MỤC LỤC
BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000 8
1.1 Tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng 8
1.1 .1 Chất lượng và đặc điểm của chất lượng 8
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng 9
1.1.2.1 Nhóm yếu tố môi trường bên ngoài: 9
1.1.2.2 Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp (Mô hình quy tắc 4M) 11
1.1.3 Quản lý chất lượng 13
1.1.3.1 Khái niệm 13
1.1.3.2 Các giai đoạn phát triển của quản lý chất lượng 13
1.2 Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 16
1.2.1 Khái niệm 16
1.2.2 Phạm vi áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 17
1.2.3 Nguyên tắc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 18
1.2.4 Nội dung quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 21
1.2.4.1 Hệ thống các văn bản, tài liệu, hồ sơ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 21
1.2.4.2 Trách nhiệm của lãnh đạo 22
1.2.4.3 Quản lý nguồn lực 23
1.2.4.4 Các quy trình tạo ra sản phẩm – dịch vụ 24
1.2.4.5 Đo lường, phân tích và cải tiến chất lượng 26
1.2.5 Những điều kiện để áp dụng thành công quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000 TẠICÔNG TY TNHH KIM KHÍ THĂNG LONG 31
2.1 Những nét khái quát về công ty TNHH Kim khí Thăng Long 31
2.1.1Thông tin doanh nghiệp 31
2.1.1.1 Giới thiệu về tổ chức 31
2.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh 31
2.1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 32
2.1.2 Một số đặc điểm kinh tế - kĩ thuật tại công ty TNHH Kim khí Thăng Long 29
2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất ở công ty TNHH Kim khí Thăng Long 29
2.1.2.2 Đặc điểm về công nghệ sản xuất 29
2.1.2.3 Đặc điểm về yếu tố đầu vào 30
2.1.2.4 Đặc điểm về thị trường và đối thủ cạnh tranh của công ty 31
2.2 Thực trạng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long 33
2.2.1 Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm 33
2.2.1.1Thực trạng chất lượng nhóm sản phẩm gia dụng phục vụ nội địa 33
2.2.1.2 Thực trạng chất lượng nhóm sản phẩm chi tiết ôtô, xe máy và chi tiết cho các ngành công nghiệp 34
2.2.1.3 Thực trạng chất lượng nhóm sản phẩm xuất khẩu 35
2.2.2 Phân tích thực trạng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty TNHH Kim khí Thăng Long 37
2.2.2.1 Mục tiêu áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long 37
2.2.2.2 Thực trạng hệ thống các văn bản, tài liệu hồ sơ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long 38
2.2.2.3 Thực trạng về trách nhiệm lãnh đạo tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long 40
2.2.2.4 Thực trạng về quản lý nguồn lực tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long 41
2.2.2.5 Thực trạng về các quy trình tạo ra sản phẩm – dịch vụ tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long 42
2.2.2.6 Thực trạng về đo lường, phân tích và cải tiến chất lượng tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long 48
2.2.2 Một số đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO tại công ty TNHH Kim khí Thăng Long 49
2.2.3.1 Những thành tích đạt được sau khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại công ty KKTL 49
2.2.3.2 Những tồn tại hạn chế về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty 50
2.2.3.3 Những nguyên nhân gây ra các hạn chế trong quản lý chất lượng tại công ty 51
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000 TẠI CÔNG TY TNHH KIM KHÍ THĂNG LONG 56
3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty TNHH Kim khí Thăng Long: 56
3.2 Kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tạo công ty TNHH Kim Khí Thăng Long. 59
3.2.1 Tạo điều kiện cho đội ngũ lãnh đạo phát huy được hiệu quả quản lý của mình 59
3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty 60
3.2.3 Tăng cường công tác đánh giá nội bộ 61
3.2.4 Tích hợp một số công cụ quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng tại công ty. 62
3.2.5 Cải tiến, đổi mới máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất 67
3.2.6 Hiện đại hóa hệ thống lưu trữ, trao đổi thông tin và ứng dụng linh hoạt, sáng tạo vào hoạt động của công ty. 67
3.2.7 Đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cung ứng cho hoạt động của công ty một cách lâu dài, ổn định và đạt chất lượng cao 68
3.3 Những điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp 69
3.3.1 Sự cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện chính sách chất lượng 69
3.3.2 Các quy tắc cần đảm bảo thực hiện để áp dụng quản lý chất chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 có hiệu quả 69
3.3.3 Về phía Nhà nước 72
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2515 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty TNHH Kim khí Thăng Long đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng kim khí từ kim loại dạng lá bằng công nghệ đột dập nên nguồn nguyên liệu chủ yếu của công ty chủ yếu là nhập khẩu (thép là cán nguội đạt yêu cầu đột dập hiện nay trong nước hầu như chưa sản xuất được). (Danh sách một số nhà cung cấp chính của công ty Phụ lục 5)
Yếu tố lao động
Tổng lao động thường xuyên tại công ty là 3.171 người, trong đó nam: 2.111 người, nữ: 1060 người.
