MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .01
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.
I. BÁN HÀNG VÀ Ý NGHĨA CỦA KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.03
I.1. Khái niệm, đặc điểm và chức năng của hoạt động thương mại.03
I.1.1. Khái niệm về hoạt động thương mại.03
I.1.2. Đặc điểm của hoạt động thương mại.03
I.1.3. Chức năng của hoạt động thương mại. 04
I.2. Quá trình bán hàng và đối tượng bán hàng.04
I.2.1. Khái niệm về bán hàng.04
I.2.2. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.04
I.2.3. Yêu cầu quản lý đối với nghiệp vụ bán hàng.06
I.2.4. Nhiệm vụ hạch toán nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.07
I.3. Ý nghĩa của công tác kế toán bán hàng.07
I.3.1. Ý nghĩa của công tác bán hàng.07
I.3.2. Ý nghĩa của công tác kế toán bán hàng.08
I.4. Các phương thức bán hàng và các chỉ tiêu liên quan đến bán hàng.09
I.4.1. Các phương thức bán hàng.09
I.4.2. Các chỉ tiêu liên quan đến bán hàng.10
I.5. Đặc điểm và yêu cầu quản lý của kế toán bán hàng.11
I.5.1. Đặc điểm.11
I.5.2. Thời điểm ghi chép nghiệp vụ bán hàng.12
II. NHIỆM VỤ, NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.13
II.1. Nhiệm vụ.13
II.2. Nguyên tắc tổ chức hạch toán hàng hóa.14
II.3. Nội dung của kế toán bán hàng trong Doanh nghiệp thương mại.14
II.3.1. Chứng từ ban đầu.14
II.3.2. Các phương pháp tính giá vốn hàng hóa.14
II.4. Chứng từ kế toán, các hình thức ghi sổ và phương pháp hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng.17
II.4.1. Khái niệm chứng từ kế toán và chứng từ sử dụng hạch toán nghiệp vụ bán hàng.17
II.4.2. Các hình thức ghi sổ.20
II.4.3. Hạch toán chi tiết.24
II.4.4. Hạch toán tổng hợp.27
III. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH.44
III.1. Kế toán thuế và các khoản giảm trừ doanh thu.44
III.1.1. Kế toán thuế.44
III.1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.44
III.2. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.45
III.3. Kết quả xác định kết quả hoạt động kinh doanh.45
IV. SỔ SÁCH KẾ TOÁN TRONG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.47
Chương 2
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ Ở CÔNG TY TNHH TM & DV
NGỌC HÀ.
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM & DV NGỌC HÀ.48
I.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty.48
I.2. Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của doanh nghiệp.49
I.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.49
I.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.52
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY.53
II.1. Tổ chức bộ máy kế toán.53
II.2. Tổ chức công tác kế toán.55
II.3. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán.56
II.4. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán.57
II.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán.57
II.5.1. Sổ kế toán chi tiết.57
II.5.2. Sổ kế toán tổng hợp.58
II.5.3. Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty.58
II.6. Tổ chức hệ thống Báo Cáo Tài Chính kế toán.59
III. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TM & DV NGỌC HÀ.60
III.1. Công tác quản lý chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty.60
III.1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty.60
III.1.2. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm, các phương thức bán hàng và thể thức thanh toán.61
III.2. Chứng từ hạch toán tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.61
III.3. Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty TNHH TM & DV Ngọc Hà .64
III.3.1. Hạch toán doanh thu bán hàng.64
III.3.2. Hạch toán khoản phải thu của khách hàng.65
III.3.3. Hạch toán giá vốn hàng bán.67
III.3.4. Hạch toán chiết khấu bán hàng.69
III.3.5. Hạch toán thuế giá trị gia tăng.70
III.3.6. Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.73
III.3.7. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ.74
VI. CÔNG TÁC PHÂN TÍCH KINH TẾ VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TM & DV NGỌC HÀ.81
Chương 3
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TM & DV NGỌC HÀ.
