MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU
I. THỰC TRẠNG LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC 7
1. Tổng quan về tổng công ty đường sông miền Bắc 7
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty 7
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 12
1.2.1. Ngành nghề sản xuất kinh doanh 12
1.2.2. Sản phẩm, loại hàng hoá 13
1.2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh 13
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty 15
1.3.1. Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh 15
1.3.2. Công tác quản lý 17
2. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại đơn vị 20
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 20
2.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 20
2.1.2. Mối quan hệ tổ chức bộ máy kế toán với bộ máy quản lý chung 23
2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 24
2.2.1. Thông tin chung về tổ chức công tác kế toán 24
2.2.2. Hệ thống tài khoản 24
2.2.3. Hệ thống chứng từ 25
2.2.4. Hệ thống báo cáo tài chính 28
2.2.5. Hệ thống sổ sách 28
2.3. Hạch toán kế toán tại Tổng công ty 32
3. Thực trạng lập Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán tại Tổng công ty 32
3.1. Tổng quan về tình hình lập báo cáo 32
3.2. Báo cáo tài chính tổng hợp của Tông công ty 35
3.3. Báo cáo tài chính hợp nhất 44
II. HOÀN THIỆN LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC 55
1.Sự cần thiết phải hoàn thiện 55
2. Đánh giá thực trạng việc lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh tại Tổng công ty đường sông miền Bắc 56
2.1. Những ưu điểm 57
2.2. Những tồn tại 58
3. Hoàn thiện việc lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh về phương diện kế toán 58
4. Hoàn thiện việc lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh về phương diện quản lý 59
5. Kết luận 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 62
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 64
65 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3109 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại tổng công ty đường sông Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm vụ, quyền hạn riêng về khối lượng công tác kế toán được giao.
* Kế toán trưởng
Kiêm trưởng phòng kế toán - tài chính là người giúp HĐQT và TGĐ thực hiện chức năng quản lý tài chính - kế toán, do đó chịu trách nhiệm trước HĐQT và TGĐ về mọi hoạt động của phòng và của Tổng công ty về chuyên môn nghiệp vụ.
Quản lý trực tiếp nhân viên trong phòng.
Được quyền mở các lớp chuyên môn nghiệp vụ theo hệ dọc.
Kế toán trưởng do Nhà nước bổ nhiệm (Bộ GTVT) giữ chức năng là giám sát viên kế toán - tài chính của Nhà nước đặt tại doanh nghiệp. Vì vậy việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển, kỷ luật kế toán trưởng là do Nhà nước quyết định.
* Kế toán viên 1
Là kế toán tổng hợp, kiêm phó phòng là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước kế toán trưởng đồng thời có nhiệm vụ phân công tổ chức và quản lý cán bộ công nhân viên hoàn thành nhiệm vụ của phòng.
* Kế toán viên 2
Là kế toán về TSCĐ và NVL, Có nhiêm vụ theo dõi sự biến động (tăng, giảm) của TSCĐ. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ, tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ. Tham gia kiểm tra đánh giá lại TSCĐ theo quy định của Nhà nước và yêu cầu bảo quản của Tổng công ty. Đối với NVL, kế toán có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực kịp thời về số lượng chất lượng và giá thành thực tế vật liệu.
* Kế toán viên 3
Là kế toán công nợ, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ thanh toán theo dõi các nghiệp vụ thanh toán phát sinh theo từng đối tượng, thời gian…Viết phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ với sổ sách để phát hiện các sai sót và xử lý kịp thời.
* Kế toán viên 4
Là kế toán thống kê, có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ số liệu về tình hình hoạt động của Tổng công ty bao gồm doanh thu, số lượng nhập xuất tồn kho, các loại hàng hoá để báo cáo cho Kế toán trưởng giúp cho Kế toán trưởng có thông tin cung cấp cho Tổng giám đốc, các đơn vị chủ quản có liên quan (Cục thuế, Cục thống kê..).
2.1.2. Mối quan hệ tổ chức bộ máy kế toán với bộ máy quản lý chung
- Phòng kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc.
