MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 0
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DƯỢC PHẨM. 4
1.1 Vai trò của kênh phân phối trong kinh doanh các sản phẩm Dược của doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm. 4
1.1.1. Vai trò của phân phối trong kinh doanh của Doanh nghiệp 4
1.1.2. Dược phẩm và vai trò của kênh phân phối trong hoạt động kinh doanh dược phẩm 5
1.1.2.1. Dược phẩm 5
1.1.2.2. Vai trò của kênh phân phối trong hoạt động bán mặt hàng Dược phẩm. 9
1.2. Kênh phân phối của doanh nghiệp 10
1.2.1. Khái niệm kênh phân phối hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp 10
1.2.1.1. Khái niệm kênh phân phối 10
1.2.1.2. Hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp 10
1.2.2. Các yếu tố cấu thành các kênh phân phối của doanh nghiệp 12
1.3. Nội dung cơ bản của Quản trị kênh phân phối của Doanh nghiệp 13
1.3.1. Tổ chức kênh phân phối. 13
1.3.2. Lựa chọn kênh phân phối 17
1.3.3. Quản lý kênh phân phối 19
1.3.3.1. Tuyển chọn thành viên kênh 19
1.3.3.2. Đánh giá hoạt động của các thành viên 20
1.3.4. Quyết định phân phối 20
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. 21
1.4.1. Yếu tố văn hóa xã hội 21
1.4.2. Yếu tố chính trị pháp luật 22
1.4.3. Yếu tố kinh tế công nghệ 22
1.4.4. Yếu tố cạnh tranh 22
1.4.5. Yếu tố sinh thái địa lý 22
1.4.6. Yếu tố khách hàng 23
1.4.7. Yếu tố quốc tế 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 120 24
2.1. Tổng quan về Xí nghiệp dược phẩm 120 24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp dược phẩm 120 24
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất tại xí nghiệp Dược phẩm 120. 26
2.1.2.1. Tổ chức bộ máy 26
2.1.2.2. Tổ chức sản xuất ở xí nghiệp Dược phẩm 120 29
2.1.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất thuốc của xí nghiệp Dược phẩm 120 29
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của xí nghiệp Dược phẩm 120 31
2.1.3.1. Lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh 31
2.1.3.2. Địa bàn kinh doanh và khách hàng 33
2.1.3.3. Môi trường kinh doanh của xí nghiệp 34
2.1.3.4. Một số kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Dược phẩm 120 37
2.1.4. Đặc điểm về vốn và công nghệ 37
2.2. Thực trạng quản trị kênh phân phối tại xí nghiệp dược phẩm 120 38
2.2.1. Thực trạng tổ chức mạng lưới kênh phân phối tại xí nghiệp dược phẩm 120 39
2.2.2. Thực trạng quản lý mạng lưới kênh phân phối tại xí nghiệp dược phẩm 120 43
2.3. Đánh giá chung 46
2.3.1. Những thành công đã đạt được 46
2.3.2. Một số mặt tồn tại cần khắc phục 47
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM TẠi XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 120 49
3.1. Phương hướng phát triển của xí nghiệp trong những năm tới 49
3.1.1. Dự báo về tình hình thị trường dược phẩm của Xí nghiệp 49
3.1.2. Chiến lược phát triển và mục tiêu phân phối của Xí nghiệp Dược phẩm 120 50
3.2. Một số giải pháp cơ bản hoàn thiện quản trị kênh phân phối dược phẩm tại Xí nghiệp Dược phẩm 120 51
3.2.1. Giải pháp về tổ chức hợp lý hệ thống kênh phân phối dược phẩm tại Xí nghiệp Dược phẩm 120 51
3.2.2. Giải pháp tăng cường quản lý hệ thống kênh phân phối dược phẩm tại Xí nghiệp Dược phẩm 120 54
KẾT LUẬN 62
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2599 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quản trị kênh phân phối dược phẩm trong nước tại xí nghiệp dược phẩm 120, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp đang kinh doanh hay nói cách khác mình không thể mở một đại lý bán ô tô ở những vùng đang thiếu đói. Dựa vào yếu tố này để tính chi tiết được kinh doanh trên thị trường ấy thì doanh số một năm có thẻ đạt được với điểm lực của doanh nghiệp mình là bao nhiêu, có thích hợp để xây dựng một hệ thống kênh phân phối tại đó không.
