Chuyên đề Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại tổng công ty tài chính công nghiệp tàu thủy

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH 1

1.1. Dự án của doanh nghiệp 1

1.1.1. Khái quát về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp 1

1.1.2. Dự án của doanh nghiệp 4

1.2 Thẩm định tài chính dự án 8

1.2.1. Khái niệm thẩm định tài chính dự án 8

1.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án 9

1.3. Chất lượng phân tích tài chính dự án 21

1.3.1. Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án 21

1.3.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng phân tích tài chính dự án 23

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án 26

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ 32

2.1. Tổng quan về công ty tài chính công nghiệp Tàu Thuỷ 32

2.1.1. Giới thiệu chung 32

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh 33

2.2. Thực trạng thẩm định tài chính dự án ở công ty tài chính công nghiệp Tàu Thuỷ 38

2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án ở công ty tài chính công nghiệp Tàu Thủy 50

2.3.1. Kết quả đạt được 50

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 52

 

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH VINASHIN 60

3.1. Định hướng phát triển của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ trong thời gian tới 60

3.1.1. Chiến lược phát triển của Tập Đoàn Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ đến năm 2010 60

3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy 63

3.2 Kiến nghị 65

3.2.1. Kiến nghị với Tập Đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam 65

3.2.2 Kiến nghị với chính phủ 66

3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án ở công ty tài chính công nghiệp Tàu Thuỷ 67

