MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACAGROUP 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty ACAGroup 3
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty ACAGroup 5
1.2.1. Các loại hình dịch vụ Công ty ACAGroup cung cấp 5
1.2.2. Thị trường hoạt động của ACAGroup 6
1.2.3. Phương hướng phát triển của Công ty ACAGroup 7
1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua 7
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ACAGroup 8
1.4. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh tại Công ty 9
1.5. Thực trạng tổ chức kiểm toán tại Công ty ACAGroup 11
1.5.1. Tổ chức công tác kiểm toán tại Công ty ACAGroup 11
1.5.2. Tổ chức hồ sơ kiểm toán tại Công ty ACAGroup 17
1.5.3. Tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Công ty ACAGroup 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACAGROUP THỰC HIỆN 20
2.1. Áp dụng chương trình kiểm toán hàng tồn kho do Công ty ACAGroup thực hiện tại Công ty ABC 20
2.1.1. Khảo sát, đánh giá khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán 20
2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và xây dựng chương trình kiểm toán 20
2.1.2.1. Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng 20
2.1.2.2. Tìm hiểu môi trường kiểm soát 21
2.1.2.3. Tìm hiểu công tác kế toán 22
2.1.2.4. Thực hiện các bước phân tích tổng quát 23
2.1.2.5. Xác định mức độ trọng yếu 24
2.1.2.6. Xây dựng kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng 26
2.1.2.7. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho 27
2.1.2.8. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết 27
2.1.3. Thực hiện kiểm toán 29
2.1.3.1. Thực hiện thủ tục phân tích 29
2.1.3.2. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết 31
2.1.4. Kết thúc kiểm toán 43
2.2. Áp dụng chương trình kiểm toán HTK do Công ty ACAGroup thự hiện tại Công ty XYZ 44
2.2.1. Khảo sát, đánh giá khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán 44
2.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và xây dựng chương trình kiểm toán 46
2.2.3. Thực hiện kiểm toán 52
2.2.3.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 52
2.2.3.2. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản 54
2.2.4. Kết thúc kiểm toán 64
2.3. So sánh việc áp dụng chương trình kiểm toán HTK do Công ty ACAGroup thực hiện tại hai Công ty ABC và Công ty XYZ 64
2.4. Tổng kết kiểm toán chu trình HTK trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty ACAGroup thực hiện 66
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY ACAGROUP THỰC HIỆN 73
3.1. Nhận xét về công nghệ và tổ chức kiểm toán tại Công ty ACAGroup 73
3.2. Nhận xét về quy trình kiểm toán hàng tồn kho 73
3.2.1. Trong giai đoạn khảo sát, đánh giá khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán 73
3.2.2. Trong giai đoạn lập kế hoạch tổng quát và xây dựng chương trình kiểm toán 74
3.2.3. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 74
3.2.4. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 75
3.3. Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện chương trình kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC do Công ty ACAGroup thực hiện 76
3.3.1. Tính tất yếu của việc hoàn thiện kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC 76
3.3.2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện chương trình kiểm toán HTK của Công ty ACAGroup 76
KẾT LUẬN 84
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S
Khách hàng: Công ty ABC
Kỳ kế toán: 01/01 – 31/12/2007
Công việc: Kiểm tra nghiệp vụ xuất bán thành phẩm, hàng hoá, nguyên vật liệu
Người thực hiện: PCT Ngày 15/02/2008
Người kiểm tra:
Chứng từ
Nội dung
TK đối ứng
Số tiền
Ghi chú
NT
SH
Nợ
Có
07/01/07
PX 1018
Xuất sữa tươi Elvy
632
155
215,615,200
v
22/01/07
PX 1117
Xuất bán bao bì
632
155
63,121,384
v
23/02/07
PX 2073
Xuất bán nước giải khát
632
156
138,635,944
v
22/04/07
PX 4117
Xuất bán báo bì
632
155
63,121,384
[1]
05/05/07
PX 5024
Xuất bán sữa hộp
632
155
511,975,880
v
07/11/07
PX 11020
Xuất bán sữa tươi Elvy
632
155
105,655,000
v
29/12/07
PX 12175
Xuất bán sữa đậu nành
632
155
177,466,523
v
31/12/07
PX 12480
Xuất bán sữa đậu nành
632
155
103,576,780
v
02/01/08
PX 1009
Xuất bán nước giải khát
632
156
96,235,440
v
04/01/08
PX 1014
Xuất bán sữa tươi Elvy
632
155
99,154,887
v
Ghi chú:
v: Đối chiếu khớp đúng giữa hoá đơn bán hàng, hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho với Chứng từ ghi sổ, Sổ cái, Sổ chi tiết các tài khoản có liên quan.
