MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
1.1. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP 2
1.2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5
1.2.1. Khái niệm 5
1.2.2. Tổ chức công tác phân tích 5
1.2.2.1. Thu thập thông tin 5
1.2.2.2. Xử lý thông tin 5
1.2.2.3. Dự đoán và quyết định 5
1.2.3. Phương pháp phân tích 6
1.2.3.1. Phương pháp so sánh 6
1.2.3.2. Phương pháp tỷ lệ 6
1.2.4. Nội dung phân tích 7
1.2.4.1. nội dung phân tích, đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp 7
1.2.4.2. Đánh giá khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn 11
1.2.4.3. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 14
1.2.4.4. Phân tích đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp 17
1.2.5. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp 19
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 22
1.3.1. Các nhân tố chủ quan 22
1.3.1.1. Trình độ chuyên môn của cán bộ tham gia phân tích 22
1.3.1.2. Chất lượng thông tin thu thập được dùng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. 22
1.3.1.3. Việc lựa chọn phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 23
1.3.1.4. Sự quan tâm của ban giám đốc doanh nghiệp 23
1.3.2. Các nhân tố khách quan 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CABA 24
2.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH CABA 24
2.1.1. Tổng quan về công ty TNHH CABA 24
2.1.1.1. Bối cảnh thành lập công ty TNHH CABA 24
2.1.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh 24
2.1.1.3. Phạm vi địa lý và chiến lược 25
2.1.1.4. Lĩnh vực hoạt động 25
2.1.1.5. Sản phẩm, dịch vụ và thị trường 25
2.1.1.6. Tổ chức và dịch vụ khách hàng 26
2.1.2. Cơ cấu tổ chức mạng lưới hoạt động 27
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức 27
2.1.2.2 Mạng lưới hoạt động 28
2.2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CABA 29
2.1.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2007 29
2.2.2 Thực trạng phân tích tài chính tại công ty TNHH CABA thông qua các hệ số tài chính đặc trưng 34
2.2.2.1. Đánh giá khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn 34
2.2.2.2. Phân tích hiệu suất hoạt động của công ty CABA 42
2.2.2.3. Phân tích khả năng sinh lời của công ty 47
2.2.2.4. Phân tích các hoạt dộng tài chính của công ty 53
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CABA 60
2.3.1. Những kết quả đạt được 60
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 61
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CABA 62
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY: 62
3.1.1. Định hướng phát triển công ty đến năm 2010 62
3.1.2. Muc tiêu, nhiệm vụ chủ yếu 62
3.1.2.1. Công tác đổi mới doanh nghiệp 62
3.1.2.2. Công tác đầu tư 62
3.1.2.3. Công tác quản lý 63
3.1.2.4. Công tác phát triển nguồn lực 63
3.1.2.5 Công tác khác 63
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 64
3.2.1. Hoàn thiện quy trình, tổ chức công tác phân tích 64
3.2.1.1. Quy trình 64
3.2.1.2. Tổ chức phân tích 64
3.2.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích 65
3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích 66
3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phân tích 67
3.2.5. Nâng cao trình độ cán bộ phân tích tài chính 68
3.2.6. Hoàn thiện chế độ kế toán, thống kê 68
3.3. KIẾN NGHỊ 70
3.3.1. Một số kiến nghị về phía nhà nước 70
3.3.2. Kiến nghị với các ngành liên quan 71
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
85 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty TNHH CABA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
78
18,4942
111,0901
2
Các khoản phải thu
528,2172
782,7078
630,1395
Phải thu của khách hàng
