Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

1.1. Doanh thu 3

1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh thu 3

1.1.2. Các quy định trong hạch toán doanh thu 4

1.1.2.1. Các quy định chung trong hạch toán doanh thu 4

1.1.2.2. Các nguyên tắc trong hạch toán doanh thu đối với một số tài khoản doanh thu 7

1.1.3. Cơ sở xác định doanh thu 16

1.1.4. Điều kiện ghi nhận doanh thu 17

1.1.4.1. Đối với doanh thu bán hàng 17

1.1.4.2. Đối với doanh thu cung cấp dịch vụ 19

1.1.4.3. Đối với doanh thu hoạt động tài chính 21

1.2. Kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính 22

1.2.1. Vai trò của kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính 22

1.2.2. Mục tiêu kiểm toán doanh thu 23

1.2.2.1. Mục tiêu kiểm toán chung 23

1.2.2.2. Mục tiêu kiểm toán đặc thù 25

1.2.3. Yêu cầu của việc kiểm toán doanh thu 26

1.2.4. Căn cứ kiểm toán khoản mục doanh thu 26

1.2.5. Một số rủi ro, gian lận thường gặp trong việc kiểm toán doanh thu 27

1.2.5.1. Những rủi ro thường gặp trong việc kiểm toán doanh thu 27

1.2.5.2. Một số gian lận thường gặp của doanh nghiệp khi hạch toán doanh thu 28

1.3. Quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính 30

1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán 30

1.3.1.1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán 31

1.3.1.2. Thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán 34

1.3.1.3. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ 36

1.3.1.4. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán 37

1.3.1.5. Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán 42

1.3.2. Thực hiện kiểm toán 43

1.3.2.1. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 43

1.3.2.2. Thực hiện các thủ tục phân tích doanh thu 47

1.3.2.3. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết doanh thu 48

1.3.3. Kết thúc kiểm toán 54

PHẦN II. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN 58

2.1. Tổng quan về Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam 58

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 58

2.1.2. Các loại hình dịch vụ và thị trường khách hàng của Công ty 60

2.1.2.1. Các loại hình dịch vụ do Công ty cung cấp 60

2.1.2.2. Thị trường khách hàng của Công ty 61

2.1.3. Đội ngũ nhân viên của Công ty 62

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh và xu hướng phát triển của Công ty 64

2.1.5. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty 66

2.1.6. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 69

2.1.7. Lập và lưu giữ hồ sơ kiểm toán tại Công ty 70

2.1.8. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán 73

2.2. Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam 75

2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 75

2.2.1.1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán 76

2.2.1.2. Thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán 78

2.2.1.3. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ 81

2.2.1.4. Đánh giá tính trọng yếu 83

2.2.1.5. Đánh giá rủi ro kiểm toán 86

2.2.1.6. Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và thiết kế chương trình kiểm toán 93

2.2.2. Thực hiện kiểm toán 97

2.2.2.1. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 97

2.2.2.2. Thực hiện các thủ tục phân tích doanh thu 101

2.2.2.3. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết doanh thu 106

2.2.3. Kết thúc kiểm toán 119

PHẦN III. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM 126

3.1. Nhận xét về những ưu điểm trong quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam 126

3.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 126

3.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 128

3.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 129

3.2. Nhận xét về những thiếu sót và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam 129

3.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 129

3.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 133

3.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 134

KẾT LUẬN 135

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 136

 

 

