Chuyên đề Hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội

MỤC LỤC

Trang

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác đánh giá thực hiện công việc cho người lao động trong tổ chức. 3

1.1. Đánh giá thực hiện công việc. 3

1.1.1. Khái niệm. 3

1.1.2. Mục đích của đánh giá thực hiện công việc. 4

1.1.3. Tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc và mối quan hệ với các hoạt động Quản trị nhân lực khác. 4

1.1.3.1. Tầm quan trọng. 4

1.1.3.2. Mối quan hệ giữa ĐGTHCV với các hoạt động Quản trị nhân lực khác. 5

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đánh giá thực hiện công việc cho người lao động trong tổ chức. 9

1.2.1. Các tiêu chuẩn thực hiện công việc. 9

1.2.1.1. Khái niệm. 9

1.2.1.2. Yêu cầu của các tiêu chuẩn thực hiện công việc. 10

1.2.1.3. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc. 10

1.2.2. Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc. 11

1.2.2.1. Phương pháp thang đo đánh giá đồ họa. 11

1.2.2.2. Phương pháp danh mục kiểm tra. 12

1.2.2.3. Phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng. 13

1.2.2.4. Phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi. 13

1.2.2.5. Phương pháp so sánh. 14

1.2.2.6. Phương pháp bản tường thuật. 15

1.2.2.7. Phương pháp "quản lý bằng mục tiêu". 16

1.2.3. Thông tin phản hồi về kết quả đánh giá. 17

1.3. Tổ chức thực hiện chương trình đánh giá. 18

1.3.1. Lựa chọn phương pháp đánh giá. 18

1.3.2. Xác định chu kỳ đánh giá. 18

1.3.3. Lựa chọn người đánh giá. 19

1.3.4. Đào tạo người đánh giá. 20

1.3.5. Phỏng vấn đánh giá. 20

1.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên đại học. 22

1.4.1 Giảng viên đại học. 22

1.4.1.1. Khái niệm. 22

1.4.1.2. Phân loại giảng viên đại học. 23

1.4.1.3. Đặc điểm hoạt động lao động của giảng viên đại học. 24

1.4.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên. 25

1.4.2.1. Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên. 25

1.4.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên. 27

Chương 2: Thực trạng việc sử dụng các phương pháp đánh giá trong công tác đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên tại trường Đại học Lao động - Xã hội. 29

2.1. Những đặc điểm ảnh hưởng tới việc lựa chọn các phương pháp đánh giá thực hiện công việc. 29

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Lao động – Xã hội. 29

2.1.1.1. Quá trình hình thành. 29

2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ. 30

2.1.1.3. Quy mô và kết quả đào tạo của Trường. 31

2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Trường Đại học Lao động - Xã hội. 34

2.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý. 34

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban. 35

2.1.3. Quy mô, cơ cấu đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Lao động - Xã hội. 37

2.1.3.1. Quy mô đội ngũ giảng viên. 37

2.1.3.2. Cơ cấu đội ngũ giảng viên. 39

2.2. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp đánh giá trong công tác đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên tại Trường Đại học Lao động - Xã hội. 43

2.2.1. Cơ sở của việc lựa chọn các phương pháp đánh giá. 43

2.2.2. Phương pháp đánh giá thực hiện công việc được áp dụng. 44

2.2.3. Nguyên nhân. 51

Chương 3: Hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội. 53

3.1. Phương hướng phát triển của trường trong thời gian tới. 53

3.1.1.Mở rộng quy mô đào tạo. 53

3.1.2. Duy trì và phát triển đội ngũ giảng viên. 54

3.1.3. Xây dựng và hoàn thiện chương trình giảng dạy. 54

3.1.4. Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế. 54

3.1.5. Công tác Tổ chức cán bộ. 55

3.1.6. Các hoạt động khác. 55

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên trong trường Đại học Lao động - Xã hội. 56