1.4.4. Yếu tố cạnh tranh
Cạnh tranh giữa các kênh phân phối của một doanh nghiệp với nhau và cạnh tranh giữa kênh phân phối của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp khác khi đặt kênh phân phối ở một khu vực thị trường nhất định và nhà quản lý phải phân tích được điểm mạnh điểm yếu của đối thủ và đưa ra quyết định đúng đắn, tạo điều kiện thắng thế trong cạnh tranh.
1.4.5. Yếu tố sinh thái địa lý
Yếu tố này khá quan trọng trong việc ra quyết định thiết lập một thành viên kênh hay nói cách khác quá trình quản trị kênh phân phối là quá trình có sự móc nối của nhiều quá trình nhỏ như hoạch định chiến lược phân phối, tổ chức phân phối, kiểm tra kiểm soát phân phối, đều bị tác động khá rõ rệt bởi yếu tố đại lý sinh thái.
Ai cũng biết khu vực xa mạc xahara cần nước nhưng có ai mang nước đến đây để bán không?
Khi kinh doanh nói cung và tổ chức phân phối nói riêng thì yếu tố là hết sức cần thiết mà các nhà quản lý tính đến.
1.4.6. Yếu tố khách hàng
Trong nền kinh tế hiện nay thì sản xuất cái gì sản xuất cho ai? Phân phối cũng vậy phân phối hàng hóa gì, ai cần nó, và cách thức phân phối ra sao để phù hợp với sở thích tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng của khách hàng, dung lượng thị trường. Do vậy khi tiến hành hoạt động phân phối hàng hóa trên thị trường đó và những yếu tố tác động đến hành vi mua sắm của khách hàng đối với hàng hóa của doanh nghiệp mình đang kinh doanh
1.4.7. Yếu tố quốc tế
Xu hướng quốc tế hóa, cả thế giới như một ngôi nhà chung về lĩnh vực kinh tế ngày càng thể hiện rõ, dẫn đến mức độ khắc liệt của cạnh tranh tăng lên do vậy áp lực đến với các doanh nghiệp về cạnh tranh là không tránh khỏi. Quản trị các kênh phân phối như thế nào cho phù hợp vơi xu hướng toàn cầu hóa là một công việc cần nhiều công sức và tiều của và phát triển kênh phân phối trong tình hình mới cũng ngày càng khó khăn hơn do mức độ khốc liệt của cạnh tranh tăng. Bên cạnh đó cũng có những thuận lợi mới nảy sinh là có nhiều lựa chọn về mặt thị trường hơn cho sản phẩm của doanh nghiệp mình có nhiều mặt hàng mình có lợi thế nhất định hơn so với đối thủ.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 120
2.1. Tổng quan về Xí nghiệp dược phẩm 120
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp dược phẩm 120
Tên giao dịch: Xí nghiệp dược phẩm 120 (APHAMA)
Tên viết tắt: XNDP 120
Trụ sở chính: Số 8 tăng Bạt Hổ Hà Nội
Xí nghiệp dược phẩm 120 là một trong những đơn vị thuộc công ty dược và trang thiết bị y tế quân đội. Xí nghiệp dược thành lập vào ngày 30/04/1973 theo quyết định của cục quân y với tên gọi ban đầu là XY2, là một đơn vị kinh tế quốc phòng, xí nghiệp dược thành lập thuộc ngành hậu cầu Quân Đội.
Qua 35 năm xây dựng và trưởng thành các thế hệ cán bộ, công nhân viên của Xí nghiệp bao gồm cả quân nhân và công nhân viên bộ quốc phòng chuyên sản xuất ra các loại thuốc chữa bệnh phục vụ quân đội và nhân dân. Trong những năm chiến tranh ác liệt xưởng XY 2 là nơi cung cấp thuốc men phục vụ các chiến sĩ ngoài mặt trận, xưởng đã góp phần không nhỏ làm nên những thắng lợi vẻ vang của Quân Đội.
Là doanh nghiệp trong quân đội, cơ chế lãnh đạo, tổ chức quản lý phải phù hợp với đặc điểm, tính chất, nhiệm vụ của ngành quân y quân đội. Qua các giai đoạn lịch sử cho đến tháng 7/1981 đảng uỷ cục quân y ra quyết định đổi tên xưởng XY 2 thành xí nghiệp Dược phẩm 120. Chính thức được công nhận là một doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chế độ hạch toán độc lập.
Khi đất nước chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung sang nền kinh tế thị trường vào đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986. Xí nghiệp đã thực hiện chế độ quản lý độc lập theo cơ chế thị trường, thực hiện chế độ hạch toán độc lập tự thu chi và áp dụng mô hình quản lý của một doanh nghiệp độc lập.
