MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN ĐỐI VỚI HỌC SINH 3
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN ĐỐI VỚI HỌC SINH 3
1. Sự cần thiết của bảo hiểm toàn diện đối với học sinh 3
2. Tác dụng của bảo hiểm toàn diện đối với học sinh 4
2.1. Với bản thân học sinh 4
2.2. Đối với gia đình 5
2.3. Đối với nhà trường 5
2.4. Đối với xã hội 6
2.5. Đối với công ty bảo hiểm 6
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN ĐỐI VỚI HỌC SINH 7
1. Sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện đối với học sinh 7
2. Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm 8
2.1. Đối tượng bảo hiểm 8
2.2. Phạm vi bảo hiểm 9
3. Hợp đồng bảo hiểm 10
3.1. Phân loại hợp đồng bảo hiểm 10
3.2. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm toàn diện đối với học sinh 11
3.3. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm 11
4. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm 13
4.1. Số tiền bảo hiểm 13
4.2. Phí bảo hiểm 14
5. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng bảo hiểm toàn diện đối với học sinh 15
5.1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm 15
5.2. Đối với bên tham gia bảo hiểm và bên được bảo hiểm bao gồm cả bản thân học sinh, cha mẹ và nhà trường 16
6. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 17
7. Giám định tổn thất 17
8. Chi trả tiền bảo hiểm 18
8.1. Hồ sơ yêu cầu chi trả tiền bảo hiểm 18
8.2.Chi trả tiền bảo hiểm 19
9. Thời hạn khiếu nại và thời hiệu khiếu nại 20
10. Giải quyết tranh chấp 20
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NHGIỆP VỤ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN ĐỐI VỚI HỌC SINH TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO MINH 21
I. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH 21
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh 21
2. Cơ cấu tổ chức 22
3. Kết quả kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh trong thời gian vừa qua 23
4. Phương hướng hoạt động của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh trong thời gian tới 26
II.THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN ĐỐI VỚI HỌC SINH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH 26
1. Công tác khai thác 26
1.1. Lập kế hoạch khai thác 28
1.2.Các biện pháp hỗ trợ khai thác và tổ chức khai thác: 28
1.3. Đánh giá kết quả khai thác 30
2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 41
3. Công tác giám định và chi trả tiền bảo hiểm 43
3.1. Công tác giám định 43
3.2. Công tác chi trả tiền bảo hiểm 46
4. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện đối với học sinh tại Tổng công ty cổ phần Bảo Minh trong giai đoạn vừa qua 50
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN ĐỐI VỚI HỌC SINH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH 55
I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH TRONG THỜI TỚI KHI TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN ĐỐI VỚI HỌC SINH 55
1. Những nhân tố thuận lợi 55
2. Khó khăn 56
3. Tiềm năng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện đối với học sinh của Bảo Minh trong thời gian tới 56
II.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN ĐỐI VỚI HỌC SINH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH 57
1. Kiến nghị với Nhà nước 57
2. Kiến nghị với Tổng công ty cổ phần Bảo Minh 58
2.1. Đối với công tác khai thác 58
2.2. Đối với công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 62
2.3. Đối với công tác chi trả tiền bảo hiểm 63
2.4. Đối với công tác xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức đào tạo cán bộ 64
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện đối với học sinh tại Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong đó một phần chuyển cho hội cha mẹ học sinh tại các quận huyện.
Về nghĩa vụ: Những cộng tác viên là trung gian giữa công ty và khách hàng họ có nhiệm vụ:
+Phổ biến chủ trương, tuyên truyền với học sinh về bảo hiểm toàn diện đối với học sinh.
+Thu phí bảo hiểm nộp về cho công ty, nộp danh sách những học sinh tham gia bảo hiểm.
+ Khi có rủi ro xảy ra, đại lý và cộng tác viên phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết hậu quả, xác định nguyên nhân rủi ro.
Việc sử dụng đội ngũ đại lý, cộng tác viên giúp công ty khai thác được nhiều hơn, đại lý là những người ở địa phương do vậy làm công tác tuyên truyền sẽ hiệu quả hơn, dễ gây được lòng tin của khách hàng.