[1]: Nghiệp vụ này không tồn tại. Qua tìm hiểu và kiểm tra KTV phát hiện đây là nghiệp vụ xuất kho tháng 1, đã ghi sổ ngày 22/01/2007. Sai sót này do nhầm lẫn của kế toán, KTV đề nghị bút toán điều chỉnh:
Nợ TK155 : 63,121,384 đồng
Có TK 632 : 63,121,384 đồng
Kết luận:
Các nghiệp vụ xuất bán thành phẩm, hàng hoá và nguyên vật liệu đã được phản ánh đúng về quy mô, nội dung của nghiệp vụ, đảm bảo tính đúng kỳ.
Kiểm tra giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm được cấu thành bởi 3 khoản mục chi phí là CP NVLTT, CP NCTT và CP SXC. Để kiểm tra giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ, KTV tiến hành kiểm tra từng khoản mục chi phí đó.
Đối với CP NVLTT: KTV kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ xuất NVL cho sản xuất, kiểm tra tính chính xác trong việc tính toán CP NVLTT. Do trong quá trình kiểm tra các nghiệp vụ nhập, xuất HTK, các nghiệp vụ xuất NVL đã được kiểm tra chọn mẫu và KTV đã kết luận các nghiệp vụ này thực sự phát sinh và được ghi nhận đúng đắn. Vì vậy, KTV chỉ cần thực hiện thêm một số thủ tục cần thiết để đưa ra kết luận về việc đánh giá đối với CP NVLTT.
KTV tiến hành các thủ tục bao gồm phỏng vấn kế toán đơn vị về phương pháp tính giá xuất NVL, tính nhất quán trong việc áp dụng phương pháp này giữa các kỳ kế toán. Đồng thời, KTV tiến hành tính toán lại giá xuất NVL để kiểm tra tính chính xác số học. Qua tìm hiểu thực tế tại Công ty ABC kết hợp với kết quả kiểm toán năm trước, KTV xác nhận phương pháp tính giá xuất NVL tại Công ty ABC là phương pháp bình quân gia quyền và không có sự thay đổi so với năm 2006.
Giá xuất NVL
(Đơn giá bình quân cuối kỳ)
=
Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Dựa vào công thức tính giá xuất NVL đang áp dụng tại Công ty ABC, KTV tiến hành tính toán lại tổng giá trị xuất kho của VL và đối chiếu với Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn của đơn vị thấy khớp đúng, KTV kết luận CP NVLTT đã được Công ty phản ánh chính xác trên sổ sách kế toán và các chứng từ có liên quan.
Đối với CP NCTT: KTV thu thập các bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành. Dựa vào các tài liệu này, KTV tính toán tổng số ngày công, giờ công từ đó kiểm tra tính cân đối giữa số liệu này với tổng sản lượng đã hoàn thành. Đồng thời, KTV tiến hành so sánh CP NCTT/1 đơn vị sản phẩm thực tế với định mức và kết hợp với kết quả kiểm toán của KTV phụ trách phần hành tiền lương. Với kết quả thu được, KTV kết luận: CP NVTT được ghi nhận và phản ánh hợp lý.
Đối với CP SXC: Do trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV phụ trách phần hành tiền lương và nhân viên đã kiểm tra chi phí nhân viên phân xưởng (TK6271), KTV phụ trách phần hành tài sản cố định đã kiểm tra chi phí khấu hao tài sản cố định (TK6274). Do đó, để tránh trùng lặp công việc giữa các KTV với nhau, KTV thực hiện kiểm toán chu trình HTK chỉ kiểm tra chọn mẫu các hoá đơn thanh toán và các tài liệu về chi phí điện, nước để xác minh tính có thật của các chi phí này. Kết quả làm việc thể hiện trên tài liệu làm việc của KTV.
