Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán Tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACAGROUP 3

1.1. Tìm hiểu chung về công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup 3

1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 3

1.1.2.Tổ chức bộ máy quản lý 5

1.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 8

1.1.4.Các loại hình dịch vụ cung cấp 9

1.2. Quy trình kiểm toán chung của ACAGroup 11

PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACAGROUP 14

2.1. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại ACAGroup 14

2.1.1. Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại khách hàng ABC 14

2.1.1.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại khách hàng ABC 14

2.1.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán tài sản cố định tại công ty cổ phần ABC 20

2.1.1.4. Giai đoạn kết thúc kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại khách hàng ABC 29

2.1.2. Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại khách hàng XYZ 32

2.1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại khách hàng XYZ 32

2.1.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH XYZ 38

2.1.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán khoản mục tài sản cố định công ty TNHH XYZ 48

2.2. So sánh quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup tiến hành tại khách hàng ABC và khách hàng XYZ 49

2.3. Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup 50

PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACAGROUP 54

3.1. Nhận xét chung về quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup 54

3.1.1. Những ưu điểm trong kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup 54

3.1.2. Một số mặt còn hạn chế trong kiểm toán TSCĐ tại công ty ACAGroup 57

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup 58

3.2.1. Hoàn thiện trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng 58

3.2.2. Hoàn thiện thủ tục phân tích 61

3.2.3. Hoàn thiện việc chọn mẫu kiểm tra chi tiết 63

3.2.4. Hoàn thiện thủ tục kiểm soát 65

3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên 66

KẾT LUẬN 68

 

