Chuyên đề Hoàn thiện lập kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU .1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .4

1.1. Tổng quan về hệ thống kế hoạch của Ngân hàng Thương mại 4

1.1.1. Ngân hàng thương mại 4

1.1.2. Hệ thống kế hoạch của ngân hàng thương mại 9

1.1.2.1. Xét theo góc độ thời gian 10

1.1.2.2. Xét trên góc độ nội dung 10

1.1.2.3. Xét theo góc độ nghiệp vụ 11

1.2. Kế hoạch nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 12

1.2.1. Khái niệm về kế hoạch nguồn vốn 12

1.2.2. Các loại kế hoạch nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 13

1.2.3. Vai trò của kế hoạch nguồn vốn 16

1.3. Lập kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng thương mại 18

1.3.1. Khái niệm lập Kế hoạch 18

1.3.2. Bộ máy lập kế hoạch nguồn vốn 19

1.3.3. Nguyên tắc lập kế hoạch nguồn vốn 21

1.3.4. Quy trình lập Kế hoạch nguồn vốn 22

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến lập Kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng thương mại 26

1.4.1. Các yếu tố chủ quan 26

1.4.2. Các yếu tố khách quan 31

PHẦN II: THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI .34

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 34

2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 34

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 36

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 38

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 39

2.2.1. Về công tác huy động vốn 39

2.2.2. Về công tác Tín dụng 42

2.2.2.1. Dư nợ tại địa phương: 43

2.2.2.2. Dư nợ hộ Trung ương: 44

2.2.3. Về công tác Kinh doanh ngoại hối và phát triển sản phẩm dịch vụ 45

2.2.4. Về công tác Kế toán Tài Chính 46

2.3. Thực trạng lập Kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội. 47

2.3.1. Thực trạng kế hoạch Nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 47

2.3.3. Thực trạng về quy trình lập Kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 60

2.4. Đánh giá về công tác lập Kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 65

2.4.1. Những mặt đạt được 65

2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại 70

2.4.3. Nguyên nhân 73

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI .75

3.1. Định hướng hoàn thiện lập kế hoạch của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 75

3.1.1. Mục tiêu 75_Toc197882678

3.1.2. Định hướng phát triển 76

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện lập Kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 79

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch nguồn vốn 80

3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng các loại kế hoạch. 81

3.2.3. Phát triển công nghệ 83

3.2.4. Nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng .84

3.2.5. Một số giải pháp khác 85

3.3. Một số kiến nghị 86

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 86

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước 88

3.3.3. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam. 89

3.4. Những tiền đề nhằm thực hiện những kiến nghị trên. 90

KẾT LUẬN .91

 

 