Tuy nhiên vẫn còn có hạn chế: nếu việc lựa chọn đại lý không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của công ty, nhiều sự phiền hà mà gia đình các em gặp phải là do đại lý như: việc mang hồ sơ lên công ty chậm trễ trong công tác chi trả tiền tới khách hàng, bớt xén tiền bảo hiểm, không nhiệt tình trong việc hướng dẫn gia đình các em làm thủ tục gây cho gia đình các em phải đi lại nhiều lần.
* Tổ chức khai thác: Kế hoạch khai thác là định hướng cho khâu tổ chức khai thác. Trong quá trình tổ chức khai thác kết hợp đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm kịp thời để nâng cao hiệu quả khai thác , đạt được kết quả đề ra, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thu phí bảo hiểm. Các cán bộ của công ty được phân công phụ trách các trường phải thường xuyên liên lạc với đại lý bán chuyên. Các công ty định trong vòng bao nhiêu ngày đại lý phải nộp phí một lần lên các công ty bảo hiểm hoặc cán bộ công ty phải xuống tận trường thu phí để đảm bảo quyền lợi cho các em học sinh và công ty.
1.3. Đánh giá kết quả khai thác
Đây là bước rất quan trọng bởi từ đó cán bộ công ty tìm được những mặt đã đạt được và những mặt tồn tại để đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót, giúp công ty khai thác được tốt hơn trong những năm học sau.
Bảo hiểm toàn diện học sinh thường được tiến hành vào đầu năm học, do vậy cứ vào thời điểm này các công ty bảo hiểm đều dốc hết nguồn lực của mình tập trung vào khâu khai thác để đạt kết quả cao.
Cũng giống như nghiệp vụ khác để công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện đối với học sinh đạt kết quả tốt các công ty bảo hiểm đều xây dựng cho mình một quy trình khai thác riêng. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh cũng thực hiện theo quy trình khai thác sau:
Sơ đồ 2: Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện đối với học sinh
tại Bảo Minh
Nhận thông tin từ phía khách hàng
Đánh giá rủi ro
Xem xét hợp đồng
Đàm phán chào phí
Chấp nhận bảo hiểm
Cấp đơn thu phí bảo hiểm
Theo dõi thu phí tiếp nhận giải quyết mới
Để đánh giá thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện đối với học sinh trong thời gian qua của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 3: Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện đối với học sinh
tại Bảo Minh(2000-2006)
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1.Tổng số HS tham gia BH:
-NT-MG
-TH
-THCS
-THPT
-ĐH,CĐ
Người
-
-
-
-
-
452.942
509.560
580.796
665.069
763.499
878.252
1.010.516
34.106
36.230
45.302
53.538
58.866
68.767
78.921
218.544
250.805
282.324
347.233
403.967
463.893
533.552
118.580
137.326
156.989
160.348
190.569
226.325
262.835
65.268
68.281
78.465
83.865
89.329
97.310
111.358
16.444
16.918
17.736
20.090
20.767
21.957
23.850
2.Cơ cấu khai thác:
-NT-MG
-TH
-THCS
-THPT
-ĐH,CĐ
%
-
-
-
-
-
100
100
100
100
100
100
100
7,53
7,11
7,80
8,05
7,71
7,83
7,81
48,25
49,22
48,61
52,21
52,91
52,82
52,80
21,16
26,95
27,03
24,11
24,96
25,77
26,01
14,41
13,40
13,51
12,61
11,70
11,08
11,02
3.,62
3,30
3,05
3,01
2,71
2,50
2,36
Nguồn: phòng khai thác 25-Bảo Minh Thăng Long
Dựa vào bảng số liệu 3 ta thấy số lượng học sinh tham gia bảo hiểm toàn diện đối với học sinh có xu hướng tăng lên qua các năm: năm 2000 tổng số học sinh tham gia bảo hiểm là 452.941 học sinh, năm 2006 tổng số học sinh tham gia bảo hiểm lên tới 1.010.516 học sinh, gấp hơn hai lần năm. Đồng thời ta cũng thấy số học sinh tham gia ở các khối cũng tăng đều qua các năm.
Về cơ cấu khai thác trong giai đoạn 2000-2006 tỷ lệ tham gia bảo hiểm ở hai khối tiểu học và trung học luôn chiếm phần lớn trong cơ cấu học sinh tham gia bảo hiểm tại công ty, còn hai khối nhà trẻ- mẫu giáo; đại học-cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt là khối đại học- cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trung bình chiếm gần 3% trong cả giai đoạn. Khối tiểu học và trung học cơ sở luôn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu khai thác điều này do tổng số học sinh ở hai khối này lớn, đồng thời do công ty tập trung khai thác tốt ở hai khối này.
