Mục lục
MỤC LỤC 2
LỜI NÓI ĐẦU 4
Chương I.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH 7
1.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình 7
1.1.1 Quá trình hình thành, phát triển 7
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình 10
1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 11
1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình 11
1.2.1 Công tác huy động vốn 11
1.2.2 Công tác sử dụng vốn 14
1.2.3 Tài trợ thương mại 16
1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 18
1.3 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình 20
1.3.1 Hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình 20
1.3.2 Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình 22
1.4 Đánh giá nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình 39
1.4.1 Kết quả đạt được 39
1.4.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân 41
Chương II.
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI 45
2.1 Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình 45
2.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình 47
2.2.1 Khía cạnh pháp lý của dự án 47
2.2.2 Khía cạnh thị trường của dự án 48
2.2.3 Khía cạnh kỹ thuật của dự án 48
2.2.4 Phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án 49
2.2.5 Khía cạnh tài chính của dự án 50
2.2.6 Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của dự án 50
2.2.7 Một số đề xuất khác nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình 51
2.3 Kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ, Ngành liên quan và Ngân hàng Công thương Việt Nam 58
KẾT LUẬN 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 62
60 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2249 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện nội dung thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả năng tiêu thụ sản phẩm…
Thẩm định phương diện kỹ thuật nhân lực hạ tầng
Thẩm định phương diện tổ chức sản xuất và quản lý
Thẩm định phương diện kinh tế – tài chính: thời hạn thu hồi vốn đầu tư, tỷ suất sinh lời của dự án, điểm hoà vốn của dự án, NPV, IRR, độ nhạy của dự án
Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay của dự án
Như vậy, có thể thấy công tác thẩm định tại chi nhánh đã được củng cố và đạt được những kết quả nhất định. Hiện nay, chi nhánh đã chủ động tìm kiếm những dự án có hiệu quả để cho vay, chủ động tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu đầu tư của doanh nghiệpm từ đó tư vấn cho khách hàng phương hướng đầu tư có hiệu quả căn cứ vào định hướng, kế hoạch của Nhà nước và kế hoạch cho vay của Ngân hàng.
1.3.2.2 Minh hoạ công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình
Dự án đầu tư đổi mới thiết bị dệt kim điện tử
a. Giới thiệu về công ty dệt len Mùa Đông
Công ty dệt len Mùa Đông là doanh nghiệp Nhà nước thành lập từ 1960. Ban đầu là Xí nghiệp dệt len Mùa Đông, sau đó thành Công ty dệt len Mùa Đông theo quyết định 2557/QĐ - UB ngày 8/7/1993 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc chuyển Nhà mày dệt len Mùa Đông thành Công ty dệt len Mùa Đông trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội.
Địa chỉ tại 74 - Đường Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội.
Số điện thoại: (04) 858 3857 Fax: (04) 858 2061
Quyết định thành lập số 2557/QĐ - UB ngày 08/07/1993 do UBND Thành phố Hà Nội cấp.
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 108784 cấp ngày 12/08/1993.
Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 2051062/GP.
Quyết định bổ nhiệm Giám đốc số 3966/QĐ - UB ngày 23/11/1996 của UBND Thành phố Hà Nội.
Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng số 3674/QĐ - UB ngày 24/07/2000.
Nhiệm vụ chủ yếu:
Dệt len các loại và được xuất khẩu trực tiếp
Kéo sợi Acrylic và sợi len
Công ty dệt len Mùa Đông luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao:
Vốn hiện nay tính đến 31/12/2002 là:
Nguồn vốn kinh doanh: 7.413.900.349 đ
Trong đó ngân sách cấp: 4.528.000.000 đ
Vốn tự bổ sung: 2.885.900.349 đ
Vốn lưu động trong đó vốn ngân sách cấp: 2.885.900.349 đ
Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002:
Doanh thu: 18.515 tỉ đồng
Lợi nhuận: 306 tỉ đồng
Nộp ngân sách: 1.313 tỷ đồng.
Nhận xét: Trong 3 năm : 2002, 2003, 2004 hoạt động kinh doanh của công ty dệt len Mùa Đông tốt, lãi năm sau cao hơn năm trước.
