MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN- AASC THỰC HIỆN 3
1.1. Khái quát về trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán bctc tại công ty aasc: 3
1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và nội dung của tính trọng yếu. 3
1.1.2. Những khái niệm cơ bản về rủi ro kiểm toán. 5
1.1.2.1. Khái niệm. 5
1.1.2.2. Các loại rủi ro trong kiểm toán. 6
1.1.2.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành rủi ro kiểm toán 11
1.1.2.4. Quy trình và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán 13
1.1.3. Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán: 13
1.2. Vận dụng đánh giá trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán bctc tại aasc: 14
1.2.1. Vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC tại AASC: 14
1.2.1.1. Khái niệm và sự cần thiết phải xác lập MTY. 14
1.2.1.2. Cơ sở và phương pháp xác lập MTY. 15
1.2.2. Vận dụng đánh giá rủi ro trong kiểm toán BCTC tại AASC: 18
CHƯƠNG 2: TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRỌNGYẾU, RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN – AASC THỰC HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG ABC 22
2.1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN VÀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN: 23
2.1.1. Đánh giá rủi ro: 23
2.1.2 . Đánh giá trọng yếu: 35
2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán. 42
2.2.1. Đánh giá rủi ro: 42
2.2.2 . Đánh giá trọng yếu: 52
2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán: 56
2.3.1. Đánh giá lại trọng yếu: 56
2.3.2. Đánh giá rủi ro: 56
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN - AASC 57
3.1. Nhận xét thực tế vận dụng phương pháp và quy trình đánh giá trọng yếu rủi ro trong kiểm toán bctc tại aasc. 57
3.1.1 Ưu điểm 57
3.1.2. Hạn chế 58
3.2. Nguyên nhân của thực trạng. 61
3.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình, phương pháp đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán bctc. 62
3.4. Một số giải pháp và điều kiện để hoàn thiện quy trình, phương pháp đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán bctc tại aasc. 63
3.4.1 Một số giải pháp: 63
3.4.2 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện quy trình, phương pháp đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán BCTC. 67
3.4.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước: 67
3.4.2.2. Đối với Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 68
3.4.2.3. Đối với Công ty được kiểm toán 69
3.4.2.4 Đối với KTV 69
3.4.2.5. Đối với hiệp hội nghề nghiệp 69
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 74
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3422 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nghệ thông tin, sản xuất vũ khí…
Mô hình hoạt động kinh doanh dựa trên những yếu tố không ổn định; có sự thay đổi bất thường hoặc không giải thích đươc trong các chỉ tiêu tài chính quan trọng.
Nghi ngờ về tính trung thực và năng lực của ban lãnh đạo;
Vấn đề liên quan đến sự hoạt động liên tục của doanh nghiệp;…
RRTT Trung Bình
Doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán
Ban quản lí chịu áp lực để hoàn thành kế hoạch kinh doanh
Doanh nghiệp áp dụng những chính sách kế toán mang tính chất “bảo thủ” hoặc “nóng nội”…
RRTT Thấp
Đối với các khách hàng không có những biểu hiện như trên.
Cụ thể, công ty cổ phần ABC là khách hàng được kiểm toán năm đầu tiên nên việc tiến hành thu thập thông tin về khách hàng kiểm toán được thực hiện và ghi chép khá đầy đủ:
Bảng 2.3: GLV Đánh giá rủi ro tiềm tàng
Công ty cổ phần ABC
Ngành nghề hoạt động kinh doanh.
Hoạt đông kinh doanh.
Thông tin chung .
Công ty cổ phần ABC được thành lập .
Mục tiêu chiến lược :
Nhanh chóng được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Duy trì sự ổn định của LN.
Nguồn vốn .
Nguồn vốn của công ty bao gồm 40% là vốn của nhà nước, 60% là vốn của các cổ đông khác.
Ngành nghề kinh doanh.
Đặc điểm ngành nghề kinh doanh.
Do chưa xây dựng được một thương hiệu quốc gia với những yếu tố cần thiết để phát triển bền vững, tiềm năng tăng trưởng của thủy sản chế biến xuất khẩu Việt Nam còn rất bấp bênh. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản thường xuyên phải cân đối giữa cung và cầu biến động đặc thù theo khí hậu và mùa lễ hội.