Phân loại theo thời hạn hợp đồng:
Số lao động kí HDLD không xác định thời hạn: 1.349 người
Số lao động kí HDLD xác định thời hạn 12 – 36 tháng: 1.774 người
Số lao động kí HDLD ngắn hạn dưới 12 tháng: 43 người
Số lao động không thuộc đối tượng kí HDLD : 5 người
Phân loại theo trình độ:
CBCNV có trình độ đại học : 114 người
CBCNV có trình độ cao đẳng, trung cấp : 226 người
CBCNV bậc 4 trở lên : 198 người
CBCNV bậc 4 trở xuống : 2.633 người
Đặc điểm về thị trường và đối thủ cạnh tranh của công ty
Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty Kim Khí Thăng Long ngày một khẳng định vị trí đứng đầu của mình trong việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm kim khí gia dụng và cao cấp có chất lượng và được người tiêu dùng đánh giá cao so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Dưới đây là một số sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định đem lại doanh thu cao cho công ty:
Với mặt hàng bếp dầu truyền thống: Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các tỉnh phía Nam. Ở thị trường này, một số đối thủ cạnh tranh như: Xí nghiệp quốc phòng Z117, các doanh nghiệp Thái Quang…của Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù, giá bán của họ chỉ bằng 60% giá bán bếp dầu của Công ty bán lẻ tại thị trường này, song nhờ chất lượng tốt sản phẩm của Công ty vẫn chiếm thị phần cao từ 50% đến 55%.
Mặt hàng xoong INOX cao cấp: Thị trường tiêu thụ chủ yếu là Đồng bằng Bắc Bộ. Đây là một thị trường có tiềm năng lớn và mang lại nguồn lợi nhuận cao cho Công ty, chính vì vậy việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của thị trường là một hướng đi đúng đắn.
Mặt hàng vỏ đèn cao cấp các loại: Khách hàng chính là các công trình công cộng, các Xã, Huyện và các Tỉnh trong cả nước.
Mặt hàng bồn rửa: Công ty Kim Khí Thăng Long là Công ty đầu tiên của Việt Nam chế tạo thành công bồn rửa để cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Khách hàng chủ yếu là các hãng tư nhân với số lượng lớn.
Mặt hàng chi tiết xe máy Honda: Khách hàng chủ yếu là Công ty sản xuất xe máy honda Việt Nam. Đây là đối tác khách hàng quan trọng của Công ty do đó việc đáp ứng yêu cầu chất lượng quyết định lớn đến khả năng cạnh tranh và tạo dựng uy tín với khách hàng.
Mặt hàng xuất khẩu: Mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất hiện nay là đèn nến ROTERA xuất sang thị trường Thụy Điển, ngoài ra một số mặt hàng của Công ty cũng đã xâm nhập và tìm được chỗ đứng ở thị trường khác như: Nhật Bản, Nga, Trung Quốc…
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Sau khi áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tình hình sản xuất kinh doanh của công ty thay đổi theo chiều hướng tích cực, tạo niềm tin về sự phát triển của công ty trong những năm tiếp theo.