doc75 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3270 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán Tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g với KH TSCĐ đối chiếu khớp với sổ theo dõi TK642 Số liệu được tổng hợp cùng với KH TSCĐ đối chiếu khớp với sổ theo dõi TK641 Số liệu này được tách từ TK214 trên BCĐ Chú ý : Công ty chưa tiến hành trích KH đối với quyền sử dụng đất mua trong năm. Tuy nhiên tài sản này chưa được ghi nhận là TSCĐ vô hình nên KTV không có điều chỉnh. Kết luận:Đáp ứng mục tiêu kiểm tra Qua kiểm tra chi tiết, KTV nhận thấy đơn vị ngoài trích thừa khấu hao của phương tiện vận tải đã thanh lý mà còn trích thừa khấu hao của tài sản cố định khác. Theo KTV thiết kế trạm xăng chưa thể đưa vào tài sản mà phải để tại tài khoản xây dựng cơ bản dở dang theo như điều chỉnh ở trên, do đó, phải ghi giảm khấu hao đã trích của TSCĐ hữu hình khác: 1,186,364 VND. Số khấu hao này không lớn nhưng là khấu hao tính thừa của TSCĐ chưa được công nhận là TSCĐ nên KTV vẫn điều chỉnh. Sau khi hoàn tất các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ, KTV tập hợp lại tình hình chung TSCĐ của công ty sau khi đã thực hiện các bút toán điều chỉnh. để đưa ra số liệu cuối cùng về TSCĐ của khách hàng. Trên giấy tờ làm việc tổng hợp, KTV đưa ra số dư tại ngày 01/01/2007, số dư tại ngày 30/09/2007 của các loại TSCĐ hữu hình, phát sinh mua sắm, đầu tư XDCB trong kỳ, khấu hao trích đã trích và trích trong kỳ. 2.1.1.4. Giai đoạn kết thúc kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại khách hàng ABC Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán, ở giai đoạn này, KTV soát xét lại và hoàn thành giấy tờ làm việc của mình, đánh giá tính đầy đủ và hiệu lực của bằng chứng kiểm toán, bổ sung những bằng chứng khác nếu thấy cần thiết. KTV tập hợp kết quả làm việc trên tờ tổng hợp kết quả kiểm toán và tờ tổng hợp các bút toán điều chỉnh đối với khoản mục TSCĐ. Sau khi trưởng nhóm xem xét, đánh giá lại công việc của KTV và thống nhất phương hướng điều chỉnh với phía khách hàng, trưởng nhóm sẽ tiến hành Báo cáo Tài chính. Ngoài việc thuyết minh trên Báo cáo Tài chính, KTV đưa ra các ảnh hưởng và ý kiến đóng góp của mình trong thư quản lý. Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ Member of Kreston International CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES 504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam Khách hàng: Công ty cổ phần ABC Kỳ kế toán:01/01/2007 - 30/09/2007 Người thực hiện: NTT Ngày tháng: Công việc: Tổng hợp kết quả kiểm toán Người kiểm tra: Ngày tháng: Tài khoản: 211 Tham chiếu: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ KẾT LUẬN: Khoản mục TSCĐ không tồn tại sai sót trọng yếu, đạt mục tiêu kiểm toán. Số dư đầu kỳ VND Số dư cuối kỳ VND Số điều chỉnh VND Số dư sau điều chỉnh VND NGUYÊN GIÁ I/ TSCĐ hữu hình 54,923,247,604 71,725,796,329 23,727,273 71,702,069,056 II/TSCĐ vô hình 0 1,400,000,000 1,400,000,000 0 GIÁ TRỊ HMLK I/ TSCĐ hữu hình 13,676,289,552 19,187,523,287 1,186,364 19,186,336,923 II/TSCĐ vô hình 0 0 0 0 GTCL I/ TSCĐ hữu hình 41,246,958,052 52,538,273,042 52,515,732,133 II/TSCĐ vô hình 0 1,400,000,000 0 Chú ý: Công ty đã thế chấp nhà cửa vật kiến trúc, thiết bị máy móc và phương tiện vận tải với giá trị còn lại tương ứng tại ngày 30/09/2007 là 16,837,718,966; 31,170,400,853; 2,811,038,461 để đảm bảo cho các khoản nợ tại ngân hàng. Tại ngày 30/09/2007, tổng nguyên giá TSCĐ đã hết KH nhưng vẫn được công ty sử dụng là: 1,504,099,005 trong đó bao gồm: Nguyên giá nhà cửa, vật kiến trúc: 493,341,500 Máy móc, thiết bị: 