Chuyên đề Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI 2

 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 2

 1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 6

 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 9

 1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 11

1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 11

1.4.2. Chế độ kế toán 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI 18

 2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 18

 2.2. Phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 23

2.2.1. Phương pháp so sánh 23

2.2.2. Phương pháp loại trừ 24

 2.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 24

2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính 24

 2.3.1.1. Phân tích cấu trúc tài chính 24

 2.3.1.2. Phân tích mức độc lập tài chính 27

 2.3.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 29

 2.3.2.1. Phân tích tình hình công nợ 29

 2.3.2.2. Phân tích khả năng thanh toán 34

 2.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh 38

 2.3.3.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh 38

 2.3.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 41

 2.3.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 45

 2.3.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 47

 2.3.4. Phân tích rủi ro tài chính 49

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI 52

 3.1. Đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 52

3.1.1. Những ưu điểm 52

3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân 54

 3.2. Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 57

3.2.1. Hoàn thiện về tài liệu phân tích 57

3.2.2. Hoàn thiện về phương pháp phân tích 58

3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính 59

3.2.4. Các kiến nghị khác 62

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

PHỤ LỤC 67

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả 0,29 0,26 -0,03 Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán Qua bảng trên, Tổng nợ phải thu và Tổng nợ phải trả của Công ty năm 2008 giảm so với năm 2007. Cụ thể, Tổng nợ phải thu giảm 33.754.256.246 đồng còn Tổng nợ phải trả giảm 39.895.301.530 đồng. Do đó, tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả giảm từ 0,29 lần xuống còn 0,26 lần tức là giảm đi 0,03 lần. Hơn nữa, chỉ tiêu này của cả hai năm đều khá thấp cho thấy số nợ phải thu nhỏ hơn rất nhiều so với số nợ phải trả. Điều đó có nghĩa là Công ty để bị chiếm dụng vốn ít hơn số vốn đi chiếm dụng được. Như vậy chứng tỏ Công ty có khả năng đi chiếm dụng vốn và số vốn Công ty đi chiếm dụng là khá lớn. Tuy nhiên chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm nên bước đầu có thể thấy Công ty đang ở trong tình trạng chiếm dụng rất nhiều vốn từ các đối tượng bên ngoài. Điều đó không thực sự là dấu hiệu tích cực bởi song hành với việc chiếm dụng được càng nhiều vốn thì đòi hỏi trách nhiệm với những khoản vốn đi chiếm dụng đó của Công ty càng cao và rất nặng nề, từ đó ảnh hưởng đến uy tín và tình hình tài chính của Công ty. Vì thế, Công ty cần xem xét lại chính sách thanh toán, chính sách vay nợ để có những điều chỉnh hợp lý nhằm tạo sự cân bằng giữa nợ phải thu và nợ phải trả. Bên cạnh đó, nên kết hợp với những biện pháp tác động đến cấu trúc tài chính nhất là cơ cấu nguồn vốn để tạo sự tương hợp giữa tỷ lệ nợ phải trả và nguồn vốn, tỷ lệ nợ phải trả với nợ phải thu. Mặt khác do nợ phải thu và nợ phải trả của Công ty có biến động giảm nên ta tiến hành so sánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả của hai năm từ các chỉ tiêu tổng hợp đến các chỉ tiêu chi tiết để xác định các nhân tố tác động đến biến động này. Về tình hình nợ phải thu, ta có bảng số liệu sau: Bảng 2-4 Bảng phân tích tình hình các khoản phải thu Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ 1. Phải thu ngắn hạn 275.564.712.927 241.810.456.681 -33.754.256.246 -12,25 - Phải thu khách