Chuyên đề Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp của Công ty TNHH Hoàng Anh

MỤC LỤC

 

Danh mục chữ viết tắt

Lời mở đầu

Chương 1- Cơ sở lý luận về nội dung phân tích tài chính

1.1- Khái quát về doanh nghiệp

1.1.1- Khái niệm, phân loại doanh nghiệp

1.1.2- Hoạt động tài chính của doanh nghiệp

1.2- Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1- Sự cần thiết phấn tích tài chính doanh nghiệp

1.2.2- Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.2.1- Phân tích bảng cân đối kế toán

1.2.2.2- Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ

1.2.2.3- Phân tích các chỉ số tài chính

1.2.2.4- Phân tích diễn biến vốn và tài sản

1.3- Nhân tố ảnh hưởng tới nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3.1- Nhân tố chủ quan

1.3.2- Nhân tố khách quan

1.3.2.1- Môi trường kinh doanh

1.3.2.2- Môi trường pháp lý

1.3.2.3- Chế độ kế toán

1.3.2.4- Quản lý tài chính của nhà nước

Chương 2- Thực trạng nội dung phân tích tài chính Công ty TNHH Hoàng Anh

2.1- Giới thiệu về Công ty TNHH Hoàng Anh

2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển

2.1.2- Tổ chức bộ máy

2.1.3- Tình hình hoạt động của công ty

2.2- Thực trạng nội dung phân tích tài chính tại Công ty TNHH Hoàng Anh

2.2.1-

2.2.2-

2.3- Đánh giá thực trạng nội dung phân tích tài chính Công ty TNHH Hoàng Anh

2.3.1- Kết quả đạt dược

2.3.2- Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1- Hạn chế

2.3.2.2- Nguyên nhân

Chương 3- Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính Công ty TNHH Hoàng Anh

3.1- Định hướng phát triển của công ty

3.1.1- Mục tiêu

3.1.2- Định hướng phát triển của công ty

3.2- Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính Công ty TNHH Hoàng Anh