613,337,143 Phương tiện vận tải: 357,883,104 Thiết bị, văn phòng : 39,537,258 Bảng 2.12: Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh khoản mục TSCĐ tại công ty cổ phần ABC Member of Kreston International CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES 504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam Khách hàng: Công ty cổ phần ABC Kỳ kế toán:01/01/2007 - 30/09/2007 Người thực hiện: NTT Ngày tháng: Công việc:Tổng hợp bút toán điều chỉnh Người kiểm tra: Ngày tháng: Tài khoản: 211 Tham chiếu: BẢNG TỔNG HỢP CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH Nội dung điều chỉnh Hạch toán Giá trị phát sinh Nợ Có 1/ Điều chỉnh TSCĐ vô hình về XDCB dở dang 241 213 1,400,000,000 2/ Điều chỉnh thiết kế trạm xăng về XDCB dở dang 241 211 23,727,273 3/ Ghi giảm HMLK trích trong kỳ của thiết kế trạm xăng 214 641 1,186,364 Bảng 2.13: Trích thư quản lý của KTV gửi công ty cổ phần ABC 12. Hồ sơ và các thủ tục mua sắm tài sản. Ảnh hưởng Hồ sơ đầu tư và mua sắm tài sản chưa đầy đủ sẽ chưa đủ cơ sở để ghi nhận vào sổ sách kế toán và đối với các TSCĐ sẽ không đảm bảo việc theo dõi hồ sơ TSCĐ, đặc biệt là khi thực hiện các thủ tục điều chuyển, thanh lý nhượng bán sau này. Việc mua sắm của công ty không qua đấu giá và chỉ có 1 báo giá của một nhà cung cấp không đảm bảo được việc lựa chọn nhà cung cấp là tối ưu. Ý kiến của KTV. Công ty cần hoàn thiện và bổ sung chứng từ vào hồ sơ theo quy định. Để đảm bảo lựa chọn nhà cung cấp là hợp lý nhất, công ty nên thông báo chào hàng ít nhất 3 nhà cung cấp. Trong trường hợp mua thiết bị đặc chủng mà số lượng nhà cung cấp trên thị trường là hạn chế thì công ty cần ra quyết định chỉ định nhà cung cấp và phải chỉ rõ lý do tại sao chọn nhà cung cấp đó. Ý kiến đơn vị Đồng ý với ý kiến của KTV. Ý kiến của công ty. Đồng ý với ý kiến của KTV. 2.1.2. Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại khách hàng XYZ 2.1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại khách hàng XYZ Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng Công ty TNHH XYZ thành lập ngày 01/01/2007 do sở kế hoạch đầu tư cấp ngày 5/9/2007 theo giấy phép kinh doanh số 01030088. Lĩnh vực hoạt động chính: cho thuê kho bến bãi bảo quản hàng hóa. Trụ sở chính: Mê Linh, Vĩnh Phúc. Công ty TNHH XYZ là khách hàng mới của công ty ACAGroup trong năm 2007 Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng Để đảm bảo tính trung thực, hợp lý, hợp lệ trong hoạt động kinh doanh của công ty, công ty XYZ đã mời công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính ACAGroup tiến hành kiểm toán BCTC công ty từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2007. Do khách hàng XYZ là khách hàng mới của công ty nên việc khảo sát, đánh giá trước khi đưa ra quyết định chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho công ty XYZ được KTV thực hiện kỹ lưỡng hơn. Với việc tìm hiểu thông tin về khách hàng, KTV tiến hành đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán. Công việc này được thực hiện bằng cách thu thập câu trả lời cho những câu hỏi của KTV đưa ra, thể hiện cụ thể trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Bảng 2.14. Trích tài liệu đánh giá rủi ro hợp đồng của kiểm toán viên Member of Kreston International CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES 504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam Khách hàng: Công ty TNHH XYZ Kỳ kế toán:01/01/2007 – 31/12/2007 Người thực hiện: HK Ngày tháng: Công việc:đánh giá rủi ro hợp đồng Người kiểm tra: Ngày tháng: Tài khoản: Tham chiếu: Câu hỏi Có Ko T/C Nếu có dấu hiệu nghi ngờ về tính chính