Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Đông Dương thực hiện

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU . .

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG . .

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Đông Dương .

1.2. Các hoạt động của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương .

1.2.1. Các dịch vụ chính của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương .

1.2.2. Các nhóm khách hàng của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương.

1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Đông Dương .

1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương .

1.3.2. Tổ chức nhân sự của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương.

1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương.

1.5. Quy trình kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương

1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương trong những năm gần đây .

PHẦN 2. THỰC TẾ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG . .

2.1. Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các khách hàng do công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Đông Dương thực hiện

2.1.1. Giới thiệu sơ lược về khách hàng ABC và khách hàng XYZ

2.1.2. Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại khách hàng ABC.

2.1.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán .

2.1.2.2. Thực hiện kiểm toán .

2.1.2.3. Kết thúc kiểm toán .

2.1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại khách hàng XYZ.

2.1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán .

2.1.3.2. Thực hiện kiểm toán .

2.1.3.3. Kết thúc kiểm toán .

2.2. So sánh việc thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán Đông Dương thực hiện tại hai khách hàng ABC và XYZ .

2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán .

2.2.2. Thực hiện kiểm toán .

2.2.3. Kết thúc kiểm toán .

2.3. Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán Đông Dương .

2.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán .

2.3.2. Thực hiện kiểm toán .

2.3.3. Kết thúc kiểm toán .

PHẦN 3. MỘT SỐ í KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRèNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CễNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG .

3.1. Đánh giá chung về hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Đông Dương .

3.2. Đánh giá chung về quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Đông Dương .

3.2.1. Ưu điểm .

3.2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán .

3.2.1.2. Thực hiện kiểm toán .

3.2.1.3. Kết thúc kiểm toán .

3.2.2. Những tồn tại .

3.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán .

3.2.2.2. Thực hiện kiểm toán .

3.2.2.3. Kết thúc kiểm toán .

3.3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Đông Dương .

3.3.1. Tính tất yếu khách quan của việc hoàn thiện chu trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính .

3.3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Đông Dương . .

KẾT LUẬN .

Danh mục tài liệu tham khảo .