doc101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2358 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện lập kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng các phương thức quản lý điều hành tiên tiến… Việc điều chỉnh thích hợp, kịp thời các chính sách kinh doanh tích cực tìm kiếm nhu cầu thị trường và khách hàng đã đem lại kết quả kinh doanh khả quan, được NHNo & PTNT Việt Nam và các Ngân hàng bạn đánh giá là một Chi nhánh hoạt động lớn và có hiệu quả cao. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội Ngay từ khi mới thành lập Chi nhánh đã luôn chú trọng công tác đào tạo cán bộ. Bên cạnh những cán bộ, nhân viên ngân hàng có kinh nghiệm là hàng loạt những cán bộ có học, có nghề được tuyển chọn. Từ 36 cán bộ lúc Chi nhánh thành lập, đến năm 2005 là 130 cán bộ. Và tổng số cán bộ, nhân viên của Chi nhánh đến 31 tháng 12 năm 2007 là 150 cán bộ, trong đó cán bộ làm công tác Tín dụng là 53 cán bộ; Thanh toán quốc tế là 08 cán bộ; Kiểm tra kiểm toán nội bộ là 05 cán bộ; Kế toán 43 cán bộ; Kiểm ngân 21 cán bộ; còn lại là 25 cán bộ làm việc ở các phòng khác. Tổng số cán bộ trên được bố trí sắp xếp theo cơ cấu các phòng như sau: - Ban lãnh đạo: 04 cán bộ; - Phòng Tín dụng: 17 cán bộ; - Phòng Nguồn vốn - Kế hoạch tổng hợp: 06 cán bộ; - Phòng Kế toán – Ngân quỹ: 26 cán bộ; - Phòng Kinh doanh ngoại tệ và TTQT: 07 cán bộ; - Phòng TCCB & Đào tạo: 04 cán bộ; - Phòng Hành chính: 07 cán bộ; - Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ: 05 cán bộ; - Chi nhánh cấp 2 Giảng Võ: 16 cán bộ; - Chi nhánh cấp 2 Nam Đô: 21 cán bộ; - Chi nhánh cấp 2 Tây Đô: 18 cán bộ; - Phòng giao dích số 4: 04 cán bộ; - Phòng Giao dịch số 5: 05 cán bộ; - Phòng Giao dịch số 6: 05 cán bộ; - Phòng Giao dịch số 9: 05 cán bộ. Về trình độ chuyên môn: Chi nhánh có 02 tiến sỹ, 09 thạc sỹ, 114 Đại học (Trong đó có 05 đ/c đang học trên đại học), 02 Cao đẳng, 03 Cao cấp Ngân hàng và 09 Trung cấp, 11 cán bộ Trung, sơ cấp, học nghiệp vụ khác và chưa qua đào tạo. (Trong đó có 03 cán bộ đang học đại học tại chức). Đây là nguồn lực quý của Chi nhánh. Tổ chức biên chế bộ máy cơ cấu của Chi nhánh được sắp xếp như sau: CN Giảng Võ PGD Số 9 Nam HN BAN LÃNH ĐẠO Phòng Hành chính nhân sự Phòng Tín dụng Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Nguồn vốn và KHTH Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ Phòng Thẩm định PGD Số 1 PGD Số 1 PGD Số 2 PGD Số 1 CN Nam Đô CN Tây Đô PDG Số 4 Nam HN HỘI SỞ PGD Số 6 Nam HN PGD Số 5 Nam HN NHNo & PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Nam Hà Nội 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 2.2.1. Về công tác huy động vốn Cùng với sự nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác nguồn vốn cả về mặt định lượng và định tính, nguồn vốn mà NHNo & PTNT Nam Hà Nội huy động được đã có sự tăng trưởng rõ rệt trong những năm gần đây cả về quy mô và sự chuyển đổi trong cơ cấu thu hút vốn. Kết quả của công tác huy động vốn của Chi nhánh Nam Hà Nội là nguồn vốn của Chi nhánh luôn giữ ở mức tăng trưởng ổn định, chiếm tỷ trọng lớn dần trong tổng nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Hà Nội. Chúng ta có thể theo dõi kết quả huy động vốn của Chi nhánh Nam Hà Nội trong 5 năm, từ năm 2003 đến năm 2007 trong bảng sau: Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn trong 5 năm từ 2003-2007 Đơn vị: Tỷ đồng CÁC CHỈ TIÊU 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng nguồn huy động 2,550 3,784 4,439 7,953 8,320 Trong đó:+ Nội tệ 2,104 3,061 3,600 7,379.8 7,752 + Ngoại tệ 446 723 839 573,2 568 Phân theo các tổ chức - TG dân cư 887 1,231 1,389 4,226,5 4,182 Tỷ trọng 34,78% 32,53% 31,32% 53,15% 