trực của Ban lãnh đạo khách hàng, thành viên Ban Giám đốc được giao phụ trách khách hàng. Cần thận trọng khi xem xét các vấn đề liên quan tới tính chính trực của Ban lãnh đạo. Đặc điểm về tính chính trực của Ban lãnh đạo khác hàng. 1/ Có lý do gì để nghi ngờ về tính chính trực của các thành viên Ban lãnh đạo khách hàng hoặc nghi ngờ về việc dựa vào thư giải trình của Ban Giám đốc. Câu hỏi 1: a/ Ban lãnh đạo khách hàng có dính líu đến các hoạt động phi pháp, cố tình trình bày sai lệch báo cáo tài chính, chịu sự cưỡng chế của cơ quan pháp luật hay có dính líu đến các hoạt động phạm tội có tổ chức không? b/ Chúng ta có biết về sự liên quan của Ban lãnh đạo khách hàng với các hoạt động đáng nghi vấn (mặc dù chưa được xem xét như phạm pháp) có thể gây ra rắc rối cho đơn vị không? c/ Đơn vị có thường xuyên thay đổi ngân hàng, luật sư hay kiểm toán viên không? d/ Có phải đơn vị không thể thuê được dịch vụ từ hãng có danh tiếng. e/ Chúng ta có thấy rằng cuộc sống cá nhân của các thành viên Ban lãnh đạo khách hàng có khó khăn không? f/ Có phải Ban lãnh đạo khách hàng dường như sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao một cách khác thường? g/ Có phải việc quản lý của đơn vị bị chi phối bởi 1 cá nhân hoặc tập trung vào một vài người? h/ Liệu có 1 người nào không phải là đại diện chủ sở hữu hoặc là người quản lý nhưng lại có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị không? i/ Liệu có những thay đổi đáng kể nào ngoài dự kiến sẽ xảy ra trong năm hiện hành không? Hoặc những thay đổi có khả năng xảy ra trong năm tới không? V V V V V V V V V Hợp đồng kiểm toán Hợp đồng kiểm toán của khách hàng XYZ được lập tương tự như hợp đồng kiểm toán của khách hàng ABC. Điểm khác nhau cơ bản giữa 2 hợp đồng này là: công ty ACAGroup không tham gia kiểm kê tài sản cho công ty TNHH XYZ. Kiểm toán BCTC cho năm tài chính 2007 từ ngày 15/01/2008 đến ngày 20/01/2008. Phí dịch vụ là 37.000.000 VND, phía công ty XYZ ứng trước 17.000.000 VND. Thủ tục phân tích KTV căn cứ vào bảng cân đối của khách hàng để có nhận định ban đầu về tình hình biến động tài sản trong năm. Qua bảng cân đối kế toán, KTV nhận thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty thấp hơn so với TSCĐ dài hạn, trong khi đó nợ ngắn hạn lại lớn hơn tài sản lưu động, chứng tỏ công ty có sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn. Hướng đầu tư này tương đối rủi ro, ro nợ ngắn hạn là những khoản nợ có thời gian thanh toán ngắn trong khi đó tài sản dài hạn có tính chất lâu dài, lợi nhuận trong tương lai. Hiện tại mức sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư vào TSCĐ chưa lớn nhưng về lâu dài là không phù hợp. Bảng2.15: Trích bảng cân đối tại ngày 31/12/2007 của công ty TNHH XYZ TÀI SẢN 31/12/2007 NGUỒN VỐN 31/12/2007 A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 1,067,634,081 A - NỢ PHẢI TRẢ 3,441,609,958 I/Tiền và các khoản tương đương tiền 65,525,606 Nợ ngắn hạn 3,441,609,958 II/Các khoản phải thu 849,149,644 Vay ngắn hạn 550,000,000 1/Trả trước cho người bán 716,064,000 Phải trả người bán 1,360,000,000 2/Thuế GTGT được khấu trừ 133,085,644 Người mua trả tiền trước 790,609,958 3/Tài sản lưu động khác 152,958,831 Các khoản phải trả khác 741,000,000 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 22,530,366,513 Nợ dài hạn I/Tài sản cố định 22,530,366,513 B - NGUỒN VCSH 20,156,390,636 1/Tài sản cố định hữu hình 22,432,649,536 Nguồn vốn, quỹ 20,156,390,636 2/Tài sản cố định vô hình 1,418,068,086 Nguồn vốn kinh doanh 16,528,425,955 3/ Khấu hao lũy kế (1,320,351,109) Lợi nhuận chưa phân phối 3,627,964,681 Nguồn