hàng 167.683.401.109 156.603.259.788 -11.080.141.321 -6,61 - Trả trước cho người bán 82.650.394.272 86.051.492.092 +3.401.097.820 +4,12 - Các khoản phải thu ngắn hạn khác 34.415.569.849 9.785.492.384 -24.630.077.465 -71,57 - Dự phòng phải thu khác (9.184.652.303) (10.629.787.583) -1.445.135.280 +15,73 2. Phải thu dài hạn - - - - Tổng nợ phải thu 275.564.712.927 241.810.456.681 -33.754.256.246 -12,25 Nguồn: Tài liệu Phòng tài chính kế toán Qua số liệu của bảng so sánh, Công ty không có các khoản phải thu dài hạn chứng tỏ Công ty không để bị chiếm dụng vốn dài hạn, không để vốn bị các đối tượng chiếm dụng trong thời gian hơn một năm, tránh tình trạng khó thu hồi kịp vốn để đầu tư. Chính vì thế, sự biến động các khoản phải thu ngắn hạn sẽ có tác động mạnh đến biến động các khoản phải thu. Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2008 giảm so với năm 2007 (-12,25%) nên nợ phải thu của Công ty cũng giảm tương ứng (-12,25%). Khi xem xét cụ thể từng chỉ tiêu chi tiết thì thấy do phải thu khách hàng và các khoản phải trả ngắn hạn khác có mức biến động giảm, tác động làm cho nợ phải thu giảm. Cụ thể: Phải thu khách hàng giảm 6,61% còn phải thu ngắn hạn khác giảm 71,57%. Bên cạnh đó, các khoản trả trước cho người bán của Công ty năm 2008 lại tăng so với năm 2007 (+4,12%) nên đã phần nào giảm bớt ảnh hưởng sụt giảm của nợ phải thu. Nhưng khi xem xét ảnh hưởng tổng hợp thì số nợ phải thu vẫn có xu hướng giảm. Như vậy chứng tỏ Công ty đã giảm sự chiếm dụng vốn của các đối tượng, đặc biệt là những khoản phải thu do các đối tượng phải bồi thường, do mất mát vật chất chờ xử lý. Sở dĩ như vậy là vì trước tình hình vật liệu xây dựng biến động bất thường trong năm 2008 nên Công ty đã có biện pháp quán triệt và quy định nghiêm ngặt hơn đối với việc quản lý vật tư để giảm thiểu sự hư hỏng, mất mát trong lưu trữ, bảo quản vật tư. Công ty có nhiều chi nhánh, đơn vị xây dựng trực thuộc nên chỉ cần các đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh quy định quản lý của Công ty thì cũng đã tiết kiệm rất nhiều những khoản chiếm dụng vốn không cần thiết. Hơn nữa, do biến động kinh tế năm 2008 nên đã ảnh hưởng tới một số khách hàng của Công ty làm giảm khoản phải thu khách hàng và một số khoản phải thu khác. Về tình hình nợ phải trả: Các khoản phải trả của Công ty năm 2008 so với năm 2007 giảm với tốc độ 4,14%, trong đó nợ ngắn hạn giảm hơn 40 tỷ (-4,28%), nợ dài hạn tăng nhưng với tốc độ nhỏ (+ 0,95%). Khi xem xét biến động giảm của nợ ngắn hạn: vay ngắn hạn, phải trả ngắn hạn người bán và khoản người mua ứng trước có mức độ giảm nhiều nhất còn các khoản phải trả ngắn hạn khác lại có tốc độ giảm lớn nhất 58,45%. Bên cạnh đó, các khoản thuế phải nộp, các khoản phải trả lao động hay chi phí phải trả, dự phòng phải trả lại có xu hướng tăng dù mức biến động nhỏ. Bảng 2-5 Bảng phân tích tình hình các khoản phải trả Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ 1. Nợ ngắn hạn 937.933.217.569 897.799.714.837 -40.133.502.732 -4,28 - Vay nợ ngắn hạn 108.538.665.594 93.722.054.967 -14.816.610.627 -13,65 - Phải trả người bán 424.958.212.209 410.650.545.553 -14.307.666.656 -3,37 - Người mua ứng trước 232.168.038.048 219.946.357.601 -12.221.680.447 -5,26 - Thuế phải nộp 12.070.043.627 13.251.645.559 +1.181.601.932 +9,79 - Phải trả lao động 16.309.763.354 17.872.210.316 +1.562.446.962 +9,58 - Phải trả ngắn hạn khác 2.645.628.830 1.099.130.879 -1.546.497.951 -58,45 - Chi phí phải trả 127.457.313.577 126.242.724.732 -1.214.588.845 -0,95 - Dự phòng phải trả 13.785.552.330 15.015.045.230 +1.229.492.900 +8,92 2. Nợ dài hạn 25.116.507.819 25.354.709.021 +238.201.202 +0,95 - Vay nợ dài hạn 21.931.154.527 21.842.078.273 -89.076.254 -0,41 - Dự phòng trợ cấp mất việc 3.185.353.292 3.512.630.748 +327.277.456 +10,27 Tổng nợ phải trả 963.049.725.388 923.154.423.858 -39.895.301.530 -4,14 Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán Không những thế, trong