359,9035
513,7379
342,3639
Trả trước cho người bán
0,0000
0,1100
68,3775
Phải thu nội bộ
164,8087
267,8356
210,8934
Các khoản phải thu khác
6,6667
2,0244
9,5047
Dự phòng các khoản phải thu
(3,1618)
(1,0000)
(1,0000)
3
Dự trữ
32,0188
83,7427
243,4228
Nguyên liệu vật liệu tồn kho
1,1443
1,3434
0,8683
Công cụ, dụng cụ trong kho
0,0397
0,0397
0,4478
Chi phí SXKD dở dang
30,8348
82,3591
242,1067
4
Tài sản lưu động khác
6,0421
5,1864
24,3469
II
TSCĐ và đầu tư dài hạn
41,4054
68,5776
118,0476
1
TSCĐ hữu hình (GTCL)
41,4054
67,1416
73,1514
2
Đầu tư tài chính dài hạn
0,0000
1,4360
1,4360
3
Chi phí XDCB dở dang
0,0000
0,0000
43,4602
Tổng tài sản
632,4538
966,5674
1.131,4383
B
Nguồn vốn
I
Nợ phải trả
497,6385
833,3681
986,9893
1
Nợ ngắn hạn
497,6385
824,3162
934,0827
Vay ngắn hạn
71,1437
225,8579
265,9464
Phải trả cho người bán
5,1759
11,8806
12,8214
Người mua trả tiền trước
27,0677
2,0680
85,1516
Thuế và phải nộp Nhà nước
15,9164
8,4620
(8,3792)
Phải trả công nhân viên
2,9844
3,6657
3,1969
Phải trả các đơn vị nội bộ
364,5710
545,9231
537,6802
Phải trả khác
10,7794
26,4588
37,6654
2
Nợ dài hạn (vay dài hạn)
0,0000
9,0519
52,9066
3
NG khác
0,0000
0,0000
0,0000
II
Vốn chủ sở hữu
134,8154
133,1993
144,4489
1
Nguồn vốn quỹ
134,8154
133,1993
144,4489
2
Nguồn kinh phí
0,0000
0,0000
0,0000
Tổng cộng nguồn vốn
632,4538
966,5674
1.131,4383
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty TNHH CABA
Bảng 2-Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH CABA trong giai đoạn 2005-2007
Đơn vị : Tỷ đồng
Stt
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1
Doanh thu thuần
755,8771
697,8135
1.365,4690
2
Giá vốn hàng bán
717,7502
654,8339
1.288,7940
3
Lợi nhuận gộp
38,0969
42,9796
76,6754
4
Chi phí bán hàng
0,0000
0,0000
0,0000
5
Chi phí quản lý doanh nghiệp
12,5682
29,3954
50,3600
6
Lợi nhuận từ hoạt động KD
25,5287
13,5842
26,3150
7
Lợi nhuận từ hoạt động TC
0,0000
0,0000
-0,0018
8
Lợi nhuận bất thường
-0,8699
0,4752
0,6297
9
Tổng lợi nhuận trước thuế
24,6588
14,0594
26,9433
10
Thuế thu nhập DN phải nộp
6,1647
3,5149
6,7358
11
Lợi nhuận sau thuế
18,4941
10,5446
20,2075
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty TNHH CABA
Đánh giá khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2005 đến 2007.
Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây là tương đối ổn định và từng bước có sự tăng trưởng, tuy có sự sụt giảm đôi chút vào năm 2006.
Trong 3 năm liên tiếp, giá trị tổng tài sản của công ty đã tăng từ 632,454 Tỷ đồng của năm 2005 lên đến 966,567 Tỷ đồng năm 2006 và 1.131,438 Tỷ đồng vào năm 2007 như vậy trong 3 năm đã tăng một lượng tuyệt đối là 498,984 Tỷ đồng tương đương với 78,9%.
Cùng với sự gia tăng của tổng tài sản, một số các yếu tố khác cũng tăng theo. Trước hết phải kể đến đó là sự tăng lên tài sản cố định. Tổng cộng tài sản cố định (bao gồm: đất đai; nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị) đã tăng từ 41,405 Tỷ đồng năm 2005 (chiếm 6,71% trong tổng tài sản) lên 67,142 Tỷ đồng (chiếm 6,94 trên tổng tài sản)năm 2006 đến 73,151Tỷ đồng (đạt 6,47% trong tổng số tài sản) vào năm 2007, trong đó không có sự tăng lên của đất đai do tính chất hoạt động của công ty là về lĩnh vực buôn bán hàng hoá và lắp đặt công trình không cần đến mặt bằng nhiều. Như vậy là qua 3 năm tổng tài sản cố định của công ty đã tăng một lượng là 30,742 Tỷ đồng (72,49%). Nguyên nhân của sự gia tăng này là do công ty đã tìm kiếm được nhiều hợp đồng lắp đặt do vậy công ty đã phải đi mua thêm nhiều máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Hơn nữa, sang năm 2007 công ty đã xây mới lại trụ sở do vậy giá trị của nhà cửa thuộc sở hữu của công ty cũng tăng thêm.
