MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ 2
1.1 Lý luận chung về quản lý nhân sự. 2
1.1.1 Khái niệm và vai trò của quản lý nhân sự. 2
1.1.1.1 Khái niệm về quản lý nhân sự. 2
1.1.1.2 Vai trò của quản lý nhân sự. 3
1.1.1.3 Nội dung của quản lý nhân sự. 4
1.1.2 Một vài học thuyết về quản lý nhân sự. 5
1.1.2.1 Thuyết X: Thuyết con người kinh tế (Taylor, Gant, Ghinbert, Fayol ). 5
1.1.2.2. Thuyết Y: Thuyết con người xã hội (Gregor, Maslow, Likest). 6
1.1.2.3. Thuyết Z: Của các xí nghiệp Nhật Bản. 6
1.1.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nhân sự. 7
1.2 Nội dung của quản lý nhân sự. 7
1.2.1 Phân tích công việc 7
1.2.1.1 Khái niệm và mục đích của việc phân tích công việc. 7
1.2.1.2. Nội dung của phân tích công việc. 8
1.2.2 Tuyển dụng nhân sự. 10
1.2.2.1. Nguồn tuyển dụng. 11
1.2.2.2. Nội dung của tuyển dụng nhân sự. 12
1.2.3 Đào tạo và phát triển nhân sự. 14
1.2.3.1. Đào tạo nhân sự. 14
1.2.3.2 Phát triển nhân sự. 16
1.2.4 Sắp xếp sử dụng lao động. 16
1.2.5 Đánh giá và đãi ngộ nhân sự. 17
1.2.5.1 Đánh giá thành tích công tác. 17
1.2.5.2 Đãi ngộ nhân sự. 19
i) Đãi ngộ vật chất. 19
ii) Đãi ngộ tinh thần. 21
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết quản lý nhân sự. 22
1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhân sự. 22
1.3.1.1. Nhân tố môi trường kinh doanh. 22
1.3.1.2. Nhân tố con người. 23
1.3.1.3. Nhân tố nhà quản lý. 24
1.3.2 Sự cần thiết của việc hoàn thiện quản lý nhân sự 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM 27
2.1 Khái quát chung về Công ty CP Thiết bị thực phẩm. 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 27
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của Công ty. 30
2.1.3 Sứ mệnh, tầm nhìn, nguyên tắc hoạt động. 30
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty. 31
2.1.5 Môi trường kinh doanh của Công ty CP Thiết bị thực phẩm. 34
2.1.5.1 Đối thủ cạnh tranh. 34
2.1.5.2 Nhà cung cấp. 34
2.1.5.3 Khách hàng. 34
2.1.5.4 Điều kiện tự nhiên, địa lý. 34
2.1.5.5 Môi trường bên trong. 34
2.2 Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP Thiết bị thực phẩm. 35
2.2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007. 35
2.2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 - 2009. 36
2.3 Thực trạng quản lý nhân sự của Công ty. 38
2.3.1 Tình hình quản lý nhân sự tại Công ty CP Thiết bị thực phẩm. (Xem mẫu biểu ) 38
2.3.2 Thực trạng tuyển dụng nhân sự tại Công ty CP Thiết bị thực phẩm. 40
2.3.3 Thực trạng đào tạo và phát triển nhân sự tại Công ty CP Thiết bị Thực phẩm. 42
2.3.3.1 Đào tạo nhân sự. 42
2.3.3.2 Phát triển nhân sự. 45
2.3.4 Thực trạng đãi ngộ nhân sự tại Công ty CP Thiết bị thực phẩm. 45
2.3.4.1 Đãi ngộ vật chất. 45
2.3.4.2 Đãi ngộ tinh thần. 47
2.4 Tổng hợp đánh giá về quản lý nhân sự tại Công ty CP thiết bị thực phẩm. 47
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM. 50
3.1 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới. 50
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhân sự tại Công ty CP Thiết bị thực phẩm. 50
3.2.1 Các giải pháp đối với Công ty CP Thiết bị thực phẩm. 50
3.2.2 Các giải pháp thuộc về nhà nước. 57
KẾT LUẬN 59
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện Quản lý nhân sự tại Công ty cổ phần Thiết bị Thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp sau khi nghiên cứu kỹ môi trường bên ngoài doanh nghiệp sẽ đề ra sứ mạng mục tiêu của mình.
