MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 1
1.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 1
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 1
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Viễn thông Quân đội 3
1.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty 3
1.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ chung của Tổng Công ty 6
1.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội 7
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ SỔ KẾ TOÁN 8
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội 8
Nhiệm vụ chính của Ban Kế toán - Tài chính Tổng công ty là: 9
1.2.2. Vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel 10
1.2.2.1. Các quy định chung cho chế độ kế toán 10
1.2.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 11
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI 13
2.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI 13
2.1.1. Về tổ chức phân tích báo cáo tài chính 13
2.1.2. Về phương pháp phân tích 13
2.1.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel 14
2.1.3.1. Phân tích báo cáo tài chính để đánh giá khái quát tình hình tài chính của Tổng công ty 14
2.1.3.2. Phân tích cấu trúc tài chính 22
2.1.3.3. Phân tích báo cáo tài chính để xem xét tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viettel 28
2.1.3.4. Phân tích báo cáo tài chính để đánh giá về tình hình và khả năng thanh toán của Tổng Công ty Viettel 29
2.1.3.5. Phân tích báo cáo tài chính để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viettel 34
2.2. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 40
2.2.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tại Tổng công ty 40
2.2.2. Đánh giá về công tác tổ chức phân tích báo cáo tài chính 41
2.2.3. Đánh giá về phương pháp phân tích báo cáo tài chính 42
2.2.4. Đánh giá về nội dung phân tích báo cáo tài chính 42
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 44
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH 44
3.2. MỤC TIÊU HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 44
3.2.1. Tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội 44
3.2.2. Phản ánh trung thực tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội 45
3.2.3. Giúp các doanh nghiệp có cơ sở xây dựng chiến lược phát triển 46
3.3. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI 46
3.4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 47
3.4.1. Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel 47
3.4.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel 48
3.4.3. Hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel 49
3.4.3.1. Hoàn thiện đánh giá khái quát tình hình tài chính 49
3.4.3.2. Hoàn thiện phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 50
3.4.3.3. Hoàn thiện phân tích tình hình và khả năng thanh toán 52
3.4.3.4. Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh 55
3.5 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 56
3.5.1. Về phía Nhà nước 56
3.5.1.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán 56
3.5.1.2. Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính 57
3.5.2. Về phía Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel 58
67 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài sản cố định năm 2006 cũng tăng 64,39% so với năm 2005. Đây là giai đoạn Công ty tăng cường đầu tư thêm nhiều tài sản cố định bằng cách mua mới, đầu tư xây dựng cơ bản,... để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, giai đoạn này đánh dấu Công ty tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động sang lĩnh vực liên doanh với các Công ty khác để tăng doanh thu, do vậy tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn năm 2006 là 12,44%, và đây cũng là số tăng tuyệt đối của năm 2006 so với năm 2005.
Giai đoạn 2006 – 2007: Đây là giai đoạn các tỷ suất đầu tư thay đổi không đáng kể. Trong đó tỷ suất đầu tư tổng quát và tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn năm 2007 giảm lần lượt là 1,31% và 0,98% so với năm 2006; tỷ suất đầu tư tài sản cố định tăng 0,37%. Tuy năm 2007 tỷ suất đầu tư tổng quát có giảm so với năm 2006 và tỷ suất đầu tư tài sản cố định chỉ tăng nhẹ nhưng tỷ suất tại hai thời điểm trên đều cao như vậy có thể thấy tình hình trang bị cơ sở vật chất của Công ty rất được chú ý.
Như vậy, qua toàn bộ quá trình phân tích ta nhận thấy tỷ suất đầu tư của Công ty có xu hướng tăng dần, điều này chứng tỏ cơ sở vật chất của Công ty ngày càng được tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất ngày càng được mở rộng, đồng thời Công ty cũng gia tăng đầu tư. Đây là hiện tượng khả quan thể hiện sự chú trọng của Công ty vào đầu tư đổi mới tài sản cố định, một sự thay đổi phù hợp với tăng năng lực sản xuất, phù hợp với xu hướng sản xuất kinh doanh nên đây là sự thay đổi hợp lý.