50,27% - TG TCKT, XH 1,112 1,778 2,433 2,902,5 3,565 Tỷ trọng 43,6% 46,99% 54,75% 36,49% 42,85% - Nguồn TCTD 551 775 617 824 572 Tỷ trọng 21,62% 20,48% 13,93% 10,36% 6,88% Phân theo thời gian - Không kỳ hạn 312 716 906 1,188 1,238 Tỷ trọng 12,23% 18,92% 20,4% 14,94% 14,88% - Dưới 12 tháng 1,205 1,899 1,792 1,489 1,591 Tỷ trọng 47,25% 50,18% 40,37% 18,72% 19,12% - Từ 12 tháng trở lên 1,033 1,169 1,741 5,276 5,491 Tỷ trọng 40,52% 30,9% 39,23% 66,34% 66% Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD giai đoạn 2003 - 2007 Biểu 2.1. Biểu đồ tăng trưởng HĐV giai đoạn 2003 – 2007. HĐV (tỷ đồng) Qua bảng số liệu trên ta thấy, quy mô vốn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội năm 2007 đã tăng gấp 3,263 lần so với năm 2003, tăng từ 2550 tỷ đồng lên 8320 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 141%. Từ năm 2003 – 2005 tốc độ tăng nguồn vốn của Chi nhánh tương đối ổn định, bình quân là 133%. Nhưng năm 2006 tốc độ tăng nguồn vốn tăng nhanh hơn năm 2005 tới 179%, bởi vì năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006 – 2010, nhằm thực hiện mục tiêu “Hội nhập và xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng” của NHNo & PTNT Việt Nam. - Về tốc độ tăng trưởng: Năm 2004 tổng nguồn huy động là 3784 tỷ đồng tăng 152% so với năm 2003. Còn năm 2005 so với năm 2004 là tăng 114,6%; năm 2006 so với năm 2005 là 179,2%; Và năm 2007 tăng so với năm 2006 là 104,6%. Như vậy tốc độ tăng trưởng bình quân 1 năm là 137,6% là một trong những đơn vị dẫn đầu thực hiện đề án phát triển kinh doanh trên địa bàn Hà Nội của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, nhưng tốc độ tăng theo hướng chậm dần lại. - Về cơ cấu nguồn vốn đã thay đổi theo hướng tích cực: Nguồn vốn TCTD từ 21,62%/ Tổng nguồn năm 2003 giảm xuống 6,88% năm 2007, nguồn huy động vốn từ dân cư tăng nhanh và ổn định. Phát huy lợi thế của thủ đô Hà Nội, Chi nhánh đã và đang khai thác tốt nguồn vốn của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trên địa bàn, tỷ trọng nguồn này ngày càng tăng lên. Năm 2003 Chi nhánh Nam Hà Nội đã huy động được 1112 tỷ đồng từ các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, chiếm 43,6% tổng nguồn huy động. Còn năm 2007 thì nguồn này 3565 tỷ đồng, gấp 3,206 lần so với năm 2003 về số lượng nhưng xét về tỷ trọng so với tổng nguồn huy động thì là như nhau. Như vậy nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, xã hội tăng lên và tương đối ổn định. - Xét về tính chất ổn định của nguồn vốn: Nếu xét theo thời hạn thì nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng khoảng 48%/ tổng nguồn vốn, luôn lớn hơn dư nợ trung và dài hạn của Chi nhánh. Nhưng thực chất tính ổn định nguồn vốn của Chi nhánh trong giai đoạn này chưa cao, vì tỷ trọng nguồn vốn của các tổ chức kinh tế xã hội lớn vẫn còn khá cao, đa phần các Tổ chức này có nhu cầu giải ngân trùng với những thời điểm căng thẳng vốn của hệ thống ngân hàng thương mại. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh tăng nhanh như vậy là do toàn bộ Chi nhánh đã chủ động và tích cực thực hiện chỉ đạo của NHN0 &PTNT Việt Nam về công tác huy động vốn. Chi nhánh đã tổ chức thực hiện tốt các đợt phát hành tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi do Trụ sở chính tổ chức như NHNo Nam Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo, kịp thời tặng quà khuyến mãi trực tiếp cho khách hàng có tiền gửi lớn, phát huy tối đa các mối quan hệ trong và ngoài ngành nhằm thu hút khách hàng có tiềm năng về tiền gửi và thanh toán. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương “Giảm dần nguồn tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng”. Những năm trước đây, tiền gửi tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng khá cao, lúc cao nhất chiếm đến 35% tổng nguồn. Đến 31/12/2007 tiền gửi tổ chức tín dụng chỉ còn 7% tổng nguồn vốn. Chi nhánh cũng nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương giảm tiền gửi của Tổ chức Tài chính, công ty Chứng khoán, công ty Bảo hiểm… và tích cực tìm kiếm nguồn vốn từ các tổ chức khác để thay thế, bù đắp. Ngoài ra, Chi nhánh còn tích cực phát triển mạng lưới, phát triển dịch vụ, tăng cường giao lưu thu hút khách hàng mới, sử dụng các dịch vụ ngân hàng để tăng thêm tính cạnh tranh, vận dụng lãi suất linh hoạt, đúng đối tượng, đúng thời điểm… không để mất khách hàng đã có. 2.2.2. Về công tác Tín dụng Năm 2007, công tác Tín dụng của Chi nhánh Nam Hà Nội có sự tăng trưởng nhanh, tăng 337 tỷ và vượt 21% so với đầu năm. Tuy nhiên, dư nợ cho vay đối với các đơn vị trực thuộc NHNo & PTNT Nam Hà Nội lại giảm (giảm 1609 tỷ đồng) do giảm hết dư nợ của Công ty Chứng khoán. Điều này dẫn đến tổng dư nợ toàn Chi nhánh năm 2007 là 2414 tỷ đồng, giảm 1272 tỷ đồng so với năm trước Bảng 2.2. Tình hình tăng trưởng dư nợ năm 2007 so với năm 2006 Đơn vị: Tỷ đống Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 So 2006 +/- % B - Tổng dư nợ 3,747 2,474 -1,272 66% 1- Dư nợ tại địa phương 1,601 1,938 337 121% 2- Dư nợ hộ TW 2146 536 -1,609 25% Nguồn: Báo cáo TK HĐKD 2007 và phương hướng nhiệm vụ 2008. 2.2.2.1. Dư nợ tại địa phương: Năm 2007, công tác Tín dụng của Chi nhánh Nam Hà Nội có sự tăng trưởng nhanh hơn so với năm trước, tăng 337 tỷ đồng; bằng 121% so với đầu năm; So với kế hoạch Trung Ương giao mới chỉ đạt 92%. Bảng 2.3. Phân tích dư nợ tại địa phương năm 2007 so năm 2006 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 So 2006 +/- % I-Dư nợ tại ĐP 1.601 1.938 337 121% Phân tích dư nợ theo loại tiền 1.Nội tệ 763,5 1021 257 134% Tỷ trọng dư nợ nội tệ 48% 53% 5% 110% 2.Ngoại tệ 838 917 79 109% Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ 52% 47% -5% 90% Phân tích dư nợ theo kỳ hạn -Ngắn hạn 952 862 -91 90% - Trung hạn 88 108 20 123% - Dài hạn 561 968 407 173% Tỷ trọng vốn trung và dài hạn 41% 56% 15% 137% Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp Nhà Nước 876.276 840.305 -35.971 -4,10% Doanh nghiệp ngoài QD 182.015 571.644 390.629 214,61% Hợp tác xã 53 281 228 430,19% Hộ gia đình 60.797 187.924 127.127 209,10% Nguồn: Báo cáo TK HĐKD 2007 và phương hướng nhiệm vụ 2008. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay bằng nội tệ/tổng dư nợ tại địa phương tăng từ 48% lên 53%. Cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền có sự thay đổi so với năm 2006. Nếu năm 2006 dư nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ (chiếm 52%) thì năm 2007 dư nợ nội tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu (53%). Đây cũng là một trong những cố gắng của Chi nhánh trong việc giảm dần dư nợ cho vay bằng ngoại tệ nhằm hạn chế việc sử dụng vốn ngoại tệ của Trung ương và cải thiện chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra. Năm 2007, cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn cho vay của Chi nhánh Nam Hà Nội đã thay đổi đáng kể. Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn tăng nhanh đạt 56% năm 2007, tăng 15% so với năm 2006, gần đạt mức chỉ đạo của Hội đồng Quản trị (kế hoạch giao là 57%). Việc tăng dư nợ trung và dài hạn do giải ngân dự án mua Tầu chở dầu của Công ty Vận tải Biển Đông (tăng 200 tỷ đồng), Dự án ENZO Việt (77 tỷ), Dự án Trường Đại học Thăng Long (49 tỷ). Từ bảng trên ta cũng thấy dư nợ đối với Doanh nghiệp Nhà Nước vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Sự khó khăn của các Doanh nghiệp này trong giai đoạn vừa qua có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tín dụng của Chi nhánh. 