MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1
A. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1
I. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN 3
III.VAI TRÒ CỦA LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5
B. NỘI DUNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN. 7
I. LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 7
1.1. Khái niệm: 7
1.2. Nội dung của kế hoạch chiến lược: 7
II. LẬP KẾ HOẠCH TỔNG THỂ 8
2.1. Khái niệm: 8
2.2. Nội dung của lập kế hoạch tổng thể 8
2.2.1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán 9
2.2.2. Thu thập thông tin cơ sở. 14
2.2.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. 16
2.2.4. Thực hiện các thủ tục phân tích. 18
2.2.5. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro. 19
2.2.6. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát. 27
III. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN 29
3.1. Thiết kế trác nghiệm công việc 29
3.2. Thiết kế trắc nghiệm phân tích 30
3.3. Thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư 30
3.3.1 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục đang kiểm toán 31
3.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát với chu trình kiểm toán được thực hiện 31
3.3.3 Thiết kế, dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích. 31
3.3.4 Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù của khoản mục đang xem xét 31
PHẦN II: THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN – AASC 33
A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN - AASC 33
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 33
1.1. Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của Công ty 33
1.2. Thị trường hoạt động của Công ty 34
1.3. Khách hàng của Công ty 37
1.4. Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty 38
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 39
B. THỰC TẾ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN – AASC 41
I. KHÁI QUÁT QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN - AASC 41
II. THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 43
2.1. Giai đoạn chuẩn bị trước kiểm toán 43
2.1.1 Gửi thư mời kiểm toán 43
2.1.2. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán 44
2.1.3. Lựa chọn nhóm kiểm toán 48
2.1.4. Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán. 48
2.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 54
2.2.1. Thu thập các thông tin về khách hàng để trợ giúp cho cuộc kiểm toán 54
2.2.2. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng. 55
2.2.3. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng 59
2.2.4. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ. 68
2.2.5. Đánh giá trọng yếu và rủi ro 72
2.2.5. Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với số dư đầu năm của các khoản mục trên Báo cáo tài chính. 74
2.3. Thực trạng lập kế hoạch kiểm toán chi tiết 79
2.3.1. Tổng hợp các rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng 79
2.3.2. Xác định phương pháp kiểm toán 81
2.3.3. Xác định thủ tục kiểm tra chi tiết 82
2.3.4. Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán 86
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN - AASC 88
I. NHỮNG YÊU CẦU VỀ HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÀO CÁO TÀI CHÍNH 88
1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán 88
1.2. Những yêu cầu về hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán 88
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN - AASC 89
2.1. Hoàn thiện thủ tục phân tích 89
2.1.1 Bổ sung phân tích các tỷ suất tài chính 89
2.1.2 Tăng cường phân tích ngang (Phân tích xu hướng) 90
2.1.3. Bổ sung thu thập và sử dụng các thông tin trong phân tích 91
2.1.4. Tăng cường phân tích kết quả so sánh 92
2.2. Hoàn thiện việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 93
2.2.1. Hoàn thiện việc đánh giá rủi ro kiểm soát 94
2.2.2. Hoàn thiện thiết kế chương trình kiểm toán 95
2.2.3. Nâng cao chất lượng hồ sơ kiểm toán 97
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8181 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc đánh giá rủi ro kiểm toán có ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc kiểm toán, hơn nữa việc đánh giá này mang tính xét đoán nghề nghiệp, nên Ban Giám đốc AASC thường sẽ cử ra một thành viên của Ban Giám đốc (thường là Phó Giám đốc), là một người có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm, chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro kiểm toán và xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán cho khách hàng.
Việc đánh giá này được thực hiện trên cơ sở thu thập các thông tin chung nhất về khách hàng như lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, khả năng tài chính, môi trường hoạt động, tính liêm chính của Ban lãnh đạo... để tiến hành xếp loại khách hàng vào một trong ba loại: khách hàng có rủi ro ở mức thông thường, khách hàng rủi ro ở mức có thể kiểm soát được hay khách hàng có rủi ro ở mức cao.