Về doanh thu: Năm 2002 so với năm 2000 tăng 4571 triệu đồng.
Năm 2002 so với năm 2001 tăng 150 triệu đồng.
Các chỉ tiêu về kinh tế:
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu năm sau cao hơn năm trước.
Tỷ suất lợi nhuận/vốn năm sau cao hơn năm trước.
Công ty có khả năng thanh toán nợ thể hiện qua hệ số thanh toán chung, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số hạn cuối cùng qua các năm đều lớn hơn hoặc bằng 1
Hệ số tài trợ lớn hơn bằng 1
Nhìn chung, qua phân tích số liệu tài chính cho thấy Công ty có khả năng thanh toán tài chính lành mạnh, tự chủ. Các khoản nợ đến hạn đều có khả năng thanh toán, đã sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
b. Quy trình thẩm định và kết quả thẩm định của chi nhánh về dự án đầu tư đổi mới thiết bị dệt kim điện tử
Ngân hàng nhận được hồ sơ xin vay vốn của Công ty dệt len Mùa Đông gửi. Việc tổ chức thẩm định dự án đã được triển khai nhanh chóng cụ thể.
Quy trình thẩm định
Cơ sở pháp lý của dự án:
Dự án “Đầu tư đổi mới thiết bị dệt kim điện tử” của Công ty dệt len Mùa Đông.
Hợp đồng số MD/SA – 001/2003 ngày 28/11/2003 giữa Công ty dệt len Mùa Đông và SAN–A–TRANDING Co. Ltd
Nội dung: Mua máy dệt kim Shimaseki đã qua sử dụng kèm theo một bộ TFD trị giá 43.059,6 USD.
Xuất phát từ hồ sơ của Công ty gửi lên, cán bộ thẩm định đã tiến hành xem xét đánh giá: Đã có hợp đồng mua thiết bị dệt kim điện giữa Công ty dệt len Mùa Đông và Công ty nước ngoài. Dự án “Đầu tư đổi mới thiết bị dệt kim điện tử” công ty chịu trách nhiệm trong việc vay và trả nợ Ngân hàng.
Thẩm định sự cần thiết của dự án: Công ty dệt len Mùa Đông hiện đang sản xuất 2 mặt hàng chính là sợi Acrylic, sợi pha và các loại quần áo len. Công ty có một dây chuyền kéo sợi Acrylic với 2300 cọc sợi, công suất 200 tấn/năm, chủ yếu bán hàng trong nước. Gần 70% sản phẩm quần áo len của Công ty xuất khẩu vào khối thị trường chung Châu Âu. Ngoài ra còn xuất khẩu sang các nước: Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan. Sản phẩm nội địa của Công ty được thị trường đề cao về chất lượng.
Toàn quốc hiện nay có 7 cơ sở kéo sợi Acrylic và len pha. Các doanh nghiệp trong nước buộc phải cạnh tranh với nhau và với lượng sợi nhập lậu rất lớn từ Trung Quốc sang. Đứng trước tình hình đó, Công ty không đầu tư thiết bị để đổi mới cải tiến mẫu mã. Đến một thời điểm nào đó, lượng sợi Acrylic sản xuất ra lớn hơn cầu là một điều bất lợi. Để sản phẩm của công ty ngoài yêu cầu về chất lượng còn phải có kiểu dáng mỹ thuật phong phú, đa dạng, cạnh tranh được với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước khác và với hàng Trung Quốc nhập lậu. Do đó, việc đầu tư đổi mới thiết bị dệt len là việc làm hết sức cần thiết.
Nhận xét: Nhìn chung, cán bộ thẩm định đã xem xét, đánh giá được các nội dung chủ yếu như mục tiêu của dự án, đánh giá được sự cần thiết phải đầu tư thiết bị kỹ thuật mới trước những áp lực thị trường, trước sự cạnh tranh trong nước và hàng nhập lậu. Cán bộ thẩm định đã đánh giá được quan hệ cung cầu của sản phẩm hiện tại và dự đoán trong tương lai, từ đó cũng đã xác định được khả năng tham gia thị trường cũng như tiềm năng phát triển của dự án. Đây là dự án đầu tư cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp nên cán bộ thẩm định cũng đã đánh giá được trình độ sản xuất, chất lượng quy cách, năng lực máy móc, quy mô sản xuất hiện có so với nhu cầu hiện tại.