3.3- Kiến nghị

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

doc61 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp của Công ty TNHH Hoàng Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quá sử dụng vốn trong doanh nghiệp. 1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1.Nhân tố chủ quan Yếu tố đầu tiên mà ta phải nhắc đến là sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp và bộ phận tài chính hay nói cách khác là nhu cầu nắm bắt thông tin của chủ doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc của bộ phận này. Trình độ, nhận thức của cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác tài chính doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp ở đơn vị. Trong doanh nghiệp vấn đề nhân sự cần xem xét lại khi thiếu cán bộ quản lý có năng lực, hiểu biết về tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa cao, phần đông chưa có trình độ đại học. Hầu như công tác tài chính còn rập khuôn, máy móc theo mẫu có sẵn, không hiểu bản chất của chỉ tiêu kinh tế, không linh hoạt trong xử lý số liệu. Do vậy để công tác phân tích tài chính đạt hiệu quả thực tế còn là vấn đề khó khăn. Điều kiện kỹ thuật phương tiện máy móc thiết bị ảnh hưởng rất lớn đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp từ việc kỹ năng tính toán, tốc độ và chất lượng tính chính xác của kết quả phân tích tài chính. Nguồn số liệu là một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến phân tích tài chính, nếu số liệu không trung thực, không phản ánh đúng thực trạng tài chính doanh nghiệp thì kết quả phân tích tài chính là không đúng không có tính chính xác. Phân tích tài chính của doanh nghiệp chủ yếu dựa trên các báo cáo tài chính nhưng khó có thể đảm bảo rằng các số liệu là hoàn toàn phản ánh đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế thực tế phát sinh tại doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính thường phản ánh con số không thực về tình hình hoạt động kinh doanh của mình để giảm bớt số thuế phải nộp nhà nước theo quy định, nhằm hợp lý hoá những khoản chi không hợp lý và tránh được sự rò rỉ thông tin cho các đối thủ cạnh tranh. Điều này đã phần nào giải thích được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chung của các doanh nghiệp là: công tác phân tích tài chính đạt hiệu quả thấp và kém mang tính thực tiễn. Đối với các doanh nghiệp nhà nước thường quan tâm tới chỉ tiêu kế hoạch, các doanh nghiệp thường đề ra kế hoạch thấp hơn năng lực thực tế của mình để doanh nghiệp không bị sức ép quá lớn khi hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính. Vì vậy công tác phân tích, dự báo, lập kế hoạch thường được sử dụng sai mục đích. Đây là mục tiêu không có ý nghĩa về mặt hiệu quả, là hậu quả để lại của thời kỳ tập trung bao cấp trước đây. 1.3.2 Nhân tố khách quan 1.3.2.1.Môi trường kinh doanh Trong cơ chế cũ, các doanh nghiệp nhà nước đều được cấp vốn dễ dàng, được giao các chỉ tiêu cần hoàn thành trong kỳ. Doanh nghiệp chỉ cần tiến hành sản xuất kinh doanh một cách máy móc, không chú trọng đến hiệu quả của công việc mà chỉ lo đáp ứng được chỉ tiêu đã được giao, chạy theo thành tích. Hoạt động mang nhiều tính thụ động, phụ thuộc. Đó chính là nguyên nhân tạo ra sự kém hiệu quả trong hệ thống các doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đó và sự trì trệ, kém năng động trong tổ chức sản xuất kinh doanh đó vẫn còn ảnh hưởng không ít tới cung cách làm ăn của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Từ khi đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển sang một hình thái mới, đó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước, các doanh nghiệp phải tự mình tổ chức sản xuất kinh doanh theo phương thức hạch toán mới: lời ăn, lỗ chịu. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành vấn đề cấp bách sống còn của các doanh nghiệp đi đôi với nó là nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Doanh nghiệp cũng từ đó thấy được tầm quan trọng của việc phân tích hoạt động tài chính, tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp khi phân tích hoạt động tài chính có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Trong nền kinh tế thị trường để đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt bắt buộc doanh nghiệp phải chú trọng tới tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị mình. Công tác phân tích tài chính đã khẳng định được vai trò của mình và mang tính thực tiễn cao hơn. Các doanh nghiệp được phép chủ động tổ chức phân tích theo hướng dẫn chung của nhà nước và sử dụng các nguồn vốn theo cách thức phù hợp nhằm đạt kết quả cao nhất. Một khó khăn nữa trong phân tích tài chính doanh nghiệp là thiếu thông tin. Trong điều kiện hiện nay thông tin chính thức và thông tin đã được kiểm chứng còn thiếu nhiều, trong khi lượng thông tin thiếu chính xác, truyền miệng lại tràn lan. Điều này gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp trong công tác phân tích, dự báo và hoạch định kế hoạch. 1.3.2.2.Môi trường pháp lý Nhà nước cũng đã chú trọng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, đã có nhiều thông tư, quy định mang tính chất hướng dẫn, tư vấn cho các doanh nghiệp nhằm xử lý các vấn đề khó khăn thường gặp phải trong việc phân tích tài chính. Quy định chế độ báo cáo thường niên, tổ chức kiểm tra các báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm tạo ra những căn cứ trung thực cho công tác này. Nhà nước cũng đã có sự quan tâm tới công tác thống kê theo ngành dọc để hình thành những số liệu thống kê của từng ngành, từng lĩnh vực giúp cho việc so sánh, làm căn cứ cho doanh nghiệp trong hoạt động phân tích. Nước ta những năm gần đây công tác phân tích tài chính đã đạt được một phần tuy còn thấp và gặp không ít khó khăn nên mặc dù đã tiến bộ nhưng các doanh nghiệp cần quan tâm, chú trọng hơn để khắc phục những vướng mắc của phân tích tài chính nhằm đạt được mục tiêu đã định 1.3.2.3.Quản lý tài chính của Nhà nước Đây chính là một trong những nhân tố khách quan quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Ta đã biết Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động và tiến hành quản lý các doanh nghiệp trên cơ sở các cơ chế quản lý do mình đặt ra. Bất kỳ một sự thay đổi cơ chế quản lý nào của Nhà nước đều tác động một cách trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này có thể thấy rõ qua việc Nhà nước ban hành và cho áp dụng luật thuế giá trị gia tăng vào ngày 1/1/1999, nó đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, một cơ chế quản lý ổn định, thích hợp với các loại hình doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển là hết sức cần thiết, là điều kiện giúp cho các doanh nghiệp yêm tâm tiến hành sản xuất kinh doanh tập trung, dồn mọi nỗ lực của mình vào kinh doanh mà không phải lo ngại sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Có như vậy các doanh nghiệp mới có thể có được hiệu quả kinh doanh trong hoạt động của mình CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOÀNG ANH 2.1. Giới thiệu về Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Anh 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Anh là Công ty tư nhân, trụ sở chính tại Thị trấn Vĩnh lộc- huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang. Công ty TNHH Hoàng Anh được sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tuyên Quang cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số :150200011 cấp ngày 09/4/1994 đăng ký thay đổi lần 1 ngày 14/1/1997 , đăng ký thay đổi lần 2 ngày 25/6/2000 đăng ký thay đổi lần 3 ngày 01/5/2005 đăng ký thay đổi lần 4 vào ngày20/4/2007. Địa chỉ trụ sở chính : Trung tâm3-TT Vĩnh lộc – Chiêm Hoá- Tuyên Quang. Tên, địa chỉ, chi nhánh: Xí nghiệp xây lắp Việt Hoàng tại Na Hang Vốn đăng ký khi thành lập công ty là : 3.000.000.000 đồng Ngành ngề kinh doanh : Xây dựng nhà các loại có quy mô vừa và nhỏ Xây dựng công trình đường bộ có quy mô vừa và nhỏ Xây dựng cá công trình thuỷ lợi có quy mô vừa và nhỏ Xây dựng đường dây và trạm biến áp đIện có cấp đIện áp đến 35KV Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước Cưa, xẻ và bào gỗ có nguồn gốc hợp pháp Sản xuất đồ gỗ xây dựng từ nguyên liệu có nguồn gốc hợp pháp Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng gỗ có nguồn gốc hợp pháp. Người đại diện theo pháp luật của công ty : Họ và tên: Hoàng Anh Dũng. Trong hai năm đầu hoạt động công ty gặp rất nhiều khó khăn cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn trụ sở công ty thì chật hẹp đa số cán bộ trong công ty đều mới ra trường chưa có kinh nghiệm thực tiễn 2.1.2.Tổ chức bộ máy Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Hoà ng Anh Chủ tịch HĐTV Giám đốc công ty Phó Giám đốc công ty Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật Đội thi công số 1 Đội thi công số 3 Đội thi công số 2 Phòng kế hoạch Xí nghiệp xây lắp Việt Hoàng a. Ban giám đốc * Chức năng: Trong công ty ban giám đốc là một số người trong hội đồng quản trị, có chức năng quản lý điều hành trực tiếp công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. * Nhiệm vụ: + Giám đốc: Đồng thời là chủ tịch HĐQT, là đại diện pháp lý của công ty, có nhiệm vụ điều hành tất cả các hoạt động trong công ty và là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công ty. + Phó giám đốc: Hỗ trợ và giúp giám đốc trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thực hiện những nhiệm vụ mà giám đốc giao phó. b. Phòng hành chính tổng hợp * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước về công ty. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tai công ty, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh. * Nhiệm vụ: - Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của công ty. - Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh - Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên công ty. - Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty. - Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng và sửa chữa nhà làm việc, điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước. - Quản lý và sử dụng xe ô tô, điện, điện thoại và các trang thiết bị của chi nhánh. Định kỳ bảo dưỡng và khám xe ô tô theo quy định, đảm bảo lái xe an toàn. - Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của nhà nước và công ty - Tổ chức thực hiện công tác y tế tại công ty - Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết và ban giám đốc tiếp khách. - Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khoản chi tiêu nội bộ của cơ quan - Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan - Lập báo cáo thuộc pham vi trách nhiệm của phòng - Thực hiện một số công việc khác c. Phòng kinh doanh + Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc công ty kế hoạch kinh doanh, tổng hợp phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của công ty. * Nhiệm vụ: - Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, phân tích đánh giá tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty. - Làm công tác khác do giám đốc giao. - Lập kế hoạch kinh doanh và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó, tổ chức các hoạt động quảng cáo, tuyển nhân viên. d. Phòng kỹ thuật: - Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ kỹ thuật và cung cấp các thông tin kỹ thuật của hàng hoá, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm. e. Phòng kế toán * Chức năng Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Ban giám đốc thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ của công ty theo đúng quy định hiện hành. * Nhiệm vụ: - Trực tiếp hạch toán kế toán, thanh toán theo quy định cuả nhà nước. - Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính kế toán, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính - Thực hiện các nghiệp vụ về hoạch toán kế toán, tính tiền lương, các chế độ BHXH, BHYT, KPCĐ f. Các đội thi công Đội thi công số 1,2, 3 Là các đội thi công trực thuộc công ty theo chế độ hạch toán nội bộ, thực hiện chế độ khoán của công ty. Các đội thi công thực hịên thi công các công trình do Giám đóc giao và hạch toán sản suất theo các chỉ tiêu được giao khoán, sau khi hoàn thành các công trình thì quyết toán với công ty. Các độ thi công trên địa bàn khác nhau song khi có nhiều công trình cùng được tiến hành thi công dồn dập công ty có thể điều phối, thay đổi địa bàn thi công của các đội để phù hợp với tình hình chung của công ty. Để nhằm mục tiêu mở rông thị trường phục vụ cho việc tiêu thụ một khối lương sản phẩm được sản xuất ra ngày càng lớn, Công ty TNHH Hoàng Anh đã mở ra văn phòng chi nhánh là Xí nghiệp xây lắp Việt Hoàng đại diện cho công ty tại huyện Na Hang, Tuyên