Chuyên đề Hoàn thiện một bước cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công ty Thép Việt Nam

Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 344/TTg, ngày 04/07/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Thép Việt Nam và Tổng công ty Kim khí thuộc Bộ Công nghiệp nặng nay là Bộ Công nghiệp.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, ngày 29/04/1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 255/TTg thành lập lại Tổng công ty Thép Việt Nam theo nội dung Quyết định số 91/TTg ngày 07/03/1994 về thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh.

Ngày 25/01/1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/CP phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thép Việt Nam. Tổng công ty Thép Việt Nam chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước ( Tổng công ty 91) từ ngày 16/03/1996. Tổng công ty có vốn do nhà nước cấp, bộ máy quản lý điều hành và các đơn vị thành viên. Tổng công ty có con dấu mẫu quy định của nhà nước, tự chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản trong phạm vi số vốn do nhà nước giao cho quản lý và sử dụng, được mở tài khoản đồng Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Tổng công ty Thép Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là: VIETNAMSTEEL - CORPORATION, tên viết tắt là: VSC. Địa chỉ: 91 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện một bước cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công ty Thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tình trạng chồng chéo các chức năng, nâng cao hiệu lực quản lý. Số lượng cán bộ nhân viên trong phòng phải được xác định chính xác, có căn cứ khoa học nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. c. Hoàn thiện tổ chức phục vụ nơi làm việc Nơi làm việc là một phần diện tích và không gian sản xuất được trang bị các phương tiện vật chất cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ đã xác định. Việc hoàn thiện tổ chức phục vụ nơi làm việc của lao động quản lý bao gồm những vấn đề chủ yếu sau : Trang bị và sắp xếp thiết bị, đồ đạc phù hợp với chức năng và tính chất công việc do từng nhân viên thực hiện. Bố trí hợp lý mặt phẳng của bàn làm việc có xét tới phạm vi, tầm với của nhân viên, tài liệu dụng cụ cần được sắp xếp thuận tiện cho việc sử dụng. Luôn duy trì nơi làm việc ngăn nắp, sạch sẽ đẹp mắt : sự sạch sẽ gọn gàng bao giờ cũng làm cho bộ óc được thư thái làm việc với hiệu suất cao. Tiến tới trang bị cho nới làm việc những trang bị văn phòng hiện đại như máy vi tính, điện thoại, Fax … d. Hoàn thiện điều kiện làm việc của lao động quản lý Điều kiện lao động là tổng hợp các nhân tố của môi trường sản xuất xó ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của người lao động. Khi hoàn thiện thì chúng ta xét một số yếu tố sau : Chiếu sáng : Cần lưu ý các yêu cầu sau : Tận dụng ánh sáng tự nhiên. Không che lấp cửa sổ bởi các rèm quá dày đặc và quá nhiều cây cảnh. Tránh sấp bóng, khi bố trí nơi làm việc nên chú ý để ánh sáng tự nhiên chiếu từ bên trái tới. Phải đảm bảo phân phối ánh sáng đều đặn khi chiếu sáng nhân tạo. Chiếu sáng nên có tác dụng tạo bóng một chút để tạo điều kiện nhận biết hình dáng không gian của đối tươngj. Tránh hiện tượng chói loà cũng như tương phản quá mức để khỏi gây mệt mỏi. Mầu sắc : Mầu sắc có tác dụng lớn về tâm lý và thẩm mỹ. Nhưng mầu sắc "ấm" (đỏ, da cam, vàng) có tác dụng hoạt động của cơ thể, tăng khả năng làm việc. Những màu sắc "lạnh" (xanh, xanhlá cây, da trời) làm người ta yên tâm và đôi khi ức chế hoạt động. Phòng làm việc nên quét màu xanh nhạt hoặc vàng tươi. Quanh khu làm việc nên có nhiều cây xanh vừa lọc sạch không khí, vừa giảm sự mệt mỏi về thần kinh và thị giác. Tiếng ồn : Đối với hoạt động lao động quản lý, vấn đề chống tiếng ồn đặc biệt quan trọng vì hoạt động trí óc đòi hỏi phải được yên tĩnh