3.2.1. Đào tạo người đánh giá. 56

3.2.2. Sử dụng kết hợp phương pháp tính điểm đánh giá xếp loại giảng viên với phương pháp quản lý bằng mục tiêu. 57

3.2.3. Sử dụng ý kiến đánh giá của sinh viên vào quá trình cho điểm đánh giá. 58

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự thực hiện công việc của họ trong tương lai. Chỉ ra các chương trình huấn luyện, các phương pháp cụ thể người lao động nên áp dụng để nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề. Bước 5: Chỉ ra các hướng thăng tiến nghề nghiệp khi họ thực hiện tốt các công việc, nhiệm vụ được giao và các yếu tố cần tích lũy để thăng tiến vào các vị trí. 1.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên đại học. 1.4.1 Giảng viên đại học. 1.4.1.1. Khái niệm. Điều 70 Luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ; Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; Lý lịch bản thân rõ ràng. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học và sau đại học gọi là giảng viên." 1.4.1.2. Phân loại giảng viên đại học. - Theo ngạch viên chức: Căn cứ tiêu chuẩn nghiệp vụ nghạch công chức bậc đại học ban hành kèm thao quyết định số 538/TCCP-BCTL ngày 18/12/1995 của Ban tổ chức - cán bộ Chính phủ, giảng viên được phân loại như sau: Giảng viên: Là công chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng. Giảng viên chính: Là công chức chuyên môn đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và sau đại học thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học, cao đẳng. Giảng viên cao cấp: Là công chức chuyên môn cao nhất đảm nhiệm vai trò chủ trì tổ chức đào tạo và thực hiện giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học và sau đại học, chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo ở trường đại học. - Theo học vị: Giảng viên được phân loại thành Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ, Tiến sỹ khoa học. - Theo học hàm: Giảng viên được phân loại theo các chức danh: Phó giáo sư, Giáo sư. - Theo hợp đồng tuyển dụng: Giảng viên được chia thành các loại: giảng viên trong biên chế; giảng viên theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng thời hạn 1 năm, tập sự. 1.4.1.3. Đặc điểm hoạt động lao động của giảng viên đại học. Trước hết, cần khẳng định rằng giảng viên đại học cũng chính là người lao động. Mỗi người đều có trình độ chuyên môn, khả năng và hành vi khác nhau trong thực hiện công việc. Trong quá trình lao động, họ được hưởng đầy đủ các quyền lợi cũng như phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo đúng quy định chung cảu pháp luật lao động và quy định riêng của đơn vị công tác. Xét theo cơ cấu lao động theo chức năng, giảng viên đại học được xếp vào loại lao động trực tiếp. Tuy nhiên, do công tác giảng dạy trong trường đại học có những đặc thù riêng có, khác với các loại lao động khác cho nên hoạt động lao động của giảng viên đại học có những điểm khác biệt cơ bản so với hoạt động lao động của các loại lao động khác, đó là: Thứ nhất: Lao động của giảng viên đại học là lao động trí óc, việc đo lường và đánh giá chính xác về hoạt động lao động của họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với các hoạt động lao động khác. Thứ hai: Các hoạt động lao động của giảng viên đại học rất đa dạng. Xuất phát từ yêu cầu nghề nghiệp là hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, hoạt động lao động của giảng viên có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: giảng dạy, nghiên cứu khoa học, viết giáo trình, thảo luận khoa học Do đó việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của giảng viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thứ ba: Với vai trò đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho đất nước, giảng viên đại học phải là người có trình độ cao, có kiến thức sâu rộng về chuyên ngành đào tạo. Bên cạnh đó, họ còn phải là người có phẩm chất đạo đức, tư cách tốt. Những phẩm chất đó sẽ được phản ánh trong khối lượng công việc thực hiện, chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hành vi, tác phong sư phạm, lối sống Thứ tư: Sản phẩm của hoạt động lao động giảng dạy của giảng viên đại học không phải là những sản phẩm cụ thể mà là kết quả học tập của sinh viên. Để đánh giá chính xác kết quả học tập của sinh viên không chỉ phụ thuộc vào chất lượng giảng dạy của giảng viên mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như ý thức học tập, phấn đấu của bản thân sinh viên; điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu của sinh viên; môi trường sinh hoạt của sinh viên Do vậy, phải xác định chính xác những yếu tố trên thì mới có cơ sở tin cậy để thực hiện bất kỳ hoạt động đánh giá nào cho giảng viên. Thứ năm: Trường đại học là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc gia, cho nên nó còn chịu sự quản lý chung của Bộ giáo dục - Đào tạo. Ngoài việc thực hiện theo các quy định chung của Luật lao động như các loại lao động khác, giảng viên còn phải tuân thủ theo các văn bản, các quy định do Bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành về chế độ làm việc cũng như cách thức quản lý áp dụng cho giảng viên. Do những đặc điểm riêng có nói trên mà công tác ĐGTHCV cho giảng viên đại học ngoài việc dựa trên nền tảng ĐGTHCV cho người lao động nói chung còn đòi hỏi phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm hoạt động lao động của giảng viên. 1.4.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên. 1.4.2.1. Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên. Căn cứ vào hệ thống lý thuyết về phương pháp đánh giá và những đặc điểm hoạt động lao động của giảng viên đại học đã nêu ở trên, để phù hợp với đối tượng đánh giá này có thể lựa chọn một hoặc kết hợp một số phương pháp đánh giá sau: Phương pháp thang đo đánh giá đồ họa. Trong phương pháp này, người đánh giá sẽ cố gắng xây dựng một hệ thống các tiêu chí đánh giá căn cứ vào các tiêu chuẩn thực hiện công việc của giảng viên. Các tiêu chí đánh giá được sử dụng có thể là các tiêu chí phản ánh trực tiếp kết quả thực hiện công việc của giảng viên như mức giờ chuẩn, nghiên cứu khoa học chất lượng giờ giảng hoặc có thể là các tiêu chí ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên như chấp hành kỷ luật, tác phong sư phạm, phản ứng của sinh viên Đối với mỗi tiêu chí đánh giá sẽ cho một số điểm tương ứng với mức độ quan trọng của tiêu chí đó với việc thực hiện công việc. Số điểm mà mỗi giảng viên nhận được sẽ là tổng số điểm của các tiêu chí cộng lại. Phương pháp này đã phần nào lượng hóa được kết quả thực hiện công việc của giảng viên, do đó việc áp dụng phương pháp này tương đối phù hợp với những người có độ nhạy cảm và nhận thức cao như giảng viên. Tuy nhiên, việc việc xây dựng một bảng tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc đầy đủ, hợp lý và phù hợp với hoạt động lao động của giảng viên là không dễ dàng. Phương pháp quản lý bằng mục tiêu. Đây là phương pháp dựa vào các mục tiêu thực hiện công việc đã được xây dựng trước để đánh giá sự thực hiện công việc của giảng viên. Việc xây dựng các mục tiêu thực hiện công việc được tiến hành thông qua sự thảo luận giữa người đánh giá và giảng viên. Trong phương pháp này người đánh giá và giảng viên phải xác định rõ: Mục tiêu cần đạt được, đó có thể là đạt mức giờ chuẩn, lên lớp đúng giờ, đổi mới phương pháp giảng dạy, tham gia nghiên cứu khoa học, viết giáo trìnhVà xây dựng các kế hoạch hoạt động cụ thể để đạt được các mục tiêu đó. Phương pháp này phù hợp với đối tượng đánh giá là giảng viên là những người có trình độ cao; thời gian làm việc linh hoạt, không chịu sự quản lý thường xuyên của người lãnh đạo. Họ có đủ khả năng để xác định mục tiêu phấn đấu và thực hiện mục tiêu đó. Việc áp dụng phương pháp này sẽ góp phần nâng cao động lực làm việc cho giảng viên. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này sẽ không kiểm soát được quá trình giảng dạy của giảng viên, không nhận được những phản ứng của sinh viên. Phương pháp ghi chép sự kiện quan trọng. Áp dụng phương pháp này, người đánh giá sẽ tiến hành ghi chép các sự kiện trong quá trình thực hiện công việc của giảng viên. Các sự kiện đó có thể là các hành vi tích cực (đổi mới phương pháp giảng dạy, tham gia nghiên cứu khoa học) hoặc các hành vi tiêu cực (vào lớp muộn, cho lớp nghỉ không đúng giờ quy định, trang phục giảng dạy không phù hợp) Phương pháp nàt tạo điều kiện dễ dàng cho việc quản lý chấp hành quy chế giảng dạy; làm rõ được các hành vi tích cực, tiêu cực của giảng viên; tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào việc đánh giá công tác giảng dạy của giảng viên. Tuy nhiên phương pháp này tốn rất nhiều thời gian và dễ gây ra tâm lý khó chịu, ức chế cho giảng viên. Phương pháp danh mục kiểm tra. Người đánh giá thiết kế phiếu đánh giá trong đó liệt kê, mô tả các hành vi, thái độ có thể xảy ra trong quá trình thực hiện công việc của giảng viên. Trong quá trình đánh giá, người đánh giá sẽ đánh dấu vào những hành vi, thái độ mà giảng viên có thực hiện hoặc đã thực hiện. Phương pháp này có thể dễ dàng đánh giá sự thực hiện công việc của giảng viên thông qua sự tham gia đánh giá của sinh viên, đồng nghiệp dựa trên mẫu phiếu đã được thiết kế sẵn. Tuy nhiên việc thiết kế phiếu đánh giá, các chỉ tiêu đánh giá đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Các thông tin thu nhận được có thể không thật sự chính xác, đòi hỏi phải có sự kiểm tra, đối chiếu lại. 1.4.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên. Giáo dục đại học là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc gia. Giáo dục đại học trực tiếp tạo ra đội ngũ lao động có chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu to lớn trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển chiến lược của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đã gia nhập WTO thì những đòi hỏi về nguồn nhân lực có chất lượng cao càng trở nên cấp thiết. Những đòi hỏi này yêu cầu sự phát triển ngày càng cao của giáo dục đại học mà trực tiếp là các trường đại học, trong đó chất lượng đội ngũ giảng viên đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đó. Giảng viên được coi là chủ thể của hoạt động giáo dục đại học, họ là người trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng tri thức và phương pháp tư duy khoa học cho sinh viên, nguồn nhân lực có chất lượng cao của đất nước trong tương lai. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay đối với giáo dục đại học là phải không ngừng xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng cao của đất nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong trường đại học cả về số lượng và chất lượng đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác ĐGTHCV cho giảng viên. Tuy nhiên trong các trường đại học hiện nay, công tác ĐGTHCV, cụ thể là các phương pháp đánh giá vẫn chưa được quan tâm chú ý một cách đúng mức nên chưa phát huy hết tính hiệu quả cũng như ý nghĩa của một chương trình