doc138 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách hàng thành công trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 2.1.2.2. Thị trường khách hàng của Công ty Chất lượng dịch vụ cung cấp là yếu tố quan trọng nhất tạo nên uy tín và thị trường khách hàng của một công ty. Là một công ty mới thành lập, CPA VIETNAM nhận thức được rằng khách hàng là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một công ty cung cấp dịch vụ như CPA VIETNAM. Chính vì vậy, ngay từ khi mới thành lập, CPA VIETNAM đã luôn cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, từ đó tạo dựng được uy tín trên thị trường kiểm toán và thu hút được nhiều khách hàng. Trong năm 2004, số khách hàng của Công ty là 65 khách hàng, nhưng đến năm 2005 đã tăng lên 120 khách hàng. Như vậy, số lượng khách hàng của Công ty đang ngày càng tăng nhanh, điều đó càng khẳng định thêm uy tín, năng lực cũng như chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng của CPA VIETNAM. Với sự phong phú về các loại dịch vụ cung cấp có chất lượng cao, thị trường khách hàng của CPA VIETNAM cũng rất đa dạng, bao gồm các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế và các dự án như: Các Tổng Công ty Nhà nước; Các Doanh nghiệp Nhà nước; Các Cơ quan Nhà nước và Tổ chức xã hội; Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Các Công ty đa quốc gia; Các Hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các Dự án quốc tế, tài trợ; Các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn;… Như vậy, chỉ qua gần hai năm hoạt động, thị trường khách hàng của CPA VIETNAM đã không ngừng tăng nhanh về số lượng và đa dạng về loại hình. Khách hàng của CPA VIETNAM không những đa dạng về loại hình tổ chức doanh nghiệp mà còn đa dạng về lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Với sự am hiểu đặc thù kinh tế ngành, CPA VIETNAM đã thực hiện kiểm toán và cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ cho các doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất, khai thác mỏ, bưu chính viễn thông, dầu lửa, điện lực, ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn, hàng không, dệt may, thuốc lá, lương thực, hoá chất, xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản,… Qua đó, giúp các doanh nghiệp được kiểm toán nâng cao công tác quản lý tài chính kế toán cũng như hoàn thiện tốt hơn hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ. Nhờ vào sự trợ giúp, tư vấn của Công ty, các khách hàng được kiểm toán, tư vấn đã áp dụng những ý kiến tư vấn ấy vào hoạt động của đơn vị mình và thu được nhiều thành tựu đáng kể, nhiều năm liên tục sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đời sống của cán bộ công nhân viên liên tục được cải thiện và nâng cao. 2.1.3. Đội ngũ nhân viên của Công ty Đội ngũ kiểm toán viên là nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự thành công cho CPA VIETNAM. Khi mới thành lập, tổng số nhân viên của Công ty chỉ là 15 người, nhưng đến nay số nhân viên của Công ty đã lên tới 50 người, trong đó có 10 người có Chứng chỉ Kiểm toán viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp. Về cơ cấu nhân viên của Công ty, số nhân viên có bằng đại học và trên đại học chiếm 96% trên tổng số nhân viên, trong đó có 24% nhân viên có 2 bằng đại học trở lên, 20% nhân viên được cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên Quốc gia. Ngoài ra, trong đội ngũ kiểm toán viên của Công ty có rất nhiều người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các công ty lớn như VACO, AASC,… Nhờ có đội ngũ kiểm toán viên có trình độ, năng động và sáng tạo, hội tụ đầy đủ những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, năng động đón đầu thời cơ, luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng, CPA VIETNAM đã cung cấp