Hình 2.3: Kết quả thực hiện chỉ tiêu sản xuất kinh doanh từ 2005 – 2007
Đơn vị: triệu đồng
STT
Khoản mục
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh thu thuần của công ty
414.863
436.407
671.885
Tổng chi phí
412.748
432.260
662.421
Lợi nhuận trước thuế
13.569
28.723
30.464
Lợi nhuận sau thuế
11.792
26.641
27.814
Lợi nhuận liên doanh sau thuế
11.180
22.860
23.762
(Nguồn: Bản công bố thông tin của công ty)
Các hợp đồng lớn đã được thực hiện hoặc kí kết mà công ty đã đạt được sau khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 thành công là rất nhiều trong thời gian qua (Tham khảo ở Phụ lục 6)
2.2 Thực trạng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long
2.2.1 Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm
2.2.1.1Thực trạng chất lượng nhóm sản phẩm gia dụng phục vụ nội địa
Sau khi áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2000, chất lượng sản phẩm của công ty tăng lên đáng kể, do đó đã tạo niềm tin với người tiêu dùng và nâng cao uy tín của công ty. Để chứng minh điều này, ta có thể sử dụng số liệu về chất lượng sản phẩm bếp dầu – loại sản phẩm được ưu dùng hiện nay - như sau:
Hình 2.4: Chất lượng sản phẩm bếp dầu
Đơn vị: Chiếc
Sản phẩm
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số bếp dầu
524450
391309
397706
568120
520405
Loại I
508099
(98,7%)
386476
(98,82%)
393185
(98,85%)
561587
(98,85%)
514524
(98,87%)
Phế phẩm
6531
(1,25%)
4563
(1,18%)
4521
(1,15%)
6513
(1,15%)
5881
(1,13%)
Sai hỏng
16
(0,0031%)
12
(0,003%)
11
(0,0028%)
15
(0,0026%)
13
(0,0026%)
(Nguồn: Phòng kế hoạch Công ty)
Hình 2.5: So sánh với đối thủ cạnh tranh trên thị trường bếp dầu
STT
Đơn vị sản xuất bếp dầu
Công suất
Tiêu hao dầu (g/h)
Hiệu suất (%)
Ngọn lửa
Thị trương
Sản lượng tiêu thụ
(chiếc)
1
Kim Khí Thăng Long
850
120
59
Xanh
Cả nước
40000
2
Thái Quang
748
134
46
Đỏ
Tp HCM
2000
3
Z 177
840
120
58
Đỏ
Cả nước
20000
(Nguồn: Phòng kế hoạch Công ty)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Công suất
Năm
Công
suất
864
824
900
920
940
930
960
940
920
900
880
860
840
820
800
Hình 2.6: Biểu đồ công suất bếp dầu
(Nguồn: Phòng kế hoạch Công ty)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Năm
Hiệu suất suâsuất
55
60
60,9
60,9
61
61
62
61
60
Hiệu suất
59
58
57
56
Hình 2.7: Biểu đồ hiệu suất nhiệt độ có ích của bếp dầu 10B
(Nguồn: Phòng kế hoạch Công ty)
2.2.1.2 Thực trạng chất lượng nhóm sản phẩm chi tiết ôtô, xe máy và chi tiết cho các ngành công nghiệp
Công ty Kim Khí Thăng Long đã hợp tác với Honda Việt Nam trong một thời gian dài, điều đó chứng tỏ rằng, công ty đã rất có uy tín trong việc sản xuất các chi tiết, phụ tùng ô tô, xe máy. Vì vậy, trong quá tình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty rất chú trong công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm
Dưới đây là một ví dụ về mặt hàng STAY, HORN (mã chi tiết 64225 – KTMJ) được so sánh mức chất lượng với thực tế sản xuất:
Hình 2.8: Bảng tổng hợp so sánh mức chất lượng và thực tế sản xuất qua các năm từ 2005 – 2007 của sản phẩm STAY, HORN
Đơn vị: Chiếc
Sản phẩm
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng sản lượng
469283
586604
733255
Loại I
447864
579851
728761
Phế phẩm
21419
6753
4494
Tỉ lệ phế phẩm (%)
4,5
1,2
0,61
(Nguồn: Phòng công nghệ Công ty)
2.2.1.3 Thực trạng chất lượng nhóm sản phẩm xuất khẩu
Trong những năm qua, số lượng cũng như doanh thu của công ty từ nhóm mặt hàng xuất khẩu không ngừng tăng nhanh và chiếm một tỉ lệ cao so với nhóm mặt hàng truyền thống và trở thành nguồn thu chủ yếu của công ty. Tổng doanh thu hàng xuất khẩu năm 2007 đạt được khoảng 65 tỉ đồng, và doanh thu hàng xuất khẩu một số năm gần đây như sau:
Hình 2.9: Doanh thu xuất khẩu qua các năm
Năm
Doanh thu xuất khẩu (tỉ đồng)
2004
37,746
2005
45,295
2006
54,354
2007
65,224
(Nguồn: Phòng kế hoạch Công ty)
Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm đèn nến ROTERA