Với khối đại học- cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tỷ lệ tham gia lại rất thấp trong cơ cấu chỉ chiếm gần khoảng 3%, mặc dù số học sinh- sinh viên vẫn tăng qua các năm song cơ cấu khai thác thấp nhất và liên tục giảm qua các năm. Sở dĩ như vậy bởi vì lứa tuổi này các em không còn chịu sự quản lý của gia đình, cha mẹ không đứng ra mua bảo hiểm cho con em mình, mà việc mua bảo hiểm do các em tự mua cho bản thân mình; đồng thời việc tiếp cận giữa công ty bảo hiểm với đối tượng này rất khó khăn nên tỷ lệ số học sinh- sinh viên tham gia bảo hiểm là rất thấp. Nhưng nếu công ty có biện pháp giải thích, tuyên truyền thì đây sẽ là đoạn thị trường tiềm năng.
Đối với khối nhà trẻ- mẫu giáo một lứa tuổi còn quá bé, nên việc tuyên truyền quảng cáo gặp khó khăn. Các em lại sống hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ mà các thông tin mới về nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện đối với học sinh đến với các bậc phụ huynh còn rất chậm. Do vậy công ty muốn khai thác được nhiều ở khối này công ty cần kết hợp với nhà trường chặt chẽ hơn nữa trong việc tuyên truyền quảng cáo để giúp các bậc cha mẹ học sinh hiểu nhiều hơn nữa tác dụng của bảo hiểm với con em mình.
Đối với khối trung học phổ thông cơ cấu tham gia không cao, đặc biệt trong những năm gần đây có xu hướng giảm xuống: năm 2000 khối trung học phổ thông tham gia bảo hiểm chiếm 14,41% trong tổng số học sinh tham gia bảo hiểm; năm 2006 giảm xuống còn 11,02%. Điều này được giải thích là do:
Tổng số học sinh ở khối trung học phổ thông thấp hơn nhiều so với khối tiểu học và trung học cơ sở.
Trong những năm gần đây do sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty bảo hiểm mà điển hình là Bảo Việt, Pjico … một số thị phần của công ty đã bị mất đi ở các khối trung học phổ thông làm cho tỷ lệ tham gia ở khối này giảm đi.
Song bên cạnh đó do làm tốt công tác vận động tuyên truyền dựa trên mối quan hệ sẵn có với các trường đặc biệt là khối tiểu học và trung học cơ sở lượng học sinh tham gia bảo hiểm ở hai khối này tăng lên nhiều, điều này làm cho tổng số học sinh tham gia bảo hiểm tăng lên.
Trong khâu khai thác yếu tố đi liền với số lượng học sinh tham gia bảo hiểm là doanh thu phí bảo hiểm, so sánh tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm với tốc độ tăng số học sinh tham gia bảo hiểm công ty thấy mức phí bảo hiểm mà chúng ta đề ra có phù hợp hay không từ đó có sự điều chỉnh:
Bảng 4: Doanh thu phí NV bảo hiểm toàn diện đối với học sinh
tại Bảo Minh giai đoạn 2000-2006.
