A. LỜI MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 3
Chương I: Tổng quan về Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 3
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 3
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 5
1.2.1. Mục tiêu và phương châm hoạt động của AASC 5
1.2.2. Các dịch vụ chủ yếu của AASC 5
1.2.3. Thị trường và khách hàng của công ty 8
1.2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 8
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 10
1.3.1. Đội ngũ nhân viên của công ty 10
1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 11
1.4. Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện 14
1.5. Quy trình kiểm soát chất lượng tại AASC 18
1.6. Tổ chức hồ sơ kiểm toán 22
Chương II: Thực trạng kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện 25
2.1. Đặc điểm của các khoản nợ phải trả ảnh hưởng đến tổ chức kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại AASC 25
2.1.1. Khái niệm và phân loại các khoản nợ phải trả 25
2.1.2. Đặc điểm và nguyên tắc hạch toán các khoản nợ phải trả 27
2.1.3. Vai trò của kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính 28
2.1.4. Mục tiêu kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính 30
2.2.Quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả do AASC thực hiện 31
2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 31
2.2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 31
2.2.1.2. Chương trình kiểm toán đối với kiểm toán các khoản nợ phải trả do Công ty AASC thực hiện 36
2.2.2. Thực hiện kiểm toán các khoản nợ phải trả do AASC thực hiện.36
2.2.2.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 36
2.2.2.2. Thực hiện thử nghiệm cơ bản 37
2.2.3.Kết thúc kiểm toán 39
2.3. Thực tế kiểm toán các khoản nợ phải trả tại các khách hàng do AASC thực hiện 39
2.3.1. Giới thiệu về khách hàng 39
2.3.2. Quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả tại các khách hàng của AASC 47
2.3.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán các khoản nợ phải trả 49
2.3.2.2. Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 70
2.3.2.3. Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 90
2.3.3. Tổng kết quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện 90
Chương 3 : Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện 93
3.1.Một số nhận xét đánh giá chung về quy trình kiểm toán BCTC do AASC thực hiện 93
3.1.1. Nhận xét chung về của công ty 93
3.1.2. Nhận xét về quy trình kiểm toán BCTC của công ty 95
3.1.2.1. Nhận xét về giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 95
3.1.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 96
3.1.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 97
3.2. Một số kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện. 97
3.2.1. Tính tất yếu phải hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện 97
3.2.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả 98
3.2.1.2. Yêu cầu về hoàn thiện kiểm toán các khoản nợ phải trả 98
3.2.2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán BCTC do AASC thực hiện 99
3.2.2.1. Kiến nghị về giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 99
3.2.2.2. Kiến nghị về quy trình thực hiện kiểm toán các khoản nợ phải trả 104
C. KẾT LUẬN 98
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
114 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4406 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ quan kiểm soát hoạt động của Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu và miễn nhiệm. Tại Công ty, Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và là người điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty, là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Thành viên trong Hội đồng quản trị bao gồm 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 7 uỷ viên. Ban Giám đốc gồm 1 Tổng Giám đóc và 2 Phó Tổng Giám đốc. Ban Kiểm soát gồm 1 trưởng ban và 2 thành viên viên.
Hệ thống kế toán và cách thức tổ chức hạch toán kế toán các khoản nợ phải trả
1) Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm dương lịch. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép là Việt Nam đồng (VND).
2) Chế độ kế toán áp dụng chế độ kế toán Việt nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành theo các Quyết định từ năm 2001 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn kèm theo.
3) Hình thức sổ kế toán: công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ
Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: tương tự như công ty ABC.
Phương pháp hạch toán ghi nhận các khoản nợ phải trả tương tự như cách tổ chức hạch toán tại công ty XYZ.