Cùng tồn tại và phát triển với nền kinh tế thị trường xí nghiệp đã chủ động học tập và áp dụng những mô hình quản lý mới cả về quản lý lao động lẫn quản lý sản xuất. Đầu tư cơ sở vật chất cũng như công nghệ vào việc thúc đẩy sản xuất nhằm tăng năng suất lao động. Sản phẩm của xí nghiệp không những phục vụ cho quân nhân mà còn phục vụ đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1872 - 1975) nhiệm vụ chính của xí nghiệp (lúc đó là xưởng sản xuất ) là nhanh chóng củng cố lực lượng bắt tay vào sản xuất những loại thuốc thiết yếu phục vụ chiến trường.
Từ sau giải phóng đến năm 1998, sản phẩm chủ yếu vẫn là các loại thuốc, dược liệu phục vụ quân đội, cung cấp cho các đơn vị, bệnh viện quân đội với sự chỉ đạo của cục quân y- Tổng cục hậu cần.
Từ năm 1998 đến nay xí nghiệp bắt tay vào sản xuất không chỉ những mặt hàng dược phẩm phục vụ quân đội mà còn phục vụ nhân dân. Tiến hành sản xuất kinh doanh mặt hàng dược phẩm phục vụ quần chúng.
Với dây chuyền sản xuất do Liên Xô giúp đỡ ban đầu nay đã cũ và lạc hậu. Lãnh đạo xí nghiệp đã mạnh giạn đầu tư cải tiến quy trình công nghệ. Trang thiết bị kỹ thuật mới đáp ứng yêu cầu ngày một cao của người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm dược phẩm.
Hiện nay với đội ngũ lao động gồm 173 người trong đó có 35 lao động gián tiếp, xí nghiệp đã đầu tư lắp đặt hai dây chuyền sản xuất mới tiên tiến do cộng hoà Liên Ban Đức sản xuất, trong đó có một dây truyền sản xuất thuốc viên nén ép vỉ và một dây truyền sản xuất thuốc viên nhộng ép vỉ. Hai dây truyền trên đi vào hoạt động kể từ ngày 3/2/2006. Nhờ có dây truyền sản xuất tiên tiến năm 2007 sản lượng thuốc viên nén vỉ đã tăng lên 1,5 tỷ viên và thuốc viên nén con nhộng đã tăng 1,2 tỷ viên. Nhờ đó xí nghiệp đã mạnh giạn áp dụng chế độ tiền lương mới kịp thời đáp ứng một cách tốt hơn đời sống của người lao động.
Với những cố gắng đã đạt được xí nghiệp Dược phẩm 120 đã được đánh giá là một đơn vị làm ăn có hiệu quả và nhiều dịp được Bộ quốc phòng trao tặng bằng khen và các danh hiệu khác.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất tại xí nghiệp Dược phẩm 120.
2.1.2.1. Tổ chức bộ máy
Xí nghiệp Dược phẩm 120 là một trong những thành viên của công ty dược và thiết bị y tế quân đội. Do đó bộ máy tổ chức và quản lý phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của Bộ quốc phòng. Tổ chức và phòng tham mưu cho giám đốc xí nghiệp trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, kỹ thuật tài chính, tổ chức các phân xưởng để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Vì vậy xí nghiệp tổ chức theo mô hình tập chung để phù hợp và tiện lợi cho việc quản lý.
Theo cơ cấu này, Giám đốc là người chỉ huy cao nhất lãnh đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Nhà nước, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản về tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình, điều động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch. Bên cạnh giám đốc còn có phó giám đốc, là người tham mưu cho giám đốc về mọi hoạt động trong xí nghiệp, chịu trách nhiệm với giám đốc về việc mình phụ trách.
Giám đốc xí nghiệp Dược phẩm 120 quy định nhiệm vụ quyền hạn chủ yếu có liên quan đến công tác quản lý kinh tế của các phòng ban chức năng. Công bố kế hoạch và nhiệm vụ của xí nghiệp trong những năm tiếp theo do tổng công ty dược và thiết bị y tế quân đội giao cho và định hướng công việc, lập kế hoạch chiến lược… cho các phòng ban chức năng.