kinh phí, quỹ - TỔNG TÀI SẢN 23,598,000,594 TỔNG NGUỒN VỐN 23,598,000,594 Do đặc điểm kinh doanh của công ty là cho thuê kho bến bãi nên TSCĐ của công ty sẽ tập trung là nhà cửa, vật kiến trúc và bến bãi, và lượng TSCĐcủa công ty lớn, chiếm 95,48 %. Đây là mức tài sản cố định tương đối lớn. KTV phải quan tâm tới việc ghi nhận giá trị tài sản do giá trị nhà cửa, đất đai thường có biến động, bên cạnh đó phải chú ý kiểm tra việc phân bổ khấu hao vào chi phí vì đây sẽ là nguồn phân bổ nhiều nhất vào chi phí. Đánh giá mức độ trọng yếu Trong năm 2007, thu nhập trước thuế của công ty 3,627,964,681 VND. Kết quả tổng hợp phân tích sơ bộ được tập hợp trên tổng hợp kế hoạch kiểm toán: mức độ rủi ro : thấp Các sự kiện quan trọng và nghiệp vụ bất thường: không có. PM = 0,75% thu nhập trước thuế = 0,75% x 3,627,964,681 = 27,209,735 TE = 20% PM = 20% x 27,209,735 = 5,441,947, KTV sẽ phải kiểm tra tất cả nghiệp vụ lớn hơn 5,441,947 VND. Theo chuẩn mực kế toán, tài sản có giá trị lớn hơn 10 triệu VND mới được coi là TSCĐ, do đó ở đây KTV có thể lựa chọn kiểm tra toàn bộ nghiệp vụ phát sinh hoặc lựa chọn mẫu kiểm tra theo kinh nghiệm bản thân. KTV nhận định độ tin cậy R = 1,5 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với TSCĐ Tổng quát về chu trình kế toán: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01/2007 kết thúc đến ngày 31/12/2007. Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng (VND) Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ - hạch toán trên máy. Áp dụng theo Quyết định 15/2007/QĐ – BTC ngày 20 tháng 03 năm 2007 do Bộ Tài Chính ban hành về chế độ kế toán doanh nghiệp, và theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Chính sách về TSCĐ: TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá và giá trị HMLK. Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm chi phí mua và tất cả chi phí liên quan khác liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ do xây dựng bao gồm giá thành khi bàn giao công trình, các chi phí liên quan khác và lệ phí trước bạ nếu có. TSCĐ KH theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. như sau: Bảng 2.16: Bảng ước tính KH của công ty TNHH XYZ. Loại tài sản Số năm tính KH (năm) Nhà xưởng, vật kiến trúc 7-28 Máy móc thiết bị 5-12 Thiết bị văn phòng 7-10 Phương tiện vận tải 4-7 Tình hình quản lý TSCĐ tại công ty TNHH XYZ Do mới đi vào hoạt động nên công ty chưa có quy chế về việc quản lý và sử dụng TSCĐ cụ thể. Tuy nhiên, việc quản lý TSCĐ được giao trực tiếp cho phòng, ban sử dụng TSCĐ đó. Trường hợp, TSCĐ bị mất mát, hư hỏng do nhân viên trong phòng ban đó thì sẽ quy kết trách nhiệm trực tiếp. Quản lý đối với việc mua sắm, thanh lý TSCĐ tại công ty TNHH XYZ Các phòng ban khi có nhu cầu mua sắm tài sản mới sẽ lập kế hoạch xin mua tài sản, kế hoạch mua phải trình bầy rõ nhu cầu, mục đích đầu tư, giá trị đầu tư, lợi ích từ việc đầu tư đem lại và kế hoạch mua tài sản. Do công ty mới thành lập, cơ cấu tổ chức quản lý còn tương đối đơn giản nên kế hoạch sẽ được trình trực tiếp lên Giám đốc. Sau khi Giám đốc xét duyệt sẽ đưa bản kế hoạch về cho Phòng Tài chính tiến hành đầu tư mua sắm. Khi có nhu cầu thanh lý TSCĐ ở bất kì phòng ban nào thì phòng ban đó phải lập yêu cầu thanh lý TSCĐ trình Giám đốc phê duyệt, việc thanh lý sẽ do Phòng Tài chính thực hiện. Tình hình thay đổi cơ cấu TSCĐ trong năm 2007 Tình hình tăng TSCĐ của công ty TNHH XYZ trong năm 2007: TSCĐ hữu hình của công ty tăng qua mua sắm, xây dựng và các hình thức khác. Trong năm 2007, công ty không có hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Trong kỳ, công ty