Do XYZ là khách hàng kiểm toán năm đầu, nên KTV tiến hành thu thập các thông tin về khách hàng này ngay trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán để đánh giá có chấp nhận kiểm toán hay không. Các thông tin cơ bản của khách hàng XYZ được KTV thể hiện trên giấy làm việc như sau:
Bảng 8: Trích giấy làm việc của KTV, khảo sát và đánh giá khách hàng XYZ
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Auditing and Accounting Financial Consultancy Service Company (AASC)
THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ
Tên khách hàng: XYZ
Tham chiếu:VIII.5
Niên độ kế toán: 01/01 - 31/12/2007
Người thực hiện:TQM
Người được phỏng vấn: Kế toán trưởng
Ngày thực hiện:15/02/2008
Khảo sát và đánh giá khách hàng
I. Nhu cầu về dịch vụ kiểm toán
1. Về dịch vụ kiểm toán
Mục đích mời kiểm toán: Kiểm toán BCTC
Yêu cầu về dịch vụ cung cấp: Phát hành 6 bộ BCKT
II. Thông tin chung
1. Loại hình doanh nghiệp
£ Doanh nghiệp nhà nước
R Công ty Cổ phần
£ Công ty TNHH
£ DN 100% vốn nước ngoài
£ Liên doanh
£ Hợp đồng hợp tác kinh doanh
2. Địa chỉ
- Trụ sở chính: số xx, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.
- Điện thoại: 8563008-8063995
- Fax: 8368965
3. Hồ sơ pháp lý
* Thành lập theo Quyết định số: 5439/QĐ-UB
* Thành lập theo Giấy ĐKKD số: 0103015824
4. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính (theo Giấy ĐKKD)
- Kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thiết bị, phụ tùng, máy nông nghiệp.
- Đầu tư sản xuất, bao tiêu các loại nông sản và lương thực
- Kinh doanh, chế biến các loại rau quả.
- Kinh doanh và lắp ráp máy nông nghiệp
- Kinh doanh vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng
III. Cơ cấu tổ chức hoạt động
1. Địa bàn hoạt động
Trong phạm vi một địa phương R
Có chi nhánh tại các địa phương £
2. Cơ cấu tổ chức
Hội đồng quản trị bao gồm 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 3 uỷ viên. Ban Giám đốc gồm 1 Tổng Giám đốc và 1 Phó Tổng Giám đốc. Ban Kiểm soát gồm 1 trưởng ban và 2 uỷ viên.
IV. Tình hình kinh doanh
1. Mặt hàng cung cấp chính
- Kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thiết bị, vật tư, phụ tùng máy nông nghiệp
- Đầu tư sản xuất, bao tiêu các loại nông sản và lương thực
- Kinh doanh chế biến các loại rau quả
2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh
Liên tục R
Thời vụ £
V. Hệ thống kế toán và hệ thống KSNB
1. Hệ thống KSNB
a. Thái độ của ban lãnh đạo đối với hệ thống KSNB
Coi trọng R
Không coi trọng £
b. Sự tồn tại của các Thủ tục kiểm soát nội bộ
Có R Không £
Nếu có
R Được quy định thành văn bản
£ Quy định bất thành văn
2. Bộ máy kế toán
a. Tổ chức bộ máy kế toán
Một kế toán trưởng và 4 kế toán viên đảm nhiệm các phần hành khác nhau.
b. Chế độ kế toán áp dụng
Chế độ kế toán Việt nam ban hành theo Quyết định số 1411/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995, Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính
c. Hình thức kế toán
£ Nhật ký chung
R Nhật ký chứng từ
£ Chứng từ ghi sổ
VI. Đánh giá của KTV về khả năng chấp nhận khách hàng
1. Về quy mô của khách hàng
Lớn £ Vừa R Nhỏ £
2. Có nên chấp nhận khách hàng không
Có R Không £
3. Dự tính nhân sự và thời gian
Số lượng KTV: 2 người
Số lượng trợ lý: 2 người
( Trích giấy làm việc của KTV trong hồ sơ năm Công ty XYZ)
2.3.2. Quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản vay tại các khách hàng của AASC
Tiếp cận với khách hàng là một công việc rất quan trọng đối với các công ty kiểm toán. Thực tế tại AASC cho thấy việc tiếp cận với các khách hàng truyền thống và các khách hàng mới là khác nhau. Công ty ABC là khách hàng năm thứ 2 của AASC, đã được AASC kiểm toán từ năm 2007. Sau khi kết thúc kiểm toán, lập thư quản lý AASC bày tỏ nguyện vọng được tiếp tục kiểm toán đối với công ty. Năm 2008 này, AASC đã được ABC chấp nhận và tiến hành kiểm toán cho khách hàng này. Công ty ABC được AASC đánh giá là một khách hàng quan trọng của mình.