2.2.2.2. Dư nợ hộ Trung ương: Năm 2007 dư nợ cho vay các công ty trực thuộc tại Chi nhánh Nam Hà Nội giảm 1.609 tỷ đồng so với năm 2006. Lý do là do giảm hầu hết dư nợ của Công ty Chứng khoán gần 2.000 tỷ đồng theo sự chỉ đạo của TW. Do vậy, số dư hiện nay tại Chi nhánh đến ngày 31/12/2007 là 536 tỷ đồng; đạt 79% kế hoạch TW giao. 2.2.3. Về công tác Kinh doanh ngoại hối và phát triển sản phẩm dịch vụ Công tác kinh doanh ngoại hối và TTQT. Chi nhánh Nam Hà Nội luôn chú trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ thanh toán Quốc tế, không để xảy ra trường hợp sơ xuất đáng tiếc nào. Doanh số hoạt động tiếp tục tăng trưởng, thu phí dịch vụ tăng 12% so năm 2005. Kết quả thực hiện được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh ngoại hôi và TTQT Đơn vị tính: 1000 USD STT Chỉ tiêu TH 2006 TH 2007 So sánh SM Số tiền SM Số tiền SM Số tiền 1 TT hàng nhập 1063 68,819 1078 103,447 15 34,628 2 TT hàng xuất 523 48,231 591 59,099 68 10,868 3 Mua ngoại tệ 98,764 107,263 8,499 4 Bán dịch vụ 101,142 109,404 8,262 5 Thu dịch vụ 187 209 112% Nguồn: Báo cáo TK HĐKD 2007 và phương hướng nhiệm vụ 2008. Công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mới. Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong Ngân hàng hiện đại và tăng cườn tính cạnh tranh lành mạnh, Chi nhánh Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như: Bảo lãnh, thanh toán Quốc tế, đại lý Western union, thanh toán điện tử, thẻ ATM, Ngân hàng đầu mối, Ngân hàng phục vụ dự án… Bên cạnh đó còn phát triển một số sản phẩm dịch vụ mới như: + Duy trì hoàn thiện dịch vụ cho Trung tâm chuyển tiền Bưu Điện. + Ngân hàng đầu mối phục vụ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. + Duy trì thu tiền mặt tại chỗ của sinh viên, dịch vụ nhận tiền của Tổng Công ty Xi măng, trả lương qua thẻ ATM. Nhờ có sự nhận thức đúng và tập trung chỉ đạo phát triển mạnh sản phẩm dịch vụ nên năm 2007 thu dịch vụ của Chi nhánh đạt 18.899 triệu đồng, tăng 0,5 tỷ đổng so với năm 2006; Tuy nhiên tỷ lệ thu dịch vụ của Chi nhánh tăng chậm đạt 12,2%, giảm 3,91%; Tốc độ tăng trưởng so với năm 2006 đạt 76%; so với kế hoạch TW giao là tăng 20% là chưa đạt kế hoạch. Nguyên nhân là đơn vị có địa bàn hoạt động không thuận lợi nên việc phát triển dịch vụ chủ yếu hỗ trợ cho công tác huy động vốn và dư nợ, Chi nhánh thường buộc phải dùng chính sách giảm cước phí dịch vụ làm vũ khí trong cạnh tranh. 2.2.4. Về công tác Kế toán Tài Chính Bảng 2.5. Kết quả hoạt động tài chính Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu TH 2006 KH 2007 Năm 2007 TH So 2006 So KH Tổng thu 946A 556.189 725.270 169.081 Tổng chi theo 946A 461.630 646.409 184.779 Quỹ thu nhập 946A 94.559 63.679 91.684 -2.875 28.005 Hệ số lương 2,86 2,07 -0,79 Nguồn: Báo cáo TK HĐKD 2007 và phương hướng nhiệm vụ 2008. Tổng thu 946A năm 2007 đạt 725.270 triệu đồng, tăng 169.081 triệu đồng so năm trước với tốc độ tăng là 30%. Trong đó thu lãi cho vay là 685.212 triệu đồng, chiếm 93% tổng thu; Thu dịch vụ là 18.899 triệu đồng; chiếm 2,5% tổng thu (bằng 12,2% thu nhập ròng). Tổng chi 946A năm 2006 là 646.409 triệu đồng, tăng 184.779 triệu đồng so năm trước với độ tăng 40%. Trong đó chi trả lãi huy động vốn 555.659 triệu đồng, chiếm 86% tổng chi. Chênh lệch thu nhập – chi phí (chưa có lương) đạt 91.684 triệu đồng, giảm 2.875 triệu đồng so năm trước, và vượt 44% kế hoạch giao. Trong năm Chi nhánh Nam Hà Nội đã trích đủ dự phòng rủi ro theo kế hoạch giao của Trụ sở chính là 57.552 triệu đồng. Quỹ thu nhập bình quân đầu người đạt 732 triệu đồng/1 cán bộ/ năm. Hệ số tiền lương đạt được là 2,07. 