Môi trương kinh tế, chính trị, xã hội.
Năm 2010 là năm suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn đặc biệt là xuất nhập khẩu nông thủy sản.
Chính sách kế toán tại công ty cổ phần ABC.
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Kết quả hoạt động.
Phân tích sơ bộ tình hình hoạt động tài chính: Tham chiếu ở phần dưới.
Khả năng hoạt đông liên tục của khách hàng.
Trong điều kiện của nền kinh tế như hiện nay, Công ty vẫn duy trì mức LN; không có vụ kiện tụng nào phát sinh kể từ khi công ty thành lập đến nay.
Kỳ vọng có liên quan.
Ban giám đốc mới được bổ nhiệm chịu áp lực phải hoàn thành kế hoạch doanh thu.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng:
Với các thông tin đã thu thập được, rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức trung bình.
Đánh giá rủi ro kiểm soát:
Như đã nêu tại AASC đang dựa vào bảng câu hỏi để đánh giá các yếu tố của hệ thông KSNB . Trong quá trình đánh giá, KTV phải dựa vào sự xét đoán nghề nghiệp để đưa ra kết luận chính xác. Tuy nhiên, tại công ty AASC việc đánh giá rủi ro kiểm soát trên phương diện toàn bộ BCTC thường tập trung chủ yếu là đánh giá môi trường kiểm soát bởi chính môi trường kiểm soát là nơi phản ánh chân thực, nhận thức và hành động của ban quản trị của khách hàng kiểm toán.
Việc đánh giá xem xét môi trường kiểm soát sẽ dựa trên các yếu tố: Cơ cấu tổ chức và sự phân bổ quyền hạn, trách nhiệm của ban quản trị có hợp lý hiệu quả hay không. Sự truyền đạt thông tin cũng như sự tuân thủ nguyên tắc làm việc trong doanh nghiệp như thế nào; Phong cách,triết lý và phương pháp điểu hành của ban quản trị trong việc xử lý công việc của doanh nghiệp ra sao; mức độ độc lập của các bên liên quan tới ban quản trị như thế nào; Và cuối cùng là chính sách nhân sự tại công ty.
Đối với công ty CP ABC, là khách hàng mới nên việc đánh giá hệ thống KSNB được thực hiện khá cụ thể chi tiết, được lưu lại trên GLV sau:
Bảng 2.4 : Trích GLV đánh giá môi trường kiểm soát:
Câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB
Có
Không
Không áp dụng
Có lý do để nghi ngờ về tính chính trực của các thành viên ban lãnh đạo khách hàng hoặc nghi ngờ về việc dựa vào thư giải trình của BGĐ hay không?
X
Có lý do nào cần cân nhắc về các cam kết của ban lãnh đạo khách hàng trong việc trình bày BCTC phản ánh trung thực và hợp lý?
X
Có lý do nào cần cân nhắc về các cam kết của lãnh đạo trong đơn vị trong việc thiết lập và duy trì một hệ thống thông tin kế toán đáng tin cậy, hệ thống KSNB hiệu quả?
X
Cơ cấu tổ chức có phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị?
X
Có lý do nào cần phải quan tâm tới đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị không?
X
Có văn bản quy định về chức năng nghiệp vụ của các phòng ban hay không?
X
Có yếu tố nào trong môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và tính hoạt động liên tục của đơn vị hay không?
X
BGĐ không giải thích cho KTV trong một số vấn đề liên quan đến hệ thống kế toán và hệ thống KSNB?
X
…
Có = Có áp dụng thủ tục kiểm soát;
Không = Thủ tục kiểm soát là cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp nhưng không được áp dụng;
Không áp dụng = Thủ tục kiểm soát là không cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Đánh giá môi trường kiểm soát: Khá
Đối với Công ty cổ phần ABC, thông qua việc đặt câu hỏi như bảng trên, KTV tiến hành tìm hiểu các thông tin có liên quan tới mục tiêu của mình để hoàn thiện bảng câu hỏi và đưa ra kết luận về môi trường kiểm soát của khách hàng. Dựa vào bảng trên ta thấy răng môi trường kiểm soát của công ty được kiểm soát khá tốt. Vì thế có thể đánh giá rằng hệ thống kiểm soát tại công ty là “Khá”, dẫn đến rủi ro kiểm soát mà KTV ấn định cho công ty cổ phần ABC là thấp.