- Khung cảnh kinh tế: Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nhân sự. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách về nhân sự của doanh nghiệp. Doanh nghiệp một mặt phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động doanh nghiệp phải quyết định giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi.
- Dân số, lực lượng lao động: Tỷ lệ dân số phát triển nhanh và lớn hơn tỷ lệ phát triển kinh tế, lực lượng lao động hàng năm cần việc làm cao thì doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn lao động có chất lượng.
- Văn hoá- xã hội: Một nền văn hoá có nhiều đẳng cấp, nhiều nấc thang giá trị không theo kịp với đà phát triển của thời đại rõ ràng nó kìm hãm, không cung cấp nhân tài cho doanh nghiệp. Điều này đi đến hậu quả là bầu không khí văn hoá trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
- Đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường nhà quản trị không phải chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh về nhân sự. Nhân sự là cốt lõi của hoạt động quản lý. Để tồn tại và phát triển không có con đường nào bằng con đường Quản lý nhân sự một cách có hiệu quả. Nhân sự là tài nguyên quý giá nhất vì vậy doanh nghiệp phải lo giữ gìn, duy trì và phát triển. Để thực hiện được điều này các doanh nghiệp phải có chính sách nhân sự hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, khen thưởng hợp lý tạo ra một bầu không khí gắn bó trong doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải có một chế độ lương bổng đủ để giữ nhân viên làm việc với mình, cải thiện môi trường làm việc và cải thiện phúc lợi. Nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt chính sách nhân sự thì đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng để lôi kéo những người có trình độ, doanh nghiệp sẽ mất dần nhân tài. Sự ra đi của nhân viên không thuần tuý chỉ vấn đề lương bổng mà là sự tổng hợp của nhiều vấn đề.
- Khoa học- kỹ thuật: Các nhà quản lý phải đào tạo nhân viên của mình theo kịp với đà phát triển của khoa học- kỹ thuật. Khi khoa học-kỹ thuật thay đổi một số công việc hoặc một số kỹ năng không còn cần thiết nữa do đó doanh nghiệp phải đào tạo lại lực lượng lao động của mình. Sự thay đổi về khoa học đồng nghĩa với việc là cần ít người hơn nhưng vẫn phải sản xuất ra số lượng sản phẩm tương tự như trước nhưng có chất lượng hơn. Điều này có nghĩa là nhà quản lý phải sắp xếp lực lượng lao động dư thừa.
- Khách hàng: Là mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp. Khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là một phần của môi trường bên ngoài. Doanh số là một yếu tố tối quan trọng đối với sự sống còn của một doanh nghiệp. Do vậy các nhà quản lý phải đảm bảo được rằng nhân viên của mình sẽ sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Nhà quản lý phải làm cho nhân viên của mình hiểu là không có khách hàng thì không có doanh nghiệp và họ sẽ không có cơ hội làm việc nữa. Họ phải hiểu rằng doanh thu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tiền lương của họ. Nhiệm vụ của quản lý nhân sự là làm cho các nhân viên hiểu được điều này.
+ Môi trường bên trong của doanh nghiệp:
- Sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp: Đây là một yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới các bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ thể là bộ phận quản lý nhân sự.
- Chính sách chiến lược của doanh nghiệp: Một số chính sách ảnh hưởng tới quản lý nhân sự: Cung cấp cho nhân viên một nơi làm việc an toàn, khuyến khích mọi người làm việc hết khả năng của mình, trả lương và đãi ngộ khuyến khích nhân viên làm việc với năng suất cao…
- Bầu không khí- văn hoá của doanh nghiệp: Là một hệ thống các giá trị, niềm tin, các chuẩn mực được chia sẻ, nó thống nhất các thành viên trong một tổ chức. Các tổ chức thành công là các tổ chức nuôi dưỡng, khuyến khích sự thích ứng năng động, sáng tạo.
