Chuyên đề Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý và các mối quan hệ quản trị của Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VĨNH PHÚC. 4

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VĨNH PHÚC 4

1. Thông tin chung về Sở 4

2. Lịch sử hình thành và quá trình hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc 5

2.1 Thời kỳ 1955 - 1975 5

2.2 Thời kỳ 1975 – 1997 5

2.3 Thời kỳ 1997 - > nay 6

3. Sơ lược về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Sở KH&ĐT Vĩnh Phúc. 6

4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Sở 8

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NHỮNG NĂM QUA CỦA SỞ. 10

1. Về chuyên môn nghiệp vụ. 10

1.1 Lĩnh vực Quy hoạch kế hoạch 10

1.2 Lĩnh vực Đầu tư 12

1.3 Lĩnh vực Đăng ký kinh doanh, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp 14

1.4 Lĩnh vực Kinh tế đối ngoại. 15

1. Lĩnh vực khác. 16

2.1. Cải cách hành chính. 16

2.2. Tổ chức hành chính. 17

III. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA SỞ. 17

1. Quản trị nguồn nhân lực 17

2. Quản trị Marketing 19

2.1 Các chương xúc tiến đầu tư và quản bá hình ảnh 19

2.2 Các chương trình cải cách thủ tục hành chính 20

3. Quản trị hoạt động tài chính 20

II. NHẬN XÉT CHUNG 22

1. Những thuận lợi và khó khăn của Sở hiện nay 22

1.1 Thuận lợi 22

1.2 Khó khăn 23

2. Nhận xét chung. 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ CỦA SỞ KH&ĐT VĨNH PHÚC 25

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ KH&ĐT VĨNH PHÚC. 25

1. Sự phân chia các chức năng quản trị hiện nay của Sở. 25

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Sở 26

3. Phân tích bộ máy quản trị của Sở 26

3.1 Kiểu cơ cấu tổ chức quản trị hiện tại Sở đang áp dụng 26

3.2 Phân tích tình hình tổ chức các phòng ban chức năng và mối quan hệ công tác trong cơ cấu tổ chức của bộ máy quản trị Sở. 27

3.2.1 Ban giám đốc 27

3.2.2 Văn phòng Sở. 28

3.2.3 Phòng Tổng hợp 29

3.2.4 Phòng Xây dựng hạ tầng 31

3.2.5 Phòng thẩm định dự án 32

3.2.6 Phòng Kinh tế ngành 34

3.2.7 Phòng Lao động - Văn hoá xã hội 35

3.2.8 Phòng Kinh tế đối ngoại 37

3.2.9 Phòng Đăng ký kinh doanh - Doanh nghiệp 39

3.2.10 Thanh tra ngành 42

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA SỞ KH&ĐT VỚI CÁC SỞ, BAN, NGÀNH TRONG TỈNH. 42

III. PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN, UỶ QUYỀN TRONG BỘ MÁY QUẢN TRỊ CỦA SỞ. 44

1. Phân cấp trong bộ máy quản trị của Sở. 44

2. Phân quyền trong bộ máy quản trị Sở 45

3. Uỷ quyền trong bộ máy quản trị Sở. 46

IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ CỦA SỞ 46

1. Ưu điểm. 46

2. Một số tồn tại 47

3. Nguyên nhân của những tồn tại trên. 48

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ CỦA SỞ KH&ĐT VĨNH PHÚC 49

I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỞ TRONG THỜI GIAN TỚI. 49

1.Mục tiêu, nhiệm vụ. 49

2.Phương hướng phát triển trong giai đoạn tới. 49

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ SỞ KH&ĐT VĨNH PHÚC. 52

1. Cơ sở đề ra giải pháp 52

2. Tổ chức và cơ cấu lại nhân sự tại một số phòng ban của Sở 53

2.1 Ban giám đốc. 53

2.1.1 Cơ sở thực tiễn. 53

2.1.2 Nội dung của giả pháp. 54

2.1.3 Tác dụng của giải pháp 54

2.2. Một số phòng chức năng khác 55

2.2.1 Phòng Thẩm định 56

2.2.2 Phòng Xây dựng hạ tầng 56

2.2.3 Phòng Kinh tế đối ngoại 57

2.2.4 Phòng Thanh tra sở 58

2.3.Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản trị và công chức viên chức trong Sở. 59