Thực hiện thủ tục phân tích.
Thủ tục phân tích KTV áp dụng bao gồm:
Phân tích ngang ( Phân tích xu hướng) : So sánh số kỳ này với kỳ trước, chênh lệch tuyệt đối và tương đối.
Phân tích dọc ( Phân tích tỷ suất): So sánh tỷ trọng của khoản mục trong tổng giá trị tài sản của kỳ này với kỳ trước
Bảng 2.5 : Trích GLV Phân tích bảng CĐKT
Chỉ tiêu
31/12/2010
31/12/2009
Chênh lệch
Ghi chú
Số tiền
%
Tài sản
A. Tài sản ngắn hạn
111.927.783.415
35.887.910.456
76.039.872.959
211,88
1. Tiền
1.898.178.364
724.619.528
1.173.558.836
161,96
2. Phải thu
40.691.051.131
17.871.720.896
22.819.330.235
127,68
A1
3. Hàng tồn kho
53.035.698.845
16.534.489.531
36.501.209.314
220,76
A2
4. TS ngắn hạn khác
16.302.855.075
757.080.501
15.545.774.574
2.053,38
A3
B. Tài sản dài hạn
24.463.334.201
21.817.264.700
2.646.069.502
12,13
1. Tài sản cố định
20.911.081.433
17.509.287.437
3.401.793.995
19,43
-Tài sản cố định HH
16.962.871.733
12.312.278.650
4.650.593.083
37,77
-Tài sản cố định VH
3.122.862.530
3.172.877.943
(50.015.413)
(1,58)
- Chi phí XD dở dang
825.347.170
2.024.130.845
(1.198.783.675)
(59,22)
B1
2. Đầu tư dài hạn
3.230.578.665
3.643.844.543
(413.265.878)
(11,34)
3. CP trả trước dài hạn
321.674.104
664.132.719
(342.458.615)
(51,56)
B2
Tổng tài sản
136.391.117.616
57.705.175.156
78.685.942.461
136,36
Nguồn vốn
I. Nợ phải trả
106.626.699.875
29.891.357.218
76.735.342.657
256,71
1. Nợ phải trả ngắn hạn
103.950.228.370
29.682.705.743
74.267.522.628
250,20
C1
2. Nợ dài hạn
2.137.500.000
0
2.137.500.000
C2
3. Phải trả khác
538.971.505
208.651.475
330.320.030
158,31
C3
II. Nguồn vốn CSH
29.764.417.741
27.813.817.938
1.950.599.803
7,01
1. Nguồn vốn chủ sở hữu
29.329.001.945
27.348.119.531
1.980.882.414
7,24
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác
435.415.796
465.698.408
(30.282.611)
(6,50)
Tông nguồn vốn
136.391.117.616
57.705.175.156
78.685.942.460
136,36
Bảng 2.6 : GLV Bảng phân tích Báo cáo KQ HĐKD
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2009
Chênh lệch
Ghi chú
Số tiền
%
1. DT bán hang và cung cấp dịch vụ.
226.608.264.059
203.791.934.941
22.816.329.119
11,20
2. Các khoản giảm trừ.
216.234.233
1.410.155.048
(1.193.920.815)
(84,67)
3. DT thuần về bán hang và cung cấp dịch vụ.
226.392.029.827
202.381.779.893
24.010.249.934
11,86
4. Giá vốn hàng bán.
201.446.351.042
173.552.731.523
27.893.619.520
16,07
5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
24.945.678.785
28.829.048.371
(3.883.369.586)
(13,47)
6. DT hoạt động tài chính.
6.591.384.456
3.399.090.549
3.192.293.907
93,92
7. Chi phí tài chính.
5.421.444.589
8.161.223.616
(2.739.779.027)
(33,57)
8. Chi phí bán hàng.
4.547.667.473
5.293.799.382
(746.131.910)
(14,09)
9. Chi phí QLDN.
11.524.959.948
7.808.084.519
3.716.875.430
47,60
10. LN thuần từ hoạt động kinh doanh.
10.042.991.231
10.965.031.403
(922.040.172)
(8,41)