Kết luận này được đưa ra căn cứ vào số điểm mà kiểm toán viên kết luận sau khi trả lời các câu hỏi trong Bảng câu hỏi - Đánh giá ban đầu về khách hàng theo mẫu có sẵn tại Công ty.
Một khách hàng được coi là có rủi ro ở mức thông thường (tương ứng với số điểm < 50) nếu:
- Hoạt động kinh doanh của đơn vị có thể đứng vững được và có triển vọng phát triển dài hạn.
- Doanh nghiệp có hệ thống tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả.
- Doanh nghiệp áp dụng các chính sách kế toán ít thay đổi.
- Đơn vị có khả năng tuân thủ các yêu cầu Báo cáo tài chính về mặt thời gian.
- Đơn vị có bộ phận quản lý có năng lực chuyên môn, chính trực, bao gồm những nhà quản lý tài chính và kế toán thông hiểu tình hình kinh doanh và các quyết định của Ban Giám đốc.
Một đơn vị được coi là có rủi ro ở mức cao (tương ứng với số điểm > 380): đơn vị có khả năng gây ra cho hãng kiểm toán phải chịu tổn thất do vướng vào một vụ kiện với khách hàng, hoặc gây mất uy tín của hàng kiểm toán. Theo đó, Công ty không nên chấp nhận những đơn vị như vậy làm khách hàng của mình.
Một đơn vị được coi là có rủi ro ở mức kiểm soát được nếu rủi ro cao hơn mức thông thường nhưng chưa đến mức quá cao (tương ứng với 50< số điểm <380).
Việc đánh giá về khách hàng phụ thuộc vào thực tế và khả năng suy đoán dựa trên sự đánh giá tổng thể và kinh nghiệm của kiểm toán viên. Nếu khách hàng được đánh giá ở mức rủi ro thông thường và rủi ro kiểm soát được thì kiểm toán viên có thể chấp nhận kiểm toán cho khách hàng này.
Với Công ty liên doanh A, qua xem xét Báo cáo tài chính do Công ty cung cấp cũng như phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc Công ty khách hàng, chủ nhiệm kiểm toán thấy rằng Công ty liên doanh A đang hoạt động có lãi và không có nhân tố nào ảnh hưởng tới tính liên tục hoạt động của Công ty cho đến thời điểm kiểm toán.
Công ty cổ phần B là một Công ty cổ phần nhỏ, và trình độ chuyên môn chưa cao nên trong cạnh tranh Công ty bị thua kém về nhiều mặt.
Sau khi xem xét phân tích, chủ nhiệm kiểm toán sẽ sử dụng hiểu biết của mình để trả lời một bảng câu hỏi do máy tính đưa ra. Căn cứ vào câu trả lời đối với một vấn đề cụ thể, đặc biệt là xét tầm quan trọng của vấn đề đó tới Báo cáo tài chính, chủ nhiệm kiểm toán sẽ đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán. Rủi ro thấp nhất tương ứng với số điểm là 0 và cao nhất ứng với số điểm là 380. Ví dụ, tính trung thực của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc bao giờ cũng được quan tâm nhất. Nếu Ban Giám đốc thiếu trung thực, tạo ra những thông tin giả tạo trên BCTC khiến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được báo cáo từ lỗ sang lãi hoặc ngược lại, rủi ro luôn được đánh giá ở mức cao.
Đối với Công ty liên doanh A và Công ty cổ phần B , kết quả đánh giá rủi ro tổng quát về Công ty của kiểm toán viên AASC được lưu lại trên hồ sơ kiểm toán như sau:
Bảng số 2.5: Kết quả đánh giá rủi ro tổng quát
Khách hàng: Công ty liên doanh A
Tổng điểm : 38/380 điểm
Người thực hiện: Lê Anh Phương
Khách hàng: Công ty cổ phần B
Tổng điểm : 150/380 điểm
Người thực hiện: Vũ Xuân Biển
1. Công ty hoạt động trong lĩnh vực nào?
Sản xuất và kinh doanh thẻ thông minh và các phần mềm ứng dụng.
