Chuyên đề Hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương I:Lý luận chung về đấu thầu và đấu thầu xây lắp 3

I.Tổng quan về đấu thầu 3

1.Khái niệm chung 3

1.1.Đấu thầu 3

a.Sự cần thiết của việc ban hành luật đấu thầu 3

b.Khái niệm đấu thầu : Có rất nhiều những quan điểm 4

c. Phân loại các hình thức đấu thầu 5

c.1Dựa vào hình thức lựa chọn nhà thầu 5

c.2Dựa vào phương thức áp dụng đấu thầu 7

c.3Dựa vào tính chất nội dụng của công việc gói thấu phân thành: 10

1.2.Đấu thầu xây lắp 12

2.Pháp luật về đấu thầu và đấu thầu xây lắp 12

II.Pháp luật Việt Nam hiện hành trong lĩnh vực đấu thầu xây lắp 16

1.Các quy định cơ bản của pháp luật đấu thầu 16

2.Khái quát về quy trình đấu thầu 21

2.1. Chuẩn bị đấu thầu 21

2.2. Tổ chức đấu thầu 24

2.3. Đánh giá hồ sơ dự thầu 25

2.4. Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu 26

2.5. Thông báo kết quả đấu thầu 27

2.6. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng 28

3.Chế định ký kết hợp đồng trong đấu thầu cung ứng và xây 29

a. Hình thức trọn gói 30

b. Hình thức theo đơn giá 30

c. Hình thức theo thời gian 30

d . Hình thức theo tỷ lệ phần trăm 31

4.Các chế tài xử lý các vi phạm pháp luật về đấu thầu . 32

Chương II: Thực tiễn áp dụng pháp luật đấu thầu tron 33

I.Tổng quan về Công ty cổ phần thương mại xây lắp Công nghiệp Thăng Long 33

1.Sơ lược lịch sử hình thành và quá trình phát triể 33

2.Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu 34

3. Hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh trong 36

II.Khái quát chung hoạt động đấu thầu xây lắp của Công ty 36

1.Tư cách pháp lý, vai trò của Công ty Thăng Long trong các cuộc đấu thầu 36

2.Năng lực của Công ty cổ phần thương mại xây lắp Công nghiệp Thăng Long trong tổ chức và tham gia đấu thầu 38