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN.86
II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THIỆN.87
III. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TM & DV NGỌC HÀ.88
III.1. Ưu điểm.88
III.2. Nhược điểm.89
IV. MỘT SỐ Ý KIẾN.89
IV.1. Tổ chức bộ máy Kế toán.89
IV.2. Đối với việc tính giá vốn của hàng xuất kho.90
IV.3. Hoàn thiện phương pháp kế toán chiết khấu bán hàng.92
IV.4. Hoàn thiện tình hình thanh toán công nợ.93
KẾT LUẬN .98
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3345 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Ngọc Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính (lãi trả chậm trả góp )
Các bút toán kết chuyển giá vốn hàng bán, doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh tương tự như phần bán hàng trực tiếp.
Tổng số tiền còn phải thu ở người mua
Kết chuyển
doanh thu
thuần
TK 911
TK 511
TK 111, 112...
TK 515
TK 131
Doanh thu theo giá
bán thu tiền ngay
( không thuế VAT)
Số tiền người mua
trả lần đầu
tại thời điểm mua hàng
bán thu tiền ngay
( không thuế VAT)
Thuế VAT phải nộp tính trên
giá bán thu tiền ngay
Lợi tức trả chậm
Thu tiền ở người mua
các kỳ sau
Sơ đồ hạch toán bán hàng trả góp:
TK 33311
Ngoài các phương thức nêu trên còn có các phương thức bán hàng khác:
Bán hàng nội bộ.
Bán hàng theo trường hợp hàng đổi hàng
Trường hợp dùng hàng hoá thanh toán tiền lương, thưởng cho công nhân viên.
Trường hợp xuất hàng hoá để tiêu dùng nội bộ...
B. Tại doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp hoạc đối với các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Bút toán phản ánh trị giá mua thực tế của hàng xuất bán hạch toán như phần trên. Riêng bút toán ghi nhận tổng giá thanh toán của hàng bán được ghi như sau:
Nợ TK 111, 112: Tổng giá thanh toán của hàng bán đã thu bằng TM, TGNH.
Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán của hàng bán được người mua chấp nhận nợ
Có TK 511 (5111): doanh thu bán hàng theo tổng giá thanh toán của hàng bán ra.
Khi phát sinh giảm giá hàng bán:
Nợ TK 532: Khoản giảm giá phát sinh.
Có TK 111, 112, 311: Tổng số giảm giá đã trả.
Có TK 131: Tổng số giảm giá được ghi giảm nợ phải thu.
Khi phát sinh hàng bán bị trả lại:
Bút toán 1: Phản ánh tổng giá thanh toán của hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 531: Trường hợp tổng giá thanh toán của hàng bán bị trả lại.
Có TK 111, 112, 311: Tổng giá thanh toán đã trả.
Có TK 131 ( chi tiết người mua) tổng giá thanh toán trừ vào nợ phải thu ở khách hàng
Có TK 338 (3388) tổng giá thanh toán của hàng bán bị trả lại chấp nhận trả cho khách hàng nhưng chưa trả.
Bút toán 2: Phản ánh trị giá mua thực tế của hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 156 (1) nhập kho hàng hoá
Nợ TK 157: Gửi tại kho người mua
Có TK 632: Kết chuyển trị giá mua của hàng bán bị trả lại.
Các bút toán kết chuyển tương tự như phần tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
C. Hạch toán bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho.
Theo phương pháp này doanh thu bán hàng được phản ánh trên TK 511 trình tự và phương pháp hạch toán tương tự như ở các doanh nghiệp thương mại hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Trị giá mua thực tế của hàng đã tiêu thụ.
Đầu kỳ: Kinh doanh kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng tồn kho, gửi bán, đang đi đường chưa tiêu thụ:
Nợ TK 611 (2) trị giá hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ.
Có TK liên quan (151, 156, 157) kết chuyển giá vốn hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ.
Trong kỳ: Các nghiệp vụ liên quan tăng, giảm hàng hoá được phản ánh vào bên nợ, bên có TK 611 (2).
Cuối kỳ: Kết chuyển trị giá vốn hàng hoá tồn kho, gửi bán, đang đi đường chưa tiêu thụ.
Nợ TK 156, 157, 151
Có TK 611 (2) kết chuyển giá vốn hàng chưa tiêu thụ.
Đồng thời xác định và kết chuyển giá vốn thực tế của hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ.