2.3.1. Cơ sở thực tiễn. 59

2.3.2. Nội dung của giải pháp. 59

2.4 Xây dựng một văn bản cụ thể quy định tiêu chuẩn của cán bộ quản trị các cấp cho Sở. 61

2.4.1 Cơ sở thực tiễn 61

2.4.2 Nội dung của giải pháp 61

2.4.3 Tác dụng của giải pháp 63

KẾT LUẬN 64

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý và các mối quan hệ quản trị của Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uỹ 1 Văn thư - thủ kho 1Phụ trách CNTT 3 Lái xe - Chánh văn phòng: là người phụ trách chung + Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, thi đua khen thưởng, tài chính, công nghệ thông tin, chế độ chính sách cho công chức. + Thực hiện một số việc khác do Giám đốc phân công - Phó văn phòng : Giúp việc cho trưởng phòng thực hiện một số lĩnh vực về công tác hành chính Nhận xét: Việc bố trí nhân sự trong phòng là hợp lý, phụ trách được những phần công việc cần thiết, mỗi người phụ trách riêng từng mảng công việc đáp ứng được yêu cầu công tác, tạo sự hợp lý trong công việc Mối quan hệ với các phòng khác: Chủ yếu là giúp các phòng sao chép tài liệu, soạn thảo văn bản cho các phòng nghiệp vụ và tiếp khách. 3.2.3 Phòng Tổng hợp: * Chức năng nhiệm vụ Tổng hợp cân đối toàn diện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hàng năm của tỉnh Nghiên cứu hướng dẫn công tác kế hoạch hoá để áp dụng trong địa bàn tỉnh. Chủ trì phối hợp với các phòng thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và phân vùng kinh tế, theo dõi tổng hợp quy hoạch phát triển ngành. Phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá, xây dựng dự toán ngân sách. Tiếp nhận hồ sơ, chủ trì phối hợp với các phòng và các cơ quan có liên quan thẩm định các dự án đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đầu tư và vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển. Lập và theo dõi kế hoạch an ninh quốc phòng. Thực hiện tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh. Tham mưu đề xuất cơ chế chính sách, biện pháp tổ chức sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nâng cao hiệu quả DNNN, chuyển hình thức sỡ hữu. Là đầu mối nghiên cứu, tiếp thu, phổ biến pháp luật, các văn bản của Nhà nước cho cơ quan. Triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin.Theo dõi hoạt động của Ngành ngân hàng, các cơ quan nội chính. Và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công . * Ngạch công chức và biên chế của phòng gồm : 6 người - Trưởng phòng: Chuyên viên chính Trưởng phòng phụ trách chung và trực tiếp thực hiện 1 số công việc: + Tổng hợp cân đối toàn diện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hàng năm của tỉnh. Nghiên cứu hướng dẫn công tác kế hoạch hoá để áp dụng trong địa bàn tỉnh. + Phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá, xây dựng dự toán ngân sách. Thực hiện tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh. + Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công - Phó phòng : Chuyên viên chính Giúp việc cho trưởng phòng thực hiện một số nhiệm vụ sau + Tham mưu đề xuất cơ chế chính sách, biện pháp tổ chức sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nâng cao hiểu quả DNNN, chuyển đổi hình thức sở hữu DN. + Phối hợp với các phòng và các cơ quan có liên quan thẩm định các dự án đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đầu tư và vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển. + Tham gia tổng hợp báo cáo, và thực hiện một số nhiệm vụ khác do phòng và lãnh đạo phân công - Chuyên viên : + Tham gia tổng hợp và cân đối kế hoạch + Tham gia tổng hợp báo cáo + Tham gia thẩm định các dự án đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đầu tư và vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển. + Lập, theo dõi kế hoạch an ninh quốc phòng. + Theo dõi các dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu tư + Quản lý và khai thác công nghệ thông tin phục vụ cho công tác chuyên môn. + Theo dõi hoạt động của ngành ngân hàng, các cơ quan nội chính, đoàn thể... + Là đầu mối nghiên cứu, tiếp thu, phổ biến pháp luật, các văn bản của Nhà nước cho cơ quan. + Theo dõi tổng hợp kế hoạch ngành nông nghiệp, Thương mại, dịch vụ. + Tham gia sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nâng cao hiểu quả DNNN, chuyển hình thức sỡ hữu DN. + Tổng