Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn trong kiểm toán báo cáo Tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUI TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN 3

1.1 Mục tiêu kiểm toán các khoản mục đầu tư tài chính dài hạn trong kiểm toán Báo cáo Tài chính do Công ty kiểm toán AASC thực hiện 3

1.2. Đặc điểm kế toán các nghiệp vụ đầu tư tài chính dài hạn của khách hàng được kiểm toán có ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC do Công ty AASC thực hiện 7

1.2.1 Khái quát đặc điểm chung của các khoản đầu tư tài chính dài hạn ảnh hưởng tới kiểm toán BCTC do công ty AASC thực hiện 7

1.2.2 Ảnh hưởng kế toán các khoản mục đầu tư tài chính dài hạn tại các doanh nghiệp khác nhau tới kiểm toán BCTC do công ty AASC thực hiện 9

1.3 Quy trình kiểm toán các khoản mục đầu tư tài chính dài hạn trong kiểm toán BCTC do Công ty kiểm toán AASC thực hiện 14

1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán 15

1.3.1.1 Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán 15

1.3.1.2 Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên 16

1.3.1.3 Ký kết hợp đồng kiểm toán 17

1.3.1.4 Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng được kiểm toán 18

1.3.1.5 Xác định mức trọng yếu 21

1.3.1.6 Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết 24

1.3.2 Thực hiện kiểm toán các khoản mục đầu tư tài chính dài hạn do Công ty kiểm toán AASC thực hiện 28

1.3.2.1 Đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ 28

1.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích 32

1.3.2.3 Thực hiện kiểm tra chi tiết 33

1.4 Kết thúc kiểm toán 48

CHƯƠNG 2:NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 50

2.1 Những ưu điểm trong thực tế 50

2.1.1 Do các yếu tố khách quan 50

2.1.2 Do các yếu tố chủ quan 50

2.2 Những nhược điểm còn tồn tại 54

2.2.1 Do nhân tố khách quan 54

2.2.2 Do nhân tố chủ quan 55

2.3 Sự cần thiết đưa ra giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn do Công ty AASC thực hiện 57

2.4 Một số giải pháp đề xuất 58

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

PHỤ LỤC

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2292 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn trong kiểm toán báo cáo Tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên bản đánh giá tài sản góp vốn. Đối với các khoản cho vay vốn thì thu thập hợp đồng cung cấp tín dụng, biên bản giao nhận vốn Kinh doanh bất động sản: thu thập chứng từ mua tài sản và giấy chứng nhận quyền sở hữu 2.6. Kiểm tra đầu tư giảm trong kỳ Đối chiếu giá trị trên hợp đồng bán với các chứng từ nhận tiền, nhận tài sản. Kiểm tra hạch toán các khoản đầu tư được thanh lý trong kỳ có giá trị đáng kể hoặc bất thường. Tính toán lại thu nhập hoặc tổn thất từ việc thanh lý các khoản đầu tư và đối chiếu chúng với Báo cáo kết quả kinh doanh, kiểm tra bút toán hạch toán. 2.7. Kiểm tra việc phân chia các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư trong kỳ bằng cách thực hiện công việc sau đây: Đối chiếu thu nhập hoặc tổn thất được chia trong kỳ với BCTC của đơn vị nhận đầu tư và các tài liệu liên quan khác, với Báo cáo kết quả kinh doanh, ghi chép kế toán của đơn vị. Tính toán các khoản lãi được hưởng từ các khoản đầu tư trong năm, đối chiếu với các khoản đã ghi nhận thu nhập để phát hiện ra các khoản tiền lãi chưa được ghi nhận. 2.8. Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản đầu tư trên BCTC. Chú ý các khoản đầu tư dài hạn đến hạn thu hồi được chuyển sang các khoản đầu tư ngắn hạn. 2.9. Thu thập thông tin về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp mà đơn vị đầu tư vốn, doanh nghiệp phát hành trái phiếu, doanh nghiệp vay vốn để đánh giá hiệu quả cũng như khả năng thu hồi của các khoản đầu tư. 2.10. Đánh giá sự cần thiết lập khoản dự phòng giảm giá đầu tư: Thu thập bảng kê chi tiết các khoản dự phòng giảm giá đầu tư. Đối với các chứng khoán được mua bán trên các thị trường chứng khoán được công nhận: so sánh giá trị ghi sổ cuối kỳ với giá thị trường chứng khoán đó công bố vào thời điểm khoá sổ và tại thời điểm kiểm toán. Đối với các khoản đầu tư bằng hình thức liên doanh: so sánh giá trị ghi sổ cuối kỳ với ghi nhận vốn liên doanh của liên doanh theo BCTC đã kiểm toán của liên doanh. Đối với các khoản đầu tư khác: so sánh giá trị ghi sổ cuối kỳ với giá trị có thể thực hiện được (giá trị thực tế trên thị trường tại ngày khóa sổ kế toán hoặc tại thời điểm gần ngày thực hiện kiểm toán nhất). Tìm kiếm các khoản đầu tư cần lập dự phòng mà chưa ghi nhận. So sánh mức dự phòng đã lập và mức cần phải lập theo đánh giá của kiểm toán viên. 3. Kết luận 3.1 Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý. 3.2 Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục thực hiện. 3.3 Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán. Bảng mẫu nêu trên chưa phải là chương trình kiểm toán cuối cùng đối với kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn, vì trong thực tế khi tiến hành công việc tại một khách hàng cụ thể, KTV sẽ phải thay đổi hoặc chi tiết hóa hơn nữa công việc phải làm tùy thuộc vào nhận định ban đầu của KTV về Công ty khách hàng, điều này được hiểu là tùy vào loại hình doanh nghiệp khách hàng, tùy vào khách hàng được kiểm toán là mới hay truyền thống mà KTV có nhận định chủ quan trong thiết kế chương trình kiểm toán. Cụ thể, Công ty ABC là khách hàng mới của AASC, do đó để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán và hạn chế rủi ro kiểm toán, KTV thiết kế đầy đủ, chi tiết hóa công việc cần thực hiện. Mục tiêu kiểm toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn: - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn thực tế tại thời điểm 31/12 có tồn tại, thuộc quyền của doanh nghiệp - Các khoản đầu tư được kê khai và đánh giá chính xác - Việc phân loại khoản đầu tư chính xác và miêu tả phù hợp với BCTC tại thời điểm 31/12 - Các phương pháp tính giá vốn góp phù hợp với chuẩn mực kế toán là cơ sở để kiểm toán - Các khoản cổ tức tiền, tiền lãi thu được à khoản thu nhập khác cũng như các giá trị lỗ lãi được hạch toán đúng Bảng 1.5 Trích chương trình kiểm toản khoản đầu tư tài chính của Công ty AASC áp dụng tại khách hàng ABC (tham chiếu phụ lục) Thủ thục thực hiện Tham chiếu Người thực hiện Ngày hoàn thành công việc LẬP BIỂU TỔNG HỢP Lập Biểu tổng hợp trình bày sự biến động trong suốt kỳ kiểm toán đối với từng khoản đầu tư tài chính. Đối chiếu số dư đầu năm trên Biểu tổng hợp, Bảng cân đối số phát sinh, sổ cái, sổ chi tiết với số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có). Đối chiếu số liệu cuối năm/kỳ trên Biểu tổng hợp với sổ cái, sổ chi tiết. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN Xem xét xem chính sánh kế toán áp dụng cho các khoản đầu tư tài chính có phù hợp với các chuẩn mực kế toán (cần đặc biệt chú ý đến VAS 07, 08, 25), các thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực của Bộ Tài chính, Chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp không (ví dụ như Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 của Bộ Tài chính). Xem xét xem chính sách kế toán áp dụng cho các khoản đầu tư tài chính có nhất quán với năm trước không. Trường hợp có thay đổi trong chính sách kế toán đơn vị có tuân thủ theo hướng dẫn của VAS 29 không. THỦ TỤC PHÂN TÍCH Phân tích chỉ tiêu đầu tư tài chính qua các năm để xem sự biến động có hợp lý không. Tìm lý do cho các biến động bất thường. Phân tích mối liên hệ giữa các khoản đầu tư tăng, giảm và thu nhập từ các khoản đầu tư, tìm ra mối liên hệ giữa các chỉ tiêu có liên quan. Xem xét ảnh hưởng của kết quả phân tích đến các thủ tục kiểm tra chi tiết. Công ty AASC lần đầu tiên kiểm toán Công ty ABC, KTV muốn đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán nên đã thiết kế tối đa các thủ tục có thể thực hiện, vì vậy nhiều thủ tục được thiết kế mang tính chất bổ sung hoặc dự phòng, khi tiến hành thực hiện chương trình kiểm toán đối với các nghiệp vụ kế toán cụ thể của Công ty ABC nếu không quá phức tạp như dự kiến thì những thủ tục này có thể không cần thực hiện. 1.3.2 Thực hiện kiểm toán các khoản mục đầu tư tài chính dài hạn do Công ty kiểm toán AASC thực hiện 1.3.2.1 Đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ Tại Công ty kiểm toán AASC, KTV khi đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty khách hàng thường sử dụng kỹ thuật phỏng vấn là chủ yếu, kết quả của quả trình phỏng vấn nhất thiết phải được trình bày trên giấy tờ làm việc để làm cơ sở soát xét chất lượng kiểm toán. Khác với các Công ty khác, AASC thiết kế mẫu giấy tờ làm việc đối với qui trình phỏng vấn khá riêng biệt và khoa học, đó là mẫu khung câu hỏi phỏng vấn khách hàng, được xây dựng theo các tiêu chí: một là qui trình kiểm toán chuẩn của INPACT; hai là chế độ kế toán Việt Nam; ba là hình thức kế toán đối với khoản mục cụ thể cho từng loại kinh doanh nghiệp vụ đặc thù khác nhau (ví dụ như bưu điện, ngân hàng, bảo hiểm…) Các câu hỏi KTV đề ra gồm 2 phần bắt buộc: một là Có/Không áp dụng thủ tục kiểm soát này, hai là giải thích chi tiết vì sao có áp dụng hoặc vì sao không áp dụng, ghi chú đối với những thủ tục không nhất thiết phải áp dụng thường xuyên. KTV sau khi thực hiện quá trình phỏng vấn sẽ đánh giá những trả lời có thể ảnh hưởng tới thủ tục kiểm toán và ghi chú vào cột “giải thích”, những giải thích này ảnh hưởng tới thiết kế thử nghiệm cơ bản các khoản đầu tư tài chính dài hạn, do đó ảnh hưởng gián tiếp tới kiểm toán khoản mục đầu tư dài hạn. Công ty AASC coi những trả lời trong cột giải thích là một căn cứ soát xét chất lượng cuộc kiểm toán vì vậy nếu không thực sự cần thiết KTV không ghi nhận những trả lời không ảnh hưởng tới thiết kế thử nghiệm, điều này giúp bộ phận soát xét tiết kiệm thời gian và chi phí. Như vậy kết quả của quá trình phỏng vấn về kiểm soát đối với khoản mục đầu tư tài chính dài hạn sẽ biểu diễn dưới dạng không phải số học, KTV của AASC cũng sẽ không cố gắng lượng hóa mà chỉ đánh giá theo cấp độ Khá – Trung bình – Yếu. Chính vì không thể lượng hóa nên việc đánh giá theo cấp độ dựa vào rất nhiều kinh nghiệm của KTV, trưởng nhóm kiểm toán sẽ phải ước chừng mức độ trọng yếu nếu thiếu hoặc thực hiện không đầy đủ một thủ tục nào đó, sau đó đề xuất phương án tăng qui mô kiểm tra chi tiết nếu thấy cần thiết. Đối với mẫu khung câu hỏi vể kiểm soát