Xuất trong kỳ
=
Số dư
đầu kỳ
+
Số phát sinh trong kỳ
-
Số dư
cuối kỳ
Nợ TK 632 giá vốn hàng bán trong kỳ.
Có TK 611 (2) trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ.
III. kế toán xác định kết quả kinh doanh
III.1. Kế toán thuế và các khoản giảm trừ doanh thu
III.1.1. Kế toán thuế.
Thuế gắn liền với kế toán bán hàng và có nhiều loại: Thuế VAT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… nhiệm vụ của kế toán là phải tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời số thuế phải nộp, tiến hành hạch toán đúng như trình tự quy định các tài khoản và sổ kế toán.
Có 2 phương pháp xác định thuế:
+ Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
= -
Trong đó:
= x
+ Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Thuế GTGT = Thuế suất x [ -]
III.1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, để khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn, trả tiền ngay, thanh toán trước thời hạn các doanh nghiệp thường sử dụng những chính sách sau:
- Chiết khấu bán hàng: là số tiền doanh nghiệp giảm trừ cho khách hàng trong trường hợp họ thanh toán trước hạn định hoặc mua thường xuyên với khối lượng lớn.
- Giảm giá hàng bán: là số tiền mà doanh nghiệp phải giảm cho khách hàng, do không thực hiện đúng các điều khoản ký kết trong hợp đồng như: về chất lượng, thời hạn, địa điểm…
- Hàng bán bị trả lại: là số hàng doanh nghiệp đã tiêu thụ nhưng so sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng không đúng về chủng loại, quy cách, chất lượng mà khách hàng không chấp nhận.
Các khoản: Chiết khấu, giảm giá, doanh thu bán hàng bị trả lại được phép trừ vào doanh thu trước thuế, do đó kế toán cần phải theo dõi đầy đủ, chính xác và phải hạch toán chi tiết từng khoản vào các sổ sách kế toán làm căn cứ tính giảm doanh thu chịu thuế đối với các cơ quan thuế.
III.2. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
TK 334, 338
TK 641, 642
(1)
TK 152, 153
(2)
TK 214
(3)
TK 111, 331
(4)
TK 911
(5)
Trình tự kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thể hiện qua sơ đồ sau:
III.3. Kết quả xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Kết quả hoạt động kinh doanh là phần doanh thu còn lại sau khi đã bù đắp được các khoản thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) hoặc thuế xuất nhập khẩu và các khoản chi phí kinh doanh. Đó là lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lãi (lỗ) = - ( + )
Trong đó:
= - Thuế (XK,TTĐB)-
Xác định kết quả kinh doanh kế toán còn sử dụng các tài khoản: 421, 641, 642 và trình tự được tiến hành như sau:
- Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ 911
có 632
- Kết chuyển chi phí :
Nợ 911
Có 641: Chi phí bán hàng
Có 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển doanh thu thuần:
Nợ 511, 512
Có 911
- Kế toán xác định kết quả bán hàng:
+ Nếu lãi:
Nợ 911
Có 921 (lãi chưa phân phối)
+ Nếu lỗ
Nợ 421
Có 911
* Sơ đồ hạch toán tổng quát doanh thu tiêu thụ (Bảng ngang)
IV. Sổ sách kế toán trong kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Tuỳ theo hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp mà sử dụng các loại sổ sách khác nhau. Theo hình thức "nhật ký chứng từ" kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh sử dụng các loại sổ sau:
- Bảng kê số 5: Dùng để phản ánh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Sổ theo dõi nhập xuất thành phẩm tồn kho hàng hoá: Dùng để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, hàng hoá theo giá hạch toán và giá thực tế.
- Bảng kê số 10: "Hàng gửi bán" dùng để theo dõi phản ánh các loại hàng hoá, thành phẩm lao vụ dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được thanh toán.
- Bảng kê số 11: "Phải thu của khách hàng" dùng để phản ánh tổng hợp tình hình thanh toán tiền hàng với người mua.
Chương 2
tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả ở công ty TNHH TM & DV
Ngọc Hà.
