MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC 3
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 3
2. Đặc điểm kinh doanh của công ty 4
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh 4
2.2. Đặc điểm khách hàng và đặc điểm thị trường của công ty 5
3. Nhiệm vụ và chức năng của công ty 6
3.1. Nhiệm vụ và mục tiêu 6
3.2. Chức năng của công ty 6
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty 7
5. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị 8
5.1. Ban giám đốc 9
5.2 Đối với các phòng kiểm toán và tư vấn 9
6. Tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị 10
7. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 11
7.1. Các dịch vụ kiểm toán và thẩm định 11
7.2 Tư vấn quản lý tài chính kế toán thuế 12
7.3 Dịch vụ tin học 12
7.4 Đào tạo 13
8. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán 13
8.1. Đặc điểm quy trình kiểm toán 13
8.3. Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng 19
8.3.1. Nhân sự kiểm toán 19
8.3.2. Công tác kiểm toán 20
PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC THỰC HIỆN 22
1. Vai trò của kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính. 22
2. Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính. 23
3. Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài do Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học (AISC) thực hiện 24
3.1. Thiết kế chương trình kiểm toán 25
3.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu 29
3.2.1. Thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty A cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007 29
3.2.1.1. Chuẩn bị kiểm toán 29
3.2.1.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán 35
a. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 35
b. Thực hiện thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết 36
3.2.1.3. Kết thúc kiểm toán 40
3.2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty B cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007 41
3.2.2.1. chuẩn bị kiểm toán 41
3.2.2.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán 46
3.2.2.3 Kết thúc kiểm toán 51
4. Tổng hợp quy trình kiểm toán chu trính bán hàng - thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học (AISC) thực hiện tại hai khách hàng công ty A và công ty B 52
Chương III: Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện 56
1. Một số nhận xét chung về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện. 56
1.1. Một số nhận xét về hoạt động kiểm toán của công ty kiểm toán và dịch vụ tin học (AISC) 56
1.2. Nhận xét chung về quy trình kiểm khoản mục doanh thu do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện 57
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán bán cáo tài chính được thực hiện bởi công ty kiểm toán và dịch vụ tin học (AISC) 60
2.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện 60
2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học thực hiện 61
KẾT LUẬN 69
74 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n học, Chúng ta sẽ tìm hiểu về công việc này ở công ty A và công ty B khách hàng của AISC.
3.2.1. Thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty A cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007
3.2.1.1. Chuẩn bị kiểm toán
Trước khi tiến hành kiểm toán công ty khách hàng, các kiểm toán viên phải tìm hiểu về khách hàng, tiến hành thu thập những thông tin cần thiết để làm cơ sở lập kế hoạch kiểm toán. Đây là công tác chuẩn bị ban đầu trước khi tiến hành công việc kiểm toán để có thể đạt kết quả tốt nhất. Và là bước đầu tiên để tiếp cận khách thể kiểm toán. Đối với kiểm toán khoản mục doanh thu thì công việc chuẩn bị được tiến hành trên cả thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như những thong tin riêng về hoạt động bán hàng của khách hàng. Công tác chuẩn bị kiểm toán được tiến hành theo các bước sau:
Tiếp cận và tìm hiểu sơ bộ về khách hàng
AISC luôn chủ động tìm kiếm khách hàng để mở rộng và phát triển thị trường. AISC sẽ gửi thư mời tới khách hàng để chào giá và giới thiệu dịch vụ cung cấp.
Sau khi nhận được khách hàng hồi đáp thư báo giá, AISC sẽ tiến hành khảo sát để đưa ra quyết định có nên chấp nhận hoặc tiếp tục thực hiện kiểm toán cho khách hàng hay không, ĩem xét các yêu cầu của khách hàng đối với cuộc kiểm toán để tiến đến ký kết hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng bao gồm các điều khoản sau:
Dịch vụ cung cấp: kiểm toán báo cáo tài chính của một năm tài chính của khách hàng
Quy phạm pháp luật: Tuân thủ chuẩn mục kế toán kiểm toán Việt Nam, và cách quy định về tài chính hiện hành.