Còn công ty XYZ là khách hàng mới của AASC. AASC gửi tới ban giám đốc công ty này Thư chào hàng kiểm toán, trong đó nêu rõ các dịch vụ mà AASC cung cấp, các thành tựu cũng như sự tin cậy của khách hàng đối với AASC trong suốt những năm hoạt động.
Sau khi được khách hàng chấp nhận, hai bên cùng ký kết hợp đồng kiểm toán, đây được coi là điểm khởi đầu của cuộc kiểm toán. Căn cứ vào những điều đã thương lượng trong hợp đồng kiểm toán, AASC xem xét những yêu cầu kiểm toán của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán và phân công nhân sự phù hợp cho cuộc kiểm toán đó. Việc phân công số lượng, trình độ của các KTV phụ thuộc vào tính chất phức tạp của công việc, quy mô của đơn vị khách hàng và yêu cầu cụ thể của từng đối tượng khách hàng khác nhau.
Trong cuộc kiểm toán các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản vay tại công ty ABC, kế hoạch kiểm toán được thiết lập đơn giản hơn, do ABC là khách hàng đã được AASC kiểm toán trong từ năm trước. AASC phân công KTV NTH làm trưởng nhóm và trợ lý kiểm toán NTT đã thực hiện kiểm toán các khoản nợ phải trả năm trước phụ trách phần công việc này. Thời gian cuộc kiểm toán tại công ty ABC kéo dài từ ngày 28/02/08 đến 06/03/08. Còn công ty XYZ, công việc kiểm toán do KTV TQM làm trưởng nhóm và trợ lý kiểm toán HAT thực hiện với khoản nợ phải trả nhà cung cấp và các khoản vay từ ngày 15/02/08 đến 20/02/08.
Hai cuộc kiểm toán tại các công ty ABC và XYZ không có sự tham gia của các chuyên gia bên ngoài khác. Sau đây là các bước tiến hành của một cuộc kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản vay tại hai công ty:
2.3.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán tổng thể được lập cho toàn bộ cuộc kiểm toán, các thông tin được thu thập trên phạm vi toàn bộ hoạt động của khách hàng. Trong giới hạn của chuyên đề này, em chỉ đi sâu vào các thông tin liên quan đến kiểm toán các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản vay.
Sau khi KTV đã thu thập được các thông tin cơ bản về khách hàng như đã trình bày ở phần trên, KTV tiến hành đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng.
a) Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Trong kiểm toán các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản vay, việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng của KTV thường được thực hiện thông qua sự hiểu biết về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ (nếu có).
Tìm hiểu môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong đơn vị và bên ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình kiểm soát nội bộ. Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, các KTV sẽ bổ sung thêm những hiểu biết của mình để xác định rõ các yếu tố có ảnh hưởng lớn tới khách thể kiểm toán.
Đối với khách hàng truyền thống, các thông tin về môi trường kiểm soát ít khi thay đổi qua các năm, vì vậy AASC sẽ cập nhật những thông tin này qua hồ sơ kiểm toán năm trước.
Đối với khách hàng mới, để đạt được sự hiểu biết về môi trường kiểm soát, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành gặp gỡ trực tiếp với Ban Giám đốc công ty khách hàng, qua đó thu thập những thông tin về cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành nội bộ. Đồng thời qua việc tiếp xúc này, trưởng nhóm kiểm toán sẽ hiểu được phần nào về đặc điểm, phong cách làm việc của Ban lãnh đạo, một yếu tố cấu thành quan trọng trong môi trường kiểm soát của khách hàng. Trên cơ sở đó, KTV có thể đánh giá tổng thể về thái độ, nhận thức hoạt động của lãnh đạo khách hàng nhằm khẳng định tính hợp lý của độ tin cậy về hệ thống KSNB.