2.1.3.2.1. Phân tích tình hình bố trí cơ cấu nguồn vốn
Tỷ suất nợ
Tỷ suất nợ phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của Công ty, đồng thời nó còn cho biết mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện cũng như mức độ đòn bẩy tài chính mà Công ty đang được hưởng. Để tính tỷ suất nợ bộ phận phân tích dựa vào công thức sau:
Tỷ suất nợ
=
Nợ phải trả
x 100
Tổng nguồn vốn
Dựa vào các tài liệu có liên quati bộ phận phân tích có bảng sau:
Bảng 2.5. Bảng phân tích tỷ suất nợ
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
04 - 05
05 - 06
06 - 07
Nợ phải trả (tỷ đồng)
578
1.171
1.982
2.126
102,60
69,26
7,27
Tổng nguồn vốn (tỷ đồng
791
2.088
7.114
8.323
163,97
240,71
16,99
Tỷ suất nợ (%)
73,07
56,08
27,86
25,54
-16,99
-28,22
-2,32
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007)
Nhìn chung, qua 4 năm, tỷ suất nợ của Công ty tương đối cao nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm từ 2004 – 2007 do tốc độ tăng của nợ phải trả thấp hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng đòn cân nợ để góp phần tăng lợi nhuận, tuy nhhiên việc sử dụng đòn cân nợ một mặt đem lại lợi nhuận cao cho Công ty, nhưng mặt khác nó cũng làm tăng mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nếu vay quá nhiều Công ty có thể mất khả năng chi trả. Do đó Công ty đã có những biện pháp giảm tỷ suất nợ từ 73,07% năm 2004 xuống 25,54% năm 2007.
Tỷ suất tự tài trợ
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tự chủ của Công ty về mặt tài chính, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng vốn.
Tỷ suất tự tài trợ
=
Vốn chủ sở hữu
x 100
Tổng nguồn vốn
Qua tình hình thực tế tại Công ty Viettel, bộ phận phân tích có bảng sau đây:
Bảng 2.6. Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
04 - 05
05 - 06
06 - 07
NV chủ sở hữu (tỷ đồng)
213
917
5.132
6.197
330,52
459,65
20,75
Tổng nguồn vốn (tỷ đồng)
791
2.088
7.114
8.323
163,97
240,71
16,99
Tỷ suất tự tài trợ (%)
26.93
43.92
72.14
74.46
16,99
28,22
2,32
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007)
Giai đoạn 2004 – 2006: Tỷ suất tự tài trợ của Công ty tăng tương đối đều qua các năm từ 26,93% năm 2004 lên 72,14% năm 2006. Nguyên nhân là do nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng mạnh và tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn.
Giai đoạn 2006 – 2007: Trong giai đoạn này tỷ suất tự tài trợ của Công ty tiếp tục tăng nhưng tăng không nhiều, năm 2007 tỷ suất này tăng 2,32% so với năm 2006. Nhưng cả hai năm 2006 và năm 2007 tỷ suất tự tài trợ đều rất cao, lần lượt là 72,14% và 74,46%. Nguyên nhân là do vốn đầu tư của chủ sở hữu và nguồn kinh phí và các quỹ đều tăng mạnh trong giai đoạn này.
Từ kết quả phân tích trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của Công ty qua 4 năm có xu hướng tăng mạnh, chứng tỏ khả năng tự tài trợ của Công ty ngày càng tăng, Công ty đủ vốn và đủ sức để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
2.1.3.3. Phân tích báo cáo tài chính để xem xét tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viettel
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản, bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và hiệu quả.
Để đảm bảo có đủ tài sản cho hoạt động kinh doanh, Tổng công ty cần phải tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu (vốn góp ban đầu và vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh), sau nữa được hình thành từ nguồn vốn vay hợp pháp và nợ hợp pháp, cuối cùng nguồn vốn được hình thành từ nguồn bất hợp pháp (nợ quá hạn, vay quá hạn). Có thể phân loại nguồn vốn tài trợ thành hai loại:
- Nguồn tài trợ thường xuyên: là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh, bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ dài hạn. Như vậy, nguồn vốn tài trợ thường xuyên của Tổng công ty Viettel đầu năm 2007 là 5.406.295.282.903 đồng, cuối năm 2007 là 6.420.753.918.851 đồng.
