Khi tiến hành phân tích cơ cấu tài sản của công ty, bộ phận phân tích tiến hành so sánh giữa số đầu năm với số củối năm của các khoản mục về tỷ trọng của từng loại hay bộ phận tài sản so với tổng tài sản. Thông qua việc áp dụng phương pháp so sánh ngang để thấy được sự biến động về quy mô và so sánh dọc để thấy được sự thay đổi về cơ cấu tài sản của công ty.
Cuối năm 2010 sau khi số liệu trên bảng cân đối kế toán đã hoàn tất, bộ phận phân tích lập bảng phân tích cơ cấu tài sản theo như số liệu được trình bày ở bảng 2.4, trang 30.
Nhìn vào bảng này, bộ phận phân tích của công ty thấy được rằng tổng tài sản của công ty lúc cuối năm 2010 tăng lên 10.134.117.529 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 14,82%. Đây là một mức tăng đáng kể. Trong đó: Tài sản ngắn hạn cơ cấu lúc cuối năm tăng lên 5,34% là do trong năm loại tài sản này đã tăng lên 10.249.654.585 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 25,08%. Cụ thể trong đó, công ty xem xét sự biến động cụ thể của các khoản mục như sau:
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần du lịch Việt Nam – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a công ty, bộ phận phân tích tiến hành so sánh giữa số đầu năm với số củối năm của các khoản mục về tỷ trọng của từng loại hay bộ phận tài sản so với tổng tài sản. Thông qua việc áp dụng phương pháp so sánh ngang để thấy được sự biến động về quy mô và so sánh dọc để thấy được sự thay đổi về cơ cấu tài sản của công ty.
Cuối năm 2010 sau khi số liệu trên bảng cân đối kế toán đã hoàn tất, bộ phận phân tích lập bảng phân tích cơ cấu tài sản theo như số liệu được trình bày ở bảng 2.4, trang 30.
Nhìn vào bảng này, bộ phận phân tích của công ty thấy được rằng tổng tài sản của công ty lúc cuối năm 2010 tăng lên 10.134.117.529 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 14,82%. Đây là một mức tăng đáng kể. Trong đó: Tài sản ngắn hạn cơ cấu lúc cuối năm tăng lên 5,34% là do trong năm loại tài sản này đã tăng lên 10.249.654.585 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 25,08%. Cụ thể trong đó, công ty xem xét sự biến động cụ thể của các khoản mục như sau:
Cơ cấu vốn băng tiền lúc cuối năm giảm đi 0,76%, tuy rằng trong năm khoản mục này có tăng lên ở mức 2.068.175.660 đồng tương ứng với tốc độ tăng 11,48% nhưng khi xem xét về mặt tỷ trọng với tổng tài sản thì tỷ trọng khoản mục vốn bằng tiền lúc cuối năm lại giảm đi so với đầu năm.
Cơ cấu các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lúc cuối năm giảm đi 1,49 lần, cũng tương tự như khoản mục vốn bằng tiền, tuy rằng lúc cuối năm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng lên với tốc độ tăng là 5,52% nhưng do xét về mặt tỷ trọng thì tỷ trọng của khoản mục này lúc cuối năm cũng giảm đi so với đầu năm.
Tuy nhiên, bộ phận phân tích cũng nhận thấy rằng tốc độ tăng ở mức 88,78% là quá cao. Và công ty đang bị chiếm dụng vốn. Phải thu khách hàng tăng lên, chứng tỏ việc cung cấp dịch vụ của công ty tốt hơn năm 2009, thu hút được nhiều khách hàng hơn đến với công ty.
Từ đó bộ phận phân tích đưa ra kiến nghị là công ty phải đi tìm giải pháp để giảm việc chiếm dụng vốn vì với số vốn này, công ty có thể quay vòng và sử dụng có hiệu quả hơn là nằm ở khoản mục phải thu khách hàng - một khoản mục không có lãi.
Cơ cấu hàng tồn kho lúc cuối năm không tăng lên so với đầu năm, đó là do tốc độ tăng của hàng tồn kho tương đương với tốc độ tăng của tổng tài sản. Khoản mục hàng tồn kho lúc cuối năm tăng lên 27.516.722 đồng tương ứng với tốc độ tăng 16,09%. Do công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch nên khoản mục này không phải là một khoản mục trọng yếu, mức độ tăng như này là hoàn toàn hợp lý.