Trách nhiệm của hai bên:
Bên khách hàng: cung cấp cho kiểm toán viên các báo cáo tài chính được lập đúng chuẩn mục và các quy định hiện hành.
Công ty AISC: Đảm bảo tính trung thực hợp lý, khách quan độc lập, đúng quy định và kế hoặch đề ra khi tiến hành kiểm toán tại khách hàng.
Phí kiểm toán và phương thức kiểm toán: thường được dựa trên doanh thu, trong một số trường hợp dựa vào khối lượng công việc và điều kiện thực hiện công việc.
Công ty A là công ty cổ phần hoạt động kinh doanh chứng khoán và cung cấp các dịch vụ có liên quan. Khi nhận được thư chào hàng, công ty A đã chấp nhận và gửi thư mời kiểm toán. AISC tiến hành gặp gỡ, tiếp xúc với ban giám đốc của khách hàng để trao đổi và đi đến quyết định sẽ ký kết hợp đồng.
Lịch trình cuộc kiểm toán được chi tiết hóa nhằm tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán. Do Công ty A là khách hàng mới nên lịch trình được xắp xếp như sau:
Bảng 2: Thời gian thực hiện kiểm toán tại A
Nội dung
Ngày thực hiện tại công ty A
Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
18/01/2008
Thực hiện kiểm tra chi tiết các phần hành
19,20/01/2008
Tổng hợp và họp thống nhất với khách hàng
21/01/2008
Hoàn thiện file hồ sơ và lập dự thảo Báo cáo Kiểm toán, soát xét Báo cáo, hồ sơ
22-28/01/2008
Gửi dự thảo Báo cáo kiểm toán cho khách hàng
Phát hành báo cáo chính thức sau khi nhận được ý kiến phản hồi từ khách hàng.
29/01/2008
Tìm hiểu chung về công ty A
Công ty A là công ty cổ phần hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán. Được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 33/UBCK-GPHĐKD do uỷ ban chứng khoán cấp ngày 21 tháng 12 năm 2006. Công ty chính thức trở thành thành viên của uỷ ban chứng khoán Hà Nội ngày 25 tháng 1 năm 2007. Tổng số vốn được xác định trong giấp phép đầu tư là 20.000.000.000 đồng.
Các thông tin thu thập được trình bày trên giấy tờ làm việc như sau:
Bảng 3: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
AISC
CHI NHÁNH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ
TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (AISC)
Khách hàng: công ty A Tên Ngày
Nội dung thực hiện: thu thập thông tin Người TH:...
Năm tài chính: 2007 Người KT:...
ĐVT: VNĐ
Mã số:.
Trang:..
các thông tin thu thập được:
Bắt đầu hoạt động ngày 21/12/2006 theo giấy phép kinh doanh số 33/UBCK
Vốn điều lệ của công ty
STT
Chủ đầu tư
Số lượng cổ phần
Giá trị (VNĐ)
Tỷ lệ
1
Tập đoàn ABC
800000
8.000.000.000
40%
2
Tổng công ty XYZ
440000
4.400.000.000
22%
3
Các cổ đông khác
760000
7.600.000.000
38%
Tổng
2000000
20.000.000.000
100%
Công ty A cung cấp những sản phẩm dịch vụ tài chính, chứng khoán chuyên nghiệp gồm:
Môi giới chứng khoán
Bảo lãnh phát hành
Tự doanh chứng khoán
Tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán
Lưu ký chứng khoán.
Do mới thành lập bước đầu tiếp cận với thị trường và khách hàng và đang trong giai đoạn tạo dựng tên tuổi trên thị trường nên hoạt động kết quả của công ty chưa cao. Doanh thu năm 2007 của công ty đạt: 10.157.286.731 đồng.
Trong năm 2007 hoạt động chủ yếu cuả công ty A là môi giới và tự doanh chứng khoán, doanh thu của hai mảng hoạt động này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu (chiếm hơn 95% tổng doanh thu). Còn hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và đại lý phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán chỉ là những hợp đồng nhỏ lẻ.
Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ đối với doanh thu
Sau khi tìm hiểu hoạt động tạo doanh thu của công ty A, dựa vào số liệu doanh thu các tháng kiểm toán viên tiến hành phân tích đánh giá sơ bộ.
Do công ty A mới đi vào hoạt động năm 2007 chưa có số liệu đầu kỳ để so sánh và công ty kiểm toán doanh nghiệp lần đầu nên kiểm toán viên tiến hành phân tích biến động doanh thu giữa các tháng.
Kết quả được trình bày như sau:
Bảng 4: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
AISC
CHI NHÁNH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ
TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (AISC)
Khách hàng: công ty A Tên Ngày
Nội dung thực hiện: phân tích doanh thu Người TH:...
Năm tài chính: 2007 Người KT:...
ĐVT: VNĐ
Mã số:.
Trang:
Bảng phân tích doanh thu theo tháng
tháng
tháng 1 (kỳ gốc)
doanh thu
biến động
%
1
106.440.560
106.440.560
0
0
2
106.440.560
300.460.608
194.020.048
182,28
3
106.440.560
440.404.650
333.964.090
313,75
4
106.440.560
600.608.440
494.167.880
464,26
5
106.440.560
864.012.538
757.571.978
711,73
6
106.440.560
812.038.971
705.598.411
662,90
7
106.440.560
905.123.987
798.683.427
750,35
8
106.440.560
1.040.362.978
933.922.418
877,41
9
106.440.560
1.290.861.110
1.184.420.550
1112,75
10
106.440.560
1.190.907.136
1.84.466.576
1018,84
11
106.440.560
1.289.654.398
1.183.213.838
1111,61
12
106.440.560
1.316.411.355
1.209.970.795
1136,75
Tổng
10.157.286.731
Nhận xét: Ta thấy doanh thu các tháng tăng khá nhanh so với tháng đầu tiên đi vào hoạt động
Xác định hướng tiếp cận kiểm toán đối với khoản mục doanh thu tại công ty A
Đối với khoản mục doanh thu bán hàng của khách hàng, các mục tiêu kiểm toán được xác định chủ yếu là tính hiện hữu, tính đầy đủ, tính chính xác, tính phân loại và trình bày và công ty kiểm toán tiến hành kiểm toán công ty A lần đầu vì vậy kiểm toán viên phải lưu ý đến khả năng sai phạm đối với tính hiện hữu của doanh thu là cao. Hướng tiếp cận kiểm toán được xác định là thực hiện các thử nghiệp kiểm soát và thực hiện các thử nghiệm cơ bản với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bảng 5: Trích giấy tờ làm việc kiểm toán viên
AISC
CHI NHÁNH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ
TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (AISC)
Khách hàng: công ty A Tên Ngày
Nội dung thực hiện: Người TH:...
Năm tài chính: 2007 Người KT:...
ĐVT: VNĐ
Mã số:.
Trang:..
Hướng tiếp cận kiểm toán khoản mục doanh thu:
Chú trọng thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, sau đó dựa vào kết quả đánh giá hệ thống KSNB để thực hiện các thử nghiệm cơ bản phù hợp
Đánh giá ban đầu về rủi ro xảy ra các sai phạm trọng yếu
Từ sự hiểu biết về ngành nghề kinh doanh, hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và những thông tin đã thu thập được về khách hàng, kiểm toán viên đánh giá rủi ro xảy ra các sai phạm trọng yếu trong hoạch toán doanh thu (bao gồm cả rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng) ở các mức độ thấp, trung bình, hoặc cao.
Tại công ty A: rủi ro xảy ra các sai phạm trọng yếu trong hoạch toán doanh thu được đánh giá ở mức trung bình. Do công ty mới đi vào hoạt động trong năm 2007 nên còn nhiều bỡ ngỡ trong việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức trung bình. Tuy nhiên cũng do mới thành lập nên các nghiệp vụ phát sinh với số lượng và giá trị không cao nên rủi ro tiềm tàng được xác định ở mức thấp.