- Nguồn tài trợ tạm thời: là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một thời gian ngắn bao gồm khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua. Nguồn tài trợ tạm thời của Tổng công ty Viettel đầu năm 2007 là 1.707.348.608.096đ, cuối năm là 1.902.115.677.692đ.
Để xem xét cụ thể hơn, bộ phận phân tích của Phòng Tài chính – Kế toán của Tổng công ty đã phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh để có thể thấy kế hoạch cho tương lai. Mức độ bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định bằng công thức:
Mức độ đảm bảo vốn cho SXKD
=
Nguồn tài trợ thường xuyên
-
Nhu cầu về tài sản thực tế
Từ bảng cân đối kế toán, bộ phận phân tích lập bảng sau:
Bảng 2.7. Bảng phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho SXKD
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
A. Nguồn tài trợ thường xuyên
5.406.295.282.903
6.420.753.918.851
B. Nhu cầu về tài sản
7.113.643.890.998
8.322.869.596.543
1. Tài sản ngắn hạn
3.036.643.810.081
3.661.624.981.020
2. Tài sản cố định
4.077.000.080.917
4.661.244.615.523
Mức độ đảm bảo nguồn vốn
-1.707.348.608.096
-1.902.115.677.692
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007)
Như vậy, cả năm 2006 và năm 2007, Tổng công ty đều không đảm bảo được nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ nguồn tài trợ thường xuyên của mình. Tuy nhiên, phần còn thiếu đã được Tổng công ty Viettel đảm bảo bằng nguồn tài trợ tạm thời như vay ngắn hạn, nợ người bán, nợ công nhân viên, nợ ngân sách Nhà nước – là tất cả các khoản chiếm dụng hợp pháp.
Tóm lại, Tổng công ty hiện đang thiếu vốn để đầu tư, việc này gây khó khăn cho Tổng công ty trong việc tự chủ tài chính, phát triển kinh doanh trong thời gian tới. Vì vậy Tổng công ty cần có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp như tăng tốc độ chu chuyển hàng tồn kho, tăng cường các khoản phải thu. Có như vậy Tổng công ty mới có thêm vốn trang trải các khoản nợ vay và tăng tính độc lập của Tổng công ty với chủ nợ.
2.1.3.4. Phân tích báo cáo tài chính để đánh giá về tình hình và khả năng thanh toán của Tổng Công ty Viettel
Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt, sản xuất sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán sẽ dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn cũng như bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả dây dưa kéo dài.
2.1.3.4.1. Phân tích tình hình thanh toán
Từ báo cáo tài chính của Tổng công ty mà cụ thể là từ Bảng Cân đối kế toán và Bảng thuyết minh bổ sung báo cáo, bộ phận phân tích lập bảng phân tích tình hình thanh toán của Công ty. Bảng này gồm hai phần:
Phần 1: Bảng phân tích các khoản phải thu
Phần 2: Bảng phân tích các khoản phải trả
Bảng 2.8. Bảng phân tích các khoản phải thu
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
Số tiền
%
I. Phải thu ngắn hạn
715.356.326.742
1.215.915.206.154
500.558.879.412
69,97
1. Phải thu khách hàng
370.112.951.714
467.706.354.957
97.593.403.243
26,37
2. Trả trước cho người bán
170.132.838.363
136.666.072.061
-33.466.766.302
-19,67
3. Phải thu nội bộ
20.323.089.329
201.636.532.222
181.313.442.892
892,15
4. Phải thu khác
208.704.750.666
467.796.800.063
259.092.049.397
124,14
5. DP phải thu khó đòi
(53.917.303.330)
(57.890.553.148)
-3.973.249.818
7,37
I. Phải thu dài hạn
366.076.483.027
410.068.541.547
43.992.058.520
12,02
1. VKD ở đơn vị phụ thuộc
365.598.296.982
408.916.811.530
43.318.514.548
11,85
2. Phải thu dài hạn khác
478.186.045
1.151.730.017
673.543.972
140,85
Tổng các khoản phải thu
1.081.432.809.769
1.625.983.747.701
544.550.937.932
50,35
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007)
Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy, so với đầu năm, các khoản phải thu cả ngắn hạn và dài hạn tăng 544.550.937.932 đồng tương ứng là 50,35% tức là Công ty bị chiếm dụng thêm 544.550.937.932 đồng chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