Vì mặt hàng đèn ROTERA là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty, với số lượng xuất khẩu cao nhất so với các mặt hàng xuất khẩu khác. Ta có bảng thống kê lỗi sản phẩm đèn nến ROTERA như sau:
Hình 2.10: Tỉ lệ sai lỗi sản phẩm
Lỗi
Tháng
Bẹp khung
Bẹp vai, chỏm, nõn
Rơi chốt
Gỉ chân nến
Hàn sai kích thước
Khuyết
Các lỗi khác
Tổng số
10
Số lỗi
2776
2274
2099
1313
949
759
286
10456
Tỷ lệ %
26,5
21,7
20,0
12,6
9,0
7,2
3,0
(Nguồn: phòng chất lượng Công ty)
Từ biểu trên, ta có bảng tính toán xử lý số liệu như sau:
Hình 2.11: Dữ liệu khuyết tật sản phẩm
Dạng khuyết tật
Số sản phẩm bị khuyết tật
Tỷ lệ % các dạng khuyết tật
Khuyết tật tích lũy
Tỷ lệ % khuyết tật tích lũy
Bẹp khung
2776
26,5
2776
26,5
Bẹp vai, chỏm, nõn
2274
21,7
5050
48,2
Rơi chốt
2099
20,0
7149
68,0
Gỉ chân nến
1313
12,6
8462
80,8
Hàn sai kích thước
949
9,0
9411
89,8
Khuyết
759
7,2
10170
97,0
Các lỗi khác
286
3,0
10456
100,0
Tổng số
10456
100,0
-
-
(Nguồn: Phòng chất lượng Công ty)
Từ bảng dữ liệu các dạng khuyết tật của sản phẩm, ta vẽ được biểu đồ PARETO biểu thị tỷ lệ sai lỗi cho sản phẩm đèn NEW ROTERA như sau:
Hình 2.12: Biểu đồ Pareto
Dạng khuyết tật
20
40
60
80
100
1
2
3
4
5
6
7
Đường cong tích lũy
26,5%
21,7%
20,0%
12,6%
3,0%
7,2%
9,0%
Tỷ lệ %
(Nguồn: Phòng chất lượng Công ty)
Thông qua biểu đồ Pareto đã phản ánh một cách trung thực dữ liệu về chất lượng sản phẩm đèn nến ROTERA, là căn cứ cơ sở để công ty tập trung nguồn lực, phương tiện, trang thiết bị, máy móc và con người trong việc cải tiến chất lượng tại những khâu quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian.
2.2.2. Phân tích thực trạng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty TNHH Kim khí Thăng Long
Để phân tích thực trạng quản lý chất lượng tại công ty Kim Khí Thăng Long, ta có thể xem xét qua sơ đồ hệ thống chất lượng của công ty tại Phụ lục 7
2.2.2.1 Mục tiêu áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, các đối tác làm ăn và khách hàng của công ty không còn chỉ trong phạm vi quốc gia mà đã mở rộng sang các nước khác. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng lại là thách thức đối với công ty. Vì khi bắt đầu hợp tác với nước ngoài, công ty sẽ phải đối mặt với rất nhiều các tiêu chuẩn khắt khe bắt buộc phải có trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Chính vì thế, giấy chứng nhận phù hợp với ISO 9000 là chứng minh thư chất lượng đảm bảo cho công ty mở rộng thị trường của mình.
Với việc thực hiện đúng phương châm của ISO là “ làm tốt, làm đúng ngay từ đầu, kiểm soát chặt chẽ từng công việc của quá trình…”, công ty đảm bảo được mục tiêu đề ra như là:
Thỏa mãn tốt hơn các yêu cầu của khách hàng
Tăng uy tín và tăng cường tính cạnh tranh của công ty trên thị trường quốc tế.
Cải thiệu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một cách có hiệu quả hơn
Nâng cao hiệu quả đầu tư thông qua nâng cao hiệu suất lao động…
Tóm lại, mục tiêu của công ty khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 có thể thấy đó là: hoàn thiện lại hệ thống quản lý chất lượng của mình để đạt tiêu chuẩn Quốc tế. Từ đó, đây sẽ là bàn đạp giúp công ty tiến tới đạt được các mục tiêu mà mình đã vạch ra.
2.2.2.2 Thực trạng hệ thống các văn bản, tài liệu hồ sơ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long
Hiện tại, công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 với hệ thống các văn bản, tài liệu hồ sơ như sau:
Chính sách chất lượng
Mục tiêu của công ty: Trở thành một công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng cơ kim khí gia dụng. Sản phẩm của công ty không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu.
Công ty cam kết thực hiện những nguyên tắc sau:
Tìm hiểu thị trường để đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ của công ty đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng một cách hiệu quả theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, có sự tham gia của tất cả mọi người, không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Khẩu hiệu của công ty: “ Không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm”.