11. Thu nhập khác.
229.778.742
1.314.007.143
(1.084.228.401)
(82,51)
12. Chi phí khác.
144.876.494
739.672.338
(594.795.845)
(80,41)
13. LN khác.
84.902.249
574.334.805
(489.432.557)
(85,22)
14. Tổng LN trước thuế.
10.127.893.480
11.539.366.208
(1.411.472.729)
(12,23)
15. Thuế TNDN phải nộp.
854.731.090
27.885.877
826.845.213
2.965,10
16. LN sau thuế.
9.273.162.390
11.511.480.332
(2.238.317.942)
(19,44)
Sau khi phân tích sơ bộ bảng CĐKT và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP ABC, KTV nhận thấy có những khoản mục biết động lớn là: Tiền, phải thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác,chi phí XD dở dang, Chi phí trả trước dài hạn, nợ phải trả trên bảng CĐKT và doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác, chi phí khác, thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo KQKD. Những khoản mục này sẽ được KTV ghi lại và sẽ được lưu tâm trong các bước đánh giá rủi ro tiếp theo. Năm nay quy mô doanh thu tiếp tục tăng, LN vẫn ở mức cao, khả năng công ty gặp khó khăn sau khi báo cáo kiểm toán được phát hành là thấp. Do đó, để đảm bảo cho cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao, KTV đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn của toàn bộ BCTC ở mức thấp.
Đánh giá rủi ro phát hiện
Công ty cổ phần ABC là khách hàng trong năm kiểm toán đầu tiên, việc tìm hiểu về khách hàng mới chỉ được thực hiện trong năm đầu tiên nên không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, với nguyên tắc thận trọng, KTV dự kiến mức rủi ro kiểm toán mong muốn là thấp. Kết quả của việc đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức trung bình, rủi ro kiểm soát ở mức thấp, do đó mức rủi ro phát hiện đối với Công ty ABC dự kiến ở mức trung bình.
Rủi ro phát hiện được xác định ở mức trung bình nên các KTV sẽ tiến hành kết hợp thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và các thử nghiệm cơ bản trong các bước công việc tiếp theo. Do vậy, KTV có thể giảm thiểu bớt phần nào công việc trong quá trình thu thập bằng chứng và có thể tiến hành chọn mẫu kiểm toán để kiểm tra thay vì phải kiểm tra toàn bộ.
2.1.2 . Đánh giá trọng yếu:
Việc đánh giá trọng yếu được thực hiện khi KTV lập kế hoạch kiểm toán ( kế hoạch kiểm toán tổng thể), gồm có 2 công việc chính là:
-Ước lượng ban đầu về MTY.
-Phân bổ ước lượng ban đầu về MTY cho các khoản mục.
Ước lượng ban đầu về MTY.
MTY sẽ được ước lượng ban đầu thông qua việc xác định việc xác định MTY trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán được kí hiệu là MTY hoặc ƯLBĐ. MTY là thước đo số lượng về trọng yếu trên phương diện toàn bộ BCTC và nó sẽ được sử dụng trong việc thiết kế các thủ tục kiểm toán nhằm đảm bảo rằng rủi ro của các sai phạm trọng yếu không được phát hiện đã được giảm đến mức thấp có thể chấp nhận được.
Ở AASC, do tầm quan trọng của MTY đối với hiệu quả của cuộc kiểm toán là rất lớn. Việc xác định MTY không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát hiện các rủi ro kiểm toán cũng như chi phí để thực hiện cuộc kiểm toán. Do vậy, để thận trọng, việc ước lượng ban đầu về MTY này hoàn toàn do thành viên BGĐ thực hiện và sau đó, nhóm KTV thực hiện kiểm toán sẽ tiến hành cuộc kiểm toán theo sự hướng dẫn về MTY đã được xây dựng.
Trong việc lập kế hoạch kiểm toán, điều mà KTV quan tâm là vấn đề nào là ảnh hưởng trọng yếu đến toàn bộ BCTC. Do vậy, MTY được ước tính ban đầu là trên phương diện toàn bộ BCTC.
Để tiến hành việc ước lượng MTY, KTV phải xem xét ảnh hưởng của các nhân tố số lượng và chất lượng. Tuy nhiên việc ước lượng MTY mang tính chủ quan rất lớn của KTV. Đồng thời, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV không thể dự đoán trước được tất cả các trường hợp mà có thể có ảnh hưởng đến sự đánh giá của KTV về MTY thông qua các công việc trong giai đoạn thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết, đánh giá việc kiểm soát … và giai đoạn hoàn thành kiểm toán. Do vậy, MTY có thể thay đổi trong suốt giai đoạn thực hiện kiểm toán và nó phải được xem xét lại khi kết thúc kiểm. Tất cả các thủ tục này phải được trình bày trên GLV của KTV.
Nhằm lượng hóa tính trọng yếu, KTV phải thiết lập một cơ sở thích hợp cho việc xác định MTY. Ở AASC, một số chỉ tiêu thường được sử dụng cho việc xác định MTY bao gồm:
LN trước thuế (LNTT).
Doanh thu.
TSLD và ĐTNH.
Nợ ngắn hạn.
Tổng tài sản.
Vốn chủ sở hữu.
Bước 1: Lập bảng tính trọng yếu dựa trên bảng cơ sở xác định MTY theo quy định của AASC.
Bảng 2.7: Bảng cơ sở tính MTY
Chỉ tiêu
Mức độ trọng yếu
LN trước thuế.
4%-8%
Doanh thu.
4%-8%
TSCĐ và TSLĐ.
1%-2%
Nợ ngắn hạn.
1%-2%
Tổng tài sản.
0,5%-1%
Vốn chủ sở hữu.
1,5%-2% (áp dụng đối với công ty niêm yết)
Đối với DN thanh lý, phá sản là 0.25%- 5% tổng giá trị tài sản.
Không áp dụng đối vơi các chỉ tiêu có giá trị nhỏ, có giao động lớn giữa các kỳ.
Sau khi xem xét tới các yếu tố định tính, thì thành viên BGĐ có thể xác định MTY với một tỉ lệ thấp hơn nếu thấy điều đó là phù hợp.
Sau khi đã xác định cơ sở cho việc tính toán MTY, KTV cần có sự điều chỉnh cơ sở này nếu có các khoản mục, nghiệp vụ bất thường… mà có thể làm cho cơ sở tính toán đó không phản ánh đúng qui mô của khách hàng. Mục đích của việc điều chỉnh này nhằm xác định được một cơ sở phản ánh đúng qui mô của khách thể kiểm toán, từ đó xác định mức MTY thích hợp. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào xét đoán của thành viên ban quản trị liên quan trực tiếp tới cuộc kiểm toán.
Liên quan đến toàn bộ cuộc kiểm toán nói chung và liên quan đến quá trình đánh giá trọng yếu và rủi ro nói riêng, qui mô của khách thể kiểm toán có ý nghĩa lớn đối với cuộc kiểm toán bởi dựa trên việc phân các loại doanh nghiệp theo qui mô, AASC sẽ có các chương trình kiểm toán riêng biệt. Việc xác định qui mô của khách thể chủ yếu dựa trên số giờ làm việc cho toàn bộ cuộc kiểm toán cũng như mức độ phức tạp của các thủ tục kiểm toán của mà các KTV sẽ thực hiện.
Theo qui mô, các khách hàng của AASC được chia thành 3 loại:
Khách thể có quy mô lớn, MTY thấp thì thời gian kiểm toán có thẻ là từ 15- 20 ngày, và phải thực hiện đầy đủ các loại thủ tục kiểm toán.
Khách thể có quy mô cũng như trọng yếu được đánh giá ở mức trung bình thì thời gian kiểm toán là 7- 8 ngày, có thể bỏ một số thủ tục kiểm toán không bắt buộc.
Khách thể kiểm toán có quy mô nhỏ, MTY cao thì thời gian kiểm toán trong khoảng 3- 4 ngày, chỉ thực hiện những thủ tục cần thiết nhất.
Bước 2 : Lựa chọn MTY
Trong điều kiện hoạt động bình thường và liên tục của doanh nghiệp, chỉ tiêu LN trước thuế thường được sử dụng bởi lẽ đây là chỉ tiêu được đông đảo đối tượng quan tâm nhất. Trong điều kiện mà hoạt động kinh doanh thua lỗ liên tục, thì chỉ tiêu lỗ trước thuế vẫn được AASC xem xét là phù hợp, tuy vậy cần có giải trình lí do của việc sử dụng chỉ tiêu này làm cơ sở trên GLV về tính trọng yếu.