Phòng tổ chức kế hoạch sản xuất và lao động: Có nhiệm vụ khai thác các nguồn thu mua vật tư cho sản xuất, xây dựng các kế hoạch về sản phẩm, sản xuất kế hoạch vật tư, kế hoạch lao động, mặt khác phòng còn có nhiệm vụ quản lý về mặt nhân sự theo các chế độ: Hàng năm phòng tiến hành lập báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm và đưa ra bản kế hoạch của những năm tiếp theo trình giám đốc xem xét và phê duyệt.
Phòng kế hoạch còn có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp để có thể điều chỉnh hay đưa ra những biện pháp quản lý sản xuất kinh doanh cho phù hợp với nhiệm vụ và tình hình thực tế.
Phòng thị trường: Đảm bảo thực thi nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm cho xí nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng thị trường:
- Xác định và mở rộng các kênh tiêu thụ sản phẩm
- Thu nhập thông tin về sản phẩm, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, theo dõi những biến động của thị trường dược phẩm…
- Tổ chức quảng cáo tiếp thị sản phẩm
- Lập các mối quan hệ với khách hàng gắn với lợi ích lâu dài.
- Mở rộng thị trường: Xác định sản phẩm và giá cả phù hợp với từng đối tượng khách hàng và từng khu vực thị trường.
Phòng tài chính: Có nhiệm vụ quản lý nguồn vốn và tài sản của xí nghiệp, kiểm tra việc chi tiêu, thực hiện thống kê, kế toán, hạch toán, phân tích, hoạt động tài chính phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Thực hiện thanh quyết toán, tính nộp ngân sách và thực hiện các chế độ lương thưởng cho người lao động.
Phòng nghiên cứu và kiểm nghiệm: Có nhiệm vụ nghiên cứu tìm tòi tạo ra các sản phẩm mới và kiểm tra kiểm định chất lượng của sản phẩm sau khi xuất xưởng, kiểm tra nguyên vật liệu, bán thành phẩm… Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ tư vấn cho giám đốc về sản phẩm công dụng, tính năng, những điều chống chỉ định…
Phòng kỹ thuật: Tính toán mức tiêu hao vật tư kiểm tra theo dõi dây truyền sản xuất, thường xuyên bảo dưỡng dây truyền và sửa chữa máy móc thiết bị mỗikhi gặp hư hỏng hay sự cố.
Ban chính trị: Chỉ đạo công tác đảng, công tác đoàn thanh niên, hội đồng quân nhân, công đoàn, các hoạt động an ninh trật tự văn hoá văn nghệ của xí nghiệp.
Phòng hành chính: Có nhiệm vụ liên kết các phòng ban chuyên môn và tiếp khách mỗi khi có giấy tờ sổ sách cần làm sẽ do phòng đảm nhiệm.
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp Dược phẩm 120
GĐ xí nghiệp kiêm Bí thư Đảng uỷ
Phó GĐ
kinh doanh
Phòng kế hoạch
Phó GĐ
kỹ thuật
Ban
chính trị
Phòng
hành chính
Phòng
Thị thường
Phòng
Tài chính
Phòng
kỹ thuật
Phòng kiểm nghiệm
Quản lý
Quản lý
2.1.2.2. Tổ chức sản xuất ở xí nghiệp Dược phẩm 120
Xí nghiệp Dược phẩm 120 hiện có hai phân xưởng thành viên là phân xưởng thành viên là phân xưởng thuốc viên và phân xưởng thuốc tiêm. Phân xưởng thuốc viên chuyển sang sản xuất các loại thuốc viên rời dạng nén đóng lọ như: Almaca, viên số II, Aminazin, viên nén đóng vỉ như: Ecrythomycin các loại vitamin, viên con nhộng đóng vỉ như: Ampixilin, Amoxicilin, nước cất….
Phân xưởng thuốc tiêm chuyên sản xuất các loại thuốc dưới dạng dung dịch như: Ampixilin, teptionyeine, Atiopin…
Cả hai phân xưởng đều sản xuất theo định mức kỹ thuật do phòng kế hoạch đưa xuống.
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức sản xuất xí nghiệp Dược phẩm 120
XN Dược phẩm 120
Phân xưởng thuốc viên
Phân xưởng thuốc tiêm
2.1.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất thuốc của xí nghiệp Dược phẩm 120
Sản phẩm chính của xí nghiệp là các loại thuốc chữa bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Nguồn vật liệu cho sản xuất được nhập từ nhiều nguồn khác nhau để sản xuất ra một loại thuốc, ngoài các loại hoá chất trực tiếp cấu thành nên sản phẩm còn có nhiều tá dược khác nhau như: Bột sắn, bột tali, bột manynesi stearat, các loại acid
Hai phân xưởng của xí nghiệp sản xuất theo các quy trình riêng biệt.Theo bảng tính nguyên vật liệu cho sản xuất thì hai phân xưởng sản xuất của xí nghiệp cần hơn 400 loại nguyên vật liệu riêng biệt.
