Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC – Chi nhánh Hà Nội thực hiện

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC AISC CHI NHÁNH HÀ NỘI 3

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty kiểm toán và dịch vụ

tin học AISC 3

1.1.1 Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty kiểm toán và

dịch vụ tin học AISC 3

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội 3

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 4

1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh 4

1.2.2 Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây 5

1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 5

1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty AISC 5

1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý 6

1.4 Thực trạng tổ chức kiểm toán tại Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC – Chi nhánh Hà Nội 7

1.4.1 Tổ chức công tác kiểm toán 7

1.4.1.1 Chuẩn bị kiểm toán 9

1.4.1.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán 11

1.4.1.3 Kết thúc kiểm toán 11

1.4.2 Tổ chức hệ thống kiểm toán 13

1.4.2.1 Nhân sự 13

1.4.2.2 Phân công nhiệm vụ 14

1.4.3 Tổ chức hệ thống soát xét chất lượng kiểm toán tại Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội 15

1.4.3.1 Nhân viên 15

1.4.3.2 Kiểm soát quy trình kiểm toán 16

Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC AISC - CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC HIỆN 18

2.1 Thực trạng áp dụng kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện tại khách hàng ABC 18

2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán 18

2.1.1.1 Thực hiện các công việc trước kiểm toán 18

2.1.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 18

2.1.1.3 Xem lại kết quả của cuộc kiểm toán trước 21

2.1.1.4 Thực hiện thủ tục phân tích 22

2.1.1.5 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán 23

2.1.1.6 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết 26

2.1.2 Thực hiện kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ của Công ty ABC do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện 27

2.1.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 27

2.1.2.2 Thử nghiệm cơ bản 30

2.1.3 Kết thúc kiểm toán 33

2.2 Thực trạng áp dụng kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty kiểm toánvà dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện tại khách hàng XYZ 34

2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 34

2.2.1.1 Thực hiện các công việc trước kiểm toán 34

2.2.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 34

2.2.1.3 Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước 37

2.2.1.4 Thực hiện thủ tục phân tích 38

2.2.1.5 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán 40

2.2.1.6 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết 42

2.2.2 Thực hiện kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ của Công ty XYZ do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện 43

2.2.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 43

2.2.2.2 Thử nghiệm cơ bản 46

2.2.3 Kết thúc kiểm toán 52

2.3 So sánh thực trạng áp dụng kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện tại 2 khách hàng 53

2.3.1 Lĩnh vực hoạt động và những ảnh hưởng tới quá trình kiểm toán 53

2.3.2 Đánh giá HTKSNB và thiết kế chương trình kiểm toán 54

2.3.3 Thực hiện chương trình kiểm toán và áp dụng các thủ tục kiểm toán 54

2.4 Tổng kết chung về kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện 54

2.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán 54

2.4.2 Thực hiện kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ do Công ty AISC thực hiện 57

2.2.3 Kết thúc kiểm toán 59

Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC AISC - CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC HIỆN 62

3.1 Nhận xét chung về quy trình kiêm toán TSCĐ do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện 62

3.1.1 Tích cực 62

3.1.2 Tồn tại 63

3.1.3 Bài học kinh nghiệm về quy trình kiểm toán TSCĐ do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện 65

3.2 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện 66

3.2.1 Đối với giai đoạn tiếp cận khách hàng 66

3.2.2 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 66

3.2.4 Kết hợp các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán TSCĐ 68

3.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ KTV 70

3.2.6. Hoàn thiện hệ thống thông tin trong quá trình kiểm toán BCTC 71

KẾT LUẬN 72

 