Phần phụ lục . 1

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3549 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Đông Dương thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hứng kiến kiểm kê hàng tồn kho được trích dẫn trong phần phụ lục số 2. KTV xác định quy mô mẫu kiểm kê. Bên cạnh việc chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho, KTV còn sử dụng các thủ tục quan sát vật chất HTK Bảng 2.6. Trích giấy tờ làm việc của KTV số 03: Khách hàng: Công ty ABC Tên Biểu 03 Niên độ kế toán: 01/01-31/12/08 Người thực hiện NMH Tham chiếu Nội dung: Ngày thực hiện Trình tự thực hiện HTK ghi trên thẻ kho và sổ kho có căn cứ và chứng từ hợp lý (Chọn ngẫu nhiên 1 loại vật tư, xem xét thấy việc ghi chép từ các chứng từ nhập xuất kho vào thẻ kho đã đầy đủ. Lấy vật tư bất kỳ và kiểm tra việc mở sổ, thẻ theo dõi đối với vật tư đó của thủ kho) HTK tại các nơi bảo quản trong doanh nghiệp không bị bỏ sót trong quá trình kiểm kê và vào sổ => HTK hiện có thực tế đều đã được kiểm kê và ghi đầy đủ vào sổ kho. Tuy nhiên ngoài hàng hóa trong kho còn một số hàng khác trên xe (nằm tại bãi đậu xe của công ty) chưa được kiểm kê bao gồm: Xe 55-HP-1505 chở hàng giao cho khách hàng T theo hóa đơn bán hàng số 1082, điều kiện bán hàng: Hàng giao tại kho công ty T. Giá trị lô hàng là 19.720.000 đồng. Trong ngày có một xe chở hàng đến công ty, số hàng nhận được đã ghi trong phiếu nhập kho số 1851. Trị giá số hàng là 15.082.000 đồng. Ngoài ra khi quan sát kiểm kê nhận thấy có một số hàng hư hỏng và không bán được có giá gốc là 5.340.000đ. Điều tra về hàng nhận giữ hộ, hàng nhận ký gửi => Đã đảm bảo HTK được kiểm kê không bao gồm hàng hóa mà ABC nhận giữ hộ, nhận ký gửi hoặc theo yêu cầu của bên thứ ba. Khách hàng không có hàng gửi bán, hàng nhờ giữ hộ,… => không phải tiến hành gửi thư xác nhận  đối với HTK được lưu ở bên thứ ba. Đã xem xét tính liên tục của số thứ tự trên các thẻ kho, đối chiếu việc vào ghi sổ thông qua việc kiểm tra các thẻ kho đã sử dụng và thẻ kho chưa sử dụng, phát hiện trên thẻ kho có một số vật tư đã mua, đã nhận (phiếu nhập kho số 2158) nhưng do hóa đơn bị thất lạc nên kế toán đã không ghi nhận vào sổ. Số hàng này trị giá 7.823.000đ. Đã kiểm tra lại biên bản kiểm kê để xác minh tính chính xác của kiểm kê HTK.   ……………………………………………………………………… Kết luận:  Ngoại trừ những sai phạm phát hiện trên thì tính chính xác của kết quả kiểm kê được đảm bảo 2.1.2.3. Kết thúc kiểm toán Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết đối với hàng tồn kho, KTV tiến hành lập trang kết luận kiểm toán về khoản mục HTK để đưa ra ý kiến kiểm toán của mình đối với khoản mục HTK của khách hàng ABC. KTV báo cáo kết quả công việc cho trưởng nhóm kiểm toán và các giấy tờ làm việc cùng bằng chứng kiểm toán thu thập được, trưởng nhóm kiểm toán soát xét lại kết quả kiểm toán và lưu vào hồ sơ kiểm toán, trưởng nhóm dựa vào kết luận kiểm toán của KTV sau khi soát xét để lập báo cáo kiểm toán. Bảng 2.8. Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Khách hàng: Công ty ABC Tên Biểu 05 Niên độ kế toán: 01/01-31/12/08 Người thực hiện NMH Tham chiếu Kết luận kiểm toán Ngày thực hiện Kết luận kiểm toán Công việc đã tiến hành Công việc thực hiện đối với phần kiểm toán khoản mục hàng tồn kho đã tiến hành theo chương trình kiểm toán từ ngày... đến ngày... Các vấn đề phát sinh và kiến nghị Công ty chưa thực hiện đối chiếu công nợ đối với một số khách hàng => Công ty cần thực hiện đối chiếu công nợ với các khách hàng của công ty. Kết quả kiểm kê hàng tồn kho và áp dụng các thủ tục quan sát vật chất hàng tồn kho phát hiện ra các vấn đề sau: Xe 55-HP-1505 chở hàng