Phân xưởng viên: Các loại vật liệu gồm có nguyên liệu dược chất dính như Ampicilin, Amoxicilin, Erythomyan… cấu thành nên sản phẩm tá dược. Khi uống vào dưới tác dụng của nước và dịch vụ thuốc được tan rã. Tá dược dính liên kết với nhau tạo thành những hạt cốm để dập thành viên.
Nguyên vật liệu nhận từ kho về qua kiểm nghiệm thấy đạt tiêu chuẩn được đưa vào nghiền trộn. Sau đó đưa sang dây sát hạt ở hay dạng ướt và dây tạo cốm tạo liên kết các phân tử, sấy dập viên, kiểm nghiệm đóng gói gián nhãn mác ở phân xưởng viên hoá chất là chủ yếu chiếm 60% giá thành, vật tự chỉ chiếm khoảng 10% còn lại là dược ta và các nguyên liệu khác.
Sơ đồ 5: Quy trình sản xuất ở phân xưởng viên
Nguyên vật liệu
Dây chuyền
Pha chế
Xay cốm
Dập viên
Đóng gói hộp sản phẩm
Giao nhận
Kiểm tra đóng gói
Ép vỉ
Phân xưởng thuốc tiêm: Nguyên liệu có dược liệu chính và dung môi như: Achopin, Lidocain, Vitamin các loại, nước cất… Chuẩn bị nguyên liệu pha chế dược chất chính và nước cất hai lần, chất kiểm tra độ ổn định của pH kiểm tra bán sản phẩm, đóng gói bằng phương pháp hút chân không, hàn ống hấp nhiệt màng, soi sản phẩm, in nhãn, đóng góp ở phân xưởng tiêm, hoá chất chỉ chiếm từ 5- 10% còn lại vật tư là chủ yếu.
Sơ đồ 6: Quy trình công nghệ sản xuất ở phân xưởng tiêm
ống rồng 1ml, 5ml, 10ml
Ống
Cắt ống
Rửa ống
Soi Sp, in nhãn
Đóng gói hộp sản phẩm
Giao nhận
Kiểm tra đóng gói
Pha chế
Sản phẩm của xí nghiệp được điểm đi tiêu thụ rộng rãi cả nước theo đơn đặt hàng không xuất khẩu ra nước ngoài.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của xí nghiệp Dược phẩm 120
2.1.3.1. Lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh
Hiện nay xí nghiệp Dược phẩm 120 thuộc công ty Dược và thiết bị y tế quân đội kinh doanh chủ yếu về mặt hằng dược phẩm và thuốc chữa bệnh phục vụ các đơn vị bộ đội, các bệnh viện quân đội và khách hàng là quần chúng nhân dân có nhu cầu về thuốc chữa bệnh.
Ngoài ra trong hoạt động kinh doanh của xí nghiệp còn có các nghiệp vụ về mua bán các thiết bị y tế phục vụ các đơn vị có nhu cầu.
Các sản phẩm dược phẩm mà xí nghiệp dựơc phẩm 120 tiến hành sản xuất và kinh doanh bao gồm:
Các loại thuốc chữa bệnh
Các loại vita min
Các loại thuốc bổ
Các loại thuốc diệt trùng diệt khuẩn
Ngoài ra trong những tháng vừa qua xí nghiệp còn tiến hành sản xuất thử các sản phẩm thuốc đông y phục vụ việc khám chữa bệnh của quân nhân và nhân dân.
Thiết bị y tế mà xí nghiệp kinh doanh bao gồm:
Thiết bị dùng để sản xuất hay phục vụ cho ngành sản xuất dược phẩm.
Thiết bị trực tiếp dùng vào việc khám chữa bệnh như các máy móc thiết bị nội soi, máy siêu âm, máy laze, máy chụp xquang…
Đặc điểm đáng lưu ý của sản phẩm dược mà xí nghiệp đang tiến hành sản xuất và kinh doanh. Đây là sản phẩm thiết yếu phục vụ cho việc khám chữa bệnh của quân nhân và nhân dân.
Sản phẩm sản xuất ra một phần cung cấp cho các đơn vị bộ đội và bệnh viện quân y, một phần dùng phân phối bán cho quần chúng.