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1.DT phí BH(TRĐ):
-NT-MG
-TH
-THCS
-THPT
-ĐH-CĐ
13.133,28
15.908,34
18.337,55
21.326,57
24.674,84
28.494,44
33.059,35
841,32
965,63
1.173,60
1.471,53
1.620,15
1.652,96
2.000,09
6.729,49
8.272,34
9442,00
9.528,71
12.312,75
13.739,58
16.430,49
3.496,07
4.373,20
5.037,32
6.099,40
6.967,19
7.965,59
9.091,32
1.547,10
1.745,14
2.092,31
3.561,54
3.099,16
4.382,08
4.736,14
549,30
552,03
592,32
665,39
675,59
759,23
801,31
2.Tốc độ tăng trưởng DT(%)
21,13
15,27
15,92
16,30
15,7
15,48
16,00
Nguồn: Phòng khai thác 25-Bảo Minh Thăng Long
Bảng 5: Tốc độ phát triển của số học sinh tham gia bảo hiểm
và doanh thu phí bảo hiểm tại Bảo Minh (2000-2006)
Năm
Số HS tham gia BH (HS)
Tốc độ phát triển số HS tham gia BH(%)
Doanh thu phí BH(TRĐ)
Tốc độ phát triển doanh thu phí BH(%)
2000
452.942
10,70
13.133,28
21,13
2001
509.560
12,50
15.908,34
15,27
2002
580.796
13,98
18.337,55
15,92
2003
665.069
14,51
21.326,57
16,30
2004
763.499
14,80
24.647,84
15,70
2005
878.252
15,03
28.494,44
15,48
2006
1.010.516
15,06
33.059,35
16,00
Nguồn: Phòng khai thác 25-Bảo Minh Thăng Long
Qua hai bảng số liệu ta thấy cùng với số học sinh tham gia bảo hiểm có chiều hướng tăng thì tổng doanh thu phí bảo hiểm cũng có xu hướng tăng lên, và kết quả này cũng diễn ra tương tự ở các khối. Ta cũng nhận thấy rằng tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm cao hơn tốc độ tăng của số học sinh tham gia bảo hiểm; điều này được giải thích hiện nay các gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con, họ có điều kiện chăm sóc cho con em mình do họ đã tham gia bảo hiểm cho con em họ ở mức trách nhiệm cao hơn, nên tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm cao hơn tốc độ tăng số học sinh tham gia bảo hiểm
Đồng thời qua bảng số liệu ta cũng thấy trong những năm gần đây tốc độ tăng số học sinh tham gia bảo hiểm gần bằng tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm, đó là do trong những năm gần đây công ty đã mở rộng địa bàn khai thác tới những vùng địa phương có mức phát triển không cao, đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn do đó họ chỉ có thể tham gia bảo hiểm cho con em họ ở mức trách nhiệm vừa phải phù hợp với thu nhập.
Nhìn vào cơ cấu khai thác phí bảo hiểm ta cũng nhận thấy rằng tương ứng với khối có số học sinh tham gia bảo hiểm nhiều thì doanh thu phí của khối đó thu được sẽ cao, điều này thể hiện rõ nhất ở khối tiểu học và trung học cơ sở: số lượng học sinh tham gia bảo hiểm ở hai khối này là nhiều nhất nên doanh thu phí cũng cao nhất, doanh thu phí của khối này luôn chiếm trên khoảng 70% tổng phí bảo hiểm của toàn nghiệp vụ.
Khối đại học- cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề là khối có doanh thu nhỏ nhất năm 2000 doanh thu của khối này chiếm 3,5% tổng doanh thu phí bảo hiểm, đến năm 2006 doanh thu của khối này chỉ chiếm 2,66% tổng phí bảo hiểm. Tuy nhiên về số tuyệt đối thì doanh thu của khối này vẫn tăng lên: năm 2000 là 549,30TRĐ; năm 2006 là 801,31TRĐ. Đây là kết quả khiêm tốn nhưng nó cũng mở ra hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới cần có những chiến lược để có thể khai thác tốt khối đại học- cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Để đạt được kết quả như trên không chỉ dựa vào sự nỗ lực của cán bộ công ty mà còn có nhiều nguyên nhân khác, cụ thể:
Tổng công ty cổ phần Bảo Minh tuy ra đời muộn hơn so với Công ty bảo hiểm Việt Nam ( Bảo Việt) song trong những năm gần đây thương hiệu Bảo Minh đã được nhiều người biết đến và đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm. Do đó công ty đã tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng. Trong lĩnh vực bảo hiểm toàn diện đối với học sinh Bảo Minh tạo được ấn tượng tốt với các bậc phụ huynh cũng như với bản thân các em.