giao cho khách hàng T theo hóa đơn bán hàng số 1082, điều kiện bán hàng: Hàng giao tại kho công ty T, xe hiện đang ở tại bãi đậu xe của công ty ABC. Giá trị lô hàng là 19.720.000 đồng. => Công ty vẫn phải tính trị giá lô hàng này vào biên bản kiểm kê HTK và chưa được ghi nhận vào hóa đơn bán hàng. Đề nghị điều chỉnh: - Điều chỉnh giảm doanh thu trong sổ nhật ký bán hàng: Nợ TK 511: 19.720.000đ Nợ TK 33311: 1.972.000đ Có TK 131: 21.692.000đ - Điều chỉnh cộng số hàng này vào hàng tồn kho và giảm giá vốn hàng bán: Nợ TK 156: 19.720.000đ Có TK 632: 19.720.000đ Trong ngày có một xe chở hàng đến công ty, số hàng nhận được đã ghi trong phiếu nhập kho số 1851, xe hàng này vẫn đang nằm tại bãi đậu xe của công ty ABC và chưa được tính vào biên bản kiểm kê => Phải tính trị giá lô hàng này vào biên bản kiểm kê HTK. Ngoài ra khi quan sát kiểm kê nhận thấy có một số hàng hư hỏng và không bán được có giá gốc là 5.340.000đ. => Cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho lô hàng này. Đề nghị điều chỉnh: Nợ TK 159: 5.340.000đ Có TK 155: 5.340.000đ Trên thẻ kho có một số vật tư đã mua, đã nhận (phiếu nhập kho số 2158) nhưng do hóa đơn bị thất lạc nên kế toán đã không ghi nhận vào sổ. Số hàng này trị giá 7.823.582đ. => Cần phải ghi sổ nghiệp vụ mua hàng: Nợ TK 152: 7.823.000đ Có TK 331: 7.823.000đ Kết luận Kiến nghị thực hiện các bút toán điều chỉnh đã đưa ra từ những sai phạm được phát hiện trên đây. 2.1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại khách hàng XYZ. 2.1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng: Công ty XYZ là công ty cổ phần và mục đích kiểm toán của công ty XYZ ngoài việc là kiểm tra việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, các nguyên tắc và phương pháp áp dụng, các ước tính quan trọng của công ty cũng như cách trình bày tổng quát các Báo cáo tài chính và tuân thủ quy định của Bộ tài chính, hoàn thiện tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty, công ty còn cần báo cáo kiểm toán để thu hút các nhà đầu tư nhằm mở rộng quy mô kinh doanh. Do đó công ty cần kiểm toán báo cáo tài chính không phải do bắt buộc. Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng. Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng XYZ Tên tiếng Anh: XYZ Construction & Investment Joint Stock Company Công ty có trụ sở chính tại: XX Đường T - Quận P - thành phố H Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần; Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoỏ. Mua bỏn đồ gia dụng. Mua bỏn vật liệu xõy dựng, thiết bị cấp nước trong nhà, thiết bị nhiệt, phụ tựng thay thế. Mua bỏn đồ giải trớ gia đỡnh và đồ điện gia dụng. Kinh doanh dịch vụ khỏch sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống. Sản xuất cỏc sản phẩm bằng nhựa, sản phẩm cơ khớ. Sản xuất vật liệu xõy dựng, vật liệu trang trớ nội, ngoại thất. Sản xuất lắp rỏp đồ điện gia dụng. Xõy dựng cụng trỡnh dõn dụng. Xõy dựng nhà, kho tàng cho thuờ. Quản lý tài sản và bất động sản. Xuất nhập khẩu những mặt hàng cụng ty kinh doanh. Những thông tin cơ bản về các chính sách kế toán đối với hàng tồn kho của công ty XYZ: - Kỳ kế toán của Công ty: Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ hạch toán: Đồng Việt Nam (sau đây được viết tắt là “VND”) được sử dụng làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính. - Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. - Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính. - Các Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Các Báo cáo tài chính đã tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính và chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng tại Việt Nam. - Các chính sách kế toán áp dụng đối với hàng tồn kho: Hiện nay công ty XYZ đang kinh doanh trong lĩnh vực phân phối vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng cũng như các cửa hàng đại lý với một mặt hàng duy nhất hiện nay là mặt hàng xi măng. Điểm đặc biệt là tại công ty XYZ không tồn tại bất kỳ kho hàng nào. Phương thức giao hàng của công ty là phương thức tay ba tức là XYZ sẽ tiếp nhận đơn hàng của khách hàng trước, sau đó thông báo số lượng đơn hàng tới các hãng xi măng mà công ty đã đặt quan hệ làm ăn. Hàng hóa sẽ được chuyển giao trực tiếp từ kho hàng của bên sản xuất tới khách hàng của công ty. Bên sản xuất sẽ lo cả về phương tiện vận chuyển cũng như chi phí vận chuyển. Trong các đơn hàng đã bao gồm cả chi phí này. Lỏi xe sẽ mang phiếu giao hàng về cho cụng ty XYZ. Hay nói cách khác XYZ chỉ đóng vai trò như một đại lý phân phối hàng cho các công ty xi măng. Ngoài ra do đặc thù của công ty XYZ là giao hàng theo phương thức tay ba nên công ty không có phiếu nhập kho và phiếu xuất kho. Khi nhà sản xuất phê duyệt đơn đặt hàng của công ty XYZ thì XYZ ghi nhận là nhập hàng và khi bên đặt hàng của XYZ nhận hàng thì XYZ ghi nhận là xuất hàng bán. Khi xác định giá vốn hàng bán thì chứng từ sử dụng chủ yếu là phiếu giao hàng do lái xe mang về sau khi đã chuyển hàng đến khách hàng. Khoản mục duy nhất trong hàng tồn kho mà công ty sử dụng là khoản mục hàng hóa, chi phí thu mua hàng hóa. Công ty không cần sử dụng đến khoản mục dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng như các khoản mục khác thuộc hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán. Trong năm, những biến động của nền kinh tế không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Thu thập thông tin pháp lý về khách hàng. Công ty XYZ được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số xxxxxxxxxx do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố H cấp ngày xx tháng xx năm 199x. Vốn điều lệ của công ty là 10 tỷ VNĐ trong đó số vốn của công ty cổ phần PT chiếm 70%, cũn 30% cũn lại là vốn đóng góp của các thành viên. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro tiềm tàng đối với hàng tồn kho. Hàng tồn kho và giá vốn hàng bán luôn ảnh hưởng trọng yếu đối với tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Số lượng các nghiệp vụ tại công ty XYZ xảy ra nhiều, tuy nhiên hàng tồn kho của công ty không cần phải tự bảo quản, việc đảm bảo chất lượng hàng hóa do bên sản xuất, do đó mà rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục hàng tồn kho ở công ty XYZ được đánh giá ở mức độ trung bình. Thực hiện các thủ tục phân tích. Đây là năm thứ ba công ty I.A kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty XYZ, do đó tình hình và đặc điểm hoạt động kinh doanh của XYZ đã được I.A tìm hiểu kỹ và nắm rất rõ, I.A cũng lưu trong hồ sơ kiểm toán của mình đầy đủ các thông tin cần thiết về XYZ cũng như các thủ tục kiểm toán đã tiến hành tại công ty này. KTV dựa vào hồ sơ kiểm toán của các năm trước, tìm hiểu những biến động ảnh hưởng tới XYZ trong năm 2008 để đưa ra những thay đổi trong thủ tục kiểm toán tại XYZ so với các năm trước. Số dư của khoản mục hàng tồn kho là nhỏ so với bảng cân đối kế toán nhưng lượng phát sinh trong năm lại rất lớn. KTV nắm rõ đặc điểm kinh doanh của XYZ nên không tiến hành thực hiện thủ tục phân tích cho kiểm toán khoản mục HTK tại công ty XYZ mà đi luôn vào đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Đánh giá mức trọng yếu Dựa trên kinh nghiệm cũng như bảng hướng dẫn xác định mức trọng yếu của công ty, KTV đã đánh giá ước lượng ban đầu về mức độ trọng yếu đối với tổng tài sản