Thẩm định trên phương diện thị trường: Công ty dệt len Mùa Đông luôn phấn đấu và giữ vững hai thị trường tiêu thụ:
Thị trường nội địa: Duy trì các hình thức buôn bán qua tổng đại lý và bán lẻ qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty.
Thị trường xuất khẩu: Từ gia công sản phẩm để xuất khẩu chuyển sang nhập nguyên liệu bán sản phẩm. Giữ vững và nâng dần doanh số sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm trong dự án đầu tư chiều sâu năm 2003 nằm trong kế hoạch tiêu thụ tổng thể của Công ty.
Nghiên cứu về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian vừa qua cho thấy:
Về xuất khẩu: doanh số sản phẩm ngày càng gia tăng, doanh nghiệp làm ăn có uy tín với đối tác như Đan Mạch, Ba Lan, Đức, Nhật Bản.
Cụ thể: Năm 2000 xuất khẩu được: 267. 782 sản phẩm.
Năm 2001 xuất khẩu được: 350. 472 sản phẩm.
Năm 2002 xuất khẩu được: 347.983 sản phẩm.
Về nội địa:
Năm 2000 tiêu thụ được: 89. 345 sản phẩm.
Năm 2001 tiêu thụ được: 115.068 sản phẩm.
Năm 2002 tiêu thụ được: 147.772 sản phẩm.
Mặt khác, nhu cầu xã hội ngày một phát triển, số người có nhu cầu sử dụng áo len cao cấp ngày càng nhiều. Trong các năm tiếp theo, Công ty phấn đấu tự sản xuất ra tất cả các loại sợi để dệt các loại áo len với chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển các sản phẩm nội địa bán trong nước.
Nhận xét: Cán bộ thẩm định đã đánh giá rằng sản phẩm áo dệt len đang có nhu cầu lớn trên thị trường, là mặt hàng thiết yếu nhưng mức độ sản xuất và cung ứng hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Ngoài ra, cán bộ thẩm định đã xác định được khu vực thị trường là thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu với thị hiếu của khách hàng là lớn. Nhưng cán bộ thẩm định chưa phân tích được tình hình và mức độ cạnh tranh của sản phẩm dệt len của công ty trong tương lai trên thị trường và chưa chỉ ra được những lợi thế cạnh tranh của nó.
Thẩm định phương diện kỹ thuật:
Tổng số lao động của Công ty đến 20/11/2000 là 821 người. Công nhân kỹ thuật bậc cao có tay nghề giỏi chiếm 3/5 tổng số người, kỹ sư có 51 người. Công ty dệt len Mùa Đông là doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm. Công ty luôn chủ động nghiên cứu tính đồng bộ cũng như hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng các dây chuyền thiết bị kỹ thuật. Trên cơ sở khảo sát thực tế của các đoàn cán bộ Công ty, nhận thấy:
Các máy dệt kim điện tử của Đài Loan: chất lượng chưa hoàn hảo trong khi giá thành cao.
Các máy dệt kim điện tử của Nhật Bản (cũ): còn khoảng 80% chất lượng, giá rẻ hơn, chất lượng công suất tương đương nhau, do đó sẽ thu hồi được vốn đầu tư nhanh hơn. Nên công ty quyết định chọn các thiết bị của Nhật.
Bảng 8: Danh mục thiết bị lựa chọn cụ thể
Stt
Tên thiết bị
Nướcsản xuất
Số lượng
Dự kiến vay vốn (USD)
1
- Máy dệt kim phẳng Shimaseiki
- Máy dệt kim Saoquard điện tử 4 hệ thống van
Nhật Bản
2
Model Shimasec 214K cấp 6
02 máy
14.440
3
Model Shimasec 214 K cấp 7
02 máy
14.440
4
Hệ thống thiết kế bằng máy vi tính
01 bộ
7.220
5
Phụ tùng cho Sec 214K 2 năm
01 bộ
6959,6
Tổng cộng
43.059,6
(Nguồn: dự án công ty trình Ngân hàng)
Đánh giá tác động môi trường và giải pháp xử lý: Đây là dự án đầu tư chiều sâu “Đầu tư đổi mới thiết bị dệt kim điện tử” . Sản xuất áo dệt len, tẩy giặt, sấy là định hình bao gói bình thường. Vì vậy phạm vi tác động môi trường không thay đổi, đảm bảo môi trường cho phép của Sở khoa học công nghệ và môi trường.