và tập trung tư tưởng. Các biện pháp chống tiếng ồn bao gồm : Biện pháp về tổ chức : Đưa các máy móc phát sinh tiếng ồn ra khỏi khu làm việc và tập trung chúng lại thành những trung tâm riêng, bố trí các nơi làm việc phải thường xuyên tiếp khách, đàm thoại vào một khu riêng, bố trí hợp lý các dòng công việc, lối đi lại … Biện pháp chống tiếng ồn trên đường lan truyền sử dung các loại máy có bộ phận tăng âm, phủ tường và trần bằng lớp vật liệu hút âm, sử dụng các vách ngăn lửng hút âm tại những nơi làm việc phát ra tiếng ồn. e. Có kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp có thể đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý dưới hai hình thức : Đào tạo tại chỗ : Để có thể khai thác hết khả năng làm việc của người lao động, doanh nghiệp có thể mở những lớp huấn luyện nghiệp vụ ngoài giờ hành chính cho cán bộ công nhân viên. Đào tạo ngoài doanh nghiệp : Có các hình thức Cử một số nhân viên ưu tú ra nước ngoài tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi thêm kiến thức. Gửi các nhân viên tới các cơ sở đào tạo trong nước theo học các lớp đại học tại chức buổi tối. Hoàn thiện công tác tuyển chọn : Khi tuyển chọn con người vào làm việc trong doanh nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu sau : Tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn cần thiết, có thể làm việc đạt tới năng suất lao động cao, hiệu quả công tác tốt. Tuyển những người có kỉ luật, trung thực, gắn bó với công việc về doanh nghiệp. Tuyển những người có sức khoẻ, làm việc lâu dài trong doanh nghiệp với nhiệm vụ được giao. Nếu tuyển chọn không kỹ,tuyển chọn sai, tuyển chọn theo cảm tính hoặc theo một sức ép nào đó sẽ dẫn đến hậu quả nhiều mặt về kinh tế, xã hội, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. II Cơ cấu tổ chức quản lý Tổng công ty nhà nước 1 Khái niệm và đặc điểm Tổng công ty nhà nước Khái niệm Tổng công ty Nhà nước Tổng công ty Nhà nước là loại hình doanh nghiệp Nhà nước mới mẻ ở nước ta. Nó mới cả về hình thức tổ chức lẫn nội dung hoạt động và là một chế định pháp lý quan trọng được Luật doanh nghiệp nhà nước (20/4/1995) ghi nhận . Theo qui định của Luật doanh nghiệp Nhà nước thì Tổng công ty Nhà nước được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn vị thành viên có mối liên hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghiệp, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kĩ thuật chính nhằm tăng cường khả năng kinh doanh cảu các đơn vị thành viên và thực hiện các nhiệm vụ theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ . Tổng công ty Nhà nước là tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản và các quỹ tập trung theo quy định của pháp luật và được Nhà nước giao quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao,thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp Nhà nước . Tuỳ theo quy mô hoạt động và vị trí quan trọng mà Tổng công ty Nhà nước thành lập hoặc không thành lập công ty tài chính và các doanh nghiệp thành viên. Cơ cấu Tổng công ty Nhà nước có thể có các đơn vị thành viên như sau : Đơn vị thành viên hạch toán độc lập . Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc . Đơn vị sự nghiệp . 1.2 Đặc điểm của Tổng công ty Nhà nước Với tính chất là một doanh nghiệp Nhà nước, Tổng công ty Nhà nước mang đầy đủ đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước nói chung nhưng với tính chất là một doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt nên Tổng công ty Nhà nước có những đặc điểm riêng đó là : - Tổng công ty Nhà nước thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết nhiều đơn vị thành viên có quan hệ gắn kết với nhau trong kinh doanh nhằm tăng cưòng khả năng kinh doanh của các đơn vị thành viên và thực hiện các nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được Nhà nước giao . - Tổng công ty Nhà nước là một pháp nhân