Trong giai đoạn 2000-20006 bên cạnh số học sinh tham gia bảo hiểm ngày càng tăng làm doanh thu phí ngày một tăng lên, thì một nguyên nhân khác làm tăng phí bảo hiểm phải kể đến là số học sinh- sinh viên tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm ngày càng cao. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì khả năng tài chính ngày càng tăng, các bậc cha mẹ học sinh cũng như các em có thể tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm ngày càng cao. Cũng do đời sống vật chất tăng do đó yêu cầu chăm sóc sức khoẻ khi xảy ra rủi ro tăng lên thì mọi người tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm cao hơn là điều hoàn toàn tự nhiên. Điều này mở ra cho các công ty bảo hiểm nói chung cũng như Bảo Minh nói riêng thêm một cách mới làm tăng doanh thu phí bảo hiểm không chỉ chú trọng đến việc thu hút học sinh tham gia từ các trường mà còn có thể hướng dẫn họ tham gia bảo hiểm với hạn mức trách nhiệm ngày càng cao hơn.
Bảo Minh có đội ngũ cộng tác viên làm việc nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao. Công ty có văn bản quy định về trách nhiệm và quyền lợi của cộng tác viên, đồng thời chế độ đãi ngộ của công ty với cộng tác viên được thực hiện tốt: ngoài khoản tiền trả hoa hồng thì còn có chế độ khen thưởng cho những cộng tác viên làm việc có hiệu quả cao. Những biện pháp nói trên đã làm cho đội ngũ cộng tác viên của công ty làm việc có tinh thần và hiệu quả tốt hơn.
Ngoài những nguyên nhân trên, một nguyên nhân quan trọng phải kể đến là công ty đã biết áp dụng các biện pháp khai thác tốt trong đó phải kể đến:
Công ty thực hiện các biện pháp tuyên truyền quảng cáo để quảng bá hình ảnh của công ty. Biện pháp tuyên truyền quảng cáo rất đa dạng như: quảng cáo trên báo đài, các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua bạn bè người thân của các em học sinh để giới thiệu về công ty.
Phí bảo hiểm được tính toán một cách khoa học, hợp lí nhằm đảm bảo sức cạnh tranh của công ty lại vừa đảm bảo đem lại cho công ty khoản lợi nhuận hợp lý. Học sinh tham gia bảo hiểm kết hợp điều kiện B+C tỷ lệ phí bảo hiểm là 0,5% số tiền bảo hiểm/ người/ năm. Công ty đã tìm hiểu điều tra về khả năng, nguyện vọng của cha mẹ học sinh, sau khi thống nhất với hội phụ huynh học sinh và nhà trường đã lựa chọn cho học sinh tham gia theo một trong các mức sau đây:
Bảng 6: Phí bảo hiểm kết hợp tại Bảo Minh
Điều kiện bảo hiểm
Số tiền BH(Người/vụ)
Phí BH(người/năm)
Bảo hiểm kết hợp B+C
5TRĐ
25.000Đ
6TRĐ
30.000Đ
7TRĐ
35.000Đ
8TRĐ
40.000Đ
Nguồn: Phòng khai thác 25-Bảo Minh Thăng Long
Việc tạo ra các khung mức phí bảo hiểm như vậy là rất linh hoạt, giúp các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh dễ dàng lựa chọn mức phí bảo hiểm cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Đây cũng là yếu tố làm tăng sức cạnh tranh của công ty.
Ngoài ra Bảo Minh còn nhận bảo hiểm miễn phí cho học sinh, sinh viên là con liệt sĩ, thương binh hạng 4/4 đang theo học tại các trường tham gia bảo hiểm tại Bảo Minh. Điều này vừa thể hiện sự biết ơn của công ty với những người có công đồng thời thông qua việc làm này còn tạo hình ảnh tốt đẹp của công ty đối với các bậc phụ huynh học sinh và nhà trường từ đó góp phần tạo nên mối quan hệ của công ty với các trường.
Như vậy với việc áp dụng các biện pháp nói trên cộng với sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ trong công ty đã dẫn đến doanh thu phí bảo hiểm toàn diện đối với học sinh khá cao và liên tục tăng trưởng trong những năm qua.