được cho khách hàng các dịch vụ chuyên ngành với lợi ích cao nhất, đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng và tạo dựng được uy tín của Công ty trên thị trường kiểm toán đầy cạnh tranh và thử thách. Không những chuyên nghiệp, có trình độ, năng động, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao, các kiểm toán viên của Công ty còn có bề dày kinh nghiệm thực tế phong phú. Các kiểm toán viên của CPA VIETNAM đã tham gia kiểm toán nhiều khách hàng bao gồm tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Họ là các Chủ nhiệm kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán và kiểm toán viên phụ trách nhiều cuộc kiểm toán tại các Tổng Công ty và Công ty lớn như: Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Việt NamĂ…; các dự án quốc tế do các tổ chức quốc tế tài trợ như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu á (ADB), Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA),… CPA VIETNAM hiểu rằng để có và duy trì được một đội ngũ nhân viên có chất lượng như vậy thì cần tăng cường hoạt động đào tạo một cách thường xuyên, phù hợp và có hiệu quả nhất. Vì vậy, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của CPA VIETNAM liên tục được tham dự các chương trình đào tạo chuyên môn do Bộ Tài chính, các tổ chức quốc tế và Trung tâm Đào tạo của Công ty tổ chức. Các nhân viên chuyên nghiệp của Công ty đã trải qua các chương trình đào tạo có hệ thống về cả chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng quản lý. Nhân viên của CPA VIETNAM luôn cập nhật đầy đủ các nội dung mới nhất của các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, chế độ tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, do đó họ có khả năng hoạt động như một nhà tư vấn. Như vậy, sau gần hai năm hoạt động và phát triển, đội ngũ nhân viên của CPA VIETNAM đã không ngừng tăng nhanh về cả số lượng và chất lượng, đây chính là nền tảng vững chắc nhất cho sự tồn tại và phát triển đi lên của Công ty hiện nay và trong tương lai. 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh và xu hướng phát triển của Công ty Tuy mới thành lập và đi vào hoạt động nhưng với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của từng thành viên trong Công ty, CPA VIETNAM đã đạt được nhiều thành công, tạo dựng được uy tín và vị thế trong thị trường kiểm toán Việt Nam. Trải qua gần hai năm hoạt động, doanh thu cũng như lợi nhuận của Công ty đã không ngừng tăng lên, đời sống cán bộ công nhân viên được nâng cao, tạo nhiều công ăn việc làm, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Ta có thể thấy rõ điều này qua kết quả kinh doanh của Công ty từ khi thành lập đến nay: Biểu 2.1: Kết quả kinh doanh của CPA VIETNAM từ khi thành lập đến nay Đơn vị tính: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Tỷ lệ % trên Tổng Doanh thu Năm 2004 Năm 2005 1. Số nhân viên 15 45 - - 2. Số khách hàng 65 120 - - 3. Tổng doanh thu 1.000.000 6.000.000 100% 100% - DT kiểm toán Báo cáo tài chính 670.000 4.122.000 67% 68,7% - DT kiểm toán Xây dựng cơ bản 51.000 310.000 5,1% 5,2% - DT kiểm toán xác định giá trị DN 110.000 620.000 11% 10,3% - DT dịch vụ tư vấn 109.000 648.000 10,9% 10,8% - DT dịch vụ đào tạo 60.000 300.000 6% 5% 4. Tổng chi phí 880.000 5.100.000 88% 85% 5. Lợi nhuận 120.000 900.000 12% 15% 6. Nộp ngân sách 40.000 300.000 4% 5% 7. Doanh thu bình quân 1 nhân viên 66.667 133.333 - - Qua kết quả hoạt động của Công ty từ khi thành lập đến nay ta thấy Công ty đang có xu hướng ngày càng phát triển đi lên. Công ty được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 06/2004 nên kết quả kinh doanh của năm 2004 (chỉ hoạt động trong nửa năm) nhỏ hơn nhiều so với kết quả kinh doanh của năm 2005, điều này là đương nhiên. Tuy nhiên, nếu so sánh một cách tương đối ta