- Quan hệ với các cơ quan cấp trên theo hệ và ngành quản lý Nhà nước.
- Quan hệ với phòng Kế hoạch đầu tư để xây dựng kế hoạch sản xuất và phương án kinh doanh, dự án đầu tư, cấp vốn theo tiến độ sản xuất, điều hoà nguồn vốn, thanh lý TSCĐ và quyết toán lập bảng tổng kết tài sản.
- Quan hệ với phòng kinh doanh: Tham dự ký kết các hợp đồng kinh tế, thanh quyết toán hợp đồng.
- Với phòng Tổ chức cán bộ - lao động: Tham gia xây dựng các phương án trả lương, trả thưởng, tuyển chọn và bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị.
- Phối hợp với Văn phòng trong việc quyết toán chi tiêu của cơ quan Văn phòng. Đối với Công đoàn Tổng công ty: Hỗ trợ việc tổ chức hạch toán, sổ sách theo dõi, chi tiêu quyết toán với Công đoàn cấp trên và Công đoàn văn phòng.
2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
2.2.1. Thông tin chung về tổ chức công tác kế toán
Các thông tin cơ bản về kế toán mà doanh nghiệp đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bao gồm :
- Niên độ kế toán từ: 01/01/N – 31/12/N.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ, không có chuyển đổi đồng tiền khác.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: kế toán chứng từ ghi sổ.
- Phương pháp kế toán TSCĐ:
+ Đánh giá TSCĐ: Theo giá mua thực tế.
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo quyết định 206/QĐ – BTC ngày 01/01/2004, Tổng công ty áp dụng khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá bình quân gia quyền.
- Phương pháp trích lập và hoàn nhập dự phòng: Chưa có trích lập dự phòng và hoàn nhập dự phòng.
2.2.2. Hệ thống tài khoản
Tổng công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Nhà nước ban hành theo Quyết định số 1142TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp của bộ tài chính.
Bảng các tài khoản chủ yếu Tổng công ty sử dụng được trình bày ở phần phụ lục
2.2.3. Hệ thống chứng từ
a. Hệ thống chứng từ
Bản chứng từ vừa là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, vừa là phương tiện thông tin về kết quả của nghiệp vụ kinh tế đó.
* Đối với TSCĐ
Bao gồm: Các bảng tính và phân bổ khấu hao, sổ và thẻ TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ cùng với các tài liệu kỹ thuật có liên quan…Trong đó có các chứng từ kế toán TSCĐ bắt buộc liên quan đến tình hình tăng giảm TSCĐ.
+ Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01 – TSCĐ): Đây là chứng từ xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hình thành công việc xây dựng, mua sắm, được cấp phát … đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản của đơn vị bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng liên doanh. Biên bản giao nhận TSCĐ được lập cho từng TSCĐ, trong trường hợp giao nhận cùng một lúc nhiều tài sản cùng loại, cùng giá trị và cho cùng một đơn vị giao thì lập chung một biên bản giao nhận TSCĐ.
+ Thẻ TSCĐ (mẫu số 02 – TSCĐ)
+ Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 03 – TSCĐ): Là chứng từ xác nhận việc thanh lý TSCĐ, được sử dụng làm căn cứ cho việc ghi giảm TSCĐ. Biên bản thanh lý TSCĐ do Ban thanh lý TSCĐ lập và phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của Trưởng ban thanh lý, Kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị.
+ Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (mẫu số 04 – TSCĐ)
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 05 – TSCĐ)
* Đối với Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng tồn kho
+ Phiếu nhập kho (mẫu số 01 - VT)
+ Phiếu xuất kho (mẫu số 02 - VT)
+ Biên bản kiểm nghiệm (mẫu số 05 – VT)
+ Thẻ kho (mẫu số 06 – VT)
+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu số 07 – VT)
+ Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (mẫu số 08 – VT)
* Đối với tiền lương và các khoản thanh toán với người lao động
+ Chứng từ ban đầu về tuyển dụng, thuyên chuyển công tác, nâng bậc, thôi việc...các chứng từ này là căn cứ để ghi sổ danh sách lao động.
+ Bảng chấm công (mẫu số 01 - LĐTL chế độ chứng từ kế toán) phải lập riêng cho từng bộ phận và sử dụng theo tháng, là căn cứ để tổng hợp thời gian lao động trong doanh nghiệp.
+ Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02 - LĐTL) được lập cho từng bộ phận phòng ban trong Tổng công ty tương ứng với bảng chấm công. Bảng thanh toán tiền thưởng lập dựa trên các chứng từ ban đầu như: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành...
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (mẫu số 03 – LĐTL)
+ Biên bản ngừng việc là cơ sở để tính lương và xử lý thiệt hại. Với các trường hợp nghỉ việc do các cơ quan có thẩm quyền cấp (y tế, hội đồng y khoa...) và được ghi vào bảng chấm công theo những ký hiệu quy định.
+ Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH (mẫu số 04 – LĐTL)
+ Bảng thanh toán tiền thưởng (mẫu số 05 – LĐTL)
+ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (mẫu số 06 - LĐTL chế độ chứng từ kế toán)
+ Phiếu báo làm thêm giờ (mẫu số 07 – LĐTL)
+ Hợp đồng giao khoán (mẫu số 08 - LĐTL)
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động
* Đối với bán hàng
+ Hoá đơn GTGT (mẫu số 01 GTKT – 3LL)
+ Hoá đơn bán hàng thông thường (mẫu số 02 GTTT – 3LL)
+ Hoá đơn thu mua hàng (mẫu số 06 TMH – 3LL)
+ Hoá đơn dịch vụ thuê tài chính (mẫu số 05 TTC – LL)
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu số 03 PXK – 3LL)
+ Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (mẫu số 04 HĐL – 3LL)
+ Hoá đơn bán lẻ (mẫu số 07 – MTT)
+ Bảng thanh toán hàng gửi đại lý (mẫu số 14 – BH)
+ Thẻ quầy hàng (mẫu số 15 – BH)
* Tiền tệ
+ Phiếu thu (mẫu số 01 – TT)
+ Phiếu chi (mẫu số 02 – TT)
+ Giấy đề nghị tạm ứng (mẫu số 03 – TT)
+ Giấy thanh toán tiền tạm ứng (mẫu số 04 – TT)
+ Biên lai thu tiền (mâũ số 05 – TT)
+ Bảng kê ngoại tệ, vàng bạc, đá quý (mẫu số 06 – TT)
+ Bảng kiểm kê quỹ (mẫu số 07a, b – TT)
+ Giấy báo Nợ, Có của ngân hàng
+ Các chứng từ thanh toán khác...
* Các chứng từ khác...
b. Luân chuyển chứng từ
Tại Tổng công ty việc luân chuyển chứng từ cũng được tuân theo những bước sau:
- Lập chứng từ
- Kiểm tra chứng từ: Khi kế toán nhận được chứng từ sẽ kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của chứng từ (các yếu tố của chứng từ, chữ ký, số liệu)
- Sử dụng và bảo quản chứng từ
- Lưu trữ và huỷ chứng từ: Chứng từ được lưu trữ ngay tại phòng kế toán của Tổng công ty và do kế toán trưởng chịu trách nhiệm. Khi hết thời hạn lưu trữ, chứng từ được đem huỷ.
2.2.4. Hệ thống báo cáo tài chính
Các báo cáo được dùng để mô tả hoạt động và thực trạng tài chính của Tổng công ty. Các nhà quản lý của Tổng công ty sử dụng các báo cáo để ra quyết định cho phù hợp. Báo cáo tài chính cũng là cơ sở để các nhà đầu tư và khách hàng quyết định đầu tư, ký kết hợp đồng với Tổng công ty. Đồng thời báo cáo tài chính còn là công cụ để các cơ quan chức năng kiểm soát kinh doanh và thu thuế đối với Tổng công ty.
Báo cáo tài chính được Tổng công ty lập vào cuối tháng, quý và năm. Hiện nay, Tổng công ty sử dụng các loại báo cáo tài chính sau:
- Báo cáo B01 – DN: “Bảng cân đối kế toán ”.