Sau khoản mục phải thu là khoản mục tài sản ngắn hạn khác có tốc độ tăng lớn thứ hai. Cơ cấu của khoản mục này lúc cuối năm tăng lên 3,41% là do trong năm khoản mục này tăng lên ở mức 699.520.556 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 27,9% chủ yếu là do trong năm công ty có trả trước chi phí cho những đối tác cung cấp dịch vụ cho khách hàng của công ty như phòng nghỉ hay dịch vụ hướng dẫn.
Còn về các khoản mục tài sản dài hạn, bộ phận phân tích của công ty cũng xem xét tương tự như sau:
Cơ cấu tài sản cố định lúc cuối năm giảm đi 4,66 lần so với đầu năm, mặc dù trong năm khoản mục này có tăng ở mức 240.089.079 đồng, tương ứng với tốc độ tăng nhẹ là 0,91%; đi tìm hiểu sâu nguyên nhân, bộ phận phân tích cho rằng là do trong năm công ty tiến hành đầu tư vào tài sản cố định không đáng kể bên cạnh đó là việc phải tiến hành trích khấu hao tài sản cố định
Đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn, thời điểm đầu năm và cuối năm 2010 vẫn giữ nguyên ở mức 144.664.480 đồng điều này là do trong năm công ty không đầu tư tài chính hay không sử dụng tiền để mua chứng khoán, cổ phiếu của các doanh nghiệp khác. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi những bất ổn tài chính kéo dài trong suốt năm 2010.
Cơ cấu các khoản tài sản dài hạn khác cuối năm giảm đi so với đầu năm 2010 ở mức 0,65 lần là do trong năm khoản mục này đã giảm đi 355.626.135 tương ứng với tốc độ giảm 34,1% bởi sự sụt giảm của khoản mục chi phí trả trước dài hạn ở thời điểm cuối năm so với đầu năm.
Bảng 2.4: Bảng phân tích cơ cấu tài sản công ty cổ phần du lịch Việt Nam – Hà Nội năm 2010
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
Chênh lệch
(đồng)
%
(đồng)
%
+/-
%
Cơ cấu
(1)
(2)
(3)
(4)
(5) = (3)-(1)
(6)=
(7) =
(4) – (2)
A.Tài sản ngắn hạn
40.864.095.097
59,77
51.113.749.682
65,11
10.249.654.585
25,08
5,34
1.Vốn bằng tiền
18.011.867.917
26,34
20.080.043.577
25,58
2.068.175.660
11,48
-0,76
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
12.558.700.000
18,37
13.252.400.000
16,88
693.700.000
5,52
-1,49
3.Phải thu ngắn hạn
7.615.391.075
11,13
14.376.132.722
18,31
6.760.741.647
88,78
7,18
4.Hàng tồn kho
171.043.777
0,25
198.560.499
0,25
27.516.722
16,09
0,00
5.Tái sản ngắn hạn khác
2.507.092.328
0,68
3.206.612.884
4,09
699.520.556
27,9
3,41
B. Tài sản dài hạn
27.509.236.307
40,23
27.393.699.251
34,89
-115.537.056
-0,42
-5,34
1.Tài sản cố định
26.322.156.727
38,49
26.562.245.806
33,83
240.089.079
0,91
-4,66
2.Đầu tư tài chính dài hạn
144.664.480
0,21
144.664.480
0,18
0
0
-0,03
3.Tài sản dài hạn khác
1.042.415.100
1,53
686.788.965
0,88
-355.626.135
-34,1
-0,65
Tổng tài sản
68.373.331.404
100
78.507.448.933
100
10.134.117.529
14,82
0,00
Sau khi xem xét cả về cơ cấu lẫn tốc độ tăng giảm của các khoản mục tài sản, bộ phận phân tích cho rằng tổng tài sản trong năm tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của tài sản ngắn hạn. Như vậy, trong năm công ty không tăng cường, mở rộng quy mô và năng lực sản xuất mà chủ yếu tập trung vào những khoản mục ngắn hạn có khả năng thu hồi vốn nhanh. Điều này cũng phản ánh chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn của công ty.
2.2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng được tiến hành tương tự như phân tích cơ cấu tài sản, để phân tích cơ cấu nguồn vốn bộ phận phân tích cũng lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn tính ra được tốc độ tăng giảm, cơ cấu của từng khoản mục và rút ra những nhận xét sự hợp lý hay không trong cấu trúc tài chính của mình.Theo số liệu bảng 2.5 trang 33 bộ phận phân tích của công ty rút ra những nhận xét về cấu trúc nguồn vốn được trình bày dưới đây.