Để đánh giá được tình hình thực hiện so với kế hoạch đề ra ta xem xét bảng số liệu sau đây:
Bảng 7: Tình hình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2000-2006
Năm
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1.DT kế hoạch
TRĐ
12.875,76
16.266,19
18.283,76
21.585,59
23.366,32
26.383,74
30.553,92
2DT thực hiện
TRĐ
13.133,28
15.908,34
18.337,55
21.326,57
24.674,84
28.494,44
33.059,35
3.% hoàn thành kế hoạch
%
1,02
0,978
1,003
0,988
1,056
1,080
1,082
Nguồn: Phòng khai thác 25-Bảo Minh Thăng Long
Bảng số liệu cho ta thấy hầu hết các năm công ty đều hoàn thành suất sắc kế hoạch đề ra. Kế hoạch thường được lập từ đầu kì trước khi khai giảng năm học, công ty dựa trên đặc điểm tình hình doanh thu của những năm trước để lập ra kế hoạch. Để hoàn thành kế hoạch đặt ra không phải là một việc dễ dàng mà nó đòi hỏi một sự cố gắng lớn của cán bộ công ty. Năm 2001,2003 do sự cạnh tranh mạnh mẽ của công ty khác Bảo Minh chỉ hoàn thành được 98,8% kế hoạch đặt ra. Một số thị phần bị mất đi do chuyển sang công ty khác như Bảo Việt, Pjico… trong khi đó biện pháp khai thác đề ra lại chỉ tập trung nhằm tăng số học sinh tham gia bảo hiểm, vì vậy công ty đã không hoàn thành được kế hoạch đặt ra. Những năm sau Bảo Minh đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra, nguyên nhân là do rút kinh nghiệm từ năm 2003, Bảo Minh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm vừa thu hút thêm số lượng học sinh tham gia bảo hiểm như tăng hoa hồng khai thác, giảm phí cho các trường tham gia với số học sinh đông và là khách hàng truyền thống của công ty…Vì vậy bước sang năm 2004, 2005, 2006 mặc dù gặp phải sự cạnh tranh ác liệt từ phía các công ty khác nhưng Bảo Minh đã suất sắc hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra.
Nhận xét: Qua việc phân tích trên ta thấy:
Với việc tuyển các cộng tác viên ngay tại cơ sở trường, Bảo Minh đã tạo được mối quan hệ tốt với một số trường trên địa bàn hoạt động, đồng thời biết áp dụng các biện pháp tuyên truyền quảng cáo do đó hàng năm đã thu hút được một lượng lớn học sinh- sinh viên tham gia bảo hiểm.
Công ty đã đề ra chiến lược khai thác tốt, phát huy được những mặt mạnh cũng như hạn chế tối đa những mặt còn yếu kém nhằm khai thác được nhiều nhất số lượng khách hàng trên địa bàn hoạt động của mỗi công ty thành viên và các phòng giao dịch.
Mặc dù vậy bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề tồn đọng cần khắc phục:
Nguồn nhân lực của công ty có hạn chế mà việc khai thác bảo hiểm thường được tiến hành vào đầu năm học, vì vậy mà kết quả đạt được còn khiêm tốn ( tỷ lệ tham gia bảo hiểm ở khối đại học- cao đẳng; khối nhà trẻ-mẫu giáo còn thấp).
Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng ác liệt hơn, một số công ty như Bảo Việt, Pjico luôn tìm mọi cách giành dật khách hàng với công ty như: tăng tỷ lệ hoa hồng đại lý, tăng tỷ lệ để lại trường…chính vì vậy năm 2003 công ty đã mất đi một số thị trường.
Trên đây là những kết quả mà công ty đã đạt được trong khâu khai thác, tuy nhiên để có được những kết quả đó công ty cần bỏ ra một khoản chi phí, đó chính là chi phí khai thác. Chi phí khai thác là khoản chi để bán sản phẩm bảo hiểm, bao gồm có chi hoa hồng cho cộng tác viên, chi cho công tác tuyền truyền quảng cáo, chi cho công tác tập huấn cán bộ cộng tác viên bảo hiểm… được hạch toán vào tổng chi của nghiệp vụ khi xác định kết quả kinh doanh.
Bảng 8: Chi phí khai thác và hiệu quả khai thác nghiệp vụ
bảo hiểm toàn diện đối với học sinh tại Bảo Minh (2000-2006).