tại XYZ là 0.8% để ước lượng mức độ sai sót có thể chấp nhận được của báo cáo tài chính. Bảng 2.9: Trích bảng CĐKT ngày 31/12/2008 của công ty XYZ Đơn vị: VNĐ Tài Sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền Tiền và các khoản tương đương tiền 1,498,617,712 Nợ ngắn hạn 6,593,313,032 Các khoản phải thu ngắn hạn 12,219,267,512 Nợ dài hạn 344,800,000 Hàng tồn kho 3,611,396,090 Vốn chủ sở hữu 11,399,873,358 Tài sản ngắn hạn khác 269,909,402 Tài sản cố định 540,795,674 Tài sản dài hạn khác 198,000,000 Tổng cộng tài sản 18,337,986,390 Tổng nguồn vốn 18,337,986,390 Mức trọng yếu được xác định đối với khoản mục hàng tồn kho là 1,742,275đ. Như vậy khi phát hiện các sai phạm liên quan đến khoản mục hàng tồn kho mà lớn hơn 1,742,275đ thì được coi là sai phạm trọng yếu và đề nghị phía công ty XYZ điều chỉnh lại. Đánh giá rủi ro. KTV của công ty dựa vào hồ sơ kiểm toán các năm trước của khách hàng cùng những thông tin mà KTV thu thập được đã đưa ra nhận định về các rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện như sau: Bảng 2.10. Trích bảng đánh giá rủi ro khoản mục khách hàng XYZ Tài Sản Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Rủi ro phát hiện Tiền và các khoản tương đương tiền TB TB TB Các khoản phải thu ngắn hạn Cao TB TB Hàng tồn kho TB Thấp TB Tài sản ngắn hạn khác Thấp Thấp Thấp Tài sản cố định Thấp Thấp Thấp Tài sản dài hạn khác Thấp Thấp Thấp Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục hàng tồn kho. KTV nhận định công tác hạch toán kế toán ở công ty XYZ đối với khoản mục hàng tồn kho có thể nói là khối lượng công việc tương đối nhiều nhưng độ phức tạp của công việc không cao. XYZ không cần phải tính toán giá vốn hàng xuất kho vì giá vốn hàng xuất kho cũng chính là giá mua vào của hàng hóa. Qua nghiên cứu tìm hiểu thấy trong năm tài chính công ty XYZ không có biến động nào ảnh hưởng đến sự đánh giá đối với hệ thống kiểm soát nội bộ, như là không có sự thay đổi ban giám đốc, không có sự thay đổi về các chính sách kế toán cũng như các kế toán viên, do đó KTV sử dụng các hồ sơ lưu từ những lần kiểm toán trước để đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức trung bình. Thiết kế chương trình kiểm toán. Dựa vào khung chương trình kiểm toán có sẵn tại công ty I.A cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính. Khi tiến hành kiểm toán khoản mục HTK, KTV đã dựa vào khung chương trình có sẵn này để thiết kế chương trình kiểm toán và bổ sung những thử nghiệm cũng như các trắc nghiệm cần thiết. Khung chương trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho được trích trong phần phụ lục số 1. 2.1.3.2. Thực hiện kiểm toán Dựa vào những tài liệu công ty yêu cầu khách hàng chuẩn bị như bảng cân đối phát sinh, bảng tổng hợp xuất nhập tồn, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết,... Kiểm toán viên tiến hành thực hiện các trắc nghiệm độ vững chãi với số lượng lớn. Kiểm toán viên thực hiện đối chiếu số dư đầu kỳ, số phát sinh và số dư cuối kỳ giữa bảng cân đối kế toán, bảng cân đối số phát sinh với sổ cái tài khoản, báo cáo tài chính năm trước (đã được kiểm toán hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt), biên bản kiểm kê, đối chiếu giữa sổ cái tài khoản với sổ chi tiết, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn hàng tồn kho. Bảng 2.11. Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Khách hàng: Công ty XYZ Tên Biểu 04 Niên độ kế toán: 01/01-31/12/08 Người thực hiện NDP Tham chiếu F33 Kiểm tra tổng hợp Ngày thực hiện Kiểm tra tổng hợp TK 156 (Số liệu lấy từ BCĐPS) Năm 2008 Nợ GC Cú GC PS thỏng 1/2008 8,022,354,742 7,647,833,263 PS thỏng 2/2008 7,323,633,267 8,300,103,622 … … … … … Dư Ckỳ 3,611,396,090 BCĐKT 3,611,396,090 : Khớp đúng với sổ tổng hợp TK156 năm 2008 và BCĐKT 2006 Do đặc điểm của loại hình kinh doanh của doanh nghiệp nên KTV không cần thu thập tài liệu về chứng kiến kiểm kê cũng như không áp dụng các thủ tục quan sát vật chất hàng tồn kho, thay vào đó KTV bước vào tiến hành kiểm tra chi tiết số dư và số phát sinh luôn. Bảng 2.12. Trích giấy tờ làm việc của KTV số 03: Khách hàng: Công ty XYZ Tên Biểu 06 Niên độ kế toán: 01/01-31/12/08 Người thực hiện NMH Tham chiếu Nội dung: Ngày thực hiện Kiểm tra chi tiết TK 156 Tiến hành kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ xảy ra trên sổ chi tiết TK 156, thấy các nghiệp vụ được chọn mẫu có đầy đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ và đã khớp đúng với các sổ có liên quan. Chọn mẫu hóa đơn bán hàng, tính toán lại tính toán số học trên hóa đơn và kiểm tra việc vào sổ của các hóa đơn đã chọn, thấy các hóa đơn đã chọn đều được vào các sổ có liên quan  ……………………………………………………………………… Kết luận:  Việc kiểm tra chi tiết qua chọn mẫu thấy các hóa đơn chứng từ đều được vào sổ sách kế toán đầy đủ, không phát hiện ra sai phạm trọng yếu. 2.1.3.3. Kết thúc kiểm toán Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết đối với hàng tồn kho, KTV tiến hành lập trang kết luận kiểm toán về khoản mục HTK để đưa ra ý kiến kiểm toán của mình đối với khoản mục HTK của khách hàng XYZ. KTV báo cáo kết quả công việc cho trưởng nhóm kiểm toán và các giấy tờ làm việc cùng bằng chứng kiểm toán thu thập được, trưởng nhóm kiểm toán soát xét lại kết quả kiểm toán và lưu vào hồ sơ kiểm toán, trưởng nhóm dựa vào kết luận kiểm toán của KTV sau khi soát xét để lập báo cáo kiểm toán. Bảng 2.14. Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Khách hàng: Công ty XYZ Tên Biểu 05 Niên độ kế toán: 01/01-31/12/08 Người thực hiện NMH Tham chiếu Kết luận kiểm toán Ngày thực hiện Kết luận kiểm toán Công việc đã tiến hành Công việc thực hiện đối với phần kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho đã tiến hành theo chương trình kiểm toán từ ngày... đến ngày... Các vấn đề phát sinh và kiến nghị Qua kiểm toán không thấy phát sinh vấn đề gì cần kiến nghị đối với khoản mục hàng tồn kho. Kết luận Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến tôi: Cơ sở dẫn liệu cho phần Hàng tồn kho là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu và tổng số dư. Số dư TK 156 là 3,611,396,090 được đánh giá là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước. 2.2. So sánh việc thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán Đông Dương thực hiện tại hai khách hàng ABC và XYZ. 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Tại các khách hàng, công ty I.A đều nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng, thực hiện thu thập thông tin cơ sở, thông tin pháp lý cũng như các thông tin khác về khách hàng. Tuy nhiên do đặc điểm loại hình doanh nghiệp của khách hàng cũng như do kiểm toán lần đầu đối với ABC và XYZ là khách hàng thường niên của I.A nên trong khâu lập kế hoạch giữa các khách hàng cũng có sự khác nhau. Công ty ABC là doanh nghiệp sản xuất và là khách hàng kiểm toán lần đầu của công ty I.A, I.A đã thu thập đầy đủ thông tin về ABC, chú trọng đến thực hiện các thủ tục phân tích để đánh giá rủi ro kiểm toán, tìm hiểu kỹ về sự tồn tại và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ Công ty XYZ vừa là khách hàng cũ lại có đặc thù hoạt động đặc biệt, do đó KTV giảm bớt khối lượng công việc nhờ vào sự hiểu biết về khách hàng XYZ có được qua các năm trước thể hiện trên hồ sơ kiểm toán lưu trữ tại công ty. Hơn nữa số