hợp kế hoạch ngành công nghiệp. + Nghiên cứu hướng dẫn công tác kế hoạch hoá các ngành các cấp, UBND các huyện thị. + Phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá, xây dựng dự toán ngân sách. + Thực hiện tổng hợp báo cáo các ngành Giao thông, xây dựng và các ngành tổng hợp + Nghiên cứu tham mưu cho Lãnh đạo Sở tổng kết các chương trình phát triển kinh tế xã hội w Nhận xét: Với một khối lượng công việc lớn, việc phân chia chức năng nhiệm vụ rõ ràng với mỗi vị trí trong phòng như vậy là hợp lý. Mối quan hệ với các phòng khác: Với chức năng nhiệm vụ của mình việc kết hợp với các phòng khác là tất yếu trong tất cả mọi công việc liên quan tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội của Tỉnh. 3.2.4 Phòng Xây dựng hạ tầng : * Chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu, hướng dẫn về kế hoạch đầu tư, trình tự đầu tư, hướng dẫn lập dự án đầu tư, xác định cơ cấu đầu tư, mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh và phối hợp với các ngành liên quan quản lý XDCB trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp đầu tư XDCB. Đề xuất, kiến nghị vận dụng các cơ chế, chính sách theo lĩnh vực được phân công cho phù hợp với đặc điểm của địa phương. Lập kế hoạch đầu tư và theo dõi đầu tư xây dựng hạ tầng khối công cộng gồm : +Tổng hợp cân đối và huy động các nguồn lực đầu tư phát triển trên địa bàn. +Xây dựng kế hoạch đầu tư kỹ thuật hạ tầng đô thị. +Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng Giao thông vận tải, Bưu điện, Điện lực. Tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách quản lý các nguồn vốn đầu tư của tỉnh. +Theo dõi tổng hợp thực hiện tiến độ XDCB báo cáo định kỳ và đột xuất. +Lưu trữ hồ sơ XDCB. +Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công. * Cơ cấu ngạch công chức và biên chế của phòng gồm : 3 người - Trưởng phòng : Chuyên viên chính. Là người phụ trách chung + Trực tiếp tổng hợp kế hoạch đầu tư XDCB, xác định cơ cấu đầu tư. Theo dõi thực hiện tiến độ xây dựng cơ bản, lập kế hoạch đầu tư + Tổng hợp báo cáo về xây dựng cơ bản. Tổng hợp cân đối các nguồn lực đầu tư phát triển trên địa bàn + Thực hiện 1 số việc đột xuất khác. Và tham mưu đề xuất cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực được giao. - Phó phòng : chuyên viên chính. Phụ trách chung khi trưởng phòng đi vắng + Phụ trách kế hoạch hoá đầu tư, trình tự đầu tư. Hướng dẫn xây dựng dự án đầu tư. Tổng hợp cân đối các nguồn lực đầu tư phát triển trên địa bàn + Một số nhiệm vụ khác do phòng và Lãnh đạo phân công. - Chuyên viên: + Tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực phòng phụ trách. + Tham gia tổng hợp báo cáo đầu tư XDCB. Hướng dẫn lập dự án đầu tư. Theo dõi đầu tư xây dựng hạ tầng các ngành thuộc khối phụ trách. Theo rõi quy hoạch, thực hiện quy hoạch đầu tư XDCB + Lưu trữ hồ sơ theo phân công. Tham gia đánh giá chất lượng đầu tư XDCB, đôn đốc và theo dõi tiến độ đầu tư + Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc và phòng phân công. w Nhận xét: Cơ cấu tổ chức nhân sự của phòng là hợp lý với khối lượng công việc lớn việc phân chia một cách rõ ràng chức năng nhiệm vụ từ trưởng phòng, phó phòng cho tới các chuyên viên. Với khối lượng công việc lớn phòng cần có sự bổ xung thêm về nhân sự. Mối quan hệ với các phòng khác: Với chức năng nhiệm vụ đề xuất, quy hoạch và quản lý mọi hoạt động XDCB của Tỉnh. Nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các phòng Thẩm định, Tổng hợp.... là tất yếu. 3.2.5 Phòng thẩm định dự án: * Chức năng nhiệm vụ: Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ thẩm định các dự án đầu tư xây dựng; Chủ trì phối hợp với các Sở chuyên ngành các phòng quản lý ngành trong Sở thẩm định các dự án đầu tư. Lập báo cáo thẩm định trình UBND tỉnh quyết định đầu tư. Thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết qủa đấu thầu các dự án sử dụng vốn nhà nước theo phân cấp. Phối hợp với các Sở kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện quy chế đấu thầu trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ, Bộ, Ngành và UBND tỉnh. Giám sát đánh giá đầu tư theo phân cấp. Tham gia và phối hợp với các ngành quản lý đánh giá chất lượng các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn. - Cơ cấu ngạch công