Cấu trúc văn bản của hệ thống chất lượng
Sổ tay chất lượng
Thủ tục
Hướng dẫn
Biểu mẫu
Đường lối, chính sách chủ đạo của Công ty.
Văn bản thủ tục hệ thống chất lượng (TCVN ISO 9001 : 2000).
Các hướng dẫn công việc cụ thể.
Các biểu mẫu ghi chép (Các bằng chứng).
Hình 2.13: Cấu trúc văn bản hệ thống chất lượng
Sổ tay chất lượng
Nhằm phổ biến chính sách chất lượng đến toàn thể các phòng ban, bộ phận, Công ty đã lập sổ tay chất lượng và phân phối cho các bộ phận, phòng ban theo quyết định của lãnh đạo Công ty. Sổ tay chất lượng của Công ty gồm có 2 phần như sau:
Phần I: Tổng quát
Giới thiệu tổng quan về Công ty.
Đối chiếu gữa sổ tay chất lượng với tiêu chuẩn ISO 9001:2000
Định nghĩa và thuật ngữ.
Phạm vi áp dụng.
Các điều khoản khác.
Chính sách chất lượng.
Sơ đồ tổ chức.
Trách nhiệm và quyền hạn.
Phần II: Các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 9001:2000
Phần này gồm 5 chương tương ứng với 20 điều trong tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ chương I: Hệ thống quản lý chất lượng đến chương V: Đo lường, phân tích và cải tiến. Mỗi chương nêu rõ chính sách và biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn tương ứng các tiêu chuẩn ISO 9001:2000
Kiểm soát tài liệu, hồ sơ:
Hiện nay, công ty đã xây dựng các thủ tục dạng văn bản để kiểm soát mọi tài liệu có nguồn gốc nội bộ và bên ngoài cũng như hồ sơ chất lượng. Tài liệu, hồ sơ của Hệ thống quản lý chất lượng được kiểm soát thông qua việc quy định cụ thể:
Cách nhận biết tài liệu, hồ sơ, nhận biết các thay đổi, và cách bảo quản.
Quy định về thời gian lưu trữ, phương thức lưu trữ và cách thức lưu trữ
Đại diện lãnh đạo về ISO đảm bảo tài liệu luôn sẵn có tại những nơi cần sử dụng.
Các đơn vị đã xác lập các loại hồ sơ đơn vị mình cần và duy trì một danh mục hồ sơ tại đơn vị mình.
2.2.2.3 Thực trạng về trách nhiệm lãnh đạo tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long
Cam kết của lãnh đạo công ty được thể hiện thông qua việc: truyền đạt cho mọi CBCNV về tầm quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu pháp luật của nhà nước, thiết lập chính sách chất lượng, đảm bảo việc thiết lập mục tiêu chất lượng, tiến hành việc xem xét lãnh đạo trên toàn hệ thống, đảm bảo các nguồn lực sẵn có.
Hiện nay, giám đốc công ty bổ nhiệm một phó giám đốc là Đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR), chịu trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trong công ty triển khai thực hiện công tác đầu tư, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Công ty tiến hành họp xem xét của lãnh đạo ít nhất 1 lần/năm. Cuộc họp xem xét của lãnh đạo có thể kết hợp với các cuộc họp sản xuất của công ty.
QMR căn cứ vào nội dung cần xem xét tại cuộc họp để phân công các đơn vị liên quan chuẩn bị các báo cáo về các vấn đề cần được xem xét. Nội dung cần được xét tại cuộc họp là:
Kết quả của các cuộc đánh giá chất lượng nội bộ
Khiếu nại hoặc phản hồi của khách hàng
Việc thực hiện các quá trình và sự phù họp của sản phẩm
Việc thực hiện hành động khắc phục phòng ngừa
Những thay đổi có thể làm ảnh hưởng đến Hệ thống quản lý chất lượng
Các khuyến nghị và cải tiến.
Đối với trách nhiệm và quyền hạn, công ty đã xây dựng một văn bản để quy định rõ như: phiếu mô tả công việc…và để trao đổi thông tin nội bộ, tùy thuộc vào từng loại thông tin về tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, mà các hình thức trao đổi thông tin có thể là: Thông báo bằng văn bản, họp giao ban, tổ chức lớp học, sổ giao ca, bảng thông báo…
2.2.2.4 Thực trạng về quản lý nguồn lực tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long
Nhận thức được rằng, nguồn lực đóng vai trò then chốt trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty nên công ty đã xây dựng, áp dụng và duy trì ngay từ đầu các tiêu chuẩn về quản lý nguồn lực như:
Cung cấp nguồn nhân lực
Để thực hiện, duy trì và nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng và tăng cường sự thỏa mãn khách hàng, lãnh đạo công ty cam kết cung cấp nguồn lực kịp thời và đầy đủ.