- Báo cái B02 – DN: “Báo cáo kết quả kinh doanh ”.
- Báo cáo B03 – DN: “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ”.
- Báo cáo B04- DN: “Thuyết minh báo cáo tài chính”.
(Theo QĐ số 167/2000/QĐ- BTC ngày 25/10/2000, bổ sung theo Thông tư số 89/2002/TT- BTC ngày 09/10/2002 và Thông tư số 105/2003/TT- BTC ngày 04/11/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính).
Báo cáo tài chính của Tổng công ty đường sông miền Bắc được nộp cho bốn cơ quan chính:
- Bộ giao thông vận tải
- Tổng cục thống kê
- Chi cục thuế Thành phố Hà Nội
- Bộ tài chính.
2.2.5. Hệ thống sổ sách
Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Để thực hiện được hạch toán kế toán phải sử dụng hệ thống sổ sách kế toán theo quy định. Sổ kế toán có những tác dụng khác nhau trên nhiều lĩnh vực quản lý cũng như thực hiện nghiệp vụ kế toán. Đơn vị có thể lựa chọn một trong các hình thức ghi sổ kế toán như: nhật ký chung, nhật ký - sổ cái, chứng từ ghi sổ, nhật ký chứng từ.
Tổng công ty đường sông Miền Bắc sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán. Các loại sổ sách gồm có: Bảng cân đối tài khoản, sổ cái, các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
a. Hệ thống sổ sách
* Sổ cái
Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đối tượng phản ánh. Sổ được đóng thành quyển và mở riêng cho từng đối tượng. Mỗi tài khoản được mở trên từng trang hoặc trên một số trang và mở cho từng tháng một. Cuối tháng kế toán viên khoá sổ, tổng hợp số phát sinh trong tháng, tính số dư cuối tháng và cộng luỹ kế từ đầu năm. Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ ghi sổ.
Sổ Cái có kết cấu như sau:
- Cột 1: ngày tháng ghi sổ
- Cột 2, 3: số hiệu, ngày tháng của chứng từ ghi sổ
- Cột 4: nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Cột 5: số hiệu tài khoản đối ứng
- Cột 6, 7: số tiền ghi Nợ, Có của tài khoản
* Sổ kế toán chi tiết
Là sổ phản thông tin chi tiết về một đối tượng mà trên sổ cái chưa phản ánh được. Các chứng từ gốc là căn cứ để ghi sổ. Tổng công ty sử dụng các loại sổ theo đúng mẫu quy định và gồm có:
- Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá: Được mở chi tiết theo từng loại vật tư, sản phẩm, phản ánh số hiệu, ngày tháng chứng từ, nội dung kinh tế các nghiệp vụ phát sinh, tài khoản đối ứng, tình hình nhập, xuất, tồn. Đồng thời phản ánh tình hình vật liệu, sản phẩm, hàng hoá theo từng tháng. Căn cứ để ghi sổ là các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh: Căn cứ vào các tài kiệu tổng hợp của các đơn vị thành viên để ghi sổ chi phí sản xuất kinh doanh.
- Sổ giá thành sản phẩm, dịch vụ: Căn cứ vào các bảng tính giá thàng sản phẩm, dịch vụ của các đơn vị thành viên và các chứng từ có liên quan được đối chiếu để ghi sổ.
- Sổ chi tiết các tài khoản: TK 136, 138, 141, 142, 333, 334 ,335, 336, 411, 421, 811, 911. Các sổ này được mở theo từng tài khoản chi tiết, theo từng tháng. Kết cấu sổ gồm các cột: ngày tháng ghi sổ; số hiệu, ngày tháng chứng từ ghi sổ; nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; tài khoản đối ứng; số phát sinh ghi Nợ, Có; số dư ghi Nợ, Có.