1.3.1.2. Nhân tố con người.
Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm việc trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản lý, về nguyện vọng, về sở thích…vì vậy họ có những nhu cầu ham muốn khác nhau. Quản lý nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để để ra các biện pháp quản lý phù hợp nhất.
Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì trình độ của người lao động cũng được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn. Điều này ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, thoả mãn, hài lòng với công việc và phần thưởng của họ.
Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi cá nhân cũng khác đi, điều này tác động rất lớn đến quản lý nhân sự. Nhiệm vụ của công tác nhân sự là phải nắm được những thay đổi này để sao cho người lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng, gắn bó với doanh nghiệp bởi vì thành công của doanh nghiệp trên thương trường phụ thuộc rất lớn vào con người xét về nhiều khía cạnh khác nhau.
Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, nó tác động trực tiếp đến người lao động. Mục đích của người lao động là bán sức lao động của mình để được trả công. Vì vậy vấn đề tiền lương thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, nó là công cụ để thu hút lao động. Muốn cho công tác quản lý nhân sự được thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lương phải được quan tâm một cách thích đáng.
1.3.1.3. Nhân tố nhà quản lý.
Nhà quản lý có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho doanh nghiệp.
Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản lý phải thường xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho nhân viên tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. Ngoài ra nhà quản lý phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công.
Nhà quản lý phải thu thập xử lý thông tin một cách khách quan tránh tình trạng bất công vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp. Nhà quản lý đóng vai trò là phương tiện thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm vững quản lý nhân sự vì quản lý nhân sự giúp nhà quản lý học được cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ.
Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp có đem lại kết quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của nhà quản lý với lợi ích chính đáng của người lao động.
1.3.2 Sự cần thiết của việc hoàn thiện quản lý nhân sự
“Mọi quản lý suy cho cùng cũng là quản lý con người”. Thật vậy, quản lý nhân sự có mặt trong bất kỳ một tổ chức hay một doanh nghiệp nào nó có mặt ở tất cả các phòng ban, đơn vị. Hiệu quả của công tác quản lý nhân sự là vô cùng lớn đối với một doanh nghiệp. Quản lý nhân sự bao gồm toàn bộ các biện pháp áp dụng cho nhân viên của một doanh nghiệp để giải quyết tất cả các trường hợp xảy liên quan đến công việc đó. Nếu không có quản lý nhân sự mọi việc sẽ trở nên vô tổ chức, vô kỷ luật. Đây là một công tác hết sức khó khăn vì nó động tới những con người cụ thể có những sở thích năng lực riêng biệt. Việc hoàn thiện công tác quản lý nhân sự trong doanh nghiệp nhằm tạo ra được một đội ngũ người lao động nhiệt tình hăng hái, gắn bó với doanh nghiệp.
Muốn hoàn thiện công tác quản lý nhân sự trong doanh nghiệp vai trò của nhà quản lý là rất quan trọng. Ngoài kiến thức và sự hiểu biết chuyên môn nhà quản lý phải là người có tư cách đạo đức tốt, công minh. Muốn công tác quản lý nhân sự đạt kết quả tốt nhà quản lý phải biết mình, biết ta, có thái độ công bằng nghiêm minh không để mất lòng ai.
Hoàn thiện công tác quản lý nhân sự để tạo động lực cho từng người trong doanh nghiệp và kết hợp động lực của tất cả mọi người trong doanh nghiệp. Để tạo động lực cho người lao động phải tiến hành những yếu tố cơ bản tác động lên động cơ làm việc của họ: Phải hợp lý hoá chỗ làm để tạo ra năng suất lao động chung cho doanh nghiệp; Phải đề cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tự quản cho mỗi cá nhân, mỗi nhóm công tác; Mỗi người phải gắn bó với kết quả cuối cùng với công việc mà mình đã đảm nhận; Phải có sự phân công lao động rõ ràng, để mọi người biết mình làm việc dưới quyền ai và ai là người kiểm tra kết quả công việc của mình.
