MỤC LỤC
Danh mục từ tắt
Sơ đồ, bảng biểu
Lời mở đầu 1
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Tràng An 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tràng An 3
1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần Tràng An 5
1.2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 5
1.2.1.1. Đặc điểm về sản phẩm 5
1.2.1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 5
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần Tràng An 7
1.2.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất 7
1.2.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy 8
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 11
1.3.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 11
1.3.2. Khái quát tình hình tài chính của Công ty qua một số năm 11
1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Tràng An 13
1.4.1. Khái quát sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Tràng An 13
1.4.2. Khái quát về chế độ kế toán tại Công ty 15
Chương 2: Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tràng An 20
2.1. Đặc điểm công tác kế toán và cơ chế tài chính của Công ty ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả kinh doanh 20
2.2. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Tràng An 22
2.3. Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Tràng An 23
2.3.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 23
2.3.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản 26
2.3.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản 26
2.3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng TSDH 28
2.3.2.3. Phân tích tốc độ luân chuyển của HTK 30
2.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ nguồn vốn 33
2.3.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ chi phí 35
Chương 3: Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tràng An 38
3.1. Đánh giá thực trạng về phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tràng An 38
3.1.1. Ưu điểm 38
3.1.1.1. Về công tác kế toán chung 38
3.1.1.2. Về công tác phân tích hiệu quả kinh doanh 40
3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân 40
3.1.2.1. Đối với công tác kế toán chung 40
3.1.2.2. Đối với công tác phân tích hiệu quả kinh doanh 41
3.2. Hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tràng An 44
3.2.1. Hoàn thiện các tồn tại trong công tác kế toán chung 44
3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh 45
3.2.3. Hoàn thiện tài liệu phân tích 45
3.2.4. Hoàn thiện phương pháp phân tích 46
3.2.5. Hoàn thiện nội dung phân tích 49
3.2.6. Kết hợp kế toán quản trị với phân tích hiệu quả kinh doanh 57
Kết luận 60
Phụ lục 61
Danh mục tài liệu tham khảo 65
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tràng An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
=2/4)
0,103
0,093
- 0,01
- 9,71
9. Suất hao phí của TSDH (9= 3/1)
0,295
0,24
- 0,055
- 18,64
10. Suất hao phí của TSCĐ
0,265
0,224
- 0,041
- 15,47
Trong đó: - TSDH, TSCĐ bình quân = (Giá trị đầu kỳ + Cuối kỳ)/2
- TSCĐ được tính theo chỉ tiêu giá trị còn lại.
Qua bảng phân tích trên ta thấy, số vòng luân chuyển TSDH, TSCĐ của Công ty trong hai năm 2007, 2008 là khá cao và đều tăng qua hai năm. Trong năm 2008, số vòng quay của TSDH tăng 23,06 % tương ứng tăng 0,781 vòng so với năm 2007 và ta cũng thấy số vòng quay của TSCĐ tăng 18,06 % tương ứng tăng 0,682 vòng so với năm 2007. Hay nói theo một cách khác 1 đồng TSDH và TSCĐ năm 2008 tạo ra nhiều doanh thu hơn năm 2007 lần lượt là 0,781 và 0,682 đồng.
Theo đó suất hao phí của TSDH và TSCĐ năm 2008 giảm so với năm 2007. Cụ thể năm 2008 để có được một đồng doanh thu thuần phải sử dụng hết 0,24 đồng TSDH (giảm 0,055 đồng, tương ứng giảm 18,64%) và sử dụng hết 0,224 đồng TSCĐ (giảm 0,041 đồng, tương ứng giảm 15,47%) vào sản xuất kinh doanh. Sở dĩ như vây là vì trong năm 2008 Công ty đầu tư nhiều vào TSDH mà đặc biệt là đầu tư vào TSCĐ. Trong năm qua nhiều dây chuyền sản xuất mới được đưa vào hoạt động như dây chuyền sản xuất bánh pháp, dây chuyền sản xuất bánh mỳ Pháp (đây là sản phẩm mới của Công ty). Với việc đầu tư thêm TSCĐ đã thúc đẩy doanh thu tăng nhanh hơn, giảm bớt được lượng chi phí tiêu hao, giúp Công ty thu được lợi nhuận nhiều hơn.