Nhu cầu về sản phẩm dược phẩm ít co giãn do nó là mặt hàng thiết yếu.
Những công nhân viên chịu trách nhiệm sản xuất chủ yếu là các dược sĩ, dược tá…
Sản phẩm dược là sản phẩm đòi hỏi ít sai sót trong việc sản xuất và pha chế.
Việc kiểm định sản phẩm trước khi đưa ra tiêu dùng là một việc hết sức cần thiết
Sản phẩm được sản xuất cần phải tính đến tác dụng chính cũng như tác dụng phụ của các thành phần thuốc.
Người tiêu dùng chỉ sử dụng sản phẩm là thuốc chữa bệnh khi người ta ốm đau, bệnh tật.
Sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng.
Môi trường sản xuất sản phẩm phải sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo.
2.1.3.2. Địa bàn kinh doanh và khách hàng
Xí nghiệp dược phẩm 120 tiến hành sản xuất và kinh doanh trên lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khách hàng của xí nghiệp có mặt trên tất cả các tỉnh thành của đất nước nhưng chủ yếu xí nghiệp tiến hành phân phối sản phẩm của mình ở khu vực miền bắc nước ta.
Hiện nay xí nghiệp đã xác lập được một hệ thống phân phối phù hợp gồm những đại lý cấp một trong địa bàn thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, và một số tỉnh phía Bắc nhưng chủ yếu những đại lý này có quy mô làm ăn nhỏ lẻ đồng thời một lúc buôn bán nhiều loại thuốc khác nhau của nhiều hãng khác nhau.
Và khách hàng chủ yếu mà xí nghiệp coi đó là thế mạnh của mình cần được khai thác một cách chiệt để là những đơn vị bộ độ và những bệnh viện quân y. Xí nghiệp đã cung cấp thuốc lâu dìa cho những đơn vị bộ đội sau
+ Lữ đoàn 164 quân đoàn 2
+ Trường Học Viện Quân y
+ Quân chủng phòng không
+ Binh chủng pháo binh…
Và khách hàng là những bệnh viện và đồng thời là thế mạnh trong việc tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp.
+ Bệnh viện Quân Y 108
+ Bệnh viện Quân y 103
+ Bệnh viện 354
+ Bệnh viện 175
Và một số bệnh viện bệnh xá khác của quân đội
Ngoài ra như những đợt đặt hàng của nhà thuốc bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Thanh Nhàn, Viện mắt Trung ương, bệnh viện Trung ương Húê…
Khách hàng của xí nghiệp không phải là những người bệnh mà là những dược sĩ buôn bán thuốc hay những bệnh viện, bệnh xá trực tiếp khám chữa bệnh nên sự am hiểu về sản phẩm là rất rõ ràng. Họ là người bán thuốc cũng là người tư vấn cho người tiêu dùng biết nên sử dụng loại thuốc nào thì phù hợp với bệnh tình của mình đang mang trong người. Vậy để nâng cao hiệu quả của việc tiêu thụ sản phẩm thì xí nghiệp phải nâng cao chất lượng công dụng của thuốc chữa bệnh mà xí nghiệp mình đang sản xuất. Mặt khác phải luôn luôn chú ý đến lợi ích của các đại lý mà họ là những kênh phân phối của xí nghiệp mình, đáp ứng tốt nhất có thể có lợi ích của các đại lý bao tiêu sản phẩm cho xí nghiệp bởi vì vai trò của họ trong việc tiêu thụ sản phẩm dược phẩm là rất lớn.
Xí nghiệp dược phẩm 120 luôn luôn giữ gìn tốt các mối quan hệ với các đại lý và có những mối quan hệ đã gắn bó với xí nghiệp từ khi ra đời như mối quanhệ với bệnh viện Quân Y 108.
Khách hàng của xí nghịêp còn là những đơn vị, công ty cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho xí nghiệp. Hiện nay xí nghiệp đã có quan hệ ổn định với 13 đơn vị cung cấp nguyên vật liệu thường xuyên cho xí nghiệp , ổn định được nguồn nguyên nhiên vật liệu đầu vào tiến hành sản xuất một cách ổn định. Quan hệ với những đơn vị trên là những quan hệ mang tính chất ổn định và lâu dài.
2.1.3.3. Môi trường kinh doanh của xí nghiệp
Môi trường văn hoá xã hội:Yếu tố văn hoá xã hội luôn ảnh hưởng sâu sắc đến mọi doanh nghiệp nói chung và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp dược phẩm 120 nói riêng.