kinh tế có các thành viên là các đơn vị hạch toán độc lập, các đơn vị hạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp. Trong Tổng công ty Nhà nước có thể có công ty Tài chính là đơn vị thành viên, có các đơn vị hạch toán độc lập, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp không trực tiếp kinh doanh . Đơn vị thành viên của Tổng công ty Nhà nước có tên và con dấu riêng được mở tài khoản tại Ngân hàng phù hợp với phương thức hạch toán của Tổng công ty Nhà nước . Các đơn vị thành viên được tổ chức hoạt động theo điều lệ riêng của Hội đồng quản trị Tổng công ty phê chuẩn, phù hợp với các quy định của pháp luật và điều lệ của Tổng công ty Nhà nước . 2 Thẩm quyền kinh tế của Tổng công ty Nhà nước Thẩm quyền của Tổng công ty Nhà nước thực chất đó là quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty Nhà nước đối với các đơn vị thành viên của Tổng công ty và trên cơ sở quy định của pháp luật về doanh nghiệp Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan . Đối với các đơn vị hạch toán độc lập Các đơn vị hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Nhà nước có hầu hết các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp Nhà nước độc lập, song bên cạnh đó phải chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ với Tổng công ty Nhà nước đó là : - Tiếp nhận bảo quản và phát triển vốn sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước trong Tổng công ty . Được chủ động kinh doanh trên cơ sở phương án phối hợp kế hoạch kinh doanh chung của Tổng công ty . Trích nộp để hình thành các quỹ tập trung của Tổng công ty theo quy định của Điều lệ Tổng công ty và quy chế tài chính của Tổng công ty . Được Tổng công ty ủy quyền ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế với khách hàng trong và ngoài nước theo phân cấp của Tổng công ty . Được Tổng công ty giao tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo quy hoạch và kế hoạch của Tổng công ty trên cơ sở sử dụng các nguồn lực do Tổng công ty giao . Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập có quyền đề nghịtct xem xét quyết định hoặc được Tổng công ty ủy quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, sát nhập các đơn vị trực thuộc và quyết định bộ máy quản lý của các đơn vị trực thuộc. Đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Nhà nước được ký kết hợp đồng kinh tế theo phân cấp của Tổng công ty, được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức nhân sự theo sự phân cấp hoặc ủy quyền của Tổng công ty . Đối với các đơn vị sự nghiệp Trong Tổng công ty Nhà nước các đơn vị sự nghiệp chủ yếu làm chức năng đào tạo hoặc nghiên cứu khoa học, phục trực tiếp cho nhu cầu của Tổng công ty và các ngành, trường đào tạo quản lý kinh tế chuyên ngành, Viện Nghiên cứu khoa học và công nghệ, bệnh viện … Các đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ lấy thu bù chi được tạo nguồn thu từ việc thực hiện các dịch vụ, các hợp đồng nghiên cứu khoa học và đào tạo với các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty. Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp theo quy chế do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê chuẩn . 3 Tổ chức quản lý và điều hành Tổng công ty Nhà nước 3.1 Quản lý Tổng công ty Nhà nước Theo điều 29 Luật doanh nghiệp Nhà nước thì Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước thực hiện chức năng quản lý hoạt động của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước Nhà nước (người bổ nhiệm) và trước pháp luật về sự phát triển của doanh nghiệp Nhà nước theo các mục tiêu kinh tế xã hội mà Nhà nước giao . Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước gồm Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và một số ủy viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị là thành viên chuyên trách, các thành viên khác có thể là người kiêm nhiệm. Chủ tịch Hội đồng quản trị trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc. Điều 30 Luật Doanh nghiệp Nhà nước quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước như sau : Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và nguồn lực khác do Nhà nước giao cho doanh nghiệp . Trình Thủ tướng cơ quan thành lập doanh nghiệp phê duyệt điều lệ doanh nghiệp, chiến lực quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm từ các doanh nghiệp Nhà nước quan trọng do Thủ tướng chính phủ quyết định. Trình Thủ tướng Chính phủ hoặc người được Thủ tướng chính phủ ủy quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng , kỉ luật Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp . Trình Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết toán tài chính hằng năm của doanh nghiệp. Phê chuẩn phương án sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn và phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc đề nghị thông qua quyết toán tài chính hàng năm của doanh nghiệp thành viên. Thực hiện công bố công khai các báo cáo tài chính theo quy định của Chính phủ. Quyết định phương án huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu. Phê chuẩn phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, biên chế tổ chức bộ máy doanh nghiệp, quy hoạch đào tạo lao động và điều lệ của các đơn vị thành viên ; Đề nghị thành lập, tách, nhập, giải thể các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc các đơn vị thành viên theo đề nghị của Tổng giám đốc. Kiểm tra giám sát Tổng Giám đốc hoặc Giám đốccác đơn vị thành viên trong việc sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện các nghĩa vụ đối với mục tiêu Nhà nước giao cho doanh nghiệp và thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát trong Tổng công ty Nhà nước Ban kiểm soát của Tổng công ty Nhà nước do Hội đồng quản trị thành lập để giúp Hội đồng kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, bộ máy điều hành doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và chấp hành pháp luật của Nhà nước . Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, có quy chế hoạt động do Hội đồng quản trị phê chuẩn. Báo cáo và chịu trách nhiệm trước Hội đông quản trị về hoạt động của mình, chi phí hoạt động kiểm soát, kể cả tiền lương và các điều kiện vật chất cho hoạt động của ban kiểm soát do doanh nghiệp bảo đảm. 3.3 Điều hành Tổng công ty Nhà nước Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ hoặc người được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản trị . Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc là đại diện pháp nhân cho doanh nghiệp (đại diện theo pháp luật) và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, người ra quyết định bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước pháp luật về điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong doanh nghiệp . 3.4 Bộ máy giúp việc quản lý và điều hành Phó Tổng Giám đốc hoặc Phó Giám đốc điều hành doanh nghiệp theo phân công và ủy quyền của Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc hoặc Giám đốcvà trước pháp luật về nhiệm được Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc phân công và ủy quyền. Kế toán trưởng giúp Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp chỉ đạo, tổ chức theo quy định của pháp luật. Văn phòng và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ, tổ chuyên môn giúp Hội đồng quản trị có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc trong quản lý điều hành hoạt động doanh nghiệp . Chương II Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công ty Thép Việt Nam I Những khái quát chung về Tổng công ty Thép Việt Nam 1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 344/TTg, ngày 04/07/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Thép Việt Nam và Tổng công ty Kim khí thuộc Bộ Công nghiệp nặng nay là Bộ Công nghiệp. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, ngày 29/04/1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 255/TTg thành lập lại Tổng công ty Thép Việt Nam theo nội dung Quyết định số 91/TTg ngày 07/03/1994 về thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh. Ngày 25/01/1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/CP phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thép Việt Nam. Tổng công ty Thép Việt Nam chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước ( Tổng công ty 91) từ ngày 16/03/1996. Tổng công ty có vốn do nhà nước cấp, bộ máy quản lý điều hành và các đơn vị thành viên. Tổng công ty có con dấu mẫu quy định của nhà nước, tự chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản trong phạm vi số vốn do nhà nước giao cho quản lý và sử dụng, được mở tài khoản đồng Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Tổng công ty Thép Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là: VIETNAMSTEEL - CORPORATION, tên viết tắt là: VSC. Địa chỉ: 91 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Trong những năm đầu hoạt động Tổng công ty Thép Việt Nam đã chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ tăng sản lượng công nghiệp đảm bảo nhu cầu của nền kinh tế, đồng thời thực hiện tốt vai trò bình ổn giá cả thị trường thép trong cả nước. Dưới đây là bảng biểu sản lượng sản xuất Thép trong 3 năm: 1998, 1999, 2000. Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 I. Khối sản xuất 1. Giá trị SXCN Tr. đồng 1.875.182 1.901.736 2.1436.032 2. Tổng doanh thu Tr. đồng 2.108.461 2.109.910 2.318.924 3. Sản lượng Thép cán Tấn 464.300 465.385 523.583 II. Khối lưu thông 1. Tổng doanh thu Tr. đồng 3.345.38 3.422.632 3.929.299 2. Khối lượng hàng hóa bán ra Tấn 749.3 00 761.543 782.146 III. Lao động tiền lương 1. Lao động bình quân Người 20.341 19.100 18.531 2. Thu nhập bình quân đ/n/th 821.000 850.000 945.000 IV. Chỉ tiêu tài chính 1. Tổng doanh thu Tr. đồng 5.444.966 5.552.542 6.248.223 2. Nộp ngân sách Tr. đồng 104.258 233.135 195.025 Bảng trên cho thấy Tổng công ty Thép Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, phương thức sản xuất kinh doanh của Tổng công ty là tương đối tốt và có hiệu quả. Điều này chứng tỏ Tổng công ty đã xây dựng một bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả và khẳng định vị thế quan trọng của Tổng công ty trong và ngoài nước. Có thể nói rằng trong sự sôi động của nền kinh tế thị trường, với mục tiêu đề ra của mình Tổng công ty Thép Việt Nam đã chứng tỏ mình là một đơn vị kinh tế mạnh, có tiềm năng phát triển trong tương lai, xứng đáng với trọng trách quan trọng mà Đảng và Nhà nước đã giao cho Tổng công ty Thép Việt Nam. Hiện nay, Tổng công ty Thép Việt Nam có 15 đơn vị thành viên và 14 liên doanh nước ngoài. Tổng công ty được Nhà nước giao quản lý và sử dụng hơn 1.400 tỷ đồng. Lao động bình quân 18.531 người; doanh thu 6.000 tỷ đồng; sản lượng Thép cán đạt 523.000 tấn/năm. Tổng công ty Thép Việt Nam là một Tổng công ty đặc biệt và đầu ngành vô cùng quan trọng của nước ta. 2 Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty Thép Việt Nam Tổng công ty Thép Việt Nam (TCTTVN) là một trong 17 Tổng công ty Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh doanh lớn của Nhà nước. Mục tiêu của TCTTVN là xây dựng và phát triển mô hình tập đoàn kinh doanh đa nghành trên cơ sở sản xuất kinh doanh Thép làm nền tảng. TCTTVN có những chức năng, nhiệm vụ sau: - Khai thác quặng sắt, than mỡ, nguuyên liệu trợ dụng phục vụ cho công nghệ luyện kim. - Sản xuất gang, thép và các kim loại sản phẩm thép; - Kinh doanh sản xuất nhập khẩu thép, vật tư thiết bị và dịch vụ liên quan đến công nghệ luyện kim như nguyên liệu, vật liệu, đầu vào, các sản phẩm thép, trang thiết bị luyện kim, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật. - Thiết