ĐGTHCV. Các phương pháp ĐGTHCV được áp dụng trong các trường đại học hiện nay còn mang tính chất chung chung, chưa mang tính khoa học, các chỉ tiêu chưa được xây dựng một cách cụ thể, cách đánh giá còn chủ yếu dựa trên yếu tố cảm tính, nhiều khi người đánh giá còn không nắm rõ được quy trình và mục đích đánh giá do vậy đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác đánh giá và ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả đánh giá. Như vậy, việc hoàn thiện các phương pháp đánh giá cho giảng viên trong trường đại học là một vấn đề hết sức cần thiết. Các phương pháp đánh giá được sử dụng chính xác, khoa học, hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thắng lợi công tác ĐGTHCV cho giảng viên, là cơ sở cần thiết cho các hoạt động quản trị nhân lực khác trong trường đại học như kế hoạch hóa đội ngũ giảng viên, tuyển dụng, đào tạo và phát triển giảng viên, trả lương cho giảng viên Đây chính là nguồn gốc, cơ sở cơ bản tạo ra động lực cho giảng viên trong quá trình thực hiện công việc giảng dạy. Chương 2: Thực trạng việc sử dụng các phương pháp đánh giá trong công tác đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên tại trường Đại học Lao động - Xã hội. 2.1. Những đặc điểm ảnh hưởng tới việc lựa chọn các phương pháp đánh giá thực hiện công việc. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Lao động – Xã hội. 2.1.1.1. Quá trình hình thành. Tên trường: Trường Đại học Lao động- Xã hội. Tên giao dịch quốc tế: University of Labour anh Social Affairs. Tên viết tắt tiếng Anh: ULSA. Trụ sở chính: 43 Trần Duy Hưng- Cầu Giấy- Hà Nội. Điện thoại liên hệ: (04) 5566663. Fax: ( 04) 5566873. Website: www.ulsa.edu.vn Trường Đại học Lao động- Xã hội là trường Đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập và giải thể. Là đơn vị trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, và có con dấu riêng; đồng thời chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục – Đào tạo; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Tiền thân của Trường Đại học Lao động - Xã hội là Trường Trung cấp Lao động Tiền lương được thành lập ngày 27/05/1961. Ngày 27/05/1991, trên cơ sở hợp nhất với trường Quản lý Cán bộ Thương binh Xã hội lấy tên là Trường Cán bộ Lao động – Xã hội. Đến tháng 1/1997 Trường được nâng cấp lên thành Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội. Ngày 31/01/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 20/2005/QĐ – TTg thành lập Trường Đại học Lao động - Xã hội, lấy năm 1961 là năm thành lập Trường. Quá trình hình thành và phát triển của Trường được tóm tắt bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Lao động - Xã hội. Trường Cán bộ hành chính TW (1960) Trường Cán bộ Lao động (3/1960) Trường Cán bộ LĐ – TB – XH (1979) Trường Lao động Tiền lương (5/1901) Trường Cán bộ Quản lý LĐ – TB – XH Trường Trung học Lao động Tiền lương I (1988) Trường Cán bộ Lao động và Xã hội (27/05/1991) Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội (1997) Trường Đại học Lao động - Xã hội (31/01/2005) ( Nguồn: “ Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội, 40 năm xây dựng và phát triển” – Tài liệu kỷ niệm 40 năm thành lập trường). 2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ. Đào tạo nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng, và trung học về Lao động – Xã hội; tổ chức nghiên cứu khoa học về Lao động – Xã hội. Nghiên cứu khoa học về Lao động – Xã hội; kết hợp đào tạo, nghiên cứu khoa học gắn với sản xuất và cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật. Xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên của Trường đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Tổ chức tuyển sinh và quản lý học sinh, sinh viên. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Lao động Thương binh – Xã hội. 2.1.1.3. Quy mô và kết quả đào tạo của Trường. Quy mô đào tạo của Trường. Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên theo học tại Trường không ngừng gia tăng. Nếu như năm học 2003 – 2004, Trường mới có 3648 sinh viên theo học thì đến năm học 2006 – 2007, số lượng sinh viên theo học tại Trường đã là 5922 sinh viên, tức đạt 162,3%. Chúng ta có thể thấy rõ sự gia tăng số lượng sinh viên qua các năm qua bảng sau: Bảng 2.1: Quy mô đào tạo của Trường qua các năm học. Đơn vị: Người Hệ đào tạo 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 Tổng quy mô 3648 4352 4510 5922 I. Chính quy tập trung 2309 2952 3041 4806 Đại học - - 305 1050 Cao đẳng 1959 2054 2113 2835 Trung học 350 898 623 921 II. Tại chức và liên thông. 1339 1400 1469 1116 ( Nguồn: Phòng đào tạo – Trường Đại học Lao động - Xã hội) Sự gia tăng của quy mô đào tạo được cụ thể hoá thông qua sự gia tăng quy mô của từng hệ đào tạo. Hệ đào tạo chính quy tập trung tăng liên tục từ năm 2003 đến năm 2007 trong đó tăng nhanh nhất là giai đoạn 2006-2007 với tốc độ tăng là 58,04%, nguyên nhân là do năm 2005, Trường trở thành một Trường đại học do đó Trường mở rộng quy mô đào tạo và thu hút nhiều học sinh – sinh viên nộp đơn đăng ký dự thi vào Trường. Do đi lên từ một Trường Cao đẳng nên tỷ lệ số sinh viên thuộc hệ đào tạo cao đẳng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất luôn trên 58% song đang có xu hướng giảm xuống: giai đoạn 2003-2004, tỷ lệ số sinh viên thuộc hệ đào tạo cao đẳng chiếm 84,84% tổng số sinh viên thuộc hệ đào tạo chính quy tập trung; giai đoạn 2004-2005 tỷ lệ này là 69,58%; đến giai đoạn 2005-2006, tỷ lệ này là 69,48% và đến giai đoạn 2006-2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 58,99%. Bên cạnh đó, quy mô hệ đào tạo tại chức và liên thông cũng tăng liên tục từ năm 2003 đến năm 2006 tuy nhiên đến năm 2007 thì số lượng này lại giảm đi đáng kể: giai đoạn 2003-2004 con số này là 1339 người; giai đoạn 2004-2005 tăng lên thành 1400 người, tốc độ tăng so với giai đoạn trước là 4,56%; đến giai đoạn 2005-2006 tốc độ tăng là 4,93% và đến giai đoạn 2006-2007 số người tham gia hệ đào tạo này giảm xuống còn 1116 người, tốc độ giảm rất nhanh chóng: 24,03%. Đây là một dấu hiệu không tốt chứng tỏ chất lượng giảng dạy của Trường ở hệ đào tạo tại chức và liên thông là chưa thực sự tốt. Thành tích đào tạo của nhà trường 45 năm qua (1961 – 2006) Bồi dưỡng chuyên đề: trên 16000 người. Chuyên tu: trên 3000 cán bộ. Cao đẳng: trên 3000 cử nhân. Đại học: trên 2000 cử nhân (liên kết đào tạo). Triển khai nghiên cứu và tham gia được gần 500 đề tài các cấp, trong đó có 5 đề tài cấp Nhà nước; 50 đề tài cấp bộ, thành phố; 300 đề tài cấp cơ sở và 200 đề tài, báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh viên và thực hiện 20 dự án, công trình nghiên cứu với các Trường đại học nước ngoài. Kết quả đào tạo của Trường trong những năm học gần đây: Trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi của Trường có xu hướng tăng lên, trong năm học 2004-2005, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt loại khá giỏi hệ cao đẳng chính quy là 50,17%, hệ trung học là 64,87%; đến năm học 2005-2006, tỷ lệ đó lần lượt là 56,59% và 66,29%; điều này chứng tỏ chất lượng đào tạo của Trường trong những năm học gần đây đã được cải thiện, đội ngũ sinh viên ra trường phần nào đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Bảng 2.2: Kết quả tốt nghiệp năm học 2004 – 2005. Hệ đào