Ngoài ra, công ty đã có Trung tâm đào tạo và dạy nghề, mở các lớp đào tạo nghề, bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho CBCNV của công ty và các đối tượng khác khi có yêu cầu.
Nguồn nhân lực
Các yêu cầu về năng lực, trình độ đối với mỗi vị trí công việc đều được xác định thông qua phiếu mô tả công việc.
Phòng tổ chức có trách nhiệm lập kế hoạch và tổ chức đào tạo, tuyển dụng nhân lực hàng năm cho công ty.
Công ty tiến hành hoạt động đào tạo, phổ biến cho mọi CBCNV hiểu và biết được sự đóng góp của vị trí công việc mà họ đang làm đối với việc đạt được chính sách và mục tiêu chất lượng của công ty
Phòng tổ chức duy trì phiếu theo dõi đào tạo các nhân của từng CBCNV trong công ty
(Phụ lục 9 – 10 sẽ mô tả lưu đồ dòng chảy đối với công tác tuyển dụng và đào tạo CBCNV của công ty)
Cơ sở hạ tầng
Từ mục đích nhằm tới sự phù hợp của sản phẩm, công ty đã xác định và đầu tư nâng cấp, duy trì cơ sở hạ tầng bao gồm:
Văn phòng, kho tàng, không gian làm việc, phương tiện làm việc
Trang thiết bị, máy móc
Các dịch vụ hỗ trợ (phương tiện vận chuyển, thiết bị trao đổi thông tin nội bộ và bên ngoài)
Môi trường làm việc
Để đạt được sự phù hợp của sản phẩm, công ty TNHH Kim khí Thăng Long duy trì một môi trường làm việc an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn về:
Ánh sáng
Nhiệt độ
An toàn lao động cho công nhân…
Công ty có giao nhiệm vụ cho một đơn vị phụ trách về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động. Quản đốc các phân xưởng chịu trách nhiệm về môi trường làm việc tại phân xưởng mình.
2.2.2.5 Thực trạng về các quy trình tạo ra sản phẩm – dịch vụ tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long
Hiện nay, công ty đã xây dựng một hệ thống các quy trình tạo ra sản xuất sản phẩm dịch vụ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 như sau:
Hoạch định việc tạo ra sản phẩm
Công ty đã triển khai việc hoạch định tạo sản phẩm bằng cách thiết lập các Quy trình công nghệ, quy trình kiểm soát quá trình sản xuất cho từng loại sản phẩm, đề cập tới:
Các bước công nghệ
Quy cách sản phẩm
Hướng dẫn cụ thể
Nhân lực, máy móc thiết bị cần thiết
Các công đoạn kiểm tra
Các hướng dẫn kiểm tra
Quy định các hồ sơ cần lưu trữ.
Các quy trình công nghệ, quy trình kiểm soát quá trình sản xuất một loại sản phẩm là đầu ra của quá trình thiết kế.
Khâu thiết kế
Đặt mục tiêu thỏa mãn tối ưu khách hàng làm tiêu chí hàng đầu trong thiết kế sản phẩm. Vì vậy, đối với các yêu cầu về sản phẩm dịch vụ, công ty tiến hành xem xét:
Các yêu cầu do khách hàng đưa ra hoặc không được khách hàng đưa ra nhưng cần thiết cho việc sử dụng cụ thể hoặc dự kiến của sản phẩm
Các yêu cầu pháp luật có liên quan đến sản phẩm
Mọi yêu cầu do công ty xác định
Sau khi xác định rõ các yêu cầu liên quan, phòng Vật tư kết hợp với các đơn vị liên quan tổ chức xem xét để đảm bảo công ty có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Các yêu cầu của khách hàng đều được lập thành văn bản.
Do đó, quá trình thiết kế của công ty cũng chính là quá trình thực hiện theo yêu cầu cụ thể của từng loại sản phẩm của khách hàng. Yêu cầu của khách hàng là mấu chốt của việc cải tiến, đổi mới sản phẩm. Các chi tiết của sản phẩm tiêu dùng là sự cụ thể hóa những yêu cầu đã được xác định.