nợ dài hạn, các khoản vay dài hạn biến động giảm còn dự phòng trợ cấp mất việc tăng (+10,27%). Từ đó, cho thấy khả năng Công ty đi chiếm dụng vốn từ các khoản vay nợ, các khoản phải trả người bán… trong năm 2008 gặp khó khăn hơn so với năm 2007. Một phần nguyên do là bởi ảnh hưởng của lãi suất vay năm 2008. Trong năm 2008, lãi suất vay ngân hàng biến động bất thường, có những thời điểm vay ngắn hạn có lãi suất còn cao xấp xỉ vay dài hạn nên Công ty có sự thận trọng trong vấn đề vay nợ. Hơn nữa, biến động của giá cả vật liệu xây dựng, những yếu tố đầu vào của sản xuất sản phẩm xây lắp nhất là giá thép, giá cát, giá xi măng… đã tác động đến các nhà cung cấp và người bán. Họ thận trọng hơn khi cho Công ty mua, thanh toán và ứng trước tiền nên khả năng mua chịu vật tư hàng hoá của Công ty không thể như cũ mà gặp khó khăn hơn. Không chỉ vậy mà về phía khách hàng, người mua, họ cũng tìm nhiều lí do để trì hoãn thanh toán cũng như giảm tỉ lệ đặt cọc, ứng trước… Và trước khả năng suy thoái của nền kinh tế, nên dù gặp những vấn đề khó khăn như trên, Công ty vẫn chấp nhận để có được các hợp đồng xây lắp nhằm đảm bảo luôn có sự vận hành sản xuất trong Công ty. Chính vì thế, các khoản chiếm dụng vốn này đều giảm và làm giảm nợ phải trả. Tóm lại, qua phân tích trên, ta thấy tình hình nợ phải thu, nợ phải trả biến động giảm là điều không thể tránh trước tình hình biến động khủng hoảng kinh tế năm 2008. Tuy vậy, mức biến động về công nợ của Công ty không quá lớn cho thấy Công ty đã có sự chuẩn bị, biện pháp ứng phó kịp thời với thị trường. 2.3.2.2. Phân tích khả năng thanh toán Song hành cùng với các khoản công nợ, nhất là công nợ phải trả, Công ty còn phải đối diện với trách nhiệm thanh toán, chi trả các khoản công nợ đó. Chính vì thế, khi phân tích tình hình công nợ Công ty sẽ kết hợp với phân tích tình hình và khả năng thanh toán các khoản nợ. Do vậy, ta có bảng số liệu với một số chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán của Công ty như sau: Bảng 2-6 Bảng phân tích khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2007-2008 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 1. Tiền và tương đương tiền 46.077.117.067 46.309.844.224 +232.727.157 2. Tài sản ngắn hạn 945.801.894.756 905.500.850.031 -40.301.044.725 3. Nợ ngắn hạn 937.933.217.569 897.799.714.837 -40.133.502.732 4. Nợ phải trả 963.049.725.388 923.154.423.858 -39.895.301.530 5. Tổng tài sản 1.022.596.449.886 984.000.184.255 -38.596.265.631 6. Hệ số thanh toán tổng quát (5/4) 1,062 1,066 +0,004 7. Hệ số thanh toán nhanh (1/3) 0,049 0,052 +0,003 8. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (2/3) 1,008 1,009 +0,001 9. Vốn hoạt động thuần (2-3) 7.868.677.187 7.701.135.194 -167.541.993 Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán Qua bảng phân tích, Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty năm 2008 là 1,066 lần còn năm 2007 là 1,062 lần, có nghĩa là chỉ tiêu này đã tăng lên 0,004 lần. Chỉ tiêu này ở cả hai năm đều lớn hơn 1 (>1) cho thấy Công ty có đủ tài sản và có đủ khả năng thanh toán các khoản Nợ phải trả bằng toàn bộ tài sản hiện có. Bên cạnh đó, Hệ số thanh toán nhanh của Công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,003 lần cho thấy chỉ tiêu này có xu hướng tăng theo thời gian. Nhưng vì tại thời điểm hai năm chỉ tiêu này đều thấp nên có thể thấy Công ty chưa đủ khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn và nợ quá hạn, nói chung là các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy có nghĩa là nếu các đối tượng cho vay, các chủ nợ ngắn hạn đồng loạt đòi yêu cầu thanh toán, đòi Công ty trả nợ trực tiếp bằng tiền hay các giấy tờ có giá trị tương đương tiền, có khả năng thanh khoản nhanh thì Công ty sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, điều này có thể được giải thích là do Công ty hoạt động trên lĩnh vực xây lắp, phần nhiều tiền đã được vật hoá vào nguyên vật liệu xây dựng, hàng