nội bộ đối với khoản đầu tư tài chính dài hạn được xây dựng sẵn của phòng tổng hợp Công ty AASC, các câu hỏi đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho nhóm kiểm toán trong việc thu thập hiểu biết về các kiểm soát nội bộ đối với những khoản mục cụ thể và nó không yêu cầu phải được hoàn tất cho mọi cuộc kiểm toán. Bảng câu hỏi giúp KTV đánh giá phạm vị sự tin tưởng mà có thể đưa vào các kiểm soát nội bộ như một phận của đánh giá rủi ro và cũng giúp đưa ra các cải tiến trong kiểm toán nội bộ cho khách hàng trong thư quản lý. Khi thực hiện công việc này đối với khách hàng mới là Công ty ABC, bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty AASC trong đó có bao gồm cả kiểm soát nội bộ với các khoản đầu tư tài chính dài hạn được KTV thực hiện và thu được kết quả như sau: Bảng 1.6 Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nôi bộ đối với khoản mục đầu tư tài chính dài hạn của KTV Công ty AASC thực hiện tại Công ty ABC Câu hỏi Có / Không Giải thích Sổ cái Sổ cái có được cập nhật nhanh chóng không? V Các nhật ký có chứng từ đầy đủ và được phê duyệt đúng không? V Tài khoản Chênh lệch chờ xử lý có bị cấm không sử dụng không? - Khi tài khoản Chênh lệch chờ xử lý được sử dụng, nó có được làm rõ, xử lý trong thời gian ngắn và có chứng từ chứng minh không? - Có sự mô tả rõ ràng về nội dung hạch toán trong mỗi tài khoản sổ cái không? V Môi trường Công nghệ thông tin Có các thủ tục đúng đắn trong việc chấp nhận cho lắp đặt phần cứng và phần mềm bao gồm việc chỉ định Ban quản lý dự án để giám sát các dự án về Công nghệ thông tin, hoạt động thử và đánh giá các kẽ hở, kiểm tra và chấp nhận người sử dụng và các vấn đề này có được lưu hồ sơ không? V Tất cả các thay đổi chương trình được lưu hồ sơ và ký chấp thuận không? V Các nhân viên trong nhóm IT của đơn vị có được huấn luyện và có kiến thức phù hợp về các vấn đề chính (các vấn đề có thể tồn tại nếu kiến thức tập trung vào một người) không? - Trong môi trường vi tính hóa, nó rất quan trọng để hiểu: - Làm thế nào sổ chi tiết được duy trì và sự kết nối với sổ cái. Làm thế nào các tham số được thiết lập ở file chủ / dữ liệu như là giá bán, cơ cấu chiết khấu, giá thành, lương … và các sửa đổi được phê duyệt như thế nào? Các tài liệu gốc được ghi vào sổ chi tiết và sổ cái như thế nào? Thủ tục đối chiếu giữa tài khoản tổng hợp và các tài khoản chi tiết. Kiểm soát về việc tiếp cận trực tiếp và từ xa có đầy đủ không? - Có kiểm soát về việc tiếp cận dữ liệu, cập nhật dữ liệu vào sổ cái và in ấn dữ liệu không? (dẫn chứng bằng tài liệu khi có thể thực hiện được và mức độ tiếp cận liên quan). V Các số liệu có được kiểm tra trước khi cập nhật vào sổ cái không? (đối chiếu với chứng từ gốc của các nghiệp vụ và có dấu vết kiểm tra rõ ràng). V Các bút toán có thể bị xoá mà không có bút toán nhật ký được phê duyệt không? V Các bản copy dự phòng có được thực hiện thường xuyên và lưu giữ trong tủ có khóa tại nơi an toàn không? - Các bản copy dự phòng có được sử dụng lại ngay khi có thảm họa / tình huống khẩn cấp không? X Có các kế hoạch dự phòng trong trường hợp phần cứng / phần mềm bị hư hỏng không? V Chương trình chống virus có được cài đặt và cập nhật thường xuyên không? V Có qui định hoặc nghiêm cấm việc sử dụng máy tính cho mục đích cá nhân không? - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Chính sách và sự phê duyệt Có chính sách đầu tư chính thức qui định các loại đầu tư đơn vị có thể thực