2.3. Thực trạng lập Kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội. 2.3.1. Thực trạng kế hoạch Nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội Các kế hoạch nguồn vốn theo kỳ hạn. Như chúng ta đã biết, vốn có kỳ hạn luôn là vấn đề quan trọng, đáng quan tâm đối với các ngân hàng. Việc làm chủ các nguồn vốn có kỳ hạn sẽ giúp các ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, bởi đây chính là nguồn vốn ổn định giúp ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay. Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu vốn theo hướng tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn, trong những năm vừa qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phát hành và đã phát hành thành công nhiều đợt kỳ phiếu và trái phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư trung và dài hạn tăng cao. Bảng 2.6 Tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn theo kỳ hạn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội từ 2003-2007 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 KH TH KH TH KH TH KH TH KH TH Tổng NV 2000 2550 3450 3784 4100 4439 5100 7953 6686 8320 TG không kỳ hạn 289 312 541 716 826 906 921 1188 1123 1238 TG kỳ hạn <12tháng 815 1205 1759 1899 1839 1792 1625 1490 1545 1591 TG kỳ hạn ³12 tháng 896 1033 1150 1169 1435 1741 2554 5275 4018 5491 Tỷ trọng vốn trung và dài hạn 44,8% 41% 33,3% 31% 35% 39,2% 50% 66,3% 60,1% 66% Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2003-2007. Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội ngày càng tăng lên theo các năm và vượt kế hoạch đặt ra với tỷ lệ vượt kế hoạch bình quân là 25%. Trong vòng 5 năm huy động, nguồn vốn ngắn hạn của Chi nhánh đã tăng gấp 3,263 lần so với năm 2003, từ 2550 tỷ đồng năm 2003 tăng lên 8320 tỷ đồng năm 2007. Mặt khác, nguồn vốn trung và dài hạn cũng tăng nhanh qua các năm, tăng từ 1033 tỷ đồng năm 2003 lên đến 5491 tỷ đồng năm 2007, tăng gấp 5,3 lần. Xét về mặt tương đối thì tỷ lệ vốn trung và dài hạn so với tổng nguồn vốn cũng ngày càng tăng cao từ 41% năm 2003 tới 66% năm 2007. Năm 2003, nguồn vốn huy động trung và dài hạn chỉ chiếm 2/5 trên tổng nguồn vốn huy động được nhưng đến năm 2007, thì nó đã chiếm 2/3 tổng nguồn huy động và nó có xu hướng ổn định dần (năm 2007 tỷ lệ vốn trung và dài hạn không thay đổi nhiều so với năm 2006). Xu hướng này là hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển về kế hoạch nguồn vốn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội. Nguyên nhân của xu hướng chuyển dịch này trong cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn là do: Thứ nhất: Như chúng ta đã biết, bất kỳ một ngân hàng nào trong quá trình hoạt động của mình đều muốn phát triển loại hình tiền gửi trung và dài hạn cũng như tiền gửi có kỳ hạn, bởi vì loại hình tiền gửi này sẽ giúp tăng khả năng chủ động của ngân hàng, tăng tính thanh khoản của ngân hàng. Đồng thời, cần giảm dần tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn đến một mức tỷ trọng hợp lý nhưng vẫn phải giữ tỷ trọng tuyệt đối trong tổng nguồn vốn huy động. Thứ hai là: Do có một thực tế là lãi suất của các khoản tiền gửi ngắn hạn luôn thấp hơn lãi suất các khoản vay dài hạn, do đó để thu được lợi nhuận cao trong hoạt động của mình thì các ngân hàng thường lấy các khoản tiền gửi ngắn hạn cho vay dài hạn, nhưng đồng thời các ngân hàng cũng có thể nhận thấy nếu như người gửi ngắn hạn đến thời điểm đáo hạn thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động tiền để trả nợ. Chính vì vậy, các ngân hàng luôn cho rằng trong khoảng thời gian đáo hạn của các khoản