3.2.1.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Kiểm toán viên được phân công thực hiện kiểm toán khoản mụ doanh thu sẽ thực hiện các bước được nêu ra trong chương trình kiểm toán. Kiểm toán viên không được tự ý thay đổi chương trình kiểm toán nếu thấy không hợp lý có thể trao đổi với trưởng nhóm để có những thay đổi cho phù hợp.
a. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm toán viên sẽ đánh giá sự tồn tại và hoạt động hữu hiệu của hệ thống KSNB. Để đạt được sự hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng, kiểm toán viên của AISC thường dựa vào:
Những hiểu biết về khách hàng.
Thẩm vấn nhân viên khách hàng: Qua trao đổi trực tiếp với nhân viên của khách hàng, kiểm toán viên sẽ có được những thông tin cần thiết để phục vụ kiểm toán.
Tham quan thực tế: Qua đây đánh giá được hoạt động của hệ thống KSNB
Xác minh tài liệu: Thu thập các tài liệu cần thiết để có những hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng bằng cách yêu cầu khách hàng cung cấp.
Do công ty A là khách hàng mới kiểm toán lần đầu nên việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là rất quan trọng, nó giúp kiểm toán viên có những nhận định ban đầu về khách hàng và trên cơ sở đó đưa ra những bước công việc tiếp theo cần phải thực hiện.
Ở AISC, kiểm toán viên đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng theo ba mức là thấp, trung bình và cao
Kiểm toán viên tiến hành thu thập các tài liệu phục vụ cho kiểm toán báo cáo nói chung và kiểm toán khoản mục doanh thu nói riêng.
Kết quả công việc được trình bày trên giấy tờ làm việc như sau:
Bảng 6: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
AISC
CHI NHÁNH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ
TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (AISC)
Khách hàng: công ty A Tên Ngày
Nội dung thực hiện: tài liệu cần thu thập Người TH:...
Năm tài chính: 2007 Người KT:...
ĐVT: VNĐ
Mã số:.
Trang:..
Các tài liệu cần thu thập
Quy chế tài chính x
Quy chế bán hàng
Báo cáo bán hàng
Báo cáo tài chính x
Bảng cân đối phát sinh, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản có liên quan x
Các văn bản và giấy tờ khác có liên quan: quy định của ban giám đốc, quy định của uỷ ban chứng khoán .. x
x: đã thu thập
Khi thu thập được các tài liệu trên kiểm toán viên tiến hành nghiên cứu và đưa ra những nhận định sơ bộ sau:
Công ty không có quy chế bán hàng trong quy chế tài chính chỉ nêu lên một phần rất nhỏ về quy chế bán hàng (đưa vào thư quản lý)
Công ty không có báo cáo bán hàng (đưa vào thư quản lý)
Sau khi nghiêm cứu các tài liệu trên kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn ban giám đốc và các bộ phận trong công ty A, kiểm toán viên đã thu được những đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, kết quả được ghi lại vào giấy tờ làm việc. Cuộc thảo luận cho thấy kế toán viên phụ trách là người thông thạo công việc của mình.
Sau khi thảo luận và xem xét các tài liệu đã thu thập cùng với kinh nghiệm của mình, kiểm toán viên đánh giá tính tin cậy và hiệu quả của hệ thống KSNB của công ty A ở mức trung bình có thể chấp nhận được.
b. Thực hiện thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết
Kiểm toán viên phải tuân thủ tuyệt đối theo chương trình kiểm toán đã được thiết kế.
Thực hiện thủ tục phân tích
Bước đầu tiên khi tiến hành thủ tục phân tích là so sánh, đối chiếu doanh thu năm nay với năm trước để phân tích xu hướng biến động của doanh thu và xem xét các biến động bất thường nếu có. Do công ty A mới đi vào hoạt động năm 2007 số đầu kỳ chưa có nên bước này không được thực hiện.
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết số dư
Các thủ tục kiểm tra chi tiết được thực hiện để đảm bảo rằng doanh thu của công ty A được phản ánh trung thực và hợp lý không tồn tại sai phạm trọng yếu.