doc91 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC – Chi nhánh Hà Nội thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n áp dụng Công ty thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam ban hành theo Quyết định 2917/QĐ-HĐQT ngày 27/12/2006 của tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam. Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán máy 3. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá và hao mòn luỹ kế: TSCĐ = NG - HMLK Nguyên tắc hạch toán TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ mua vào bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa TS vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐHH do các nhà thầu xây dựng bao gồm giá trị công trình hoàn thành bàn giao, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ TSCĐ hình thành trong quá trình đầu tư XDCB tự làm, nguyên giá được xác định là giá thành xây lắp theo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành cấp duyệt. Trường hợp dự án kéo dài thì giá trị TSCĐ được tạm ghi nhận theo giá trị quyết toán, khi kết thúc sẽ được điều chỉnh lại theo số liệu được phê duyệt. 4. Phương pháp khấu hao TSCĐ TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Chi phí XDCBDD bao gồm các khoản chi phí về đầu tư XDCB (chi phí mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB) và chi phí sửa chữa lớn TSCĐ còn chưa hoàn thành tại ngày kết thúc năm tài chính. Chi phí XDCB được ghi nhận theo giá gốc. Mục tiêu kiểm toán TSCĐ: - TSCĐHH và vô hình tồn tại và thuộc sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng TSCĐ trong khuôn khổ hoạt động của mình (tính hiện hữu, sở hữu). - Tất cả các TSCĐ của doanh nghiệp được ghi nhận đầy đủ, các yếu tố được tính toán hình thành nguyên giá TSCĐ được ghi nhận đầy đủ và phù hợp với chuẩn mực kế toán về TSCĐ, việc bán và thanh lý TSCĐ, các giá trị thu nhập hay chi phí phát sinh từ hoạt động này được ghi nhận đầy đủ (tính đầy đủ). - Các yếu tố hình thành nguyên giá TSCĐ phải chính xác và không bao gồm các khoản chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh không được vốn hoá (tính chính xác). - Tính toán và ghi nhận khấu hao TSCĐ phù hợp với chính sách và các quy định khác của doanh nghiệp, nhất quán trong toán hệ thống và trong năm tài chính. - TSCĐ được phân loại chính xác và nhất quán trong toàn hệ thống. - Việc trình bày nguyên giá và khấu hao TSCĐ phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng (đánh giá, cách trình bày). 2.2.1.3 Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước Những vấn đề còn tồn tại với TSCĐ trong năm 2006 Phát hiện: Trong năm tài chính 2006, Công ty đã thanh lý và nhượng bán 03 xe KAMAZ và 01 xe ủi. Giá trị còn lại trên sổ sách là 920.922.579 đồng được điều chỉnh giảm khấu hao để phù hợp với giá bán là 1.151.428.571 đồng. Thủ tục thanh lý thiếu biên bản họp HĐQT (theo quy chế tài chính của Công ty), riêng 03 xe ủi thiếu quyết định thanh lý của Giám đốc. Ảnh hưởng: - Thủ tục thanh lý chưa phù hợp với quy định hiện hành về quản lý TS nói chung và quy chế tài chính của Công ty nói riêng. - Việc hạch toán giảm khấu hao là chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán TSCĐ, làm cho lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh và thu nhập của hoạt động thanh lý TS được phản ánh không chính xác Ý kiến của KTV: Công ty cần bổ sung các thủ tục còn thiếu và hạch toán chính xác từng hoạt động của Công ty theo đúng nội dung phát sinh. Việc xác định nguyên giá TSCĐ Phát hiện: - Nguyên giá TSCĐ tạm tính hình thành từ đầu tư XDCB thuê ngoài được xác định bằng đúng giá trị đã thực thanh toán, nhỏ hơn