Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện

LỜI MỞ ĐẦU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN PKF VIỆT NAM THỰC HIỆN 1

1.1 Mục tiêu kiểm toán phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán PKF Việt Nam thực hiện. 1

1.2 Đặc điểm kế toán phải thu khách hàng của khách hàng kiểm toán ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo kiểm toán tài chính do công ty kiểm toán PKF thực hiện. 1

1.2.1 Đặc điểm kiểm toán các khoản phải thu ảnh hưởng tới kiểm toán 1

1.2.2 Quy trình hạch toán khoản mục phải thu khách hàng ảnh hưởng tới kiểm toán 2

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán PKF Việt Nam thực hiện. 4

1.3.1 Quy trình kiểm toán chung khoản mục phải thu của khách hàng do công ty kiểm toán PKF Việt Nam thực hiện. 4

1.3.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán. 4

1.3.1.2 Thiết kế chương trình kiểm toán .7

1.3.1.3.Phát hành báo cáo kiểm toán 15

1.3.2 Quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng của công ty ABC do công ty kiểm toán PKF Việt Nam thực hiện. 15

1.3.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán. 15

1.3.2.2 Thực hiện kiểm toán. . 22

1.3.2.3 Kết thúc kiểm toán phải thu khách hàng tại công ty ABC 34

1.3.3 Quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng của công ty XYZ do công ty kiểm toán PKF thực hiện. 34

1.3.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 34

1.3.3.2 Thực hiện kiểm toán. 42

1.3.3.3 Kết thúc kiểm toán phải thu khách hàng tại công ty XYZ 49

1.3.4. So sánh quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công ty ABC và XYZ do công ty kiểm toán PKF thực hiện. 50

1.3.4.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. 50

1.3.4.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 51

1.3.4.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 52

CHƯƠNG II:NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN PKF THỰC HIỆN 53

