Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 0

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC THUẾ GTGT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VÂN KÊ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM 2

1.1 Bản chất khoản mục thuế GTGT 2

1.2 Những quy định hiện hành đối với thuế GTGT 3

1.3 Đặc điểm hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 5

1.3.1 Chứng từ, sổ sách và tài khoản sử dụng 5

1.3.2 Quy trình hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 7

1.4 Kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC 7

1.4.1 Vai trò thuế GTGT trong nền kinh tế 7

1.4.2 Những sai phạm có khả năng xảy ra đối với khoản mục thuế GTGT 8

1.4.3 Mục tiêu kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC 9

1.4.4 Quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT 10

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GTGT TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM 14

2.1 Quy trình chung về kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC thực hiện tại công ty kiểm toán AVA 14

2.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 14

2.1.2 Thực hiện kiểm toán 16

2.2 Thực trạng áp dụng quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán tại hai khách hàng của công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam 17

2.2.1 Quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC của công ty A do công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện 18

2.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán 18

2.2.1.2 Thực hiện kiểm toán 27

2.2.1.3 Kết thúc kiểm toán 37

2.2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC của công ty B do công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện 38

2.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 38

2.2.2.2 Thực hiện kiểm toán 44

2.2.2.3 Kết thúc kiểm toán 48

2.2.3 So sánh quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT giữa hai công ty A và B 48

2.2.3.1 Giống nhau : 48

2.2.3.2 Khác nhau : 48

2.2.3.3 Tổng kết quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH tư vân kế toán và kiểm toán Việt Nam thực hiện 48