1. Công ty hoạt động trong lĩnh vực nào?
Ngân hàng
2. Tình hình sở hữu của Công ty?
Công ty liên doanh Việt Nam và Nhật Bản.
2. Tình hình sở hữu của Công ty?
Là doanh nghiệp nhà nước.
3. Cơ cấu quản lý của khách hàng như thế nào?
Được tổ chức tốt.
3. Cơ cấu quản lý của khách hàng như thế nào?
Được tổ chức tốt.
4. Chính sách kế toán của khách hàng là gì?
Chính sách kế toán thống nhất theo quy định của Bộ Tài chính và tuân thủ Chuẩn mực Kế toán Việt nam.
4. Chính sách kế toán của khách hàng là gì?
Chính sách kế toán thống nhất theo quy định của Bộ Tài chính và tuân thủ Chuẩn mực Kế toán Việt nam.
5. Hệ thống KSNB của khách hàng xét trên khía cạnh chung nhất hoạt động như thế nào?
Hợp lý.
5. Hệ thống KSNB của khách hàng xét trên khía cạnh chung nhất hoạt động như thế nào?
Chưa hợp lý.
6. Quy mô của khách hàng? (Sử dụng giá trị tổng tài sản nếu khách hàng là một ngân hàng, một Công ty bảo hiểm, Công ty kinh doanh bất động sản; sử dụng doanh thu bán hàng hoặc tổng số bán ra nếu khách hàng hoạt động trong lĩnh vực khác)
Doanh thu của Công ty liên doanh A ở mức thấp nhất và cao nhất qua các năm là: 8.000.000 - 12.000.000 đô la Mỹ.
6. Quy mô của khách hàng? (Sử dụng giá trị tổng tài sản nếu khách hàng là một ngân hàng, một Công ty bảo hiểm, Công ty kinh doanh bất động sản; sử dụng doanh thu bán hàng hoặc tổng số bán ra nếu khách hàng hoạt động trong lĩnh vực khác)
Tổng giá trị tài sản của Công ty là 800 tỷ đồng Việt Nam.
7. Mức độ các khoản công nợ và tăng trưởng của Công ty? Trung bình.
7. Mức độ các khoản công nợ và tăng trưởng của Công ty? Thấp.
8. Quan hệ giữa Công ty và KTV? Rất tốt.
8. Quan hệ giữa Công ty và KTV? Tốt.
9. Khả năng Công ty báo cáo sai các kết quả tài chính và tài sản ròng? Thấp.
9. Khả năng Công ty báo cáo sai các kết quả tài chính và tài sản ròng? Thấp.
10. Khách hàng có ý định lừa dối KTV không?
Công ty cung cấp đầy đủ thông tin khi có yêu cầu của KTV.
10. Khách hàng có ý định lừa dối KTV không?
Công ty cung cấp khá đầy đủ thông tin khi có yêu cầu của KTV.
11. Mức độ chủ quan trong việc xác định kết quả?
Thấp.
11. Mức độ chủ quan trong việc xác định kết quả?
Trung bình.
12. Năng lực của Ban Giám đốc điều hành và của Giám đốc tài chính?
Phù hợp với yêu cầu hoạt động của Công ty.
12. Năng lực của Ban Giám đốc điều hành và của Giám đốc tài chính?
Chưa hợp với yêu cầu hoạt động của Công ty.
13. KTV có băn khoăn gì về tính liên tục hoạt động của khách hàng không? Không.
13. KTV có băn khoăn gì về tính liên tục hoạt động của khách hàng không? Có.
14. Khả năng khách hàng bị vướng vào vụ kiện nào đó?
Không có khả năng này.
14. Khả năng khách hàng bị vướng vào vụ kiện nào đó?
Không áp dụng.
Trên cơ sở kết quả đánh giá trên chủ nhiệm kiểm toán quyết định đánh giá Công ty liên doanh A được xếp vào nhóm khách hàng có rủi ro ở mức thông thường, Công ty cổ phần B được đánh giá có mức rủi ro có thể kiểm soát được do đó chấp nhận kiểm toán cho hai khách hàng này.