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1.Chi phí khai thác NV
TRĐ
2.187,15
2.464,26
3.446,44
3.446,44
4.170,19
4.815,74
5.610,34
2.Tổng chi phí NV
TRĐ
9.276,60
10.573,47
12.275,80
14.172,41
16.953,04
19.255,26
22.145,47
3.CP khai thác NV
trong tổng CP=(1)/(2)
%
23,57
23,31
24,27
24,32
24,60
25,01
25,33
4.Số học sinh
tham gia bảo hiểm
HS
452.942
509.560
580.796
665.069
763.499
878.252
1.010.516
5.Chi phí khai thác/HS
Đ/HS
4828
4836
5130
5182
5462
5483
5552
6.Doanh thu phí
Bảo hiểm
TRĐ
13.1333,28
15.908,34
18.337,55
21.326,57
24.674,84
28.499,44
33.059,35
7.Hkt = (6)/(1)
6,00
6,46
6,15
5.19
5,92
5,92
5,89
8.Hx(kt) = (4)/(1)
207,09
206,78
194,93
192,97
183,08
182,37
180,12
Nguồn: Phòng khai thác 25-Bảo Minh Thăng Long
Ta nhận thấy rằng: số học sinh- sinh viên tham gia bảo hiểm ngày càng tăng, doanh thu phí bảo hiểm tăng nhưng đồng thời chi phí khai thác nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện đối với học sinh cũng tăng qua các năm.Cụ thể, năm 2000 là 2.187,15TRĐ; năm 2001 là 2.464,26 TRĐ; năm 2006 là 5.610,34 TRĐ; chi phí khai thác bình quân một học sinh ngày một tăng: năm 2000 là 4825Đ/HS, năm 2006 là 5552Đ/HS tăng gần 15%.
Chi phí khai thác trong tổng chi phí cho nghiệp vụ cũng chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng ngày càng tăng lên, cụ thể năm 2000 chi phí khai thác trong tổng chi phí chiếm 23,57%; năm 2006 tỷ lệ này tăng lên là 25,33%. Có sự tăng lên là do nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện đối với học sinh được công ty mới triển khai nên các khoản chi cho quảng cáo, tạo lập các mối quan hệ, phát hành các nguyên tắc bảo hiểm cũng tốn kém. Mặt khác, cũng do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm, đặc biệt là với Bảo Việt công ty triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này sớm nhất và Pjico công ty có thương hiệu ngày càng được nhiều người biết đến, nên các chế độ đãi ngộ cho cộng tác viên cũng phải được điều chỉnh cho hợp lý.
Hiệu quả khai thác phản ánh một đồng chi phí bỏ ra để khai thác sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hiệu quả khai thác tương đối cao, mỗi đồng chi phí bỏ ra qua các năm đều thu được 6 đồng doanh thu.
Tuy nhiên ta cũng thấy hiệu quả khai thác có xu hướng giảm xuống..
Hiệu quả xã hội trong khâu khai thác phản ánh một đồng chi phí khai thác bỏ ra thì thu được bao nhiêu khách hàng tham gia bảo hiểm. Qua bảng ta thấy hiệu quả xã hội của khâu khai thác giảm qua các năm chứng tỏ khả năng khai thác ngày càng khó khăn hơn: Năm 2000 với 1TRĐ chi phí khai thác bỏ ra thì thu hút được 207,019 học sinh tham gia nhưng đến năm 2006 thì 1 TRĐ chi phí khai thác bỏ ra thì thu hút được 180,12 học sinh tham gia bảo hiểm.
Ta nhận thấy rằng hiệu quả khai thác và hiệu quả xã hội trong khâu khai thác của công ty trong những năm gần đây có xu hướng giảm xuống. Sở dĩ như vậy vì:
Hiện nay trên thị trường bảo hiểm toàn diện đối với học sinh cạnh tranh rất khốc liệt, các công ty tìm mọi cách giành dật khách hàng của nhau: tăng tỷ lệ hoa hồng đại lý, tỷ lệ hoa hồng để lại trường…Do vậy Bảo Minh muốn duy trì được thị phần và chiếm lĩnh thị phần của công ty khác thì cũng phải bỏ ra một khoản chi phí khai thác lớn dùng để tuyên truyền quảng cáo, chi hoa hồng đại lý…
Thị trường bảo hiểm toàn diện đối với học sinh gần trở lên bão hoà, do đó để thu hút thêm một khách hàng tham gia bảo hiểm thì chi phí khai thác bỏ ra nhiều hơn.
Vì vậy để có thể nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ công ty cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của khâu khai thác.