CHƯƠNG III : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM 48

3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện 48

3.2 Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện 48

3.1.1 Ưu điểm : 48

3.1.2 Hạn chế 48

3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện 48

3.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 48

3.3.2 Thực hiện kiểm toán 48

3.3.3 Kết thúc kiểm toán 48

KẾT LUẬN 48

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4008 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc tính toán một cách chính xác. - Đảm bảo rằng các bản kê khai được lập chính xác. Thủ tục kiểm toán Tham chiếu Ngày thực hiện Người thực hiện 1. Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp Đối chiếu số dư đầu kỳ trên Báo cáo tài chính năm nay (nếu có) với số liệu trên Báo cáo tài chính năm trước (đã được kiểm toán hoặc phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền), với biên bản quyết toán thuế. Lưu ý: Nếu có chênh lệch phải kiểm tra các bút toán điều chỉnh trong kỳ ở phần kiểm tra chi tiết Đối chiếu số dư cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán (nếu có) với báo cáo kết quả kinh doanh, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết và các báo cáo thuế So sánh số dư các tài khoản giữa kỳ này với kỳ trước, giải thích những biến động bất thường (nếu có) Thu thập, xem xét các biên bản quyết toán thuế, đối chiếu các chỉ tiêu do cơ quan thuế xác nhận với sổ kế toán và Báo cáo tài chính trong kỳ. Thu thập các tờ khai thuế, xác nhận của cơ quan thuế, đối chiếu với phần hạch toán trên sổ kế toán và báo cáo kế toán. + Đối chiếu số thuế năm trước mang sang với tờ khai thuế của tháng 1 + Đối chiếu số thuế đầu vào phát sinh trong kỳ trên báo cáo kế toán với sổ kế toán, trên sổ kế toán với tổng hợp các tờ khai thuế Nếu có chênh lệch cần đối chiếu chi tiết từng tháng để tìm ra nguyên nhân chênh lệch và đề xuất ý kiến xử lý. Xem xét các bảng kê khai thuế: đảm bảo rằng các bản kê khai thuế đã lập đầy đủ và nộp cho cơ quan thuế theo đúng quy định: từ ngày 01 đến 10 tháng tiếp theo, tối đa cho phép đến ngày 14 2. Kiểm tra chi tiết 2.1 Lập bảng tổng hợp đối ứng tài khoản nhằm: đối chiếu với các phần hành kiểm toán khác, để nhận dạng quan hệ đối ứng bất thường làm cơ sở để xác định mẫu chọn 2.2. Kiểm tra số phát sinh Nợ Căn cứ vào kết quả kiểm tra trên, chọn mẫu để kiểm tra Lưu ý: - Khi chọn mẫu yêu cầu kiểm tra kỹ việc kê khai thuế của tháng 1 và tháng 12 để tránh việc lẩn thuế sang năm sau, nếu có thể kết hợp với việc kiểm tra việc hạch toán thuế đầu vào trong tháng tiếp theo của năm sau - Kiểm tra tờ khai nhập khấu đói với các khoản thuế GTGT hàng nhập khẩu Kiểm tra việc tính toán và hạch toán các loại thuế VAT đầu vào trong kỳ: Cần kiểm tra tính đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn của các khoản thuế đầu vào được kê khai về: tỷ lệ thuế suất được áp dụng, cơ sở tính thuế (giá tính thuế), các mặt hàng được khấu trừ thuế Lưu ý: Theo quy định hiện hành các khoản thuế GTGT đầu vào chỉ được khấu trừ trong phạm vi 6 tháng kể từ ngày phát hành hoá đơn 2.3. Kiểm tra số phát sinh Có 14/02/10 Đối chiếu số thuế đã được khấu trừ trong kỳ trên sổ kế toán với Phần III của Báo cáo kết quả kinh doanh, đối chiếu với Biên bản quyết toán và xác nhận thuế của cơ quan thuế trong kỳ (nêú có) CTA Kiểm tra các chứng từ của các nghiệp vụ liên quan đến việc hoàn thuế, miễn giảm thuế Đối với các khoản thuế không được khấu trừ, không được miễn giảm, kiểm tra việc tính toán, cơ sở tính toán và hạch toán trên sổ kế toán Lưu ý : Đối chiếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ với : + tỷ lệ loại hình doanh thu không chịu thuế trên tổng doanh thu phát sinh + thuế GTGT đầu vào của