Tuy nhiên xét đến chỉ tiêu suất sinh lời của TSDH cũng như suất sinh lời của TSCĐ, ta thấy hai chỉ tiêu này đều giảm trong năm 2008. Cụ thể, năm 2007 Công ty đầu tư một đồng TSDH và TSCĐ thu được lần lượt là 0,093 và 0,103 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng đến năm 2008 thì chỉ thu được lần lượt là 0,087 và 0,093 đồng lợi nhuận sau thuế. Tức là chỉ tiêu suất sinh lời của TSDH và TSCĐ năm 2008 giảm so với năm 2007 lần lượt là 6,45 % và 9,71 %. Như vậy nguyên nhân vì sao lại có sự giảm sút chỉ tiêu suất sinh lời trong khi sức sản xuất và suất hao phí lại thể hiện việc sử dụng có hiệu quả. Lý giải cho vấn đề này chỉ có thể là việc đầu từ vào TSDH mà đặc biệt là TSCĐ kéo theo chi phí tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu dẫn đến mức tăng của lợi nhuận thấp hơn mức tăng của doanh thu thuần. Như vậy, Công ty cần chú ý hơn nữa đến việc kiểm soát chi phí kinh doanh trong kỳ nhằm kinh doanh có hiệu quả.
2.3.2.3. Phân tích tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho
Công ty CP Tràng An là một doanh nghiệp sản suất trong ngành bánh kẹo, với đặc điểm là không có sản phẩm dở dang. Giá trị hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và thành phẩm sản xuất nhưng chưa tiêu thụ. Đây là một khoản mục khá quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất nói chung và Tràng An nói riêng. Tốc độ luân chuyển của HTK là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty. Nếu tốc độ luân chuyển của HTK thấp điều đó chứng tỏ khả năng tiêu thụ hàng hóa của Công ty chậm, tình hình kinh doanh không mấy khả quan. Đặc biệt đối với sản phẩm bánh kẹo, nếu như luân chuyển chậm sẽ gây tổn thất lớn cho Công ty. Bởi đặc điểm của sản phẩm bánh kẹo là không để được lâu. Do vậy nếu không tiêu thụ nhanh Công ty sẽ tốn thêm một khoản ngoài chi phí lưu kho là chi phí tiêu hủy do hàng đã quá hạn. Xác định được tầm quan trọng này vào cuối mỗi niên độ kế toán, Công ty tiến hành phân tich tốc độ luân chuyển của HTK để thấy được các nhân tố ảnh hưởng, từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời và hợp lý nhất.