Bên cạnh đó, chi phí sản xuất kinh doanh theo các yếu tố của công ty cũng tăng dần từ 665,010 Tỷ đồng (2005) lên đến 1252,803 Tỷ đồng (2006), tức là tăng 587,793 Tỷ đồng (88,39%). Trong đó tất cả các yếu tố về chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, phân bổ dụng cụ lao động, chi phí khấu hao tài sản, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác đều tăng, đặc biệt có sự gia tăng mạnh mẽ về các khoản mục như chi phí cho nguyên vật liệu và phân bổ dụng cụ lao động, các khoản mục chi phí khác tăng nhẹ. Nguyên nhân ở đây là do công ty đã tìm kiếm được nhiều công trình mới đồng thời với việc tăng lên của mức giá chung qua 3 năm. Bên cạnh đó, về cơ cấu tổ chức cũng có sự thay đổi, công ty đã thành lập thêm 5 đơn vị trong năm 2006 do vậy cũng phát sinh một số chi phí. Cùng với sự tăng thêm của số lượng lao động trong công ty và sự thay đổi mức lương cơ bản do vậy mà chi phí nhân công qua các năm cũng tăng thêm.
Về thu nhập bình quân đầu người, so với năm 2005 năm 2006 tăng 5,96% (58.046 đồng); năm 2007 giảm 3,47% (35.749 đồng) so với năm 2006. Khuynh hướng này không hề phản ánh tình trạng làm ăn không hiệu quả của công ty mà là do trong giai đoạn 2005-2006 số nhân công trong công ty nói chung và số nhân viên quản lý nói riêng đều tăng đồng thời trong năm này Nhà nước có quy định tăng tiền lương cơ bản do vậy quỹ lương tăng thêm hoàn toàn hợp lý, còn trong giai đoạn 2006-2007 số nhân công tăng nhưng số nhân viên quản lý lại tăng không đáng kể.
Các khoản phải trả của công ty cũng không ngừng tăng theo các năm, năm 2005 số phải trả là 497,638 Tỷ đồng chiếm 78,68% tổng nguồn vốn, năm 2006 là 833,668 Tỷ đồng chiếm 86,25% trong tổng nguồn vốn và con số này đạt ở mức 986,989 Tỷ đồng đạt % trong năm 2007. Trong số này không có khoản nào là quá hạn. Còn về các khoản phải thu, nhìn chung là công ty vẫn còn bị chiếm dụng vốn nhưng các khoản phải thu đều được trả đúng thời hạn. Cụ thể các khoản phải thu diễn biến như sau: năm 2005 các khoản phải thu là 528,217 Tỷ đồng, năm 2006 là 782,708 Tỷ đồng, còn năm 2007 con số này giảm xuống 630,1395 Tỷ đồng. Chi tiết và nguyên nhân của tình hình này sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần phân tích các tỷ lệ tài chính của công ty.
Xét đến tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu, giai đoạn 2005-2006 giảm nhẹ (0,162 Tỷ đồng tức giảm 1,2%), giai đoạn 2006-2007 lại tăng thêm 11,250 Tỷ đồng (8,45%). Trong đó, toàn bộ vốn chủ sở hữu có nguồn gốc từ nguồn vốn quỹ và nguồn vốn kinh doanh tăng là chủ yếu.
Về doanh thu của công ty, doanh thu thuần trong giai đoạn 2005-2006 giảm sút 59,937 Tỷ đồng tức giảm 7,93%. Trong giai đoạn 2006-2007, doanh thu thuần lại tăng mạnh, năm 2007 so với năm 2006 tăng gần gấp đôi, cụ thể tăng 95,68% tương đương với 667,656 Tỷ đồng. Có thể thấy ngay được rằng trong năm 2006 công ty đã có ít hơn các công trình còn sang đến năm 2007, công ty đã tìm kiếm được nhiều hợp đồng hơn. Chính vì vậy, kéo theo lợi nhuận sau thuế của công ty cũng giảm trong giai đoạn 2005-2006 và tăng trong giai đoạn 2006-2007.
2.2.2 Thực trạng phân tích tài chính tại công ty TNHH CABA thông qua các hệ số tài chính đặc trưng
2.2.2.1. Đánh giá khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn
* khả năng thanh toán
Thông qua bảng các tỷ lệ về khả năng thanh toán ta sẽ thấy được chất lượng công tác tài chính của doanh nghiệp, tính hợp lý và hiệu quả trong việc phân bổ vốn vào các khoản mục của tài sản lưu động cũng như sự sử dụng và cơ cấu vốn vay.