Bảng2.11. Tài liệu làm việc của KTV số A7
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINANCIAL CONSULTING COMPANY & ASSOCIATES
Khách hàng: Công ty ABC
Kỳ kế toán: 01/01 – 31/12/2007
Công việc: Kiểm tra CP SXC
Người thực hiện: PCT Ngày 15/02/2008
Người kiểm tra:
Chứng từ
Nội dung
Tài khoản
Số tiền
Ghi chú
NT
SH
Nợ
Có
31/01
127
Điện, nước mua ngoài tháng 1
6277
112
132,562,201,000
v
21/03
103
Chi phí sửa chữa máy móc
6277
111
21,587,707,900
v
16/08
75
Chi phí công cụ, dụng cụ
6273
153
22,411,200,840
v
31/10
141
Điện, nước mua ngoài tháng 10
6277
112
145,178,556,520
v
31/11
129
Điện, nước mua ngoài tháng 11
6277
111
162,233,320,009
v
06/12
17
Chi phí sửa chữa xe
6277
111
15,150,895,500
[1]
22/12
96
Chi phí sửa chữa máy móc
6277
112
9,652,582,000
v
31/12
115
Điện, nước mua ngoài tháng 12
6277
112
211,525,463,340
v
Ghi chú:
v: Đối chiếu khớp đúng giữa hoá đơn giá trị gia tăng, Chứng từ ghi sổ, Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản 627, 111, 112, 153.
[1]: Thiếu chữ ký trên hoá đơn.
Kết luận: CP SXC đã được ghi nhận và phản ánh đầy đủ, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.
Tổng hợp kết quả kiểm toán HTK:
Sau khi hoàn thành các thủ tục kiểm toán, KTV tiến hành lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán phần hành của mình.
Bảng 2.12. Tài liệu làm việc của KTV số A8
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINANCIAL CONSULTING COMPANY & ASSOCIATES
Khách hàng: Công ty ABC
Kỳ kế toán: 01/01 – 31/12/2007
Công việc: Tổng hợp kết quả kiểm toán HTK
Người thực hiện: PCT Ngày 16/02/2008
Người kiểm tra:
Tổng hợp các phát hiện và các bút toán điều chỉnh:
(1): Phiếu xuất 4006 ngày 05/04/2007: Theo phiếu yêu cầu sử dụng vật liệu, giá trị đậu nành yêu cầu xuất là 12,353,900 đồng và thực tế xuất là 12,353,900 đồng, kế toán ghi sổ là 21,353,900 đồng (chênh lệch cao hơn thực tế là 9,000,000).
KTV đề nghị bút toán điều chỉnh như sau:
Nợ TK 1522 : 9,000,000 đồng
Có TK 6212 : 9,000,000 đồng
(2): Phiếu xuất số 6018 ngày 07/06/2007 phản ánh số vật tư xuất cho bộ phận sản xuất là 7,216,532 đồng và bộ phận quản lý là 2,890,000 đồng. Kế toán hạch toán toàn bộ số vật tư xuất dùng này vào CP SXC.
KTV đề nghị bút toán điều chỉnh:
Nợ TK 642 : 2,890,000 đồng
Có TK 6273 : 2.890.000 đồng
(3): Nghiệp vụ này không tồn tại. Qua tìm hiểu và kiểm tra KTV phát hiện đây là nghiệp vụ xuất kho tháng 1, đã ghi sổ ngày 22/01/2007.
KTV đề nghị bút toán điều chỉnh:
Nợ TK155 : 63,121,384 đồng
Có TK 632 : 63,121,384 đồng
Kết luận:
Các sai sót trên là do sự nhầm lẫn của kế toán. Công ty ABC đã tiến hành điều chỉnh theo các bút toán điều chỉnh KTV đưa ra. Vì vậy khoản mục HTK đã được phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.
2.1.4. Kết thúc kiểm toán
Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán. Tại Công ty ABC, trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV thực hiện các công việc:
Rà soát lại công việc của các KTV trong nhóm.
Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC.
Lập Báo cáo Kiểm toán dự thảo, phát hành Báo cáo Kiểm toán chính thức và Thư quản lý.