Bảng 2.5. Bảng phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
+ / -
%
1. Doanh thu thuần
138.146.574.511
201.302.061.601
65.155.487.090
45,72
2. Giá vốn hàng bán
117.714.193.799
171.387.659.090
53.673.465.291
45,6
3. Hàng tồn kho bình quân
16.963.911.713
22.874.955.297
5.911.043.584
34,84
4. Hệ số đảm nhiệm HTK (3/1)
0,123
0,114
- 0,009
- 7,32
5. Số vòng luân chuyển HTK (2/3)
6,94
7,49
0,55
7,93
6. Thời gian 1 vòng quay của HTK (360 ngày/(5))
51,87
48,06
- 3,81
7,35
Trong đó: Hàng tồn kho bình quân = (Tồn đầu kỳ + Tồn cuối kỳ)/ 2
Từ bảng phân tích trên ta thấy, hệ số đảm nhiệm của HTK giảm. Năm 2008, Công ty thu được một đồng doanh thu thuần đã đầu tư cho HTK là 0,114 đồng, giảm so với năm 2007 là 0,009 đồng tương đương với 7,32%. Đây là một thành tích của Công ty. Từ chỉ số này, Công ty có xây dựng kế hoạch về dữ trữ, thu mua và sử dụng thành phẩm, hàng hóa một cách hợp lý. Đồng thời, ta thấy được hiệu quả sử dụng HTK qua số vòng quay HTK trong năm 2008. Tốc độ quay của HTK tăng lên từ 6,94 vòng năm 2007 lên 7,49 vòng năm 2008 tăng 0,55 vòng tương ứng với 7,93%. Điều này dẫn đến thời gian quay 1 vòng HTK giảm từ 51,87 ngày năm 2007 xuống còn 48,06 ngày năm 2008, tức giảm 3,81 ngày tương ứng giảm 7,35%. Như vậy tốc độ luân chuyển của HTK là khá cao, việc này có thể được giải thích là trong năm 2008 Công ty có sự tăng mạnh của doanh thu , tăng 45,72% tương ứng với 65.155.487.090 đồng. Để đánh giá rõ hơn sự tác động của các nhân tố đến HTK ta sẽ phân tích các nhân tố tác động đến thời gian 1 vòng quay HTK:
Thời gian 1 vòng quay HTK =
Số ngày của năm phân tích
Số vòng quay HTK
=
Số ngày năm phân tích * HTK bình quân
Doanh thu thuần
Ta sử dụng phương pháp loại trừ để xác định nhân tố ảnh hưởng đến số ngày của 1 vòng quay HTK:
+ Ảnh hưởng của sự thay đổi giá trị HTK bình quân đến số ngày 1 vòng quay HTK:
= 15,4 (ngày)
+ Ảnh hưởng của doanh thu thuần đến số ngày 1 vòng HTK:
- = (- 18,7) (ngày)
Như vậy, ảnh hưởng của việc tăng doanh thu thuần trong năm 2008 đã làm cho số ngày 1 vòng quay HTK giảm 18,7 ngày. Đây là một sự cố gắng của Công ty, tuy nhiên để đánh giá được số vòng quay của HTK như vây đã hợp lý hay chưa thì cần phải đặt chỉ tiêu trên với các doanh nghiệp cùng ngành:
Bảng 2.6. Bảng so sánh tốc độ luân chuyển HTK năm 2008 của Công ty CP Tràng An với Công ty CP bánh kẹo Hải Hà, Hữu nghị, Bibica
Chỉ tiêu
Hải Hà
Hữu Nghị
Bibica
1. Giá vốn hàng bán
348.614.511.805
231.425.362.453
420.513.522.279
2. HTK bình quân
68.614.801.817
26.314.840.950
86.745.327.980
3. Số vòng quay HTK (1/2)
5,08
8,8
4,85
4. Thời gian 1 vòng quay của HTK
70,87
40,91
93,5
Nhận xét: Từ bảng 2.7 và 2.8 ta thấy tốc độ luân chuyển HTK của Tràng An khá cao, đứng sau Hữu Nghị và trước Hải Hà và Bibica. Số vòng quay HTK của Tràng An thấp hơn Hữu Nghị 1,31 vòng, vì thế mà thời gian 1 vòng quay của HTK lớn hơn là 7,15 ngày. Tuy nhiên, tốc độ luân chuyển HTK của hai Công ty này đều cao hơn Hải Hà và Bibica. Như vậy, trong năm qua Tràng An đã có bước phát triển vượt bậc trong việc sử dụng HTK. Tuy nhiên trong thời gian tới Công ty cần chú trọng hơn nữa tới khâu quảng cáo để nâng cao thị phần của mình trên thị trường bánh kẹo Việt Nam. Bởi tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng gắn bó với những sản phẩm quen thuộc và sản phẩm bánh kẹo cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ nguồn vốn