Quang. * Chức năng - Kinh doanh, tiêu thụ các mặt hàng mà Công ty TNHH Hoàng Anh sản xuất. - Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động được công ty giao - Chấp hành luật pháp của nhà nước, quy định của công ty * Nhiệm vụ Thực hiện quâ trình kinh doanh trong khuôn khổ luật pháp, hiến pháp của nước Việt Nam. Thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ của nhà nước với cán bộ công nhân viên chi nhánh. Mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, thi công các công trình thuỷ lợi, công trình dân dụng trên địa bàn huyện Na Hang Hoàn thiện việc tổ chức, sắp xếp nhân sự vào các phòng ban phù hợp với chức năng nhiệm vụ của chi nhánh. 2.1.3. Tình hình hoạt động của công ty Bảng 1.2: Tổng quát tình hình Công ty qua 3 năm (2004- 2006) TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Doanh thu tiêu thụ 1.000đ 2.979.449 3.177.573 2.673.106 2 Công trình xây dựng C trình 6 8 6 3 Nộp ngân sách 1.000đ 310.000 429.000 230.000 4 Kết quả kinh doanh 1.000đ 28.671 30.401 -20.967 5 Lao động bình quân Người 360 359 220 6 Thu nhập bình quân đ/n/th 682.000 762.300 989.000 (Nguồn số liệu do Phòng Kế toán Công ty TNHH Hoàng Anh) 2.2 Thực trạng nội dung phân tích tài chính Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Anh 2.2.1. Phân tích khái quát hoạt động tài chính của Công ty * Nguồn số liệu 2.2.1.1. Bảng cân đối kế toán Bảng1: Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Hoàng Anh Năm 2004 đến năm 2006 ĐVT: đồng TÀI SẢN Mã số NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 A/ TSLĐ và ĐTNH 100 6.605.321.766 7.120.747.582 7.250.737.592 I. Tiền 110 82.011.326 51.953.600 44.628.354 1. Tiền mặt tại quỹ 111 32.852.446 7.993.902 18.168.069 2. Tiền gửi ngân hàng 112 49.158.880 43.959.698 26.460.285 II. Các khoản phải thu 130 4.018.222.073 4.728.589.711 5.189.583.369 1. Phải thu của khách hàng 131 3.620.962.663 4.617.004.311 4.940.500.369 2. Trả trước cho người bán 132 252.000.000 8.000.000 8.000.000 3. Các khoản phải thu khác 138 145.259.410 103.585.400 241.083.000 III. Hàng tồn kho 140 2.461.983.777 2.308.015.176 1.964.310.374 1. Nguyên liệu,vật liệu tồn kho 142 2.445.754.848 2.284.309.717 1.946.523.535 2.Công cụ, dụng cụ trong kho 143 16.228.929 23.705.459 17.786.839 3. Thành phẩm tồn kho 145 IV. Tài sản lưu động 150 43.104.590 32.189.095 52.215.495 1. Tạm ứng 151 12.262.490 20.689.095 25.074.795 2. Chi phí trả trước 152 11.500.000 27.140.700 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 30.842.100 26.352.442 B- TSCĐ và ĐT Dài hạn 200 2.241.036.107 2.107.266.778 2.207.572.407 I. Tài sản cố định hữu hình 211 2.139.566.284 2.017.145.011 2.121.438.607 1. Nguyên giá 212 2.326.465.897 2.136.349.774 2.405.724.128 2. Giá trị hao mòn 213 186.899.613 119.204.763 284.285.521 II. Chi phí XDCB dở dang 230 62.279.823 49.711.667 34.323.700 III.Chi phí trả trước dài hạn 241 39.190.000 40.410.100 51.810.100 Tổng cộng Tài sản 250 8.846.357.873 9.228.014.360 9.458.309.999 Nguồn vốn Mã số NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 A/ Nợ phải trả 300 5.489.779.563 5.746.577.993 4.633.112.972 I . Nợ ngắn hạn 310 5.119.721.080 5.376.519.510 4.195.349.689 1. Vay ngắn hạn 311 1.954.497.856 2.654.190.700 1.825.003.933 2. Phải trả cho người bán 313 2.271.858.867 1.302.676.893 1.902.440.405 3. Người mua trả tiền trước 314 2.594.600 70.427.656 4.Thuế và các khoản nộp NN 315 692.833.980 1.189.632.455 255.672.418 5. Phải trả CNV 316 191.505.777 222.729.977 139.262.700 6. Phải trả, phải nộp khác 318 6.430.000 7.289.485 2.542.577 II. Nợ dài hạn 320 370.058.483 370.058.483 437.763.283 III. Nợ khác 330 B/ nguồn vốn chủ sở hữu 400 3.356.578.310 3.481.436.367 4.825.197.027 I. Nguồn vốn, Quỹ 410 3.354.035.285 3.481.436.367 4.825.197.027 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 3.233.565.737 3.233.565.737 4.488.200.000 2. Lợi nhuận chưa phân phối 416 120.469.548 247.870.630 336.997.027 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 2.543.025 Quỹ khen thưởng phúc lợi 422 2.543.025 Tổng cộng nguồn vốn 8.846.357.873 9.228.014.360 9.458.309.999 ( Nguồn số liệu do phòng tài chính Công ty TNHH Hoàng Anh) 2.2.1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh Bảng 2 : Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Anh ĐVT: Đồng TT Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006 1 Tổng doanh thu 9.060.699.380 9.175.724.179 10.042.584.290 2 Các khoản giảm trừ 11.249.484 28.151.100 19.477.950 3 Doanh thu thuần 9.049.449.896 9.147.573.079 10.023.106.340 4 Giá vốn hàng bán 7.257.304.926 7.132.355.107 7.858.499.650 5 Chi phí bán hàng 13.008.972 29.745.916 50.000.112 6 Chi phí quản lý DN 1.288.803.879 1.284.575.628 1.456.565.996 7 Thu nhập HĐ tài chính 4.943.726 3.957.856 120.042.153 8 Chi phí HĐ tài chính 348.952.896 489.707.016 504.158.496 9 Thu nhập khác 10 Chi phí khác 23.686.900 56.905.150 48.735.300 11 Tổng thu nhập trước thuế 146.313.949 215.147.268 274.924.239 (Nguồn số liệu: Phòng tài chính kế toán Công ty cung cấp) 2.2.1.3 Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính của công ty TNHH Hoàng Anh * Đặc điểm hoạt động của Doanh nghiệp : - Hình thức sở hữu vốn : Sở hữu tư nhân - Lĩnh vực kinh doanh : - Tổng số công nhân viên : 30 Trong đ ó : Nữ 12 Nam 18 Trong đó : Nhân viên quản lý : 8 người - Những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình kinh doanh trong năm báo cáo * Chính sách kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp : - Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác : Đồng Việt nam - Hình thức sổ kế toán áp dụng : Chứng từ ghi sổ - Phương pháp kế toán tài sản cố định : - Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình : Theo QĐ 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003 - Phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích, hoặc tỷ lệ khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình : Khấu hao theo phương pháp đường thẳng - Phương pháp kế toán hàng tồn kho : - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Theo trị giá thực tế hàng hoá nhập kho - Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ : Bình quân gia quyền - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên. - Tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng. - Chính sách kế toán với chi phí đi vay + Chính sách kế toán được áp dụng cho chi phí đi vay: + Tổng số chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ + Tỷ lệ vốn hoá được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ - Phương pháp xác định doanh thu và phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng. - Phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của các giao dịch cung cấp, dịch vụ; - Phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng 2.2.1.4 Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp của Công ty TNHH Hoàng Anh Khi nghiên cứu về thực trạng phân tích tài chính của Công ty TNHH Hoàng Anh em thấy công ty đã sử dụng một số phương pháp phân tích để phân tích các nội dung sau: a. Phân tích các khoản mục trong bảng cân đối kế toán *Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn Công ty TNHH Hoàng Anh Theo cách phân tích này công ty đã lập bảng cân đối kế toán qua 3 năm để so sánh như sau: - Về tài sản: Tỷ trọng tài sản lưu động chiếm trên 40% và giảm dần qua các năm từ 2004 đến năm 2006, tỷ trọng này rất thấp tuy vậy tỷ trọng này giảm do giảm công nợ phải thu và tồn kho thì lại là rất tốt để công ty có thể giảm một phần chi phí vốn do bị chiếm dụng và ứ đọng hàng hoá. Về tài sản cố định tăng không nhiều lắm do công ty cải tạo máy móc thiết bị song cũng cần xem xét lại bởi đầu tư vào tài sản cố định mà chất lượng sản phẩm và năng suất lao động không được nâng cao thì lại là không hợp lý.Thêm nữa tuổi đời sản phẩm đã đến giai đoạn bão hoà và suy thoái thì không nên kéo dài thêm mà công ty cần có phương án khám phá sản phẩm mới và thu hồi vốn đầu tư không cần thiết đầu tư thêm vào tài sản cố định làm tăng giá thành sản phẩm. - Về nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu của công ty quá thấp công ty không có một cơ cấu vốn tối ưu để có thể được hưởng đòn bẩy tài chính. Do vậy chi phí vốn cao cũng là một nguyên nhân làm giá thành sản phẩm cao khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại và cả sản phẩm thay thế trên thị trường. Ngoài ra vốn chủ sở hữu giảm nhanh qua các năm do vậy công ty cần có biện pháp chấm dứt ngay tình trạng thua