hiện và cấp phê duyệt cụ thể không? V Có qui định mức đầu tư tối đa cho từng loại đầu tư khác nhau và sự phê duyệt không? V Có sự chấn thuận phù hợp cho các khoản đầu tư giới hạn cho phép không? V Kế toán và thu nhập: Các khoản đầu tư có được cập nhật đúng sau khi có sự phê duyệt chứng từ bởi người có thẩm quyền không? V Có bảng kê chi tiết / sổ chi tiết cho từng khoản đầu tư không? bảng kê chi tiết / sổ chi tiết có được đối chiếu với tài khoản kiểm soát và các đối chiếu này có được phê duyệt không? V Bảng kê thời gian đáo hạn có được giám sát để đảm bảo các khoản đầu tư được tái đầu tư khi đáo hạn? - Có kiểm soát kép đối với các khoản đầu tư thông qua thương lượng không? V Thu nhập từ các khoản đầu tư có được tính toán định kỳ không? V Đánh giá: Có thủ tục thích hợp để đánh giá tất cả các khoản đầu tư bao gồm cả cơ sở xác định giá trị hợp lý không? - Các vấn đề chung Công ty có sơ đồ tổ chức mô tả trách nhiệm một cách rõ ràng không? V Có các sắp xếp để đảm bảo công việc kiểm soát vẫn được thực hiện khi có người vắng mặt không? X Công ty có lập dự toán và dự toán này có linh hoạt không? X Dự toán và kết quả thực hiện có được dựa trên các bộ phận tạo lợi nhuận và phân bổ doanh thu / chi phí cho từng lĩnh vực hoạt động không? V Báo cáo quản trị có được lập đúng thời điểm, được so sánh với dự toán và thảo luận trong Ban Giám đốc không? V Chênh lệch giữa dự toán và thực hiện có được tìm hiểu và giải thích nguyên nhân không? V Có các dữ liệu tài chính thường xuyên về: Tiền V Doanh thu V Chi phí V Có lập các dự tính về dòng tiền, tồn kho và các khoản phải thu không? X Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục đầu tư tài chính dài hạn của khách hàng là: Khá V Trung bình Yếu 1.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích KTV phụ trách các khoản mục đầu tư dài hạn thực hiện thủ tục phân tích nhằm thu được những đánh giá về qui mô của khoản mục về mức tăng hoặc giảm trong năm tài chính cần kiểm toán, so sánh với số liệu đã được kiểm toán nếu cần thiết nhằm phát hiện biến động “bất thường”. Khái niệm bất thường đối với khoản mục đầu tư tài chính dài hạn trong cuộc kiểm toán do Công ty AASC thực hiện được hiểu là biến động lớn vượt qua mức trọng yếu phân bổ hoặc doanh thu chưa thực hiện được ghi nhận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, hoặc tổng số khoản mục đầu tư cụ thể lớn hơn nhiều lần so với các đơn vị cùng ngành…Đánh giá này thường được đưa ra theo kinh nghiệm kiểm toán nhiều đơn vị trong ngành và có am hiểu về tình hình đầu tư trên thị trường tài chính hiện nay. Cụ thể, tại Công ty ABC, khách hàng mới của Công ty AASC, thủ tục phân tích thực hiện và cho kết quả như sau: Bảng 1.7 Trích giấy tờ làm việc K1/3 của Công ty AASC - tổng hợp số liệu phân tích Tên khách hàng: ABC Tham chiếu: K1/3 Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh Khoản mục: Đầu tư tài chính dài hạn Ngày thực hiện: 03/04/2010 TK Tên TK SD ĐK PS Nợ PS Có SD CK 221 Đầu tư vào Công ty con 157.748.969.443 0 157.748.969.443 222 Góp vốn liên doanh 48.762.153.510 12.005.000.000 60.767.153.510 223 Đầu tư vào Công ty liên kết 43.680.000.000 0 43.680.000.000 228 Đầu tư dài hạn khác 0 11.000.000.000 11.000.000.000 SUM Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250.191.122.953 23.005.000.000 x 273.196.122.953 Bảng 1.8 Trích giấy tờ làm việc K1/4 của Công ty AASC - phân tích biến động phát sinh đầu tư tài chính dài hạn Công ty ABC Tên khách hàng: ABC Tham chiếu: K1/4 Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh Khoản mục: Đầu tư tài chính dài hạn Ngày thực hiện: 03/04/2010 TK 01/01/2009 31/12/2009 Tham chiếu +/- % Note 221 157.748.969.443 157.748.969.443 K1S 0 0,00 222 48.762.153.510 60.767.153.510 K2S 12.005.000.000 24,62 223 43.680.000.000 43.680.000.000 K3S 0 0,00 228 0 11.000.000.000 K4S 11.000.000.000 #DIV/0! SUM 250.191.122.953 273.196.122.953 X 23.005.000.000 9,19 Qua phân tích sơ bộ, KTV Công ty AASC nhận thấy Công ty ABC có không nhiều các khoản đầu tư tài chính dài hạn, số phát sinh tăng chiếm tỷ trọng thấp, không có ghi nhận phát sinh giảm khoản đầu tư tài chính dài hạn. Do đó, KTV không tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích chuyên sâu theo biến động tháng mà thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết liền sau. Mặc dù hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là khá, nhưng do số lượng nghiệp vụ phát sinh không nhiều nhưng có qui mô lớn, và ABC là khách hàng mới của Công ty kiểm toán AASC nên KTV quyết định chọn mẫu toàn bộ nhằm rà soát chi chiết, đảm bảo không có rủi ro trong việc “chốt” số dư, ghi nhận các khoản đầu tư tài chính, hỗ trợ cho kiểm toán khoản mục doanh thu tài chính năm nay. 1.3.2.3 Thực hiện kiểm tra chi tiết Đây là bước công việc quan trọng nhất trong quá trình thực hiện kiểm toán tại khách hàng nhằm xác minh tính đúng đắn, trung thực và hợp lý của khoản đầu tư tài chính dài hạn được phản ánh trên BCTC, công việc này được KTV thực hiện trên giấy tờ làm việc đánh tham chiếu từ K1S đối với khoản mục đầu tư vào Công ty con, K2S đối với khoản mục góp vốn liên doanh, K3S đối với khoản mục góp vốn vào Công ty liên kết và và K4S đối với khoản mục đầu tư dài hạn khác, các giấy tờ làm việc sau khi được hoàn thiện sẽ đưa vào hồ sơ kiểm toán của Công ty AASC về khách hàng ABC. Các bước công việc kiểm toán: - Tổng hợp số liệu, đối chiếu giữa bảng cân đối kế toán, bảng cân đối số phát sinh và sổ chi tiết khoản mục tài khoản 221, 222, 223, 228. - Chi tiết số dư bên Nợ của các tài khoản 221, 222, 223, 228 tại thời điểm 31/12 năm tài chính được kiểm toán. - Kiểm tra khoản mục phát sinh bên Nợ/Có của tài khoản sau thời điểm 31/12 năm tài chính được kiểm toán tới trước thời điểm cuộc kiểm toán bắt đầu. - Kiểm tra các hợp đồng góp vốn đầu tư để xác định quyền lợi của đơn vị được kiểm toán, đồng thời kiểm tra tính có thực của khoản đầu tư, tính đầy đủ trong việc phản ánh từ bộ chứng từ gốc lên BCTC. - Thực hiện tính toán lại tỷ lệ góp vốn làm cơ sở cho việc xác minh tính đúng đắn của việc phân loại và trình bày cũng như tính chính xác số học. - Đối chiếu giữa xác nhận của đơn vị ngoài với khách hàng (nếu có) hoặc KTV tiến hành gửi thư xác nhận. Tất cả các bước công việc trên được KTV thực hiện và phản ánh trên giấy tờ làm việc, đó chính là bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho KTV đưa ra nhận xét đối với khoản mục đầu tư tài chính dài hạn, để minh họa cho các thủ tục được nên trên, dưới đây là một số giấy tờ làm việc được KTV Công ty AASC thực hiện tại khách hàng mới là Công ty ABC: * Đối với khoản mục góp vốn liên doanh (TK 222) KTV tiến hành lập trang tổng hợp tài khoản lấy số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ để đối chiếu với số liệu gữa Báo cáo Kiểm toán năm trước với số liệu sổ sách của ABC, đối chiếu giữa số phát sinh, số dư dư cuối kỳ của sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 