- Phải thu của khách hàng cuối năm tăng so với đầu năm là 97.593.403.243đồng tương ứng là 26,37%, điều này hoàn toàn phù hợp với Báo cáo kết quả kinh doanh ngày 31/12/2007 (cả đầu năm và cuối năm), doanh thu năm 2007 tăng so với doanh thu năm 2006. Qua xem xét, bộ phận phân tích nhận thấy rằng, nguyên nhân các khoản phải thu tăng là do trong thời gian này Công ty đã áp dụng hình thức khuyến mãi “miễn phí cuộc gọi đầu tiên trong ngày” làm số lượng thuê bao tăng rất nhanh nhưng đến cuối tháng họ lại chưa thanh toán tiền phí. Tuy nhiên, Công ty cần tích cực thu hồi nợ, làm giảm bớt hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu tiêu thụ làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
- Phải thu nội bộ đặc biệt tăng mạnh, năm 2007 tăng 181.313.442.892 đồng so với năm 2006 tương ứng tăng 892,15%. Điều này chứng tỏ các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong kỳ đã tăng cường đi chiếm dụng vốn của Công ty để hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để thấy rõ sự tăng lên của khoản phải thu cuối kỳ so với đầu kỳ, ta tính thêm các chỉ tiêu liên quan đến các khoản phải thu như sau:
Bảng 2.9. Bảng phân tích các tỷ suất liên quan đến khoản phải thu
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
1. Các khoản phải thu ngắn hạn
715.356.326.742
1.215.915.206.154
70 %
2. Tài sản ngắn hạn
3.036.643.810.081
3.661.624.981.020
21 %
3. Nợ ngắn hạn
1.707.348.608.096
1.902.115.677.692
11 %
4. Tỷ lệ phải thu NH/ Tài sản NH
23,56 %
33,21 %
9,65 %
5. Tỷ lệ phải thu NH/ Phải trả NH
41,90 %
63,92 %
22,02 %
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007)
Tỷ lệ phải thu ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn năm 2007 tăng là 9,65% so với năm 2006, do tốc độ tăng của phải thu ngắn hạn mạnh hơn so với tài sản ngắn hạn, tốc độ tăng của phải thu ngắn hạn năm 2007 là 21% so với năm 2006, trong khi tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn chỉ có 70% so với năm 2006. Tỷ lệ các khoản phải thu ngắn hạn so với phải trả ngắn hạn tăng 22,02% (từ 41,9% lên đến 63,92%) .
Từ kết quả phân tích trên thì tỷ lệ phải thu ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn và tỷ lệ phải thu ngắn hạn so với phải trả ngắn hạn đều tăng. Tổng công ty cần có biện pháp tích cực hơn nữa trong việc thu hồi công nợ - các khoản phải thu nội bộ, đây là khoản chiếm tỷ trọng và giá trị cao trong tổng nợ phải thu của công ty.
Bảng 2.10. Bảng phân tích các khoản phải trả
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
Chênh lệch
Số tiền
%
I. Nợ ngắn hạn
1.707.348.608.096
1.902.115.677.692
194.767.069.596
11,41
1. Vay và nợ ngắn hạn
823.802.356.629
878.442.183.054
54.639.826.425
6,63
2. Phải trả người bán
380.073.905.094
511.787.670.019
131.713.764.925
34,65
3. Người mua trả trước tiền hàng
29.945.779.541
18.727.080.465
-11.218.699.076
-37,46
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
17.547.764
59.553.410
42.005.646
239,38
5. Phải trả người lao động
112.743.773.136
138.761.391.466
26.017.618.330
23,08
6. Chi phí phải trả
66.945.002.696
51.887.758.862
-15.057.243.833
-22,49
7. Các khoản phải trả, phải nộp khác
293.820.243.236
302.450.040.416
8.629.797.180
2,94
II. Nợ dài hạn
274.481.121.685
223.958.972.208
-50.522.149.477
-18,41
1. Vay và nợ dài hạn
191.442.751.178
138.092.272.939
-53.350.478.239
-27,87
2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
83.038.370.508
85.866.699.269
2.828.328.761
3,41
Tổng cộng
1.981.829.729.782
2.126.074.649.900
144.244.920.118
7,28
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007)
Từ bảng phân tích 2.9 ta thấy, so với đầu năm khoản phải trả tăng 144.244.920.118 đồng tương ứng là 7,28% trong đó tăng chủ yếu là do thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả kinh doanh của năm 2007, Công ty làm ăn có lãi. Ngoài ra, khoản mục phải trả người bán cũng tăng lên đáng kể, năm 2007 tăng 34,65% so với năm 2006, nguyên nhân là do trong kỳ Công ty đã đầu tư mua sắm thêm nhiều tài sản cố định.