lỗ kéo dài có thể là mất vốn hoàn toàn. Nợ dài hạn giảm do công ty dùng nguồn khấu hao cơ bản và một phần vốn lưu động để thanh toán trả nợ ngân hàng do vậy càng lún sâu vào tình trạng mất cân đối về vốn làm công ty khó khăn hơn trong thanh toán. b.Phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Theo cách phân tích này các chỉ tiêu trong bảng kết quả kinh doanh đặc biệt là doanh thu thuần qua 3 năm có tăng nhưng mức tăng chưa đáng kể, giá vốn hàng bán năm 2005 giảm so với năm 2004 là 1,07% nhưng đến năm 2006 lại tiếp tục tăng 1,10% điều này chứng tỏ trong năm 2006 công ty đ ã chi ra một khoản rất lớn trong việc mua nguyên vật liệu c. Phân tích khái quát các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu * Nhóm chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán Ta phân tích các chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán như: Hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tức thời. Dựa vào các nguồn số liệu tài chính năm 2006 của Công ty TNHH Hoàng Anh ta có: TSLĐ Hệ số thanh toán ngắn hạn = --------------------- Nợ ngắn hạn 52.215.495 = ---------------------- = 0,01 4.195.349.689 Vốn bằng tiền+ Phải thu Hệ số thanh toán nhanh = ------------------------------ Nợ ngắn hạn 5.234.211.723 = ---------------------- = 1.25 4.195.349.689 Vốn bằng tiền Hệ số thanh toán tức thời = ------------------------ Nợ đến hạn 4.825.197.027 = ---------------------- = 1.15 4.195.349.689 Hệ số thanh toán ngắn hạn bằng 1 nghĩa là tài sản lưu động vừa đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn, tỷ suất này bằng 2 là hợp lý nếu lớn hơn 2 được xem là đầu tư thừa TSLĐ. Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh bằng tiền và các khoản có thể chuyển hoá thành tiền này bằng 1 là hợp lý nếu lớn hơn 1 là công ty có khả năng thanh toán nhanh, nếu nhỏ hơn 1 là công ty khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. * Phân tích các nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính Công ty đã áp dụng và phân tích các chỉ tiêu sau để phân tích về cơ cấu tài chính: Năm 2006: Nợ phải trả 4.195.349.689 Hệ số nợ tổng tài sản = ------------------ = --------------------- = 0,44 Tổng tài sản 9.458.309.999 Nợ phải trả 4.195.349.689 Hệ số nợ vốn cổ phần = --------------------- = --------------------- = 0.87 Vốn chủ sở hữu 4.825.197.027 TSCĐ hoặc TSLĐ 52.215.495 Hệ số cơ cấu tài sản = ----------------------- = ------------------ = 0,01 Tổng tài sản 9.458.309.999 Tổng vốn CSH 4.825.197.027 Hệ số cơ cấu nguồn vốn= --------------------- = --------------------- = 0.51 Tổng nguồn vốn 9.458.309.999 * Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động Công ty đã áp dụng và phân tích các chỉ tiêu sau: Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = ---------------------- Hàng tồn kho 7.257.304.926 = ------------------------ = 3.69 1.964.310.374 Doanh thu thuần 10.023.106.340 Hiệu suất sử dụng TSCĐ = -------------------- = --------------------- = 4,72 TSCĐ 2.121.438.607 Doanh thu thuần 10.023.106.340 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản= -------------------- = -------------------- = 1,06 Tổng tài sản 9.458.309.999 Các chỉ tiêu ở Công ty TNHH Hoàng Anh đã được tính toán và xắp xếp theo bảng sau: Bảng 3: BẢNG TÍNH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU Ở CÔNG TY TNHH HOÀNG ANH ĐVT: Đồng STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Hệ số thanh toán ngắn hạn 1 0,74 0,01 2 Hệ số thanh toán nhanh 0,66 0,51 1,25 3 Hệ số thanh toán tức thời 0,016 0,005 1,15 4 Hệ số nợ tổng tài sản 0,87 0,98 0,44 5 Hệ số nợ vốn cổ phần 6,9 51,2 0,87 6 Hệ số cơ cấu nguồn vốn CSH 0,13 0,02 0,51 7 Vòng quay hàng tồn kho 4,12 7,22 3,69 8 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2 2,15 4,72 9 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,92 1,15 1,06 ( Nguồn số liệu do phòng tài chính công ty cung cấp) Nhìn vào bảng tính toán các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty TNHH Hoàng Anh công ty đã thấy được khả năng thanh toán của mình quá yếu công ty gặp rất nhiều khó khăn trong chi trả các khoản nợ đến hạn. Chính vì vậy trong việc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7887.doc
Tài liệu liên quan