I. Tổng quan về công ty TNHH TM & DV Ngọc hà
Tên đơn vị : Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Ngọc Hà
Trụ sở chính : Số 7 - Ngõ 2 - Nguyễn Ngọc Nại - Q. Thanh Xuân - TP. Hà Nội
Điện thoại : +84 (4).5653074
Fax : +84 (4).5653661
Email : ngochacorp@vnn.vn
Website : ngochatrading.com.vn
Chi Nhánh tại Hải Dương
Địa chỉ : Số 185 - Nguyễn Thượng Mẫn - P. Bình Hàn - TP. Hải Dương
Điện thoại : +84 (320).842449
Fax : +84 (320).833685
Email : ngochacorphd@vnn.vn
Chi Nhánh tại Bắc Ninh
Địa chỉ : Số 395 - Nguyễn Trãi - P. Bồ Sơn - TP. Bắc Ninh
Điện thoại : +84 (241).895796
Fax : +84 (241).853153
Email : ngochacorpbn@vnn.vn
I.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Từ một cửa hàng văn phòng phẩm hoạt động theo giấy phép Số 01012-57 Ngày 06 tháng 09 năm 2000 do Uỷ Ban Nhân Dân Quận Thanh Xuân cấp, đến ngày 17 tháng 06 năm 2003, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Hà (“Công ty Ngọc Hà”) được thành lập theo giấy phép hoạt động Số 0102009050 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, ngày 06 tháng 01 năm 2005, cửa hàng VPP Lê Diệu Thuý cũng được thành lập và duy trì hoạt động như là một bộ phận kinh doanh của Công ty Ngọc Hà.
Ngày 26 tháng 10 năm 2003, Công ty Ngọc Hà mở cơ sở hoạt động tại Hải Dương theo giấy phép Số 84-03-HD và đến ngày 06 tháng 04 năm 2006, Công ty đã đăng ký hoạt động Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Hà tại Hải Dương theo giấy phép Số 0412000058 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Hải Dương cấp
Ngày 26 tháng 10 năm 2006, Công ty Ngọc Hà mở cơ sở hoạt động tại Bắc Ninh theo giấy phép Số 48-12-BN và đến ngày 09 tháng 01 năm 2007, Công ty đã đăng ký hoạt động Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Hà tại Bắc Ninh theo giấy phép Số 0321000168 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bắc Ninh cấp
Trong kế hoạch phát triển mở rộng thị trường thì Công ty đang gấp rút hoàn tất thủ tục mở thêm chi nhánh hoạt động tại các tỉnh: Hưng Yên, Vĩnh Phúc.
Để mở rộng mối quan hệ với các nhà cung cấp trong và ngoài nước Công ty đã đặt đại diện thương mại của mình tại Nam Ninh, Trung Quốc.
Tháng 10 năm 2005, Công ty Ngọc Hà đã tiến hành đăng ký thương hiệu của Công ty với Cục Sở Hữu Trí Tuệ thuộc Bộ Khoa Học và Công Nghệ. Hồ Sơ đã được chấp nhận theo công văn số 12743/NH2 ngày 07/04/2006 và đang chờ công bố
I.2. Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của doanh nghiệp
I.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Đội ngũ nhân sự gồm các nhân viên được đào tạo chính quy tại các trường đại học uy tín như: Đại Học Bách Khoa, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Học Viện Tài Chính, Đại Học Thương Mại… Ngoài ra các cán bộ khác cũng được đào tạo tại một số trường cao đẳng, và trung học chuyên nghiệp khác trong cả nước.
Bộ máy quản lý được sắp xếp bố trí một cách logic khoa học, tạo điều kiện cho Công ty quản lý chặt chẽ tất cả các mặt hoạt động, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh thương mại được liên tục và đem lại hiệu quả cao.
Bộ máy quản lý của Công ty gồm:
Ban giám đốc:
+ Giám đốc công ty
+ 2 phó giám đốc: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh tiếp thị bán hàng,
Phó giám đốc phụ trách tài chính và quản lý nhân lực.
Mỗi một phòng ban có chức năng riêng biệt, song đều có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc trong quản lý và điều hành công việc.