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại tổng công ty tài chính công nghiệp tàu thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với vai trò là : Đơn vị huy động và thu hút các nguồn vốn dưới các hình thức của tổ chức tín dụng. Đơn vị tư vấn, thu xếp tài chính và cung ứng tín dụng. Đơn vị cung ứng dịch vụ tư vấn đầu tư lập dự án. Đơn cung ứng các dịch vụ ngân hàng tài chính. Với các vai trò nêu trên, Công ty đã triển khai những hoạt động chính như : Huy động vốn dưới các hình thức như nhận tiền gửi, phát hành kì phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá và vay vốn từ các tổ chức, cá nhân, các định chế tài chính trong và ngoài nước nhằm mục đích đầu tư, cho vay vào các dự án đầu tư phát triển và các phương án sản xuất kinh doanh của Tập Đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam và các đơn vị cùng ngành kinh tế kỹ thuật. Nghiệp vụ tín dụng : Cho vay; chiết khấu; tái chiết khấu; bảo lãnh; cho thuê tài chính và cấp tín dụng dưới hình thức khác theo quy định của pháp luật. Nghiệp vụ mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ : Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ có mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và duy trì tại đó số dư bình quân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Công ty còn cung cấp các dịch vụ về ngân quỹ như thu và phát tiền mặt cho khách hàng. Các nghiệp vụ khác : Công ty tài chính còn thực hiện chức năng tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính, thu xếp các nguồn vốn cho các dự án và phương án sản xuất kinh doanh của Tổng công ty; góp vốn mua cổ phần, đầu tư vào các dự án, các tổ chức tín dụng khác; kinh doanh vàng bạc đá quý, thực hiện dịch vụ kiều hối; tham gia thị trường tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, với chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, hướng tới xây dựng một tổ chức tài chính chuyên nghiệp, Công ty còn phát triển thêm một số sản phẩm tài chính ngân hàng khác như : Các dịch vụ ngân quỹ, kiều hối & chuyển trả tiền nhanh quốc tế Western Union; đại lý chuyển đổi ngoại tệ; bảo lãnh trong nước và chiết khấu các giấy tờ có giá; tư vấn lập dự án; tư vấn thu xếp vốn cho các dự án; các dịch vụ tài chính khác. Mặc dù vậy, với vai trò là một tổ chức tài chính, Công ty đang có kế hoạch mở rộng hơn nữa các sản phẩm cung cấp cho khách hàng như bao thanh toán, nghiệp vụ cho thuê, tư vấn cổ phần hoá, và các nghiệp vụ tín dụng khác…Đây là những sản phẩm mang tính chất của một tổ chức tài chính hiện đại đang trong quá trình được công ty nghiên cứu và triển khai Qua bốn năm thành lập và hoạt động, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam với tức cách là một người đảm nhận tài chính cho cả tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ trong nước đã đạt được những kết quả sản xuất kinh doanh rất khả quan. Sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản : Vốn điều lệ khi mới bắt đầu thành lập năm 2000 là 50 tỷ đồng, tới cuối tháng 12 năm 2004 con số này đã lên tới 120 tỷ đồng tăng 240%. Tổng doanh số cho vay và uỷ thác đầu tư tăng từ 256 tỷ đồng năm 2001 lên 1128 tỷ đồng năm 2004. Tổng doanh thu năm 2004 là 70 tỷ đồng tăng 12,72 lần so với năm kinh doanh đầu tiên. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đều qua các năm từ 2001 – 2004 là : 92 triệu, 447 triệu, 774 triệu và 1100 triệu. Công ty ngày càng vươn lên khẳng định vị trí không thể thiếu của mình trong Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam, ngày càng khẳng định được chỗ đứng trên thị trường tài chính và nâng cao uy tín trong con mắt các tổ chức tín dụng nước ngoài. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty được minh hoạ cụ thể qua các biểu đồ sau : BẢNG 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị: triệu đồng STT TÀI SẢN NĂM 2007 NĂM 2008 TỶ TRỌNG I Tiền mặt tại quỹ 1,028 813 79% II Tiền gửi tại NHNN 20,920 159 1% III Tiền gửi các TCTD trong và NN 383,857 2,000,728 521% IV Cho vay các TCTD khác - - V Cho vay TCKT, cá nhân trong nước 463,048 555,189 120% VI Các khoản đầu tư 21,671 14,824 68% 1 Đầu tư vào chứng khoán 18,101 6,124 34% 2 Góp vốn liên doanh, mua cổ phần 3,570 8,700 244% VII Tài sản 3,020 3,161 105% 1 Tài sản cố định 3,020 3,159 105% - Nguyên giá tài sản cố định 7,807 9,024 116% - Hao mòn tài sản cố định (4,787) (5,865) 123% 2 Tài sản cố định khác 2 VIII Tài sản có khác 583,800 787,737 135% 1 Các khoản phải thu 577,098 765,503 133% 2 Các khoản lãi cộng dồn dự thu 10,073 22,854 227% 3 Tài sản có khác 258 443 172% 4 Các khoản dự phòng rủi ro khác (3,629) (1,063) 29% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1,477,344 3,362,611 228% NGUỒN VỐN I Tiền gửi của KBNN và TCTD khác 538,026 1,100,625 205% 1 Tiền gửi của KBNN 2 Tiển gửi của TCTD khác 538,026 1,100,625 205% II Vay NHNN, TCTD khác 410,872 874,276 213% 1 Vay NHNN - - 2 Vay TCTD trong nước 410,872 874,276 213% 3 Vay TCTD nước ngoài - - 4 Nhận vốn vay đồng tài trợ - - III Tiền gửi của TCKT,dân cư 20,945 10,165 49% IV Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư 44,743 88,030 197% V Phát hành giấy tờ có giá 100,145 22 0% VI Tài sản nợ khác 217,761 778,875 358% 1 Các khoản phải trả 200,035 744,980 372% 2 Các khoản lãi cộng dồn dự trả 17,726 33,518 189% 3 Tài sản nợ khác - 377 VII Vốn và các quỹ 144,852 510,618 353% 1 Vốn của TCTD 140,572 500,871 356% - Vốn điều lệ 140,000 500,000 357% - Vốn đầu tư XDCB - - - Vốn khác 572 871 152% 2 Quỹ của TCTD 4,280 9,747 228% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1,477,344 3,362,611 228% BẢNG 2: KẾT QUẢ KINH DOANH Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tỷ trọng Thu từ lãi 104,819 143,032 136% Chi trả lãi 84,894 129,440 152% Thu nhập ròng từ lãi 19,925 13,592 68% Thu ngoài lãi 11,382 14,061 124% Chi phí ngoài lãi 25,997 21,220 82% Thu nhập ròng ngoài lãi (14,615) (7,159) 49% Lợi nhuận trước thuế 5,310 6,433 121% Lợi nhuận sau thuế 3,961 4,843 119% 2.2. Thực trạng thẩm định tài chính dự án ở công ty tài chính công nghiệp Tàu Thuỷ Mặc dù phòng tư vấn dự án mới được thành lập vào đầu năm 2004 nhưng từ năm 2003 về trước, Công ty cũng đã đảm nhận lập cho rất nhiều dự án phát triển của ngành. Con số các dự án Công ty tiếp nhận ngày càng tăng lên, cho tới nay, Công ty đã thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho 18 dự án có quy mô lớn như : Đánh giá chung về hoạt động phân tích tài chính dự án ở Công ty trên các khía cạnh như thời gian hoàn thành phân tích tài chính dự án; quy trình phân tích; chi phí tiến hành phân tích và số các dự án đi vào hoạt động thực tế có hiệu quả. Hầu hết các dự án này đều được thực hiện theo một quy trình được xây dựng từ trước. Hiện tại, tất cả các dự án của công ty đang đảm nhận được phân tích tài chính theo một trình tự như sau : Thu thập số liệu đầu vào Tính toán tổng mức đầu tư cho dự án bằng cách dự tính các khoản chi đầu tư cho dự án,các nguồn hỗ trợ và phân khai các nguồn chi cho từng hạng mục Xây dựng kế hoạch trả nợ cho chủ đầu tư và xác định lãi suất chiết khấu Dự tính doanh thu của dự án Tổng hợp các khoản chi phí của dự án như chi phí nguyên vật liệu; chi phí nhân công trực tiếp, gián tiếp; chi phí sửa chữa; khấu hao; dự phòng phí, các khoản chi khác… Căn cứ vào các khoản danh thu và chi phí đã xác định, nhà phân tích tiến hành tính toán lợi nhuận của dự án qua các năm, các khoản thuế nộp cho Nhà nước và tính toán dòng tiền cho từng năm của dự án (từ khi bắt đầu đầu tư xây dựng cho tới khi dự án kết thúc). Trên cơ sở các dòng tiền đã được xác định, người phân tích tiến hành tính toán các chỉ tiêu tài chính như : NPV, IRR, PP, B/C. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này chỉ được tính toán đứng trên quan điểm của cả dự án, bỏ qua quan điểm của chủ đầu tư. Có thể thấy rõ hơn thực tế hoạt động phân tích tài chính dự án ở Công ty thông qua phân tích tài chính một dự án cụ thể “Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Công nghiệp Tàu thuỷ Dung Quất”. Đây là một dự án lớn cấp quốc gia và cũng là dự án lớn nhất mà công ty đảm nhận phân tích tài chính. (Phần phân tích tài chính dự án chủ yếu được trình bày trong hệ thống các bảng tính kèm theo). a. Tổng mức đầu tư Mức đầu tư xây dựng công trình Nhà máy Công nghiệp Tàu thuỷ Dung Quất được lập dựa vào các căn cứ sau: Khối lượng xây dựng và biện pháp thi công các hạng mục công trình; Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Quyết định số 1242/1998/QĐ-BXD ngày 25/12/1998 của Bộ xây dựng về việc ban hành tập Định mức xây dựng cơ bản; Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư; Thông tư số 05/2003/TT-BXD của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản; Quyết định số 15/2001/QĐ-BXD ngày 20/7/2001 của Bộ xây dựng về việc ban hành định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Thông tư số 07/2003/TT-BXD ngày 21 tháng 07 năm 2003 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Bộ xây dung về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư trong nước; Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ tài chính về việc quy định chi tiết luật thuế giá trị gia tăng và bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng; Các chỉ tiêu tổng hợp được rút ra từ các công trình xây dựng tương tự đã được xây dựng trong thời gian gần đây. Hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng theo luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Đơn giá xây dựng cơ bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng ngãi ban hành kèm theo quyết định 1379/QĐ-UB ngày 23 thágn 04 năm 1999; Quyết định số 1260/1998/QĐ-BXd ngày 28 tháng 11 năm 1998 về chi phí ca máy. Kinh phí đầu tư xây dựng công trình được lập trên cơ sở khối lượng và biện pháp thi công công trình cùng với các thể lệ chế độ định mức đơn giá XDCB của Nhà nước và địa phương. Phần này chỉ tổng hợp kinh phí đầu tư xây dựng công trình cho phương án chọn, chi tiết các tính toán kinh phí đầu tư của phương án này và toàn bộ các khai toán của các phương án so sánh được trình bày ở phần Phụ lục. Vốn đầu tư phần thiết bị được khái toán trên cơ sở số lượng, chủng loại và đơn giá của từng thiết bị dự kiến được đầu tư. Số lượng, chủng loại và đơn giá cho từng thiết bị do bên phía đối tác là nhà thầu YMC Trung Quốc cung cấp. Bảng 3.1: Tổng mức đầu tư Đơn vị: Triệu đồng STT Các hạng mục chi phí Sử dụng vốn Giá trị dự toán trớc thuế Thuế GTGT Giá trị dự toán sau thuế 1 Chi phí xây lắp 890,989 85,699 976,688 2 Chi phí thiết bị 1,117,129 55,856 1,172,985 3 Kiến thiết cơ bản khác 100,016 7,384 107,399 4 Dự phòng phí = 10% x (XL+Tbị+CPkhác) 210,813 14,894 225,707 4 Phí bảo hiểm tiền vay = 5% x ( nợ gốc + lãi phải trả) 119,787 0 119,787 5 Lãi vay trong thời gian thi công xây dựng 233,075 0 233,075 Tổng vốn cố định 2,671,809 163,833 2,835,642 6 Vốn lưu động ban đầu 100,000 0 100,000 Tổng vốn đầu tư 2,771,809 163,833 2,935,642 Nguồn : theo báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án xây dựng Nhà máy CNTT Dung Quất b. Dự kiến nguồn vốn và kế hoạch huy động vốn Vốn đầu tư cho dự án được hình thành từ các nguồn sau : + Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ hạng mục ụ tàu ( 346 tỷ), chi phí cho công tác xử lý nền (29tỷ), một số chi phí kiến thiết cơ bản khác ( 63,052 tỷ): tổng cộng: 438,052 tỷ đồng, chiếm 15.4% tổng mức vốn cố định. + Quĩ HTPT cho vay 567 tỷ đồng, chiếm 20% tổng mức vốn cố định. + Phần vốn tự có của Tổng Công ty tham gia vào Dự án theo tính toán là 4,589 tỷ đồng ( chiếm 0.2% tổng vốn cố định) + Phần còn lại Tổng Công ty phải đi vay từ Nhà thầu nước ngoài ( Trung Quốc) theo hình thức Tín dụng xuất khẩu, tổng trị giá là 124.830.000 đô la Mỹ. Các điều khoản cơ bản của khoản tín dụng xuất khẩu như sau: Thời hạn vay: 10 năm ( gồm cả hai năm ân hạn) Lãi suất: 3.8%/năm Phí bảo hiểm tiền vay: 5% tính trên tổng số vốn vay cam kết cộng với lãi phải trả. Bảo lãnh: Khoản vay yêu cầu được một trong 04 Ngân hàng Thương Mại Quốc Doanh Việt nam bảo lãnh. ( Phí bảo lãnh do người vay trực tiếp thanh toán với Ngân hàng bảo lãnh, dự kiến mức phí tối đa là 1.2%/năm) Trả nợ gốc và lãi: Để giúp Tổng Công ty giảm bớt áp lực trả nợ trong thời gian đầu, Nhà thầu đã thu xếp để Tổng Công ty được trả nợ theo phương thức bán niên kim cố định đối với mỗi khoản vay. Đồng thời, do thời gian ân hạn chỉ có 02 năm ( theo qui định hiện hành của cơ quan cung cấp tín dụng xuất khẩu Trung Quốc), nhà thầu cũng đã đồng ý để Tổng Công ty được nhận một phần khoản vay bằng tiền mặt để chủ động dùng trả nợ gốc, nợ lãi trong thời gian xây dựng và thực hiện các công việc khác thuộc phạm vi cung cấp của Tập Đoàn. Bảng 3.2 Phân khai nguồn vốn Đơn vị : triệu đồng STT Các hạng mục chi phí Nguồn vốn Ngân sách Quĩ HTPT Vay NN Tự có Tổng cộng 1 Chi phí xây lắp 375,000 90,019 510,106 1,564 976,688 2 Chi phí thiết bị 368,861 804,124 1,172,985 3 Kiến thiết cơ bản khác 63,052 0 41,322 3,025 107,399 4 Dự phòng phí = 10% x (XL+Tbị+CPkhác) 90,152 135,555 225,707 4 Phí bảo hiểm tiền vay = 5% x ( nợ gốc + lãi phải trả) 17,968 101,819 119,787 5 Lãi vay trong thời gian thi công xây dựng 233,075 233,075 Tổng vốn cố định 438,052 567,000 1,826,001 4,589 2,835,642 6 Vốn lưu động ban đầu  100.000 Tổng vốn đầu tư 438,052 567,000 1,826,001 4,589 2,935,642 Nguồn : theo báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án xây dựng Nhà máy CNTT Dung Quất c. Kế hoạch trả nợ Chủ đầu tư sẽ tiến hành trả nợ theo hai nguồn huy động cho dự án là nguồn vay Quỹ HTPT và nguồn vay nước ngoài. Với phương thức trả nợ như sau : Nguồn vay Quỹ : trả theo phương thức gốc trả đều lãi trả theo số dư Nguồn vay nước ngoài trả theo phương thức niên kim cố định d. Doanh thu của nhà máy Doanh thu được tính toán dựa trên kế hoạch sản xuất dự kiến thực hiện hàng năm của nhà máy trong từng giai đoạn và có tham khảo từ các số liệu thực tế trong nhiều năm của các cơ sở đóng tàu trong nước Giá đóng mới 02 loại sản phẩm đặc trưng của Nhà máy là tàu chở dầu thô loại Aframax (105,000 dwt) và tàu chở hàng rời Panamax (75,000 dwt) được tính toán dựa trên mức giá thị trường hiện tại với giả thuyết giữ nguyên mức giá đó trong suốt vòng đời của Dự án. Cụ thể: Mức giá chọn Mức giá thị trường - Tàu Aframax: 50.000.000 USD/chiếc 53-54 triệu USD/tàu - Tàu Panamax: 30.000.000 USD/chiếc 33-34 triệu USD/tàu e. Tập hợp chi phí Dự án khi bắt đầu vận hành sẽ chịu một số loại chi phí sau : Chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ chiếm khoảng 65% giá tàu ( chưa có VAT) được chia thành các nhóm sau: Nguyên vật liệu phần vỏ: Chủ yếu là thép