Nhà xưởng và thiết bị phụ trợ - điện nước, cơ sở hạ tầng.
Nhà xưởng : Bố trí cho việc lắp đặt sẵn có trong công ty, nhiều thiết bị phụ trợ và hoàn tất có thể tận dụng được công suất, phát huy nội lực. Do đó công cuộc đầu tư chỉ cần tập trung vào thiết bị chính là có thể sản xuất được.
Nguồn điện: Tổng công suất điện của thiết bị mới 28 KW trong đó đông lực 25KW; Điện chiếu sáng: 3KW. Công ty có trạm biến áp đang dùng có dung lượng 560 KW – 6.3/0,4 KW, như vậy đủ khả năng cung cấp điện cho hệ thống máy mới.
Hệ thống nước: Nguồn nước hiện nay của Công ty đang dùng đủ cung cấp dây chuyền mới.
Các thiết bị: Công ty vẫn sử dụng nguồn hơi từ nồi hơi 1000 kg/h sắp có để cung cấp cho giặt sấy và thiết bị định hình.
Máy sấy : dùng máy sấy hơi sẵn có của công ty
Máy điều hoà nhiệt độ: để đảm bảo độ ẩm máy chạy ít đứt sợi và hạn chế thủng rách.
Nhận xét: cán bộ thẩm định chưa phân tích quy mô công suất của dự án tuy đã đánh giá được rằng doanh nghiệp có khả năng mua được các thiết bị công nghệ có công suất phù hợp, khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào của sản xuất (nhập khẩu nguyên vật liệu và bán sản phẩm) và cũng đánh giá được năng lực sản xuất và quản lý của doanh nghiệp nhưng lại chưa thẩm định được mức độ yêu cầu của thị trường hiện tại và tương lai đối với sản phẩm dệt len của dự án.
Về công nghệ và trang thiết bị: nhìn chung cán bộ thẩm định đã xem xét đánh giá kỹ từng vấn đề như các phương án lựa chọn và lý do lựa chọn thiết bị cũng như thẩm định được số lượng, chủng loại danh mục thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất cũng như năng lực hiện có của doanh nghiệp so với quy mô của dự án.
Nhưng ngoài ra, cán bộ thẩm định chưa kiểm tra, xem xét các nội dung liên quan tới các hợp đồng cung ứng và phương thức thanh toán. Điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng tới Ngân hàng tài trợ vốn.
Thẩm định phương diện tổ chức quản trị nhân sự của dự án
Quản đốc: 1 người
Trưởng ca kiêm điều hành và kế toán tài chính: 2
Cán bộ kỹ thuật thiết kế chế tạo mẫu và sửa chữa thiết bị: 2
Công nhân vận hành máy dệt (2 ca) : 8
Công nhân khâu hoàn tất: 5
Thủ kho : 1
Nhận xét: cán bộ thẩm định đã đánh giá được cách bố trí nhân sự cho dự án nhưng chưa có dự kiến mức lương cơ bản đối với từng chức danh, nhiệm vụ cụ thể.
Thẩm định phương diện kế toán tài chính:
Dự toán và nguồn vốn đầu tư
Tổng dự toán: 43.059,6 USD tương đương với 689 triệu VND ( tỷ giá 16.000đ/ 1 USD)
Trong đó, giá máy dệt kim thiết bị đầu tư và phụ tùng thay thế là 43.059,6 USD.