222. Cần lưu ý rằng việc lấy số liệu trình bày đưa vào hồ sơ kiểm toán khác với số liệu kiểm toán thu thập để làm thủ tục phân tích sơ bộ, bởi một số liệu đã được xác minh còn một số liệu thì chưa được kiểm tra. Bảng 1.9 Trích giấy tờ làm việc K1/1 của Công ty AASC - tổng hợp tài khoản Tên khách hàng: ABC Tham chiếu: K1/1 Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh Khoản mục: TK 222 Ngày thực hiện: 03/04/2010 Số dư đầu kỳ 48.762.153.510 Ly Số phát sinh nợ 12.005.000.000 Số phát sinh có 0 Số dư cuối kỳ 60.767.153.510 Ag Các ký hiệu trong trang tổng hợp được hiểu như sau: “Ly”: KTV thực hiện đối chiếu với số dư cuối kỳ trên BCTC đã được kiểm toán năm 2008, kết quả ghi nhận được số liệu khớp đúng. “Ag”: KTV thực hiện đối chiếu với số dư giữa sổ chi tiết với sổ cái TK 222, kết quả ghi nhận được số liệu khớp đúng. Sau khi đã “chốt “ số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ, KTV tiến hành tìm hiểu số phát sinh và quá trình ghi nhận nghiệp vụ phát sinh cũng như cộng chuyển sổ, nhằm khẳng định số dư cuối kỳ được phản ánh đúng. Để thực hiện điều này KTV tiến hành kiểm tra từ sổ cái xuống chứng từ gốc: Bảng 1.10 Trích giấy tờ làm việc K 1/2 của Công ty - kiểm tra chi tiết phát số phát sinh Sổ cái Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009 Tài khoản: Vốn góp liên doanh Số hiệu: 222 Chứng từ ghi sổ Số chứng từ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền SH ngày tháng Tài khoản Thống kê Nợ Có 102 19/08/2009 HH9-1 Góp vốn liên doanh vào Công ty CP quảng cáo BC 11211 1 2.005.000.000 210 26/09/2009 TD8-1 Góp vốn liên doanh vào Công ty CP quảng cáo BC: góp đợt 2 11211 21 10.000.000.000 Đầu kỳ 48.762.153.510 Cộng phát sinh 12.005.000.000 0 Lũy kế 12.005.000.000 0 Cuối kỳ 36.757.153.510 0 Qua thu thập thông tin từ sổ cái tài khoản 222, KTV xác định việc góp vốn thực hiện qua hình thức góp vốn bằng tiền gửi. Kiểm tra tính có thực của nghiệp vụ góp KTV phụ trách khoản mục đầu tư tài chính dài hạn sẽ kết hợp với KTV phụ trách khoản mục tiền mặt, tiền gửi, qua kiểm tra kiểm toán thu thập được: + Sổ phụ (sao kê) ngân hàng ngày 19/08/2009 và ngày 26/09/2009 + Ủy nhiệm chi ngày 19/08/2009 và ngày 26/09/2009 + Ngày giấy báo đã nhận tiền của đơn vụ nhận vốn góp, số tiền ghi nhận trên các chứng từ trên khớp với số tiền ghi sổ Mặt khác do ngày ghi nhận nghiệp vụ phát sinh cùng ngày với ngày phản ánh trên sổ sách, chứng từ ngân hàng nên KTV bỏ qua nghi ngại khoản tiền bị lạm dụng hoặc gửi trễ, KTV không không tiến hành thủ tục kiểm toán nhằm xác minh tính có thực của nghiệp vụ cũng như không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục này nữa, thay vào đó KTV sẽ tập trung vào xác minh tính hợp lý và đúng đắn của giá trị phát sinh (số tiền ghi trong sổ sách). Để thực hiện việc xác minh tính hợp lý và đúng đắn của số tiền đem góp vốn KTV tiến hành thu thập hợp đồng liên doanh giữa các bên kết quả thu được: + KTV ghi nhận có sự phê duyệt, đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư từ phía Ban lãnh đạo thể hiện cho điều này, kế toán cung cấp bộ chứng từ: Đơn xin thành lập liên doanh do khách hàng cùng các bên trong liên doanh thỏa thuận và Tờ trình được Công ty ABC gửi lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư. + Đi kèm với đơn đề nghị, kế toán Công ty ABC gửi đính kèm: hợp đồng liên doanh, điều lệ doanh nghiệp liên doanh, văn bản xác nhận tư các pháp lý và tình hình tài chính của các bên, giải