2.1.3. Lựa chọn nhóm kiểm toán
Sau khi đã chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, căn cứ vào quy mô của Công ty khách hàng, khối lượng, tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán, AASC quyết định số lượng nhân viên tham gia thực hiện cuộc kiểm toán.
Nhóm kiểm toán tại AASC thường gồm từ 3 đến 5 người, bao gồm: một thành viên của Ban Giám đốc (thường là Phó Giám đốc), là một người có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm; một chủ nhiệm kiểm toán; một kiểm toán viên cao cấp và hai trợ lý kiểm toán. Nhóm kiểm toán thường được một thành viên của Ban Giám đốc tự chỉ định hoặc giao cho một trưởng phòng nghiệp vụ (hoặc trưởng phòng đào tạo) lựa chọn. Khi lựa chọn nhóm kiểm toán AASC thường chú ý lựa chọn những kiểm toán viên có kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là tránh sự thay đổi kiểm toán viên trong các cuộc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm.
Do đó, đối với khách hàng thường niên như Công ty cổ phần B, nhóm kiểm toán được lựa chọn là nhóm đã thực hiện kiểm toán cho khách hàng này trong các năm trước. Còn đối với khách hàng mới như Công ty liên doanh A, nhóm kiểm toán được lựa chọn là nhóm có kiểm toán viên đã có kinh nghiệm trong việc kiểm toán khách hàng hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tương tự, do đó, có kiến thức và kinh nghiệm hơn về ngành nghề kinh doanh này.
Bên cạnh đó, Ban Giám đốc AASC còn thường xuyên giám sát chặt chẽ cuộc kiểm toán để giải quyết giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện kiểm toán.
2.1.4. Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán.
Sau khi đã chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, đồng thời với việc lựa chọn nhóm kiểm toán, Ban Giám đốc sẽ tiến hành thảo luận trực tiếp với khách hàng về các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán. Sau khi hai bên đã đi đến thống nhất về các điều khoản ghi trong hợp đồng, AASC soạn thảo một hợp đồng. Cụ thể như Hợp đồng kiểm toán với Công ty liên doanh A bao gồm một số nội dung chủ yếu sau:
Biểu số 2.6: Mẫu hợp đồng kiểm toán của Công ty AASC
HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN
V/v: Cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho giai đoạn từ 01/10/2004 đến 31/12/2005
của Công ty liên doanh A
Căn cứ theo Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
Căn cứ theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2004 của Chính phủ ban hành quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân.
Căn cứ theo Thông tư số 64 /2004/TT-BTC ngày 26 tháng 9 năm 2004 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2004 của Chính phủ ban hành quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân.
Thực hiện Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán.
Căn cứ yêu cầu kiểm toán Báo cáo tài chính cho giai đoạn từ 01/01/2005 đến 31/12/2005 của Công ty liên doanh A
Đại diện Bên A : CÔNG TY LIÊN DOANH A
Ông :Phan Ngọc Tuyên
Chức vụ :Giám đốc
Địa chỉ :8/F Láng Hạ - Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội
Điện thoại :04.8276075 – 04.8276077
Fax :04.8276075
Mã số thuế :0300516481
Đại diện Bên B : CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Ông :Lê Quang Đức
Chức vụ :Phó Giám đốc
Địa chỉ :Số 01 Lê Phụng Hiểu - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
Điện thoại :04.8241990 - 04.8241991
Fax :04.8.253.973
Tài khoản :0011001415059 Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Mã số thuế :0100111105-1
Sau khi thoả thuận, hai bên nhất trí ký hợp đồng này gồm các điều khoản sau:
Điều I. Nội dung dịch vụ
Bên B sẽ cung cấp cho Bên A dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính giai đoạn 01/01/2005 đến 31/12/2005 của Công ty liên doanh A.