Rà soát lại công việc của các KTV trong nhóm:
Đầu tiên, trưởng nhóm kiểm toán tập hợp tất cả kết quả kiểm toán của từng phần hành do các KTV trong nhóm đã thực hiện. Dựa trên kết quả này, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành rà soát lại toàn bộ quá trình làm việc của KTV và xem xét, đánh giá về số lượng cũng như chất lượng của các bằng chứng KTV đã thu thập và đưa ra kết luận các bằng chứng kiểm toán và quy trình kiểm toán HTK kiểm toán viên đã thực hiện là thích hợp và đầy đủ, các kết luận kiểm toán về khoản mục HTK là hợp lý.
Soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC:
Qua tìm hiểu, KTV phát hiện sau ngày lập BCTC có hai sự kiện phát sinh:
Bán phần hùn trong Campina: Tháng 1 năm 2008, Công ty ABC quyết định rút vốn đầu tư trong Campina bằng cách bán toàn bộ phần vốn góp của Công ty tương đương với 50% vốn điều lệ của Campina cho bên đối tác nước ngoài của liên doanh với số tiền 1,862,400,000 đồng. Các bên liên doanh đang xúc tiến các thủ tục pháp lý cần thiết để điều chỉnh Giấy phép đầu tư.
Phát hành cổ phiếu mới: NGày 15/11/2007, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã có văn bản số 66/UBCK-ĐKPH, phê duyệt cho Công ty ABC phát hành thêm 1,805,047 cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Trong tháng 1 năm 2008, Công ty đã phát hành đợt một với 795,000 cổ phiếu với giá 138,392.5 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu còn lại sẽ được tiếp tục phát hành trong năm 2008. Việc phát hành số cổ phiếu trên đưa đến tỷ lệ phần vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước giảm xuống dưới 50%.
KTV đánh giá các sự kiện trên không ảnh hưởng tới BCTC.
Lập Báo cáo Kiểm toán dự thảo, phát hành Báo cáo Kiểm toán chính thức và Thư quản lý:
Với những kết luận của mình về BCTC của Công ty ABC, KTV tiến hành lập Báo cáo kiểm toán dự thảo và trình lên BGĐ Công ty. Sau khi BGĐ Công ty, KTV cùng BGĐ khách hàng họp thảo luận và đồng ý với những ý kiến đưa ra trong Báo cáo kiểm toán dự thảo, KTV phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức kèm theo Thư quản lý với những kiến nghị giúp Công ty ABC hoàn thiện hơn HTKTNB.
2.2. Áp dụng chương trình kiểm toán HTK do Công ty ACAGroup thự hiện tại Công ty XYZ
2.2.1. Khảo sát, đánh giá khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán
Khác với Công ty ABC, Công ty XYZ là khách hàng mới của Công ty ACAGroup nên việc khảo sát, đánh giá trước khi đưa ra quyết định chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho Công ty XYZ được KTV thực hiện kỹ lưỡng hơn. Việc đánh giá được KTV thực hiện dựa trên các thông tin KTV đã thu thập được cùng với các thông tin khách hàng cung cấp.
Với những thông tin về Công ty XYZ, KTV tiến hành đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán. Công việc này được thực hiện bằng cách thu thập câu trả lời cho những câu hỏi KTV đưa ra, thể hiện cụ thể trên giấy tờ làm việc của KTV:
Bảng 2.13. Tài liệu làm việc của KTV số X1
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINANCIAL CONSULTING COMPANY & ASSOCIATES
Khách hàng: Công ty XYZ
Kỳ kế toán: 01/01 – 31/12/2007
Công việc: Đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán
Người thực hiện: NDT Ngày 02/03/2008
Người kiểm tra:
Câu hỏi
Có
Không
1. Có lý do gì để nghi ngờ tính chính trực của các thành viên Ban lãnh đạo khách hàng hoặc nghi ngờ về việc dựa vào thư giải trình của BGĐ không?