này, nhất thiết sẽ có nhiều người tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng và ngân hàng có thể dùng các khoản này trả nợ cho các khoản nợ đến hạn. Do vậy, ngoài việc thiết lập uy tín vững chắc thì các ngân hàng cũng phải tiến hành các biện pháp cũng như các hình thức quảng cáo, khuyến mãi nhằm giữ vững tỷ trọng tuyệt đối của các khoản tiền gửi ngắn hạn trong tổng nguồn vốn huy động. Từ bảng số liệu ta cũng có thể nguồn vốn trung và dài hạn trong năm 2004 và 2005 tăng về mặt số lượng nhưng lại giảm về mặt tỷ trọng của nguồn này so với tổng nguồn. Nguyên nhân của sự giảm này là do năm 2004, 2005 có sự biến động về chỉ số giá liên tục tăng cao, chỉ số lạm phát thì tương đối cao, điều này đã làm cho những người gửi tiền thận trọng hơn, họ không muốn gửi tiền với kỳ hạn dài. Dự đoán được tình hình kinh tế đất nước năm 2004 – 2005 như vậy, nên kế hoạch nguồn vốn mà NHNo & PTNT Nam Hà Nội đưa ra đã giảm về tỷ trọng vốn trung và dài hạn trên tổng nguồn so với năm 2003. (Năm 2004 tỷ trọng vốn trung và dài hạn so với tổng nguồn là 33,3%, năm 2005 là 31%, còn năm 2003 là 44,8%). Hiện nay thì mức tăng trưởng của vốn trung và dài hạn đáp ứng tương đối đủ nhu cầu sử dụng vốn của các ngân hàng. Và trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn trung và dài hạn ngày càng được các ngân hàng, trong đó có cả NHNo & PTNT Nam Hà Nội, quan tâm hơn tới việc huy động tiết kiệm dài hạn và phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao. Tỷ trọng của nguồn này so với tổng nguồn vốn có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn này, từ 41% năm 2003 lên tới 66% năm 2007. Kết quả của cơ cấu này cho thấy, giai đoạn từ 2003 -2007 chất lượng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội có xu hướng tăng cao và sẽ ổn định trong những năm tới, do lãi suất các khoản tiền gửi ngắn hạn là thấp. Mặt khác nó cũng phản ánh tính chất nguồn vốn chuyển từ dễ biến động sang ổn định dần, do nguồn tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn thường chịu những biến đổi về lãi suất, tỷ giá, thu nhập, … Kế hoạch nguồn vốn theo loại tiền Nếu xét nguồn vốn huy động theo loại tiền thì hiện nay NHNo & PTNT Nam Hà Nội đang huy động vốn theo hai loại là VNĐ và đồng ngoại tệ. Thực trạng kế hoạch nguồn vốn theo loại tiền của NHNo & PTNT Nam Hà Nội được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.7. Thực trạng kế hoạch nguồn vốn theo loại tiền của NHNo & PTNT Nam Hà Nội từ 2003 – 2007 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 KH TH KH TH KH TH KH TH KH TH Tổng nguồn 2000 2550 3450 3784 4100 4439 5100 7953 6686 8320 Vốn nội tệ 1642 2104 2792 3061 3325 3600 4232 7340 6236 7752 Vốn ngoại tệ 358 446 658 723 775 839 868 573 450 568 Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2003 -2007 Biểu 2.2. Biểu cơ cấu theo loại tiền 2003-2007 Qua bảng số liệu trên ta thấy, về mặt giá trị, cả nguồn nội tệ và nguồn ngoại tệ đều tăng qua các năm. Tốc độ tăng bình quân của vốn nội tệ của năm sau so với năm trước bình quân là 143% và của nguồn ngoại tệ là 111%. Đồng thời, việc huy động vốn này cũng có sự chuyển dịch cơ cấu của theo chiều hướng tăng dần tỷ lệ nguồn nội tệ và giảm dần tỷ lệ nguồn ngoại tệ trong tổng nguồn (có thể thấy rất rõ sự thay đổi này qua biểu 2.2 ở trên). Theo biểu 2.2, ta thấy trong 3 năm 2003-2005 tỷ lệ nguồn ngoại tệ chiếm tỷ trọng ổn định và chiếm khoảng 20% tổng nguồn vốn huy động được của Chi nhánh. Tuy nhiên, về mặt giá trị thì nguồn ngoại tệ vẫn tăng đều qua các năm. Nhưng đến năm 2006, tỷ lệ nguồn ngoại tệ so với tổng nguồn vốn huy động đã giảm mạnh còn khoảng 8% so với năm trước. Từ 19% năm 2005 xuống còn 7,2% năm 2006, và