giá trị nghiệm thu giai đoạn với nhà thầu - Nguyên giá TSCĐ và doanh thu XDCB tự làm tại Công ty bao gồm cả thu nhập chịu thuế tính trước. Ảnh hưởng: Nguyên giá TSCĐ được xác định chưa phù hợp làm ảnh hưởng đến khấu hao tính vào giá thành, riêng doanh thu XDCB tự làm bao gồm cả thu nhập chịu thuế tính trước còn làm cho doanh thu và lợi nhuận của Công ty được phản ánh cao hơn thực tế. Ý kiến của KTV về việc xác định nguyên giá TSCĐ: Nguyên giá tạm tính của TSCĐ hình thành từ XDCB thuê ngoài phải được căn cứ vào giá trị nghiệm thu giai đoạn với nhà thầu. Theo quy định tại chuẩn mực kế toán TSCĐ, trong mọi trường hợp thì giá trị TSCĐ tự làm và tự chế không bao gồm các khoản lãi nội bộ. Do đó, Công ty nên chủ động loại trừ các khoản lãi nội bộ này ra khỏi nguyên giá TSCĐ hình thành. Khấu hao TSCĐ Phát hiện: Việc xác định giá trị hao mòn luỹ kế TSCD đến thời điểm 31/12/2006 của công ty là chưa chính xác. Nguyên nhân: Khung khấu hao đăng ký phù hợp với quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính, tuy nhiên thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ làm cơ sở để trích khấu hao chưa được xác định đúng theo hướng dẫn. Sau khi tính toán lại giá trị hao mòn luỹ kế giảm 797.035.295 đồng. Ảnh hưởng: Khấu hao TSCĐ tính toán chưa chính xác làm cho giá trị còn lại của TSCĐ và lợi nhuận của Công ty được phản ánh cao hơn thực tế. Căn cứ vào khung khấu hao đã đăng ký, các đơn vị cần tính toán, xác định thời gian khấu hao còn lại theo đúng quy định. Thời điểm khấu hao TSCĐ phải phù hợp với thời điểm nghiệm thu chạy thử và đưa vào sử dụng. 2.2.1.4 Thực hiện thủ tục phân tích Bảng 2.11: Bảng phân tích BCĐKT của Công ty XYZ Chỉ tiêu 01/01/2007 31/12/2007 Chênh lệch Số tuyệt đối % A TS ngắn hạn 59.421.886.448 256.981.209.464 197.559.323.016 332 B. TS dài hạn 189.539.274.419 199.327.076.657 9.787.802.238 5 I. Các khoản phải thu dài hạn 3.278.763.264 0 (3.278.763.264) -100 II. TSCĐ 179.849.014.284 192.294.131.657 12.445.117.373 7 1.TSCĐHH 162.229.116.530 149.284.990.380 (12.944.126.150) -8 Nguyên giá 301.513.842.810 336.144.732.299 34.630.889.489 11 Giá trị hao mòn luỹ kế (139.284.726.280) (186.859.741.919) (47.575.015.639) 34 2.TSCĐVH 11.312.927.972 7.517.142.737 (3.795.785.235) -34 Nguyên giá 11.582.728.504 11.582.728.504 0 0 Giá trị hao mòn luỹ kế (269.800.532) (4.065.585.767) (3.795.785.235) 1407 3.Chi phí XDCBDD 6.306.969.782 35.491.998.540 29.185.028.758 463 IV.Các khoản ĐTTC dài hạn 6.017.707.000 6.017.707.000 0 0 V. TS dài hạn khác 393.789.871 1.015.238.000 621.448.129 158 Tổng TS 248.961.160.867 456.308.286.121 207.347.125.254 83 A.Nợ phải trả 128.134.615.449 322.587.193.209 194.452.577.760 152 B. Vốn chủ sở hữu 120.826.545.418 133.721.092.912 12.894.547.494 11 Tổng cộng nguồn vốn 248.961.160.867 456.308.286.121 207.347.125.254 83 Qua bảng phân tích trên ta thấy TS của đơn vị có sự thay đổi lớn. Đầu năm TSCĐ chiếm tỷ trọng 72.2% trong tổng TS, cuối năm TSCĐ tăng 12.445.117.373 đồng tương ứng với tốc độ tăng 7%. Tuy nhiên, TS ngắn hạn tăng nhanh hơn làm tỷ trọng TSCĐ giảm xuống còn 42.1%. TSCĐ tăng chủ yếu là do XDCBDD hoàn thành 29.185.028.758 đồng. KTV cần kiểm tra chi tiết khoản này 2.2.1.5 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Đánh giá trọng yếu Doanh thu thuần của ABC năm tài chính 2007 là 572.532.919.876 đồng tỷ lệ mức độ trọng yếu được tính ra theo bảng tính mức độ trọng yếu là 0,008 Mức độ trọng yếu PM = 572.532.919.876 x 0.008 = 4.580.263.359 Quy mô sai sót (MP) được ước tính bằng 85% mức độ trọng yếu MP = 4.580.263.359 x 85% = 3.893.223.855 Rủi ro kiểm toán Bảng 2.12: Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty XYZ Câu hỏi Có Không Câu 1: Có nhận thấy dấu hiệu nào cho thấy tính liêm chính của BGĐ bị vi phạm không? X Câu 2: Có dấu hiệu nào cho thấy tồn tại cam kết của Ban lãnh đạo về tính trung thực của BCTC? X Câu 3: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng cam kết của Ban lãnh đạo được thiết kế và duy trì chương trình kế toán, hệ thống thông tin hợp lý và hệ thống KSNB hiệu quả? X Câu 4: Cơ cấu tổ chức của khách hàng có phù hợp với bản chất loại hình kinh doanh cũng như quy mô kinh doanh không? X Cấu 5: Chương trình kiểm soát quản lý có phù hợp với bản chất và loại hình kinh doanh không? Có nhận thấy năng lực của Ban quản lý trong việc giám sát hoạt động hiệu quả cũng như phân công trách nhiệm vượt cấp không? X Câu 6: Phương pháp phân chia quyền hạn và trách nhiệm có phù hợp với bản chất loại hình kinh doanh không? X Câu 7: Có điều gì lo lắng về phương pháp kiểm soát công tác quản lý của lãnh đạo không? X Câu 8: Bản chất và quy mô của việc sử dụng hệ thống máy tính có phù hợp với bản chât loại hình kinh doanh không? X Câu 9: Sự tồn tại ủy ban kiểm tra hay ban giám đốc có phù hợp với bản chất cũng như quy mô kinh doanh của doanh nghiệp không? X Câu 10: Có điều gì lo lắng về bản chất kinh doanh của doanh nghiệp không? X Câu 11: Có những ảnh hưởng bên ngoài trong môi trường kinh doanh mà ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và liệu có tạo nên thế mạnh cho doanh nghiệp trong thời gian tới không? X Câu 12: Ban quản lý của doanh nghiệp có phải chịu áp lực nào khi đưa ra kết quả tài chính không? X Câu 13: Có nhân tố nào tồn tại để chỉ ra rằng doanh nghiệp không thể tiếp tục kinh doanh hiệu quả trong tương lai gần không? X Câu 14: Có điều gì đáng quan tâm xung quanh cuộc kiểm toán không? X Câu 15: Có lý do gì cho rằng sự phù hợp của cuộc kiểm toán với chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi sẽ là chủ đề mọi người chú ý tới hay không? X Câu 16: Có chính sách kế toán đặc biệt nào làm cho rủi ro kiểm toán lớn hơn mức rủi ro thông thường của cuộc kiểm toán? X Câu 17: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng chúng ta không hiểu rõ về bản chất các nghiệp vụ quan trọng và mối liên hệ với doanh nghiệp khác? X Câu 18: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng KTV không có đủ kinh nghiệm và hiểu biết về khách hàng? X Câu 19: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng Công ty không đáp ứng đủ nhu cầu về nhân viên kiểm toán và các chuyên gia? X Câu 20: Có tồn tại nhân tố khách quan nào dẫn tới sự gian lận của Ban Giám đốc của khách hàng? X (Trích nguồn dữ liệu AISC) Qua bảng câu hỏi có thể khẳng định HTKSNB của Công ty ABC hoạt động tương đối hiệu quả. Rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp. Công ty XYZ hoạt động trong lĩnh vực khai thác than, khối lượng TS lớn (tổng TS tại 31/12/2007 là 456.308.286.121 đồng), rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức trung bình. Rủi ro kiểm soát của Công ty ABC được đánh giá ở mức thấp, rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức trung bình, vì vậy rủi ro kiểm toán được xác định trong trường hợp này là thấp. 2.2.1.6 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết - Thu thập thông tin về quy chế tài chính của đơn vị liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, quản lý, trích khấu hao, sửa chữa, thanh lý và nhượng bán TSCĐ của đơn vị, đối chiếu với quy định hiện hành của Nhà nước và thực tế phát sinh tại đơn vị. - Lập bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ theo đúng quy định. Lưu ý: Kiểm tra tính phân loại trên bảng tổng hợp năm trước