thấy tuy thời gian hoạt động của năm 2005 gấp đôi thời gian hoạt động của năm 2004 nhưng doanh thu của năm 2005 không chỉ tăng gấp đôi năm 2004 mà còn tăng gấp 6 lần, trong khi đó số lượng nhân viên chỉ tăng có 3 lần, doanh thu bình quân 1 nhân viên cũng tăng gần gấp đôi. Điều này chứng tỏ doanh thu của Công ty tăng nhanh như vậy là do trình độ, năng lực và chất lượng của đội ngũ công nhân viên trong Công ty đang ngày càng nâng cao, đội ngũ nhân viên của Công ty đang tăng nhanh không chỉ về mặt số lượng mà còn tăng cả về chất lượng. Doanh thu tăng không thể không kể đến một nguyên nhân trực tiếp đó là do sự tăng nhanh của số lượng khách hàng. Số khách hàng năm 2005 đã tăng gần gấp đôi so với năm 2004, nhưng tốc độ tăng này vẫn không bằng tốc độ tăng doanh thu. Như vậy, số lượng khách hàng của CPA VIETNAM không những tăng về số lượng mà còn tăng về nhu cầu dịch vụ, tăng về phí kiểm toán, tư vấn cho mỗi hợp đồng cung cấp dịch vụ, điều đó cũng có nghĩa là CPA VIETNAM đang ngày càng có uy tín trên thị trường, tạo dựng được niềm tin đối với các doanh nghiệp ở mọi loại hình, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn với những hợp đồng kiểm toán có quy mô lớn. Tỷ lệ % lợi nhuận trên doanh thu tăng từ 12% đến 15%, còn tỷ lệ % chi phí trên doanh thu thì giảm từ 88% xuống còn 85%, điều này cho thấy Công ty đã có những chính sách điều chỉnh rất phù hợp nhằm giảm tối đa chi phí để tối đa hoá lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiên, CPA VIETNAM cũng nhận thức được rằng sự thành công của một doanh nghiệp là ở chất lượng dịch vụ cung cấp, tạo được niềm tin đối với khách hàng và uy tín trên thị trường, vì thế, những mục tiêu, chính sách tiết kiệm chi phí của Công ty luôn gắn liền với việc đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp, làm sao để với chi phí thấp nhất mà vẫn cung cấp được cho khách hàng những dịch vụ có chất lượng tốt nhất. Không những tăng lợi nhuận cho Công ty mình, CPA VIETNAM còn đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước, sự phát triển của Công ty cũng chính là sự tăng trưởng của đất nước. Đối với một Công ty chỉ mới thành lập được gần hai năm như CPA VIETNAM mà đã có những bước phát triển nhanh chóng và đạt được kết quả như vậy là một điều rất đáng tự hào. Tuy đang trong giai đoạn phát triển nhanh và thu được nhiều lợi nhuận nhưng CPA VIETNAM cũng nhận thức được rằng muốn tồn tại và phát triển bền vững thì phải có được sự cân đối trong hoạt động, mở rộng được thị trường và nâng cao uy tín, vì vậy mục đích trước mắt của CPA VIETNAM là tạo dựng được vị trí vững chắc trên thị trường kiểm toán đang ngày càng phát triển hiện nay. Qua các chỉ tiêu về doanh thu của CPA VIETNAM trong thời gian qua ta thấy tỷ trọng các loại dịch vụ của Công ty vẫn chưa được cân đối, tỷ trọng doanh thu kiểm toán báo cáo tài chính quá cao trong khi các loại doanh thu khác lại thấp. Nhận thức được điều này, CPA VIETNAM đã và đang có những cố gắng nhất định trong việc điều chỉnh dần tỷ trọng của các loại doanh thu. Trong tương lai, Công ty sẽ cố gắng phát triển hơn nữa những loại hình dịch vụ tư vấn, đào tạo, xây dựng cơ bản,Ặđể giảm dần tỷ trọng của doanh thu kiểm toán báo cáo tài chính trong tổng doanh thu, góp phần cân đối lại các loại hình doanh thu, hướng tới trở thành một công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tư vấn tài chính với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng và phong phú với chất lượng tốt nhất và chi phí thấp nhất. 2.1.5. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty Là một doanh nghiệp mới thành lập, với nguồn lực còn hạn chế, CPA VIETNAM đã lựa chọn cho mình một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý vừa gọn nhẹ lại vừa hiệu quả, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty và phù hợp với xu thế chung của các công ty kiểm toán hiện nay. * Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của CPA VIETNAM: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của CPA VIETNAM Hội đồng thành viên Ban Kiểm soát Ban Giám đốc Phòng Hành chính Tổng hợp Phòng Hợp tác quốc tế Phòng Nghiệp vụ 1 Phòng Nghiệp vụ 2 Phòng Nghiệp vụ 3 Phòng tư vấn (Phòng NV 4) Phòng Nghiệp vụ 5 Văn phòng đại diện phía Nam Hội đồng Khoa học Các Phòng ban Trung tâm Đào tạo Phòng Công nghệ thông tin * Chức năng, nhiệm vụ: - Hội đồng thành viên: Gồm tất cả thành viên hợp danh (4 thành viên), là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Thành viên hợp danh là các cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa cụ của Công ty, tất cả thành viên hợp danh đều phải có Chứng chỉ Kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp. Chủ tịch Hội đồng thành viên là ông Nguyễn Phú Hà. Trong quá trình hoạt động, các thành viên hợp danh phân công đảm nhiệm các chức trách quản lý và kiểm soát hoạt động của công ty và cử một người trong số họ làm Giám đốc. Thành viên hợp danh chủ động thực hiện công việc được phân công nhằm đạt được mục tiêu của Công ty, đại diện cho Công ty trong đàm phán ký kết hợp đồng thực hiện các công việc được giao, đại diện cho Công ty trước pháp luật và cơ quan Nhà nước trong phạm vi công việc được phân công. - Ban Kiểm soát: Do ông Nguyễn Phú Hà làm Trưởng ban. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động của Ban Giám đốc và báo cáo lại với Hội đồng thành viên; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính;… - Ban Giám đốc: Gồm có 4 thành viên, một là Giám đốc, còn 3 thành viên còn lại là Phó giám đốc. Ông Vũ Ngọc Án đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Công ty, đồng thời là thành viên Hội đồng hợp danh của Công ty. Giám đốc và các Phó giám đốc đều do Hội đồng thành viên bổ nhiệm. Giám đốc Công ty: Là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó giám đốc: Là những người trợ giúp cho Giám đốc trong các lĩnh vực chuyên môn cũng như điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. - Phòng Hành chính tổng hợp: Thực hiện các công tác hành chính, tổ chức, văn thư, lưu trữ, quản trị và kế toán - Phòng Hợp tác quốc tế: có chức năng đối ngoại, tổ chức liên kết đào tạo với nước ngoài, tạo các mối quan hệ nhằm thu hút thêm khách hàng nước ngoài hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời tranh thủ học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của nước bạn,… - Phòng Nghiệp vụ 1: Có chức năng: Kiểm toán Báo cáo tài chính; Kiểm toán xây dựng cơ bản (báo cáo quyết toán vốn đầu tư…). - Phòng Nghiệp vụ 2: Có chức năng: Kiểm toán Báo cáo tài chính; Kiểm toán các đơn vị sản xuất. - Phòng Nghiệp vụ 3: Có chức năng: Soát xét báo cáo, thông tin tài chính; Kiểm toán dự án nước ngoài tài trợ. - Phòng Tư vấn (Phòng Nghiệp vụ 4): Có chức năng: Tư vấn thuế, tài chính, kế toán; Dịch vụ đào tạo, cập nhật kiến thức, tuyển dụng nhân viên; Kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Dịch vụ định giá tài sản, cổ phần hoá. - Phòng Nghiệp vụ 5: Có chức năng: Kiểm toán Báo cáo tài chính; Kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động; Kiểm toán ứng dụng công nghệ thông tin. - Phòng Công nghệ thông tin: Có chức năng quản lý, cài đặt và bảo trì mạng máy tính trong Công ty; ngoài ra còn có chức năng quản lý các phần mềm kế toán, sẵn sàng trợ giúp cho khách hàng về việc sử dụng, lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp,… - Trung tâm đào tạo: Có chức năng tổ chức các chương trình đào tạo về kế toán, tài chính, kiểm toán, quản trị kinh doanh, thuế,… tại các doanh nghiệp hoặc tại các địa phương; Cập nhật kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích cho nhân viên Công ty và cho khách hàng; Cấp chứng chỉ đào tạo cho người tham dự khoá học,… - Hội đồng Khoa học (Hội đồng Cố vấn nghiệp vụ): Có nhiệm vụ quyết định các vấn đề nghiệp vụ còn đang tranh luận trong Ban Giám đốc, cố vấn về nghiệp vụ cho Công ty. Các Uỷ viên Hội đồng Khoa học do Công ty mời tham gia. - Văn phòng đại diện phía Nam: Có chức năng đại diện cho Công ty trong việc giao dịch, thoả thuận, kí kết hợp đồng, khảo sát, thăm dò thị trường và tìm hiểu sơ bộ về khách hàng thuộc thị trường phía Nam. Có thể nói, CPA VIETNAM đã có sự lựa chọn đúng đắn trong việc tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý vừa gọn nhẹ vừa hiệu quả, điều đó không những góp phần đem lại những thành công bước đầu cho Công ty mà còn giúp Công ty tiết kiệm được chi phí, nhân công và quản lý được dễ dàng hơn. 2.1.6. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Là một doanh nghiệp mới thành lập, với nguồn lực, nhân công còn hạn chế, cùng với loại hình hoạt động không phức tạp, phạm vi hoạt động không quá rộng, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ kế toán viên cao, lại có thêm sự trợ giúp của công nghệ thông tin, nên CPA VIETNAM đã xây dựng cho mình một bộ máy kế toán vừa đơn giản, gọn nhẹ, vừa hiệu quả và tiết kiệm nhân công, chi phí, đảm bảo vừa tập trung, vừa phân công, phân cấp, phát huy tối đa tính năng động của mỗi thành viên nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc tổ chức kế toán. Hiện nay, bộ máy kế toán của Công ty gồm có một kế toán trưởng, một kế toán viên kiêm kế toán tổng hợp và một thủ quỹ, ngoài ra còn có thêm một bộ phận phụ trợ. Với số lượng các nghiệp vụ kinh tế ít, nội dung các nghiệp vụ không phức tạp, Công ty đã lựa chọn hạch toán theo hình thức Nhật ký chung. Trong quá trình hạch toán, bộ máy kế toán của Công ty luôn tuân thủ theo đúng các chuẩn mực, chế độ tài chính kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận rộng rãi), sử dụng hệ thống tài khoản và bộ sổ mẫu, chứng từ theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Niên độ kế toán của Công ty là theo năm, bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Đồng tiền sử dụng để hạch toán là Việt Nam đồng. Công ty có sử dụng phần mềm kế toán tài chính – quản trị SAS 3.0 (Smart Accounting System) của Công ty TNHH sản xuất phần mềm và tích hợp hệ thống Thông minh - SIS Vietnam (Smart Integrated System Company). SAS 3.0 là phần mềm kế toán được thiết kế và lập trình theo quy định của Bộ Tài chính, thiết kế dựa trên các quyết định mới nhất của Bộ Tài chính. Với phần mềm kế toán này, kế toán viên chỉ cần cập nhật các số liệu đầu vào phát sinh, máy tính sẽ tự động tính toán và đưa ra các sổ sách, báo cáo kế toán, thông tin quản trị, thông tin về phân tích tài chính, sản xuất, kinh doanh,… Do vậy, phần mềm kế toán này rất phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ như CPA VIETNAM, giúp cho việc hạch toán được tự động hoá, chính xác và tiết kiệm nhân công. 2.1.7. Lập và lưu giữ hồ sơ kiểm toán tại Công ty Các tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được lưu trữ tại CPA VIETNAM hiện nay đa phần đều được thể hiện trên giấy, một số thì được thể hiện trên phương tiện tin học. Việc lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ hồ sơ kiểm toán tại Công ty đều tuân thủ theo các chuẩn mực kiểm toán , các quy định hiện hành và phù hợp với quy trình kiểm toán của Công ty. Mỗi hồ sơ kiểm toán được lập và lưu trữ thành hai loại là Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơ kiểm toán năm. Các tài liệu được lưu trong Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơ kiểm toán năm của CPA VIETNAM đều đầy đủ, rõ ràng, chi tiết và tuân theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 về “Hồ sơ kiểm