Bảng 3- Phân tích khả năng thanh toán của công ty TNHH CABA
Đơn vị : Tỷ đồng
Stt
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Lượng
%
Lượng
%
1
TSLĐ
591,0490
897,9900
1.013,3910
306,9410
51,90
115,4010
12,90
2
Dự trữ
32,0190
83,7430
243,4230
51,7240
161,50
159,6800
190,70
3
Tiền
24,7700
26,3530
115,4810
1,5830
6,40
89,4280
338,20
4
Nợ ngắn
hạn
497,6380
824,3160
934,0830
326,6780
65,70
109,7670
13,30
5
Khả năng
TT chung
0,01188
0,01089
0,01085
-0,00099
-8,30
-0,00004
0,37
6
Khả năng
TT nhanh
0,01123
0,0099
0,00824
-0,00133
-11,80
-0,00166
-16,77
7
Knăng TT tức thời
0,00050
0,00032
0,00124
-0,00018
-36,00
0,00092
287,50
Nguồn : Bảng cân đối kế toán công ty TNHH CABA
Khả năng thanh toán chung:
Qua bảng trên ta thấy khả năng thanh toán chung của công ty trong 3 năm đều lớn hơn 1, điều này có nghĩa là tài sản lưu động của công ty đủ để thanh toán những khoản nợ ngắn hạn. Rõ rãng là tỷ lệ thanh toán chung của năm 2007 là hợp lý nhất vì ở đây doanh nghiệp đã không đầu tư quá nhiều cho tài sản lưu động nhưng để xem xét khả năng thanh toán một cách tốt nhất thì quan trọng là phải xem xét đến cơ cấu tài sản cố định mà có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác.
Tuy nhiên phải thấy rằng khả năng thanh toán chung của công ty đã liên tục giảm trong suốt 3 năm: năm 2005 tỷ lệ này là 8,3; năm 2000 giảm xuống còn 0,0109 và năm 2007 chỉ là 0,0109. So với năm 2005, khả năng thanh toán chung của công ty giảm 8,33% và năm 2007 giảm 0,37% so với năm 2006.
Khả năng thanh toán chung liên tục giảm như vậy là do tốc độ tăng của tài sản lưu động qua các năm luôn nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Chẳng hạn như năm 2006 tài sản lưu động chỉ tăng 51,93% trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng đến 65,65%; năm 2007 tài sản lưu động tăng 12,85% còn nợ ngắn hạn tăng 13,32%.Vì vậy nếu năm 2005 chỉ cần giải phóng 84,2% tài sản lưu động để thanh toán nợ ngắn hạn thì năm 2006 cần 91,8% và năm 2007 cần 92,17% tài sản lưu động.
Nguyên nhân nợ ngắn hạn năm 2006 tăng cao 326,678 Tỷ đồng (hay tăng 65,65%) là do các khoản vay ngắn hạn và phải trả cho các đơn vị nội bộ tăng mạnh. Cụ thể khoản vay ngắn hạn tăng 154,714 Tỷ đồng (217,47%) và khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ tăng 181,352 tỷ đồng (49,74%). Đối với năm 2007, nợ ngắn hạn tăng gần 11 tỷ là do công ty vẫn tiếp tục tăng cường vay ngắn hạn 40,088 tỷ đồng (17,75%) đồng thời người mua ứng trước tiền tăng 83,0836 tỷ đồng (4017,54%). Công ty đã phải đi vay ngắn hạn để mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình, thêm vào đó công ty cũng chịu sức ép do giá cả tăng dần trong 3 năm vì vậy nhu cầu vốn kinh doanh ngắn hạn sẽ phải tăng thêm nhiều hơn.
Tuy rằng các tỷ lệ thanh toán chung của công ty có giảm trong giai đoạn 3 năm gần đây nhưng các tỷ lệ nay đều đạt trên mức lớn hơn 1 do vậy khả năng thanh toán chung của công ty không phải là điều đáng ngại.
Khả năng thanh toán nhanh:
Cũng như khả năng thanh toán chung thì khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng có chiều hướng đi xuống. Năm 2005, tỷ lệ này bằng 1,123; năm 2006 giảm xuống còn 0,99 và năm 2007 là 0,824.
Trong 3 năm duy chỉ có tỷ lệ thanh toán nhanh của năm 2005 đạt ở mức lớn hơn 1 chính là mức an toàn, còn trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ này của công ty đều thấp hơn 1. Điều này nói lên rằng, chỉ có trong năm 2005, công ty mới có khả năng đáp ứng tất cả các khoản nợ ngắn hạn mà không phải bán bất cứ một khoản dự trữ nào, còn năm 2006 và 2007 để thanh toán được tất cả các khoản nợ này bắt buộc công ty sẽ phải bán đi một phần dự trữ của mình.