2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm có thể nói khâu khai thác là khâu quan trọng nhất bởi đó chính là khâu tiêu thụ sản phẩm bảo hiểm. Khai thác tốt sẽ tạo ra doanh thu lớn, song nếu số tiền chi trả bồi thường lớn thì hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ đó thấp, chính vì vậy mà công tác đề phòng hạn chế cũng rất quan trọng. Kiểm soát tổn thất liên quan đến trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm: Nếu làm tốt khâu này số vụ tổn thất sẽ giảm đi và mức độ tổn thất trong mỗi vụ cũng sẽ giảm từ đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiết kiệm được số tiền bồi thường hoặc chi trả.
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện đối với học sinh thì công tác đề phòng hạn chế tổn thất có ý nghĩa lớn về mặt xã hội. Nó góp phần làm giảm số vụ rủi ro xảy ra và giảm mức độ trầm trọng của tổn thất, giảm mất mát cho các gia đình các em, gia đình và toàn xã hội. Nếu rủi ro xảy ra , không ai có thể lường trước được hậu quả của nó có thể gây thiệt hại đến tính mạng của các em điều này không có gì bù đắp được. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất giống như công tác “phòng bệnh” trong y học. Số tiền thực hiện công tác đề phòng hạn chế tổn thất thấp hơn nhiều so với số tiền chi trả để khắc phục được hậu quả. Hiệu quả xã hội mà công tác này mang lại rất lớn và khó xác định. Theo thống kê của công ty hàng năm có hàng nghìn vụ tai nạn xảy ra đối với học sinh, nhiều vụ để lại cho các em di chứng thật đáng thương như: tàn tật suốt đời, mất trí… Công ty bảo hiểm làm tốt công tác này sẽ góp phần đảm bảo hơn cho các em, tạo được uy tín cho chính mình. Từ đó giúp thầy cô và các bậc phụ huynh học sinh hiểu hơn ý nghĩa nhân đạo của loại hình bảo hiểm này.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa nhân đạo của công tác này Bảo Minh không ngừng nâng cao công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
Bảng 9: Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện
đối với học sinh tại Bảo Minh (2000-2006)
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Chi phí đề phòng
hạn chế TT
TRĐ
1.177,78
1.354,45
1.584,71
1.838,26
2.265,91
2.514,74
2.907,04
Tổng chi phí
nghiệp vụ
TRĐ
9.276,60
10.573,47
12.275,80
14.172,41
16.953,04
19.255,26
22.145,47
CP đề phòng hạn chế TT trong tổng chi NV
%
12,69
12,81
12,91
12,97
13,01
13,06
13,12
Nguồn: Phòng khai thác 25-Bảo Minh Thăng Long
Nhìn vào bảng số liệu 9 ta thấy công ty đã rất chú trọng đến công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất tăng qua các năm: Năm 2000 là 1.177,78 TRĐ chiếm 12,69% trong tổng chi phí nghiệp vụ; năm 2006 chi đề phòng hạn chế tổn thất là 2.967,04TR, chiếm 13,12% trong tổng chi đề phòng hạn chế tổn thất, tăng 2,3 lần so với năm 2000. Nguyên nhân của sự tăng lên đó là do:
Lượng học sinh tham gia bảo hiểm ngày càng tăng lên qua các năm từ 452.942 học sinh năm 2000 lên 1.010.516 học sinh năm 2006. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tổng chi cho công tác đề phòng hạn chế tăng lên.
Ngoài nguyên nhân trên thì còn do Ban lãnh đạo công ty đã rất coi trọng công tác đề phòng hạn chế tổn thất, theo Ban lãnh đạo cho biết thì đây là khâu không thể xem nhẹ, làm tốt công tác này sẽ giảm bớt được những rủi ro tai nạn xảy ra cũng như góp phần giảm bớt mức độ nghiêm trọng của tai nạn, ốm đau… dẫn đến số tiền bồi thường giảm, làm tăng lợi nhuận của công ty. Mặt khác việc trích lại một phần phí bảo hiểm để lại trường để mua các chi phí y tế thuốc men sách báo … thể hiện sự quan tâm của công ty tới các em học sinh trong trường không phân biệt là có tham gia bảo hiểm hay không… làm chất lượng phục vụ tăng lên làm tăng sức cạnh tranh của công ty.
Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật thì các rủi ro xảy ra càng nhiều hơn và mức độ cũng trầm trọng hơn vì thế số tiền chi trả bồi thường của cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32234.doc