Hoàn thiện công tác quản lý nhân sự là sắp đặt những người có trình độ vào đúng vi trí phù hợp để họ phát huy hết tài năng, trí tuệ và chi thức của mình. Là việc hình thành các quy chế làm việc, cải thiện điều kiện lao động, tạo môi trường văn hoá hợp lý gắn bó mọi người trong doanh nghiệp với nhau, đồng thời thu hút được các nhân sự từ nơi khác đến, đẩy mạnh việc đào tạo nâng cao tay nghề người lao động, phải làm cho mọi người luôn thường trực ý nghĩ: “nếu không cố gắng sẽ bị đào thải”.
Vì vậy có thể khẳng định được rằng việc hoàn thiện công tác quản lý nhân sự trong doanh nghiệp là thực sự cần thiết cho sự phát triển của các doanh nghiệp.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THIẾT BỊ THỰC PHẨM
2.1 Khái quát chung về Công ty CP Thiết bị thực phẩm.
Công ty cổ phần Thiết bị thực phẩm, được thành lập ngày 28/12/2001. Tiền thân là Công ty cổ phần Thiết bị thực phẩm (Doanh nghiệp Nhà nước, thuộc tổng Công ty Mía đường I, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn) thành lập năm 1975.
Kế thừa và phát huy các thành tựu của Công ty cổ phần Thiết bị thực phẩm, trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, đến nay Công ty đã có một đội ngũ kỹ sư, chuyên gia và công nhân kỹ thuật giàu kinh nghiệm về các lĩnh vực: Thiết kế chế tạo gia công cơ khí chính xác, sản xuất thiết bị chịu áp lực cao và các thiết bị phòng cháy chữa cháy.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM.
Tên giao dịch tiếng anh: FOODSTUFF EQUIPMENT JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: FSEC.
Năm thành lập: Ngày 31/03/1975, Cổ phần hoá ngày 03/05/2002.
Địa chỉ trụ sở chính: Thị Trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 043. 7384838 ; Fax: 043. 3784261
Email: fsec@gmail.com.vn ; Website: www.fsec.com.vn
Mã số thuế: 0500418726.
Tổng số cán bộ công nhân viên (Thời điểm 31/12/2009): 250 người.
Chức năng sản xuất kinh doanh, dịch vụ chính:
+ Sản xuất, kinh doanh và tái kiểm định bình, bồn chứa các loại gas hóa lỏng dùng cho dân dụng và công nghiệp, các loại bình, bồn chứa chịu áp lực.
+ Sản xuất thép định hình và cấu kiện thép công trình; Sản suất khuôn mẫu kim loại và các chi tiết máy có độ chính xác cao cho ngành công nghiệp.
+ Sản xuất kinh doanh bình cứu hỏa, bình bia hơi, chai chứa khí bằng thép không hàn (O2, CO2, N2…) dùng cho công nghiệp và dân dụng.
Tóm tắt quá trình hình thành:
Công ty cổ phần Thiết Bị Thực Phẩm được thành lập bằng việc cổ phần hóa Công ty Thiết Bị Thực Phẩm thuộc Tổng Công ty Mía Đường I tại Quyết định số 6792 QĐ/BNN – TCCB ngày 28/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Tiền thân của Công ty, Nhà máy Cơ khí Đường được thành lập tại Quyết định số 423 LTTP – TCLĐ ngày 31/ 03 / 1975 của Bộ trưởng Bộ Lương thực và Thực phẩm trên cơ sở tách ra từ Phân xưởng Cơ khí thuộc Nhà máy Vạn Điểm. Năm 1982, liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp Mía đường I ra đời. Lúc này Nhà máy Cơ khí Đường là doanh nghiệp thành viên của Liên hiệp.