1.1. Ban lãnh đạo khách hàng có dính líu đến các hoạt động phí pháp, cố tình trình bày sai lệch các BCTC, chịu sự cưỡng chế của cơ quan pháp luật hay có dính lĩu đến các hoạt động phạm tội có tổ chức không?
v
1.2. Có sự liên quan của Ban lãnh đạo khách hàng với các hoạt động đáng nghi vấn (mặc dù chưa được xem như phạm pháp) có thể gây ra rắc rối đối với đơn vị không?
v
1.3. Đơn vị có thường xuyên thay đổi ngân hàng, luật sư hay KTV không?
v
1.4. Có phải đơn vị không thể thuê được dịch vụ từ các hãng có danh tiếng?
v
1.5. Chúng ta có thể thấy rằng cuộc sống cá nhân của các thành viên Ban lãnh đạo của khách hàng là có khó khăn không?
v
1.6. Có phải Ban lãnh đạo khách hàng dường như sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao một cách khác thường?
v
1.7. Có phải việc quản lý của đơn vị bị chi phối bởi một cá nhân hoặc tập trung vào một vài người?
v
1.8. Liệu có những thay đổi đáng kể nào ngoài dự kiến sẽ xảy ra trong năm hiện hành không? Hoặc những thay đổi như vậy có khả năng xảy ra trong năm tới không?
v
1.9.Có phải Ban lãnh đạo đơn vị là những người thiếu kinh nghiệm không?
v
2. Có lý do nào cần cân nhắc về các cam kết của Ban lãnh đạo khách hàng trong việc trình bày BCTC phản ánh trung thực và hợp lý không?
2.1. Đơn vị có áp dụng các chính sách kế toán hiện đang gây tranh cãi không?
v
2.2. Liệu Ban lãnh đạo khách hàng có cố tình hiểu các chuẩn mực và nguyên tắc kế toán một cách quá linh hoạt không?
v
2.3. Liệu có tồn tại các nghiệp vụ không có các bằng chứng kinh tế cơ bản chứng minh không?
v
2.4. Có phải Ban lãnh đạo đơn vị dường như quá coi trọng việc đạt kế hoạch doanh thu và tốc độ tăng trưởng không?
v
2.5. Có phải đơn vị đang thương lượng hoặc có kế hoạch thương lượng các vấn đề tài chính quan trọng mà các điều khoản của những thương lượng này chịu ảnh hưởng của kết quả tài chính được báo cáo?
v
3. Ban lãnh đạo đơn vị có chịu áp lực trong việc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số liệ dự kiến nào không?
v
4. Liệu có các vấn đề kế toán quan trọng có thể gây ra các rủi ro lớn đối với cuộc kiểm toán?
v
5. Có lý do gì cho thấy chúng ta chưa có sự hiểu biết rõ ràng về bản chất của các giao dịch quan trọng và mối quan hệ kinh tế giữa khách hàng với các đơn vị khác đặc biệt là trường hợp cá đơn vị vị này được xem như bên thứ 3 nhưng thực chất lại là bên liên quan?
v
6. Có lý do nào cho thấy chúng ta thiếu kiến thức hay kinh nghiệm về hoạt động của khách hàng không?
v
7. Có lý do nào cho thấy chúng ta không có đủ nhân viên đủ trình độ tham gia thực hiện hợp đồng không?
v
8. Liệu có các yếu tố tồn tại nào gây cho chúng ta nghi ngờ về khả năng có gian lận tại đơn vị không?
v
Kết luận: Rủi ro hợp đồng này được đánh giá ở mức trung bình.
Với kết luận trên, Công ty ACAGroup quyết định chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho Công ty XYZ và thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán theo đúng chuẩn mực số 210 và các quy định của Công ty.
Sau khi thống nhất các điều khoản trong hợp đồng, Công ty ACAGroup và Công ty XYZ tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán.
2.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và xây dựng chương trình kiểm toán
Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng
Công ty XYZ là doanh nghiệp cổ phần được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0101009289 ngày 25/08/2004 của UBND tỉnh Bắc Ninh. Công ty có trụ sở chính tại số H, Khu Công nghiệp Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Vốn điều lệ của Công ty XYZ là 7,000,000,000 đồng. Trong đó:
Vốn của Nhà nước cấp là : 1.467.657.932 đồng (chiếm 20.96%).
Vốn cổ đông : 5,532,352,068 đồng (chiếm 79.04%).
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty: sản xuất, mua bán tôn lợp, khung nhà thép.