ổn định ở năm 2007. Nguyên nhân của xu hướng này là bởi vì Chi nhánh đã thực hiện, triển khai thành công kế hoạch nguồn vốn bao gồm các biệp pháp nhằm giảm dần các nguồn vốn không ổn định, triển khai thông tin tiếp thị mở rộng khách hàng. Đồng thời, Chi nhánh đã triển khai một loạt các hình thức huy động vốn đa dạng như: Huy động tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, phát hành kỳ phiếu ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn,… Mặt khác, Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo về các sản phẩm, cũng như các dịch vụ tiện ích cho khách hàng của NHNo & PTNT Nam Hà Nội thông qua hệ thống thông tin đại chúng như Truyền hình, báo đài… Hiện nay, nguồn nội tệ vẫn là nguồn vốn chủ yếu của NHNo Nam Hà Nội, nó chiếm tỷ trọng bình quân trong tổng nguồn vốn huy động là 86% và đang có xu hướng tăng dần cả về mặt tuyệt đối và tương đối. Nguồn nội tệ năm 2003 là 2104 tỷ đồng chiếm 82,5% tổng nguồn huy động. Năm 2004, tỷ lệ này tương ứng là 3061 tỷ đồng và 80,1% ; năm 2005 tỷ lệ này là 3600 tỷ đồng và 81,1%. Đến năm 2006 thì nguồn nội tệ là 7340 tỷ đồng, chiếm 92,3% trong tổng nguồn, tăng gần 10% so với năm 2003. Còn năm 2007, nguồn nội tệ huy động được là 7752 tỷ đồng, chiếm 93,2% tổng nguồn huy động, tăng gấp 3,68 lần so với năm 2003 về mặt giá trị tuyệt đối. Sự chuyển dịch này là phù hợp với kế hoạch nguồn nội tệ và kế hoạch nguồn ngoại tệ của NHNo & PTNT Nam Hà Nội, nằm trong chiến lược điều chỉnh cơ cấu vốn theo chương trình chỉ đạo của Trụ sở chính, và nó phù hợp với hoạt động tín dụng. Vốn huy động VNĐ vẫn tăng về mặt giá trị tuyêt đối là kết quả của hoạt động đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là kết quả của sự phối hợp tích cực giữa các phòng ban để đưa ra các giải pháp cụ thể cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng là các tổ chức kinh tế, xã hội. Mặt khác, nguồn ngoại tệ quy đổi có tỷ trọng thấp, bình quân là 11%, tăng nhanh ở các năm 2004, 2005. Năm 2004 đạt 723 tỷ đồng (chiếm 19,1% tổng nguồn), năm 2005 đạt 839 tỷ đồng (chiếm 18,9% tổng nguồn). Có được kết quả như vậy là do Ngân hàng đã tập trung mở rộng quan hệ với khách hàng mới và mở rộng mạng lưới kinh doanh của ngân hàng. Cuối năm 2004, giá trị của đồng ngoại tệ đã có xu hướng giảm dần, do giai đoạn đầu đồng USD liên tục tăng giá so với đồng VNĐ, nhưng đến đầu năm năm 2005, Mỹ đã phá giá đồng USD đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và xuất hiện các hình thức huy động tiền gửi, tiền tiết kiệm ngoại tệ rất đa dạng với lãi suất cao tại các ngân hàng thương mại khác, nó đã tạo ra một sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Nhìn chung, nguồn vốn ngoại tệ không phải là thế mạnh của ngân hàng, đây cũng chính là hạn chế của các ngân hàng thương mại khác. Bởi vì: Thứ nhất là do địa thế và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của ngân hàng chưa đáp ứng được đầy đủ cho các nghiệp vụ của ngân hàng như thanh toán quốc tế, thu hút nguồn vốn ngoại tệ, hạn chế giao dịch với các tổ chức nước ngoài… Thứ hai là do ngân hàng vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong khâu lập kế hoạch, đặc biệt là khâu nghiên cứu và dự báo. Ngân hàng đã không xác định được chính xác thị trường mục tiêu của mình, chưa xác định được đâu là khách hàng tiềm năng của mình, do vậy các biện pháp mà ngân hàng đưa ra vẫn còn chưa hợp lý, chưa phù hợp. Chính điều này đã hạn chế khả năng thu hút nguồn vốn ngoại tệ của Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội từ các tổ chức kinh tế nước ngoài… Hiện nay, với chính sách khuyến khíc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20248.doc
Tài liệu liên quan