Công ty ABC là khách hàng kiểm toán năm thứ 2 của AASC vì vậy những hiểu biết về môi trường kiểm soát của công ty được tham khảo từ hồ sơ kiểm toán năm 2007. Qua tìm hiểu, KTV nhận thấy trong năm kiểm toán, công ty không có gì thay đổi lớn. Đánh giá của KTV về môi trường kiểm soát của công ty ABC: môi trường kiểm soát của công ty chưa được chặt chẽ, hoạt động của ban kiểm soát chưa đạt hiệu quả cao, hệ thống các văn bản phục vụ nội bộ chưa hoàn chỉnh, cần phải bổ sung thêm.
Công ty XYZ là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của AASC vì vậy việc tìm hiểu môi trường kiểm soát được tiến hành rất kỹ và thu được kết quả như sau:
- Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của XYZ: Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty là Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu và miễn nhiệm. Ban Kiểm soát là cơ quan kiểm soát hoạt động của Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu và miễn nhiệm. Tại Công ty, Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và là người điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty, là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Thành viên trong Hội đồng quản trị bao gồm 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 7 uỷ viên. Ban Giám đốc gồm 1 Tổng Giám đốc và 2 Phó Tổng Giám đốc. Ban Kiểm soát gồm 1 trưởng ban và 2 thành viên.
- Tìm hiểu về phong cách quản lý: Ban Giám đốc của XYZ là người có hiểu biết về tài chính, có đầu óc kinh doanh nhanh nhạy. Đây là một người được đánh giá cao trong giới doanh nhân.
Các vị trí quan trọng khác như kế toán trưởng, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng vật tư, trưởng phòng nhân sự đều là những người gắn bó với công ty lâu năm và trợ giúp có hiệu quả cho công tác quản lý của Giám đốc.
- Tìm hiểu về thủ tục kiểm soát: hàng tháng bộ phận kế toán lập các báo cáo quản trị gửi lên Ban Giám đốc. Trên cơ sở xem xét các báo cáo này, Giám đốc sẽ đưa ra các thủ tục kiểm soát với những vấn đề phát hiện được trong xử lý thông tin.
Các bộ phận trong phòng kế toán có sự phân tách chức năng khá hiệu quả cũng như có sự tách biệt nhiệm vụ giữa phòng kế toán và các phòng ban chức năng khác có liên quan.
- Tìm hiểu về chính sách nhân sự: các vị trí quan trọng trong công ty được trả lương khá cao, điều này củng cố thêm sự gắn bó và tận tâm của các nhân viên với công việc. Ngoài ra, công ty có chính sách tuyển dụng, đào tạo nhân viên khá chặt chẽ, chính sách khen thưởng kỷ luật hợp lý.
Đánh giá: môi trường kiểm soát của XYZ khá tốt.
Dưới đây là phần trích giấy làm việc tìm hiểu môi trường kiểm soát tại khách hàng XYZ.
Bảng 9: Trích giấy làm việc của KTV, tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát khách hàng XYZ
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Auditing and Accounting Financial Consultancy Service Company (AASC)
THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ
Tên khách hàng: XYZ
Tham chiếu: B1
Niên độ kế toán: 01/01 - 31/12/2007
Người thực hiện: HAT
Người được phỏng vấn: Phó Giám đốc
Ngày thực hiện:15/02/2008
Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát
1. Các quy định, chính sách của Đơn vị và các đánh giá sơ bộ (về tài chính, kế hoạch, nhân sự, kinh doanh, hành chính…)
- Về tài chính: có sự phân công phân nhiệm giữa các bộ phận trong phòng kế toán
- Về nhân sự: có chính sách thu hút và giữ được những nhân viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và đóng góp cho công ty. Chính sách tiền lương, khen thưởng kỷ luật, tuyển dụng, đào tạo tốt.