Một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả phải đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh của mình. Nguồn vốn kinh doanh bao gồm: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Trong điều kiện hiện nay, các nhà quản lý thường có xu hướng tăng tỷ lệ vốn vay với mục đích tăng khả năng tài chính của công ty mình. Nhưng điều này sẽ đưa doanh nghiệp đứng trước tình trạng khó khăn khi mà lãi suất của nguồn vốn vay có biến động lớn. Tuy nhiên, đối với các Công ty CP thì nguồn vốn chủ sở hữu lại là mối quan tâm hàng đầu. Bởi đây là nguồn tài trợ thường xuyên giúp công ty đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này như thế nào có vai trò quan trọng trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư. Vì mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư là thu được bao nhiêu lợi nhuận trên số vốn bản thân mình đã bỏ ra trong kỳ hoạt động kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, cuối mỗi niên độ kế toán Công ty CP Tràng An thường phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu từ đó xác định được trong năm hoạt động Công ty sử dụng vốn chủ sở hữu như thế nào. Để đánh giá đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ta có bảng phân tích các chỉ tiêu sau:
Bảng 2.7. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
+ / -
%
1. Doanh thu thuần
138.146.574.511
201.302.061.601
65.155.487.090
45,72
2. Lợi nhuận sau thuế
3.780.182.412
4.192.647.780
412.465.368
10,91
3. VCSH bình quân
26.898.107.873
27.316.797.913
418.690.040
1,56
4. Suất sinh lời của VCSH (4=2/3) - ROE
0,141
0,153
0,012
8,51
5. Hệ số doanh thu trên VSCH (5=1/3)
5.136
7,369
2,233
43,48
6. Suất hao phí của VCSH
0,195
0,136
- 0,059
- 30,26
Từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy, VCSH bình quân năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là 1,56% tương ứng với 418.690.040 đồng và nhìn vào các chỉ tiêu ở trên thì hiệu quả sử dụng VCSH của Công ty có xu hướng tăng lên. Suất sinh lời của VCSH năm 2008 đạt 15,3% tăng hơn so với năm 2007 là 1,2%. Điều này có nghĩa, cứ một đồng VCSH sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 0,153 đồng lợi nhuận sau thuế cho Công ty, tăng 0,012 đồng lợi nhuận so với năm 2007 tương ứng tăng 8,51%. Ta có thể thấy rằng suất sinh lời của VCSH (ROE) là một chỉ tiêu được các cổ đông tham gia đầu tư của Công ty đặc biệt quan tâm. Bởi chỉ tiêu này (ROE) phản ánh một cách chính xác khả năng sinh lời từ toàn bộ vốn cổ đông đóng góp, mà số vốn này, ngoài vốn của cổ đông dưới dạng cổ phần, còn bao gồm cả lợi nhuận giành cho các quỹ phát triển kinh doanh.... Từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy được rằng, nếu đem so sánh chỉ tiêu này với lãi suất vay của ngân hàng tại thời điểm hiện tại thì đây là một con số quá thấp. Con số này thể hiện rằng tình hình kinh doanh của Công ty trong năm không đạt hiệu quả mà cụ thể là mức sinh lời của VCSH. Ngoài ra, đem so sánh ROE của Tràng An với ROE của ngành thì con số này cũng thấp hơn rất nhiều (ROE của ngành khoảng 17,71%). Tuy nhiên, ROE của Tràng An tăng trong năm 2008 là một thành tích của Công ty khi mà năm 2008 nền kinh tế khủng hoảng toàn cầu.
Hệ số doanh thu trên VCSH hay số vòng quay của VCSH tăng so với năm 2007. Năm 2007, VCSH bình quân quay được 5,136 vòng. Đến năm 2008, con số này là 7,369 vòng, tăng lên 2,233 vòng tương ứng với 43,48%. Như vậy, tốc độ quay vòng của VCSH khá cao, đây là nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Suất hao phí của VCSH cho biết để tạo ra được một đồng doanh thu thì Công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng VCSH, chỉ số này càng thấp phản ánh hiệu quả sử dụng VCSH càng cao. Như vậy, ở Công ty tỷ suất này có sự giảm sút, năm 2007 để tạo ra một đồng doanh thu Công ty phải bỏ ra 0,195 đồng VCSH nhưng đến năm 2008 thì Công ty chỉ phải bỏ ra 0,136 đồng, tức là giảm 0,059 đồng tương ứng với 30,26%. Điều này cho thấy trong năm qua Công ty đã có chính sách sử dụng VCSH một cách hiệu quả.