các khoản chi do nguồn khác đài thọ (công đoàn, quỹ khen thưởng phúc lợi...) 2.4. Đối chiếu với các phần hành có liên quan như tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, chi phí mua hàng và thanh toán công nợ với khách hàng, công nợ khác... để kiểm tra các nghiệp vụ có thể phát sinh thuế GTGT đầu vào nhưng đơn vị chưa hạch toán hoặc đang treo nợ thuế đầu vào 3. Kết luận 3.1 Thảo luận với đơn vị, đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề nêu trong Thư quản lý (nếu có) 3.2 Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán 3.3 Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục thực hiện 14/02/10 CTA ( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA) 2.2.1.2 Thực hiện kiểm toán Sau khi kế hoạch kiểm toán hoàn tất, trưởng nhóm kiểm toán đưa ra trọng tâm công việc và đặc thù kiểm toán cho từng phần hành. Thực tế, trong quá trình kiểm toán, thực hiện kiểm toán là giai đoạn chủ đạo, chiếm phần lớn thời gian cuộc kiểm toán và có vai trò quyết định đến chất lượng cuộc kiểm toán. Vì vậy, KTV cần phải bảo đảm tuân thủ theo đúng những bước công việc đã đề ra trong chương trình kiểm toán. Thực hiện thủ tục phân tích Trong quá trình kiểm toán các khoản mục phát sinh tại đơn vị trong kì kế toán, KTV cần luôn xem xét, đối chiếu sự biến động của các phần hành trong cũng một chu trình kế toán. Trên cơ sở các tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu trên bảng CĐKT và báo cáo KQKD, KTV có thể đánh giá mức độ hợp lý trong cấu trúc tài chính và hiệu quả hoạt động các bộ phận của doanh nghiệp. Trong khi thuế GTGT đầu vào có mối liên hệ với hàng hóa, dịch vụ, tài sản mua vào - các khoản mục này sau đó được kết chuyển vào chi phí SXKD hay vào giá trị HTK, TSCĐ tăng trong kì - thì thuế GTGT đầu ra lại được xác định trên cơ sở doanh thu bán hàng, doanh thu nội bộ và thu nhập từ các hoạt động cho thuê TSCĐ, ... Vì thế, bên cạnh so sánh chỉ tiểu thuế GTGT qua các năm, việc phân tích chỉ tiêu thuế GTGT trong mối quan hệ với các các chi tiêu như doanh thu, chi phí, TSCĐ, HTK ... sẽ giúp KTV có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh cũng như khoản mục thuế GTGT của khách hàng A. Thủ tục phân tích đối với thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Biểu 2.6.a : Phân tích khoản mục thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của KHA Đơn vị : VNĐ Chỉ tiêu Số chưa kiểm toán Năm 2009 Số đã kiểm toán Năm 2008 Chênh lệch năm 2009 so với năm 2008 +/- % Hàng hóa, dịch vụ mua vào 455.947.459.444 365.757.967.555 + 92.189.491.889 124,65 VAT đầu vào được khấu trừ 41.035.271.350 35.072.881.496 + 5.962.389.854 117,00 Tỷ lệ % (2) so với (1) 9.00 9.59 - 0.59 93,85 ( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA) Nhận xét : Lượng hàng hóa và dịch vụ công ty mua vào năm 2009 tăng so với năm 2008 hơn về số tuyệt đối là 92.189.491.889 VNĐ (đạt 124,65%). Sự gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào là do công ty mua sắm thêm một số TSCĐ để tăng năng lực sản xuất, bên cạnh đó, số NVL nhập vào tăng do công ty cần nhiều hàng hóa để mở rộng sản xuất, thực hiện các chiến dịch tăng cường tiêu dùng và khuyến mãi. Do lượng hàng hóa dịch vụ mua vào tăng so với năm trước dẫn đến thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tăng về số tuyệt đối 5.962.389.854 VNĐ, tương đương mức tuyệt đối 117,00%, điều này giải thích là do khối lượng hàng hóa, dịch vụ mua vào tăng so với năm trước. Tỷ lệ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ so với năm trước giảm đạt 93,85%, nhìn chung tỷ lệ này trong năm 2009 vẫn ở mức phù hợp ( 9%). Kết luận : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của A năm 2009 so với năm 2008 tăng với tỷ lệ 17,00% được đánh giá là hợp lý. Thủ tục phân tích thuế GTGT đầu ra của khách hàng A Biểu 2.6.b : phân tích khoản mục thuế GTGT đầu ra của KHA Đơn vị : VNĐ Chỉ tiêu Số chưa kiểm toán Năm 2009 Số đã kiểm toán Năm 2008 Chênh lệch năm 2009 so với năm 2008 +/- % Doanh thu thuần 596.522.348.750 531.517.730.330 + 65.004.618.420 112,23 VAT đầu ra 54.576.910.900 48.755.503.752 + 5.821.407.148 111,94 Tỷ lệ % (2) so với (1) 9.15 9.17 - 0.02 99,78 ( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA) Nhận xét : Doanh thu thuần năm 2009 tăng so với năm 2008 về số tuyệt đối 65.004.618.420 VNĐ, tức tăng 12,23%. Trong khi đó, thuế GTGT đầu ra tăng 11,94%, tương ứng mức tăng về số tuyệt đối là 5.821.407.148 VNĐ. Tỷ lệ giữa thuế GTGT đầu ra năm 2009 so với năm 2008 giữ ở mức phù hợp và không có sự thay đổi nhiều, tuy nhiên, mức tăng của thuế GTGT đầu ra so với mức tăng doanh thu thuần có thể không hợp lý, hơn nữa, thuế VAT đầu ra còn phát sinh từ nguồn thu nhập khác. Do đó, KTV nghi ngờ doanh nghiệp đã kê khai thiếu thuế GTGT đầu ra hoặc ghi nhận thừa doanh thu. Kết luận : Qua phân tích, KTV nhận thấy hai chỉ tiêu doanh thu thuần và thuế GTGT đầu ra có biến động cùng chiều và có xu hướng tăng trong năm 2009 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết a. Kiểm toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Thủ tục 1 : Lập bảng tổng hợp số dư khoản mục thuế GTGT được khấu trừ KTV yêu cầu khách hàng cung cấp sổ Cái, sổ chi tiết TK 1331 cùng bảng cân đối số phát sinh năm 2009, BCTC chưa kiểm toán năm 2009, BCKT năm 2008. Trên cơ sở đó, KTV lập bảng tổng hợp số dư khoản mục kiểm toán bao gồm số dư đầu kì, số phát sinh trong kì, số dư cuối kì của TK 133 và tiến hành đối chiếu với BCKT 2008, Sổ cái, Sổ chi tiết TK 133 năm 2009. Mục tiêu của việc lập bảng tổng hợp nhằm : - Đảm bảo sổ dư đầu kì thuế GTGT năm nay khớp đúng với số liệu đã được kiểm toán năm trước. - Đảm bảo số dư cuối kì của thuế GTGT năm nay khớp với số liệu trên Sổ cái, Sổ chi tiết thuế GTGT đầu vào. - Đảm bảo việc cộng sổ, chuyển sổ trên Sổ cái, Sổ chi tiết, Bảng cân đói số phát sinh với BCTC được thể hiện đúng đắn. Việc tập hợp được thể hiện trên giấy tờ làm việc của KTV như sau : Biểu 2.7 : Bảng tổng hợp số dư khoản mục thuế GTGT được khấu trừ KHA Mục tiêu : Đảm bảo các khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước được ghi chép đầy đủ, cộng sổ và chuyển sổ đúng Công việc : Lập bảng tổng hợp thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Thực hiện thủ tục đối chiếu : đối chiếu số dư đầu kì tại 31/12/2008, số phát sinh trong kì, số dư cuối kì tại 31/12/2009 của khoản mục thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trên Sổ cái TK 133 với Sổ chi tiết TK 133, Bảng CĐKT và bảng CĐPS 2009. Chỉ tiêu `Số kế toán Ghi chú Số dư đầu kì 0 Ly Phát sinh Nợ 41.035.271.350 Phát sinh Có 41.035.271.350 Số dư cuối kì 0 Ag Ly : khớp với bảng CĐKT ngày 31/12/2008, khớp BCKT năm 2008 : khớp bảng CĐPS năm 2009 Ag : khớp bảng CĐKT ngày 31/12/2009 Kết luận: Khoản mục thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được ghi chép đầy đủ, cộng sổ và chuyển sổ đúng. ( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA) Thủ tục 2 : Lập bảng tổng hợp thuế GTGT đầu vào theo từng tháng và đối chiếu với tờ khai thuế GTGT hàng tháng. KTV tiến hành kiểm tra việc kê khai thuế hàng tháng bắng cách kiểm tra, đối chiếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ từng tháng trên tờ khai thuế với sổ sách kế toán. Trong trường hợp có chênh lệch, KTV cần tìm hiểu nguyên nhân của chênh lệch đó. Bước công việc này được thực hiện nhằm kiểm tra chi tiết việc kê khai thuế GTGT đầu vào hàng tháng để đảm bảo việc kê khai thuế là phù hợp và tuân theo Luật thuế GTGT hiện hành. Biểu 2.8 : Tổng hợp thuế GTGT