và năm nay, các số liệu về tăng, giảm nguyên giá và khấu hao phải có đường dẫn tham chiếu đến các phần việc chi tiết (VD: NG TSCĐ giảm do thanh lý phải tham chiếu số liệu đến trang làm việc về thanh lý TSCĐ...), bắt buộc phải có các chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ chờ thanh lý, cầm cố thế chấp theo đúng yêu cầu của quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Thu thập biên bản kiểm kê TSCĐ cuối kỳ. - Kiểm toán chọn mẫu tăng - giảm TSCĐ trong năm: + TSCĐ tăng: Kiểm tra kế hoạch đầu tư mua sắm, thẩm quyền quyết định, quy trình mua sắm (có tuân thủ quy định của Nhà nước /đơn vị không?), hợp đồng mua sắm, hoá đơn GTGT, các biên bản bàn giao nghiệm thu thanh lý, quyết toán giá trị XDCB hoàn thành (TS là vật kiến trúc - Trong trường hợp này phải có các bước và thủ tục kiểm toán cụ thể và chi tiết hơn), lưu ý đến TS tăng có đáp ứng đủ các điều kiện ghi nhận theo quy định hay không? + TSCĐ giảm: Thẩm quyền quyết định, thủ tục thanh lý/nhượng bán, hoá đơn GTGT đầu ra, kiểm tra việc hạch toán chi phí và thu nhập. Kiểm toán khấu hao TSCĐ + Thu thập thông tin về phương pháp khấu hao, tỷ lệ khấu hao áp dụng cho từng loại (lưu ý đối chiếu với khung của QĐ 206 và tính nhất quán của việc thực hiện), yêu cầu cung cấp mức khấu hao đã đăng ký với cơ quan thuế + Yêu cầu cung cấp bảng tính khấu hao theo kỳ khấu hao, thực hiện tính toán lại theo căn cứ hợp lý mà KTV đã thu thập được (chú ý đến những TSCĐ không dùng phục vụ sản xuất kinh doanh), trong trường hợp có chênh lệch giữa mức khấu hao theo thuế và đơn vị thì phải xác định được mức chênh lệch này. + Kiểm tra việc phân bổ khấu hao theo nguyên tắc TSCĐ dùng cho hoạt động nào thì tính vào chi phí cho hoạt động đó, trường hợp dùng chung thì kiểm tra và xác định tiêu thức phân bổ phù hợp. Trong kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ cần chú ý đến chi phí XDCBDD do khoản mục này có liên quan trực tiếp đến giá trị TSCĐ đưa vào sử dụng. + Lập bảng kê chi tiết các công trình XDCB dở dang theo nhóm (mua sắm mới, sửa chữa lớn và xây dựng) và theo từng công trình/vụ việc: Số đầu kỳ, số phát sinh tăng - giảm, số dư cuối kỳ, tìm hiểu nguyên nhân của các công trình không có biến động nhiều năm. + Yêu cầu cung cấp toàn bộ hồ sơ XDCB dở dang để kiểm tra liệu đã đủ điều kiện để ghi nhận là TSCĐ hay chưa. + Kiểm tra chọn mẫu: Đối với phần xây dựng thì tập trung kiểm tra thủ tục đầu tư. + Xác định các trường hợp cần vốn hoá: Phối hợp với người kiểm toán phần hành Vay và chi phí lãi vay. 2.2.2 Thực hiện kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ của Công ty XYZ do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện 2.2.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát Trong năm 2007, Công ty đã tiến hành mua sắm mới máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý, phương tiện vận tải truyền dẫn, tổng giá trị lên tới 18.783.875.686 đồng. Nhà cửa vật kiến trúc hình thành từ đầu tư XDCB là 10.554.837.924 đồng. Tổng giá trị phần tăng khác là 1.391.127.141 đồng. TSCĐHH giảm do điều chuyển nội bộ trong tập đoàn là 3.025.129.159 đồng. Việc hạch toán nguyên giá TSCĐ và khấu hao TSCĐ Khối lượng TSCĐ của Công ty rất lớn, và chỉ bao gồm TSCĐHH và TSCĐVH, không có TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động. TSCĐHH và TSCĐVH được trình bày theo nguyên giá trừ đi hao mòn luỹ kế. TSCĐ = NG – HMLK + Nguyên giá TSCĐ mua vào bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa TS vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. + Nguyên giá TSCĐHH do các nhà thầu xây dựng bao gồm giá trị công trình hoàn thành bàn