Các khoản mục người mua trả trước tiền hàng, chi phí phải trả, vay và nợ dài hạn đều giảm.
Để thấy được tình hình nợ của Công ty cần tính thêm chỉ tiêu nợ phải trả so với tổng tài sản (hệ số nợ)
Hệ số nợ
=
Các khoản phải trả
Tổng tài sản
+ Đầu năm
=
1.981.829.729.782
= 0,28
7.113.643.890.998
+ Cuối năm
=
2.126.074.649.900
= 0,26
8.322.869.596.543
Kết quả tính toán trên cho thấy, hệ số nợ cuối năm giảm so với đầu năm và hệ số nợ ở cả hai thời điểm đều nhỏ hơn 0,5. Điều này chứng tỏ tổng số vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay chiếm tỷ trọng ít. Như vậy, khả năng độc lập về tài chính của Công ty cao, gánh nặng tài chính thấp; tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty cũng nên tăng cường sử dụng nguồn vốn đi vay.
2.1.3.4.2. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Để đánh giá khả năng thanh toán, cuối năm bộ phận phân tích của công ty sử dụng các chỉ tiêu: tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn và tỷ số thanh toán nhanh.
Bảng 2.11. Bảng các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Hệ số thanh toán hiện hành (lần)
1,37
1,78
3,59
3,91
2. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (lần)
1,67
2,09
1,78
1,93
3. Hệ số thanh toán tức thời (lần)
0,34
1,11
1,09
1,01
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007)
Từ bảng phân tích 2.9, bộ phận phân tích nhận xét: Hệ số thanh toán hiện hành qua bốn năm từ năm 2004 đến năm 2007 đều lớn hơn 1 và ngày càng tăng chứng tỏ Công ty hoàn toàn đảm bảo được khả năng thanh toán của mình. Bên cạnh đó, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn trong giai đoạn 2004 - 2007 đều lớn hơn 1,5 chứng tỏ tuy năm 2006, năm 2007 tình hình tài chính có kém khả quan hơn năm 2005 song Công ty vẫn hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hay trong một chu kỳ kinh doanh.
Về hệ số thanh toán tức thời của Công ty trong các năm 2004 - 2007 đều cao, kết hợp với chỉ tiêu “hệ số thanh toán nợ ngắn hạn” cho thấy dù Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm. Tuy nhiên, trong ba năm 2005, năm 2006, năm 2007 các hệ số này quá cao (đều lớn hơn 1) chứng tỏ vốn bằng tiền nhiều, vòng quay vốn ngắn hạn thấp, hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty không cao.