không có sửa chữa lớn hay nâng cấp TSCĐ. Tình hình quản lý TSCĐ của công ty TNHH XYZ. Công ty mới thành lập trong năm 2007 nên chưa đưa ra các quy chế quy định về quản lý TSCĐ của công ty. Nhận xét về hệ thống kiểm soát của công ty TNHH XYZ đối với TSCĐ Do khách hàng XYZ mới thành lập và đi vào hoạt động trong năm 2007, do đó hệ thống kiểm soát của công ty chưa được hoàn thiện. Trong năm các nghiệp vụ mua sắm tài sản không nhiều đều tiến hành thông qua Phòng Tài chính, có sự giám sát của Giám đốc, chứng từ luân chuyển đơn giản do đó sai sót về mặt hồ sơ tài sản không nhiều, KTV chú ý tới việc trích lập khấu hao và ghi nhận tài sản nhiều hơn. 2.1.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH XYZ Thực hiện thử nghiệm kiểm soát Thông qua việc phỏng vấn nhân viên, lãnh đạo trong công ty, quan sát phương thức quản lý tài sản, và kiểm tra một số hóa đơn KTV nhận thấy đơn vị có quan tâm tới việc kiểm soát quản lý TSCĐ của công ty. KTV tiến hành xem xét việc ghi sổ hạch toán TSCĐ của công ty nhận thấy công ty có sổ chi tiết, sổ tổng hợp theo dõi riêng TSCĐ vô hình và hữu hình, tuy nhiên công ty không có sổ theo rõi riêng giữa khấu hao tài sản cố định vô hình và hữu hình mà gộp chung. Qua phỏng vấn và quan sát, KTV nhận thấy trong công ty bộ phận quản lý tài sản và bộ phận ghi chép quản lý chứng từ tài sản riêng biệt, các tài sản là nhà cửa, đất đai nên về mặt chứng từ liên quan được nhân viên công ty đảm bảo sự đầy đủ và có sự phê chuẩn của Giám đốc. Trong quá trình làm việc KTV phỏng vấn Giám đốc và các phòng liên quan về tình hình sử dụng và quản lý tài sản công ty như: có phải tất cả kế hoạch mua sắm đều phải trình lên Ban Giám đốc? các phiếu thu, phiếu chi đều phải có sự phê duyệt của Giám đốc và Kế toán trưởng phải không? Ai là người chịu trách nhiệm về quản lý tài sản tại các khu vực trong công ty? Khi nào kế toán ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới tài sản?... Qua đó, KTV được biết tất cả các tài sản khi có kế hoạch mua sắm đều phải thông qua ký duyệt của Giám đốc đảm bảo có sự phê duyệt. Và các phiếu chi, ủy nhiệm chi thanh toán cho hóa đơn mua tài sản ngoài có chữ ký phê duyệt của Giám đốc đều có chữ ký của kế toán trưởng. KTV chọn mẫu một số hóa đơn, kiểm tra ngày tháng ghi trên hóa đơn với ngày tháng ghi sổ liên quan tới tài sản cố định, các nghiệp vụ đều được ghi sổ đúng ngày, đúng kỳ. Thực hiện kiểm tra chi tiết TSCĐ Kiểm tra nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ Qua xem xét, KTV nhận thấy trong năm, khách hàng không tiến hành hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản nào nên KTV bỏ qua xem xét tình hình thanh lý của công ty mà đi sâu vào kiểm tra các nghiệp vụ tăng. Vì số lượng nghiệp vụ tăng tài sản trong năm không nhiều nên KTV tiến hành kiểm tra tất cả các nghiệp vụ phát sinh tăng TSCĐ trong năm. KTV đối chiếu giữa sổ chi tiết tăng tài sản 211 với sổ chi tiết TK 311và sổ chi tiết TK 411. Đồng thời kiểm tra chi tiết hồ sơ TSCĐ xem TSCĐ được nhận góp vốn hay mua sắm xây dựng có hợp lý, hợp lệ không. Bảng 2.17: TSCĐ hữu hình tăng trong năm 2007 của công ty TNHH XYZ STT Ngày mua Nguồn hình thành Nguyên giá 1 01/04/07 Công ty CP MN góp vốn 4,250,576,265 2 30/05/07 Mua biệt thự của công ty N 2,604,485,454 3 01/07/07 Nhận công trình xấy dựng từ công ty X 2,571,773,446 4 30/09/07 Công ty CP MN giúp vốn bằng TSCĐ 10,905,814,371 5 31/12/07 Nhận công trình xấy dựng từ công ty CP M 2,100,000,000 Tổng tài sản tăng trong năm 22,432,649,536 Bảng 2.18: TSCĐ vô hình tăng trong năm 2007 của công ty TNHH XYZ STT Ngày mua Nguồn hình thành Nguyên giá 1 30/05 Mua