tạo Tổng số dự xét Tốt nghiệp Hạng tốt nghiệp Số lượng % G K TBK TB SL % SL % SL % SL % Cao đẳng chính quy 560 556 99,3 20 3,59 259 46,58 - - 277 49,83 Trung học 212 205 96,7 27 13,17 106 51,7 - - 72 35,13 Cao đẳng vừa học vừa làm - 601 - 60 9,98 350 59,23 - - 191 31,79 ( Nguồn: Phòng đào tạo Trường Đại học Lao động - Xã hội) Bảng 2.3: Kết quả tốt nghiệp năm học 2005-2006 Hệ đào tạo Tổng số dự xét Tốt nghiệp Hạng tốt nghiệp Số lượng % G K TBK TB SL % SL % SL % SL % Cao đẳng chính quy 555 416 74,95 21 6,29 168 50,3 98 29,25 47 14,16 Trung học 210 178 84,8 19 10,67 99 55,6 - - 60 33,71 Cao đẳng vừa học vừa làm - 668 - 80 11,98 400 59,9 - - 188 28,12 ( Nguồn: Phòng đào tạo Trường Đại học Lao động - Xã hội) Nhìn vào hai bảng số liệu trên có thể thấy rằng chất lượng sinh viên học tập tại Trường là chưa cao. Mặc dù tỷ lệ tốt nghiệp trong tổng số dự xét là khá cao: hệ cao đẳng chính quy, giai đoạn 2004-2005 tỷ lệ này là 99.3% và giai đoạn 2005-2006 tỷ lệ này giảm xuống 74,95% còn hệ trung học ở giai đoạn 2004-2005 tỷ lệ này là 96,7% và giai đoạn 2005-2006, tỷ lệ này lại tăng lên 84,8%; nhưng trong đó tỷ lệ tốt nghiệp loại giỏi và khá là chưa cao trong khi đó tỷ lệ tốt nghiệp loại trung bình vẫn còn ở mức khá cao, cần phải có biện pháp thay đổi phương pháp dạy và học để giảm tỷ lệ này xuống và nâng tỷ lệ tốt nghiệp loại khá giỏi lên cao hơn nữa. 2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Trường Đại học Lao động - Xã hội. 2.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hiệu trưởng P.Tổ chức cán bộ P.Kế toán tài vụ Khoa Kế toán Khoa Kỹ thuật chỉnh hình Khoa Kỹ thuật chỉnh hình Ban quản lý dự án Phó Hiệu trưởng (Giám đốc TT Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Khoa Bảo hiểm Khoa Quản lý lao động Phòng Khoa học (1) TT Thông tin thư viện P. Hành chính tổng hợp Phòng quản trị thiết bị P. Hợp tác quốc tế (1) TT Tư vấn công tác xã hội P. Hiệu trưởng P. Hiệu trưởng P. Đào tạo P. Công tác sinh viên Trạm y tế Bộ môn luật Phòng Tại chức Bộ môn Mác - Lênin Bộ môn thống kê Bộ môn ngoại ngữ Bộ môn GDTCQP Bộ môn Toán tin Ghi chú (1): Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế có 2 mảng: Khoa học và hợp tác quốc tế do hai Phó Hiệu trưởng đảm nhiệm 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban. Hiệu trưởng: Là người đại diện theo pháp luật của nhà trường, người có thẩm quyền cao nhất và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của nhà trường trước Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội và cán bộ viên chức toàn trường. Quyết định mọi công việc có liên quan đến nhiệm vụ của Trường, có quyền đề xuất thành lập các Hội đồng tư vấn, sử dụng hệ thống tổ chức, bộ máy giúp việc và tham mưu từng lĩnh vực công việc. Hiệu trưởng đề nghị Bộ trưởng Lao động – Thương binh – Xã hội bổ nhiệm một số Phó Hiệu trưởng để giúp Hiệu trưởng phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể. Hàng năm, Hiệu trưởng chủ trì cuộc họp toàn thể cán bộ, viên chức để tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học trước và triển khai nhiệm vụ năm học tiếp theo. Phó Hiệu trưởng: Là người giúp việc cho Hiệu trưởng, phụ trách chỉ đạo và điều hành một số lĩnh vực công tác của Trường, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về phạm vi công việc được giao, định kỳ báo cáo tới Hiệu trưởng những công việc đã, đang, sẽ làm và dự kiến kế hoạch thực thi các công việc trong lĩnh vực được phân công phụ trách. Phó Hiệu trưởng được quyền ký thay Hiệu trưởng về các văn bản trong lĩnh vực mình phụ trách, giải quyết và ký các văn bản khác khi được hiệu trưởng uỷ quyền. Phòng đào tạo: Phòng đào tạo có