Cơ cấu các khoản nợ phải trả trong năm của công ty tăng nhẹ ở mức 0,76%. Mức tăng của khoản mục này được xác định là do trong năm công ty đã chiếm dụng vốn của người bán cũng như của người lao động thêm một mức là 5.123.917.462 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 16,77% đi sâu nghiên cứu các khoản mục cụ thể, bộ phận phân tích của công ty đưa ra được những kết luận như sau:
Cơ cấu nợ ngắn hạn cuối năm 2010 tăng lên 0,7 % là do trong năm công ty đã nợ tiền người bán cũng như cầm trước tiền của khách hàng và phát sinh những khoản chi phí khác một mức là 5.032.366.855 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 16,64%.
Cơ cấu khoản nợ dài hạn cuối năm 2010 tăng nhẹ 0,06% là do trong năm công ty tiến hành trích trợ cấp mất việc làm, đồng thời khoản mục doanh thu chưa thực hiện tăng lên do việc thay đổi của chế độ kế toán hiện hành: Số dư doanh thu chưa thực hiện được trình bày ở khoản mục nợ dài hạn thay cho trước đây được trình bày trong khoản mục nợ ngắn hạn; do đó làm cho khoản mục nợ dài hạn trong năm tăng lên 91.550.607 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 28,52%.
Cơ cấu vốn chủ sở hữu cuối năm 2010 giảm đi so với đầu năm mức 0,76% là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu lúc cuối năm giảm đi so với đầu năm. Tuy nhiên, khoản mục này trong năm vẫn tăng lên ở mức là 5.010.200.067 đồng tương ứng với tốc độ tăng 13,25%; được xác định nguyên nhân là do kết quả kinh doanh đem lại một khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối năm tăng lên đồng thời là do chênh lệch tỷ giá hối đoái làm cho khoản mục vốn chủ sở hữu.
Như vậy, thông qua bảng 2.5, trang 33 bộ phận phân tích công ty xác định được rằng nguồn vốn của công ty tăng lên là do sự tăng lên của cả khoản mục nợ phải trả cũng như nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn so với tỷ trọng của nợ phải trả, điều này thể hiện cấu trúc tài chính lành mạnh.
2.2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán công ty cổ phần du lịch Việt Nam – Hà Nội
2.2.3.1. Phân tích tình hình công nợ
Trong nền kinh tế thị trường, việc sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả là điều vô cùng quan trọng; làm sao để tối thiểu hoá việc bị chiếm dụng vốn và tối đa hoá việc đi chiếm dụng luôn là câu hỏi mà mọi đơn vị kinh doanh đều đi tìm. Nhận thức được điều này, công ty cổ phần du lịch Việt Nam – Hà Nội thực hiện việc phân tích tình hình công nợ của mình để thấy được sự khê đọng của các khản công nợ phải thu cũng như phải trả để từ đó có những biện pháp giải quyết kịp thời, hợp lý.
Bảng 2.5: Bảng phân tích cấu trúc nguồn vốn công ty cổ phần du lịch Việt Nam – Hà Nội năm 2010
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
Chênh
lệch
(đồng)
%
(đồng)
%
+/-
%
Cơ cấu
(1)
(2)
(3)
(4)
(5) = (3) - (1)
(6) = (5)/(1)
(7)=(4) - (2)
A. Nợ phải trả
30.556.841.563
44,69
35.680.759.025
45,45
5.123.917.462
16,77
0,76
1. Nợ ngắn hạn
30.235.834.900
44,22
35268201755
44,92
5.032.366.855
16,64
0,7
2. Nợ dài hạn
321.006.663
0,469
412.557.270
0,526
91.550.607
28,52
0,06
B. Vốn chủ sở hữu
37.816.489.841
55,31
42.826.689.908
54,55
5.010.200.067
13,25
-0,76
1. Vốn chủ sở hữu
37.816.489.841
55,31
42.826.689.908
54,55
5.010.200.067
13,25
-0,76
Cộng nguồn vốn
68.373.331.404
100
78.507.448.933
100
10.134.117.529
14,82
0
Để tiến hành phân tích, bộ phận phân tích của công ty sử dụng phương pháp so sánh tức là lập bảng phân tích để tính ra chênh lệch về cả số tuyệt đối và số tương đối (%) để thấy được quy mô cũng như tốc độ tăng giảm của các khoản công nợ. Bên cạnh đó, bộ phận phân tích còn sử dụng một số chỉ tiêu để phân tích tình hình công nợ giữa năm nay và năm trước thông qua chỉ tiêu là: tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với nợ phải trả. Tỷ lệ này cho công ty biết được tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản phải trả.