Nhưng do tính chất hoạt động của công ty nên chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong dự trữ. Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty ở đây chính là những công trình đang xây dựng cho khách hàng nhưng chưa hoàn thiện hoặc chưa được quyết toán nên nếu loại trừ khả năng khách hàng chây ỳ không trả tiền quyết toán công trình (3 năm nay chưa xảy ra trường hợp nào khách hàng không trả tiền đúng theo hợp đồng) thì khoản mục này có tính lỏng khá cao. Giả sử khách hàng không trả thì công ty có thể tịch thu lại công trình đó.
Khả năng thanh toán tức thời:
Khả năng thanh toán tức thời cho biết mối tương quan giữa tiền, tài sản có tính lỏng cao nhất và nợ ngắn hạn, phản ánh khả năng sẵn sàng đáp ứng các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.
Trong 3 năm khả năng thanh toán tức thời của công ty lần lượt là 0,05; 0,03; 0,124. Nhìn chung đây không phải là những con số an toàn vì khả năng thanh toán tức thời như vậy là quá thấp. Trên lý thuyết con số này là khá bất lợi cho các chủ nợ của doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng đem lại khả năng sinh lợi cao cho doanh nghiệp.
Năm 2005, với khả năng thanh toán tức thời bằng 0,05 tức là lượng tiền hiện có của công ty chỉ đáp ứng được 5% số nợ phải trả. Như vậy là lượng tiền mặt trong công ty tương đối khan hiếm và gần như là không thể đáp ứng các khoản nợ của công ty. Để trả được số nợ này công ty sẽ phải bán rất nhiều tài sản lưu động khác.
Năm 2006, khả năng thanh toán tức thời giảm xuống còn 0,032 (giảm 36% so với năm 2005). Tuy rằng trong năm nay lượng tiền của công ty có tăng thêm so với năm trước là 1,583 tỷ đồng (tăng khoảng 6,39%) nhưng nợ ngắn hạn của công ty còn tăng mạnh hơn nhiều từ 497,638 tỷ đồng lên 824,316 tỷ đồng (xấp xỉ 65,65%).
Đến năm 2007, khả năng thanh toán tức thời của công ty đã được cải thiện so với hai năm 2006 và 2005, đạt ở mức 0,124 (tăng 0,0009 tức 287,5% so với năm 2006). Tuy nhiên khả năng thanh toán như vậy vẫn là thấp vì lượng tiền mặt của công ty chỉ đủ đáp ứng được 12,4% nợ ngắn hạn. Điều đó có nghĩa là nếu tất cả các khoản nợ đến hạn phải thanh toán ngay thì công ty sẽ phải giải phóng 934,083 – 115,481 = 814,602 tỷ đồng tài sản lưu động khác để thanh toán cho chủ nợ. Tình trạng trên vẫn được giải thích là do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn quá nhanh so với tốc độ tăng của tiền mặt. Tình hình trong năm 2007 được cải thiện là do công ty đã chú trọng hơn vào việc dự trữ tiền mặt để đáp ứng cho khả năng thanh toán ngay lập tức với những đối tác mới. Cụ thể là tiền của năm 2007 tăng một lượng là 89,428 tỷ đồng ( khoảng 338,21%).
* khả năng cân đối vốn:
Bảng 4– phân tích khả năng cân đối vốn của công ty TNHH CABA
Đơn vị : tỷ đồng
Stt
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Lượng
%
Lượng
%
1
Tổng TS
632,4540
966,5670
1.131,4380
334,1130
52,8
164,8710
17,1
2
Tổng nợ
497,6390
833,3680
986,9890
335,7290
67,5
153,6110
18,4
3
Vốn CSH
134,8150
133,1990
144,4490
-1,6160
-12
11,2500
8,5
4
Lãi vay
9,2314
10,8356
17,2449
1,6042
17,38
6,4093
59,15
5
EBIT
33,8902
24,895
44,1882
-8,9952
-26,54
19,2932
77,5
6
TSCĐ
41,405
67,142
73,151
25,737
62,2
6,009
8,95
7
TSLĐ
591,049
897,990
1013,391
306,942
51,9
115,401
12,9
8
Nợ/tổng TS
0,00787
0,00862
0,00872
0,00075
9,53
0,0001
1,16
9
KN độc lập về tài chính
0,00213
0,00138
0,00128
-0,00075
-35
-0,0001
-7,3
10
KN thanh toán lãi vay
0,03671
0,02298
0,02562
-0,01373
-37,4
0,00264
11,49
11
TSCĐ trên tổng TS
0,00065
0,00069
0,00065
0,00004
6,15
0,00004
-5,8
12
TSLĐ trên tổng TS
0,00935
0,00931
0,00935
-0,00004
-0,4
0,00004
0,43
Nguồn : Bảng cân đối kế toán của công TNHH CABA
Thông qua việc phân tích các tỷ lệ dưới đây ta sẽ thấy ngay được cơ cấu vốn của công ty có hợp lý hay không, có đảm bảo an toàn cho chủ nợ hay không và với tốc độ tăng giảm nợ qua các năm như vậy có ảnh hưởng gì đến khả năng huy động vốn trong tương lai của công ty hay không?