Bước thứ nhất tiến hành so sánh số liệu trên các nguồn khác nhau: kiểm toán viên tiến hành xem xét số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối tài khoản, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 511,. tiến hành kiểm tra việc cộng dồn chuyển sổ sau đó đối chiếu số dư tài khoản 511 trên các tài liệu đó
Bảng 7: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
AISC
CHI NHÁNH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ
TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (AISC)
Khách hàng: công ty A Tên Ngày
Nội dung thực hiện: đối chiếu doanh thu Người TH:...
Năm tài chính: 2007 Người KT:...
ĐVT: VNĐ
Mã số:.
Trang:.
Kiểm tra doanh thu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 511, kết quả:
Doanh thu: 41.407.680.080 đồng
Trong đó:
Doanh thu môi giới chứng khoán: 17.664.039.340
Doanh thu tự doanh chứng khoán: 23.042.715.750
Doanh thu bảo lãnh phát hành và
đại lý phát hành chứng khoán 260.440.995
Doanh thu tư vấn đầu tư chúng khoán: 440.484.000
Đã kiểm tra cộng dốn các sổ: khớp giữa các sổ
Công ty A không có số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ của khoản mục doanh thu trên các báo cáo và các sổ đều khớp, không phát hiện chênh lệch.
Bước thứ hai tiến hành kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phương pháp chọn mẫu được lựa chọn là hợp lý nhất do khối lượng chứng từ lớn, đồ sộ kiểm toán viên không thể kiểm tra toàn bộ (100%).
Theo nguyên tắc chọn mẫu, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra các hợp đồng môi giới, bảo lãnh phát hành, tư vấn, bán chứng khoán phát sinh vào quý IV/2007 và các chứng từ khác liên quan. Kết quả được trình bày như sau:
Bảng 8: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
AISC
CHI NHÁNH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ
TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (AISC)
Khách hàng: công ty A Tên Ngày
Nội dung thực hiện: k tra chi tiết doanh thu Người TH:.
Năm tài chính: 2007 Người KT:
ĐVT: VNĐ
Mã số:.
Trang:..
Mục tiêu:
kiểm tra tính hiệu lực của các giao dịch chứng khoán
đảm bảo rằng tất cả các khoản phát sinh doanh thu đều được ghi nhận
các giao dịch đối với doanh thu đã được ghi chép trong sổ chi tiết và được tính toán một cách chính xác.
Công việc:
kiểm tra chi tiết các hợp đồng về thời gian thực hiện kết thức hợp đồng, giá phí
kiểm tra các phiếu thu, bản sao kê ngân hàng có liên quan đến các hợp đồng
Kết quả công việc: Phát hiện một khoản phí giao dịch môi giới chứng khoán cho khách hàng theo hợp đồng số 012376 ký ngày 09/11/2007, giao dịch thực hiện ngày 02/12/2007 chưa được ghi sổ. số tiền là 22.128.510 đồng.
Ý kiến kiểm toán viên: điều chỉnh ghi nhận tăng doanh thu của nghiệp vụ bị bỏ sót
Bút toán điều chỉnh:
Nợ TK 131 - phải thu khách hàng: 22.128.510
Có TK 511 – doanh thu bán hàng: 22.128.510
Thực hiện thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ (cut - off) của các ghi chép kế toán về khoản mục doanh thu
Doanh thu là khoản mục quan trọng nó ảnh hưởng lớn đến rất nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính và ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy việc ghi nhận doanh thu thường xảy ra gian lận và sai sót (thường là dấu doanh thu). Vì vậy kiểm tra tính đúng kỳ của việc ghi chép doanh thu là một phần bắt buộc trong chương trình kiểm toán được công ty thiết kế. Trên cơ sở chọn mẫu những nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008 kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra việc ghi chép để xem xét tính đúng kỳ của việc ghi chép những nghiệp vụ này.