Phòng kế toán và phân tích tài chính: có nhiệm vụ hạch toán kế toán và phân tích tài chính, phản ánh trung thực tình hình tài chính của Công ty, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính của chi nhánh, tổng hợp và phân tích hoạch định để đánh giá kết quả kinh doanh, nghiêm cứu kết quả và hiệu quả của hoạt động tài chính từ đó tham mưu phương án tốt nhất. Về mặt nhân sự có nhiệm vụ quản trị hành chính, quản trị nhân sự, nhiệm vụ phối hợp theo hệ thống
Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ sửa chữa, bảo hành sản phẩm, lắp đặt các máy móc thiết bị, đào tạo các kỹ thuật viên cho tay nghề giỏi để đáp ứng với công việc đặt ra.
Phòng kinh doanh và quản lý bán hàng: có nhiệm vụ kinh doanh, tiếp thị các sản phẩm, thâm nhập thị trường để tìm nguồn tiêu thụ hàng hoá trong khu vực, quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng, thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc khách hàng...
Phòng giao dịch: có nhiệm vụ nhận và thực hiện tất cả các cuộc trao đổi với khách hàng, đáp ứng những yêu cầu của khách, và kết hợp chăm sóc khách hàng...
Phòng mua hàng: có nhiệm vụ tìm kiếm các nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá sản phẩm của khách hàng, chất lượng tốt, giá cả hợp lý, dịch vụ hoàn hảo....
Phòng vận chuyển: có nhiệm vụ chở và giao hàng tận nơi cho khách hàng một cách nhanh nhất và tốt nhất...
Ngoài ra Công ty còn có 2 Chi nhánh: Có chức năng hoạt động và hạch toán độc lập, nhưng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc Công ty, dưới các Chi nhánh lại phân ra các bộ phận chức năng. Đứng đầu các Chi nhánh là các Giám đốc điều hành Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Công ty về hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.
Sơ đồ bộ máy quản lý ở Công ty TNHH TM & DV Ngọc Hà :
CN Hải Dương
(14 nhân sự)
Ban giám đốc
( 3 nhân sự )
CN Bắc Ninh
(12 nhân sự)
Phòng mua hàng
(6 nhân sự)
Phòng kế toán và
Phân tích tài chính
(6 nhân sự )
Phòng vận chuyển
(20 nhân sự)
Phòng giao dịch
(4 nhân sự)
Phòng kỹ thuật
(10 nhân sự )
Phòng kinh doanh
và Quản lý bán hàng
(12 nhân sự )
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý ở Công ty TNHH TM & DV Ngọc Hà
I.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
Là đơn vị kinh doanh chuyên phân phối và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thuộc các ngành hàng văn phòng phẩm tổng hợp và tạp phẩm; máy móc và thiết bị văn phòng cùng các dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng; mực cho máy in, máy photo, máy fax; băng dính công nghiệp, dây đai, màng chít; nội thất văn phòng, trường học, bệnh viện; giấy và mực in mã vạch một cách hiệu quả, trọn gói và chuyên nghiệp, kết nối trực tiếp giữa các nhà sản xuất với các đơn vị tiêu dùng cuối cùng.
Công ty Ngọc Hà cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho trên 500 tổ chức, đơn vị trên địa bàn Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Bắc Ninh, ... Đây là các tổ chức, đơn vị thuộc các thành phần kinh tế nhà nước, đầu tư nước ngoài, tư nhân và đang hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau: Ngân hàng và tổ chức tín dụng, các học viện, trường đại học, cao đẳng, các bệnh viện, các bộ, cơ quan ngang bộ, sở, cơ quan hành chính sự nghiệp, đại sứ quán, lãnh sự quán, các công ty sản xuất, xây dựng, v.v...
Phương châm kinh doanh của Công ty Ngọc Hà là „Kết NốI các đơn vị tiêu dùng với nhà sản xuất“. Công ty đã và đang xây dựng các mối quan hệ lâu dài và uy tín với các nhà sản xuất trong và ngoài nước sản xuất các ngành hàng mà Công ty đang kinh doanh. Với quy mô hoạt động ngày càng mở rộng và đầu ra ngày càng tăng cao, Công ty luôn được các nhà sản xuất ưu tiên trong việc cung cấp hàng hoá với mức giá cả ưu đãi nhất.