Tóm lại, trong năm 2008 Công ty đã có sự tiến bộ trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của mình. Đây quả thực là một thành tích đáng khích lệ, mặc dù con số này chưa thực sự cao so với các doanh nghiệp cùng ngành..
2.3.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ chi phí
Khi phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản lý rất quan tâm đến lượng giá trị yếu tố đầu vào phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Như đã phân tích ở trên thì hệ số sinh lãi của Công ty không cao, trong khi đó doanh thu tạo ra trong năm 2008 rất cao. Có thể giải thích cho hiện tượng này là do Công ty chưa quản lý hiệu quả chi phí kinh doanh. Hơn nữa khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA ta thấy chi phí là nguyên nhân làm cho suất sinh lời giảm. Do vậy, phân tích hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh là một trong những nội dung quan trọng phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty CP Tràng An.
Việc phân tích này nhằm xem xét và đánh giá xem chi phí mà Công ty bỏ ra trong kỳ hoạt động kinh doanh như vậy đã hiệu quả hay chưa với việc tính toán, so sánh các chỉ tiêu chi phí kinh doanh với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế qua các năm. Cụ thể, qua việc phân tích biết được, trong một kỳ hoạt động kinh doanh, Công ty muốn tạo ra một đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận sau thuế cần tiêu tốn bao nhiêu chí kinh doanh.
Để phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ta có các chỉ tiêu sau:
(Bảng 2.8)
Bảng 2.8. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
+ / -
%
1. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
4.289.329.445
4.743.958.255
454.628.810
10,6
2. Lợi nhuận kế toán trước thuế
4.395.560.944
4.877.849.012
482.288.068
10,97
3. Tổng chi phí (*)
135.708.148.185
196.645.259.473
60.937.111.288
44,9
4. Giá vốn hàng bán
117.714.193.799
171.387.659.090
53.673.465.291
45,6
5. Chi phí bán hàng
10.392.218.929
15.447.404.063
5.055.185.134
48,64
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp
5.644.353.725
6.115.506.424
471.152.699
8,35
7. Tỷ suất LN thuần từ hoạt động KD/Giá vốn hàng bán
0,036
0,028
- 0,008
- 22,22
8. Tỷ suất LN thuần từ hoạt động KD/ Chi phí bán hàng
0,413
0,307
- 0,106
- 3,87
9. Tỷ suất LN thuần từ hoạt động KD/ Chi phí QLDN
0,76
0,776
0,016
2,11
10. Tỷ suất LN kế toán trước thuế/ Tổng chi phí
0,032
0,025
- 0,007
- 21,875
11. Tỷ suất Tổng chi phí / LN kế toán trước thuế
30,874
40,314
9,44
30,6
Ghi chú: (*) Tổng chi phí bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác.
Trước hết xem xét chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất các mặt hàng trong kỳ, cụ thể là tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động KD so với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Nó được thể hiện như sau:
Từ bảng phân tích trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động KD so với giá vốn giảm. Tức trong năm 2007, Công ty bỏ ra 1 đồng giá vốn hàng bán thì thu về được 0,036 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động KD nhưng đến năm 2008 chỉ thu được 0,028 đồng, giảm 0,008 đồng tương ứng giảm 22,22 %. Tương tự đối với tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động KD so với chi phí bán hàng cũng giảm và năm 2008 chỉ tiêu này giảm 0,106 đồng tương ứng giảm 3,87 % so với năm 2007. Điều này cho thấy trong năm 2008 giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng tăng đột biến. Như vậy, trong năm hoạt động Công ty quản lý chi phí kinh doanh chưa hợp lý. Tuy nhiên, Công ty cũng phải xem xét rằng năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao kéo theo giá đầu vào sản xuất tăng. Đồng thời so với kết quả phân tích trên cũng thấy được doanh thu năm 2008 của Công ty tăng làm cho chi phí bán hàng tăng lên là điều dễ hiểu.