đầu vào theo tháng của KHA Mục tiêu : Đảm bảo việc kê khai thuế đầu vào là phù hợp và tuân thủ theo luật thuế hiện hành. Công việc : - Tập hợp thuế GTGT đầu vào từng tháng theo tờ khai và theo sổ kế toán Đối chiếu số liệu trên tờ khai thuế với Sổ cái và sổ chi tiết TK 133 Giải thích nguyên nhân chênh lệch (nếu có). Tháng Số trên tờ khai thuế Số trên sổ kế toán Chênh lệch Tham chiếu Hàng nội địa Hàng nhập khẩu Tổng 1 1.989.374.496 0 1.989.374.496 1.989.374.496 - 2 1.666.706.955 0 1.666.706.955 1.666.706.955 - 3 2.387.841.619 0 2.387.841.619 2.387.841.619 - 4 2.429.084.265 0 2.429.084.265 2.429.084.265 - 5 2.761.671.841 0 2.761.671.841 2.763.456.403 1.784.562 6 2.075.209.865 0 2.075.209.865 2.073.425.303 (1.784.562) 7 6.012.167.569 0 6.012.167.569 6.012.167.569 - 8 1.671.953.815 0 1.671.953.815 1.671.953.815 - 9 2.554.237.492 0 2.554.237.492 2.255.566.950 1.329.458 10 3.311.118.696 0 3.311.118.696 3.309.789.238 (1.329.458) 11 5.701.309.968 0 5.701.309.968 5.701.309.968 - 12 8.774294765 0 8.774294765 8.774294765 - Tổng 41.035.271.350 0 41.035.271.350 41.035.271.350 - Phát hiện : Có sự chênh lệch giữa Sổ cái và tờ khai thuế GTGT trong tháng 3 là 1.784.562 VNĐ và tháng tư là (1.781.562) VNĐ do khoản thuế đầu vào phát sinh trong tháng 3 nhưng đến tháng 4 mới ghi nhận trên tờ khai thuế, tương tự chênh lệch trong tháng 9 là 1.329.458 VNĐ và tháng 10 (1.329.458) VNĐ là do khoản thuế đầu vào phát sinh trong tháng 9 nhưng được kê khai vào tháng 10. Những chênh lệch này nhỏ và không ảnh hưởng tới tổng thuế GTGT được khấu trừ cả năm và không vi phạm nguyên tắc về kê khai thuế vì vậy KTV không điều chỉnh khoản mục này. Kết luận : Ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) của phát hiện trên, thì khoản mục thuế GTGT phản ánh trung thực và hợp lý. ( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA) Thủ tục 3 : Kiểm tra chi tiết thời hạn kê khai hóa đơn Theo quy định về kê khai thuế GTGT, thời hạn kê khai hóa đơn GTGT để khấu trừ của đơn vị không được vượt quá 6 tháng từ ngày ghi trên hóa đơn, do đó, nếu khách hàng kê khai vượt quá thời điểm trên, hóa đơn GTGT đó sẽ không đươc khấu trừ. Biểu 2.9 : Kiểm tra chi tiết thời hạn kê khai hóa đơn của KHA Mục tiêu : Đảm bảo các khoản thuế kê khai của đơn vị vẫn trong thời hạn được khấu trừ thuế Công việc : - Rà soát trên tờ khai và đối chiếu giữa ngày trên hóa đơn và ngày kê khai. Liệt kê các hóa đơn hết hạn kê khai thuế GTGT Tháng kê khai Số hóa đơn Ngày trên hóa đơn Số tiền mua Thuế suất VAT được khấu trừ 12 02595 15/04/2009 15.360.500 5% 768.025 10 02702 09/05/2009 10.235.000 10% 1.023.500 Kết luận : Các khoản thuế GTGT ở trên sẽ không được khấu trừ do quá thời hạn kê khai thuế. Đơn vị cần hạch toán khoản thuế này vào chi phí của doanh nghiệp. Bút toán điều chỉnh : Nợ TK 642 / Có TK 1331 1.791.525 ( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA) Thủ tục 4 : Kiểm tra chi tiết chứng từ Biểu 2.10 : Kiểm tra chi tiết chứng từ thuế GTGT đầu vào KHA Mục tiêu : Kiểm tra chi tiết thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Công việc : - Chọn mẫu các nghiệp vụ phát sinh Kiểm tra chi tiết thuế GTGT đầu vào về mã số thuế, con dấu, nội dung hóa đơn,... Liệt kê hóa đơn chứng từ không hợp lệ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Ghi chú SH NT Tiền hàng VAT 01923 25/02/2009 Mua NVL 153 120.325.090 12.032.509 Không có dấu của đơn vị 02537 03/04/2009 Mua quạt gió 211 24.500.000 2.450.000 Ghi sai mã số thuế 02691 09/05/2009 Thanh toán vận chuyển contennơ 111 2.244.000 224.400 Hóa đơn ghi 2 mầu mực 02783 14/07/2009 Mua quần áo BHLĐ 331 2.195.000 219.500 Trong hóa đơn ghi tiền hàng chưa thuế là 2.155.000 VNĐ 02795 21/07/2009 Tiền vận chuyển hàng hóa 331 3.021.600 302.160 Kê khai