Với trên 80 cán bộ nhân viên tốt nghịêp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp Công ty Ngọc Hà luôn hướng phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ của mình. Công ty thường xuyên thu thập phản hồi của khách hàng và tổ chức các chương trình đào tạo liên tục cho tất cả các bộ phận của Công ty. Không chỉ dừng lại ở việc bán hàng và cung cấp dịch vụ, Công ty luôn thúc đẩy công tác tư vấn cho khách hàng trong việc mua hàng hoá nhằm nâng cao hiệu quả công tác mua hàng của các đơn vị khách hàng.
Công ty cam kết sẽ mang lại chất lượng dịch vụ và hàng hoá ở mức cao nhất, không những chỉ đáp ứng được mà còn vượt quá sự mong đợi của quý khách hàng.
Dưới đây là bảng số liệu phản ánh tình hình tăng trưởng và phát triển của Công ty trong 3 năm trở lại đây:
TT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Tổng tài sản (1000đ)
12.357.680
14.270.380
15.250. 350
2
Tài sản cố định (1000đ)
5.798.370
6.879.390
7.284.540
3
Tài sản lưu động(1000đ)
6.559.310
7.390.990
8.001.810
4
Tổng nguồn vốn (1000đ)
12.357.680
14.270.380
15.250.350
5
Nợ phải trả (1000đ)
2.250.370
2.214.630
1.174.970
6
Vốn chủ sở hữu (1000đ)
10.107.310
12.055.750
14.075.380
7
Thuế phải nộp NSNN (1000đ)
2.897.370
3.245.478
4.251.799
8
Số lượng CNV (người )
31
64
87
9
Thu nhập bình quân (VNĐ/ tháng )
810.000
1.022.480
1.691.870
10
DTT (1000đ)
73.850.000
79.865.597
85.221.789
11
LN thuần (1000đ)
554.000
620.000
720.000
12
LN sau thuế (1000đ)
398.880
446.400
518.400
Phụ ghi: Báo cáo tài chính các năm 2004, 2005, 2006
II. đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty
II.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty TNHH TM & DV Ngọc Hà là một Công ty có quy mô hoạt động kinh doanh thương mại tương đối lớn, có địa bàn hoạt động rộng với nhiều đơn vị trực thuộc. Để có thể tổ chức bộ máy kế toán cho phù hợp với sự phân cấp quản lý tài chính của Công ty, ban lãnh đạo cùng với phòng Kế toán và phân tích tài chính lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán nửa tập trung, nửa phân tán. Tiến hành công tác kế toán theo hình thức Nhật ký chung và kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá vật liệu và hàng hoá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Đứng đầu kế toán Công ty là kế toán trưởng. Phòng kế toán Công ty được đặt dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Các bộ phận kế toán của Chi nhánh đều đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của trưởng phòng kế toán các Chi nhánh.
Đối với các Chi nhánh hạch toán độc lập hạn chế. Bộ phận này có nhiệm vụ thu thập xử lý các chứng từ ban đầu sau đó tổ chức hạch toán chi tiết tổng hợp và lập báo cáo định kỳ gửi về phòng kế toán của Công ty theo qui định. Kế toán Công ty kiểm tra và duyệt báo cáo quyết toán để làm căn cứ hạch toán tổng hợp toàn Công ty.
Phòng Kế toán và phân tích Tài chính Công ty gồm 6 người và tổ chức theo cơ cấu sau:
Kế toán trưởng: Người đứng đầu bộ máy kế toán tham mưu chính về công tác kế toán tài vụ của công ty. Kế toán trưởng là người có năng lực trình độ chuyên môn cao về tài chính – kế toán, nắm chắc các chế độ hiện hành của nhà nước để chỉ đạo hướng dẫn các bộ phận mình phụ trách ; tổng hợp thông tin kịp thời, chính xác đồng thời cùng ban giám đốc.
Kế toán bán hàng: là kế toán theo dõi tình hình tiêu thụ hàng hoá , tình hình nhập xuất tồn hàng hoá. Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, kế toán định khoản và ghi vào sổ sách có liên quan .