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
Trong 3 năm 2005 - 2007 tỷ lệ nợ của công ty có xu hướng gia tăng từ 78,7% đến 86,2% và 87,2%. So với năm 2005, tỷ lệ nợ 2006 tăng 9,53%; còn tỷ lệ nợ năm 2007 chỉ tăng 1,16% so với năm 2006. Nhìn chung tỷ lệ nợ của công ty là tương đối cao và đây là một điều bất lợi đối với các chủ nợ của công ty. Thông thường, với tỷ lệ nợ cao như thế này vừa có lợi nhưng cũng vừa bất lợi cho công ty, có lợi cho công ty vì chi phí của nợ thường thấp hơn chi phí của vốn chủ sở hữu đồng thời chi phí trả lãi vay đối với những khoản nợ phải trả lãi sẽ tạo ra một khoản tiết kiệm nhờ thuế nhưng bất lợi ở chỗ các chủ nợ của công ty sẽ cảm thấy không an toàn trước một tỷ lệ nợ quá cao như vậy và do đó công ty sẽ khó tiếp cận được những nguồn vốn vay khi có nhu cầu đồng thời như đã nói ở trên nếu như sử dụng nợ quá nhiều khi gặp khó khăn về tài chính thì nợ sẽ chồng lên nợ. Nguyên nhân ở đây là do trong giai đoạn này nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng, đặc biệt có sự gia tăng mạnh của nợ ngắn hạn.
Nợ ngắn hạn của năm 2005 là 497,639 tỷ đồng (chiếm 100% tổng số nợ, công ty trong năm này không tiến hành vay dài hạn) thì đã lên đến 824,316 tỷ đồng vào năm 2006 và 934,083 là số nợ ngắn hạn của năm 2007. Cụ thể ở đây có thể thấy, nợ ngắn hạn (đây là khoản mục chủ yếu trong nợ ngắn hạn) tăng như vậy là do vay ngắn hạn tăng: 497,639 tỷ đồng (2005) đến 824,316 tỷ đồng (2006) và 934,083 tỷ đồng (2007), phải trả cho người bán tăng và phải trả cho các đơn vị nội bộ cũng tăng. Phải trả cho các đơn vị nội bộ trong giai đoạn 2005-2006 tăng 49,74% (181,352 tỷ đồng) còn năm 2007 so với năm 2006 giảm nhẹ đôi chút.
Nợ dài hạn của công ty cũng tăng liên tục trong suốt 3 năm. Cụ thể, năm 2005 công ty không huy động vốn vay dài hạn nhưng đến năm 2006, công ty đã phải vay dài hạn khoảng 0,09 tỷ đồng và con số này đã tăng lên hơn 50 tỷ (khoảng 484,48%). Như đã nói ở trên trong giai đoạn 2006-2007, công ty tiến hành xây dựng mới lại trụ sở do vậy rất cần thiết phải vay dài hạn để tài trợ cho tài sản cố định này và sau đó sẽ trích khấu hao để trả. Đồng thời trong giai đoạn này công ty đã đầu tư thêm vào tài sản cố định (máy móc, thiết bị) để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh.
Như đã nói tỷ lệ này thể hiện sự bất lợi đối với chủ nợ nhưng đem lại khả năng sinh lời cao cho đồng vốn. Nhưng cũng có thể sơ qua được là trong 3 năm gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã từng bước được cải thiện và mở rộng. Công ty đã tìm kiếm được nhiều dự án đầu tư do vậy việc huy động thêm vốn là điều rất cần thiết. Với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao như vậy mà công ty vẫn liên tục huy động được vốn vay thì cũng đã chứng tỏ được uy tín của công ty trong việc chất lượng và tiến độ do đó đã tạo một uy tín về tài chính cho công ty
Khả năng thanh toán lãi vay:
Khả năng thanh toán lãi vay của công ty năm 2005 là 3,671 lần; năm 2006 con số này là 2,298 lần tức là giảm xuống 37,4%; sang năm 2007 khả năng thanh toán lãi vay tăng lên tại mức 2,562 lần, tăng 11,49% so với năm 2006.