thuế 2 lần 02821 13/09/2009 Mua máy biến áp 111 21.654.800 2.165.480 Hóa đơn có giá trị trên 20 triệu VNĐ thanh toán bằng tiền mặt 02865 15/11/2009 Thanh toán tiền tiếp khách 111 856.200 85.600 Không có hóa đơn, có trong bảng kê thuế 02905 17/12/2009 Mua văn phòng phẩm 331 9.112.600 911.260 Hóa đơn bị tẩy xóa nội dung 02906 18/12/2009 Chi phí tiếp khách 111 4.560.300 456.030 Ghi sai mã số thuế của đơn vị Nhận xét : Trong quá trình tiến hành kiểm tra chứng từ, KTV nhận thấy còn có một số vấn đề như sau Một số hóa đơn không được ghi nhận với giá trị đúng, KTV đã kiểm tra hợp đồng mua bán, biên bản bàn giao và ghi nhận giá trên hóa đơn là chính xác. Việc ghi nhận sai này là do lỗi về nghiệp vụ kế toán. Tuy nhiên mức chênh lệch phát hiện không trong yếu, do vậy, KTV không thực hiện bút toán điều chỉnh. Một số hóa đơn có nội dung bị tẩy xóa, thiếu chữ kí của người mua, không ghi hoặc ghi sai mã số thuế của đơn vị, hóa đơn GTGT có giá trị trên 20 triệu VNĐ thanh toán bằng tiền mặt. Các hóa đơn không hợp lệ ở trên vẫn được khấu trừ thuế, tuy nhiên số thuế này không được khấu trừ (theo Luật thuế GTGT năm 2008, nghị định 123/2008/NĐ- CP và thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luât thuế GTGT), các khoản thuế này được đưa vào chi phí. Vì thế, KTV thực hiện bút toán điều chỉnh : Nợ TK 642/ Có TK 1331 18.325.279 Lỗi kê khai thừa do khâu kiểm soát hóa đơn phòng kế toán chưa được quản lý chặt chẽ. Các bút toán này sẽ được ghi âm : Nợ TK 156 (3.021.600) Nợ TK 133 (302.160) Có TK 331 (3.323.760) Kết luận : Dựa vào công việc đã thực hiện, theo ý kiến của KTV, ngoại trừ những phát hiện nêu trên, các dữ liệu làm cơ sở cho khoản mục thuế GTGT đầu vào là thích hợp xét trên các khía cạnh trọng yếu. ( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA) b. Kiểm toán thuế GTGT đầu ra. Trình tự công việc kiểm toán khoản mục thuế GTGT đầu ra của khách hàng A như sau : Thủ tục 1 : Tổng hợp thuế GTGT đầu ra Biểu 2.11 : Tổng hợp thuế GTGT đầu ra KHA Mục tiêu : Đảm bảo các khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước được ghi chép đầy đủ, cộng sổ và chuyển sổ đúng. Công việc : Lập bảng tổng hợp thuế GTGT đầu ra. Thực hiện thủ tục đối chiếu : đối chiếu số dư đầu kì tại 31/12/2008, số phát sinh trong kì, số dư cuối kì tại 31/12/2009 của khoản mục thuế GTGT đầu ra trên Sổ cái TK 3331 với Sổ chi tiết TK 3331, Bảng CĐKT và bảng CĐPS 2009. Chỉ tiêu `Số kế toán Ghi chú Số dư đầu kì 2.234.254.333 Ly Phát sinh Nợ 54.035.271.350 Phát sinh Có 54.576.910.900 Số dư cuối kì 2.775.893.883 Ag Ly : khớp với bảng CĐKT ngày 31/12/2008, khớp BCKT năm 2008 : khớp bảng CĐPS năm 2009 Ag : khớp bảng CĐKT ngày 31/12/2009 Kết luận: Khoản mục thuế GTGT đầu ra được ghi chép đầy đủ, cộng sổ và chuyển sổ đúng. ( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA) Thủ tục 2: Lập bảng tổng hợp thuế GTGT đầu ra theo từng tháng và đối chiếu với tờ khai thuế GTGT hàng tháng Bước công việc này thực hiện tương tự thủ tục 2 - kiểm toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Do khoản mục thuế GTGT đầu ra có quan hệ trực tiếp với doanh thu nên khi tiến hành kiểm toán khoản mục thuế GTGT đầu ra, KTV sẽ thực hiện song song với kiểm toán phân hành doanh thu tại đơn vị. Biểu 2.12 : Bảng tổng hợp thuế GTGT đầu ra theo từng tháng KHA Mục tiêu : Đảm bảo việc kê khai thuế đầu ra là phù hợp và tuân thủ luật thuế GTGT hiện hành. Công việc : Tập hợp thuế GTGT đầu ra từng loại thuế suất trên tờ khai thuế và sổ sách Đối chiếu số liệu từng tháng giữa tờ khai và sổ sách Giải thích nguyên nhân chênh lệch (nếu có). Tháng Số liệu trên sổ sách Tờ khai thuế Chênh lệch VAT 5% VAT 10% Tổng 1 363.496.306 3.998.459.368 4.361.955.674 4.361.955.674 - 2 363.496.306 3.998.459.368 