2.1.3.5. Phân tích báo cáo tài chính để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viettel
2.1.3.5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn của Công ty như tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho,... là yếu tố quyết định tới việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, mặt khác lợi nhuận của Công ty trong kinh doanh chủ yếu là do chuy chuyển các tài sản ngắn hạn. Do vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Công ty. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, bộ phận phân tích đã xem xét các chỉ tiêu sau: Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn, sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn, số vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn, thời gian một vòng luân chuyển, hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn
=
Tổng doanh thu thuần
Tài sản ngắn hạn bình quân
Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn
=
Lợi nhuận trước thuế
Tài sản ngắn hạn bình quân
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn
=
Tổng doanh thu thuần
Tài sản ngắn hạn bình quân
Thời gian của một vòng luân chuyển
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn
=
Tài sản ngắn hạn bình quân
Tổng doanh thu thuần
Dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, năm 2007 bộ phận phân tích lập bảng sau:
Bảng 2.12. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
Số tiền
%
1. Doanh thu thuần
4.383.878.859.553
15.930.087.443.080
11.546.208.583.527
263,38
2. Lợi nhuận trước thuế
1.953.283.975.260
6.755.273.875.106
4.801.989.899.846
245,84
3. Tài sản ngắn hạn đầu kỳ
1.692.854.246.158
3.036.643.810.081
1.343.789.563.923
79,38
4. Tài sản ngắn hạn cuối kỳ
3.036.643.810.081
3.661.624.981.020
624.981.170.939
20,58
5. TSNH bình quân
2.364.749.028.120
3.349.134.395.551
984.385.367.431
41,63
6. Sức sản xuất của TSNH
1,85
4,76
2,90
156,57
7. Sức sinh lời của TSNH
0,83
2,02
1,19
144,19
8. Số vòng quay của TSNH
1,85
4,76
2,90
156,57
9. Thời gian một vòng quay
của TSNH (ngày)
194
76
-118,50
-61,02
10. Hệ số đảm nhiệm của TSNH
0,54
0,21
-0,33
-61,02
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007)
Từ bảng phân tích trên, bộ phận phân tích chỉ ra rằng:
- Chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản ngắn hạn năm 2006 cho biết cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn bình quân có khả năng tạo ra 1,85 đồng doanh thu thuần nhưng cũng 1 đồng tài sản ngắn hạn bình quân ở năm 2007 đem lại 4,76 đồng doanh thu thuần, tăng 2,9 đồng tương ứng 156,57%. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2007 cao hơn năm 2006 do tiết kiệm được tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần năm 2007 cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn bình quân.
- Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn năm 2007 cũng tăng so với năm 2006 từ 0,83 đồng lên 2,02 đồng tức là tăng 1,19 đồng tương ứng là 144,19%. Điều này chứng tỏ 1 đồng tài sản ngắn hạn bình quân năm 2006 tạo ra 0,83 đồng lợi nhuận trước thuế ở năm 2006 thì lại ra những 2,02 đồng lợi nhuận trước thuế năm 2007.
- Qua chỉ tiêu số vòng quay của tài sản ngắn hạn ta thấy năm 2006 tài sản ngắn hạn của Tổng công ty luân chuyển được 1,85 vòng đến năm 2007 đã tăng lên 4,76 vòng. Chứng tỏ số vòng quay của tài sản ngắn hạn đã tăng nhanh hơn so với năm 2007 dẫn đến nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh giảm và do đó nhu cầu vay vốn ngắn hạn giảm, làm tăng hiệu quả kinh doanh. Cụ thể là năm 2006 cần 194 ngày cho tài sản ngắn hạn quay được một vòng thì đến năm 2007 chỉ cần 76 ngày là tài sản ngắn hạn đã quay được một vòng. Như vậy tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn năm 2006 tăng nhanh hơn tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn năm 2007.
- Nghịch đảo của chỉ tiêu vòng quay của tài sản ngắn hạn là hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn. Hệ số này cho biết mức độ lãng phí của tài sản ngắn hạn năm 2007 so với năm 2006. Do tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn tăng nhanh hơn trong năm 2007 nên để có 1 đồng doanh thu thuần chỉ cần đến 0,21 đồng tài sản ngắn hạn trong khi năm 2006 phải cần đến 0,54 đồng.
Qua việc phân tích tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn ta có thể kết luận rằng tìnhh hình sử dụng tài sản ngắn hạn của Tổng công ty Viettel năm 2007 là tương đối tốt. Công ty đã một mặt sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn, mặt khác hiệu quả kinh doanh vẫn cao thể hiện tình hình tài chính Tổng công ty tương đối tốt và các chỉ tiêu đều tăng.