tấm, thép hình, ống và một số rất ít loại thép khác như thép tròn, thép lá ... chiếm 25% giá tàu. Máy móc, trang thiết bị chính: chiếm 35% giá trị tàu, bao gồm một số nhóm như: nhóm trang, thiết bị buồng máy, nhóm trang, thiết bị boong, nhóm thiết bị điện và nghi khí hàng hải và cuối cùng là nhóm trang bị nội thất. Vật tư phụ: chiếm 5% giá trị tàu, chủ yếu gồm que hàn và sơn (chiếm trên 60% giá trị vật tư phụ), ngoài ra còn có các loại vật tư phục vụ chuẩn bị sản xuất và một số hàng giao theo tàu. Ngoài ra, trong thời gian nhà máy đang xây dựng (2005-2007), ngoài chi phí mua sắm nguyên vật liệu, Dự kiến nhà máy sẽ phải chịu thêm một số khoản chi phí khác được đưa vào giá thành như sau (dự kiến chiếm 10% giá tàu) : Chi phí vận chuyển, bốc xếp nội địa: 1.8% giá trị vật tư, thiết bị nhập khẩu ( do chưa có bến nhập nguyên liệu) Chi phí thuê gia công bên ngoài nhà máy do chưa có phân xưởng sở chế tôn, phân xưởng cắt và phân xưởng gia công chi tiết, một số phân xưởng cơ khí và hoàn thiện, dự kiến bằng 25%; 20% và 15% giá trị nhập khẩu vật tư, thiết bị. Nhiên liệu, năng lượng được tính dựa trên hao phí định mức của ngành đóng tàu là 2.5% giá tàu; Chi phí tiền lương trực tiếp : Được tính theo định mức 1 giờ công đóng mới tạo ra 21USD cho doanh thu (Tăng 5% mỗi năm từ năng suất 18USD/giờ công vào năm 2005 cho tới hết năm 2008 thì giữ nguyên mức năng suất này). Trong đó, lao động trực tiếp của Nhà máy chiếm 90%, lao động thuê của các nhà thầu phụ 10% ( Tỷ lệ này cao hơn trong những năm đầu khai thác). Đơn giá tiền công khởi điểm là 100 USD/tháng đối với công nhân Nhà máy và 200 USD/tháng đối với nhân công của các thầu phụ và tăng 3% mỗi năm. Theo cách tính này khi Nhà máy hoạt động ổn định vào năm 2010, Nhà máy sẽ có tổng cộng trên 5,000 công nhân chưa kể khoảng 500 nhân công của các thầu phụ để sản xuất hàng năm 540,000 tấn trọng tải tàu. Chi phí tiền lương gián tiếp: Được tính trên dự kiến về tổ chức bộ máy gián tiếp của Nhà máy, theo đó, số gián tiếp vào thời điểm cao nhất sẽ đạt gần 300 người, trong đó, chuyên gia nước ngoài 30 người. Các khoản trích theo lương bao gồm có bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn và bảo hiểm y tế được tính theo các tỷ lệ quy định của Nhà nước. Cụ thể là: BHXH, KPCĐ, BHYT = 19% tiền lương lao động chính thức của Nhà máy Chi phí ngoài sản xuất bao gồm: Chi phí dịch vụ kỹ thuật và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của nhà máy chiếm 1.5% doanh thu và chí phí thử tàu 0.8% doanh thu. Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định và đầu tư thay thế: Tính bằng 2% giá trị thiết bị và 0.5% giá trị công trình vào năm 2008 ( năm đầu tiên sau khi nhà máy hoàn thành công việc xây dựng). Các năm tiếp theo tăng 5% mỗi năm. Năm 2006 tính bằng 20%, năm 2007 tính bằng 70% giá trị này của năm 2008. Chi khấu hao hàng năm cho thiết bị, công trình của nhà máy sẽ được tính theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Giá trị còn lại của công trình sau 13 năm khai thác được tính theo mức giá trị còn lại trên số sách kế toán ( tuy nhiên, thực tế còn cao hơn nhiều). Thời gian khấu hao các hạng mục công trình như sau: Các công trình kiến trúc: 20 năm. Thiết bị: 12 năm. Chi phí khác: 10 năm Phần giá trị còn lại của tài sản được tính vào dòng thu hồi tài sản tại năm cuối cùng của dự án. f. Một số các ưu đãi của dự án Đây là dự án đầu tư thuộc lĩnh vực cơ khí được triển khai tại địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn - Danh mục C theo quy định tại NĐ35/2002/NĐCP ngày 29/3/2002 về việc sửa đổi bổ sung danh mục A,B,C, ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐCP ngày 08/7/1999 của CP quy định chi tiết luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi). Các ưu đãi đối với dự án như sau: Miễn thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ; Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng là 15%, được miễn thuế TNDN trong 4 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; Tuy nhiên, căn cứ theo luật thuế TNDN mới, dự án chỉ được tính toán các chỉ tiêu tài chính theo phương án được miễn thuế 2 năm đầu và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo kể từ khi nhà máy có thu nhập chịu thuế. Ngân sách Nhà nước cấp 50% vốn lưu động định mức; Tuy nhiên, trong phần tính toán dự án, dự kiến toàn bộ vốn lưu động cần thiết trong quá trình sản xuất của nhà máy vẫn đi vay thương mại với mức lãi suất 10.2%/năm, dư nợ bình quân trong năm tài chính bằng 15% tổng doanh thu. Lãi suất của vốn vay từ quỹ hỗ trợ phát triển 6,6%/năm thời gian vay 12 năm trong đó có 2 năm ân hạn; Dự án được miễn tiền thuê đất trong suốt thời gian thực hiện dự án được quy định tại điều 18-NĐ51/1999/NĐCP. Về nguyên tắc, dự án sẽ được Ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn các hạng mục cơ sở hạ tầng: Cầu tàu, triền, đà, ụ nổi, ụ chìm, đường nội bộ, hệ thống điện nước, nạo vét luồng tàu theo quyết định 117/2000/QĐ-TTg và 1420/2001/QĐ - TTg, phần còn lại (Nhà xưởng, thiết bị) được vay Quỹ tín dụng phát triển với lãi suất 6,6% với 2 năm ân hạn. Ngoài ra Dự án được đầu tư tại khu CN Dung Quất một khu vực đang được Chính phủ quan tâm khuyến khích đầu tư nhất ở Việt Nam nên dự án còn được hưởng thêm những ưu đãi sau: Hỗ trợ bồi thường 100% chi phí đền bù giá trị về đất; Cung cấp nguồn lao động công nhân kỹ thuật (có tay nghề 3/7) mà không yêu cầu đóng góp tài chính hoặc nhà đầu tư đào tạo đạt trình độ bậc 3/7 và trình độ trung cấp trở lên. Được Nhà nước đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thiết yếu, đảm bảo cung cấp hạ tầng, tiện ích đến hàng rào cụm Công nghiệp hoặc Nhà máy g. Hiệu quả tài chính của Dự án Hiệu quả tài chính của Dự án được tính toán thông qua các chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR. - Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR = 17,99%, lớn hơn lãi suất chiết khấu trung bình rtb = 6,25% trong đó lãi suất chiết khấu trung bình được xác định bằng giá trị trung bình chi phí các nguồn vốn dự kiến dùng cho dự án ( WACC) ; - Giá trị hiện tại ròng NPV (6,25%) = 2.336.576 tr.đồng - Chỉ số B/C ( 6,25%) = 111% - Dự án đảm bảo khả năng trả nợ khi đến hạn: Tỷ lệ khả năng trả nợ khi đến hạn đều đạt trên 100%. Đặc biệt từ năm 2008, khi nhà máy đạt 60% công suất thiết kế thì khả năng trả nợ đã đạt 130% và đạt trên 200% khi nhà máy đạt 90% công suất. NHẬN XÉT : NPV và khả năng trả nợ của dự án ít bị ảnh hưởng bởi tỷ giá do sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu hoặc bán theo đồng usd trong đó nợ băng đồng usd chiếm tỷ lệ lớn trong tỷ trọng nợ Dự án chịu nhiều ảnh hưởng của giá thép .Trong điều kiện hiện tại đang có nhiều thuận lợi do giá thép giảm xong cần có biện pháp dự báo trước gia thep trong thời gian tới Tỷ lệ vốn tự có của tổng Công ty tham gia vào dự án cần tăng cao hơn để giảm gánh nặng trả nợ ( nhất là nợ gốc) 2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án ở công ty tài chính công nghiệp Tàu Thủy 2.3.1. Kết quả đạt được Hoạt động tư vấn lập dự án mà nòng cốt là phân tích tài chính dự án của Công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ đã phát triển tương đối tốt. Mặc dù mãi cho tới đầu năm 2004, Công ty mới thành lập một phòng riêng chuyên phụ trách công việc tư vấn lập dự án, nhưng uy