trình kinh tế kỹ thuật của liên doanh, tài liệu liên quan tới việc thuê trụ sở. Căn cứ vào điều lệ kinh doanh liên doanh, giấy ủy quyền của Ông Stephen Charles FenWick và Tiến sĩ Hoàng Thọ Thái ký đơn và các tài liệu khác có liên quan để xin giấy đầu tư, KTV xác định loại hình kinh doanh dịch vụ của cơ sở liên doanh, xác định lại giá trị góp vốn cung tỷ lệ vốn góp của các bên trong liên doanh. Bảng 1.11 Trích giấy làm việc K1/5 của Công ty AASC - chi tiết đối tượng góp vốn CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY (AASC) THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ Khách hàng ABC Niên độ kế toán 2009 Tham chiếu ____K1/5____ Khoản mục 222 Người thực hiện NMT Bước công việc Ngày thực hiện 03/04/2010 Góp vốn vào Công ty truyền thông quảng cáo Bưu chính: Tổng số vốn góp 12.005.000.000VND tương đương 120.050 cổ phần Theo hợp đồng liên doanh giữa ABC, doc@post và Công ty CP truyền thông, quảng cáo đa phương tiện để thành lập Công ty cổ phần truyền thông quảng cáo Bưu chính ngày 21/4/2009 Tình hình góp vốn tại Công ty cp QCBC như sau: Chủ sở hữu Theo góp vốn đầu tư % Số thực tế % Ghi chú TCT Bưu chính Việt Nam 12.005.000.000 49 12.005.000.000 57,9 Chuyển sang TK 223 theo tỷ lệ góp Công ty cp TTQC đa phương tiện 1.225.000.000 5 1.225.000.000 5,91 doc@post 8.820.000.000 36 7.497.000.000 36,2 Chủ sở hữu khác 2.450.000.000 10 - - Total 24.500.000.000 20.727.000.000 Các dịch vụ do Công ty truyền thông QCBC cung cấp Cung cấp dịch vụ ấn phẩn không ghi địa chỉ Dịch vụ thông tin cho lai phép PC WEB Dịch vụ quản lý cơ sở dữ liệu Dịch vụ xây dựng các danh mục và cơ sở dữ liệu cho khách hàng là doanh nghiệp Dịch vụ phân loại và xử lý Công văn, tài liệu trong nội bộ cơ quan, tổ chức Tư vấn nghiệp vụ Marketing và thiết kế sản phẩm, cung cấp nghiệp vụ quản lý khách hàng Góp vốn vào Công ty DHL - VNPT Đây là khoản vốn góp được bàn giao từ tập đoàn VNPT khi tách Tổng Công ty Cổ phần BCVN khỏi VNPT Tổng vốn đầu tư của DHL - VNPT là 7.000.000 EUR Bên Việt Nam góp là 2.107.000 (49%) Bên Nước ngoài góp là 2.193.000 (51%) Mục đích của Công ty liên doanh: Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế với tư cách là một phần của mạng lưới chuyển phát nhanh trên toàn cầu có tên là "DHL" liên quan đến việc thu gom và chuyển phát các tài liệu thương mại và gói hàng có độ nhạy cảm về thời gian Sau khi đánh giá thận trọng, dựa vào các hợp đồng liên doanh cũng như xác nhận chi tiết thực góp từ phía cơ sở liên doanh, KTV đưa ra đề xuất đề nghị chuyển khoản đầu tư vào MEDIA POST đang ghi nhận là khoản góp vốn liên doanh (TK 222) sang đầu tư vào Công ty liên kết (TK 223). Sau khi kiểm tra số phát sinh, KTV thực hiện rà soát lại số dư TK 222. Bắt đầu bằng việc chi tiết số dư theo tiêu chí theo dõi khoản đầu tư vào từng cơ sở cụ thể. Đối với công việc này, thủ tục KTV thực hiện và cho bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao là gửi thư xác nhận hoặc thu thập xác nhận công nợ cuối năm của bên thứ ba. Bảng 1.12 Trích giấy tờ làm việc K1/6 của Công ty AASC - thư xác nhận vốn góp của Công ty TNHH DHL với Công ty Kính gửi: Công ty ABC Số 5, Phạm Hùng, Huyện Từ Liêm, Hà Nội Công ty TNHH chuyển phát nhanh xác nhận vốn góp ABC theo yếu cầu số sách kế toán tính đến ngày 31/12/2009 như sau: Nôi dung Số tiền Tương đương với số cổ phần Thời gian góp vốn Tỉ lệ góp vốn VND Ngoại tệ (EU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31575.doc
Tài liệu liên quan