tồn kho, tài sản cố định… và để rồi nhanh chóng chuyển vào giá trị của các công trình, dự án khi tiến hành thi công. Hơn nữa, không như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường có kỳ kinh doanh bình thường, có thể nhanh chóng quay vòng vốn khi bán sản phẩm, nhất là những sản phẩm có chu kì sản xuất ngắn thì Công ty lại có kỳ kinh doanh khá dài, đòi hỏi phải mất một thời gian khá lâu có khi là hàng năm, vài năm… để kết thúc một vòng sản xuất sản phẩm. Và chính vì vậy khả năng thu tiền về của Công ty không thể nhanh chóng nên lượng tiền mặt Công ty để lại không nhiều. Do đó, lượng tiền và tương đương tiền của Công ty thường thấp trong khi đó nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn so với nguồn vốn của Công ty nên theo cách xác định chỉ tiêu này thì chỉ tiêu này thường thấp. Tuy nhiên chỉ tiêu này đang có xu hướng tăng lên cho thấy Công ty đang có biện pháp tác động tích cực để nâng cao khả năng thanh toán nhanh. Năm 2008, số nợ ngắn hạn của Công ty giảm, lượng tiền và tương đương tiền tăng so với năm 2007 nên chỉ tiêu này tăng lên. Mặt khác do nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nên ngoài việc xem xét khả năng thanh toán nhanh, Công ty còn quan tâm đến khả năng thanh toán chung các khoản nợ ngắn hạn đó thông qua chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này của Công ty năm 2008 so với năm 2007 cũng tăng lên (+0,001 lần) và tại thời điểm hai năm đều lớn hơn 1 (>1) cho thấy Công ty có đủ và thừa tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, Công ty có Vốn hoạt động thuần trong cả hai năm đều đạt giá trị dương (>0) dù năm 2008 Vốn hoạt động thuần có giảm nhưng mức độ giảm không đáng kể. Từ đó, chứng tỏ Công ty vẫn duy trì một mức Vốn hoạt động thuần để đảm bảo khả năng thanh toán. Với mức Vốn hoạt động thuần dương như vậy cho thấy một phần Tài sản ngắn hạn của Công ty được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn. Đây là một cơ cấu tài trợ tài sản rất phổ biến và phù hợp theo qui luật phát triển. Vậy tóm lại, Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ nói chung. Nhưng riêng với các khoản nợ ngắn hạn nếu yêu cầu phải thanh toán ngay, thanh toán cùng một lúc và nhanh chóng các khoản nợ bằng tiền và tương đương tiền thì sẽ rất khó khăn đối với tình hình hiện tại của Công ty. Điều này kéo dài sẽ có ảnh hưởng không lành mạnh đến tình hình tài chính của Công ty nên Công ty đang có xu hướng tăng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn này lên dù các bước tiến còn chậm và nhỏ. Ngoài ra, do Công ty có tỷ trọng các khoản vay nợ cao nên ngoài quan tâm thanh toán gốc vay thì vấn đề thanh toán lãi vay các khoản nợ này cũng được Công ty quan tâm phân tích. Bảng 2-7 Bảng phân tích khả năng thanh toán lãi vay của Công ty giai đoạn 2007-2008 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 1. Lợi nhuận trước thuế 9.549.678.506 11.403.069.534 +1.853.391.028 2. Chi phí lãi vay 25.060.114.889 21.949.351.702 -3.110.763.187 3. Hệ số thanh toán lãi vay ((1+2)/2) 1,38 1,52 +0,14 Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán Theo bảng số liệu, Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty năm 2008 là 1,52 lần còn năm 2007 là 1,38 lần. Như vậy, chỉ tiêu này đã tăng 0,14 lần chứng tỏ khả năng thanh toán lãi vay của Công ty có xu hướng tăng lên. Mặt khác, ở cả hai năm, chỉ tiêu này đều lớn hơn 1 (>1) cho thấy Công ty có đủ khả năng thanh toán lãi tiền vay và với xu hướng tăng lên thì khả năng này càng rõ rệt. Tuy nhiên giá trị của chỉ tiêu này dù lớn hơn 1 nhưng chưa thực sự cao nên khả năng thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tư còn thấp. Dầu vậy do chỉ tiêu này có khả năng tăng và đều không thấp hơn 1 nên vẫn tạo được lòng tin với các đối tượng cho vay về vấn đề thanh toán mà trước hết là khả năng thanh toán lãi vay. Chính vì thế, chỉ tiêu này có ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của Công ty. Tóm lại, Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ gồm cả các khoản lãi tiền vay. Mặc dù có gặp khó khăn trong thanh toán nhanh nhưng đó là do đặc điểm của ngành nghề, của lĩnh vực kinh doanh. Hơn nữa qua xu hướng tăng dần các chỉ tiêu, hệ số đánh giá về khả năng thanh toán cho thấy: Công ty đã có nhiều nỗ lực trong năm 2008 để đạt được kết quả đó cũng như đã bắt đầu thực hiện được từng bước trong chiến lược phát triển của Công ty. 2.