Việc phân tích tình hình công nợ của công ty được tiến hành như sau
Sau khi số liệu được tập hợp trên bảng cân đối kế toán, bộ phận phân tích của công ty sử dụng số liệu này để tính toán về cả tỷ trọng (%) và so sánh chênh lệch giữa số cuối năm so với đầu năm như bảng 2.6 trang 35 từ đó rút ra những nhận xét.
Từ bảng 2.6 trang 35 bộ phận phân tích thấy được rằng: Tổng số các khoản phải thu của công ty cuối năm tăng lên so với đầu năm 2010 ở mức 6.760.741.647 đồng tương ứng với tốc độ tăng 88,78%. Đi sâu vào phân tích nguyên nhân, bộ phận phân tích rút ra sự gia tăng mạnh nhất ở khoản mục phải thu khách hàng với tốc độ hơn 100% và sự giảm đi 100% của khoản mục trả trước cho người bán. Khoản phải thu khách hàng tăng lên, chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn, mà khoản vốn này lại không có lãi. Bên cạnh đó là việc giảm 100% các khoản ứng trước cho người bán, tuy đây cũng là tín hiệu đáng mừng thể hiện công ty không bị chiếm dụng vốn, nhưng bộ phận phân tích chưa tiến hành tìm hiểu kỹ nguyên nhân tại sao khoản mục này lại có sự sụt giảm mạnh như vậy. Xét về tỷ trọng các khoản phải thu chiếm trong tổng số các khoản phải thu thì khoản mục phải thu khách hàng ở cả thời điểm đầu năm và cuối năm 2010 đều chiếm tỷ trọng cao lần lượt ở mức hơn 80% và hơn 90%.
Bảng 2.6: Bảng phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả người bán công ty cổ phần du lịch
Việt Nam – Hà Nội năm 2010
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
Chênh lệch
(đồng)
(%)
(đồng)
(%)
(%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)=(3)-(1)
(6) =
(5)/(1)
I. Các khoản phải thu
7.615.391.075
100
14.376.132.722
100
6.760.741.647
88,78
1. Phải thu của khách hàng
6.576.441.669
86,36
13.251.035.478
92,17
6.674.593.809
101,5
2. Trả trước cho người bán
78.696.849
1,03
0
0
-78.696.849
-100
3. Các khoản phải thu khác
960.252.557
12,61
1.125.097.244
7,83
164.844.687
17,17
II. Nợ ngắn hạn
30.235.834.900
100
35.680.759.025
100
5.444.924.125
18,01
1. Phải trả người bán
7.773.931.456
25,71
8.692.592.120
24,36
918.660.664
11,82
2. Người mua trả tiến trước
17.369.024.239
57,45
22.198.441.024
62,21
4.829.416.785
27,8
3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
1.293.929.033
4,279
1.518.749.836
4,26
224.820.803
17,38
4. Phải trả người lao động
2.713.760.226
8,975
2.340.830.458
6,58
-372.929.768
-13,7
5. Chi phí phải trả
0
0
460.000.000
1,32
460.000.000
0
6. Các khoản phải trả, phải nộp khác
998.669.701
3,303
635.870.394
1,78
-362.799.307
-36,3
7. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
86.520.245
0,286
-578.219.077
-1,62
-664.739.322
-768
Nợ ngắn hạn cuối năm cũng tăng lên so đầu năm ở mức 5.444.924.125 đồng tương ứng với tốc độ tăng 18,01% trong đó có sự tăng mạnh của khoản mục người mua trả tiền trước và khoản mục thuế và các khoản phải trả nhà nước với tốc độ lần lượt là 27,8% và 17,38%. Bên cạnh sự tăng lên mạnh của hai khoản mục này là sự sụt giảm đáng kể của khoản mục quỹ khen thưởng phúc lợi, giảm đi tới hơn 700%. Sự sụt giảm của khoản mục này bộ phận phân tích của công ty đã xác định nguyên nhân là do khoản mục này đã được phân loại và trình bày lại do thay đổi chế độ kế toán. Trước đây số dư Quỹ khen thưởng, phúc lợi được trình bày trong mục nguồn vốn chủ sở hữu, từ ngày 01/01/2010 thông tư số 244/2009/TT-BTC của Bộ tài chính có hiệu lực thì khoản mục này được trình bày trong mục nợ ngắn hạn. Do đó ở thời điểm cuối năm so đầu năm 2010 khoản mục này có sự sụt giảm mạnh như vậy.