Nguồn vốn đầu tư: 689 triệu đồng. Trong đó:
Vốn tự có: 64,6 triệu đồng
Vốn vay Ngân hàng: 624,4 triệu đồng
Bảng 9: Tổng hợp chi phí, kết quả kinh doanh (Đơn vị: nghìn đồng)
STT
Khoản mục
Bình quân năm
1
Chi phí nguyên vật liệu chính
1.835.000
2
Chi phí nguyên vật liệu phụ
1.058.000
3
Điện nước
122.000
4
Chi phí vận chuyển và xuất nhập khẩu
30.000
5
Chi phí đại lý và tiêu thụ sản phẩm
110.000
6
Tiền lương và BHXH. Trong đó:
217.000
70% lương của những người làm gián tiếp
151.900
và lương tối thiểu trả cho CNV trực tiếp
30% lương công nhân trực tiếp sản xuất
65.100
7
Khấu hao tài sản cố định
105.690
8
Lãi vay Ngân hàng
34.289
9
Sửa chữa thường xuyên, SCL nộp thuế cố định hàng năm
342.021
10
Tổng chi phí
3.853.000
Bảng 10: Dự kiến công suất hoạt động của dự án (Đơn vị: triệu đồng)
STT
Khoản mục
Đơn vị tính
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Tổng
1
Số lượng
Chiếc
110.400
110.400
110.400
331.200
2
Áo người lớn dệt từ sợi Cotton
Chiếc
55.400
55.400
55.400
166.200
3
Áo người lớn dệt từ sợi Arcylic
Chiếc
55.000
55.000
55.000
165.000
4
Áo người lớn dệt từ sợi Cotton
Chiếc
41.5
41.5
41.5
41.5
5
Áo người lớn dệt từ sợi Arcylic
Chiếc
42.5
42.5
42.5
42.5
6
Doanh thu
1000 đ
4.636.600
4.636.600
4.636.600
13.909.800
7
Áo người lớn dệt từ sợi Cotton
1000 đ
2.299.100
2.299.100
2.299.100
6.897.300
8
Áo người lớn dệt từ sợi Arcylic
1000 đ
2.337.500
2.337.500
2.337.500
7.012.500
9
Thuế VAT (10%)
1000 đ
46.366
46.366
46.366
139.098
10
Doanh thu sau thuế
1000 đ
4.172.940
4.172.940
4.172.940
12.518.820
11
Tổng chi phí
1000 đ
3.864.039
3.864.039
3.864.039
11.592.117
12
Chi phí nguyên vật liệu
1000 đ
1.835.000
1.835.000
1.835.000
5.505.000
13
Vật liệu phụ
1000 đ
1.058.000
1.058.000
1.058.000
3.174.000
14
Điện
1000 đ
122.000
122.000
122.000
366.000
15
Chi phí vận chuyển và xuất nhập khẩu
1000 đ
30.000
30.000
30.000
90.000
16
Chi phí đại lý và tiêu thụ sản phẩm
1000 đ
110.000
110.000
110.000
330.000
17
Tiền lương và BHXH
1000 đ
217.000
217.000
217.000
651.000
Trong đó:70% lương của những người làm gián tiếp và lương tối thiếu trả cho công nhân viên trực tiếp
1000 đ
151.900
151.900
151.900
455.700
30% lương công nhân trực tiếp sản xuất
1000 đ
65.100
65.100
130.200
18
Khấu hao Tài sản cố định
1000 đ
104.690
104.690
104.690
314.070
19
Lãi vay Ngân hàng (7,8%/năm) có SCL,CSTX, nộp thuế
1000 đ
45.394,2
37.183,4
20.335,4
102.913
20
Chi phí cố định hàng năm
1000 đ
342.000
342.000
342.000
1.026.000
21
Lãi gộp
1000 đ
308.910
308.910
308.910
926.730
22
Thuế thu nhập
1000 đ
98.848
101.451
106.843
307.142
23
Lãi ròng
1000 đ
210.053
215.584
227.041
652.678
(Nguồn: Giải trình các chỉ tiêu tính toán của dự án)
Bảng 11: Cân đối nguồn trả nợ vay (Đơn vị: triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Tổng cộng
1
Doanh thu dự án
4172940.0
4172940.0
4172940.0
12518820.0
2
Dòng chi tiền tệ
3917537.8
3920172.6
3925563.0
11763274.1
3
Cân đối dòng tiền trước khi vay
403349.2
395183.4
378333.4
11776866.0
4
Thu nhập dự án trước khi vay
360092.2
357457.4
352066.4
1069616.0
Trả nợ
150039.2
253183.4
281045.4
684268.0
5
Trả gốc vay
104690.2
216000.0
260710.0
581400.0
Trả lãi vay
45349.2
37183.4
20335.4
102686.0
6
Cân đối dòng tiền sau khi trả nợ