chức năng giúp Hiệu trưởng tổ chức, quản lý công tác đào tạo hệ chính quy của Trường. Chịu trách nhiệm quản lý và triển khai các hoạt động đào tạo bao gồm: Xây dựng mục tiêu, kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, quản lý chất lượng dạy và học, quản lý toàn diện kết quả học tập của học sinh – sinh viên từ khi nhập Trường đến khi tốt nghiệp. Phòng tại chức: Giúp việc Hiệu trưởng tổ chức, quản lý công tác đào tạo hệ vừa học vừa làm, chịu trách nhiệm quản lý và triển khai các hoạt động đào tạo bao gồm: khai thác nguồn đào tạo, quản lý chất lượng dạy và học, quản lý toàn diện kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên từ khi nhập trường đến khi tốt nghiệp. Phòng khoa học và hợp tác quốc tế: Phòng này có chức năng giúp Hiệu trưởng xây dựng, tổ chức, quản lý, triển khai và giám sát các hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học và hợp tác quốc tế nhằm đạt được mục tiêu chung của Nhà trường. Phòng tổ chức cán bộ: Giúp Hiệu trưởng trong việc xây dựng, kiện toàn và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý, quy hoạch, sắp xếp, bổ sung, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ viên chức, thực hiện công tác chế độ chính sách, công tác bảo hộ lao động và bảo hiểm xã hội, xây dựng hệ thống văn bản pháp quy, quy định quản lý trong nội bộ Trường. Phòng kế toán tài vụ: Đây là phòng có chức năng giúp Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý toàn bộ Tài chính – Tài sản của Nhà trường theo đúng quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về đảm bảo an toàn, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính, tài sản được giao. Phòng hành chính tổng hợp: Chức năng là tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác hành chính tổng hợp. Thực hiện công tác lễ tân, hành chính, văn thư, lưu trữ thuộc trách nhiệm, thẩm quyền. Phòng quản trị thiết bị: Tham mưu cho Hiệu trưởng sử dụng cơ sở vật chất của Trường. Theo dõi, sử dụng hiệu quả tài sản của Trường phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập. Phòng công tác sinh viên: Giúp Hiệu trưởng về công tác quản lý học sinh – sinh viên, tổ chức hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong học sinh – sinh viên, theo dõi thi đua khen thưởng, kỷ luật, quản lý học sinh – sinh viên, thực hiện chính sách của Nhà nước đối với học sinh – sinh viên. Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức: Chức năng là tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Ban quản lý dự án: Tham mưu giúp Hiệu trưởng về dự án quy hoạch và quản lý xây dựng các công trình mới, sửa chữa lớn các công trình của Nhà trường theo quy định chung của Nhà nước. Trạm y tế: Giúp Hiệu trưởng về công tác chăm lo sức khỏe, điều trị bệnh thông thường và điều trị bệnh ban đầu cho cán bộ viên chức và học sinh, sinh viên, làm công tác vệ sinh môi trường trên cơ sở chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Y tế tuyến trên. Các khoa và bộ môn trực thuộc: Khoa là đơn vị được phân cấp với chức năng quản lý hành chính về đào tạo, nghiên cứu khoa học, gắn đào tạo với thực tế sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội theo kế hoạch được giao, quản lý cơ sở vật chất trong khoa. Bộ môn là đơn vị hành chính cơ sở vừa là đơn vị học thuật cơ sở, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo các hệ và bậc học trong Trường, thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, quản lý bồi dưỡng giảng viên, quản lý học sinh – sinh viên trong phạm vi nhiệm vụ được giao. 2.1.3. Quy mô, cơ cấu đội ngũ giảng viên của T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0089.doc
Tài liệu liên quan