giao, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ. + Nguyên giá TSCĐ do tự làm bao gồm toàn bộ chi phí thưc tế phát sinh và chi phí lắp đặt chạy thử. Tình hình quản lý TSCĐ Việc quản lý TSCĐ rất được coi trọng. Công ty đưa ra quy định cụ thể trong Quyết định 18/QĐ - BGĐ của Ban Giám đốc. Các chính sách, thủ tục liên quan tới tăng TSCĐ + Tăng do mua sắm mới: Công ty chỉ được mua sắm TSCĐ có giá trị 1tỷ đồng triệu đồng. Trên mức này thì phải có sự cho phép bằng văn bản của tập đoàn. + Tăng do điều chuyển nội bộ phải có quyết định bằng văn bản của tập đoàn. + Tăng do đầu tư xây dựng cơ bản: Công ty chỉ được phép xây dựng các công trình có giá trị <500 triệu. + Tăng từ thuê tài chính: Mỗi TSCĐ tăng thêm đều được lưu riêng vào một bộ hồ sơ. Các chính sách, thủ tục liên quan tới giảm TSCĐ + Thanh lý nhượng bán: Trước khi thanh lý nhượng bán cần xin ý kiến của Ban Giám đốc, khi có quyết định thanh lý tiến hành thành lập hội đồng thanh lý để đánh giá giá trị nhượng bán hợp lý. + Điều chuyển cho các đơn vị trong công ty: Cơ sở là quyết định của tập đoàn Than. Chính sách khấu hao: Khấu hao theo quyết định 206/QĐ-BTC. Đánh giá HTKSNB của khách hàng đối với TSCĐ Bảng 2.13: Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ của Công ty XYZ Câu hỏi Có Không Không áp dụng Câu 1: Có sự tách biệt giữa bộ phận quản lý TSCĐ và bộ phận ghi sổ TSCĐ? X Câu 2: Mỗi TSCĐ có được theo dõi riêng từ khi mua, nhận đến khi nhượng bán thanh lý? X Câu 3: Có dấu hiệu nào cho thấy sự đầy đủ của việc phê chuẩn các nghiệp vụ tăng giảm, trích khấu hao TSCĐ được phân cấp đối với các nhà quản lý doanh nghiệp? X Câu 4: Doanh nghiệp có các quy định về phân loại chi tiết TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lý không? X Cấu 5: Hệ thống thẻ TSCĐ có được duy trì và cập nhật kịp thời không? X Câu 6: Ngoài bộ phận kế toán có bộ phận nào quản lý TSCĐ không? X Câu 7: Việc mua sắm TSCĐ có được lập kế hoạch trước hàng năm không? X Câu 8: Có sự phân cấp trong quyết định mua tài sản không? X Câu 9: TSCĐ mua về có bắt buộc phải có bộ phận kiểm tra và lâp biên bản trước khi giao cho bộ phận sử dụng và trước khi thanh toán không? X Câu 10: TSCĐ giao cho bộ phận sử dụng có được lập biên bản bàn giao cho bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng không? X Câu 11: TSCĐ có được đánh mã để quản lý riêng để có thể đối chiếu giữa TSCĐ trên sổ và thực địa không? X Câu 12: Đơn vị có văn bản quy định về trách nhiệm của người sử dụng TSCĐ không? X Câu 13: TSCĐ mang ra ngoài công ty bắt buộc phải có sự đồng ý của cấp có thẩm quyền? X Câu 14: Những TS đang thế chấp cầm cố để đảm bảo cho các khoản vay có được ghi chép để theo dõi riêng không? X Câu 15: Có bộ phận riêng chuyên chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề liên quan đến TSCĐ không? X Qua bảng câu hỏi trên có thể khẳng định hệ thống kiểm soát nội bộ của XYZ đối với TSCĐ là hiệu quả. 2.2.2.2 Thử nghiệm cơ bản Thủ tục phân tích Bảng 2.14: So sánh nguyên giá, hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại của TSCĐ so với kỳ trước tại Công ty XYZ TSCĐ Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền % TSCĐHH Nguyên giá 241.211.074.248 268.915.785.839 27.704.711.591 11,5 Hao mòn luỹ kế (111.427.781.024) (149.487.793.535) (38.060.125.511) 34.2 Giá trị còn lại 129.783.293.224 119.427.992.304 10.355.308.920 8 TSCĐVH Nguyên giá 9.266.182.803 9.266.182.803 0 0 Hao mòn luỹ kế (215.840.426) (3.252.468.614) (3.036.628.188) 1406 Giá trị còn lại 9.050.342.378 6.013.714.189 -3.036.628.188 -33,55 Nguyên giá, giá trị hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại năm 2007 so với 2006 của