Hình 2.14: Sơ đồ chu kỳ thiết kế sản phẩm
Thiết kế mới và cải tiến sản phẩm
Kiểm tra kỹ thuật và tính hợp lệ
Kiểm tra tính hợp lệ của sản phẩm
Chấp nhận quá trình
(Nguồn: Phòng chất lượng Công ty)
Hoạt động đầu tiên của chu kỳ thiết kế sản phẩm là tập trung vào thiết kế và cải tiến sản phẩm dựa trên căn cứ vào khả năng sản xuất của thiết kế.
Khách hàng cung cấp những yêu cầu về sản phẩm, thông tin này do phòng kỹ thuật xử lí và chuyển thành các yêu cầu kỹ thuật thiết kế sản phẩm, những thông tin thiết kế mới và cải tiến được đưa lên Giám đốc Công ty và các bộ phận liên quan thống nhất lựa chọn. Sau khi mẫu được lựa chọn sẽ được đưa sang phòng thiết kế mẫu của Công ty thuộc phòng kỹ thuật để phân tích lựa chọn quy trình công nghệ, nguyên vật liệu thích hợp.
Xem xét thiết kế lần cuối cùng: Cung cấp dữ liệu dùng để xác định các nguyên vật liệu hay dịch vụ có liên quan đến quá trình cụ thể và đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng.
Quy trình thiết kế sản phẩm có thể được minh họa qua sơ đồ sau:
Hình 2.15: Thiết kế sản phẩm hoặc cải tiến sản phẩm
Nhu cầu KH
Nhu cầu thị trường
KT các thông số kỹ thuật của sản phẩm
Chọn mẫu thiết kế
Sản xuất thử
Kiểm định các thông số kỹ thuật đánh giá bởi khách hàng
Sản xuất đại trà
Viết thủ tục, lưu trữ hồ sơ thiết kế
Hỗ trợ nghiên cứu thị trường
Cung cấp NVL
Hỗ trợ kỹ thuật
Phân tích các yếu tố cải tiến
(Nguồn: Phòng chất lượng Công ty)
Khâu mua hàng
Mục tiêu của khâu này là đảm bảo việc cung cấp đúng số lượng, đúng chủng loại, và theo đúng yêu cầu chất lượng cho quá trình sản xuất của công ty…Do đó, để thực hiện điều này, Công ty đã xây dựng kế hoạch và chương trình hành động cụ thể nhằm quản lý hiệu quả trong việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào như:
Tổ chức các cuộc họp với các bên cung cấp nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong việc cải tiến nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng.
Ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp chính.
Hợp đồng cụ thể với bên cung cấp các yêu cầu kỹ thuật của nguyên vật liệu.
Bộ phận cung tiêu có trách nhiệm kiểm soát quá trình cung cấp theo từng hợp đồng. Việc đánh giá kết quả hoạt động cung cấp dựa vào kết quả, chất lượng nguyên vật liêu, thời gian giao hàng, giá cả…
Bộ phận QC có trách nhiệm kiểm tra đánh giá nguyên vật liệu đầu vào.
Đối với công tác kiểm tra:
Toàn bộ nguyên vật liệu đầu vào đều được kiểm tra về độ dày, chất lượng bề mặt, ký hiệu trước khi đưa vào sử dụng, kiểm tra các bán thành phẩm gia công bên ngoài và kiểm tra khuôn mẫu theo định kỳ.
Kiểm tra độ cứng khuôn và độ bóng của kết cấu khuôn xoong INOX, kiểm tra độ chắc của mối hàn.
Kiểm tra tính cơ lý của vật liệu theo phương pháp thủ công và kinh nghiệm như: Độ dài, chiều dầy và ký hiệu vật tư.
Thành phẩm được kiểm tra 100% đạt yêu cầu, đóng dấu KCS vào nơi quy định của sản phẩm, nếu không đạt sẽ phân loại và lập biên bản xử lý, nếu sửa chữa được kiểm tra lại, nếu không sửa chữa được sẽ hủy. Tất cả sản phẩm qua kiểm tra đều phải lưu giữ kết quả kiểm tra và do phong QC đảm nhận.
Khâu sản xuất
Xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra cho từng chi tiết sản phẩm.
Xây dựng bản hướng dẫn kiểm tra chất lượng từng công đoạn.
Xây dựng tiêu chuẩn công việc, hình vẽ và sơ đồ.