2. Cơ chế kiểm tra giám sát đang thực hiện và các đánh giá sơ bộ (Ban Kiểm soát, sự giám sát giữa các bộ phận, phân công phân nhiệm…)
- Có sự tách biệt nhiệm vụ giữa các bộ phận, hàng tháng có các báo cáo quản trị để Bam Giám đốc xem xét và có quyết định phù hợp.
3. Các thông tin về việc chấp hành các quy định, chính sách (các hình thức khen thưởng , kỷ luật đã nhận, các vụ việc liên quan đến việc tuân thủ pháp luật…)
- Chấp hành các quy định nhà nước về lao động, tài chính.
4. Nhận xét về Ban giám đốc (tính chính trực, năng lực, khả năng thông đồng/gian lận giữa các thành viên…)
- Giám đốc có hiểu biết tốt về tài chính, đầu óc kinh doanh nhanh nhạy.
- Coi trọng hoạt động kiểm soát nội bộ.
( Trích giấy làm việc KTV lưu trong Hồ sơ kiểm toán năm)
Tìm hiểu hệ thống kế toán của khách hàng
Việc đánh giá hệ thống KSNB thông qua tìm hiểu hệ thống kế toán được thực hiện thông qua bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn.
Dưới đây là một phần giấy làm việc lưu trong hồ sơ kiểm toán chung của công ty ABC.
Bảng 10: Trích giấy làm việc, đánh giá hệ thống KSNB tại ABC
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Auditing and Accounting Financial Consultancy Service Company (AASC)
THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ
Tên khách hàng: ABC
Tham chiếu:B2
Niên độ kế toán: 01/01 - 31/12/2007
Người thực hiện:NTT
Người được phỏng vấn: Kế toán trưởng
Ngày thực hiện:28/02/2008
Tìm hiểu bộ phận kế toán
Câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
Có
Không
Không áp dụng
1. Các chức danh trong bộ máy kế toán có hợp lý không?
P
2. Những thay đổi trong công việc được phân công có được cập nhật thường xuyên hay không?
P
3. Công việc được phân công, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán có được quy định bằng văn bản không?
P
4. Kế toán trưởng có được đào tạo theo đúng chuyên ngành kế toán, tài chính hay không?
PP
5. Kế toán tổng hợp có được đào tạo theo đúng chuyên ngành kế toán, tài chính hay không?
P
6. Các nhân viên khác thuộc bộ phận kế toán, tài chính có được đào tạo về chuyên ngành mà mình đang làm việc không?
P
7. Công việc của những người nghỉ phép có được người khác đảm nhiệm hay không?
P
8.Các nhân viên có được gửi đi đào tạo lại hoặc tham gia các khoá học cập nhật kiến thức mới về TCKT, thuế hay không?
P
9. Mọi thư từ, tài liệu gửi đến bộ phận kế toán có được Ban giám đốc xem xét trước khi chuyển tới các bộ phận thực thi không?
P
10.Công ty có quy định khi cung cấp tài liệu, thông tin CKTT ra bên ngoài phải được sự phê duyệt của cấp lãnh đạo không?
P
Kết luận: Hệ thống KSNB đối với nhân sự kế toán
Khá £ Trung Bình R Yếu £
Đối với công ty XYZ, là khách hàng kiểm toán năm đầu nên các KTV tiến hành lập bảng câu hỏi và thực hiện phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan. Dưới đây là phần giấy làm việc của KTV thực hiện thủ tục tìm hiểu về KSNB đối với nhân sự kế toán của công ty XYZ.