4.361.955.674 4.361.955.674 - 3 413.486.650 4.961.839.805 5.375.326.455 5.375.326.455 - 4 663.179.083 3.979.074.500 4.642.253.583 4.642.558.798 (305.215) 5 919.382.143 3.677.528573 4.596.910.716 4.596.605.501 305.215 6 309.192.301 3.030.084.549 3.339.276.850 3.339.276.850 - 7 233.867.151 3.040.272.968 3.274.140.119 3.274.140.119 - 8 233.867.151 3.040.272.968 3.274.140.119 3.274.140.119 - 9 669.852.339 3.349.261.700 4.019.114.039 4.019.114.039 - 10 339.490.703 4.752.869.844 5.092.360.547 5.086.934.247 5.426.300 11 688.068.457 4.816.479.200 5.504.547.657 5.504.547.324 333 12 129.467.976 6.859.949.147 6.989.417.123 6.989.417.123 - Tổng 5.326.846.566 49.250.064.344 54.576.910.900 54.571.484.267 5.426.633 Phát hiện : 1/ Chênh lệch trong tháng 3 là do có hóa đơn phát sinh trong tháng, kế toán đã kê trên tờ khai nhưng chưa ghi sổ hóa đơn này. Việc điều chỉnh đã được kế toán thực hiện trong tháng 4. 2/ Chênh lệch trong tháng 10 là do hóa đơn số KA 007869 ngày 03/10/2009 có số thuế là 5.426.300 VNĐ đã ghi sổ nhưng kế toán bỏ sót chưa kê khai. Kế toán thuế đã tiến hành kê khai hóa đơn này trong tháng 1/2010. 3/ Chênh lệch tháng 11 là chênh lệch nhỏ do làm tròn. Kết luận : Không có phát hiện trọng yếu, tổng hợp và kê khai thuế GTGT đầu ra trung thực và hợp lý. ( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA) Thủ tục 3 : Tính toán lại VAT phải nộp Như đã biết, thuế GTGT đầu ra được tính toán trên doanh thu bao gồm doanh thu bán hàng, doanh thu tiêu thụ nội bộ và thu nhập khác, công ty A có 2 mức thuế suất là 5% và 10%. Căn cứ vào các tiểu khoản theo dõi trên sổ chi tiết của khách hàng và số liệu từ KTV phần hành doanh thu, KTV tính toán lại số thuế GTGT phải nộp như sau : Biểu 2.13 : Tính toán lại thuế GTGT đầu ra phải nộp KHA Chỉ tiêu Số tiền Thuế suất Số thuế Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 405.214.257.660 35.323.042.216 - DT 5% 103.967.677.000 5% 5.198.383.850 - DT 10% 301.246.580.660 10% 30.124.658.366 Doanh thu tiêu thụ nội bộ 191.308.091.090 10% 19.130.809.109 Thu nhập khác 2.738.906.320 5% 136.945.316 Tổng cộng 54.600.826.629 Số thuế GTGT đơn vị tính 54.576.910.900 Chênh lệch 23.915.729 Nhận xét : Nguyên nhân chênh lệch : 1/ Doanh nghiệp xuất NVL cho nhà máy X hóa đơn số NB1235 thuế suất 10% với giá trị là 154.031.290 VNĐ nhưng không hạch toán thuế VAT đầu ra đối với doanh thu tiêu thụ nội bộ. 2/ Doanh nghiệp thanh lý tài sản ghi nhận giá trị thanh lý vào thu nhập khác mà không kê khai thuế GTGT 5% phải nộp. Tổng giả trị thanh lý là 178.764.600 VNĐ. Do đây là hai chênh lệch trọng yếu, KTV đề nghị đơn vị thực hiện bút toán điều chỉnh a/ BT 1 : Nợ TK 512 / Có TK 3331 15.403.129 b/ BT 2 : Nợ TK 711 / Có TK 3331 8.512.600 Kết luận : Đạt được mục tiêu kiểm toán ( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA) Thủ tục 4 : Kiểm tra chi tiết thuế GTGT đầu ra Kiểm toán tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ phát sinh quy mô lớn và bất thường để tiến hành kiểm tra chi tiết đối chiếu hóa đơn, chứng từ liên quan với sổ kế toán và đối chiếu ngược từ sổ kế toán với chứng từ, hóa đơn bán hàng. KTV tiến hành kiểm tra khoản mục thuế GTGT đầu ra và không tìm thấy sai sót trọng yếu. KTV cũng kết hợp kiểm tra hợp đồng bán hàng và cung cấp dịch vụ, hợp đồng thanh lý để xác minh tính hợp lý và nội dung của các hóa đơn, đồng thời, yêu cầu kế toán bán hàng giải trình một số nghi vấn về việc ghi chép và bản chất của nghiệp vụ phát sinh. Biểu 2.14 : Kiểm tra chi tiết thuế GTGT đầu ra KHA Mục tiêu : Kiểm tra tính đầy đủ và có thật của khoản mục thuế GTGT đầu ra Công việc : Kiểm tra đối chiếu sổ chi tiết, sổ cái TK 3331 với hóa đơn, chứng từ mua hàng SH NT Diễn giải TK Số tiền Ghi chú ....... ....... ....... ....... ....... ...... 