dư hàng tồn kho so với tổng tài sản không lớn, do đó công ty cũng đã không thực hiện thủ tục phân tích trong khâu lập kế hoạch này. 2.2.2. Thực hiện kiểm toán. Trong bước thực hiện kiểm toán và tại cả 2 khách hàng, I.A đều tiến hành thực hiện đối chiếu số dư và số phát sinh, đều thực hiện gửi thư xác nhận tới các khách hàng và sử dụng biên bản đối chiếu công nợ tại cả 2 khách hàng. Sự khác biệt ở chỗ: Tại khách hàng ABC, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản, dễ xảy ra các sai phạm có tính trọng yếu, ABC là doanh nghiệp sản xuất nên công ty cử nhân viên kiểm toán đến chứng kiến kiểm kê tại thời điểm khóa sổ kế toán và kiểm toán viên đã chú trọng vào việc sử dụng các thủ tục quan sát vật chất hàng tồn kho để phát hiện các sai phạm xảy ra. Tại khách hàng XYZ, do đặc điểm của công ty không sử dụng đến biên bản kiểm kê hàng tồn kho mà chỉ có phiếu giao hàng là chứng từ chủ yếu để hạch toán, mức độ phức tạp của nghiệp vụ đơn giản, sự hiểu biết về khách hàng XYZ của công ty I.A là khá cao, do đó kiểm toán viên tập trung vào thủ tục chọn mẫu hóa đơn để đối chiếu với sổ sách nhằm mục tiêu tính đầy đủ của chứng từ và chọn mẫu nghiệp vụ trên sổ sách để kiểm tra tính có thật của nghiệp vụ. 2.2.3. Kết thúc kiểm toán. KTV phát hiện các sai phạm xảy ra tại ABC và kiến nghị, trình nhóm trưởng kiểm toán để nhóm trưởng soát xét lại và dựa vào đó lập báo cáo kiểm toán và đưa ra các bút toán điều chỉnh. Công tác hạch toán đối với hàng tồn kho tại công ty XYZ khá đơn giản và kế toán của XYZ có đầy đủ năng lực để thực hiện công tác này, kiểm toán viên sau kiểm toán cũng không phát hiện ra sai phạm nào đối với khoản mục hàng tồn kho. 2.3. Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán Đông Dương. 2.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán Tại khâu lập kế hoạch kiểm toán, KTV tiến hành thu thập các thông tin về khách hàng như thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý và các thông tin có liên quan. Sau đó KTV đánh giá tính trọng yếu và rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục hàng tồn kho, thực hiện các thủ tục phân tích. KTV dựa trên kinh nghiệm của mình cũng như hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu của công ty để tiến hành đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán. KTV tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với hàng tồn kho rồi thiết kế chương trình kiểm toán. Tùy vào đặc điểm kinh doanh của khách hàng cũng như việc khách hàng là khách hàng kiểm toán lần đầu hay khách hàng cũ của công ty mà khối lượng công việc có thể được giảm bớt. 2.3.2. Thực hiện kiểm toán. Bước thực hiện tổng hợp. Dựa vào những tài liệu kiểm toán viên yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị như bảng cân đối phát sinh, bảng tổng hợp xuất nhập tồn, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết,... KTV thực hiện đối chiếu số dư đầu kỳ, số phát sinh và số dư cuối kỳ giữa bảng cân đối kế toán, bảng cân đối số phát sinh với sổ cái tài khoản, báo cáo tài chính năm trước (đã được kiểm toán hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt), biên bản kiểm kê, đối chiếu giữa sổ cái tài khoản với sổ chi tiết, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn hàng tồn kho. Bước thực hiện kiểm tra chi tiết. Công ty cử KTV đi chứng kiến kết quả kiểm kê tại ngày khóa sổ kế toán. KTV tham gia kiểm kê tại thời điểm khóa sổ và tiến hành các thủ tục quan sát vật chất hàng tồn kho. Nếu không có điều kiện tham gia vào ngày kiểm kê thì KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán được trích dẫn trong phần phụ lục. Chọn một số nghiệp vụ nhập và một số nghiệp