Bảng 11: Tìm hiểu bộ phận kế toán tại khách hàng XYZ
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Auditing and Accounting Financial Consultancy Service Company (AASC)
THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ
Tên khách hàng: XYZ
Tham chiếu:B2
Niên độ kế toán: 01/01 - 31/12/2007
Người thực hiện:HAT
Người được phỏng vấn: Kế toán trưởng
Ngày thực hiện:15/02/2008
Tìm hiểu bộ phận kế toán
Câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
Có
Không
Không áp dụng
1. Các chức danh trong bộ máy kế toán có hợp lý không?
P
2. Những thay đổi trong công việc được phân công có được cập nhật thường xuyên hay không?
P
3. Công việc được phân công, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán có được quy định bằng văn bản không?
P
4. Kế toán trưởng có được đào tạo theo đúng chuyên ngành kế toán, tài chính hay không?
PP
5. Kế toán tổng hợp có dược đào tạo theo đúng chuyên ngành kế toán, tài chính hay không?
P
6. Các nhân viên khác thuộc bộ phận kế toán, tài chính có được đào tạo về chuyên ngành mà mình đang làm việc không?
P
7. Công việc của những người nghỉ phép có được người khác đảm nhiệm hay không?
P
8.Các nhân viên có được gửi đi đào tạo lại hoặc tham gia các khoá học cập nhật kiến thức mới về TCKT, thuế hay không?
P
9. Mọi thư từ, tài liệu gửi đến bộ phận kế toán có được Ban giám đốc xem xét trước khi chuyển tới các bộ phận thực thi không?
P
10.Công ty có quy định khi cung cấp tài liệu, thông tin CKTT ra bên ngoài phải được sự phê duyệt của cấp lãnh đạo không?
P
Kết luận: Hệ thống KSNB đối với nhân sự kế toán
Khá R Trung Bình £ Yếu £
Tìm hiểu thủ tục kiểm soát đối với khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản vay
Với công ty ABC là khách hàng truyền thống, công việc tìm hiểu thủ tục kiểm soát đối với khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản vay đã được thực hiện từ năm trước. Trong năm được kiểm toán, các thủ tục này không có sự thay đổi đáng kể. Dựa vào kết quả kiểm toán những năm trước, KTV đánh giá thủ tục kiểm soát của ABC đối với các khoản nợ phải trả này ở mức trung bình.
Công ty XYZ là khách hàng kiểm toán năm đầu, để nắm bắt thông tin về kiếm soát nội bộ đối với các thủ tục kiểm soát khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản vay, KTV tiến hành lập bảng câu hỏi và phỏng vấn những người có liên quan. Dưới đây là phần trích giấy làm việc của KTV thực hiện công việc này:
Bảng 12: Tìm hiểu thủ tục kiểm soát đối với khoản phải trả nhà cung cấp tại XYZ
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Auditing and Accounting Financial Consultancy Service Company (AASC)
THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ
ss
Tên khách hàng: XYZ
Tham chiếu: B7
Niên độ kế toán: 01/01 - 31/12/2007
Người thực hiện:HAT
Người được phỏng vấn: Kế toán công nợ
Ngày thực hiện:15/02/2008
Tìm hiểu thủ tục kiểm soát
Câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
Có
Không
Không áp dụng
1. Có thường xuyên theo dõi riêng biệt từng khoản phải trả nhà cung cấp không? Công ty có thông tin cho nhà cung cấp trên cơ sở hoá đơn gốc không?
P
2. Các hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ đề nghị thanh toán có được kiểm tra lại về giá cả, số lượng hàng thực tế giao nhận, các phép tính số học, tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ trước khi thanh toán không?
P
3. Công ty có theo dõi thời hạn thanh toán các khoản nợ để kịp thời phát hiện các khoản nợ quá hạn không?
P
4. Công ty có chủ động thanh toán các khoản nợ đến hạn hay khi bị đòi mới thanh toán?
P
5. Công ty có chủ động thanh toán các khoản nợ trong hạn để được hưởng chiết khấu thanh toán hay không?
P
6. Người chịu trách nhiệm theo dõi và thanh toán công nợ có đồng thời là người chịu trách nhiệm mua và nhận hàng không?
P
7. Có báo cáo thường xuyên công nợ có gốc ngoại tệ hay không?
P
8. Công ty có quy định đối chiếu công nợ một lần hoặc ít nhất một lần vào cuối năm hay không?
P
9. Người chịu trách nhiệm thanh toán các khoản phải trả có theo dõi thường xuyên biến động tỷ giá ngoại tệ mà công ty đang nhận nợ không?