Ở AISC, khi kiểm tra tính đúng kỳ của các nghiệp vụ kế toán các kiểm toán viên thường chọn mẫu kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh 20 ngày trước khi kết thúc và sau khi kết thúc niên độ kế toán.
Tại công ty A, Kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu kiểm tra toán bộ các nghiệp vụ phát sinh từ 10/12/2007 đến 20/01/2008. Đó là việc thực hiện các hợp đồng môi giới chứng khoán số 012576, 132579, 234525 và các hoạt đông tự doanh chứng khoán trong 40 ngày từ 10/12/2007 => 20/01/2007.
Công việc được trình bày trên giấy làm việc như sau:
Bảng 9: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
AISC
CHI NHÁNH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ
TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (AISC)
Khách hàng: công ty A Tên Ngày
Nội dung thực hiện: kiểm tra cut-off Người TH:...
Năm tài chính: 2007 Người KT:...
ĐVT: VNĐ
Mã số:.
Trang:..
Mục tiêu: Doanh thu có được ghi nhận hợp lý về mặt thời gian
Phương pháp: Đối chiếu các số thứ tự các hợp đồng và các hoá đơn chứng từ có liên quan, kiểm tra các ngày tháng ghi trên các chứng từ đó
Kết quả: Các nghiệp vụ được ghi chép vào đúng thời điểm phát sinh không sảy ra gian lận, sai sót
Ý kiến kiểm toán: Công tác hạch toán ghi sổ tốt
Khi tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh vào ngày 31/12/2007 không thấy có nghiệp vụ bất thường và các nghiệp vụ này được ghi chép một cách hợp lý, đúng niên độ các nghiệp vụ cuối năm 2007 được ghi vào doanh thu năm 2007, các nghiệp vụ đầu năm 2008 được ghi vào doanh thu năm 2008.
Kiểm tra chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu
Do đặc thù của lĩnh vực hoạt động và thời gian hoạt động của công ty nên trong năm 2007, không có khoản giảm trừ doanh thu nào.
Kết thúc các thủ tục kiểm tra như trên, kiểm toán viên tiến hành tập hợp giấy tờ làm việc và các ghi chép trên giấy tờ làm việc sẽ là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra các điểm góp ý trong thư quản lý. Và là cơ sở để kiểm toán viên chính đưa ra ý kiến kiểm toán. Nhận xét cuối cùng sẽ là của trưởng nhóm kiểm toán xác nhận rằng, khoản mục doanh thu đã được kiểm toán thích hợp đúng quy trình, theo đúng chương trình được thiết kế bởi AISC
3.2.1.3. Kết thúc kiểm toán
Kiểm toán viên sẽ thực hiện những bước công việc cuối cùng để kết thúc các quá trình kiểm toán khoản mục doanh thu và hoàn thiện file hồ sơ.
Như vậy sau khi tiến hành các thủ nghiệm cơ bản và đối chiếu với người thực hiện khoản mục phải thu và khoản mục tiền, kiểm toán viên tiến hành tập hợp tài liệu, tổng hợp các phát hiện, bút toán điều chỉnh, phân loại lại, lập bảng tổng hợp các khoản mục sau điều chỉnh sau đó cung cấp cho trưởng nhóm kiểm toán làm cơ sở đưa vào thư quản lý và đưa ra ý kiến kiểm toán.
Sau khi thực hiện các công việc kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành tổng hợp số liệu, kết quả được trình bày trên giấy tờ làm việc như sau:
Bảng 10: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
AISC
CHI NHÁNH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ
TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (AISC)
Khách hàng: công ty A Tên Ngày
Nội dung thực hiện: tổng hợp Người TH:...
Năm tài chính: 2007 Người KT:...
ĐVT: VNĐ
Mã số:.
Trang:..