toán”, bao gồm tất cả các tài liệu và thông tin liên quan đến: - Kế hoạch kiểm toán; - Việc thực hiện cuộc kiểm toán: Nội dung, chương trình và phạm vi của các thủ tục đã được thực hiện; - Kết quả của các thủ tục đã thực hiện; - Những kết luận mà kiểm toán viên rút ra từ những bằng chứng kiểm toán thu thập được. Trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên của CPA VIETNAM luôn phải lập hồ sơ kiểm toán đầy đủ và chi tiết sao cho kiểm toán viên khác hoặc người có trách nhiệm kiểm tra (soát xét) đọc sẽ hiểu được toàn bộ về cuộc kiểm toán. Để thuận tiện và đảm bảo cho việc lập hồ sơ kiểm toán một cách đầy đủ và chi tiết, rõ ràng, Công ty đã qui định một kết cấu hồ sơ kiểm toán thống nhất cho mọi cuộc kiểm toán tài chính (một loại hình dịch vụ chủ yếu của CPA VIETNAM). Các tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được sắp xếp theo một trật tự chung và được đánh số theo các chỉ mục tổng hợp và chi tiết. Các chỉ mục hồ sơ kiểm toán tổng hợp gồm: 1000: Lập kế hoạch kiểm toán 2000: Báo cáo 3000: Quản lý cuộc kiểm toán 4000: Hệ thống kiểm soát 5000: Kiểm tra chi tiết – Tài sản 6000: Kiểm tra chi tiết – Công nợ phải trả 7000: Kiểm tra chi tiết – Vốn chủ sở hữu 8000: Báo cáo lãi lỗ Trong các chỉ mục tổng hợp lại bao gồm các chỉ mục chi tiết, ví dụ như trong chỉ mục Hệ thống kiểm soát bao gồm các chỉ mục chi tiết sau: 4100: Kết luận về kiểm tra kiểm soát nội bộ 4110: Kết luận về kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ 4200: Thủ tục kiểm soát 4300: Kiểm soát hệ thống bằng máy tính - không có rủi ro cụ thể 4310: Tăng cường nắm bắt về hệ thống kiểm soát bằng máy tính 4330: Giấy tờ làm việc về kiểm soát hệ thống máy tính 4400: Kiểm soát các chu trình áp dụng - không có rủi ro cụ thể 4420: Giấy tờ kiểm soát các chu trình áp dụng Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ thu thập các tài liệu, bằng chứng để làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận kiểm toán, và các bằng chứng kiểm toán ấy sẽ được đánh số một cách khoa học, hợp lý ứng với mỗi chỉ mục trong hồ sơ kiểm toán. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc soát xét, tra cứu sau này, và đây cũng là cơ sở để cho người sử dụng có thể tham chiếu một cách dễ dàng. Hồ sơ kiểm toán sau khi hoàn thành phải được soát xét, kiểm tra bởi các chủ nhiệm kiểm toán và ban Giám đốc trước khi đưa vào lưu trữ. Việc kiểm tra, soát xét lại hồ sơ kiểm toán là rất cần thiết để kiểm soát chất lượng kiểm toán, từ đó tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong từng bước công việc kiểm toán nhằm không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán cũng như rút ra những kinh nghiệm cho lần kiểm toán sau. Hồ sơ kiểm toán của Công ty được sắp xếp lần lượt theo tên của từng khách hàng kiểm toán, các hồ sơ kiểm toán của một khách hàng kiểm toán lại được sắp xếp theo thứ tự năm kiểm toán. Hồ sơ của các cuộc kiểm toán trong năm hiện hành được lưu trữ riêng ở một nơi dễ tìm, dễ lấy và được sắp xếp theo thứ tự của cuộc kiểm toán để tạo điều kiện thuận lợi cho các kiểm toán viên có thể dễ dàng tra cứu và soát xét, cho đến khi kết thúc năm, các hồ sơ kiểm toán này sẽ được đưa vào lưu trữ tại phòng lưu giữ hồ sơ của Công ty và được sắp xếp theo từng khách hàng kiểm toán và theo năm kiểm toán. Việc lập và lưu trữ hồ sơ kiểm toán một cách khoa học, bảo mật như vậy không những giúp ích cho công việc kiểm toán mà còn tạo được uy tín đối với các khách hàng, giúp duy trì được những khách hàng cũ và thu hút được nhiều khách hàng mới. 2.1.8. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán Đối với CPA VIETNAM, việc kiểm soát chất lượng được thực hiện theo từng cuộc kiểm toán, thực hiện kiểm soát tro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36357.doc
Tài liệu liên quan