210053.0
104274.0
71021.0
385248.0
7
NPV sau 32 tháng: 34000000 đ
8
IRR = 38,16%
(Nguồn: Giải trình các chỉ tiêu tính toán của dự án)
Tính toán hiệu quả kinh tế
Về doanh thu:
Áo người lớn từ sợi Cotton:
55.400 c x 41.500 đ/c=2.299.100.000đ
Áo người lớn dệt từ sợi Arcylic:
55.000 c x 42.500 đ/c= 2.337.500.000đ
Tổng cộng: 4.636.600.000đ
Sau khi đầu tư thiết bị dệt kim điện tử mới, dự án mang lại hiệu quả kinh tế qua một năm như sau:
Doanh thu tăng thêm trong năm: 4.636.600.000đ
Giải quyết lao động: 19 người
Lãi ròng: 218.000.000đ
Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn
Trả nợ gốc bình quân 1 năm : 581.400/ 3 = 193.800 triệu đồng
Thời gian cho vay: tháng 12/2003 mở L/C; tháng 1/2005 bắt đầu nhận nợ. Ngày bắt đầu thu nợ tháng 5/2005
Nhận xét: Nhìn chung cán bộ thẩm định đã thẩm định rất chi tiết từng nội dung, chỉ tiêu thông qua các công thức tính toán và bằng các phương pháp phân tích tài chính như tính toán về vốn cố định, vốn lưu động, thu nhập chịu thuế, thuế thu nhập, lợi nhuận ròng hay phương pháp tính điểm hoà vốn, thời gian hoàn vốn đầu tư và thời gian thu hồi vốn vay…
Tuy nhiên, có một số chỉ tiêu mà cán bộ thẩm định chưa đưa vào để đánh giá dự án như chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận giản đơn ROI hay các bảng tính NPV và IRR. Vì vậy mà chưa thể nào đánh giá hết được khả năng sinh lời của vốn đầu tư cũng như quy mô thu nhập ròng tính ở thời điểm hiện tại của toàn bộ quá trình đầu tư và vận hành dự án.
Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay.
Thực hiện biện pháp đảm bảo tiền vay theo điều 20 Nghị định 178/2002/NĐ-CP ngày 29/12/2002 của Thủ tướng Chính Phủ. Công ty dệt len Mùa Đông là doanh nghiệp Nhà nước thành lập theo quyết định số 2557/QĐ-UB ngày 8/7/1993 của UBND thành phố Hà Nội. Công ty qua các năm hoạt động luôn có lãi, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, không có nợ quá hạn, lãi treo và là khách hàng có uy tín của Ngân hàng.
Đối với dự án “Đầu tư đổi mới thiết bị dệt kim điện tử”, công ty tự chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ đối với Ngân hàng.
c. Kết luận và đề nghị của cán bộ tín dụng
Kết luận của cán bộ tín dụng
Thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay theo Đ20 NĐ 178/2002/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ
Theo khoản 2, mục 1, chương IV của TT 06/2000/TT-NHNN, ngày 4/4/2000 của NHNN
Công ty dệt len Mùa Đông là doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động có uy tín với Ngân hàng. Trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng Công thương thể hiện sòng phẳng, trả nợ gốc và lãi đầy đủ. Thực hiện đầy đủ các quy định của Ngân hàng, là khách hàng truyền thống và có uy tín cao.
Dự án “Đầu tư đổi mới thiết bị dệt kim điện tử” qua tính toán cho thấy
Điểm hoà vốn: 51% < 60% (so với yêu cầu là đạt)
NPV sau 32 tháng: 34.000.000 đ
IRR = 38.16% > lãi suất vay ngân hàng (11.8%/năm)
Dự án có tính khả thi , công ty tự chịu trách nhiệm trong cho vay và trả nợ Ngân hàng.
Công ty có khả năng tài chính lành mạnh, các khoản nợ đến hạn đều có khả năng thanh toán, Công ty sử dụng vốn có hiệu quả, thể hiện qua năm 2002, 2003, 2004 cho thấy lãi 2 năm sau cao hơn năm trước.