Ngoài ra, ta có thể kết hợp với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế so với tổng chi phí Công ty bỏ ra trong kỳ kinh doanh để hiểu rõ hơn trong năm hoạt động Công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ 1 đồng chi phí bỏ ra. Từ kết quả tính toán ở trên ta thấy, năm 2008 Công ty bỏ ra 1 đồng tổng chi phí thì thu được 0,025 đồng lợi nhuận kế toán trước thuế, giảm so với năm 2007 là 0,007 đồng tương ứng giảm 21,875 %. Hay có thể nói theo một cách khác là để tạo ra 1 đồng lợi nhuận kế toán trước thuế Công ty phải tiêu tốn 40,314 đồng tổng chi phí vào năm 2008, tăng so với năm 2007 là 9,44 đồng tương ứng tăng 30,6 %.
Như vậy, với việc phân tích trên ta thấy rằng việc quản lý chi phí kinh doanh trong kỳ của Tràng An chưa đạt yêu cầu. Trong năm 2008 mức tăng của chi phí bỏ ra nhanh hơn mức tăng của kết quả thu về mà cụ thể là doanh thu dẫn đến lợi nhuận thu được trong chi phí bỏ ra giảm. Vậy Công ty cần có giải pháp hợp lý nhằm cắt giảm chi phí bỏ ra, đặc biệt là giá vốn hàng bán. Bởi với một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như Tràng An thì đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Vấn đề tăng sản lượng, hạ giá thành sản phẩm luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty CP Tràng An nói riêng.
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN
3.1. Đánh giá thực trạng về phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Tràng An.
Sau gần 40 năm hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bánh kẹo, Công ty CP Tràng An đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và vốn liếng để khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Qua quá trinh thực tập tại Công ty, em đã có thời gian tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty nói chung và công tác phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng. Vì vậy sau đây em xin đưa ra một số những điểm đạt được và chưa đạt được trong công tác kế toán như sau:
3.1.1. Ưu điểm
Công ty CP Tràng An là một doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa với số vốn của Nhà nước là chiếm 51%. Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường và sự chủ động của kinh doanh. Bộ phận kế toán đã xây dựng được hệ thống sổ sách kế toán, cách thức ghi nhận, phương pháp kế toán một cách hợp lý, khoa học phù hợp yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin kịp thời và chính xác.
3.1.1.1. Về công tác kế toán chung
* Về bộ máy kế toán:
Nhìn chung bộ máy kế toán tại Công ty được tổ chức khá gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý cũng như đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh cụ thể của Công ty, đáp ứng được yêu cầu quản lý mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, đội ngũ kế toán cũng có trình độ kế toán và có sự hỗ trợ của công tác kế toán tại các phân xưởng sản xuất. Vì vậy mà kế toán có thể cung cấp thông tin kịp thời cho nhà lãnh đạo trong Công ty ra các quyết định sản xuất.
* Phương pháp kế toán:
Phương pháp kế toán mà Công ty đang áp dụng là phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất và yêu cầu quản lý của Công ty. Nó cho phép phản ánh một cách kịp thời và thường xuyên tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, cung cấp đầy đủ thông tin tới nhà quản lý. Công ty sử dụng kế toán máy để hạch toán, giúp cho công tác kế toán được dễ dàng, thuận tiện, hạn chế nhầm lẫn hơn là ghi bằng tay.
* Hệ thống chứng từ:
Chứng từ kế toán mà công ty đang sử dụng nhìn chung là phù hợp với chế độ và chuẩn mực kế toán được ban hành, các nội dung bắt buộc đều được ghi một cách đầy đủ, chính xác và được luân chuyển thường xuyên phù hợp với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống chứng từ gốc được tập hợp và lưu trữ đầy đủ tại phòng kế toán của Công ty.