Khâu vận chuyển, phân phối tiêu dùng
Vận chuyển phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng rất quan trọng đặc biệt khi mà mạng lưới phân phối sản phẩm của công ty không ngừng được mở rộng ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Vì vậy, vấn đề phân phối cung cấp sản phẩm đúng thời gian, đúng chất lượng theo yêu quyết định đến khả năng cạnh tranh, chiếm thị phần và mở rộng thị trường của Công ty. Công ty đã tiến hành:
Định kỳ bảo dưỡng các phương tiện vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển.
Lựa chọn nhóm sản phẩm truyền thống, xuất khẩu…phù hợp với từng thị trường khác nhau.
Quản lý mối quan hệ với khách hàng thông qua:
Cách tiếp nhận khách hàng: Khách hàng liên hệ qua nhân viên bán hàng, khách hàng sẽ được thông tin gặp người đại diện của Công ty để giải quyết theo yêu cầu. Khách hàng chính được lập danh sách trong danh mục điện thoại của Công ty. Sản phẩm của doanh nghiệp đều được ghi rõ địa chỉ, tạo thuận lợi trong việc liên hệ giải đáp và thông tin ý kiến phản hồi từ phía người tiêu dùng.
Tiếp thu và xử lý các khiếu lại của khách hàng: Tất cả khiếu lại được ghi vào hệ thống thông tin dữ liệu và chuyển đến bộ phận chăm sóc khách hàng. Các khiếu lại cấp bách sẽ được chuyển ngay đến bộ phận QC đảm nhận và xử lý.
Tổ chức hoạt động theo sát khách hàng.
Đánh giá và cải tiến mối quan hệ với khách hàng: Cải tiến chất lượng dịch vụ, tổng hợp và sử dụng ý kiến khách hàng, tích lũy ý kiến, kiến thức về khách hàng. Nắm bắt sự thỏa mãn cũng như thái độ của khách hàng và nhu cầu của khách hàng trong tương lai.
Có chính sách bảo hành đối với sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp.
Khâu kiểm soát chất lượng
Trong quá trình hoạt động quản lý chất lượng Công ty luôn coi trọng việc đánh giá, kiểm tra, kiểm soát chất lượng như: Đánh giá kế hoạch chất lượng phát hiện những tồn tại và hạn chế cần khắc phục và điều chỉnh kịp thời. Và đánh giá việc tuân thủ kế hoạch chất lượng. Về vấn đề quản lý và kiểm tra cụ thể như:
Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo hệ thống kiểm soát chất lượng toàn diện ngay từ khâu đưa vật tư vào do các cán bộ chuyên trách đảm nhiệm (QC) phát hiện và xử lý ngay những khuyết tật.
Bán thành phẩm từ khu vực này chuyển sang khu vực khác được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, kiểm tra cuối cùng viết phiếu thừa nhận để nhập kho.
Khâu kiểm tra thành phẩm cuối cùng kiểm tra 100% theo tiêu chuẩn chất lượng.
Tất cả quy trình sản xuất đều được xây dựng theo tiêu chuẩn kiểm tra, quy trình kiểm tra, hưỡng dẫn công khai việc kiểm tra, lưu trữ hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Xây dựng mô hình kiểm tra chất lượng, tỷ lệ sai hỏng đến tận nguyên công, làm nhiều đồ gá kiểm, dưỡng kiểm phát hiện đến tận máy cho công nhân tự kiểm. (Sơ đồ quản lý và kiểm soát các quá trình của công ty có thể được tham khảo ở Phụ lục 8)
Để tiến hành kiểm soát chất lượng đạt được hiệu lực và hiệu quả cao, một số công cụ thống kê trong quản lý chất lượng đã được công ty áp dụng như:
Sơ đồ lưu trình: Nhận biết, phân tích quá trình, phát hiện các hoạt động thừa, các hạn chế để loại bỏ kịp thời.
Sơ đồ xương cá: Tìm kiếm, xác định các nguyên nhân gây ra các vấn đề về chất lượng để tìm cách khắc phục.
Biểu đồ Pareto: Xác định những vấn đề nào được ưu tiên giải quyết trước.
2.2.2.6 Thực trạng về đo lường, phân tích và cải tiến chất lượng tại công ty TNHH Kim Khí Thăng Long
Các quá trình đều được kiểm soát liên tục nhằm loại bỏ những biến động và luôn có sự so sánh với tiêu chuẩn đề ra, đồng thời đòi hỏi sự phối hợp giữa các phòng ban trong Công ty phải nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 tại Công ty TNHH Kim khí Thăng Long đến năm 2010.DOC