Điều II. Luật định và chuẩn mực
Dịch vụ kiểm toán được tiến hành theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2004 của Chính phủ ban hành quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân, Thông tư số 64 /2004/TT-BTC ngày 26 tháng 9 năm 2004 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2004 của Chính phủ ban hành quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân, theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam). Các chuẩn mực này đòi hỏi Bên B phải lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng Báo cáo tài chính cho giai đoạn từ 01/01/2005 đến 31/12/2005 không còn chứa đựng sai sót trọng yếu. Công việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra và thực hiện các thử nghiệm cơ bản các bằng chứng cho những khoản mục và những thông tin trong Báo cáo tài chính. Công việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá các chính sách kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể Báo cáo tài chính.
Do bản chất và những hạn chế vốn có của kiểm toán cũng như của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, có những rủi ro khó tránh khỏi, ngoài khả năng của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán trong việc phát hiện sai sót.
Điều III. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên
III/1.Trách nhiệm của Bên A
Bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ cho Bên B các thông tin cần thiết có liên quan đến cuộc kiểm toán bao gồm chứng từ, sổ kế toán và các tài liệu liên quan khác;
Báo cáo tài chính dùng để kiểm toán phải được Bên A ký và đóng dấu chính thức trước khi cung cấp cho Bên B. Việc lập Báo cáo tài chính và công bố các thông tin khác là trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán. Trách nhiệm này đòi hỏi hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ phải thích đáng, sự lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán và việc đảm bảo an toàn cho các tài sản của đơn vị.
Bên B có thể yêu cầu Bên A xác nhận bằng văn bản sự đảm bảo về các thông tin và tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán đã cung cấp cho Bên B;
Cử nhân viên của Bên A tham gia, phối hợp với Bên B để giải thích hoặc cung cấp những thông tin tài chính, kế toán và các thông tin liên quan khi có yêu cầu của bên B;
Bố trí địa điểm làm việc và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ của bên B được cử đến để thực hiện các nội dung đã ghi trong hợp đồng;
Thanh toán đúng hạn cho Bên B số phí kiểm toán như đã thoả thuận tại Điều V của hợp đồng này.
III/2.Trách nhiệm của Bên B
Bên B bảo đảm tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán hiện hành (như Điều II)
Xây dựng và thông báo cho Bên A nội dung, kế hoạch kiểm toán.Thực hiện kế hoạch kiểm toán theo đúng nguyên tắc độc lập, khách quan và bí mật.
Cử kiểm toán viên và chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm thực hiện công việc kiểm toán.
Lập và gửi báo cáo kiểm toán cho Bên A như thoả thuận.
Tôn trọng bí mật về thông tin số liệu thu được trong quá trình kiểm toán, không được cung cấp thông tin cho bên thứ 3 khi không có sự uỷ quyền hay cho phép của Bên A.
Điều IV. Báo cáo kiểm toán
Sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán, Bên B sẽ cung cấp cho Bên A :
Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính cho giai đoạn 01/01/2005 đến 31/12/2005 của Công ty liên doanh A.
Thư quản lý (nếu có) đề cập đến những thiếu sót cần khắc phục và ý kiến đề xuất của Kiểm toán viên nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.
Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý (nếu có) được lập gồm 08 bộ bằng tiếng Việt và 08 bộ bằng tiếng Anh; Bên A giữ 06 bộ tiếng Việt, 06 bộ tiếng Anh; Bên B giữ 02 bộ tiếng Việt, 02 bộ tiếng Anh.
Điều V. Phí dịch vụ và phương thức thanh toán
Phí dịch vụ là: …….USD (Chưa bao gồm thuế GTGT 10%).
(Bằng chữ: ……. đô la Mỹ chẵn)
Bên A sẽ thanh toán cho Bên B phí dịch vụ kiểm toán như sau:
50% ngay sau khi Bên B triển khai thực hiện Hợp đồng.
50% khi Bên B giao cho Bên A Báo cáo kiểm toán.
Phí này được thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản số 0011001415059 - Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Điều VI. Cam kết thực hiện và thời gian hoàn thành
Hai bên cam kết sẽ thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong Hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh vướng mắc, hai bên phải kịp thời thông báo cho nhau và trao đổi, tìm cách giải quyết thích hợp. Mọi thông tin phải được thông báo trực tiếp cho mỗi bên bằng văn bản theo địa chỉ đã ghi trên đây. Trong trường hợp hai bên không tự giải quyết được thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo các qui định pháp luật hiện hành của Việt nam.