TSCĐ đều tăng lên. Qua bảng trên, KTV khẳng định số liệu là hợp lý. Bảng 2.15: So sánh số phát sinh tăng, giảm TSCĐ của Công ty XYZ TSCĐ Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền % TSCĐHH Số phát sinh tăng 58.965.324.256 30.729.840.751 -28.235.483.505 -47,9 Số phát sinh giảm 2.564.587.235 3.025.129.159 460.541.924 17,9 TSCĐVH Số phát sinh tăng 12.005.138 0 -- -- Số phát sinh giảm 0 8.931.258.003 8.931.258.003 -- Bảng 2.16: So sánh số liệu TSCĐ thực tế và số kế hoạch của Công ty XYZ TSCĐ Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Số tiền % Mua mới TSCĐ 15.566.280.000 18.783.875.686 3.217.595.686 20,7 Thanh lý TSCĐ 4.326.655.000 3.025.129.159 -1.301.525.841 -30,1 XDCBDD hoàn thành 12.265.150.000 10.554.837.924 -1.710.312.076 -13.9 Qua bảng phân tích trên, KTV kết luận TSCĐ tăng trong năm 2007 thấp hơn so với năm 2006 là hợp lý do chiến lược phát triển của XYZ là hạn chế mức tăng TS quá cao. TSCĐ mua sắm mới trên thực tế cao hơn kế hoạch, cần tập trung kiểm tra xem có quyết định của Giám đốc và quyết định của Tập đoàn không. XDCB hoàn thành với giá trị lớn nhưng so với kế hoạch chênh lệch không nhiều, tuy nhiên khoản này vẫn cần được kiểm tra kỹ. Kiểm tra chi tiết Bảng 2.17: Tình hình tăng giảm TSCĐHH của công ty XYZ trong năm Khoản mục Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải truyền dẫn Thiết bị dụng cụ quản lý TSCĐ HH khác Cộng NGUYÊN GIÁ Tại 01/01/2007 98.805.087.418 84.988.454.810 55.028.239.395 0 2.389.292.625 241.211.074.248 Mua sắm trong năm 0 9.816.236.762 6.205.743.900 2.761.895.024 0 18.783.875.686 Đầu tư XDCB hoàn thành 10.554.837.924 0 0 0 0 10.554.837.924 Tăng khác 755.290.606 0 0 0 635.836.534 1.391.127.141 Giảm khác 635.836.534 0 0 0 2.389.292.625 3.025.129.159 Tại 31/12/2007 109.479.379.414 94.804.691.572 61.233.983.295 2.761.895.024 635.836.534 268.915.785.839 HAO MÒN LUỸ KẾ Tại 01/01/2007 40.398.955.194 43.317.929.787 26.095.881.054 0 1.615.014.989 111.427.781.024 Khấu hao trong năm 15.752.969.788 12.856.773.731 6.860.020.754 467.284.864 82.309.872 36.019.359.009 Tăng khác 1.461.781.650 220.096.274 462.234.645 1.511.555.922 281.223.990 3.936.892.481 Giảm khác 281.223.990 0 0 0 1.615.014.989 1.896.238.978 Tại 31/12/2007 57.332.482.643 56.394.799.793 33.418.136.452 1.978.840.786 363.533.862 149.487.793.535 GIÁ TRỊ CÒN LẠI Tại 01/01/2007 58.406.132.224 41.670.525.023 28.932.358.341 0 774.277.636 129.783.293.224 Tại 31/12/2007 52.146.896.771 38.409.891.779 27.815.846.842 783.054.238 272.302.673 119.427.992.304 Bảng 2.18: Tình hình tăng giảm TSCĐVH của Công ty XYZ trong năm Khoản mục Đề tài khoa học TSCĐ vô hình khác Cộng NGUYÊN GIÁ Tại 01/01/2007 334.924.800 8.931.258.003 9.266.182.803 Mua sắm trong năm 0 0 0 Tăng khác 0 0 0 Thanh lý nhượng bán 0 0 0 Giảm khác 0 0 0 Tại 31/12/2007 334.924.800 8.931.258.003 9.266.182.803 HAO MÒN LUỸ KẾ Tại 01/01/2007 215.840.426 0 215.840.426 Khấu hao trong năm 59.542.186 2.977.086.003 3.036.628.188 Tăng khác 0 0 0 Thanh lý nhượng bán 0 0 0 Giảm khác 0 0 0 Tại 31/12/2007 275.382.611 2.977.086.003 3.252.468.614 GIÁ TRỊ CÒN LẠI Tại 01/01/2007 119.084.374 8.931.258.003 9.050.342.378 Tại 31/12/2007 59.542.189 5.954.172.001 6.013.714.189 KTV tiến hành kiểm tra chi tiết danh mục TSCĐ nhận thấy một số TS không đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ cụ thể là 2 máy tính và hệ thống cáp điện của văn phòng. Tổng trị giá 2 máy tính là 12.256.569 đồng Giá trị hệ thống cáp điện văn phòng: 9.568.872 đồng Tổng giá trị khấu hao là: 8.265.689 đồng Kiểm toán nghiệp vụ tăng TSCĐ KTV nhận thấy số liệu TSCĐ không có vấn đề gì bất hợp lý, vì vây KTV dựa vào