Ngày 09/02/1991, tại Quyết định số 13 – NN/TCCB – QĐ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & CNTP, Nhà máy Cơ khí đường được đổi tên thành Nhà máy Cơ khí thực phẩm thuộc liên hiệp các xí nghiệp Công nông nghiệp Mía đường I – Bộ Nông nghiệp & CNTP.
Căn cứ quy chế thành lập và giải thể Doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 388 HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Thông báo số 10 ngày 26/01/1993 của Văn phòng Chính phủ và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Bộ Nông nghiệp & CNTP ra Quyết định số 92 – NN/TCCB – QĐ ngày 28/01/1993 thành lập lại Nhà máy Cơ khí Thực phẩm trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Công Nông Nghiệp Mía đường I.
Tại Quyết định số 177 – NN/TCCB/QĐ ngày 21/ 03/ 1995 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và CNTP. Nhà máy Cơ khí Thực phẩm lại được đổi tên thành Công ty Thiết bị thực phẩm thuộc Liên hiệp các xí nghiệp CNN Mía đường I và đến năm 1996 Liên hiệp Mía đường I được thành lập Tổng công ty Mía đường I, Công ty Thiết bị thực phẩm là công ty thành viên trực thuộc Tổng công ty cho đến tháng 4/ 2002.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước được cụ thể hóa bằng Nghị định số 41/1998/ NĐ – CP ngày 29/8/1998 của Chính phủ. Căn cứ tờ trình của Giám đốc Công ty Thiết bị thực phẩm và tờ trình của Tổng Giám đốc Công ty Mía đường I. Bộ Nông nghiệp & PTNT ra Quyết định số 2262 QĐ/ BNN – TCCB ngày 28/5/2001 cho phép cổ phần hóa Công ty thiết bị thực phẩm. Quyết định số 2667 QĐ/ BNN – TCCB ngày 18/6/2001 thành lập Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp tại Công ty Thiết bị thực phẩm nhằm chỉ đạo thực hiện thắng lợi việc cổ phần hóa Công ty.
Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp Công ty Thiết bị thực phẩm đã lập phương án Cổ phần hóa trình Ban đổ mới quản lý doanh nghiệp Tổng công ty Mía đường I lập tờ trình trình lên Bộ. Tại Quyết định số 6792 QĐ/ BNN – TCCB ngày 28/12 /2002, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty Thiết bị thực phẩm và đồng ý chuyển Công ty Thiết bị thực phẩm thành Công ty Cổ phần Thiết bị thực phẩm. Cho phép phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn. Được phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNN tại văn bản số 1107/ BBN – TCCB ngày 23/4/2002; ngày 27 và 28/4/2002. Ban quản lý tại doanh nghiệp Công ty Thiết bị thực phẩm đã triệu tập Đại hội đồng cổ đông sáng lập Công ty cổ phần Thiết bị thực phẩm thông qua điều lệ công ty cổ phần, phương án sản xuất kinh doanh, bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát công ty. Ngày 03/5/2002, Công ty cổ phần Thiết bị thực phẩm được sở kế hoạch & đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303000043 và chính thức đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp và theo điều lệ Công ty cổ phần Thiết bị thực phẩm đã được Đại hội đồng cổ đông sáng lập thông qua.
Ngày 30/04/2005, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2005 được triệu tập. Tại cuộc họp này, Đại hội đồng cổ đông đã ra nghị quyết tiếp nhận toàn bộ số lỗ phát sinh khi còn là doanh nghiệp nhà nước và trong giai đoạn chuyển đổi hoạt động sang công ty cổ phần. Kể từ ngày 30/04/2005, Công ty không còn có vốn của nhà nước tại doanh nghiệp.
Tóm tắt quá trình phát triển:
Ban đầu khi được tách khỏi Nhà máy đường Vạn Điểm, Công ty được giao nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa các thiết bị phục vụ cho ngành công nghiệp mía đường.
Năm 1995, Công ty xây dựng dự án đầu tư một dây chuyền thiết bị đồng bộ để sản xuất bình chứa khí gas hoá lỏng (Bình Gas) với công suất thiết kế 150.000 sản phẩm/năm. Năm 2000, dự án đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng. Sản phẩm bình gas đầu tiên đưa ra thị trường cuối năm 2000.