Yếu tố về dân số: nước ta là một nước có quy mô dân số lớn nhu cầu về mặt hàng thiết yếu như thuốc chữa bệnh lớn đây là yếu tố mà xí nghiệp cần nắm bắt để kịp thời có những chiến lược sản xuất kinh doanh cho phù hợp đồng thời tiến hành làm ăn hiệu quả. Mặt khác nhu cầu về việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ngày một tăng do sự tăng lên của mức sống dân cư.
Trình độ nhận thức của dân cư đối với các loại bệnh tật cũng ngày một tăng đây là yếu tố mà xí nghiệp cần nắm bắt.
Yếu tố chính trị pháp luật: Nhà nước ta có xu hướng khuyến khích các ngành nghề kinh doanh phục vụ cho sức khoẻ nhân dân đây cũng là một điều kiện thuận lợi để xí nghiệp phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp dược phẩm 120 là đơn vị kinh tế nhà nước nên có nhiều điều kiện để phát triển có nhiều sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ mang lại nên trong cách thức quản lý xí nghiệp hiện nay vẫn mang nặng tính bao cấp phong cách làm việc chưa chuyên nghiệp, không khí làm việc chưa kích thích được hết năng lực của người lao động mặc dù đã cố gắng nhưng một số bộ phận người lao động mặc dù đã cố gắng nhưng một số bộ phận người lao động vẫn chưa thực sự cố gắng hết mình trong việc sản xuất kinh doanh của xí nghiệp hiện nay.
Các chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay vẫn ưu tiên nhiều đến các doanh nghiệp Nhà nước đây là một yếu tố để xí nghiệp xem xét và tiến hành sản xuất kinh doanh cho phù hợp với tình hình mới.
Môi trường kinh tế và công nghệ: Với sự phát triển của nền kinh tế mức sống dân cư tăng lên người dân có điều kiện hơn trong việc tiến hành đi khám chữa bệnh và chi phí về tiền thuốc cũng nhiều hơn người dân có ý thức về mặt sức khoẻ hơn. Mỗi người đều coi những chi phí liên quan đến bệnh tật và thuốc nên là một chi phí thiết yếu (hay phải chi) đây là yếu tố thuận lợi mà không phải mặt hàng nào cũng có đựơc.
Yếu tố công nghệ: Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ chất lượng của các sản phẩm nói chung của các loại dược phẩm nói riêng mỗi ngày một tăng các sản phẩm thuốc chữa bệnh ra đời ngày càng nhiều hơn và tính năng tăng lên. Do đó xí nghiệp phải đảm bảo tốt công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm để tránh trường hợp sản phẩm của xí nghiệp lạc hậu không theo kịp đà phát triển chung của sản phẩm dược phẩm.
Công nghệ sản xuất ngày càng tiên tiến và hiện đại giúp năng suất lao động không ngừng tăng lên cải tiến trang thiết bị là một nhu cầu bức thiết của mọi xí nghiệp sản xuất điều này cũng là điều xí nghiệp dược phẩm 120 phải luôn luôn chú ý.
Cấc lãnh đạo của xí nghiệp phải thường xuyên tham gia các hội thảo, khoa học của ngành mà xí nghiệp mình đang tham gia vào sản xuất kinh doanh nhằm nắm bắt kịp thời trình độ tiến độ của khoa học công nghệ áp dụng khoa học vào sản xuất kinh doanh.
Yếu tố thuộc môi trường cạnh tranh: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất dược phẩm tham gia vào thị trường do đó sự cạnh tranh là tất yếu không thể tránh khỏi.
Những công ty Dược: Đông Nam Dược Bảo Long
Công ty dược Phẩm Hà Nam
Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I
….
Nhưng điều quan trọng là xí nghiệp dược phẩm 120 đã xác định được vị trí của mình trên thị trường hay chưa? đã biết khai thác những lợi thế của mình hay chưa?
Môi trường tự nhiên: Yếu tố tự nhiên không phải là yếu tố có tính chất quyết định đến tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp nhưng trong quá trình sản xuất kinh doanh cán bộ quản lý cũng phải lưu tâm nhiều đến yếu tố này. Vì nó là những yếu tố, những biến cố khó lường trước được mà thiệt hại do những tác động xấu lại là lớn và ảnh hưởng mạnh đến những sản phẩm là dược phẩm.