chức và biên chế của phòng hiện tại : 2 người Trưởng phòng: Chuyên viên chính. Phụ trách, chung trực tiếp thực hiện 1 số nhiệm vụ: + Chủ trì phối hợp với các Sở chuyên ngành các phòng quản lý ngành trong sở thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách, BOT, BT. + Lập báo cáo thẩm định trình UBND tỉnh quyết định đầu tư. + Chủ trì thẩm định kết quả đấu thầu, kết quả đấu thầu. + Tổng hợp báo cáo đột xuất và định kỳ. + Tham mưu đề xuất cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực được giao. Phó phòng : Chuyên viên chính. Phụ trách chung khi trưởng phòng đi vắng + Tham gia thẩm định các dự án, lập báo cáo trình UBND tỉnh quyết định + Tổng hợp báo cáo thẩm định các dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu. Thẩm định kết quả đấu thầu và kế hoạch đấu thầu thuộc lĩnh vực được phân công. + Chủ trì cùng các ngành giám sát và đánh giá đầu tư. Thực hiện một số công việc khác do phòng và lãnh đạo phân công Chuyên viên: + Tiếp nhận hồ sơ thẩm định dự án. Tiếp nhận hồ sơ kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu + Tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực được phân công. Tham gia thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu + Chủ trì cùng các ngành giám sát và đánh giá đầu tư. Tham gia kiểm tra chất lượng các công trình đầu tư xây dựng. + Lưu trữ hồ sơ dự án theo quy định. Và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc và phòng phân công. w Nhận xét: Chức năng nhiệm vụ của các thành viên trong phòng là khá rõ ràng. Mặt khác cán bộ công chức của phòng đều có trình độ đại học và trên đại học, có nhiều kinh nghiệm thực tế. Tuy vậy với nhu cầu và nhiệm vụ của phòng hiện nay thì cần phải bổ xung thêm nhân sự Mối quan hệ với các phòng khác: Với nhiệm vụ thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền. Phòng có mối quan hệ với tất cả các phòng đặc biệt là phòng Kinh tế đối ngoại, Đăng ký kinh doanh, Xây dựng hạ tầng.... 3.2.6 Phòng Kinh tế ngành : * Chức năng nhiệm vụ: Xây dựng, tổng hợp, theo dõi kế hoạch phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, Nông Lâm Ngư nghiệp, thuỷ lợi, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và chương trình phát triển kinh tế khác thuộc lĩnh vực do phòng quản lý. Tổng hợp và theo dõi các chương trình 135, định canh định cư, kinh tế mới, các đơn vị sự nghiệp có thu ( trung tâm, trạm, trại). Xây dựng chương trình thương mại, du lịch, theo dõi tình hình hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Đề xuất, bố trí kế hoạch đầu tư, chuẩn bị đầu tư thuộc lĩnh vực phòng phụ trách, tham gia phối hợp với các phòng thẩm định các dự án của các ngành, các đơn vị thuộc khối phòng phụ trách. Theo dõi tình hình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Đề xuất, kiến nghị vận dụng các cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực phụ trách cho phù hợp với đặc điểm của địa phương. Thực hiện tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất các lĩnh vực phòng phụ trách, và một số công việc khác do Giám đốc phân công. - Cơ cấu ngạch công chức và biên chế của phòng gồm : 4 người Trưởng phòng: chuyên viên chính. Phụ trách chung, trực tiếp phụ trách 1 số công việc sau: + Tham mưu đề xuất cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực được giao. Tổng hợp xây dựng kế hoạch phát triển ngành Lâm nghiệp, Thuỷ lợi, Đê điều và 1 số lĩnh vực phòng phụ trách. + Tham gia thẩm định các dự án thuộc lĩnh vực được phân công. Tổng hợp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất lĩnh vực được phân công và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Phó phòng : Chuyên viên chính. Điều hành khi trưởng phòng đi vắng, giúp trưởng phòng thực hiên một số nhiệm vụ sau + Tổng hợp xây dựng kế hoạch ngành Nông nghiệp, Thuỷ sản, theo dõi các chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực phòng được phân công + Tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực được phân công. Tham mưu đề xuất cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực được giao. Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc và phòng phân công. - Chuyên viên: +Tổng hợp xây dựng kế hoạch ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Tham gia thẩm định các dự án thuộc lĩnh vực được phân công. Tham mưu đề xuất, kiến nghị áp dụng các cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực được giao. + Tổng hợp xây dựng kế hoạch phát triển ngành Thương mại du lịch dịch vụ. + Tổng hợp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất lĩnh vực được giao. Thực hiện một số công việc khác do phòng phân công. w Nhận xét: Các thành viên trong phòng đều được phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn. Sự sắp xếp nhân sự như vậy cũng là hợp lý. Mối quan hệ với các phòng: Phòng hợp tác chặt chẽ với các phòng Tổng hợp, Xây dựng cơ bản...... 3.2.7 Phòng Lao động - Văn hoá - Xã hội : * Chức năng nhiệm vụ: Xây dựng, tổng hợp, theo dõi kế hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin, thể thao, phát thanh và truyền hình, dân số - kế hoạch hoá gia đình, thương binh - xã hội, chăm sóc bảo vệ trẻ em và các đoàn thể, khoa học công nghệ, môi trường. Tổng hợp cân đối lao động xã hội, xây dựng kế hoạch các nguồn lực lao động. Phối hợp với các ngành để đề xuất, lồng ghép, theo dõi các dự án, chương trình mục tiêu, giải quyết việc làm, các chương trình phát triển y tế, giáo dục, dân số, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bảo trợ xã hội và các chương trình khác thuộc lĩnh vực phân công. Đề xuất kế hoạch đầu tư, chuẩn bị đầu tư, tham gia phối hợp với các phòng thẩm định các dự án của ngành, các đơn vị. Kiểm tra theo dõi nắm tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của các đơn vị trên địa bàn thuộc lĩnh vực phòng phụ trách. Đề xuất, kiến nghị vận dụng các cơ chế, chính sách cho phù hợp với đặc điểm của địa phương. Thực hiện tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất các lĩnh vực phòng phụ trách, và một số công việc khác do Giám đốc giao. Xây dựng, tổng hợp và theo dõi các chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia. - Cơ cấu ngạch công chức và biên chế của phòng gồm : 4 người Trưởng phòng: Chuyên viên chính.Phụ trách chung, trực tiếp thực hiện công việc: + Xây dựng, tổng hợp, theo dõi kế hoạch phát triển sự nghiệp DG&ĐT, y tế, văn hoá, thông tin, thể thao. + Tổng hợp đề xuất bố trí kế hoạch đầu tư, chuẩn bị đầu tư, tham gia phối hợp với các phòng thẩm định các dự án của ngành, các đơn vị thuộc khối phòng phụ trách. +Đề xuất, kiến nghị vận dụng các cơ chế, chính sách cho phù hợp với đặc điểm của địa phương. Và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công. Phó phòng : Chuyên viên chính + Chủ trì phối hợp với các ngành để đề xuất, lồng ghép, theo dõi các dự án, chương trình mục tiêu, giải quyết việc làm, các chương trình phát triển y tế, giáo dục, dân số, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bảo trợ xã hội và các chương trình khác thuộc lĩnh vực phân công. + Đề xuất, kiến nghị vận dụng các cơ chế, chính sách cho phù hợp với đặc điểm của địa phương. Và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc và phòng phân công. - Chuyên viên: + Tổng hợp cân đối lao động xã hội, xây dựng kế hoạch các nguồn lực lao động. Xây dựng, tổng hợp, theo dõi kế hoạch phát triển sự nghiệp phát thanh và truyền hình, dân số - kế hoạch hoá gia đình, thương binh - xã hội, chăm sóc bảo vệ trẻ em và các đoàn thể, khoa học công nghệ môi trường. + Tổng hợp báo cáo định kỳ đột xuất thuộc lĩnh vực của phòng. Kiểm tra theo dõi nắm tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của các đơn vị trên địa bàn thuộc lĩnh vực phòng phụ trách. + Thực hiện một số nhiệm vụ khác do phòng phân công. w Nhận xét: Nhân sự của phòng được bố trí hợp lý. Phòng luôn hợp tác chặt chẽ với các phòng khác giải quyết các vấn đề có liên quan. 3.2.8 Phòng Kinh tế đối ngoại : * Chức năng nhiệm vụ: Xây dựng, đề xuất kế hoạch phát triển kinh tế đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Làm đầu mối trong việc vận động, thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoài tỉnh. Vận động, thu hút các dự án ODA và NGO, tham gia thẩm định, đấu thầu và theo dõi các dự án ODA, NGO cho đến khi báo cáo kết thúc dự án. Phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện pháp luật của Nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Theo dõi tình hình thực hiện các dự án FDI, giải quyết những kiến nghị khiếu nại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trình