Năm 2002, Công ty xây dựng dự án đầu tư bổ sung nâng công suất sản xuất lên 350.000 bình gas/năm. Dự án đầu tư kết thúc trong năm. Tính đến hết năm 2008, Công ty đã đưa vào thị trường trên 2 triệu vỏ bình gas các loại.
Năm 2007, Công ty đưa dây truyền sản xuất thiết bị chữa cháy bao gồm bình chứa cháy xách tay các loại, bình chữa cháy xe đầy, bình chứa khí không hàn vào hoạt động và đã bước đầu đưa sản phẩm ra thị trường, được khách hàng chấp nhận.
Tính đến thời điểm cuối năm 2009, ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực. Các sản phẩm chính của công ty gồm có 3 nhóm sản phẩm chính: Bình chứa khí gas hoá lỏng; thiết bị phòng cháy chữa cháy; bình chứa bia inox. Ngoài ra công ty cũng tham gia với tư cách nhà thầu cung cấp máy móc, thiết bị cho một số dự án, công trình trong nước.
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của Công ty.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 6 ngày 02 tháng 03 năm 2007 thì ngành nghề kinh doanh của Công ty được quy định gồm:
Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, composit;
Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ bằng kim loại (sản xuất, kinh doanh và tái kiểm định bình, bồn chứa chịu áp lực, chứa các loại gas hóa lỏng, bình cứu hỏa, bình oxy dùng cho xây dựng và công nghiệp);
Sản xuất sắt, thép định hình (sản xuất khuôn mẫu kim loại và các chi tiết máy có độ chính xác cao dùng cho ngành công nghiệp);
Chuẩn bị mặt bằng, san lấp mặt bằng;
Xây dựng công trình, hạng mục công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi;
Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng;
Hoàn thiện công trình xây dựng;
Buôn bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của xe có động cơ;
Buôn bán sắt, thép, thép ống, thép hình loại màu (kết cấu thép, sắt thép xây dựng, ống kín loại, tôn và lá thép, dây kim loại;
Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh;
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
Dịch vụ khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ (trừ quầy bar, karaoke, vũ trường);
Dịch vụ nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống;
Đại lý du lịch (du lịch trong nước);
Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch;
Cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh.
2.1.3 Sứ mệnh, tầm nhìn, nguyên tắc hoạt động.
Sứ mệnh: Sử dụng vốn và lao động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi nhuận lớn cho các chủ đầu tư, hoàn thành nghĩa vụ ngân sách cho nhà nước; nâng cao chất lượng sản phẩm tạo thương hiệu uy tín trên thị trường; đảm bảo đời sống cho người lao động, xây dựng Công ty ngày càng phát triển về mọi mặt.
Tầm nhìn: Trở thành Công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp vỏ bình gas, bình chứa bia, thiết bị phòng cháy chữa cháy… trên toàn miền bắc và trên toàn quốc.
Nguyên tắc hoạt động:
+ Hoạt động theo định hướng khách hàng, thỏa mãn mọi nhu cầu của đối tác.
+ Luôn thay đổi công nghệ, quy trình để phù hợp công nghệ của thế giới để không bị lạc hậu tụt bậc so với các nước trên thế giới.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty.
Công ty có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành được quy định tại quy chế tổ chức bộ máy và điều hành của Công ty. Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm:
Hội đồng Quản trị: Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra theo nhiệm kỳ 3 năm. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được quy định tại Điều lệ tổ chức và quản lý Công ty phù hợp với các quy định của Pháp luật hiện hành. Hội đồng quản trị nhiệm kỳ III được bầu ra tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2008 gồm 5 thành viên.