Trong các trường hợp khác, khi LNTT không đưa ra được một cơ sở thích hợp hoặc đưa ra một cơ sở kém thích hợp hơn chỉ tiêu tổng tài sản hay doanh thu thì lí do của việc sử dụng cơ sở khác này cần được trình bày lại trong GLV của KTV. Các trường hợp mà việc sử dụng cơ sở khác cho việc xác định MTY được AASC dẫn ra minh họa như:
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp là hòa vốn.
Trong giai đoạn mới thành lập, kết quả kinh doanh của khách hàng thường dao động mạnh.
Trong những ngành nghề kinh doanh mà tổng tài sản là thước đo chủ đạo để đánh giá qui mô, hoạt động của đơn vị.
Tại đơn vị có ít hoặc không có hoạt động kinh doanh.
Tại những đơn vị mà LNTT không phản ánh đúng qui mô …
Tại công ty ABC, KTV tiến hành ước lượng mức độ trọng yếu như sau:
Kiểm toán viên quyết định mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty ABC dựa trên chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế,theo đó mức trọng yếu là từ 405.115.739 VND đến 810.231.478 VND. Vì đây là năm đầu tiên kiểm toán khách hàng này nên để đảm bảo thận trọng, kiểm toán viên chọn mức trọng yếu là 405.115.739 VND. Theo đó, tổng sai phạm được phát hiện trong BCTC của Công ty ABC nếu lớn hơn 810.231.478 VND thì sẽ được coi là trọng yếu. Ngược lại, nếu tổng sai phạm được phát hiện trên phạm vi toàn bộ BCTC nhỏ hơn 405.115.739 VND sẽ được coi là không trọng yếu.
Thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2.8 : GLV Xác định MTY đối với Công ty cổ phần ABC Đơn vị tính : VNĐ
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2010
Tỷ lệ
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
Tối thiểu
Tối đa
Kỳ này
Tối thiểu
Tối đa
1
LN trước thuế
10.127.893.480
4,00%
8,00%
405.115.739
810.231.478
2
Doanh thu.
226.608.264.059
0,40%
0,80%
906.433.056
1.812.866.112
3
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn.
111.685.707.744
1,00%
2,00%
1.116.857.077
2.233.714.155
4
Nợ ngắn hạn.
102.337.447.448
1,00%
2,00%
1.023.374.474
2.046.748.949
5
Tổng tài sản.
136.149.041.945
0,50%
1,00%
680.745.210
1.361.490.419
KL:
Sai số kết hợp lựa chọn.
Trung thực hợp lý
405.115.739
Nêu lý do lựa chọn.
Tổng sai sót kết hợp trên Báo cáo KQKD là thấp nhất đồng thời có tính ổn định so với năm trước, để đảm bảo nguyên tắc thận trọng thì ta chon MTY theo 4%-8% Tổng LN trước thuế, tuy nhiên để đảm bảo các bằng chứng có đủ độ tin cậy nhất thì ta chọn mức tối thiểu.
Tổng ước lượng ban đầu về tính trọng yếu (ULBD).
405.115.739
Trong đó: MTY = Tỉ lệ * Số tiền.
Phân bổ ước lượng ban đầu về MTY cho các tài khoản và khoản mục trên BCTC:
Việc phải thực hiện phân bổ ƯLBD về trọng yếu là rất quan trọng vì bằng chứng kiểm toán thường được thu thập theo từng phần chứ không phải cho toàn bộ BCTC, giúp KTV quyết định loại bằng chứng kiểm toán cần thu thập. Tại AASC việc phân bổ ƯLBD về trọng yếu chỉ áp dụng cho các chỉ tiêu trên bảng CĐKT , không thực hiện phân bổ cho chỉ tiêu LN chưa phân phối và các chỉ tiêu trên Báo cáo KQKD. Sau khi ước lượng mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, kiểm toán viên tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục. Căn cứ để phân bổ mức trọng yếu là: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, chi phí thu thập bằng chứng đối với từng khoản mục và kinh nghiệm của kiểm toán viên.