Sau khi xem xét biến động tăng giảm về cả quy mô lẫn tốc độ của các khoản mục nợ phải thu, phải trả; để đi sâu hơn nữa trong phân tích tình hình công nợ, bộ phận phân tích của công ty sử dụng thêm chỉ tiêu:
Trong năm 2010 chỉ tiêu này được tính như sau:
Sau khi tính toán xong các chỉ tiêu, bộ phận phân tích đưa ra nhận xét: Các chỉ tiêu trên ở cả thời điểm đầu năm và cuối năm 2010 đều nhỏ hơn 100% rất nhiều, điều này chứng tỏ số vốn công ty đi chiếm dụng nhỏ hơn số vốn bị chiếm dụng; tuy rằng tỷ lệ này cuối năm có tăng lên đáng kể ở mức trên 20% nhưng thực tế cho thấy rằng tỷ lệ này vẫn phản ánh thực trạng công nợ vẫn xấu hay không tốt.
2.2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán
Để xem xét khả năng thanh toán, bộ phận phân tích tiến hành phân tích khả năng thanh toán thông qua các chỉ tiêu sau:
Hệ số nợ = Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán tức thời = Tổng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn
Dựa và số liệu trên bảng cân đối kế toán, bộ phận phân tích sử dụng để tính ra các chỉ tiêu trên và áp dụng phương pháp so sánh bằng cách lập bảng để phân tích từ đó thấy được những biến động tăng giảm về quy mô cũng như tốc độ, thấy được chiều hướng biến động trong khả năng thanh toán các khoản phải trả của công ty, từ đó rút ra những nhận xét và có những giải pháp kịp thời.
Với bảng phân tích khả năng thanh toán như bảng 2.7 trang 38, bộ phận phân tích cơ thể biết được rằng cả hệ số nợ và hệ số thanh toán tức thời của công ty đều giảm đi năm 2010 so với năm 2009 với tốc độ lần lượt là 1,79% và 5,94%. Chỉ có hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là tăng nhẹ ở mức 0,1 lần tương ứng với tốc độ tăng 7,41% điều này phản ánh khả năng thanh toán của công ty đang có chiều hướng giảm sút nhẹ. Tuy nhiên, nhìn vào hệ số nợ thì chỉ tiêu này vẫn ở mức cao. Năm 2009, cứ một đồng nợ phải trả sẽ được trang trải bằng 2,24 lần đồng tài sản sang đến năm 2010, cứ một đồng nợ phải trả đựợc trang trải bằng 2,2 lần đồng tài sản. Như vậy tổng tài sản ở cả hai năm vẫn gấp hơn hai lần tổng nợ phải trả.