P
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải trả nhà cung cấp
Khá £ Trung bình R Yếu £
Bảng13: Tìm hiểu thủ tục kiểm soát đối với các khoản vay tại XYZ
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Auditing and Accounting Financial Consultancy Service Company (AASC)
THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ
ss
Tên khách hàng: XYZ
Tham chiếu:B10
Niên độ kế toán: 01/01 - 31/12/2007
Người thực hiện:HAT
Người được phỏng vấn: Kế toán công nợ
Ngày thực hiện: 15/02/2008
Tìm hiểu thủ tục kiểm soát
Câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
Có
Không
Không áp dụng
1.Các khoản vay và nợ dài hạn có được lập kế hoạch trước và phê chuẩn bởi Ban lãnh đạo công ty không?
P
2. Các thoả thuận trong các hợp đồng vày và nợ dài hạn có được kiểm tra định kỳ để đánh giá việc gia hạn khoản vay hoặc thanh toán trước hạn không?
P
3. Các khoản nợ gốc và kế hoạch trả nợ vay có được xem xét trước hàng năm không?
P
4. Số dư tiền vay và các khoản nợ tiền lãi có được đối chiếu với bên cho vay ít nhất 1 năm 1lần không?
P
5. Các khoản vay bằng ngoại tệ có được bảo đảm bằng các công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái không?
P
6. Công ty giao cho một người/bộ phận theodõi, kiểm tra việc sử dụng tiền vay để đảm bảo tiền vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả không?
P
7.Báo cáo sử dụng tiền vay và hiệu quả sử dụng vốn vay bằng văn bản được gửi cho Ban Giám đốc một lần không?
P
8. Các khoản chi phí vay có được kiểm tra lại trước khi thanh toán không?
P
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản vay
Khá R Trung bình £ Yếu £
b) Đánh giá mức độ trọng yếu tại hai khách hàng
Việc ước lượng và phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục là một công việc quan trọng trong khi tiến hành kiểm toán. Công việc này đòi hỏi KTV phải có óc xét đoán nghề nghiệp cũng như trình độ chuyên môn vững vàng. Do đó, để nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC, AASC đã xây dựng và ban hành “Tài liệu hướng dẫn tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC” như sau:
Bảng 14: Hướng dẫn ước lượng mức trọng yếu
Chỉ tiêu
Mức trọng yếu
1. Lợi nhuận trước thuế
4% - 8%
2. Doanh thu
0,4% - 0,8%
3. TSNH
1,5% - 2%
4. Nợ ngắn hạn
1,5% - 2%
5. Tổng tài sản
0,8% - 1%
(Trích “Văn bản hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC”)
XYZ là khách hàng kiểm toán năm đầu của AASC, việc ước lượng và phân bổ mức trọng yếu là hết sức quan trọng. Sau đây em xin trình bày chi tiết bước công việc ước lượng và phân bổ mức trọng yếu được thực hiện tại khách hàng XYZ.
Ước lượng mức trọng yếu
Theo sự hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu, ở Công ty XYZ KTV tiến hành xác định mức trọng yếu như sau:
Bảng 15: Ước lượng mức trọng yếu tại công ty XYZ
Khoản mục
Tỷ lệ %
Số tiền
Ước tính mức trọng yếu
Min
Max
Tối thiểu
Tối đa
Lợi nhuận trước thuế
4
8
5.167.473.633
206.698.945
413.397.891
Doanh thu
0,4
0,8
86.763.350.844
347.053.403
694.106.807
TSNH
1,5
2
23.615.602.281
354.234.034
472.312.046
Nợ ngắn hạn
1,5
2
14.991.434.754
224.871.,521
299.828.695
Tổng tài sản
0,8
1
37.176.666.977
297.413.336
371.766.670
Mức ước lượng
206.689.945
299.828.695
Lựa chọn mức trọng yếu là
206.689.945
Theo nguyên tắc thận trọng, KTV sẽ lựa chọn mức trọng yếu thấp nhất. Qua kết quả tính toán trên bảng trên, KTV lựa chọn mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán tại khách hàng XYZ là 206.689.945đ. Theo đó, nếu các bút toán điều chỉnh cho XYZ nhỏ hơn 206.689.945đ thì BCTC của công ty được coi là trung thực, hợp lý còn nếu tổng hợp các sai phạm phát hiện được lớn hơn 206.689.945đ thì BCTC không được coi là trung thực hợp lý.
Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục
Sau khi đã xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCĐKT theo như quy trình đã trình bày trong phần 2.2.2.1. Căn cứ để phân bổ mức trọng yếu là: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, chi phí thu thập bằng chứng đối với từng khoản mục và sự xét đoán của KTV.
Đối với các khoản mục nhỏ nằm trong khoản mục chính, KTV phân bổ mức trọng yếu theo tỉ trọng giá trị của khoản mục đó trên tổng giá trị của khoản mục chính.
Đối với khoản mục lớn, KTV sẽ phân chia thành ba nhóm khác nhau đi với các hệ số 1, 2, 3 và phân bổ mức ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các khoản mục theo tỷ lệ hợp lý.
Tại khách hàng XYZ KTV đã đánh giá và phân bổ theo tỷ lệ: Hàng tồn kho hệ số 2 và các khoản công nợ phải thu, phải trả hệ số 3, các khoản mục khác hệ số 1.
Sau khi phân chia các khoản mục vào các nhóm với các hệ số, KTV phân bổ mức trọng yếu theo công thức sau:
Hệ số đi kèm
Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục Z
Ước lượng ban đầu về trọng yếu
Tống số dư các khoản mục nhân hệ số đi kèm tương ứng
´
Số dư của khoản mục Z
´
=
Sau đây là bảng phân bổ mức ước lượng về mức độ trọng yếu do KTV công ty AASC thực hiện đối với khách hàng XYZ:
Bảng 16: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục
Khoản mục
Hệ số
Số dư
Mức trọng yếu phân bổ
1.Vốn bằng tiền
1
1,008,428,923
1.884.015
2.Đầu tư tài chính ngắn hạn
1
-
-
3.Phải thu ngắn hạn
2
14,835,017,802
55.431.574
4.Hàng tồn kho
2
6,456,888,624
24.126.395
5.TSNH khác
1
1,315,266,862
2.457.271
6.Các khoản phải thu dài hạn
2
-
-
7.TSC§
1
4,577,818,543
8.552.291
8.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1
8,570,400,000
16.001.803
9.TSDH khác
1
412,846,153
771.037
10.Nợ ngắn hạn
2
14,991,434,754
50.016.032
11.Nợ dài hạn
2
-
-
12.Vốn chủ sở hữu
1
22,099,040,092
41.286.927
13.Nguồn kinh phí và quỹ khác
1
86,192,131
161.030
Ước lượng mức trọng yếu
206.698.945
Như vậy mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục Nợ ngắn hạn là 50.106.032 đ. Khoản mục Nợ dài hạn của khách hàng XYZ không có số dư nên không xác định mức trọng yếu đối với khoản mục này.
Từ mức trọng yếu đã phân bổ cho khoản mục Nợ ngắn hạn, KTV tiến hành phân bổ cho khoản Phải trả nhà cung cấp và Vay ngắn hạn dựa trên tỉ trọng giá trị của từng khoản mục so với tổng giá trị của khoản mục Nợ ngắn hạn.
Mức trọng yếu phân bổ cho khoản phải trả nhà cung cấp
Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục Nợ ngắn hạn
Số dư của khoản mục Nợ ngắn hạn
´
Số dư của khoản mục Phải trả nhà cung cấp
=
50.016.032
14.991.434.754
´
= 10.508.095
=
2.812.255.912
Mức trọng yếu phân bổ cho khoản Phải trả nhà cung cấp được tính như sau:
Như vậy, nếu các sai phạm phát hiện sau