Nhận xét:
Chưa có quy chế bán hàng và nhật ký bán hàng
Một khoản phí giao dịch môi giới chứng khoán cho khách hàng theo hợp đồng số 012376 ký ngày 09/11/2007 thực hiện ngày 02/12/2007 chưa được ghi sổ, số tiền là 22.128.510 đồng
Kiến nghị:
yêu cầu đơn vị hạch toán bổ sung bút toán:
Nợ TK 131 - phải thu khách hàng: 22.128.510
Có TK 511 – doanh thu bán hàng: 22.128.510
3.2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty B cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007
3.2.2.1. chuẩn bị kiểm toán
Tiếp cận và tìm hiểu sơ bộ về khách hàng
Công ty B là khách hàng lâu năm của AISC, trong năm 2006 AISC đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho B trong vòng 3 năm và phải thực hiện kiểm toán trước tháng 3 hàng năm.
Vì vậy vào tháng 2 năm 2008 theo hợp đồng đã ký kết AISC tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007của công ty B.
Tìm hiểu chung về công ty B
Công ty B là công ty cổ phần hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp thiết bị phương tiện vận tải, lắp ráp ô tô, xe máy. Vốn đầu tư và pháp định của công ty được xác định trong giấy phép đầu tư 25.000.000.000 đồmg
Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty B gồm:
Sản xuất và cung ứng vật tư thiết bị cơ khí giao thông vận tải
Gia công, phục hồi, kinh doanh vật tư, phụ tùng, phương tiện cơ khí giao thông vận tải
Sửa chữa, kinh doanh và đại lý ký gửi các loại xe gắn máy hai bánh
Kinh doanh hàng điện, điện tử, hàng nội thất
Làm dịch vụ xuất nhập khẩu vật tư, phụ tùng, phương tiện giao thông vận tải
Đại lý, kinh doanh vật tư, thiết bị phụ tùng, vật liệu xây dựng và dịch vụ vận tải hàng hoá
Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, nông sản và hàng tiêu dùng
Dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu
Sản xuất, lắp ráp xe ô tô các loại, xe gắn máy hai bánh các loại
Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng ô tô, xe gắn máy hai bánh
Công ty B hoạt động trong lĩnh vực này đã được nhiều năm đã tạo dựng được tên tuổi trên thị trường và tạo được vị trí nhất định trong lòng khách hàng nên kết quả hoạt động của doanh nghiệp khá tốt. Doanh thu năm 2007 đạt 910.967.109.661 đồng.
Tìm hiểu về qua trình bán hàng tạo doanh thu tại công ty
Công ty A hoạt động trong ngành công nghiệp ô tô, xe máy. Công ty nhập khẩu, mua trong nước các thiết bị máy móc cơ khí giao thông, phụ tùng xe máy xe ô tô, sau đó cung cấp các thiết bị đó cho khách hàng và sử dụng các thiết bị đó để lắp ráp ô tô và xe máy xuất bán cho các đại lý, các doanh nghiệp có nhu cầu và người tiêu dùng cuối cùng. Khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, bộ phận kinh doanh của công ty sẽ tiến hàng ký hợp đồng cung cấp hàng hoá với khách hàng. Sau đó bộ phận bán hàng sẽ lập kế hoạch giao hàng, sau đó kế hoạch giao hàng cùng với giấy đề nghị xuất hàng được gửi đến bộ phận kế toán để xuất hoá đơn GTGT. Hoá đơn GTGT được lập thành 3 liên theo quy định của Bộ Tài chính. Tiếp đó kế hoạch giao hàng, giấy đề nghị xuất hàng và hoá đơn GTGT được gửi tới bộ phận giao hàng. Theo các giấy tờ đó bộ phận giao hàng sẽ thực hiện giao hàng cho khách hàng có thể giao cho khách hàng ngay tại kho hoặc vận chuyển đến kho của khách hàng tuỳ vào các điều khoản quy định trong hợp đồng. Hằng ngày, dựa vào hoá đơn bộ phận kế toán bán hàng sẽ lập báo cáo bán hàng để theo dõi các nghiệp vụ bán hàng sau đó tổng hợp các báo cáo bán hàng theo ngày để lập báo cáo bán hàng theo tháng. Báo cáo bán hàng theo tháng sẽ được chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc tài chính soát xét, kiểm tra. Trong trường hợp hàng bán bị trả lại, bộ phận kiểm tra chất lượng sẽ tiến hành các thủ tục kiểm tra chất lượng của lô hàng đó, lập biên bản kiểm tra chất lượng và bộ phận kho sẽ tiến hành nhập lại kho số hàng đó. Theo hợp đồng ký kêt giữa công ty và khách hàng tuỳ vào điều kiện cụ thể mỗi khách hàng sẽ có thời hạn thanh toán cụ thể, thông thường là 1 tháng sau ngày xuất hàng. Khách hàng trả tiền thông qua tài khoản tại các ngân hàng của công ty. Thư báo có được gửi đến công ty khi khách hàng trả tiền. Kế toán tiến hàng đối chiếu số tiền khách hàng trả với số khách hàng nợ để cập nhật vào sổ cái và sổ chi tiết các khoản phải thu và tiền gửi ngân hàng. Bản sao kê của ngân hàng sẽ được gửi đến công ty hàng tháng để công ty tiến hàng đối chiếu.