Bảng 2.1: Thành viên hội đồng Quản trị
Họ và tên
Chức vụ
1. Ông Nguyễn Hải Lý
Chủ tịch hội đồng quản trị
Phó Tổng giám đốc thường trực
2. Ông Lê Đình Đoàn
Phó Chủ tịch hội đồng quản trị
Phó Tổng giám đốc
3. Ông Phạm Mạnh Hùng
Thành viên hội đồng quản trị
Phó Tổng giám đốc sản xuất
4. Ông Nguyễn Minh Hồng
Thành viên hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
5. Ông Phạm Thanh Đang
Thành viên hội đồng quản trị
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 – www.fsec.com.vn)
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát gồm 3 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra theo nhiệm kỳ 3 năm. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, của Ban Kiểm soát được quy định tại Điều lệ tổ chức và quản lý Công ty phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Bảng 2.2: Thành viên Ban kiểm soát
Họ và tên
Chức vụ
1. Ông Trần Công Doãn
Trưởng Ban kiểm soát
Trưởng Phòng hành chính
2. Ông Mai Đức Thành
Thành viên ban kiểm soát
Trưởng phòng KCS
3. Ông Mai Đức Thành
Thành viên ban kiểm soát
Phó Tổng giám đốc
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 – www.fsec.com.vn)
Ban Tổng giám đốc: Ban tổng giám đốc còn được gọi là Ban lãnh đạo hoặc Lãnh đạo Ban điều hành gồm Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc. Ban Tổng giám đốc Công ty (còn gọi là Ban lãnh đạo) gồm 5 thành viên.
Bảng 2.3: Thành viên Ban Tổng giám đốc (Ban lãnh đạo)
Họ và tên
Chức vụ
1. Ông Nguyễn Minh Hồng
Tổng giám đốc
2. Ông Nguyễn Hải Lý
Phó Tổng giám đốc thường trực
3. Ông Lê Đình Đoàn
Phó Tổng giám đốc
4. Ông Phạm Mạnh Hùng
Phó Tổng giám đốc sản xuất
5. Ông Mai Đức Thành
Phó Tổng giám đốc
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 – www.fsec.com.vn)
Ban điều hành: Ban điều hành gồm ban Tổng giám đốc và các giám đốc, các trưởng phó các phòng ban trong Công ty.
Phòng hành chính: Phòng hành chính thực hiện chức năng hành chính quản trị, nhân sự, bảo vệ, quân sự…
Phòng tài chính: Thực hiện công tác kế toán, thống kê, tài chính tại Công ty.
Phòng kinh doanh: Thực hiện nhiệm vụ khai thác thị trường sản phẩm, tổ chức và điều hành sản xuất, định mức lao động, cung ứng vật tư, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, thu hồi công nợ, nghiên cứu thị trường.
Phòng kỹ thuật an toàn: Thực hiện công tác kỹ thuật tại Công ty bao gồm thiết kế, lập quy trình sản xuất tại Công ty; Thực hiện công tác đảm bảo an toàn cho máy móc thiết bị và người lao động, lập và tổ chức việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị; Thực hiện công tác định mức kinh tế kỹ thuật tại Công ty.
Xưởng sản xuất: Thực hiện sản xuất các sản phẩm của Công ty gồm bình gas, thiết bị phòng cháy chữa cháy, bình chứa bia và phục hồi vỏ bình gas cũ.
Xưởng cơ khí: Thực hiện việc chế tạo, sửa chữa, bảo duỡng khuôn mẫu, công cụ, dụng cụ phục vụ tại Công ty và chế tạo các thiết bị phi tiêu chuẩn.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty thiết bị thực phẩm.
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo ; Quan hệ tác nghiệp
Ban lãnh đạo
Hội đồng quản trị
(CT. Nguyễn Hải Lý)
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
(Nguyễn Minh Hồng)
PTGĐ tài chính
(Lê Đình Đoàn)
PTGĐ sản xuất
(Phạm Mạnh Hùng)
PTGĐ thường trực (Nguyễn Hải Lý)
PTGĐ kinh doanh
(Mai Đức Thành)
Văn phòng đại diện Hà Nội
Văn phòng đại diện Miền Trung
Văn phòng đại diện Tp. Hồ Chí Minh
Phòng Hành Chính
Xưởng Cơ Khí
Xưởng sản xuất
Phòng Kỹ Thuật - KCS
Phòng Tài Chính
Phòng Kinh Doanh
(Nguồn: Theo nguồn số liệu năm 2008 – www.fsec.com.vn)
2.1.5 Môi trường kinh doanh của Công ty CP Thiết bị thực phẩm.
2.1.5.1 Đối thủ cạnh tranh.