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán: Dùng cho các tài khoản 131,331, phản ánh công nợ phải thu, phải trả bằng VNĐ. Kết cấu sổ tương tự như sổ chi tiết các tài khoản co thêm cột thời hạn chiết khấu và phương thức thanh toán. Căn cứ để ghi sổ là các hoá đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi…
- Sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Căn cứ để ghi sổ quỹ tiền mặt là các phiếu thu, phiếu chi; ghi sổ tiền gửi ngân hàng là các giấy báo Nợ, báo Có của ngân hàng.
b. Mở và khoá sổ kế toán
Sổ được mở vào đầu niên độ, đủ số lượng, loại sổ theo nội dung, kết cấu của sổ. Các sổ được mở đã đăng ký với cơ quan thuế và tài chính.
Khoá sổ được thực hiện vào ngày cuối cùng của niên độ tài chính; giữa các kỳ báo cáo và xác định kết quả (tháng, quý, 6 tháng) trong niên độ.Trước khi khoá sổ kế toán kiểm tra đối chiếu để xác định đúng các chỉ tiêu.
c. Trình tự ghi sổ
Hàng ngày nhân viên kế toán các phần hành kiểm tra các chứng từ gốc sau đó lập các bảng tổng hợp chứng từ gốc cho từng loại nghiệp vụ một. Bảng tổng hợp chứng từ kèm theo các chứng từ gốc sẽ được gửi cho kế toán tổng hợp. Căn cứ vào đó kế toán tổng hợp sẽ lập các chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ có thể được lập cho từng chứng từ gốc hoặc cho một số chứng từ gốc có cùng nội dung kinh tế phát sinh trong tháng. Chứng từ ghi sổ sau khi được lập xong và được kế toán trưởng ký duyệt thì kế toán viên sẽ sử dụng để ghi vào sổ cái.
Chứng từ gốc, sau khi lập bảng tổng hợp chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ và ghi sổ cái sẽ được chuyển đến kế toán các phần hành để ghi sổ chi tiết các tài khoản. Đến cuối tháng, kế toán viên các phần hành sẽ cộng số phát sinh sổ kế toán chi tiết, tính số dư cuối thang và cộng luỹ kế từ đầu năm, sau đó lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp.
Cuối tháng sẽ khoá sổ, tính ra tổng số tiền phát sinh Nợ, Có trong tháng và số dư của các tài khoản trên sổ cái, cộng số luỹ kế từ đầu năm. Kế toán tổng hợp căn cứ tổng số phát sinh và số dư trên sổ cái lập bảng cân đối tài khoản.
Tổng số dư đầu tháng, số phát sinh trong tháng, số luỹ kế, số dư cuối tháng ghi Nợ, Có trên bảng cân đối tài khoản phải khớp nhau. Đối chiếu sổ cái, bảng cân đối tài khoản với bảng tổng hợp chi tiết, tổng số dư Nợ, dư Có của từng tài khoản trên bảng cân đối tài khoản phải khớp với số dư Nợ, Có của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. Sau khi đối chiếu khớp đúng các số liệu trên, kế toán trưởng trực tiếp lập các báo cáo tài chính.
Trình tự ghi sổ có thể khái quát như sau:
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán Tổng công ty
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Sổ đăng ký CTGS
Báo cáo kế toán
2.3. Hạch toán kế toán tại Tổng công ty
Tổng công ty tiến hành hạch toán các phần hành kế toán bao gồm: TSCĐ, tiền lương, công nợ, nguồn vốn, doanh thu và chi phí tính giá thành theo đúng quy định của luật, chế độ, chuẩn mực kế toán.
3. Thực trạng lập Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán tại Tổng công ty
3.1. Tổng quan về tình hình lập báo cáo
a. Mục đích của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
Tài sản
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Doanh thu và thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác
Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
Thuế và các khoản nộp Nhà nước
Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán
Các luồng tiền
Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong bản thuyết minh báo cáo tài chính nhằm giải trình thêm về các chi tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính.
Trên thực tế hiện nay, tại Tổng công ty báo cáo tài chính được lập để phục vụ nhu cầu quản lý của đơn vị và thực hiện trách nhiệm với cơ quan Nhà nước như: Bộ Tài Chính, Bộ GTVT và các cơ quan chức năng khác.
b.Thời hạn nộp báo cáo Tài chính
- Báo cáo quý
Tổng công ty được phép nộp báo cáo quý chậm nhất là 45 ngày, đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nộp báo cáo quý cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định là không được chậm quá 15 ngày.