a.Năng lực tài chính 38

b.Năng lực tổ chức 38

c.Nguồn lực con người 43

3. Thành tựu, kết quả tiêu biểu trong công tác đấu 43

III. Quy trình thực tham gia dự thầu cung ứng thiết bị 49

1.1. Quy trình tham gia dự thầu cung ứng thiết bị và thi công công 49

1.1.1 Chuẩn bị Hồ sơ dự thầu 49

1.1.2. Khi dự thầu nhà thầu phải nộp 51

a. Nộp Hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu 51

b. Thương thảo và ký kết hợp đồng 53

c. Triển khai thực hiện gói thầu 57

Chương III: Hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp 58

I. Nhìn nhận và đánh giá các quy định của pháp luật về đấu thầu 58

1.Ưu điểm 58

2.Nhược điểm 58

II.Đánh giá việc áp dụng pháp luật đấu thầu tại Công ty cổng 59

1.Kết quả đạt được 59

III.Kiến nghị 60

1.Kiến nghị với nhà nước 60

Kết luận 67

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i phí đánh giá hồ sơ dự thầu quá lớn nên bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển nhà thầu. thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng. Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo quy định sau đây: Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu nhằm chọn được các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu; đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá, có giá gói thầu từ ba trăm tỷ đồng trở lên . Việc xét tuyển phải căn cứ hoàn toàn vào năng lực của những nhà thầu, về triển vọng của họ trong việc thực hiên yêu cầu của gói thầu. Các khía cạnh cần chú ý là kinh nghiệm của nhà thầu và kết quả thực hiện những gói thầu tương tự trước đó, đội ngũ nhân sự, năng lực sản xuất, ….. Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm lập hồ sơ mời sơ tuyển; thông báo mời sơ tuyển; tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển; thông báo kết quả sơ tuyển; Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải được nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển theo mẫu hồ sơ mời sơ tuyển do Chính phủ quy định bao gồm tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật, tiêu chuẩn về năng lực tài chính và tiêu chuẩn về kinh nghiệm. +Lập hồ sơ mời thầu Hồ sơ mời thầu là một trong những yếu tố căn bản quyết định chất lượng và hiệu quả của gói thầu, do đó công việc lập hồ sơ mời thầu cần dược đặc biệt coi trọng, do đó công việc lập hồ sơ mời thầu cần được đặc biệt coi trọng. Bên mời thầu có thể lập tổ chuyên gia hoặc thuê các cơ quan tư vấn để giúp lập hồ sơ mời thầu Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nội dung sau đây: -Yêu cầu về mặt kỹ thuật: Bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hoá được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần thiết khác; -Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại, bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng. Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảo hiểm và các yêu cầu khác. +Mời thầu Thông báo mời thầu nhằm đưa tới nhà thầu sự nắm bắt thông tin tới gói thầu để chuận bị các điềukiện tham dự. Nội dung thông báo phải chuyền tải đầy đủ các thông tin cân thiết như: tên địa chỉ, của bên mời thầu , sự mô tả về sô lượng , chất lượng, quy cách, công dụng của hàng hóa mua sắm, tiêu chuẩn, của dịch vụ cần cung ứngm điều kiện dự thầu, thời hạn, địa điểm, thủ tục nhận hồ sơ mời thầu, thời hạn thời điểm, thủ tục nộp hồ sơ dự thầu, những chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ dự thầu…. Theo khoản 1 Điều 219 Luât thương mại năm 2005, thông báo mời thầu phải có đủ yếu tố: -Tên, địa chỉ của bên mời thầu -Tóm tắt nội dung đấu thầu -Thời hạn địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu -Thời hạn, địa điểm, thủ tục nhận hồ sơ dự thầu -Những chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu Việc mời thầu được thực hiện theo quy định sau đây: Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi; Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế hoặc đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển. Thông báo mời thầu nhằm đưa tới nhà thầu sự nắm bắt thông tin tới gói thầu để chuận bị các điềukiện tham dự. Nội dung thông báo phải chuyền tải đầy đủ các thông tin cân thiết như: tên địa chỉ, của bên mời thầu, sự mô tả tóm tắt về số lượng hàng hóa mua sắm, tiêu chuẩn của dịch vụ cần cung ứng, điều kiện dự thầu, thời hạn địa điểm thủ tục nộp hồ sơ dự thầu… 2.2. Tổ chức đấu thầu +Phát hành hồ sơ mời thầu Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi, cho các nhà thầu theo danh sách được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc cho các nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển. Trường hợp hồ sơ mời thầu cần sửa đổi sau khi phát hành thì phải thông báo đến các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu mười ngày trước thời điểm đóng thầu. +Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu Các hồ sơ dự thầu nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu phải được bên mời thầu tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ "Mật". +Mở thầu Mở thầu là thủ tục mở các hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã được ấn định trước trong hồ sơ mời thầu để xem xét và đánh giá. Nếu như không ấn định thời điểm mở thầu thì thời điểm mở thầu được khuyến khích là là càng sớm càng tốt ngay sau khi đóng thầu. Về nguyên tắc, sau khi đã mở thầu các bên dự thầu không được sửa đổ hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên, trong quá trình mở thầu, xét thấy, nếu thấy trong hồ sơ dự thầu chưa rõ rang bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu giải trình về những nội dung cụ thể này Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu đối với các hồ sơ dự thầu được nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu phải được công bố trong buổi mở thầu, được ghi lại trong biên bản mở thầu có chữ ký xác nhận của đại diện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diện cơ quan liên quan tham dự. 2.3. Đánh giá hồ sơ dự thầu Sau khi mở thầu tiếp theo là đánh giá, xếp loại hồ sơ dự thầu để chọn nhà thầu trúng thầu. Khâu này có thể bo bên mời thầu tự làm nhưng thường thì phải có sư giúp đõ của tô chuyên gia và phải hoàn tất trong thời gian tồn tại của hiệu lực của hồ sơ dự thầu. Các hồ sơ dự thầu sẽ được xem xét đánh giá theo hai mức độ là đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết + Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu. + Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây: -Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu; Xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Các tiêu chí được áp dụng để đánh giá và so sánh hồ sơ về mặt kĩ thuật bao gồm phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng, của hàng hóa, tiêu chuẩn của dịch vụ, tiêu chuẩn công nghệ sản xuất, tính năng kĩ thuật, nguồn gốc thiết bị, thời gian bảo hành, năng lực chuyên môn của nhà thầu; tiến độ thực hiện, yêu cầu bảo vệ môi trường, chuyển giao công nghệ, đào tạo… - đánh giá về tài chính thương mại Trong đấu thầu hàng hóa, dịch vụ, khi đánh giá vế tài chính thương mại của hồ sơ dự thầu thường được áp dụng phương pháp xác định giá đánh giá - Xét duyệt trúng thầu Nhà thầu cung cấp hàng hóa, sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: + Có hồ sơ dự thầu hợp lệ; + Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; + Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thống điểm hoặc theo tiêu chí "đạt", "không đạt"; + Có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng; + Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt. 2.4. Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu -Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu +Bên mời thầu phải lập báo cáo về kết quả đấu thầu để chủ đầu tư trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩm định. + Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định. - Phê duyệt kết quả đấu thầu +Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu. +Trường hợp có nhà thầu trúng thầu thì văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải có các nội dung sau đây: - Tên nhà thầu trúng thầu; - Giá trúng thầu; - Hình thức hợp đồng; - Thời gian thực hiện hợp đồng; - Các nội dung cần lưu ý (nếu có). +Trường hợp không có nhà thầu trúng thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải nêu rõ không có nhà thầu nào trúng thầu và hủy đấu thầu để thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này. 2.5. Thông báo kết quả đấu thầu Ngay sau khi có kết quả đấu thầu, bên mời thầu tiến hành công bố kết quả đấu thầu qua việc thông báo bằng văn bản và nhà thầu không trúng thầu. Đối với những gói thầu bắt buộc phải tổ chức đấu thầu phải trình lên người có thẩm quyền phê duyệt trước khi công bố +Việc thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyền. +Trong thông báo kết quả đấu thầu không phải giải thích lý do đối với nhà thầu không trúng thầu. Đối với nhà thầu trúng thầu, bên mời thầu phải gửi cho họ thông báo trúng thầu bằng văn bản kèm theo dự thảo hợp đồng và những điểm lưu ý cần trao đổi khi thương thảo hợp đồng. Đồng thời bên mời thầu cũng phải thông báo cho nhà thầu lịch biểu diễn về thời gian thương thảo hoàn thiện hợp đồng, nộp tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng và kí hợp đồng 2.6. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng + Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu phải dựa trên cơ sở sau đây: + Kết quả đấu thầu được duyệt; + Mẫu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu; + Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu; + Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu (nếu có); + Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu. + Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng. +Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo. Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định. 3.Chế định ký kết hợp đồng trong đấu thầu cung ứng và xây lắp công nghiệp Nguyên tắc Căn cứ theo Điều 46 Luật Đấu thầu 2005 . Nguyên tắc xây dựng hợp đồng phải tuân thủ theo các quy định sau : + Hợp đồng phải phù hợp với các quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có lien quan . + Trường hợp là nhà thầu liên doanh, trong trường hợp đồng ký với chủ đầu tư phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia liên danh. + Giá hợp đồng không được vượt quá giá trúng thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều này . + Trường hợp phát sinh khối lượng công việc hoặc số lượng hang hóa nằm ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu dẫn đến giá trị hợp đồng vượt giá trúng thầu thì phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định . Nội dung và hình thức của hợp đồng * Nội dung của hợp đồng : + Đối tượng của hợp đồng. + Số lượng, khối lượng. + Quy cách, chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác. + Giá hợp đồng. +Hình thức hợp đồng. + Thời gian và tiến độ thực hiện. + Điều kiện và phương thức thanh toán. + Điều kiện nghiệm thu, bàn giao. + Bảo hành đối với nội dung mua sắm hàng hoá, xây lắp. + Quyền và nghĩa vụ của các bên. + Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. + Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng. + Các nội dung khác theo từng hình thức hợp đồng * Hình thức của hợp đồng a. Hình thức trọn gói + Hình thức trọn gói được áp dụng cho những phần công việc được xác định rõ về số lượng, khối lượng. + Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng. b. Hình thức theo đơn giá + Hình thức theo đơn giá được áp dụng cho những phần công việc chưa đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng. + Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng, số lượng thực tế thực hiện trên cơ sở đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá được chấp nhận điều chỉnh theo quy định tại Điều 57 của Luật này. c. Hình thức theo thời gian + Hình thức theo thời gian được áp dụng cho những phần công việc nghiên cứu phức tạp, tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng, đào tạo, huấn luyện. + Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo tháng, tuần, ngày, giờ làm việc thực tế trên cơ sở mức thù lao cho chuyên gia nêu trong hợp đồng hoặc mức thù lao được chấp nhận điều chỉnh theo quy định tại Điều 57 của Luật này. d . Hình thức theo tỷ lệ phần trăm + Hình thức theo tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho những phần công việc tư vấn thông thường, đơn giản. + Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Giá hợp đồng được tính theo phần trăm giá trị của công trình hoặc khối lượng công việc. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng. Ký kết hợp đồng Căn cứ theo Điều 54 Luật Đấu thầu 2005, việc ký hết hợp đồng bao gồm các nội dung sau : + Hợp đồng được ký kết căn cứ vào các tài liệu sau đây: - Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; - Quyết định phê duyệt và văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu; - Hồ sơ dự thầu và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn; - Hồ sơ mời thầu. + Việc ký kết hợp đồng phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực; - Thông tin về năng lực kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được cập nhật tại thời điểm ký hợp đồng phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu. 4.Các chế tài xử lý các vi phạm pháp luật về đấu thầu . + Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây: - Cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật đấu thầu ngoài các trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này; - Phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật đấu thầu gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của các bên có liên quan; - Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật này. + Cá nhân vi phạm Luật đấu thầu sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự nếu hành vi đó cấu thành tội phạm. + Tổ chức, cá nhân vi phạm Luật đấu thầu, ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn bị đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu. Chương II: Thực tiễn áp dụng pháp luật đấu thầu trong công tác đấu thầu xây lắp công nghiệp tại Công ty cổ phần thương mại xây lắp Công nghiệp Thăng Long I.Tổng quan về Công ty cổ phần thương mại xây lắp Công nghiệp Thăng Long 1.Sơ lược lịch sử hình thành và quá trình phát triển Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long được thành lập theo đăng ký kinh doanh số : 0103008529 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 11 tháng 07 nămg 2005. Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long là doanh nghiệp Cổ phần trong đó có 20% vốn nhà nước. Lĩnh vực hoạt động chính là: Xây lắp các công trình nhà máy điện, đường dây và trạm biến áp truyền tải và phân phối , xây dựng công trình công nghiệp, xây dựng dân dụng, giao thong thuỷ lợi trong phạm vi cả nước. Kinh doanh thương mại vật tư thiết bị điện. Đầu tư nhà máy thuỷ điện, sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm cơ khi và kết cấu thép. Trong những năm đầu mới thành lập nhưng Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long bước đầu đã khẳng định được năng lực của Doanh nghiệp đó là: Bộ máy quản lý được đào tạo cơ bản, có trình và kinh nghiệm quản lý nhiều năm trong lĩnh vực xây lắp điện và xây dựng công nghiệp đã được trưởng thành từ các Công ty, các đơng vị có bề dầy xây dựng và phát triển trên địa bàn cả nước. Nhiều cán bộ quản lý, cán bộ kỷ thuật cảu công ty từng tham gia chỉ huy các công trình điện lớn như : Đường dây 500kV Bắc Nam mạch 2,TBA 500kV Tân Định, TBA 220kV Sóc Sơn, các đường dây là TBA 220kV khác được các chủ đầu tư đánh giá cao. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình đọ vững vàng, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề đủ khả nằng quản lý và thi công những công trình có quy mô lớn có yếu cầu kỹ thuật cao, đặc biệt là công trình điện đến đến điện áp 500kV. Đội ngũ cán bộ hầu hết đã được tôi luyện và trưởng thành từ nhiều dự án lớn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của ngành Điện Việt Nam như : - Đường dây siêu cáp áp 500kV Bắc- Nam mạch I và II. - Các đường dây 220kV Hoà Bình- Hà Đông, Phả Lại- Sóc Sơn, Nam Định- Thái Bình, Thái Bình - Hải Phòng, Cà Mau - Ô Môn , Việt Trì- Sơn La… - Nhiều đường dây 110kV và đường dây 35kV , 22kV trên địa bàn cả nước. - Trạm biến áp 500kV Tân Định, TBA 220kV Nam Định,TBA 220kV Sóc Sơn… Và rất nhiều công trình khác được công ty thực hiện thành công và được các nhà đầu tư đánh giá: “ CHẤT LƯỢNG- TIẾN ĐỘ- GIÁ THÀNH- THẨM MỸ CÔNG NGHIỆP” 2.Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu Sơ đồ tổ chức của công ty: ĐẠI HỘ ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘ DỒNG QUẢN TRỊ PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÒNG KẾ HOẠCH -THỊ TRƯỜNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GIÁM ĐÔC 2 PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ PHÒNG KỶ THUẬT- AN TOÀN BAN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG VÂT TƯ - XNK ĐỘI XÂY LĂP ĐIỆN1-2-3-4-5-6-7-8 ĐỘI XÂY LẮP TRẠM 1-2-3 ĐỘI XÂY DỰNG 1-2-3 XƯỞNG GIA CÔNG CƠ KHÍ ĐỘI THI CÔNG CÁP QUANG ĐỘI TN ĐIỆN VÀ TN CÁP QUANG Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long xây dựng theo các quy định trong pháp luật về thành lập doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp 2005. Công ty có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc. Công ty có 10 cổ đông chính, trong đó có cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam - Tổng Công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam. Trong đó giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật cho công ty. Đại hội đồng cổ đông - Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, la cơ quan có quyết định cao nhất của công ty. - Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau đây: 3. Hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây. II.Khái quát chung hoạt động đấu thầu xây lắp của Công ty 1.Tư cách pháp lý, vai trò của Công ty Thăng Long trong các cuộc đấu thầu - Tư cách pháp lý của Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long : Tên địa chỉ trụ sở chính, hình thức công ty. 1 Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG Tên giao dịch quốc tế: THANG LONG INDUSTRY CONSTRUCTION TRADING JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt tiếng Anh: THANG LONG TIC.,JSC 2 Trụ sở văn phòng: P.1004 nhà 24T1 khu đô thị Trung Hoà-Cầu Giấy-Hà Nội 3 Số điện thoại : (84)-04-2-512-438 Số Fax: (84)-04-2-512-712 Thư điện tử: thanglongtic@viettel.vn 4 Mã số thuế : 01.01.722.001 5 Đăng ký kinh doanh số: 0103008529 Cơ quan đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội 6 Ngành nghề kinh doanh chính: Xây lắp các công trình nguồn điện, công trình Đường dây và TBA đến 500kV Xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thong, thuỷ lợi, bưu chính viễn thong , điều khiển tự động, đường dây cáp quang, hạ tầng kỹ thuật và san lắp mặt bằng. Sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng, hang cơ kim khí, kết cấu thép, phụ kiện công trình điện, thiết bị thí nghiệm. Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện và đường dây cáp quang. sản xuất, mua bán, lắp đặt thiết bị phát thanh truyền hình, thiết bị điện, điện tử và máy móc cơ khí chuyên ngành phát thanh truyền hình. Đại lý kinh doanh, lắp đặt trang thiết bị bưu chính viễn thong. Và các ngành nghề khác theo đăng ký kinh doanh… 7 vốn điều lệ: 7.500.000.000 VND Trong đó : Vốn Nhà nước : chiếm 20% Vốn cổ đông khác : chiếm 80% 8 Tổng số cán bộ nhân viên: 281 người 9 Phạm vi hoạt động: trong cả nước 2.Năng lực của Công ty cổ phần thương mại xây lắp Công nghiệp Thăng Long trong tổ chức và tham gia đấu thầu a.Năng lực tài chính Loại hình kinh doanh của công ty là Công ty cổ phần thương mại, chuyên kinh doanh về lĩnh vự xây lắp công nghiệp. Vốn điều lệ của công ty Cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long : 7.500.000.000 VND Trong đó vốn của nhà nước chiếm 20 % . Vốn của các cổ đông khác chiếm 80%. b.Năng lực tổ chức Trong những năm đầu khi thành lập công ty và đi vào hoạt động, với những khó khăn nhất định . Bằng năng lực và trình độ của toàn thể nhân viên trong công ty, Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long dần chiếm được long tin của khách hàng . Ban quản trị của công ty không ngừng học hỏi và đưa ra những chỉ đạo phù hợp với cơ chế thị trường và phù hợp với tình hình phát triển của công ty nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Để xây dựng một công ty có tên tuổi trong ngành xây lắp hoàn toàn không phải là dễ dàng, nhưng với khả năng và năng lực của ban Quản trị của công ty , những khó khăn bước đầu khi mới thành lập dần được khắc phục và ngày càng hoàn thành tốt các công việc mà đối tác tiên tưởng giao cho. *Cơ cấu tổ chức của công ty : Tổ chức của công ty - Chủ tịch hội đồng quản trị _ Giám đốc công ty : K.s Trịnh Văn Tuấn - Các phó giám đốc: Phó giám đốc _ Phục trách kỷ thuật: K.s Nguyễn Minh Đệ Phó giám đốc _ Phục trách kinh doanh: KNKT Nguyễn Ngọc Quân - Kế toán trưởng : Trịnh Ngọc Biên - Trưởng phòng kế hoạch _Tài chính: Nguyễn Thị Hương - Trưởng phòng KTAT: Hà Trọng Văn - Trưởng phòng vật tư_XNK: Bùi Mạnh Hữu - Trưởng phòng tổ chức hành chính : Trần Văn Hoàn Hội đồng quản trị - Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyên nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. - Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây: + Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hang năm của Công ty + Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần. + Quyết định chào bán cổ phần mới, chuyển đổi giữa các loại cổ phần được phép chuyển đổi trong phạm vi vống điều lệ và quyết định huy động vốn theo hình thức khác. + Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Ngoại ra được quyết định huy động, vay vốn từ các tổ chức tín dụng, cá nhân trong và ngoài nước. + Quyết định giá bán cổ phần và giá trái phiếu của công ty + Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật Doanh nghiệp 2005. + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng và mức lương của từng vị trí trong công ty. + Quyết định trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông. + Quyết định mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý phát sinh trong quá trình kinh doanh. + Kiến nghị việc tổ chức lại công ty, giải thể hoặc yêu cầu phá sản Công ty; + Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị. - Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị. Chủ tịch được bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị của Công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc của Công ty. - Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây: + Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị của Cô; + Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể ra quyết định và thay đổi mặt HĐQT ký ban hành các quyết định theo nghị quyết của Hội đồng quản trị, cũng như thay đổi mặt Hội đồng quản trị ký các quyết định giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền; + Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; + Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông. Căn cứ và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, thay mặt doanh nghiệp ký quyết định ban hành đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. + Phê chuẩn các kiến nghị, đề xuất của Giám đốc . -Trường hợp chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt thì uỷ quyền bằng văn bản cho một thành viên khác để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định rõ quyền và trách nhiệm trong giấy uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền. Trường hợp không có người được uỷ quyền hoặc chủ tịch Hội đồng quản trị không làm việc tạm thời giữ chức Chủ tich Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số quá bán. Giám đốc công ty - Giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của Công ty. - Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật và việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.Nhiệm kỳ của giám đốc là 5 năm. - Quyền và nghĩa vụ của giám đốc trong công ty: + Quyết định các vấn đề lien quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị + Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty; + Kiến nghị phương án tổ chức , quy chế quản lý nội bộ của Công ty; + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và chức danh quản lý trong công ty trừ các chứ danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; + Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong Công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc ; + Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; + Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn: Không hạn chế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30169.doc
Tài liệu liên quan