vụ xuất kho kiểm tra xem có tuân thủ các quy trình về nhập – xuất kho, ghi chép, hạch toán đúng quy định và có đầy đủ chứng từ gốc đính kèm hay không. Nếu kết quả tốt thì chấp nhận. Nếu kết quả xấu thì mở rộng phạm vi kiểm tra. Chọn một số hóa đơn để kiểm tra tính đầy đủ của chứng từ, xem xét xem các hóa đơn được chọn có được phản ánh đầy đủ vào các sổ sách có liên quan hay không. Thực hiện kiểm tra số dư các khoản phải trả, phải thu liên quan đến hàng tồn kho bằng việc gửi thư xác nhận tới bên thứ ba, tập hợp lại trên bảng tổng hợp xác nhận công nợ được trích dẫn trong phần phụ lục số 3. 2.3.3. Kết thúc kiểm toán. KTV đưa ra các vấn đề phát sinh và kiến nghị, nếu có sai phạm KTV tập hợp lại các bút toán điều chỉnh cần thiết. Nếu không có sai phạm trọng yếu, KTV căn cứ trên các bằng chứng thu được trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra ý kiến xác nhận rằng khoản mục hàng tồn kho trên báo cáo tài chính của đơn vị có được trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu PHẦN 3. MỘT SỐ í KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRèNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CễNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ĐÔNG DƯƠNG 3.1. Đánh giá chung về hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Đông Dương. Sau hơn 2 năm thành lập, Công ty TNHH kiểm toán Đông Dương đang từng bước phát triển và lớn mạnh. Doanh thu cũng như lượng khách hàng của công ty tăng lên hàng năm. Nhân sự của công ty đều là những người có năng lực và trình độ chuyên môn, mọi nhân viên của công ty đều được tạo điều kiện hết mức để mỗi người phát huy năng lực của mình và nâng cao kiến thức ngành nghề. Công ty đã phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ từ dịch vụ kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn thuế đến dịch vụ định giá tài sản và dịch vụ đào tạo, do đó công việc của công ty đang đi vào nề nếp và ngày một ổn định với những khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực trong nhiều ngành nghề khác nhau thuộc các loại hình khác nhau, từ các công ty TNHH đến các công ty cổ phần hay đơn vị nhà nước…, từ các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng, công nghiệp đến các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp hay là thương mại và dịch vụ… Công ty cũng đã có những chính sách làm tăng mối quan hệ với khách hàng như việc tổ chức cho các đơn vị khách hàng cùng các đơn vị thành viên đi học lớp cập nhật kiến thức cùng với nhân viên công ty, điều này không chỉ tiết kiệm thời gian và giúp nhân viên dễ dàng trong việc nâng cao kiến thưc hơn mà còn giúp cho mối quan hệ giữa khách hàng và công ty gắn bó hơn, tạo điều kiện cho công tác kế toán ở các đơn vị khách hàng thuận lợi trong việc áp dụng các chính sách mới của nhà nước, khi kiến thức của các đơn vị khách hàng về các chính sách của nhà nước cùng được cập nhật và nâng cao sẽ vô hình làm giảm khối lượng công việc của các kiểm toán viên của công ty khi làm việc với khách hàng, như việc hạch toán sai chế độ hay là việc hạch toán không đúng chính sách nhà nước ở các đơn vị khách hàng giảm đi. Những chính sách khuyến khích nhân viên công ty nhằm nâng cao năng lực như khen thưởng hay những ưu đãi khác cũng giúp cho nhân viên gắn bó với công ty hơn và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như uy tín và hình ảnh của công ty. 3.2. Đánh giá chung về quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Đông Dương. 3.2.1. Ưu điểm. 3.2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, sau khi công ty đã có hợp đồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21958.doc
Tài liệu liên quan