Kế toán công nợ kiêm kế toán thanh toán: là kế toán theo dõi và ghi có các khoản phải thu, phải trả với nhà cung cấp căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán ghi sổ chi tiết theo từng khách hàng. Đối với những khách hàng, nhà cung cấp thường xuyên kế toán mở riêng sổ chi tiết để theo dõi ... và ghi sổ các khoản điện, nước, điện thoại, các khoản tạm ứng ...
Thủ quĩ kiêm kế toán tài sản cố định: Thể hiện trên sổ sách tình hình tài sản, số lượng, giá trị tài sản như đất đai, nhà cửa, trang thiết bị máy móc ...cũng như tình hình biến động của các tài sản đó. Thủ quĩ có nhiệm vụ giữ quĩ, thu chi các khoản tiền mặt trong công ty...
Kế toán thuế: Nắm chắc các qui định, luật thuế của nhà nước ban hành để từ đó hạch toán các khoản thuế phải nộp của doanh nghiệp .
Kế toán tổng hợp: là người chịu trách nhiệm tổng hợp phần hành kế toán của từng kế toán viên thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra báo cáo tài chính các đơn vị, kiểm tra số sách, đôn đốc việc lập báo cáo, xử lý các bút toán chưa đúng, tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH TM & DV Ngọc Hà
Kế Toán Trưởng
KT
Tổng hợp
KT Thuế
Thủ quỹ kiêm KT
TSCĐ
KT
Công nợ kiêm thanh toán
KT
Bán hàng
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy kế toán
II.2. Tổ chức công tác kế toán
Là một đơn vị kinh doanh thương mại, nên Công ty áp dụng chế độ kế toán mới từ tháng 10/1994 theo dự thảo lần thứ tư của vụ chế độ kế toán Bộ Tài Chính. Trong quá trình áp dụng thử nghiệm kế toán mới, Công ty đã gặp phải một số khó khăn như phải xây dựng một hệ thống sổ kế toán, chuyển số dư tài khoản kế toán cũ sang tài khoản kế toán mới. Hiện nay, công tác kế toán của Công ty đã ổn định việc tổ chức ghi chép hạch toán hợp lý, thông tin cung cấp kịp thời, chính xác, phục vụ có hiệu quả yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của Công ty.
Đối với phần hành kế toán hàng tồn kho, Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, trị giá vốn vật liệu, hàng hoá, công cụ dụng cụ xuất kho được tính theo giá thực tế, hình thức kế toán Nhật ký chung, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Kỳ kế toán nộp báo cáo tài chính gửi lên Cơ quan Thuế là năm.
II.3. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ được sử dụng tai Công ty gồm:
Chứng từ lao động và tiền lương gồm;
+ Sổ lương
+ Bảng chấm công
+ Bảng tính lương và thanh toán tiền lương.
Chứng từ về TSCĐ gồm: Thẻ TSCĐ ...
Chứng từ sử dụng theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến tiền tệ gồm:
+ Phiếu thu (Mẫu 01-TT-BB)
+ Phiếu chi (Mẫu 02-TT-BB)
+ Giấy báo nợ, có của Ngân hàng
+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (Mẫu 03-TT-HD)
+ Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu 04-TT-BB)
+ Biên lai thu tiền (Mẫu 05-TT-HD)
+ Bảng kê thu, chi tiền mặt; tiền gửi Ngân hàng.
Chứng từ về hàng tông kho gồm:
+ Phiếu nhập kho (Mẫu 01/VT)
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Chứng từ về bán hàng gồm: Hoá đơn giá trị gia tăng (Mấu số 01GTGT – 3LL) được lập thành 3 liên:
+ Liên 1 lưu giữ tại phòng kế toán
+ Liên 2 giao cho khách hàng
+ Liên 3 dùng để thanh toán.
Chất lượng công tác hạch toán ban đầu có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng công tác kế hoạch sau này. Chính vì vậy công ty luôn chấp hành đúng hệ thống chứng từ và sổ sách của Bộ Tài Chính.
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết nhập số liệu nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung trên máy, sau đó căn cứ vào số liệu ghi sổ Nhật ký chung máy sẽ tự động lên các nghiệp vụ phát sinh vào sổ kế toán chi tiết liên quan.