- Báo cáo năm
Tổng công ty nộp báo cáo năm chậm nhất là 90 ngày, đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nộp báo cáo năm cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định là không được chậm quá 40 ngày.
Tổng công ty nộp báo cáo cho các đơn vị sau: Tổng cục thuế, Tổng cục thống kê, Bộ tài chính, Bộ GTVT. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty đóng trên địa bàn nào thì nộp cho cơ quan tài chính trực thuộc trên địa bàn.
c. Các loại báo cáo của Tổng công ty
Tổng công ty phải lập báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất.
* Báo cáo tài chính hợp nhất
Tổng công ty có trách nhiệm lập báo cáo tài chính hợp nhất để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính; tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của đơn vị.
Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất gồm 4 biểu mẫu báo cáo nhưng chuyên đề chỉ đề cập đến 2 biểu mẫu đó là:
Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Mẫu số B01-DN/HN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Mẫu số B02-DN/HN
Nội dung,phương pháp tính toán, hình thức trình bày, thời hạn lập, nộp và công khai báo cáo tài chính hợp nhất Tổng công ty thực hiện đúng theo quy định tại thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” và chuẩn mực kế toán số 25 “ Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” và thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 11 ”Hợp nhất kinh doanh”.
* Báo cáo tài chính tổng hợp (Báo cáo riêng)
Báo cáo tổng hợp được lập trước khi lập báo cáo hợp nhất để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của toàn đơn vị.
Hệ thống báo cáo gồm 4 biểu mẫu báo cáo nhưng chuyên đề chỉ đề cập đến 2 biểu mẫu đó là:
Bảng cân đối kế toán tổng hợp. Mẫu số B01-DN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp. Mẫu số B02-DN
Nội dung,phương pháp tính toán, hình thức trình bày, thời hạn lập, nộp và công khai báo cáo tài chính hợp nhất Tổng công ty thực hiện đúng theo quy định tại thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” và chuẩn mực kế toán số 25 “ Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”
3.2. Báo cáo tài chính tổng hợp của Tông công ty
Báo cáo tài chính tổng hợp được lập và trình bày theo đúng quy định. Chuyên đề chỉ trình bày 2 biểu mẫu trong hệ thống báo cáo tài chính là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo KQKD của Tổng công ty. Thực chất báo cáo tổng hợp của Tổng công ty chình là báo cáo của bộ phận văn phòng Tổng công ty.
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định (Cuối quý, cuối năm). Nội dung của Bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu được mã hoá để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu cũng như việc xử lý trên máy tính và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối kỳ.
Cơ sở số liệu để lập Bảng cân đối kế toán là:
- Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước
- Sổ cái các tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích
- Bảng cân đối tài khoản
- Các tài liệu liên quan khác (Sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết, bảng kê…)
Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán. Bảng được hcia làm 2 phần, kết cấu 1 bên: Phần tài sản và phần nguồn vốn.
* Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn.
- Về mặt kinh tế: Thể hiện giá trị tài sản theo kết cấu hiện có tại doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Căn cứ vào nguồn số liệu này, trên cơ sở tổng tài sản và kết cấu tài sản hiện có mà đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của đơn vị.
- Về mặt pháp lý: Số liệu bên chỉ tiêu tài sản phản ánh toàn bộ số tài sản hiện có thuộc quyền quản lý, sử dụng của Tổng công ty.
* Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của đơn vị đến cuối kỳ hạch toán. Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của đơn vị.
- Về mặt kinh tế: Thể hiện quy mô, nội dung và thực trạng tài chính của đơn vị
- Về mặt pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý của đơn vị về số tài sản đang quản lý, sử dụng đối với Nhà nước, các tổ chức tín dụng…
Một chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán liên quan đến tài khoản nào thì căn cứ vào số dư của tài khoản đó để phản ánh. Số dư bên Nợ sẽ ghi vào bên tài sản và số dư bên Có sẽ ghi vào bên nguồn vốn, trừ một số trường hợp TK 129, TK 139, TK 159, TK 214, TK 229 có số dư Có nhưng được ghi đỏ bên tài sản (giảm trừ).