Tìm hiểu môi trường kiểm soát
Công ty XYZ với chiến lược phát triển là đa dạng hoá có chọn lọc các mặt hàng và loại hình kinh doanh, đa dạng hoá hình thức sở hữu, đẩy mạnh chương trình hiện đại hoá, nâng cao năng lực hợp tác và cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Công ty chú trọng phát triển yếu tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm, coi doanh nghiệp là phương tiện để con người phát huy tài năng sáng tạo, xây dựng và đào tạo đội ngũ làm việc có hiệu quả.
Công ty XYZ có bộ máy quản lý tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp 2005. Các hoạt động của Công ty tuân theo Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty. Bộ máy quản lý của Công ty gồm Hội đồng quản trị, một Giám đốc, bên dưới là các Phòng Kỹ thuật – Phát triển, Văn Phòng, Phòng Kế hoạch - Thị trường, Phòng vật tư, Phòng phụ tải và các xí nghiệp, nhà máy.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty; định hướng các chính sách tồn tại và phát triển, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ban điều hành do Hội đồng quản trị bổ nhiệm gồm một Giám đốc, hai Phó Giám đốc, một Kế toán trưởng. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. Phó Giám đốc và Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề xuất của Giám đốc.
Với 168 cán bộ công nhân viên và phương châm hoạt động coi phát triển yếu tố con người là mục tiêu hàng đầu, Công ty xây dựng một chính sách nhân sự rõ ràng và hợp lý.
Chính sách tuyển dụng và đào tạo: Do nhập khẩu dây truyền sản xuất mới, Công ty ưu tiên tuyển dụng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lành nghề, đặc biệt là những kỹ sư công nghệ, kỹ sư tự động hoá công nghệ kỹ thuật. Đội ngũ kỹ sư công nghệ của Công ty được đào tạo bài bản từ những trường đại học chuyên ngành trong nước.
Chính sách lương: Công ty xây dựng chính sách lương riêng phù hợp với đặc trưng theo ngành nghề hoạt động và đảm bảo cho người lao động được hưởng đầy đủ chế độ theo quy định của Nhà nước phù hợp với trình độ, năng lực và công việc của từng người. Cán bộ công nhân viên thuộc khối văn phòng và gián tiếp hưởng lương thời gian, công nhân sản xuất trực tiếp được hưởng theo lương sản phẩm.
Chính sách thưởng: Nhằm khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên trong Công ty gia tăng hiệu quả đóng góp, Công ty có chính sách thưởng hàng kỳ, thưởng đột xuất cho các cá nhân và tập thể.
Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, khoa học và những chính sách rõ ràng, hợp lý, đây sẽ là tiền đề cho KTV tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.
Tìm hiểu công tác kế toán
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:
Để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh, Công ty XYZ tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung. Theo đó, toàn bộ công tác kế toán trong Công ty được tiến hành tập trung ở phòng tài chính kế toán. Bộ phần kế toán có 5 nhân viên gồm một kế toán trưởng, một kế toán tổng hợp, một kế toán tiền mặt và tiền gửi, một kế toán thanh toán và tạm ứng và một thủ quỹ.
Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam.
Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng:
Chế độ kế toán áp dụng: Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.
Nguyên tắc ghi nhận HTK::
Nguyên tắc ghi nhận HTK: ghi đích danh.
Phương pháp tính giá trị HTK: bình quân gia quyền.
Phương pháp hạch toán HTK: Kê khai thường xuyên.
Phân tích sơ bộ BCTC
Giống với Công ty ABC, khi phân tích sơ bộ BCTC của Công ty XYZ, KTV lập bảng so sánh các trị số của cùng một chỉ tiêu qua các năm. Các kết quả phân tích này hỗ trợ cho KTV lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung của các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán.