Điều VII. Hiệu lực và ngôn ngữ
Hợp đồng này được lập thành 05 bản ( gồm tiếng Việt và tiếng Anh) có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực từ ngày có đủ chữ ký và đóng dấu của 2 bên. Bên A giữ 02 bản, Bên B giữ 03 bản.
Hợp đồng này có giá trị thực hiện cho đến khi thanh lý hợp đồng hoặc hai bên cùng thống nhất huỷ bỏ hợp đồng.
CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
KÉ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
CÔNG TY LIÊN DOANH A
Phó Giám đốc
Lê Quang Đức
Giám đốc
Phan Ngọc Tuyên
Sau khi thực hiện xong các công việc trên, chủ nhiệm kiểm toán sẽ lập kế hoạch về thời gian và nhân sự cho cuộc kiểm toán và thông báo kế hoạch này cho nhóm kiểm toán và cho Công ty khách hàng.
Bảng số 2.7: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán
Accounting and auditing financial consultancy service company
No. 01 - Le Phung Hieu - Hoan Kiem district - Ha Noi - Viet Nam
phone : 8.241.990 - 8.241.991 Fax : 84.4.8.253.973
Kính gửi: Công ty liên doanh A
Căn cứ vào Hợp đồng kiểm toán giữa Công ty Liên doanh A và Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) về việc kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2005 của Công ty liên doanh A;
Chúng tôi xin dự kiến kế hoạch về nhân sự và thời gian để tham gia kiểm toán BCTC năm 2004 của Công ty tại trụ sở Công ty liên doanh A và các đơn vị trực thuộc như sau:
1. Thời gian thực hiện: từ ngày 28/03/2006 đến ngày 18/04/2006.
2. Nhân sự tham gia thực hiện kiểm toán: 05 người
Bà Hoàng Khánh Vân Trưởng đoàn
Bà Lê Phương Anh Thành viên
Bà Lê Anh Phương Thành viên
Bà Nguyễn Diệu Trang Thành viên
Bà Đinh Thị Mỹ Hạnh Thành viên
3. Tài liệu cần cung cấp:
BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2005
Bảng cân đối phát sinh các tài khoản cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2005
Biên bản kiểm kê tiền, CCDC, hàng tồn kho, TSCĐ tại thời điểm 31/12/2005
Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, xác nhận công nợ của các khoản nợ phải thu, phải trả tại thời điểm 31/12/2005
Toàn bộ các chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2005
Rất mong Quý Công ty chuẩn bị đầy đủ những tài liệu trên để công tác kiểm toán được thực hiện đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.
Xin trân trọng cảm ơn./.
2.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Văn bản nội bộ của Công ty AASC quy định về lập kế hoạch kiểm toán như sau:
“Nhằm tuân thủ đúng các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và tăng cường sức cạnh tranh, Ban Giám đốc Công ty yêu cầu các phòng trước khi thực hiện kiểm toán BCTC, kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, kiểm toán dự án phải lập kế hoạch kiểm toán và gửi về phòng kiểm soát chất lượng để lấy ý kiến tham gia và chuẩn bị công việc kiểm soát chất lượng” ( Văn bản nội bộ - Quy định của AASC về lập kế hoạch kiểm toán) .
Theo đó, sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, chỉ định nhóm kiểm toán, kiểm toán viên bắt tay vào lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán chi tiết. Công việc này được thực hiện bởi các kiểm toán viên có chuyên môn vững và kinh nghiệm thực tiễn cao, đã quản lý và trực tiếp tham gia nhiều cuộc kiểm toán. Các bước lập kế hoạch kiểm toán của Công ty AASC bao gồm 6 bước, như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin về khách hàng.
Bước 2: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Bước 3: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Bước 4: Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ.
Bước 5: Xác định mức độ trọng yếu.
Bước 6: Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với số dư đầu năm của các khoản mục trên Báo cáo tài chính.