kế, chế tạo, thi công trang thiết bị công trình luyện kim và xây dựng dân dụng; - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, xăng dầu, mỡ ga, dịch vụ và vật tư tổng hợp khác; - Đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ nghành công nghiệp luyện kim và lĩnh vực sản xuất kim loại, vật liệu xây dựng; - Đầu tư, liên doanh, liên kết, kinh tế với các đối tác trong nước và ngoài nước; - Xuất khẩu lao động. Bên cạnh, phạm vi chức năng, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh được nhà nước giao, TCTTVN còn được Nhà nước giao cho thực hiện nhiệm vụ quan trọng là cân đối sản xuất thép trong nước chưa sản xuất được để bình ổn giá cả thị trường thép trong nước, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, tạo việc làm và đảm bảo đời sống cho người lao động. II Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công ty Thép Việt Nam 1 Giới thiệu về bộ máy quản lý và điều hành của TCTTVN Bộ máy quản lý và điều hành TCT được tổ chức theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Điêù lệ TCT do Chính phủ phê chuẩn. Hiện nay, TCTTVN có bộ máy điều hành TCT, 15 đơn vị thành viên và 14 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Các đơn vị thành viên TCT và doanh nghiệp được phân bố trên các tỉnh, thành phố trong nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Tây Nguyên, TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Bình Dương, Biên Hoà và các khu công nghiệp lớn. Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp của TCT TVN theo mô hình trực tuyến chức năng - cơ cấu quản trị này đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Theo cơ cấu này người lãnh đạo doanh nghiệp được sự giúp sức của tập thể lãnh đạo để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định đối với cấp dưới. Người lãnh đạo doanh nghiệp chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực hoạt động và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. Việc chuyền lệnh ra các quyết định, chỉ thị vẫn theo tuyến đã quy định, người lãnh đạo ở các bộ phận chức năng (phòng, ban, chuyên môn) TCT không ra lệnh trực tiếp, chỉ thị cho đơn vị thành viên cấp dưới. Các bộ phận chức năng có nhiệm vụ nghiên cứu, chuẩn bị quyết định cho lãnh đạo TCT (Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc TCT) quản lý, điều hành các đơn vị thành viên Tổng công ty. Đồng thời các bộ phận chức năng có nhiệm vụ theo dõi, giám sát, đôn đốc hoặc hướng dẫn các đơn vị thành viên TCT trong việc thi hành các mệnh lệnh, quyết định của lãnh đạo TCT. Bên cạnh mô hình trực tuyến chức năng, để linh hoạt, chủ động trong điều hành công việc và phát huy được trí tuệ, năng lực của đội ngũ, chuyên gia, TCT còn vận dụng cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp theo dạng ma trận, tập hợp đội ngũ chuyên gia của nhiều bộ phận chức năng nhằm nghiên cứu tìm tòi, xây dựng phương án, dự án, chiến lược hay chương trình cho từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ như: hội đồng tư vấn thấm định tài chính dự án đầu tư, ban chỉ đạo một số lĩnh vực, tổ nghiên cứu chiến lược kinh doanh mạng lưới tiêu thụ sản phẩm... Sơ đồ tổ chức quản lý, điều hành của TCTTVN 1.1 Hội đồng quản trị TCT Hội đồng quản trị TCT (HĐQTTCT) thực hiện chức năng quản lý hoạt động TCT theo quy định của điều lệ TCT, Luật Doanh nghiệp Nhà nước chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật về hoạt động và phát triển của Tổng công ty theo chức năng, nhiệm vụ đựoc nhà nước giao. Hội đồng quản trị Tổng công ty có ba thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Hội đồng quản trị gồm: chủ tịch hội đồng quản trị và bốn thành viên, trong đó: một thành viên kiêm Tổng giám đốc TCT, một thành viên kiêm trưởng ban kiểm soát TCT, một thành viên phụ trách các lĩnh vực tài chính, đầu tư, kinh doanh và một thành viên phụ trách nghiên cứu khoa học công nghệ và nhân lực. Giúp việc Hội đồng quản trị có tổ chuyên viên do Hội đồng quản trị thành lập gồm ba chuyên viên là các chuyên gia về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh doanh, tài chính. Ngoài ra, Hội đồng quản trị được sử dụng bộ máy giúp việc (phòng chuyên môn, nghiệp vụ) của Tổng giám đốc Tổng công ty tham mưu về các lĩnh vực cần thiết. 