2.1.3.4. Một số kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Dược phẩm 120
Bảng 1: Bảng báo cáo một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của xí nghiệp Dược phẩm 120 (2004 -2007)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Tổng doanh thu
20.103.415.739
22.369.215.634
23.854.469.721
26.142.593.427
2
Tổng lợi nhuận
923.146.257
1.029.352.713
1.353.412.825
1.625.718.954
3
Nộp ngân sách
1.240.528.431
1.605.428.321
1.815.634.407
2.295.976.324
4
Tổng CBCNV
130
132
135
1387
5
Tiền lương bình quân
1.462.276
1.590.382
1.657.742
1.984.632
6
Tổng nguồn vốn
4.974.818.453
5.063.712.436
5.394.938.705
5.957.642.028
Nguồn: Phòng kế hoạch
Như vậy tổng doanh thu trong 4 năm 2004 – 2007 tăng trung bình 9,17%
Tổng lợi nhuận tăng trung bình: 20,03%
Đời sống cán bộ công nhân ngày một tăng do thu nhập của họ tăng lên mặt khác mỗi năm xí nghiệp cũng nộp vào ngân sách Nhà nước trung bình khoảng 1,73 tỷ
Nguồn vốn của xí nghiệp cũng từng bước được cải thiện từ khoảng 4,9 tỷ năm 2004 lên 5,95 tỷ năm 2007.
2.1.4. Đặc điểm về vốn và công nghệ
Trong nhiều năm hoạt động của mình xí nghiệp dược phẩm 120 đã không ngừng tìm hiểu thị trường công nghệ dược phẩm để đưa ra một quy trình sản xuất hợp lý. Xí nghiệp đã liên tục đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho sản xuất lao động. Công nghệ được coi là một trong những yếu tố then chốt giúp cho xí nghiệp tồn tại và phát triển.
Xí nghiệp đã đàu tư khoảng 20% tổng nguồn vốn của mình cho công nghệ sản xuất tại hai phân xưởng là phân xưởng 1 và phân xưởng 2 trong đó các công nghệ của xí nghiệp như dây xay, công nghệ phu chế, công nghệ cắt ống, công nghệ xấy, công nghệ dập, công nghệ ép vỉ, công nghệ đóng gói, công nghệ cắt ống…
Trong nhiều năm qua xí nghiệp cũng duy trì một đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề để thường xuyên bảo chì, bảo dưỡng, bổ sung trang thiết bị cho phân xưởng sản xuất.
Về tình hình vốn kinh doanh của xí nghiệp với chủ sở hữu là nhà nước và xí nghiệp tiến hành tự hạch toán về vốn tự thu chi tình hình phân bổ diễn ra theo các năm như sau.
Nhận thấy vố lưu động chiếm một tỷ trọng khá lớn trong các năm trung bình khoảng 51,3% sau đó là đến vốn cố định chiến khoảng 32,7%, các khoản phải thu chiếm 4,6% hàng tồn kho chiếm khoảng 4,3% đây là số liệu phân bổ vốn trung bình qua 4 năm từ năm 2004 đến năm 2007 của xí nghiệp
Bảng 2: Bảng kết cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Vốn lưu động
2552081866
2501473943
2945636533
2972863372
Khoản phải thu
393010665
420288132
388435587
488526646
Hàng tồn kho
213917193
227867059
221192487
250230975
Vốn lưu động khác
228841649
258249334
242772421
250220965
Vốn cố định
1626765634
1660897679
1596901857
2126878204
Tổng nguồn vốn
1974818453
5063712436
5394938705
5957642028
2.2. Thực trạng quản trị kênh phân phối tại xí nghiệp dược phẩm 120
Là thành viên của Tổng công ty dược quân đội xí nghiệp dược phẩm 120 đã tiến hành sản xuất khoảng 1235 mặt hàng thuốc các loại và được tổng công ty dược quân đội giao cho việc tự mở các kênh phân phối ngoài tổng công ty và việc đáp ứng những đơn hàng trực tiếp từ tổng công ty dược quân đội. Hiện nay số khách hàng có quan hệ làm ăn với xí nghiệp là đối tác tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp có trên 250 khách hàng và được chia làm 4 nhóm: phân phối theo đơn đặt hàng của tổng công ty dược phẩm quân đội, các đơn vị quân đội mà xí nghiệp đặt quan hệ tiêu thụ, các bệnh viện và người tiêu dùng. Khách hàng của xí nghiệp rất đa dạng, thuộc tất cả các ngành nghề các thành phần kinh tế. Để có thể đáp ứng được các nhu cầu một cách nhanh chóng và thuận tiện, xí nghiệp đã xây dựng một hệ t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11620.doc