2.2.1. Thu thập các thông tin về khách hàng để trợ giúp cho cuộc kiểm toán
Việc thu thập các thông tin về khách hàng (bao gồm thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý) đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến việc định hướng cho công việc kiểm toán. Theo quy định của AASC, các tài liệu mà kiểm toán viên cần thu thập bao gồm:
1. Các thông tin chung: Bảng kê đặc điểm của khách hàng, sơ đồ tổ chức, Ban Giám đốc, quá trình phát triển, các đối tác thường xuyên.
2. Các tài liệu pháp luật: Điều lệ Công ty, giấy phép thành lập, giấy phép đăng ký, hợp đồng liên doanh, bố cáo thành lập doanh nghiệp, biên bản họp đại hội đồng cổ đông, biên bản họp hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo, nhiệm kỳ lãnh đạo, thay đổi ngành nghề kinh doanh, theo dõi vốn kinh doanh và thay đổi vốn kinh doanh.
3. Các tài liệu về thuế: Quyết toán thuế hàng năm, biên bản kiểm tra thuế, các văn bản có liên quan đến các yếu tố và đặc điểm riêng của doanh nghiệp trong tính thuế.
4. Các tài liệu nhân sự: Thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, các quy trình về quản lý và sử dụng quỹ lương, các quy định trong điều lệ, biên bản đại hội công nhân viên chức, hội đồng quản trị có liên quan đến nhân sự, biên bản các cuộc kiểm tra về nhân sự trong doanh nghiệp.
5. Các tài liệu kế toán: Báo cáo kiểm toán, BCTC, thư quản lý, chế độ kế toán áp dụng trong doanh nghiệp, các nguyên tắc kế toán đang được áp dụng.
6. Các tài liệu về hợp đồng: Hợp đồng kiểm toán, hợp đồng thuê mướn dịch vụ, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tín dụng, các hợp đồng khác.
Đối với khách hàng mới như Công ty liên doanh A, những thông tin trên được kiểm toán viên thu thập bằng cách trao đổi trực tiếp với Ban giám đốc Công ty khách hàng, quan sát thực tế, gửi thư yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu, xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp... Mặt khác, Báo cáo tài chính năm 2004 của Công ty A được kiểm toán bởi Công ty ATC. Do đó, sau khi trao đổi với Công ty A, kiểm toán viên của AASC đã tiến hành trao đổi bằng văn bản với kiểm toán viên tiền nhiệm và đã được chấp nhận.
Đối với khách hàng thường xuyên như Công ty liên doanh B, kiểm toán viên cập nhật các thông tin về khách hàng trong hồ sơ kiểm toán năm trước, đồng thời có sự cập nhật những thông tin mới trong năm hiện hành.
Bên cạnh đó để cập nhật những thay đổi mới nhất từ Công ty khách hàng, chủ nhiệm kiểm toán sẽ gửi cho khách hàng một thư yêu cầu Công ty khách hàng cung cấp thêm những những tài liệu mới nhất có liên quan đến những thay đổi trong Công ty trong năm tài chính 2005 (thay đổi về ngành nghề kinh doanh, thay đổi về chế độ kế toán, thay đổi về nhân sự trong bộ máy lãnh đạo...).
Sau khi đã nhận đủ tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán do khách hàng cung cấp, thu thập tài liệu cần thiết khác cộng với các thông tin thu thập từ hồ sơ kiểm toán năm trước, kiểm toán viên sẽ thảo luận về kế hoạch kiểm toán tổng quát cho cuộc kiểm toán.
2.2.2. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Để thuyết minh đầy đủ ý nghĩa thông tin thu thập được trong suốt cuộc kiểm toán, kiểm toán viên cần thiết phải hiểu được ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Những lĩnh vực riêng của các ngành khác nhau được phản ánh trong Báo cáo tài chính. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, những hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị khách hàng làm thành một khuôn mẫu cho phép kiểm toán đưa ra được những xét đoán chuyên môn. Hiểu rõ hoạt động kinh doanh và sử dụng các hiểu biết này một cách hợp lý sẽ giúp KTV lập kế hoạch và thực hiện công việc k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36355.doc