Đối với các khách lẻ có thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Khi đó kế toán tiền mặt sẽ lập phiếu thu với đầy đủ chữ ký của các bên có liên quan.
Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ với doanh thu
Trên những hiểu biết đã có về công ty B và các số liệu đã thu thập được kiểm toán viên tiến hành thủ tục phận tích sơ bộ với những khoản mục liên quan trực tiếp đến phần hành bán hàng – thu tiền
Đối với khoản mục doanh thu: doanh thu công ty B trong năm 2007 tăng cao so với năm 2006 tăng 52,3%. Chủ yếu là do doanh thu bán hàng tháng 12 tăng lên đột biến do nhà nước có chính sách xoá bỏ xe ba bánh, xe tự chế, xe công nông và hỗ trợ nhân dân mua xe tải nên doanh số bán hàng của công ty tăng lên đột biến.
Bảng 11: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
(Đơn vị; VNĐ)
AISC
CHI NHÁNH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ
TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (AISC)
Khách hàng: công ty B Tên Ngày
Nội dung thực hiện: so sánh doanh thu Người TH:...
Năm tài chính: 2007 Người KT:...
ĐVT: VNĐ
Mã số:.
Trang:..
Chỉ tiêu
Quý I
Quý II (so quý I)
Quý III (so quý I)
Quý IV (so quý I)
số thực
%
số thực
%
số thực
%
Doanh thu bán hàng
108.368.745.796
150.800.453.678
39
200.152.891.325
84
334.152.892.385
208
Doanh thu nội bộ
20.373.031.619
26.103.564.921
22
33.652.123.962
65
37.363.405.903
83
Tổng Tổng cộng
128,741,777,487
176,904,018,599
233,805,015,287
371,516,298,288
Xác định hướng tiếp cận kiểm toán đối với kiểm toán khoản mục doanh thu
Mục tiêu kiểm toán được đặt ra cho khoản mục doanh thu bán hàng là tính chính xác, tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính phân loại và trình bày nên kiểm toán viên cần chú ý đến tính hiện hữu của khoản mục doanh thu . Do công ty B là khách hàng thường niên nên các kiểm toán viên đã có những hiểu biết sâu sắc về khách hàng và về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. vì vậy các kiểm toán viên có thể dựa trên kinh nghiệm của mình để giảm bớt các thử nghiệm kiểm soát, tập chung vào các thử nghiệm cơ bản và tập trung vào những điểm dễ sảy ra sai phạm đã được lưu ý trong báo cáo kiểm toán các năm trước.
Bảng 12: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
AISC
CHI NHÁNH CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ
TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (AISC)
Khách hàng: công ty B Tên Ngày
Nội dung thực hiện: so sánh doanh thu Người TH:...
Năm tài chính: 2007 Người KT:...
ĐVT: VNĐ
Mã số:.
Trang:.
Công viêc: Xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước
Nhận xét:
Chú ý đến tính hiện hữu của khoản mục doanh thu
Giảm bớt thủ tục kiểm soát tập trung vào thử nghiệm cơ bản
Chú ý những điểm d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7302.doc