2.1.3.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Trong tổng công ty Viettel, tài sản cố định chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản do đó việc sử dụng tài sản cố định sao cho có hiệu quả là vấn đề quan trọng của Tổng công ty, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty. Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định, bộ phận phân tích của Phòng Tài chính - Kế toán đã tính toán các chỉ tiêu sau:
Sức sản xuất của tài sản cố định
=
Doanh thu thuần
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Sức sản lợi của tài sản cố định
=
Lợi nhuận trước thuế
Nguyên giá bình quân TSCĐ hay GTCL của TSCĐ
Suất hao phí của tài sản cố định
=
Nguyên giá bình quân TSCĐ hay GTCL của TSCĐ
Doanh thu thuần hoặc lợi nhuận trước thuế
Trong các chỉ tiêu trên thì:
Nguyên giá bình quân tài sản cố định
=
Tổng nguyên giá TSCĐ đầu kỳ + cuối kỳ
2
Dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 bộ phận phân tích lập bảng:
Bảng 2.13. Bảng phân tích hiệu quả của tài sản cố định
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
Số tiền
%
1. Doanh thu thuần
4.383.878.859.553
15.930.087.443.080
11.546.208.583.527
263,38
2. Lợi nhuận trước thuế
1.953.283.975.260
6.755.273.875.106
4.801.989.899.846
245,84
3. NG TSCĐ đầu kỳ
434.899.968.649
5.428.481.318.739
4.993.581.350.090
1.148,21
4. NG TSCĐ cuối kỳ
5.428.481.318.739
6.212.908.599.171
784.427.280.433
14,45
5. NG TSCĐ bình quân
2.931.690.643.694
5.820.694.958.955
2.889.004.315.261
98,54
6. Sức sản xuất của TSCĐ
1,50
2,74
1,24
83,02
7. Sức sinh lời của TSCĐ
0,67
1,16
0,49
74,19
8. Suất hao phí của TSCĐ
0,67
0,37
-0,30
-45,36
(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Viễn thông Quân đội năm 2007)
- Sức sản xuất của tài sản cố định năm 2007 tăng so với năm 2006 có nghĩa là 1 đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân dùng trong năm 2006 mang lại 1,5 đồng doanh thu thuần trong khi đó 1 đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân năm 2007 mang lại 2,74 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu thuần trong kỳ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nguyên giá tài sản cố định bình quân. Vì vậy có thể khẳng định hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Tổng công ty Viettel trong kỳ tăng và xét về mặt lâu dài nó có thể tạo nguồn lợi tức lớn cho Tổng công ty.
- Chỉ tiêu sức sinh lợi tài sản cố định năm 2006 cho biết 1 đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 0,67 đồng lợi nhuận trước thuế và đến năm 2007 thì 1 đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân tạo ra 1,16 đồng lợi nhuận trước thuế.
- Nghịch đảo của chỉ tiêu sức sản xuất tài sản cố định là chỉ tiêu suất hao phí tài sản cố định. Nếu năm 2006 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần cần 0,67 đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân thì đến năm 2007 chỉ mất 0,37 đồng hao phí tài sản cố định để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần. Vì vậy suất hao phí của tài sản cố định năm 2007 tăng so với năm 2006.
Tóm lại, năm 2007 Tổng công ty cũng sử dụng tài sản cố định rất hiệu quả. Điều này là do kế hoạch của Tổng công ty đưa lại, trong năm Tổng công ty đã mua sắm, đầu tư trang bị mới nhiều tài sản cố định dẫn đến doanh thu thuần và lợi nhuận trong kỳ tăng.
2.1.3.5.3. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn
Phân tích khả năng sinh lợi của vốn thực chất là xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lời thông qua các chỉ tiêu sau:
Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận trước thuế
Vốn chủ sở hữu
Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần
=
Lợi nhuận trước thuế
Doanh thu thuần
Khả năng sinh lợi của
tài sản
=
Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản bình quân
Số vòng quay nguồn vốn chủ sở hữu
=
Tổng doanh thu thuần
Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân
Dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 và năm 2007 của Tổng công ty, bộ phận phân tích lập bảng sau:
Bảng 2.14. Bảng phân tích khả năng sinh lợi của vốn
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
Số tiền
%
1. Doanh thu thuần
4.383.878.859.553
15.930.087.443.080
11.546.208.583.527
263,38
2. Lợi nhuận trước thuế
1.953.283.975.260
6.755.273.875.106
4.801.989.899.846
245,84
3. Vốn chủ sở hữu bình quân
3.024.470.758.109
5.664.304.553.930
2.639.833.795.821
87,28
4. Tổng tài sản bình quân
4.600.658.433.499
7.718.256.743.771
3.117.598.310.272
67,76
5. Hệ số doanh lợi của VCSH
0,65
1,19
0,55
84,66
6. Hệ số vòng quay của VCSH
1,45
2,81
1,36
94,03
7. Hệ số doanh lợi c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7870.doc