số liệu trên sổ chi tiết và kiểm tra 10 mẫu hoá đơn và chứng từ gốc không phát hiện thấy sai phạm nào trong hạch toán, chứng từ gốc đầy đủ và số liệu khớp với sổ chi tiết. Tham chiếu phụ lục 4 TSCĐ tăng do XDCB hoàn là 10.554.837.924 đồng. XDCB của XYZ bao gồm XDCB tự làm và XDCB thuê ngoài. XDCB tự làm được KTV lựa chọn kiểm tra chi tiết là hệ thống hầm lò. Công trình này liên quan đến khoản vay của NH Công thương Mông Dương đầu tư nên KTV tiến hành kiểm tra chi tiết tổng lãi vay. Kết quả: Không có sai phạm nào. Tổng lãi vay trong năm được tính vào giá trị công trình là 7.995.754.327 đồng. Tham chiếu phụ lục 5 Với XDCB thuê ngoài, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết công trình Nhà ăn 450 chỗ ngồi và công trình cải tạo sông Mông Dương. Qua phỏng vấn Phó Giám đốc Công ty, KTV phát hiện ra công trình cải tạo sông Mông Dương với chi phí đầu tư là 6.135.459.764 đồng là do sự chỉ đạo trực tiếp của tập đoàn Than. XYZ chỉ đóng vai trò là đại diện của tập đoàn đứng ra thanh toán với nhà thầu. Do vậy, khoản này phải được loại ra khỏi XDCBDD của XYZ. KTV tiến hành tổng hợp chi phí liên quan đến công trình này. Kết quả: Chi phí đầu tư trong năm bị hạch toán tăng 6.135.459.764 đồng, chi phí khấu hao trong năm bị hạch toán tăng 1.214.987.784 đồng, tổng chi phí khấu hao cần điều chỉnh và chuyển sang báo Nợ tập đoàn là 4.223.358.963 đồng. Tham chiếu phụ lục 6. Kiểm toán nghiệp vụ giảm TSCĐ TSCĐHH của XYZ giảm do điều chuyển nội bộ trong tập đoàn là 3.025.129.159 đồng. KTV tiến hành kiểm tra quyết định điều chuyển của tập đoàn, đồng thời kiểm tra chi tiết NG, HMLK của TS được điều chuyển. TS được điều chuyển đi Quyết định của Tập đoàn NG HMLK Nhà 2Xđược chuyển sang cho công ty Than Hồng Thái sử dụng QĐ36 635.836.534 281.223.990 Máy biến áp di động 5 chiếc QĐ23 895.265.986 582.589.156 Máy phun betong 1 bộ QĐ56 410.198.623 278.908.166 Quạt gió cục bộ đảo chiều 1chiếc QĐ56 148.562.429 123.149.510 Xe thùng 2xe QĐ121 935.265.587 630.368.157 Kết luận của KTV: TSCĐ giảm được hạch toán chính xác. Kiểm tra chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Kiểm tra chứng từ gốc của các khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng có giá trị lớn hơn hoặc bằng 200 triệu để đảm bảo tính hợp lý của chi phí này. Đã kiểm tra: Biên bản bàn giao thiết bị đưa đi sửa chữa, biên bản giám định kỹ thuật bước 2, dự toán, biên bản thẩm định dự toán, biên bản hội đồng giá, quyết định duyệt dự toán, biên bản nghiệm thu khối lượng, kỹ thuật, cụm động cơ, hộ chiếu kỹ thuật, biên bản bàn giao thiết bị sau sửa chữa, biên bản thu hồi hàng cũ sau sửa chữa, quyết toán, biên bản thẩm định quyết toán, quyết định phê duyệt quyết toán, hoá đơn, hoá đơn bán phế liệu thu hồi, thanh lý hợp đồng Không phát hiện có sai phạm. Tham chiếu phụ lục 7 Kiểm toán số dư TSCĐ KTV tiến hành kiểm tra sổ chi tiết TSCĐVH. TSCĐVH của XYZ bao gồm Đề tài khoa học và Lợi thế kinh doanh. KTV phát hiện Công ty ghi nhận Lợi thế kinh doanh vào TSCĐVH khác là chưa phù hợp. Tham chiếu phụ lục 8 Số dư đầu kỳ được KTV xác định dựa trên báo cáo kiểm toán năm 2006 cùng với cơ sở là các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ đã kiểm tra. KTV đi đến kết luận: Chỉ tiêu TSCĐHH bị hạch toán thừa 13.559.752 đồng trong đó NG TSCĐ bị hạch toán thừa 21.825.441 đồng và hao mòn lũy kế bị hạch toán thừa 8.265.689 đồng. Chỉ tiêu TSCĐVH bị hạch toán thừa 5.954.172.001 đồng trong đó NG TSCĐ bị hạch toán thừa 8.931.258.003 đồng và hao mòn lũy kế bị hạch toán thừa 2.977.086.003 đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC – Chi nhánh Hà Nội thực hiện.DOC
Tài liệu liên quan