Hệ số tài trợ > 1
Khả năng thanh toán các năm > 1
Nhận xét: Nhìn chung trong 3 năm 2002, 2003, 2004 hoạt động kinh doanh của Công ty dệt len Mùa Đông là tốt, lãi suất năm sau cao hơn năm trước.
Doanh thu năm 2004 so với 2002 tăng 4.571triệu đồng
Lãi năm 2004 tăng so với 2002 tăng 150 triệu đồng
Các chỉ tiêu kinh tế:
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu năm sau cao hơn năm trước
Tỷ suất lợi nhuận/Vốn năm sau cao hơn năm trước
Khả năng thanh toán: Công ty có khả năng thanh toán nợ thể hiện qua hệ số thanh toán chung, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán cuối cùng qua các năm đều > 1
Hệ số tự tài trợ >1
Như vậy qua các phân tích số liệu tài chính cho thấy Công ty luộn tự chủ về tài chính, các khoản nợ đến hạn có khả năng thanh toán, công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả.
Số tiền vay: 624.400.000 VNĐ
Lãi suất: 11,8%/ năm
Thời gian cho vay 36 tháng( từ 13/20002 đến 12/2005)
Thời gian thu nợ: tháng 5/2005
Số tiền thu nợ: 18.000.000/1 tháng
Thời gian ân hạn: 4 tháng
Từ ví dụ thực tế về thẩm định dự án “ Đầu tư đổi mới thiết bị dệt kim điện tử” của Công ty dệt len Mùa Đông, có thể nhận thấy quá trình thẩm định dự án đầu tư đã được tiến hành theo đúng trình tự và nội dung của các bước thẩm định được quy định tại hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. Các nội dung thẩm định tuy đã được cán bộ thẩm định xem xét đánh giá song vẫn chưa thực sự đầy đủ, kỹ lưỡng và triệt để.
Chất lượng thẩm định dự án đã được những kết quả nhất định như: Dự án được thẩm định nhanh và khoa học, kết quả thẩm định có độ chính xác tương đối cao và khách quan. Đặc biệt là về phương diện tài chính của dự án, cán bộ thẩm định đã tính toán các chỉ tiêu như: NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, thời gian trả nợ, kết hợp với việc lập các bảng cân đối trả nợ để đưa ra những đánh giá chính xác nhất về doanh nghiệp cũng như dự án đầu tư.
1.4 ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH
1.4.1 Kết quả đạt được
1.4.1.1 Về quy trình và các nội dung thẩm định:
Công tác phân tích thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình được đặc biệt chú trọng. Để phát triển lâu dài thì cần phải đầu tư dài hạn mà muốn đầu tư có hiệu quả thì không thể không coi trọng công tác thẩm định dự án. Các dự án được xem xét về nhiều mặt, nhiều khía cạnh, điều đó giúp cho việc đưa ra các kết luận thẩm định dự án được chính xác hơn, việc tài trợ cho dự án gặp ít rủi ro hơn. Các chỉ tiêu NPV, IRR… cũng đã được đưa vào tính toán, giúp các quyết định thẩm định đưa ra có cơ sở khoa học. Điều này làm cho phương pháp thẩm định của Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình tiến gần hơn đến các phương pháp tiên tiến đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Với quy trình thẩm định như hiện nay, cán bộ thẩm định có thể nhanh chóng phát hiện ra những khoản mục đầu tư không hợp lý, cách tính khấu hao cơ bản không đúng… từ đó đưa ra những đánh giá đúng đắn về dự án. Như vậy, Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình đã đưa ra một quy trình thẩm định tương đối khoa học và hợp lý.
Về các nội dung thẩm định dự án đầu tư, Ngân hàng đã đưa ra các phương pháp thẩm định tương đối toàn diện, trên hầu hết các phương diện liên quan tới dự án đầu tư như: các khía cạnh pháp lý, khía cạnh kỹ thuật, phương diện tổ chức và quản lý thực hiện dự án, khía cạnh tài chính … và đã có những đánh giá tương đối chính xác, giúp quá trình ra quyết định cho vay của Ngân hàng chính xác hơn. Cụ thể:
Về khía cạnh pháp lý: hầu hết các dự án đều được thẩm định về tính phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng. Ngoài ra, tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư cũng được đánh giá kỹ lưỡng.