Khả năng thanh toán lãi vay của công ty năm 2006 là 2,298 tức là lợi nhuận trước thuế và lãi vay gấp 2,298 lần lãi vay. So với năm 2005, con số này có giảm đi. Nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế giảm do vậy kéo theo lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng giảm. Cụ thể lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm đi 8,995 tỷ đồng (26,54%) so với năm 2005. Đồng thời với việc giảm sút của lợi nhuận trước thuế và lãi vay thì số lãi vay phải trả cũng tăng lên 17,38% hay tương đương với 1,604 tỷ đồng. Sở dĩ như vậy là trong năm 2006 do tình hình khó khăn chung nên công ty mặc dù làm ăn không hiệu quả bằng năm trước vì vậy phải mở rộng chính sách tín dụng thu hút khách hàng do đó công ty phải đi vay thêm nhiều để chi trả lương, trả trước nguyên vật liệu cho người bán. Cũng trong năm này công ty còn vay thêm khoảng 0,09 tỷ đồng dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định. Như vậy khả năng thanh toán lãi vay của năm 2005 tốt hơn năm 2006.
Tình hình trên đã được cải thiện vào năm 2007, khả năng thanh toán lãi vay tuy không cao hơn năm 2005 nhưng so với năm 2006, con số này tăng 11,49% và đạt tại mức 2,562 lần. Mặc dù trong năm nay công ty vẫn tiếp tục tăng cường vay nợ, cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng, nợ ngắn hạn tăng thêm 100 tỷ và nợ dài hạn tăng thêm hơn 40 tỷ nhưng do trong năm nay công ty kinh doanh khả quan do vậy lợi nhuận trước thuế của công ty khá cao do đó kéo theo lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng tăng thêm 19,293 tỷ đồng (75,5%).
Nhìn chung khả năng thanh toán lãi vay của công ty như vậy là chưa cao, tỷ lệ vay nợ chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản mặc dù đã được cải thiện vào năm 2007 nhưng nếu lãi vay chiếm tỷ trọng cao như vậy thì trong tương lai công ty có thể sẽ gặp khó khăn về tài chính.
Khả năng độc lập về tài chính
Cùng với sự gia tăng của tỷ lệ nợ thì khả năng độc lập về tài chính của công ty cũng giảm dần là điều dễ hiểu. Có sự thay đổi này thực ra là nợ phải trả ngày càng tăng khiến tổng tài sản tăng trong khi vốn chủ sở hữu lại biến động rất ít.
Năm 2006, vốn chủ sở hữu giảm nhẹ so với năm 2005. Lợi nhuận thu được sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thu sử dụng vốn được dùng để bổ sung các quỹ theo quy định của nhà nước (NĐ 59/CP ngày 3/10/96 và NĐ 27/CP ngày 20/4/99) nên lợi nhuận chưa phân phối bằng không. Tuy nhiên, đối với một số quỹ lượng bổ sung lại nhỏ hơn lượng chi ra nên có quỹ bị giảm đi.
Năm 2007, lợi nhuận chưa phân phối cũng bằng không. Vốn chủ sở hữu có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn nợ phải trả đồng thời lợi nhuận trước thuế cũng chỉ vừa đủ để trích nộp các quỹ do vậy nguồn vốn để bổ sung các quỹ cũng chưa thật dồi dào so với việc gia tăng của các khoản nợ.
2.2.2.2. Phân tích hiệu suất hoạt động của công ty CABA
Khả năng hoạt động của công ty TNHH CABA được thể hiện qua các chỉ tiêu sau đây:
Bảng5 - Phân tích khả năng hoạt động của công ty TNHH CABA
Đơn vị : tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Lượng
TL%
Lượng
TL%
1
Doanh thu thuần
755,8770
697,8130
1.365,4690
-58,0340
-7,63
667,6560
95,68
2
Tiền
24,7700
26,3530
115,4810
1,5830
6,4
89,1280
338,21
3
Dự trữ
32,0190
83,7430
243,4230
51,7240
161,54
159,6800
190,68
4
Phải thu
528,2170
782,7080
600,1390
254,4910
48,18
-152,5690
-19,49
5
TSCĐ
41,4050
67,1420
73,1510
25,7370
62,2
6,0090
8,95
6
TSLĐ
591,0490
897,9900
1013,3910
306,9415
51,93
115,4010
12,85
7
Tổng TS
632,4540
966,5670
1.131,4380
334,1130
52,83
164,5710
17,06
8
Vòng quay tiền
0,3050
0,2648
0,1182
-0,0402
-13,18
-0,1466
-55,36
9
VQ dự trữ
0,2360
0,0833
0,0561
-0,1527
-64,7
-0,0272
-32,65
10
Vòng quay VLĐ
0,0128
0,0078
0,0135
-0,005
-39,1
0,0057
73,1
11
Kỳ thu tiền bình quân
2,5160
4,0380
1,6610
1,5220
60,49
-2,3770
-58,87
12
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
0,1830
0,1020
0,1870
-0,0810
-44,3
0,0850
83,3
13
Hiệu suất sd tổng tài sản
0,01195
0,00722
0,01027
-0,00473
-39,6
0,00485
67,17
Nguồn : Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH CABA
Vòng quay tiền
Qua bảng trên ta thấy vòng quay tiền qua các năm giảm dần và có sự thay đổi tương đối lớn.