Bảng 2.14. Phân tích sơ bộ BCTC của Công ty X2
Chỉ tiêu
2007
2006
Chênh lệch
Số tương đối
Số tuyệt đối
1. Doanh thu thuần (VNĐ)
60,490,273,588
43,003,548,212
17,486,725,376
40.66%
2. Giá vốn hàng bán (VNĐ)
37,475,081,056
29,620,844,008
7,854,237,048
26.58%
3. Lợi nhuận gộp (VNĐ)
23,015,192,532
13,382,704,204
9,632,488,328
71.98%
4. Tỷ lệ lãi gộp (%)
38.05%
31.12%
7.93%
22.26%
5. Hàng tồn kho (VNĐ)
1,332,053,819
6,099,823,309
- 4,767,769,490
- 78.16%
6. Tỷ lệ vòng quay HTK (lần)
9.77
4.81
4.96
102.99
Với kết quả phân tích trên, KTV nhận xét vòng quay HTK năm 2007 là 9.77, tăng 102.99% so với năm 2006 do GVHB năm 2007 tăng 26.52% (tức 7,854,237,048 đồng) so với năm 2006, trong khi HTK giảm là 78.16% (tức 4,767,769,490 đồng). Biến động bất thường này cần tập trung xem xét nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Xác định mức độ trọng yếu
Theo thông tin KTV đã thu thập được, năm 2007, doanh thu thuần của Công ty XYZ là 60,490,273,588 đồng. Nhập giá trị doanh thu vào chương trình tính mức độ trọng yếu KTV thu được kết quả như sau:
PM = 58,185.38 USD = 937,599,241 VNĐ
MP = 796,959,355 VNĐ
Xây dựng kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng
Sau khi có những thông tin cần thiết về Công ty XYZ, KTV lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách. Theo kế hoạch này, thực hiện kiểm toán tại Công ty XYZ gồm 5 KTV và dự kiến kiểm toán trong 4 ngày.
Đánh giá rủi ro kiểm soát chu trình HTK
Tương tự Công ty ABC, đánh giá rủi ro kiểm soát chu trình HTK tại Công ty XYZ được thực hiện bằng cách thiết lập các câu hỏi và thu thập câu trả lời. Dựa vào các câu trả lời, KTV đưa ra kết luận rằng hoạt động kiểm soát chu trình HTK tương đối hiệu quả.
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết chính là việc KTV thiết kế chương trình kiểm toán với những dự kiến chi tiết về các công việc cân thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Dựa vào kết luận của KTV về HTKSNB của đơn vị, kế hoạch kiểm toán chi tiết đối với HTK bao gồm các thử nghiệm kiểm soát và các thử nghiệm cơ bản.
Bảng 2.15. Chương trình kiểm toán HTK tại Công ty XYZ
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH Tham chiếu E430
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN
HÀNG TỒN KHO
Tên khách hàng: Công ty XYZ Niên độ kế toán: Từ 01/01 đến 31/12/07
Đã được xem xét bởi:
Nhóm trưởng: Ngày:
Trưởng (Phó) phòng: Ngày:
Giám đốc (Phó Giám đốc): Ngày:
I. Tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị:
- Biên bản kiểm kê có sự chứng kiến của KTV.
- Báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá.
- Sổ cái, sổ chi tiết HTK.
- Nhật ký mua hàng.
- Kế hoạch tài chính năm.
II. Thủ tục kiểm toán
Trình tự kiểm toán
Tham chiếu
Người thực hiện, ngày tháng
A. Thử nghiệm kiểm soát
Kiểm tra chọn mẫu 15 nghiệp vụ xuất kho để kết luận về tính có thật và sự phê chuẩn của các nghiệp vụ này.
Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các băng tập hợp chi phí, bảng tính giá thành, bảng lương, các đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, phiếu xin lĩnh vật tư, các sổ theo dõi hoạt động sản xuất.
So sánh, đối chiếu sổ sách kế toán với danh mục HTK của người quản ls HTK
Phỏng vấn, quan sát hoạt động của người quản lý HTK
Kiểm tra sự tách biệt trách nhiệm giữa kế toán ghi sổ các nghiệp vụ về HTK với người quản lý kho.
B. Thử nghiệm cơ bản
I. Thủ tục phân tích
Xem xét sự biến động của từng loại hàng tồn kho năm nay với năm trước để phát hiện những biến động bất thường. Tìm hiểu nguyên nhân các biến động này.
So sánh giá vốn thành phẩm năm nay so với năm trước và với kế hoạch xem có biến động hay không. Nếu có, tìm nguyên nhân biến động này.
Tính và so sánh tỷ lệ các yếu tố cấu thành nên giá vốn thành phẩm trên GVHB, doanh thu của năm nay so với năm trước để đánh giá tính hợp lý của các yếu tố này.
II. Thủ tục kiểm tra chi tiết
Đọc lại hồ sơ kiểm kê, tìm hiểu cách thức lưu kho và quản lý kho hàng.