084561 15/03/2009 Bán thiết bị khử độc 3331 32.568.000 HĐ 12/HĐKT, PXK, HĐGTGT 002156 22/04/2009 Bán thành phầm Phốt pho vàng 3331 98.600.000 HĐ 42/HĐKT, PXK, HĐGTGT ....... ....... ........ ....... ....... ....... 23584 11/11/2009 Bán thiết bị lọc quặng 3331 210.030.846 HĐ 1110/HĐKT, PXK, HĐGTGT 32681 25/12/2009 Bán bình Nitơ lỏng 3331 65.873.900 HĐ 81/HĐKT, HĐGTGT, BBGN. Phát hiện : - Một số hóa đơn bị hủy không có biên bản đầy đủ, một số nghiệp vụ không tìm thầy chứng từ gốc mà chỉ có bản sao lưu. Kết luận : - Doanh nghiệp cần nhất quán trong phương pháp ghi nhận. - Ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) của các phát hiện trên thì khoản mục thuế GTGT đầu ra phản ánh trung thực và hợp lý. ( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA) 2.2.1.3 Kết thúc kiểm toán Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán thực hiện soát xét lại giấy tờ làm việc của kiểm toán thuế, xem xét lại các bút toán đề nghị khách hàng điều chỉnh, xem xét số lượng bằng chứng đã thu thập cũng các thủ tục mà KTV thực hiện. Do các thủ tục và bằng chứng mà KTV thuế thực hiện được chi tiết dựa trên chương trình kiểm toán thuế do AVA xây dựng nên tương đối đầy đủ thủ tục, trưởng nhóm kiểm toán thực hiện trao đổi với khách hàng về bút toán điều chỉnh. Khách hàng A chấp nhận các bút toán điều chỉnh của của KTV, tuy nhiên, đối với khoản điều chỉnh thuế GTGT đầu vào do kê khai quá thời hạn số tiền 1.791.525 VNĐ, khách hàng đề nghị không điều chỉnh. Do sai sót này không lớn, chấp nhận được đối với khoản mục thuế GTGT nên KTV chấp nhận cho khách hàng B không điều chỉnh. Sai sót này chỉ được trình bày trong Biên bản kiểm toán. Biểu 2.15 : Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh khoản mục thuế GTGT KHA Tổng hợp sai sót STT Nội dung Bảng CĐKT Báo cáo KQKD Tham chiếu Nợ Có Nợ Có 1 Hóa đơn VAT đầu vào không hợp lệ 18.325.279 18.325.279 2 Hóa đơn VAT đầu vào kê khai thừa (3.323.760) (3.323.760) 3 HD quá hạn kê khai VAT được khấu trừ 1.791.525 1.791.525 4 Không tách VAT đầu ra đối với doanh thu tiêu thụ nội bộ 15.403.129 15.403.129 5 Thanh lý tài sản không kê khai VAT 8.512.600 8.512.600 Kết luận : Dựa vào công việc đã thực hiện, theo ý kiến của KTV, ngoại trừ những phần nếu trên, cơ sở dẫn liệu đối với kiểm toán khoản mục VAT đầu vào được khấu trừ và VAT đầu ra phải nộp là thích hợp trên mọi khía cạnh trọng yếu ( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA) Sau khi điều chỉnh, trưởng nhóm kiểm toán thực hiện việc phân tích soát xét tổng thể lại toàn bộ BCTC để đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu do các sai phạm điều chỉnh gây ra. Do khách hàng chấp nhận điều chỉnh nên KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với khoản mục thuế GTGT của A. Cuối cùng, AVA lập BCKT chính thức và thư quản lý gửi tới khách hàng A. 2.2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC của công ty B do công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện 2.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán Công ty cổ phân B là khách hàng truyền thống và được AVA kiểm toán trong 2 năm. Về hoạt động, B có quy mô nhỏ hơn khách hàng A, tuy nhiên, công ty B có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và nhiều mức thuế suất hơn. Do đó, quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT áp dụng tại khách hàng B có một số điểm khác biệt so với A. a. Đánh giá khách hàng và chấp nhận hợp đồng Sau khi được B tiếp tục mới kiểm toán BCTC cho kỳ kế toán năm 2009, AVA tiến hành đánh giá khả năng tiếp tục kiểm toán cho B. Năm 2009, B không có biến động lớn phát sinh trong hoạt động kinh doanh có thể ảnh hưởn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25601.doc
Tài liệu liên quan