Mặc dù đóng vai trò chủ đạo và có quy mô toàn quốc, nhưng trong những năm gần đây khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất vỏ bình gas, thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Và theo thời gian các doanh nghiệp đó cũng đã phát triển mạnh, trở thành những đối thủ cạnh tranh lớn đối với Công ty trong việc trực tiếp sản xuất và tiêu thụ vỏ bình gas, thiết bị phòng cháy chữa cháy, bình chứa beer…
2.1.5.2 Nhà cung cấp.
Công ty CP Thiết bị Thực phẩm là Công ty chuyên sản xuất vỏ bình gas, thiết bị phòng cháy chữa cháy nên việc sử dụng nguyên liệu thép là rất nhiều. Số lượng thép chủ yếu nhập từ nước ngoài từ Italia, Hàn Quốc… Thực hiện phương châm “ xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp truyền thống”, đồng thời mở rộng thị trường nhập khẩu, thực hiện chào giá cạnh tranh để chủ động về nguồn và lựa chọn đối tác có giá cạnh tranh và chất lượng nguyên liệu.
2.1.5.3 Khách hàng.
Do đặc thù kinh doanh của Công ty nên số lượng khách hàng là rất lớn. Một số khách hàng lớn như: Petro VietNam Gas Company, Total Gas, Shell Gas, Sài Gòn Gas, Elf Gas, VT Gas, Công ty Năng lượng Đất Việt, Ngọn Lửa Thần, Gia Định Gas, CD. Petrol… Thị trường của Công ty cũng đang được mở rộng ra thị trường Quốc tế bằng việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm sang Lào, Campuchia…
2.1.5.4 Điều kiện tự nhiên, địa lý.
Ngoài trụ sở chính nhà máy tại thị trấn Phú Minh – Phú Xuyên – Hà Nội và văn phòng đại diện tại số 08 Lê Thái Tổ - Hoàn Kiếm – Hà Nội rất thuận tiện cho việc giao dịch, kí kết hợp đồng kinh tế. Mạng lưới các công ty thành viên cũng được đặt tại những vị trí thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của mình. Công ty còn có văn phòng đại diện tại các tỉnh thành rất thuận tiện cho việc giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường.
2.1.5.5 Môi trường bên trong.
Công ty có một bộ máy tổ chức phù hợp, đơn giản, không cồng kềnh. Điều này là một lợi thế của Công ty. Mọi quyết định trong Công ty đều có sự bàn bạc cụ thể và có sự nhất trí cao giữa các thành viên trong hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc. Công ty có một đội ngũ lãnh đạo năng động, nhiệt tình, có trình độ cao. Công ty là một tập thể đoàn kết, vững mạnh. Bầu không khí văn hoá trong Công ty rất tốt. Công ty thường xuyên tổ chức thi đua giữa các công ty thành viên và các phòng ban chức năng để tạo điều kiện cho mọi người hiểu nhau hơn. Ngoài ra Công ty còn có một điểm thuận lợi là công nghệ, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đã được hiện đại hoá, do đó, năng suất lao động của công nhân được tăng nhiều so với trước kia.
2.2 Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP Thiết bị thực phẩm.
2.2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007.
Tiếp theo sự phát triển năm 2006 trong năm 2007 đã có những bước thay đổi và phát triển không ngừng. Doanh thu tiêu thụ năm 2007 là 216.065.179.608 VNĐ, so với doanh thu tiêu thụ năm 2006 là 100.887.173.057 VNĐ, tỷ lệ tăng trư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26793.doc