêm một ngành nghề kinh doanh mới: Vận tải ô tô, dịch vụ vận tải và xếp dỡ hàng hóa. Doanh thu tăng lên chủ yếu ở loại hình kinh doanh mới này. Qua kiểm tra, thu thập thông tin bên ngoài, KTV nhận thấy đúng là năm nay Công ty TNHH LT mở thêm dịch vụ kinh doanh mới và dịch vụ này thu hút rất nhiều khách hàng. Để củng cố thêm cho kết luận, KTV tiến hành so sánh doanh thu của các mặt hàng cũ thì thấy tốc độ tăng của các mặt hàng này là đều đặn. Từ đó, KTV khẳng định: những biến động về DTBH&CCDV của Công ty TNHH LT là hợp lý.
b) Kiểm tra chi tiết
*Trước tiên, KTV tiến hành đối chiếu số liệu giữa BCKQKD, Bảng cân đối phát sinh với sổ Cái, sổ chi tiết TK 511, tờ khai thuế GTGT. Đây là bước công việc đầu tiên KTV cần phải thực hiện khi tiến hành kiểm tra chi tiết. Thực hiện tại hai Công ty, KTV nhận thấy số liệu trên các tài liệu này khớp đúng với nhau.
* Chọn mẫu
- Công ty TNHH LT có lĩnh vực hoạt động rộng, ngành nghề kinh doanh đa dạng, khách hàng phong phú nên các nghiệp vụ bán hàng tại Công ty là tương đối lớn. Do vậy, KTV không thể kiểm tra tất cả mà phải tiến hành chọn mẫu kiểm toán. Dựa vào xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm của bản thân, KTV TTL đưa ra quy mô mẫu chọn đối với DTBH&CCDV là trên 100 triệu đồng, doanh thu nội bộ là trên 6 triệu đồng. Đặc biệt chú ý vào các nghiệp vụ cuối tháng 12/2007 và đầu tháng 01/2008 vì khả năng xảy ra sai phạm vi phạm tính đúng kỳ tại Công ty khá cao.
Công việc kiểm tra chi tiết tại Công ty TNHH LT thể hiện trên GLV của KTV như sau:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Tên khách hàng: Công ty TNHH LT Tham chiếu: R1/1 Niên độ kế toán: Năm 2007 Người thực hiện: TTL
Khoản mục: TK 511 Ngày thực hiện: 20/02/2008
Bước công việc: Cơ sở ghi nhận doanh thu
Phỏng vấn bà NTMN – Phó phòng kế toán
- Doanh thu được ghi nhận trên cơ sở số liệu Biên bản đối chiếu khối lượng thực hiện hàng tháng. Khi khách hàng yêu cầu xuất hóa đơn, đơn vị sẽ xuất và hạch toán doanh thu.
- Đối với những khách hàng lẻ hoặc khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn hàng tháng, đơn vị sẽ để trên công nợ TK 131 (Dư Có – do thu tiền ngay) và cuối năm sẽ rà soát và xuất hoá đơn một lần.
Đối với những trường hợp chưa thu tiền, đơn vị sẽ có kế hoạch theo dõi và kiểm tra riêng.
Có những trường hợp doanh thu tháng 10 hạch toán tháng 9 do đơn vị quan điểm hàng đã xuất phát từ cảng đi nhưng chưa tới cảng đến, đơn vị đã xuất hóa đơn trước, do vậy hạch toán doanh thu.
R1/2
BÁO CÁO DOANH THU CHƯA XUẤT HÓA ĐƠN THÁNG 9 NĂM 2007
Khách hàng
Doanh thu
Thuế GTGT
Doanh số
Ghi chú
Doanh thu chưa xuất Hóa đơn T5+8+9/2007
1.787.382.857
89.369.143
1.876.752.000
(1)
Công ty TNHH APL – NOL
134.933.333
6.746.667
141.680.000
HĐ 4423 (30/09)
Xí nghiệp xếp dỡ & vận tải BD
73.703.286
3.685.164
77.388.450
HĐ 4443 (30/09)
Doanh thu T10 xuất sang T9/2007
785.467.595
39.273.380
824.740.975
(2)
(1) : Đã có doanh thu nhưng chưa ghi nhận do chưa xuất Hóa đơn mặc dù đã có đối chiếu công nợ
(2) : Chưa có Biên bản giao nhận hàng, do vậy chưa đủ cơ sở ghi nhận doanh thu
Công ty TNHH LT
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ
Tk : 131 – Phải thu khách hàng
Từ ngày: 01/01/2007 đến ngày 31/12/2007
Chứng từ
Khách hàng
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS Có
Ngày
Số
Số CTGS
5113091 – Doanh thu dịch vụ tàu biển và dịch vụ vận tải
31/07
HD 2171
6012-27
Công ty CP khoáng sản VMC
Cước vận chuyển 2x20 bột đá, Bl:25-437
5113091
16.971.429
Qua 512
04/09
HD 3392
6014-4
Công ty CP khoáng sản VMC
Cước vận chuyển 2x20 bột đá, Bl:3/V746S
5113091
16.971.429
Qua 512
Cộng
33.942.858
Điều chỉnh:
Nợ TK 511 : 33.942.858
Có TK 512 : 33.942.858
R1/3
Công ty TNHH LT
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ
Từ ngày: 01/01/2007 đến ngày: 31/12/2007
Chứng từ
Tên khách
Diễn giải
Tài khoản
TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
28/02
HĐ 1286
Công ty CP VF – P.Kinh tế - 091087
Đơn giá: 3.636 đ/tấn
51130945
136809
8.766.032 ü
28/02
HĐ 1315
Công ty TNHH tiếp vận – 091461
Có bảng kê chi tiết kèm theo
5113091
136809 (1)
77.428.571 ü
28/02
HĐ 1334
Công ty CP VF - P.Kinh tế - 091087
Cước vận chuyển hàng Lân Văn Điển
5113091
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32915.doc