Thu thập danh mục HTK cuối kỳ, Đối chiếu số lượng trên danh mục này với biên bản kiểm kê có sự chứng kiến của KTV.
Tổng hợp số dư và số phát sinh của HTK, kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán với nhau và với BCTC.
Chọn mẫu một số nghiệp vụ nhập, xuất HTK, kiểm tra giá nhập, xuất và giá thành sản phẩm.
Kiểm tra tính đầy đủ của việc tính giá thành đơn vị.
Kiểm tra lại việc lập dự phòng giảm giá HTK cuối kỳ.
Chọn một số nghiệp vụ trước và sau ngày kết thúc niên độ để đảm bảo việc ghi chép đầy đủ và đúng.
Đối chiếu số liệu đầu năm trên sổ cái, sổ chi tiết vật tư với số liệu đã kiểm toán năm trước.
Xem xét việc trình bày và công bố HTK trên BCTC.
C. Các thủ tục bổ sung (nếu có)
2.2.3. Thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn này, KTV thực hiện các công việc sau:
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát;
Thực hiện các thử nghiệm cơ bản.
2.2.3.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Để thu thập bằng chứng kiểm toán qua việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, KTV dựa vào các chức năng chính của chu trình HTK có khả năng xảy ra sai sót, gian lận lớn hơn bao gồm nghiệp vụ xuất vật liệu, hàng hoá, nghiệp vụ sản xuất và nghiệp vụ lưu kho.
Với nghiệp vụ xuất vật liệu, hàng hoá:
KTV chọn mẫu 15 nghiệp vụ xuất kho để kiểm tra tính có thật và sự phê chuẩn của các nghiệp vụ này. Kết quả của công việc này được thể hiện cụ thể trên giấy tờ làm việc của KTV.
Bảng 2.16. Tài liệu làm việc của KTV số X3
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINANCIAL CONSULTING COMPANY & ASSOCIATES
Khách hàng: Công ty XYZ
Kỳ kế toán: 01/01 – 31/12/2007
Công việc: Thử nghiệm kiểm soát
Người thực hiện: NDT Ngày 02/03/2008
Người kiểm tra:
Chứng từ
Người nhận
Diễn giải
Ghi chú
Ngày
SH
05/02
PX 2015
Nguyễn Tiến Thắng
Xuất VT cho SX
v
10/02
PX 2026
Hoàng Đạo Thành
Xuất VT cho SX
v
18/03
PX 3040
Nguyễn Tiến Thắng
Xuất VT cho SX
[1]
22/03
PX 3051
Nguyễn Tiến Thắng
Xuất VT cho SX
v
18/07
PX 7044
Nguyễn Văn Tư
Xuất VT cho CT Đông Bang
v
25/07
PX 7054
Hoàng Đạo Thành
Xuất VT cho SX
v
27/07
PX
Hoàng Đạo Thành
Xuất VT cho SX
[2]
07/08
PX 8014
Lê Thanh Thuỷ
Xuất VT cho SX
v
10/08
PX 8019
Nguyễn Tiến Thắng
Xuất VT cho SX
[3]
12/11
PX 11035
Nguyễn Văn Tư
Xuất thép hộp cho Đông Bang
v
16/11
PX 11042
Hoàng Đạo Thành
Xuất Thép cho Phú Hà
v
25/11
PX 11061
Nguyễn Tiến Thắng
Xuất que hàn, dây hàn cho Phú Hà + Yoo Won
v
25/12
PX 12044
Hoàng Đạo Thành
Xuất VT cho Phú Hà
v
28/12
PX 12047
Nguyễn Văn Tư
Xuất VT cho Yoo Won
v
29/12
PX 12048
Nguyễn Văn Tư
Xuất VT cho Yoo Won
v
v: Kiểm tra đầy đủ yêu cầu sử dụng vật tư, phiếu xuất kho
Yêu cầu sử dụng vật tư đã được phê duyệt và có đủ chữ ký
Có đầy đủ chữ ký trên phiếu xuất kho
Đã phản ánh đầy trên sổ chi tiết trên các tài khoản của khoản mục HTK và tài khoản đối ứng tương ứng
[1]: Không có yêu cầu sử dụng vật tư
[2]: Phiếu xuất chưa đánh số, đã yêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28476.doc