Bảng 2.7: Bảng phân tích khả năng thanh toán công ty cổ phần du lịch Việt Nam – Hà Nội
Chỉ tiêu
Năm 2009
(lần)
Năm 2010
(lần)
Chênh lệch
+/-
(%)
Hệ số nợ
-0,04
-1,79
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
0,1
7,41
Hệ số thanh toán
tức thời
-0,06
-5,94
Chứng tỏ, nhìn chung công ty có thể lạc quan về khả năng thanh toán các khoản đến hạn của mình. Tuy nhiên, hệ số này chỉ có ý nghĩa trong dài hạn. Bởi tổng tài sản bao gồm cả tài sản dài hạn là những khoản mục có tính thanh khoản rất thấp. Do đó, bộ phận phân tích quan tâm nhiều hơn đến việc phân tích hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của mình. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn ở cả năm 2009 và năm 2010 công ty nhận thấý rằng đều lớn hơn 1 và năm sau lại cao hơn năm trước, như vậy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả cũng rất sáng sủa. Đối với chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời, năm 2010 giảm đi so với năm 2009 với tốc độ giảm 5,94%. Ở năm 2009, cứ một đồng nợ ngắn hạn đến hạn phải trả công ty có thể dùng 1,01 đồng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn để trả nợ; nhưng sang đến năm 2010, cứ một đồng nợ ngắn hạn đến hạn phải trả công ty chỉ có thể sử dụng 0,95 đồng tiền và các khoản tương đương tiền để trang trải. Sự sụt giảm của chỉ tiêu này chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ giảm nhưng công ty vẫn nhận thấy rằng chưa thực sự đáng báo động mà đây vẫn là một mức có thể chấp nhận được chưa có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh
Bộ phận phân tích của công ty cũng đi sâu phân tích nguyên nhân và nhận biết những rủi ro có thể gặp phải dựa vào khả năng thanh toán của mình. Sau khi phân tích, bộ phận phân tích nhận thấy rằng, trong các khoản mục nợ ngắn hạn có sự gia tăng mạnh nhất ở khoản mục người mua trả tiền trước và khoản phải trả người bán với mức tăng lần lượt gần 5 tỷ và gần 1 tỷ. Điều này chứng tỏ uy tín và vị thế của công ty đã tăng lên đối với nhà cung cấp cũng như với khách hàng, khách hàng sẵn sàng đặt trước tiền dịch vụ, nhờ đó công ty có thể có được nguồn vốn do đi chiếm dụng. Đa số các khoản phải trả, phải nộp khác đều giảm như phải trả người lao động, quỹ khen thưởng phúc lợi. Qua xem xét số liệu về lao động trong hai năm 2009 và 2010, công ty không sa thải nhân viên nhưng tổng quỹ lương lại giảm, chứng tỏ lương thưởng giảm. Quỹ phúc lợi trước đây là một khoản mục thuộc nguồn vốn chủ sở hữu nhưng bây giờ là khoản mục nợ phải trả, khoản mục này giảm rất mạnh năm 2009 so với năm 2010, sang năm 2010 con số này giảm xuống mức âm. Bởi lương và thưởng là nhân tố thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả, nhìn thấy thực tế đó công ty cũng đang tìm kiếm những biện pháp cải thiện tình hình, để kích thích người lao động hăng say hơn trong công việc đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Như vậy, thông qua bảng tính trên đã tính ra được những chỉ tiêu mà bộ phận phân tích sử dụng đẻ phân tích khả năng thanh toán của mình. Qua phân tích, thấy được khả năng thanh toán của mình vẫn còn rất khả quan.
2.2.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần du lịch Việt Nam – Hà Nội
Tại công ty cổ phần du lịch Việt Nam – Hà Nội, việc phân tích hiệu quả kinh doanh được thực hiện chỉ dừng lại ở việc đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua việc sử dụng một số tỷ suất sinh lợi như: tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu, tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ nguồn vốn chủ sở hữu. Bên cạnh việc tính toán và phân tích chênh lệch của những chỉ tiêu này qua các năm nhờ sử dụng phương pháp so sánh công ty còn đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua số liệu phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dựa vào phương pháp so sánh ngang, tức là xem xét quy mô tăng giảm của từng chỉ tiêu để biết được sự biến động này ảnh hưởng như thế nào tới lợi nhuận của mình.
2.2.4.1 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh qua các tỷ suất sinh lợi
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Trong đó công ty tính ra hai chỉ tiêu là: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ doanh thu và tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trứớc thuế/ doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu qua hai năm lần lượt là 3,08% và 3,48%. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm thì có lần lượt 0,0308 đồng và 0,0348 đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy tỷ suất này năm 2010 tăng lên 0,4% so với năm 2009. Công ty mới chỉ dừng lại ở việc giải thích nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu từ hoạt động kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu =
Cũng phân tích tương tự với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên doanh thu, công ty xác định nguyên nhân của việc tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2010 tăng lên so năm 2009 là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, năm sau cao hơn năm trước là 0,12%.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản công ty cũng xem xét với lợi nhuận trước thuế và sau thuế.