II.4. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản Công ty được mở theo quyết định 1141 TC/CĐKT. Ngoài ra, để phục vụ cho việc theo dõi chi tiết, phần lớn các tài khoản được mở thành các tài khoản cấp II, cấp III, và chi tiết cho từng đối tượng. Ví dụ: tài khoản 112 được mở thành các tài khoản như: TK 11211, 11212,...(TK 1121 là tài khoản tiền gửi ngân hàng, TK 11211 là TK tiền gửi ngân hàng đầu tư) để theo dõi chi tiết tình hình giao dịch, thanh toán tại các ngân hàng mà Công ty có quan hệ.
II.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung. Sổ kế toán bao gồm: Sổ kế toán chi tiết và Sổ kế toán tổng hợp.
II.5.1. Sổ kế toán chi tiết.
Các sổ kế toán chi tiết mà Công ty sử dụng bao gồm:
Sổ quỹ tiền mặt
Sổ kho
Sổ chi tiết vật liệu, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
Bảng tổng hợp chi tiết vật, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
Sổ chi tiết thanh toán với người mua
Sổ chi tiết bán hàng
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng
Sổ lương
Những sổ kế toán chi tiết trên sử dụng theo mẫu của Bộ Tài Chính ban hành theo Quyết định số 1177/TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/1996.
II.5.2. Sổ kế toán tổng hợp.
Để phù hợp với các nghiệp vụ kinh tế thường xuyên phát sinh tại Công ty và để tiện cho việc theo dõi chính xác các tài khoản thường xuyên có biến động. Công ty đã lựa chọn hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. Với hình thức sổ kế toán này, Công ty đã sử dụng sổ Nhật ký đặc biệt, đó là Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền. Như vậy, với sổ kế toán tổng hợp, Công ty sử dụng 4 sổ kế toán: Nhật ký chung, Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Sổ cái.
II.5.3. Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty.
Khi có một nghiệp vụ kinh tế phát sinh, một chứng từ kế toán được lập, kế toán căn cứ vào sổ Nhật ký chi tiền, Nhật ký thu tiền. Nếu có liên quan đến các sổ kế toán chi tiết khác thì ngoài việc vào sổ nhật ký, kế toán đồng thời vào các sổ kế toán chi tiết. Nghiệp vụ thu tiền, chi tiền chỉ được ghi chép vào sổ Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, không ghi chép vào Nhật ký chung nữa. Công việc này được kế toán thực hiện từ một đến hai ngày một lần. Sau đó cứ 5 ngày một lần, kế toán căn cứ vào số liệu đã ghi trong sổ nhật ký đặc biệt để ghi vào sổ Cái các tài khoản có liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ kế toán.
Cuối mỗi quý, kế toán cộng số liệu trên sổ cái các tài khoản. Đồng thời, căn cứ vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết. Căn cứ vào bảng tổng hợp chi tiết, sổ Cái, kế toán tiến hành đối chiếu các số liệu trên hai hệ thống sổ (Sổ tổng hợp và sổ chi tiết). Căn cứ vào sổ Nhật ký, sổ Cái các tài khoản, kế toán tiến hành lập các báo cáo tài chính cho từng quý.
Chứng từ
gốc
Sổ Nhật ký đặc biệt
Sổ Nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo
tài chính
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
II.6. Tổ chức hệ thống Báo Cáo Tài Chính kế toán.
Công ty sử dụng hệ thống báo cáo tài chính theo đúng Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐTC ngày 01/11/1995 và thông tư 89/2003/TT-BTC ngày 09/10/2003 về việc hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực ban hành theo Quyết định 149/2003/BTC ngày 31/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính:
Hệ thống báo cáo tài chính gồm có:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh
Thuyết minh báo cáo tài chính
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Ngoài ra, còn có những báo cáo khác như: Báo cáo thuế (tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước...), bảng tổng hợp vật tư tồn nhập – xuất – tồn, bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đối tài khoản, ...
Báo cáo tài chính gửi cho các cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
Cơ quan đăng ký kinh doanh
Cơ quan thống kê
Cơ quan thuế
Ngoài các báo cáo tài chính ra, cuối mỗi tháng Công ty còn phải lập các báo cáo quản trị, để gửi cho Giám đốc. Hàng tháng kế toán lập báo cáo thu, báo cáo chi tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 410.doc