lãnh đạo Sở. Thực hiện tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất các lĩnh vực phòng phụ trách. Đề xuất, kiến nghị vận dụng các cơ chế, chính sách cho phù hợp với đặc điểm của địa phương. Thẩm định dự án trình UBND tỉnh cấp ưu đãi đầu tư cho các dự án trên địa bàn Vĩnh Phúc. Chủ trì thẩm định các dự án FDI và các dự án đầu tư trong nước đầu tư vào ngoài Khu công nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công - Cơ cấu ngạch công chức và biên chế của phòng gồm : 4 người Trưởng phòng: Chuyên viên chính. Phụ trách chung trực tiếp phụ trách + Xây dựng, đề xuất kế hoạch phát triển kinh tế đối ngoại trên địa bàn tỉnh. + Làm đầu mối trong việc vận động, xúc tiến dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoài tỉnh, chuyển Ban quản lý Các khu công nghiệp triển khai thực hiện các bước tiếp theo. + Làm đầu mối vận động, thu hút các dự án ODA. tham gia thẩm định và tham gia đấu thầu các dự án ODA, theo dõi các dự án ODA cho đến khi báo cáo kết thúc dự án. + Hướng dẫn lập dự án tiền khả thi để xúc tiến đầu tư đầu tư. Thẩm định dự án trình UBND tỉnh cấp ưu đãi đầu tư cho các dự án trên địa bàn tỉnh +Đề xuất, kiến nghị vận dụng các cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực phụ trách. + Chủ trì thẩm định các dự án FDI và các dự án đầu tư trong nước đầu tư vào ngoài Khu công nghiệp. + Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công. Phó phòng : Chuyên viên chính.Thay mặt trưởng phòng điều hành công việc chung khi trưởng phòng đi vắng giúp trưởng phòng thực hiện một số nhiệm vụ sau: + Phổ biến hướng dẫn thực hiện pháp luật của Nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Đề xuất giải quyết những kiến nghị khiếu nại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trình lãnh đạo Sở. + Theo dõi, Tổng hợp tình hình thực hiện các dự án FDI trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuật các lĩnh vực phòng phụ trách.Tham gia Lập dự án kêu gọi vốn đầu tư, thẩm định các dự án FDI và các dự án đầu tư trong nước. + Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc và phòng phân công. Chuyên viên: + Làm đầu mối vận động, thu hút các dự án NGO, tham gia thẩm định các dự án NGO, theo dõi các dự án NGO cho đến khi báo cáo kết thúc dự án. + Lập và tổng hợp các thủ tục, thông tin, báo cáo trong việc vận động thu hút và quản lý dự án NGO. +Thẩm định trình UBND tỉnh cấp ưu đãi đầu tư cho các dự án.Thực hiện tổng hợp báo cáo lĩnh vực của phòng được phân công và thực hiện một số công việc khác do phòng và Lãnh đạo phân công. w Nhận xét: Theo như nhu cầu phát triển hiện nay của tỉnh công việc và nhiệm vụ của phòng là rất lớn, với số cán bộ công chức hiện có của phòng hiện nay thì cần phải được bổ xung thêm nhân sự để giảm bớt gánh nặng công việc. 3.2.9 Phòng Đăng ký kinh doanh - Doanh nghiệp * Chức năng nhiệm vụ: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, hồ sơ đăng ký kinh doanh của Hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã trình UBND tỉnh ra quyết định và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hướng dẫn người đăng ký kinh doanh về ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành, nghề đó. Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi địa phương; Cung cấp thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi địa phương cho UBND cấp tỉnh, các Sở liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo định kỳ cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết theo quy định của Luật Doanh nghiệp : Đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu phát hiện các thông tin đã kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp là không chính xác, không đầy đủ hoặc giả mạo thì gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp hiệu đính. Sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được thông báo hiệu đính của doanh nghiệp thì tiến hành xác minh các nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi kiểm tra và đã xác định rõ mức độ vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh thì trực tiếp xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Tham mưu giúp UBND tỉnh theo dõi giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Xem xét trình UBND tỉnh thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh đối với các Doanh nghiệp nhà nước, các Hợp tác xã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm các quy định của Luật Doanh nghiệp. Hướng dẫn các phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện, thị trong việc thực hiện đăng ký kinh doanh và nắm thông tin đối với việc đăng ký kinh doanh ở các huyện, thị. Xây dựng kế hoạch và quản lý, theo dõi các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước của địa phương, các doanh nghiệp trung ương trên địa bàn; tham gia thẩm định các dự án phát triển của các doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Tham gia thẩm định các dự án FDI và các dự án đầu tư trong nước trong và ngoài khu công nghiệp và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở phân công - Cơ cấu ngạch công chức và biên chế của phòng gồm : 4 người Trưởng phòng: Chuyên viên chính. Phụ trách chung, trực tiếp thực hiện 1 số công việc: + Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp. + Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, hồ sơ đăng ký kinh doanh của Hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã trình UBND tỉnh ra quyết định và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. + Hướng dẫn người đăng ký kinh doanh về ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành, nghề đó. + Xem xét trình UBND tỉnh thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm các quy định của Luật Doanh nghiệp. +Đề xuất cơ chế, chính sách về hoạt động doanh nghiệp. Tham mưu giúp UBND tỉnh theo dõi giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn. + Tham gia thẩm định các dự án FDI và các dự án đầu tư trong nước trong và ngoài khu công nghiệp và thực hiện một số công việc khác do Giám đốc phân công Phó phòng : chuyên viên chính. Thay mặt trưởng phòng khi trưởng phòng đi vắng, giúp trưởng phòng thực hiên một số nhiệm vụ sau: + Xây dựng kế hoạch và quản lý, theo dõi các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước của địa phương, các doanh nghiệp trung ương trên địa bàn; tham gia thẩm định các dự án phát triển của các doanh nghiệp + Đề xuất cơ chế, chính sách về hoạt động doanh nghiệp. Tham mưu giúp UBND tỉnh theo dõi giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn. + Cấp đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp khi có uỷ quyền của trưởng phòng + Thẩm định hồ sơ đăng ký kinh doanh và thực hiện một số công việc khác do Giám đốc phân công Chuyên viên: + Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh trình trưởng phòng cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp. + Hướng dẫn các phòng KH&ĐT Huyện, Thị trong việc thực hiện đăng ký kinh doanh và nắm thông tin đối với việc đăng ký kinh doanh các Huyện, Thị. + Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi địa phương; Cung cấp thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi địa phương cho UBND cấp tỉnh, các Sở liên quan và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo định kỳ, cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định. + Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết theo quy định của Luật Doanh nghiệp : Đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. +Thực hiện tổng hợp báo cáo theo định kỳ và đột xuất, đề xuất cơ chế chính sách quản lý các doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. + Vào sổ và lưu trữ hồ sơ theo quy định và thực hiện một số nhiệm vụ khác do phòng phân công w Nhận xét: Phụ trách và theo dõi tình hình đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, cơ cấu nhân sự của phòng hiện nay là khá hợp lý. 3.2.10 Thanh tra ngành: * Chức năng nhiệm vụ: Xây dựng chương trình kế hoạch công tác thanh tra trình Giám đốc sở và tổ chức thực hiện sau khi được Giám đốc sở phê duyệt. Tổ chức Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về kế hoạch đầu tư thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa phương. Tiếp dân, xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc sở. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị có liên quan thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra kế hoạch và đầu tư . + Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng theo quy đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24230.DOC
Tài liệu liên quan