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh Khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp để cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, vấn đề đầu tiên thường được các đối tượng liên quan đặt ra là doanh nghiệp đó có hoạt động kinh doanh hiệu quả hay không, đầu tư vào doanh nghiệp có mang lại lợi ích hay không. Vì thế, ngoài việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, Công ty còn tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh. Do đó, trong quá trình phân tích, trước tiên ta đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh để có những nhận định tổng quan về hiệu quả hoạt động của Công ty. Sau đó, trên cơ sở những đánh giá ban đầu về hiệu quả kinh doanh của Công ty, ta sẽ đi vào phân tích cụ thể một vài góc độ nữa: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn và phân tích hiệu quả sử dụng chi phí. Đó đều là những yếu tố quan trọng, liên quan đến kết quả đầu ra và yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. 2.3.3.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh của Công ty được trình bày và thể hiện qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Do vậy với những chỉ tiêu, số liệu trên báo cáo này khi so sánh, đối chiếu có thể khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty như sau: Bảng 2-8 Bảng đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007-2008 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 542.751.060.357 581.302.964.260 +38.551.903.903 +7,10 2. Giá vốn hàng bán 504.519.285.604 542.712.025.316 +38.192.739.712 +7,57 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 38.231.774.753 38.590.938.944 +359.164.191 +0,94 4. Doanh thu hoạt động tài chính 4.560.444.495 4.850.084.119 +289.639.624 +6,35 5. Chi phí bán hàng 25.060.114.889 22.315.109.168 -3.464.615.181 -13,44 6. Chi phí QLDN 2.954.362.000 2.740.998.011 -213.363.989 -7,22 7. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 13.262.559.817 12.936.761.656 -325.798.161 -2,46 8. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 9.549.678.506 11.403.069.534 +1.853.391.028 +19,41 9. Lợi nhuận sau thuế TNDN 9.549.678.506 9.806.639.799 +256.961.293 +2,70 Nguồn:Tài liệu Phòng Tài chính kế toán Trước hết, lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1.853.391.028 đồng tức tăng lên 19,41%. Vì thế, dù năm 2008 Công ty bắt đầu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì lợi nhuận sau thuế của Công ty vẫn tăng so với năm 2007 là 256.961.293 đồng (+2,7%). Khi so sánh và tiến hành loại trừ ảnh hưởng của các chỉ tiêu nhân tố tác động ta thấy: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên 38.551.903.903 đồng làm cho lợi nhuận trước thuế tăng lên tương ứng. Doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng lên làm cho lợi nhuận trước thuế tăng lên 289.639.624 đồng. Chi phí tài chính giảm 3.464.615.181 đồng, chi phí bán hàng giảm 213.363.989 đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 325.798.161 đồng nên làm lợi nhuận tăng thêm tương ứng. Như vậy từ biến động tăng giảm của doanh thu và chi phí làm cho lợi nhuận trước thuế tăng lên 4.652.581.146 đồng. Trong đó biến động tăng lên của Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là có tác động mạnh nhất và chiếm giá trị lớn nhất. Bên cạnh đó, do giá vốn hàng bán tăng 38.192.739.712 đồng nên làm giảm lợi nhuận trước thuế tương ứng. Không những thế, do thu nhập khác giảm và chi phí khác tăng lên nên cũng tác động là giảm lợi nhuận trước