Nếu như năm 2005 vòng quay tiền là 30,5 lần thì năm 2006 con số là 26,48 lần. Như vậy có nghĩa là vòng quay tiền trong giai đoạn này giảm 4,02 (13,18%). Nguyên nhân của việc giảm vòng quay tiền là do lượng tiền thì tăng 1,583 tỷ đồng và doanh thu thuần lại giảm 58,034 tỷ đồng.
Năm 2007, vòng quay tiền lại tiếp tục sụt giảm, đạt tại mức 11,82. Như vậy, so với năm 2006 vòng quay tiền giảm 14,66 (55,36%). Điều này được lý giải bởi lượng tiền tăng mạnh so với năm 2006 (89,128 tỷ đồng tức là tăng 338,21%) mặc dù trong năm này doanh thu thuần cũng tăng mạnh nhưng tốc độ tăng không bằng tiền.Doanh thu thuần năm 2007 tăng 667,656 tỷ đồng tức là tăng 95,68%.
Vòng quay dự trữ:
Chỉ tiêu này là cơ sở để đành giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nó cho biết số lần dự trữ được bán ra bình quân trong kỳ. Số vòng quay dự trữ càng lớn thì thời gian hàng tồn kho càng ngắn, vốn của doanh nghiệp được luôn chuyển càng nhanh. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả sản xuất kinh doanh và tài chính doanh nghiệp.
Bảng các tỷ lệ về khả năng hoạt động cho thấy vòng quay dự trữ của công ty có chiều hướng đi xuống. Nguyên nhân là do tốc độ của dự trữ tăng nhanh hơn là tốc độ tăng của doanh thu thuần.
Năm 2006 dự trữ bằng 83,743 tỷ đồng tăng 161,54% so với năm 2005. Tỷ lệ dự trữ trên tài sản lưu động tăng từ 5,4% lên 9,33%. Ngược lại doanh thu thuần năm 2006 bằng 697,813 giảm 7,68%. Vì vậy vòng quay dự trữ năm 2006 giảm đi so với năm 2005 chỉ còn 8,33.
Năm 2007, doanh thu thuần của công ty tăng trở lại và mức tăng tương đối cao và đạt tại mức cao hơn cả năm 2005. So với năm 2006, doanh thu thuần năm 2007 tăng 667,656 tỷ đồng tức 95,96%. Có được kết quả như vậy là nhờ sự nỗ lực không ngừng của công ty trong việc nâng cao chất lượng xây dựng công trình và đảm bảo tiến độ xây dựng để tạo được chữ tín trong kinh doanh do đó đã được tổng công ty tin tưởng giao cho nhiều công trình quan trọng đồng thời công ty cũng tự tìm kiếm được các công trình ở Hà Nội cũng như ở các tỉnh. Tuy nhiên trong năm nay lượng dự trữ của công ty lại tăng mạnh (190,68%) gần gấp đôi năm trước. Sở dĩ như vậy là vì trong năm nay chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty tăng khá mạnh. Cụ thể là tăng một lượng là 159,747 tỷ đồng (193,96%). Vì vậy, mặc dù doanh thu thuần tăng nhưng do dự trữ tăng mạnh như vậy nên vòng quay dự trữ của công ty lại tiếp tục giảm chỉ còn 5,61%, so với năm 2006 giảm 32,65%.
Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân được sử dụng trong phân tích tài chính để đánh giá khả năng thu hồi tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày.
Các con số về kỳ thu tiền bình quân của công ty cho thấy thời gian để thu hồi các khoản phải thu có những biến động khá thất thường trong 3 năm gần đây. Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân của công ty là tương đối cao. Trong 3 năm này, thời gian thu hồi các khoản phải thu thấp nhất cũng gần 6 thán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7852.doc