* Hệ thống sổ sách kế toán:
Hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp hiện tại mà công ty sử dụng là hình thức “Nhật ký – Chứng từ”. Việc áp dụng hình thức sổ kế toán này giúp kế toán ghi chép các số liệu không bị sự trùng lặp, thuận lợi cho việc phân công lao động kế toán và lưu trữ tài liệu kế toán. Một số chỉ tiêu được tổng hợp trên NKCT tạo thuận lợi cho việc lên báo cáo. Hệ thống sổ này được lập và ghi chép đúng theo quy định của chế độ kế toán, phù hợp với đặc điểm công nghệ sản xuất của Công ty. Tuy nhiên hình thức sổ này khá phức tạp với nhiều NKCT và nhiều bảng kê, đòi hỏi phải có một đội ngũ kế toán có trình độ cao và chuyên môn giỏi. Nhưng với bộ máy kế toán của Công ty các kế toán viên vẫn đảm bảo tốt phần công việc được giao, bảo đảm sự thống nhất về phạm vi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kế toán và các bộ phận liên quan. Hệ thống sổ chi tiết và sổ tổng hợp được mở và ghi chép đúng mẫu quy định của Nhà nước. Ngoài ra, Công ty còn xây dựng được thêm một số hình thức sổ dành riêng cho mình phù hợp với yêu cầu tổng hợp số liệu, cung cấp thông tin cho người sử dụng.
* Về việc áp dụng kế toán máy:
Hiện tại Công ty đang sử dụng phần mềm Effect vào việc hạch toán kế toán của đơn vị. Phần mềm này có những ưu điểm như sau:
+ Giao diện dễ nhìn, dễ sử dụng, người không nhất thiết am hiểu về máy tính cũng có thể sử dụng được.
+ Phần mềm này có thể đi sâu vào từng phần hành cụ thể.
+ Phần mềm có thể tự động kiểm tra khi nhập dữ liệu, không cần các thao tác trung gian, không cần phải nhiều màn hình nhập liệu, không cần phải nhớ nhiều phím bấm.
Việc áp dụng phần mềm kế toán máy vào công tác kế toán giúp cho công việc kế toán được gon nhẹ, đảm bảo độ chính xác cao, kịp thời đồng thời tránh sự trùng lặp. Từ đây có thể cung cấp cho các nhà quản lý thông tin một cách nhanh chóng và kịp thời nhất. Qua đó, kế toán dễ dàng kiểm tra đối chiếu các thông tin giữa các sổ với nhau một cách dễ dàng. Ngoà ra, kế toán có thể sữa chữa được sai sót trên sổ bằng cách điều chỉnh trên chứng từ kế toán.
3.1.1.2. Về công tác phân tích hiệu quả kinh doanh
Tuy Công ty chưa thực sự chú ý đến công tác phân tích tài chính nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng, nhưng đến cuối niên độ kế toán phòng Tài chính – Kế toán của Công ty cũng đưa ra được một số chỉ tiêu nhằm đánh giá tổng quát tình hình tài chính của Công ty trong năm. Với việc đánh giá này phần nào giúp nhà quản lý có thể đưa được quyết định của mình trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân
3.1.2.1. Đối với công tác kế toán chung
Bên cạnh những ưu điểm mà Công ty đạt được thì vẫn có những vướng mắc và tồn tại mà bộ máy kế toán cần khắc phục.