Đối với các khoản mục nhỏ nằm trong khoản mục chính, kiểm toán viên phân bổ mức trọng yếu theo tỉ trọng giá trị của khoản mục đó trên tổng giá trị của khoản mục chính.
Đối với các khoản mục lớn, kiểm toán viên sẽ phân chia thành ba nhóm khác nhau đi với các hệ số 1, 2, 3. Trong đó, hệ số 1 để chỉ nhóm khoản mục có rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát là trung bình và cao, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là thấp. Nhóm đi với hệ số 2 là nhóm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là thấp và trung bình, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là trung bình. Nhóm các khoản mục đi với hệ số 3 là nhóm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thấp, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán cao.
Nhưng thông thường đối với doanh nghiệp sản xuất, trên cơ sở mối quan hệ giữa chi phí thu thập bằng chứng và sai số có thể chấp nhận được( MTY), AASC xây dựng hệ số phân bổ cho các tài khoản và khoản mục trên bảng CĐKT như sau:
Bảng 2.9 : Nguyên tắc phân bổ tính trọng yếu:
C Hàng tồn kho > C Công nợ > C Các tài khoản khác
M Hàng tồn kho > M Công nợ > M Các tài khoản khác
C: Chi phí thu thập bằng chứng
M: MTY( Sai số có thể chấp nhận được)
Khoản mục
Hệ số
Hàng tồn kho
3
Công nợ
2
Các tài khoản khác
1
Bảng 2.10 GLV Bảng phân bổ ƯLBĐ về trọng yếu của Công ty ABC
Từ đó, mức trọng yếu được phân bổ như sau:
Stt
Tài khoản
31-12-2010
Hệ số
Sai số có thể chấp nhận được
Báo cáo thừa
Báo cáo thiếu
1
Tiền
2,530,904,485
1
1,516,108
1,516,108
2
Phải thu
53,931,967,280
2
64,614,602
64,614,602
3
Tồn kho
70,714,265,127
3
127,081,609
127,081,609
4
Tài sản cố định
27,881,441,910
1
16,702,045
16,702,045
5
Đầu tư dài hạn
4,307,438,220
1
2,580,319
2,580,319
6
Nợ ngắn hạn
136,449,929,931
2
163,477,403
163,477,403
7
Nợ dài hạn
3,568,628,673
2
4,275,489
4,275,489
8
Nguồn vốn
41,513,497,323
1
24,868,165
24,868,165
9
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
405,115,739
405,115,739
Trong đó:
Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục Z
=
Ước lượng ban đầu về trọng yếu
x
Số dư của khoản mục Z
x
Hệ số đi kèm
Tổng số dư từng khoản mục nhân với hệ số đi kèm
Sau khi thực hiện đánh giá rủi ro và trọng yếu, căn cứ vào kế hoạch chiến lược( nếu có), các khoản mục kiểm toán, hợp đồng kiểm toán… KTV thực hiện lập kế hoạch tổng thể, dự kiến nhân sự cho cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải trình bày được phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán tổng thể đã được duyệt, các KTV được phân công tham gia kiểm toán sẽ soạn thảo chương trình kiểm toán cụ thể cho từng khoản mục hay từng thông tin tài chính (từng bộ phận).
Tại AASC, chương trình kiểm toán được thiết kế theo khoản mục. Mỗi khoản mục sẽ được xây dựng chương trình trong đó nêu rõ mục tiêu và các thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với khoản mục đó. Chương trình kiểm toán được xây dựng theo một mẫu chung nhưng khi thực hiện cuộc kiểm toán cụ thể, các kiểm toán viên sẽ dựa vào đặc điểm đặc thù của từng khách hàng mà tăng cường hay giảm bớt các thủ tục một cách phù hợp, tiết kiệm thời gian và phí kiểm toán.
Đặc biệt đối với mỗi cuộc kiểm toán, nhằm giảm thiểu rủi ro trong cuộc kiểm toán, AASC thiết kế bộ câu hỏi dành cho các KTV tham gia cuộc kiểm toán nhằm đảm bảo đủ điều kiện về tính độc lập, năng lực và đạo đức nghề nghiệp.
2.2. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN KIỂM TOÁN.