tín và chất lượng ngày càng được nâng cao, tạo đuợc niềm tin lớn đối với Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và các đơn vị thành viên. Trong những thành tựu đã đạt được này, phân tích tài chính dự án đóng góp một phần chủ yếu. Điều này cũng dễ hiểu bởi một trong những chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty tài chính là đánh giá, tư vấn tài chính dự án cho các chủ đầu tư. Đối với các nội dung khác của dự án như phần giải trình về công nghệ, về môi trường, giải trình về tổ chức thực hiện dự án Công ty chủ yếu phối hợp với các chủ đầu tư trong Tổng công ty, hoặc các Viện khoa học kỹ thuật về Tàu thuỷ, các đơn vị của Tổng công ty Hàng hải …để hoàn tất báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án. Một kết quả đáng khích lệ nữa đó là hoạt động tư vấn lập dự án đã vươn lên cùng với tín dựng - đầu tư đang trở thành hai hoạt động kinh doanh chủ đạo mang lại lợi nhuận cho Công ty. Sở dĩ có được những kết quả như trên là nhờ vào nỗ lực, thái độ làm việc nghiêm túc, chặt chẽ theo một quy trình khoa học, sáng tạo đáng khích lệ của tập thể cán bộ công nhân viên trong phòng, sự quan tâm chỉ đạo xát xao của ban lãnh đạo công ty cũng như sự phát triển chung của toàn ngành Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam. Sau đây là một số những dẫn chứng cho các thành tựu đã đạt được của Công ty : Thời gian hoàn thành một dự án ngày càng được rút ngắn. Trong những thời gian đầu thời gian để các dự án được hoàn tất là khá dài nhưng sau đó càng được rút ngắn xuống. Thậm chí có những dự án được phân tích trong vòng 2 ngày. Số lượng của các dự án ngày càng tăng. Kể từ khi mới thành lập và đi vào hoạt động, năm 2000 cho tới nay, Công ty đã tham gia được trên dưới 40 dự án lớn của ngành Công nghiệp tàu thuỷ, chưa kể còn khá nhiều những dự án nhỏ Nhóm C. Điều quan trọng hơn cả là số lượng các dự án mà công ty tiếp nhận tăng dần qua các năm. Tính quy mô của các dự án ngày càng lớn. Đây là một kết quả khẳng định rõ ràng uy tín của Công ty đã ngày được nâng cao. Các đơn vị thành viên trong ngành đã đặt niềm tin rất lớn khi lựa chọn Công ty lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho những dự án rất lớn của mình. Các dự án ngày càng có quy mô lớn và và phức tạp như : dự án xây dựng Nhà máy sản xuất Container; dự án đóng đội tàu Lash phục vụ vận chuyển xi măng – clinker; dự án đóng mới tàu chở dầu 100.000 tấn và đặc biệt là dự án xây dựng Nhà máy công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất với tổng mức đầu tư lên tới hơn 5.000 tỷ cùng với sự liên quan của nhiều bộ ngành. Doanh số của công ty thu được từ hoạt động tư vấn lập dự án ngày càng tăng trong đó chi phí tiến hành phân tích ngày càng giảm. Trong năm 2004, doanh thu thu được từ hoạt động tư vấn lập dự án của Công ty vào khoảng 4.085.228.436 đồng, trong đó chi phí cho hoạt động tư vấn dự án và tiền thuê các đơn vị tư vấn kĩ thuật bên ngoài ước tính khoảng 3.500.000.000 đồng. Như vậy, lợi nhuận trước thuế thu được từ hoạt động này vào khoảng 575.000.000 đồng, chiếm một tỷ trọng lớn trong thu nhập của công ty năm 2004. Các dự án do Công ty lập và phân tích tài chính đang hoạt động hết sức có hiệu quả như các dự án vay vốn mua tàu có trọng tải lớn khai thác chở hàng hoá tuyến quốc tế. Các dự án sau khi hoàn thiện phần phân tích hiệu quả tài chính đã thuyết phục được các nhà tài trợ cho dự án như các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác. Đặc biệt, quỹ hỗ trợ phát triển là một tổ chức tín dụng có uy tín thường rất khắt khe trong quá trì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21592.doc
Tài liệu liên quan