lại quyền sử dụng đất từ công ty HK 135,066,000 2 20/05 CP GPMB 1,283,002,086 Tổng phát sinh tăng trong kỳ 1,418,068,086 Bảng 2.19:Giấy tờ làm việc của KTV kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hình Member of Kreston International CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES 504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam Khách hàng: Công ty TNHH XYZ Kỳ kế toán:01/01/2007 – 31/12/2007 Người thực hiện: HK Ngày tháng: Công việc:kiểm tra tăng TSCĐ Người kiểm tra: Ngày tháng: Tài khoản: 211 Tham chiếu: E640 Kiểm tra chi tiết Đối với những TSCĐ hữu hình tăng mới trong kỳ STT Tên tài sản Nguyên giá (VNĐ) Ngày đưa vào SD Chú ý 1 Nhà biệt thự 2,604,485,454 01/06/2007 2 Nhà xưởng 19,828,164,082 01/07/2007 Tổng 22,432,649,536 Đã kiểm tra: - Hoá đơn 0029675 ngày 30/5/07 - Hợp đồng bán nhà số 249-07/HĐBN-LV ngày 24/05/07 - Biên bản quyết toán hợp đồng ngày 29/05/07 - Biên bản bàn giao nhà ngày 30/05/07 Đã kiểm tra: - Biên bản góp vốn 07/ngày 05/01/07 - Hóa đơn 0098351 ngày 20/5/07, Hợp đồng thuê đất số 76/HĐ-TĐ ngày 21/05/07 - Quyết Định 1353/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc v/v chuyển quyền sử dụng đất cho công ty TNHH XYZ. - Biên bản góp vốn 07/ngày 30/09/07 - Hóa đơn 0014626 ngày 30/12/07, Hợp đồng KT0112 ngày 04/12/07 Kết luận: Đáp ứng mục tiêu kiểm tra KTV tiếp tục kiểm tra chi tiết tăng đối với TSCĐ vô hình, trong năm công ty mua nhà biệt thự và nhà xưởng trong đó có bao gồm cả quyền sử dụng đất hai công trình này. Đối với nhà biệt thự KTV thu thập hợp đồng bán nhà, biên bản quyết toán hợp đồng, biên bản bàn giao nhà, hóa đơn. Với quyền sử dụng đất nhà xưởng ngoài, hóa đơn, hợp đồng thuế đất, KTV thu thập thêm quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc chuyển quyền sử dụng đất cho công ty. Các chứng từ, tài liệu KTV thu thập được nhằm chứng minh TSCĐ vô hình của công ty là có thực và hoàn toàn hợp pháp đều hợp lý, hợp lệ, không có nghi vấn. Tuy nhiên trong cả 2 trường hợp KTV đều chưa được công ty cung cấp cho chứng nhận quyền sử dụng 2 mảnh đất trên. Qua kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng TSCĐ của công ty TNHH XYZ, KTV nhận thấy các nghiệp vụ tăng của công ty đều được ghi nhận đầy đủ và đúng kỳ, hồ sơ tài sản đầy đủ, hợp lệ, không có sai sót trọng yếu. Kiểm tra tính KH TSCĐ KTV thu thập các bảng tính chi tiết HM TSCĐ hữu hình và vô hình qua các tháng. Đồng thời tiến hành xem xét việc phân bổ KH TSCĐ trong năm và so sánh số dư trên bảng cân đối, sổ Cái và các sổ chi tiết chi phí liên quan khác nhằm phát hiện các đối ứng bất thường, đảm bảo các khoản phân bổ khấu hao là hợp lý. Trong năm, đơn vị không tách khấu hao TSCĐ vô hình và khấu hao TSCD hữu hình riêng mà gộp chung trong tài khoản 214. KTV căn cứ vào sổ theo dõi phân bổ chi phí giá vốn hàng bán, chi phí quản lý tách khấu hao TSCD hữu hình riêng. (Bảng 2.20). Tương tự như với TSCĐ hữu hình, trên cơ sở tổng hợp giữa bảng tính khấu hao, đối chiếu với sổ theo dõi TK 632, TK 642, phát sinh Nợ trên bảng cân đối kết hợp phỏng vấn kế toán đơn vị, KTV tách khấu hao TSCĐ vô hình ra từ khấu hao TSCĐ chung. Dưới đây là bảng tổng hợp trích khấu hao theo tài sản và mức phân bổ khấu hao mỗi loại tài sản vào chi phí hoạt động trong kỳ. Bảng2.21: Bảng tổng hợp khấu hao trong kỳ của công ty TNHH XYZ Loại TSCĐ Phân bổ vào GVHB Phân bổ vào CPQL Tổng TSCĐ hữu hình 1,066,991,706 151,928,318 1,218,920,024 TSCĐ vô hình 93,552,235 7,878,850 101,431,085 Tổng 1,160,543,941 159,807,168 1,320,351,109 Bảng 2.20 : Giấy tờ làm việc cuả KTV tiến hành kiểm tra phát sinh HMLK TSCĐ Member of Kreston International CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES 504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam Khách hàng: Công ty TNHH XYZ Kỳ kế toán:01/01/2007 – 31/12/2007 Người thực hiện: HK Ngày tháng: Công việc:kiểm tra khấu hao TSCĐ Người kiểm tra: Ngày tháng: Tài khoản: 2141 Tham chiếu: E641 Tài khoản Nội dung Phát sinh Nợ Phát sinh Có T/M 632 Giá vốn hàng bán - 1,066,991,706 642 Chi phí Quản lý Doanh nghiệp - 151,928,318 Cộng - 1,218,920,024 Số đầu kỳ - - Số cuối kỳ - 1,218,920,024 Số trên BCĐ - 1,218,920,024 Chênh lệch - - Số liệu tổng hợp cùng với KH TSCĐ hữu hình đối chiếu khớp với sổ theo dõi TK632 Số liệu tổng hợp cùng với KH TSCĐ hữu hình đối chiếu khớp với sổ theo dõi TK642 Số liệu này được tách từ TK214 trên BCĐ Chú ý:Trên BCĐ không phân tách TK214 theo tiểu khoản chi tiết nên KTV phân tách theo phân tích số liệu và phỏng vấn kế toán tại đơn vị Kết luận:Đáp ứng mục tiêu kiểm tra Sau khi kiểm tra số dư giữa các sổ chi tiết, sổ Cái, bảng cân đối là chính xác, không có sai lệch, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết việc tính KH của đơn vị bằng cách tính lại KH cả năm của TSCĐ. KTV căn cứ vào thời gian tính khấu hao của đơn vị và căn cứ theo Quyết định 206 để tính lại và kiểm tra thời gian khấu hao hợp lý cho các TSCD tại đơn vị. Bảng 2.22 thể hiện kết quả tính lại khấu hao của KTV, phản ánh những chênh lệch giữa khấu hao do đơn vị tính và KTV tính Bảng 2.22 : Bảng tính lại KH TSCĐ của KTV. Tài sản Nguyên giá TGKH (năm) HMLK do đơn vị tính HMLK do KTV tính lại CL Nhà xưởng 4,250,576,265 10 425,057, 627 425,057,627 0 Nhà biệt thự 2,604,485,454 10 151,928,318 61,080,536 (90,847,783) Nhà xưởng 2,571,773,446 8 187,525,147 162,056,957 (25,468,190) Nhà xưởng 10,905,814,371 6 454,408,932 463,123,624 8,714,692 Tổng TSCĐ HH 20,332,649,536 1,218,920,024 1,111,318,743 (107,601,281) Quyền SD đất 135,066,000 10 7,878,850 - (7,878,850) Quyền SD đất 1,283,002,086 8 93,552,235 12,865,172 (80,687,064) Tổng TSCĐ VH 1,418,068,086 101,431,085 12,865,172 (88,565,914) Tổng TSCĐ 21,750,717,622 1,320,351,109 1,124,183,915 (196,167,195) Có sự chênh lệch hao mòn lũy kế TSCĐ hữu hình giữa KTV tính lại và công ty XYZ tính do số năm hao mòn của biệt thự, đơn vị lấy là 10 năm không đúng theo Quyết định 206. Theo quyết định 206 thì tài sản biệt thự của đơn vị phải được tính số năm sử dụng là 25 năm. Ngoài ra có sự sai lệch là do KTV sử dụng tính KH theo ngày còn phía đơn vị sử dụng KH tròn tháng. (Bảng 2.23) Đối với TSCĐ vô hình theo Quyết định 206, thời gian khấu hao TSCĐ vô hình quyền sử dụng đất phải bằng thời gian ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đối với quyền sử dụng đất vô thời hạn thì không tính khấu hao mà chỉ ghi tăng nguyên giá tài sản. Tuy nhiên đơn vị lại tính khấu hao quyền sử dụng đất theo số năm khấu hao của nhà cửa trên đất đó, điều này dẫn tới sai sót trong tính và phân bổ khấu hao TSCĐ vô hình. (Bảng 2.24) Đối với cả TSCD hữu hình và vô hình, đơn vị đều tính thời gian khấu hao thấp hơn so với Quyết định nên dẫn tới mức khấu hao đơn vị trích tương đối lớn. Bảng 2.23 : Giấy tờ làm việc KTV về tính lại KH TSCĐ hữu hình Member of Kreston International CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES 504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam Khách hàng: Công ty TNHH XYZ Kỳ kế toán:01/01/2007 – 31/12/2007 Người thực hiện: HK Ngày tháng: Công việc:tính lại khấu hao TSCĐ Người kiểm tra: Ngày tháng: Tài k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo Tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup.DOC
Tài liệu liên quan