thuế. Tuy vậy khi xem tổng hợp ảnh hưởng các tác động trên thì lợi nhuận trước thuế vẫn tăng lên. Hơn nữa, tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (19,41%>7,1%) chứng tỏ có sự giảm chi phí trong các hoạt động của Công ty. Điển hình rõ nhất ta thấy chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty năm 2008 đều giảm so với năm 2007: Chi phí tài chính giảm 13,44%, chi phí bán hàng giảm 7,22%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 2,46%. Như vậy, Công ty đã có sự tiết kiệm trong việc sử dụng chi phí. Cũng nhờ biến động tích cực đó mà lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng lên với tốc độ rất cao (+584,81%) và trong đó, biến động giảm của chi phí tài chính là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu. Dầu vậy, năm 2008, giá vốn hàng bán của Công ty lại tăng lên và tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu (7,57% > 7,1%). Dù mức chênh lệch là không quá cao nhưng cho thấy chi phí sản xuất của Công ty chưa được tiết kiệm nhiều. Đây có thể là do ảnh hưởng biến động của giá cả vật liệu xây dựng trong năm 2008. Ngoài ra do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên giá trị các khoản thu nhập khác và chi phí khác cũng có sự biến động không mong muốn nên lợi nhuận của các hoạt động khác này không đạt được hiệu quả và tác động không tốt đến lợi nhuận chung của Công ty. Vì vậy, cơ cấu lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty có thay đổi và biến động. Nếu trong năm 2007, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng nhỏ trong lợi nhuận kế toán trước thuế thì sang đến năm 2008, tỷ trọng này đã tăng lên khá cao. Điều này chứng tỏ Công ty đã có những tác động tích cực để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao mức lợi nhuận đem về từ ngành nghề kinh doanh chính yếu là xây lắp. Tóm lại, nhìn chung năm 2008 Công ty hoạt động kinh doanh có lợi nhuận và mức lợi nhuận đạt được tăng so với năm trước. Đây là dấu hiệu lành mạnh, cho thấy xu hướng và hiệu quả kinh doanh của Công ty. 2.3.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Tài sản là nguồn lực của doanh nghiệp, là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nào cũng muốn biết với nguồn tài sản thực có thì khả năng vận hành, khả năng sinh lời, khả năng luân chuyển là bao nhiêu, có đạt được như mong muốn và kỳ vọng không. Do đó, bên cạnh đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, khi đi vào phân tích hiệu quả đó ở một số góc độ tài chính, trước hết ta đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty trên cơ sở bảng số liệu sau: Qua bảng phân tích, ta thấy Tổng tài sản bình quân của Công ty năm 2008 thấp hơn so với năm 2007, trong đó, Tài sản ngắn hạn bình quân của Công ty có biến động giảm và mức biến động giảm lớn hơn mức biến động tăng của Tài sản dài hạn bình quân. Mặt khác, lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2008 biến động tăng so với năm 2007. Chính vì thế mà sức sinh lời của Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn cũng như sức sinh lời của Tổng tài sản năm 2008 đều cao hơn năm 2007. Cụ thể: Bảng 2-9 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty giai đoạn 2007-2008 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 1. TSNH bình quân 953.674.796.831 925.651.372.394 -28.023.424.438 2. TSDH bình quân 76.270.785.871 77.646.944.677 +1.376.158.806 3. Lợi nhuận sau thuế 9.549.678.506 9.806.639.799 +256.961.293 4. Doanh thu thuần HĐKD 542.751.060.357 581.302.964.260 +38.551.903.903 5. Tổng tài sản bình quân (1+2) 1.029.945.582.702 1.003.298.317.071 -26.647.265.632 6. Sức sinh lời của TSNH (3/1) 0,01 0,011 +0,001 7. Sức sinh lời của TSDH (3/2) 0,0125 0,126 +0,001 8. Sức sinh lời của Tài sản(ROA) (3/5) 0,009 0,01 +0,001 9. Số vòng quay của TSNH (4/1) 0,57 0,63 +0,06 10. Số vòng quay của TSDH (4/2) 7,12 7,49 +0,37 11. Số vòng quay của Tài sản (4/5) 0,53 0,58 +0,05 Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán Năm 2008, Công ty có sức sinh lời của Tài sản ngắn hạn tăng so với năm 2007 là 0,001 lần, tức là với 1 đồng Tài sản ngắn hạn chi ra thì trong năm 2008 tạo ra mức lợi nhuận sau thuế lớn hơn so với năm 2007 là 0,001 đồng, tương đương tốc độ tăng là 10%. Ngoài ra dù Tài sản dài hạn bình quân có biến động tăng nhưng do tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nên sức sinh lời của Tài sản dài hạn năm 2008 vẫn cao hơn so với năm 2007. Chỉ tiêu này năm 2008 đạt 0,126 lần còn năm 2007 đạt 0,125 lần, như vậy tăng lên 0,001 lần. Điều đó phản ánh mức lợi nhuận sau thuế mà 1 đồng Tài sản dài hạn bình quân đầu tư mang lại đang có xu hướng tăng lên. Và chính vì sức sinh lời của Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn có biến động tốt, có xu hướng tăng nên đã tác động tích cực đến sức sinh lời của tài sản (chỉ tiêu ROA). Năm 2007, sức sinh lời của tài sản mà Công ty đạt được là 0,009 lần nhưng sang đến năm 2008 chỉ tiêu này đã đạt 0,01 lần. Như vậy sức sinh lời của tài sản tăng lên 0,001 lần và tốc độ tăng là 11,11%. Tuy nhiên nhìn chung sức sinh lời của Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn và của Tổng tài sản của Công ty ở cả hai năm đều chưa cao, còn thấp và mức biến động còn khá nhỏ cho thấy Công ty vẫn chưa khai thác được hết hiệu quả của nguồn tài sản dồi dào và phong phú. Dầu vậy, với xu hướng tăng của các chỉ tiêu này cho thấy đây là dấu hiệu tích cực và có tác động lành mạnh đối với tình hình tài chính của Công ty. Song hành cùng việc phân tích chỉ tiêu phản ánh sức sinh lời, Công ty thấy chỉ tiêu số vòng quay của Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn và của Tổng tài sản cũng có những biến động đáng quan tâm. Số vòng quay của Tài sản ngắn hạn năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,06 vòng trong khi đó số vòng quay của Tài sản dài hạn tăng 0,37 vòng. Điều này chứng tỏ Công ty có Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn tham gia hoạt động kinh doanh và đang khai thác sử dụng các tài sản đó mang lại hiệu quả. Cụ thể: với 1 đồng Tài sản ngắn hạn mà Công ty sử dụng thì mức doanh thu thuần đem về trong năm 2007 là 0,57 đồng còn trong năm 2008 là 0,63 đồng, tức là tăng lên 0,06 đồng. Bên cạnh đó, với 1 đồng chi ra đầu tư vào Tài sản dài hạn thì năm 2008 doanh thu thuần mang lại lớn hơn so với năm 2007 là 0,37 đồng. Từ đó cho thấy sức sản xuất của Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn tại Công ty là tốt và ổn định. Tuy nhiên Công ty có số vòng quay của Tài sản ngắn hạn lại thấp hơn nhiều so với số vòng quay của Tài sản dài hạn. Đối với doanh nghiệp sản xuất bình thường thì đây có thể là dấu hiệu bất thường nhưng tại Công ty thì đây là do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bởi lẽ, trong số Tài sản ngắn hạn của Công ty, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất mà trong hàng tồn kho thì chủ yếu là sản phẩm xây lắp dở dang, những công trình xây dựng chưa hoàn thành hoặc chờ quyết toán và có giá trị lớn. Chính vì thế, giá trị Tài sản ngắn hạn của Công ty lớn hơn nhiều so với Tài sản dài hạn nên với mức doanh thu thuần như nhau thì số vòng quay của Tài sản ngắn hạn thấp hơn hẳn so với số vòng quay của Tài sản dài hạn. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đang có xu hướng tăng, có tác động lành mạnh đến tình hình tài chính của Công ty. Dầu vậy, do các chỉ tiêu này có xu hướng tăng, Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn của Công ty có sức sản xuất hiệu quả nên chỉ tiêu số vòng quay của tài sản cũng có biến động tích cực. Năm 2007, số vòng quay của tài sản của Công ty là 0,53 vòng còn năm 2008 đã là 0,58 vòng. Như vậy, chỉ tiêu này tăng lên 0,05 vòng chứng tỏ các tài sản của Công ty có xu hướng vận động nhanh hơn. Trên cơ sở đánh giá một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản, có thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31195.doc
Tài liệu liên quan