Thứ nhất, với việc áp dụng hình thức sổ kế toán tổng hợp nhật ký chứng từ là phù hợp với điều kiện sản suất kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, với hình thức sổ này thì áp dụng phần mềm kế toán là một việc rất khó khăn nhất là trong việc sử dụng NK-CT số 7 và Bảng kê số 4. Vì thế mà tại công ty việc luân chuyển số liệu vào hai sổ tổng hợp này có thể được thực hiện bằng tay hoặc nếu dùng phần mềm thì được đơn giản hóa, làm thay đổi mẫu sổ và nó giống với hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung” hơn là “Nhật ký- Chứng từ”
Thứ hai, tốc độ luân chuyển chứng từ từ nhân viên thống kê phân xưởng về bộ phận kế toán trung tâm rất chậm. Điều này làm cho khối lượng công việc kế toán bị dồn vào cuối kỳ gây ra việc vi phạm tính kịp thời của thông tin. Nguyên nhân của vấn đề này là do việc tổ chức công việc làm theo ca sản xuất hay do vấn đề quản lý việc luôn chuyển chứng từ chưa hợp lý.
3.1.2.2. Đối với công tác phân tích hiệu quả kinh doanh
* Về công tác tổ chức phân tích
Mặc dù là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực rất nhạy cảm nhưng Công ty CP Tràng An chưa thực sự chú ý đến việc phân tích tài chính nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng. Do vậy, công tác phân tích tại Công ty trong những năm qua còn nhiều hạn chế và chưa thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả kinh doanh mà mới chỉ đơn thuần là báo cáo cho cấp trên khi có yêu cầu.
Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam đang trên tiến trình hội nhập với thế giới và hơn thế nữa thị trường chứng khoán của Việt Nam đang trên đà phát triển, các công ty đua nhau “lên sàn”. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mà đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất như Công ty CP Tràng An muốn tồn tại và phát triển một cách thực sự thì phải xác định được phương hướng, mục tiêu ban đầu, có các biện pháp thích hợp được sử dụng trong điều kiện sãn có về nguồn lực. Muốn vậy, doanh nghiệp phải xây dựng được các nhân tố ảnh hưởng đến tường chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh. Điều này chỉ có thể được thực hiện khi phân tích hiệu quả kinh doanh được tổ chức đúng và phù hợp với quy mô, đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực tế tại Công ty CP Tràng An, công tác phân tích tài chính nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng mới chỉ tính toán một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng như hệ số thanh toán, ROA, ROE... nhằm đánh giá một cách khái quát và chung nhất về tình hình tài chính của Công ty cho nhà quản lý, chứ chưa đi sâu và phân tích cụ thể từng chỉ tiêu. Và ở đây cũng chưa xác định được đâu là chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh và đâu là chỉ tiêu phi hiệu quả kinh doanh, nên nhà quản lý rất khó đưa ra được quyết định kinh doanh đúng đắn nhất.
Một thực tế nữa cho thấy tại doanh nghiệp là công tác phân tích chủ yếu là do bộ phận của phòng Tài chính – Kế toán thực hiện và ban kiểm soát (do là công ty CP) thực hiện vào thời điểm cuối niên độ kế toán. Do đây là hai bộ phận không trực tiếp tiếp xúc với thực tế của các nghiệp vụ phát sinh mà chỉ tiếp xúc qua số liệu của các bộ phận chuyển đến nên kết quả phân tích phản ánh một cách cứng nhắc căn cứ theo dữ liệu thu thập được. Chính vì điều này kết quả phân tích đem lại không tính đến những tình huống bất khả kháng có thể xảy ra cũng như ảnh hưởng của các chỉ tiêu phi tài chính.
* Về hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh
Xuất phát từ quan điểm nhận thức của nhà quản lý về công tác phân tích hiệu quả kinh doanh mà hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Tràng An nói chung là sơ sài, mới chỉ ra được kết quả của quá trình kinh doanh. Các chỉ tiêu mà Công ty sử dụng thường là chỉ tiêu phản ánh kết quả như doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, lợi nhuận trước hay sau thuế. Các chỉ tiêu này mới chỉ so sánh ở số tuyệt đối và mới cho biết được biến động giữa các con số qua các năm chứ chưa đưa ra được nguyên nhân ảnh hưởng hay làm thế nào để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của mình.
Mặt khác, do chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh chưa được xây dựng một cách rõ ràn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31194.doc