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
ĐVT: đồng
TÀI SẢN
Mã số
Thuyết minh
Số đầu kỳ
Số cuói kỳ
1
2
3
4
5
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150)
100
49429186643
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
5746917276
1. Tiền
111
413910696
2. Các khoản tương đương tiền
112
5333006580
3. Tiền đang chuyển
113
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
121
2. Đầu tư ngắn hạn khác
128
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
129
III. Các khoản phải thu
130
8033306397
37185370845
1. Phải thu khách hàng
131
70708338201
32512047639
2. Trả thước cho người bán
132
20000000
32512047639
3. Thuế GTGT được khấu trừ
133
1946992684
4. Phải thu nội bộ
134
1145514800
- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
135
- Phải thu nội bộ khác
136
5. Các khoản phải thu khác
138
942468196
1581815722
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*)
139
IV. Hàng tồn kho
140
2235757435
4358695527
1. Hàng mua đang đi đường
141
2235757435
2. Nguyên vật liệu tồn kho
142
153304953
3. Công cụ, dụng cụ tồn kho
143
207679764
4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
144
2876230330
5. Thành phẩm tồn kho
145
6. Hàng hoá tồn kho
146
1121480480
7. Hàng gửi bán
147
8. Dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho (*)
149
V. Tài sản lưu động
150
1938584078
2138202995
1. Tạm ứng
151
1507619140
586993858
2. Chi phí trả trước
152
102270738
8121000
3. Chi phí chờ kết chuyển
153
328694200
1263088137
4. Tài sản thiếu chờ sử lý
154
5. Các khoản cầm cố,kq, kc
155
280000000
V. Chi sự nghiệp
160
1. Chi sự nghiệp năm trước
161
2. Chi sự nghiệp năm nay
162
B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN
200
28150870814
I. Tài sản cố định
210
20402360989
17175675538
1. Tài sản cố định hữu hình
211
20299932338
176400675538
- Nguyên giá
212
58343283096
29661471837
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
213
(38043350758)
(12020796299)
2. Tài sản cố định thuê TC
214
- Nguyên giá
215
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
216
3. Tài sản cố định vô hình
217
135000000
- Nguyên giá
218
300000000
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
219
(165000000)
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
220
55863000
1. Đầu tư chứng khoán DH
221
2. Góp vốn liên doanh
222
41192000
3. Đầu tư dài hạn khác
228
55863000
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*)
229
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
(102428651)
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
240
220000000
V. Chi phí trả trước DH
241
29300000
Tổng cộng tài sản
250
33174185923
77580057457
A. NỢ PHẢI TRẢI
300
18609595057
63139973593
I. Nợ ngắn hạn
310
9928777644
567156614667
1. Vay ngắn hạn
311
4199850214
9855494418
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
312
3. Phải trả cho người bán
313
1329041138
29005974966
4. Người mua trả tiền trước
314
840544166
8425961844
5.Thuế, các khoản phải nộp Nhà nước
315
283896120
495593263
6. Phải trả công nhân viên
316
1549037737
3006662148
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
317
113591316
1288280973
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác
318
1612816953
4637647055
II. Nợ dài hạn
320
8680817413
6252371160
1. Vay dài hạn
321
8680817413
51544071160
2. Nợ dài hạn khác
322
1098300000
3. Trái phiếu phát hành
323
III. Nợ khác
330
161987766
1. Chi phí phải trả
331
2. Tài sản thừa chờ xử lý
332
3. Nhận ký quỹ, ký cược DH
333
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
400
14564590866
14450083865
I. Nguồn vốn quỹ
410
14431926921
12711263521
1. Nguồn vốn kinh doanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng Hoàn thiện lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Tổng công ty đường sông miền Bắc.DOC