1.2 Ban kiểm soát TCT Ban kiểm soát (BKS) do Hội đồng quản trị Tổng công ty thành lập để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra giám sát các hoạt động điều hành của TGĐTCT, giám đốc các đơn vị thành viên TCT và bộ máy giúp việc của TGĐ theo nghị quuyết, quyết định của HĐQTTCT. BKS có năm thành viên gồm trưởng ban là uỷ viên HĐQT và bốn thành viên giúp việc, trong đó một thành viên chuyên trách và ba thành viên kiêm nhiệm. Thành viên BKS do chủ tịch HĐQT bổ nhiệm. 1.3 Tổng giám đốc TCT Tổng giám đốc (TGĐ) TCT là uỷ viên Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Tổng giám đốc là bổ nhiệm cho pháp nhân của TCT, có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị Tổng công ty trước Thủ tướng chính phủ và trước pháp luật về điều hành hoạt động của TCT. TCT có hai phó TGT do Bộ trưởng Bộ công nghiệp bổ nhiệm. Các phó Tổng giám đốc giúp việc cho Tổng giám đốc được TGĐ phân công hoặc uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước TGĐ, trước HĐQTTCT, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công thực hiện. Kế toán trưởng TCT do Bộ trưởng Bộ công nghiệp bổ nhiệm, KTT phụ trách phòng kế toán, tài chính, kiểm toán nội bộ và thống kê của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, HĐQTTCT và trước pháp luật về nhiệm vụ của mình. 1.4 Bộ máy giúp việc TCT TCT có sáu phòng chuyên môn, nghiệp vụ và một trung tâm do Tổng giám đốc TCT thành lập. Các phòng , trung tâm Tổng công ty có 112 người thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc TGĐ trong điều hành của TCT. a. Phòng tổ chức lao động: tám người - Chức năng: tham mưu giúp việc TGĐTCT trong các lĩnh vực về tổ chức quản lý, đổi mới doanh nghiệp, cán bộ và đào tạo nhân lực, lao động và tiền lương, tư vấn pháp luật, thanh tra, cử cán bộ đi học tập, công tác nước ngoài và làm thủ tục cho khách nước ngoài vào TCT công tác ở cơ quan TCT và các đơn vị thành viên TCT - Định biên: tám cán bộ, chuyên viên, trong đó: + Trưởng phòng: 1 người + Phó trưởng phòng: 3 người + Chuyên viên giúp việc: 4 người b. Văn phòng: 33 người - Chức năng: tham mưu giúp TGĐ và Hội đồng quản trị trong các lĩnh vực tổng hợp báo cáo, tiếp nhận và phân phối công văn tài liệu đi và đến TCT, tiếp đón khách vào làm việc tại TCT, bố trí và sắp xếp chương trình, lịch làm việc, hội họp của TCT, thi đua, khen thưởng, y tế và quản trị văn phòng ở cơ quan TCT. - Định biên: 33 cán bộ, chuyên viên, nhân viên trong đó: + Chánh văn phòng: 1người + Phó văn phòng: 4 người. + Chuyên viên, nhân viên giúp việc: 28 người. c. Phòng kế toán tài chính: 13 người. - Chức năng: tham mưu giúp việc TGĐTCT trong các lĩnh vực kế toán,tài chính, đầu tư, kiểm soát nội bộ và thống kê ở cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty. - Định biên : 13 cán bộ, chuyên viên, nhân viên + Trưởng phòng ( kế toán trưởng kế toán ): 1 người + Phó phòng: 2 người + Chuyên viên giúp việc :10 người d. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu : - Chức năng: Tham mưu giúp việc TGĐTCT trong các lĩnh vực nghiên cứu thị trường, giá cả hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, cân đối sản lượng và xuất nhập khẩu của Tổng công ty và các đơn vị thành viên của Tổng công ty. - Định biên: 17 cán bộ , chuyên viên trong đó : + Trưởng phòng: 1 người. + Phó trưởng phòng: 3 người. + Chuyên viên giúp việc: 13 người. e. Phòng kế hoạch đầu tư - Chức năng: tham m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100451.doc
Tài liệu liên quan