Chỉ tiêu này bộ phận phân tích của công ty xác định được năm sau cao hơn năm trước, như vậy cứ một đồng tổng tài sản mà công ty đem vào sản xuất kinh doanh thì có nhiều đồng lợi nhuận trước thuế được tạo ra hơn. Với chỉ tiêu này công ty cũng chỉ xác định nguyên nhân tăng lên là do tốc độ tăng lên của lơi nhuận trước thuế lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Xem xét chi tiết các khoản mục trong báo cáo tài chính của công ty thì trong năm công ty chủ yếu tiến hành đầu tư vào tài sản ngắn hạn là loại tài sản có khả năng thu hồi vốn nhanh mà ít đầu tư vào tài sản dài hạn, vào cơ sở vật chất phục vụ lâu dài cho hoạt động kinh doanh của mình.
Tương tự như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản, chỉ tiêu này cũng tăng lên năm 2010 so với năm 2009 với tốc độ tăng là 0,56%. Nguyên nhân cũng là do tốc độ tăng lên của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn so với tốc độ tăng lên của tổng tài sản.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu
Bộ phận phân tích sử dụng tỷ suất này để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của mình có hiệu quả hay không qua các năm. Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng nguồn vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Công việc được thực hiện như sau:
Tỷ suất này năm sau cao hơn năm trước ở mức là gần 2%, bộ phận phân tích mới chỉ dừng lại ở việc xác định nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, điều này phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn tăng lên mà chưa đi sâu tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này. Năm 2009 cứ một đồng vốn chủ sở hữu đem vào kinh doanh thì thu về được 0,1382 đồng lợi nhuận sau thuế, sang năm 2010 đem về được 0,1581 đồng lợi nhuận sau thuế.
Như vậy, thông qua ba tỷ suất phản ánh hiệu quả kinh doanh bộ phận phân tích công ty nhận thấy được tình hình kinh doanh có chiều hướng đi lên, cả ba tỷ suất này đều tăng qua hai năm. Tuy nhiên, việc phân tích nguyên nhân vẫn chưa được tiến hành một cách triệt để, mới chỉ dừng lại ở việc tính toán ra các số liệu sau đó xem xét chênh lệch và đánh giá. Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để từ đó đưa ra những kế hoạch kinh doanh làm sao để có thể duy trì được hiệu quả của mình.
2.2.4.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua số liệu phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Công ty lập đầy đủ bốn loại báo cáo theo đúng quy định của bộ tài chính, đây là một ưu điểm lớn trong quá trình công ty đi phân tích hoạt động kinh doanh của mình. Trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, bộ phận phân tích công ty tiến hành phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhưng chỉ dừng ở phân tích ngang. Đó là việc tính ra chênh lệch năm nay so với năm trước về mặt quy mô và tốc độ và xác định ảnh hưởng riêng rẽ của từng nhân tố tới chỉ tiêu phân tích – tại công ty sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận kế toán trước thuế để phân tích. Số liệu được tính toán và xử lý như trong bảng 2.8 trang 45
Dựa vào số liệu trong bảng 2.8 trang 45 bộ phận phân tích công ty tiến hành phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng tới lợi nhuận kế toán trước thuế của mình hai năm 2009 và 2010. Tuy nhiên, mới chỉ sử dụng phương pháp so sánh ngang để phân tích tức là chỉ dừng lại xem xét ở quy mô tăng hay giảm của từng chỉ tiêu một cách rời rạc mà chưa phân tích sâu hơn theo chiều dọc tức là phân tích về tốc độ thay đổi của từng chỉ tiêu để thấy được mối quan hệ giữa chúng ảnh hưởng tới lợi nhuận như thế nào.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng lên 2.106.275.011 đồng tương ứng với tốc độ tăng 32,95% năm 2010 so với năm 2009, bộ phận phân tích của công ty lần lượt xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận như sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế tăng lên 36.542.123.171 đồng
Do các khoản giảm trừ doanh thu không phát sinh nên không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán trước thuế
Giá vốn hàng bán tăng lên làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm đi 32.273.220.650 đống.
Bảng 2.8: Bảng đánh giá hiệu quả kinh doanh qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần du lịch Việt Nam – Hà Nội
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
+/-
%
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
206.369.850.556
242.911.973.727
36.542.123.171
17,71
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
0
0
0
0,00
3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
206.369.850.556
242.911.973.727
36.542.123.171
17,71
4. Giá vốn hàng bán
184.705.677.842
216.978.898.492
32.273.220.650
17,47
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
21.664.172.714
25.933.075.235
4.268.902.521
19,70
6. Doanh thu hoạt động tài chính
240.262.933
1.585.049.174
1.344.786.241
559,71
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112620.doc