2.2.1. Đánh giá rủi ro:
Đối với công ty CP ABC:
Đánh giá rủi ro kiểm soát:
Trong hồ sơ kiểm toán mẫu các chương trình kiểm toán được thiết kế cho từng tài khoản, khoản mục, trong đó đối với hệ thống kiểm soát nội bộ cũng xây dựng một bộ câu hỏi dành riêng. Mỗi một KTV hoặc trợ lý kiểm toán được giao phần hành nào sẽ hoàn thành bảng đánh giá kiểm soát nội đối với phần hành đó.Việc đưa ra bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản mục kiểm toán được tiến hành không thường xuyên, các kiểm toán viên tiến hành một cách đầy đủ đối với các khách hàng lớn do các KTV cấp cao, có kinh nghiệm thực hiện ở cấp độ tổng quát toàn công ty.
Bảng 2.11: Bảng đánh giá HTKSNB
Những câu hỏi dưới đây nhằm trợ giúp cho việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để giúp kiểm toán viên xác định mức độ trọng yếu khi kiểm toán Báo cáo tài chính của khách hàng. Những câu hỏi này không những cung cấp cho kiểm toán viên sự hiểu biết về hệ thống KSNB của Khách hàng một cách tổng quát nhất
Bước công việc
Có
Không
Không áp dụng
Ghi chú
1. Việc phân công công việc cho các nhân viên kế toán có được cập nhật thường xuyên không?
2. Có các văn bản qui định chức năng của các nhân viên kế toán không?
3. Các nhân viên kế toán có được đào tạo qua trường lớp chính qui hay không?
4. Các nhân viên kế toán có làm việc trong ngày nghỉ không?
5. ….
TIỀN MẶT VÀ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
Bước công việc
Có
Không
Không áp dụng
Ghi chú
1. Công việc thủ quỹ và kế toán tiền mặt có do một người đảm nhận không?
2. Hàng tháng kế toán tiền mặt có đối chiếu với thủ quỹ không?
3. Việc kiểm kê quỹ tiền mặt có được thực hiện thường xuyên không?
4. Các khoản tiền thu về có được gửi ngay vào Ngân hàng không?
5. Việc đối chiếu với Ngân hàng có được thực hiện hàng tháng, hàng quý không?
6. Các khoản tiền ngoại tệ có được theo dõi riêng không?
7. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được ghi chép dựa trên chứng từ không?
8. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được ghi sổ đúng kỳ không?
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ của các khoản tiền:
Khá
Trung bình
Yếu
CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ
Bước công việc
Có
Không
Không áp dụng
Ghi chú
1. Có theo dõi riêng biệt từng khoản phải thu, phải trả của khách hàng không?
2. Có đối chiếu công nợ thường xuyên với khách hàng hay không?
3. Những người chịu trách nhiệm theo dõi các khoản phải thu có được tham gia giao hàng không?
4. Khách hàng đã dự phòng cho những khoản phải thu khó đòi chưa?
5. Có thường xuyên rà soát lại các khoản công nợ để xử lý kịp thời không?
6. Việc hạch toán các khoản phải thu, phải trả có dựa trên căn cứ chứng từ không?
7. Việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có đúng kỳ không?
8. Cuối kỳ, các khoản công nợ có gốc bằng ngoại tệ có được đánh giá lại theo tỷ giá cuối kỳ không?
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ của các khoản phải thu, phải trả:
Khá
Trung bình
Yếu
HÀNG TỒN KHO
Bước công việc
Có
Không
Không áp dụng
Ghi chú
1. Có thực hiện kiểm kê hàng tồn kho theo đúng qui định không?
2. Có thực hiện mang hàng tồn kho đi thế chấp để vay vốn không?
3. Bảo vệ cơ quan có ký xác nhận trên những phiếu nhập hàng và hoá đơn giao hàng không?
4. Địa điểm bố trí kho có an toàn không?
5. Hệ thống thẻ kho có được duy trì không?
6. Thủ kho có được đào tạo chính quy không?
7. Có thực hiện phân loại những khoản mục hàng tồn kho chậm luân chuyển, hư hỏng và lỗi thời không và có để chúng riêng ra không?
8. Khách hàng đã xác định dự phòng giảm giá hàng tồn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112651.doc