Về khía cạnh kỹ thuật: các dự án đều được xem xét đánh giá về công suất thiết kế và nguồn cung cấp đầu vào cho dự án.
Về phương diện tổ chức và quản lý thực hiện dự án: cán bộ thẩm định cũng xem xét đánh giá rất kỹ lưỡng về phương pháp, cách thức tổ chức, cơ cấu, trình độ tổ chức vận hành của dự án.
Về khía cạnh tài chính: bằng những phương pháp kỹ thuật, cán bộ thẩm định đánh giá rất chi tiết về các vấn đề liên quan tới tài chính của dự án như: tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn, nguồn vốn huy động, sự phù hợp và cân đối giữa các khoản thu – chi hàng năm cũng như mức độ chính xác và tin cậy của dòng tiền dự án. Ngoài ra, các chỉ số tài chính của dự án cũng được sử dụng để đánh giá độ an toàn trong thanh toán nghĩa vụ tài chính và khả năng trả nợ của dự án..
Về con người
Đội ngũ cán bộ có trình độ cao, năng động và sáng tạo là một điểm mạnh của Ngân hàng. Trong quy trình thẩm định, cán bộ tín dụng tự chịu trách nhiệm từ khâu nhận hồ sơ dự án, thẩm định và đưa ra quyết định tài trợ dự án. Điều đó đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ vững chắc, hiểu biết sâu sắc quy trình thẩm định, phải có kiến thức và hiểu biết về nhiều lĩnh vực và phải có độ nhạy cảm đối với các Dự án đầu tư. Bên cạnh đó, công tác quản lý điều hành của ban lãnh đạo đã tạo điều kiện phát huy thế mạnh này. Những kết quả của Ngân hàng trong những năm qua là bằng chứng xác thực nhất để khẳng định điều này là giúp các doanh nghiệp đổi mới dây chuyền công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đóng góp cho nền kinh tế cả nước. Trong các năm qua Ngân hàng đã tài trợ cho nhiều dự án lớn, có tính khả thi cao do đó mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, Ngân hàng và nền kinh tế, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Trên đây là một số kết quả to lớn của Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình đã đạt được. Tuy nhiên trong công tác thẩm định dự án đầu tư vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục và giải quyết để công tác thẩm định được hoàn thiện hơn.
1.4.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân.
1.4.2.1 Những tồn tại
Mặc dù có những kết quả tương đối thuyết phục trong công tác thẩm định dự án đầu tư, nghiệp vụ thẩm định của Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình vẫn còn những tồn tại như sau:
Về các nội dung thẩm định
Khía cạnh pháp lý: chưa có sự đánh giá chi tiết về sự phù hợp của dự án với các văn bản pháp quy của Nhà nước, các quy định, chế độ khuyến khích ưu đãi cũng như về nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên, khả năng giải phóng mặt bằng cho dự án.
Khía cạnh thị trường của dự án: do đặc điểm các ngành nghề kinh doanh là hết sức đa dạng và ngày một phát triển, các khía cạnh thị trường của dự án vẫn chưa được xem xét đánh giá một cách triệt để. Ví dụ như các yếu tố liên quan tới tính đầy đủ, tính chính xác trong từng nội dung phân tích cung cầu thị trường về sản phẩm dự án …
Khía cạnh kỹ thuật: chưa đánh giá được mức độ phù hợp của công nghệ, thiết bị và giải pháp xây dựng mà dự án lựa chọn.
Khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án: hầu như các dự án mới chỉ được xem xét đánh giá trên cơ sở khả năng sinh lời và hoàn trả vốn, lãi vay mà chưa được xem xét đích đáng về các khía cạnh kinh tế, xã hội mà dự án có tầm ảnh hưởng.
Về phương pháp thẩm định
Việc tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR… tuy đã được đề cập nhưng chỉ mang tính hình thức, không được coi là chỉ tiêu trọng yếu. Giá trị theo tiền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện nội dung thẩm định Dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình.DOC