2.1 Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán PKF thực hiện. 53

2.1.1 Ưu điểm 53

2.1.2 Tồn tại 55

2.2 Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán PKF thực hiện. 56

2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. 56

2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán. 57

2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 58

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3320 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hàng chọn mẫu tại ngày 30/6/2009 và 31/12/2009 đối với các khách hàng A, B, C. Đối chiếu số dư xác nhận bởi các khách hàng được chọn với số dư theo sổ chi tiết phải thu khách hàng của Công ty tại các ngày nói trên. Qua phỏng vấn, các phòng kế toán đã thực hiện đối chiếu công nợ hàng quý với khách hàng bằng cách gửi thư đối chiếu. Kết quả đối chiếu giữa biên bản đối chiếu và sổ chi tiết phải thu của Công ty như sau: Bảng 1.6 Đối chiếu công nợ với khách hàng PKF Khách hàng ABC 31/12/2009 Đối chiếu các khoản phải thu với khách hàng Tham chiếu: Người thực hiện: Long Ngày thực hiện: 03/2010 Người rà soát: Khoản mục Theo biên bản đối chiếu công nợ (VNĐ) Theo sổ chi tiết phải thu (VNĐ) Chênh lệch Ghi chú 30/12/2009 Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội 8.544.287.343 2.544.287.343 - Trần Nga Mai 525.975.533 525.975.533 - Dương Minh Hà 363.598.094 363.598.094 - Công ty VINACONEX 5.570.935.033 570.935.033 - Phan Thị Nhung 8635..731.720 863.731.720 - Nguyễn Ngọc Trung 508.593.533 508.593.533 - Trần Thị Nở 412.825.273 412.825.273 - Vũ Thị Nhài 954.278.320 954.278.320 - Hồ Tuấn Quỳnh 390.549.337 390.549.337 - Hoàng Hoa 425.585.789 425.585.789 - Kiều Trang 359.793.233 359.793.233 - Trần Thị Thắm 457.049.865 457.049.865 - Huỳnh Nga Mai 231.855.193 231.855.193 - Đặng Thị Hương 361.069.476 361.069.476 - Vũ Văn Vĩnh 341.769.060 341.769.060 - Trần Văn Hưng 205.867.940 205.867.940 - Trần Phước Lộc 160.295.466 160.295.466 - Bùi Thị Bình 245.065.933 245.065.933 - Lưu Phát Đạt 473.428.522 473.428.522 - Các kết quả đối chiếu cho thấy không có khác biệt nào giữa số dư công nợ của các khách hàng theo biên bản đối chiếu với sổ chi tiết các khoản phải thu của công ty trong mẫu được chọn. Kết luận: Kiểm soát hoạt động hiệu quả theo như thiết kế. Kết luận chung sau khi tiến hành các thử nghiệm kiểm soát: Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty A với chu trình bán hàng và thu tiền là hoạt động hiệu quả theo đúng thiết kế. KTV có thể dựa vào HTKSNB của khách hàng để giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản cần thực hiện. 1.3.2.2.2. Thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản phải thu khách hàng tại công ty ABC Thủ tục phân tích được thực hiện nhằm đánh giá tính phù hợp của sự biến động của các khoản phải thu năm nay so với năm trước, các khoản phải thu so với doanh thu để xem xét tình hình thu tiền bán hàng của công ty và các chính sách liên quan đến các hoạt động bán hàng. Bảng 1.6 Thủ tục phân tích trong thực hiện kiểm toán tại công ty ABC Công ty kiểm toán PKF Khách hàng ABC Nội dung thực hiện: So sánh phải thu năm nay với năm trước Niên độ: 31/12/09 Tham chiếu: E130 Người thực hiện: : Long Ngày thực hiện: 03/2010 Người rà soát: LTV Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Đã kiểm toán 31/12/08 Chưa kiểm toán 31/12/09 Chênh lệch Ghi chú Số tiền % Phải thu khách hàng 10.326.909.666 25.141.715.173 14.814.805.507 243,46 Khoản phải thu thương mại năm nay tăng nhiều so với năm ngoái trong khi doanh thu tăng không nhiều. Điều này là do sự khó khăn trong thanh toán của các khách hàng cũ nên công ty đồng ý tăng thời hạn nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, trong năm nay công ty có nhiều công trình hoàn thành bàn giao và khách hàng giữ lại 5% tổng giá trị công trình và sẽ thanh toán số tiền còn lại sau một thời gian được quy định trong hợp đồng. Công ty kiểm toán PKF Khách hàng: ABC Nội dung thực hiện:phân tích dọc Khoản phải thu Niên độ: 31/12/09 Tham chiếu: E130 Người thực hiện: Long Ngày thực hiện: 03/2009 Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2008 Phải thu khách hàng 25.141.715.173 10.326.909.666 Doanh thu 215.456.348.976 185.574.750.008 Tỷ lệ PTKH/DT 11,66% 5,56% Số ngày thu hồi công nợ 42,5 20,3 Số ngày thu hồi công nợ biến đổi theo xu hướng tăng lên. Công ty ABC hoạt động trong ngành xây dựng, là lĩnh vực đặc thù và thông thường có khoản phải thu lớn. Tỷ lệ phải thu khách hàng trên doanh thu năm nay so với năm trước tăng mạnh, chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn nhiều hơn. Lý do các khoản phải thu tăng đã được giải thích ở trên. 1.3.2.2.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết khoản mục phải thu khách hàng tại công ty ABC. Kiểm toán viên tiến hành bảng tổng hợp chi tiết các khoản công nợ (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) bao gồm số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ…). Thực hiện đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết công nợ với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và Báo cáo tài chính. Kiểm toán viên đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳ năm trước đã được kiểm toán và kiểm tra trình bày khoản phải thu trên Bảng cân đối kế toán. Bảng 1.7 Bảng tổng hợp phải thu khách hàng tại công ty ABC Công ty kiểm toán PKF Khách hàng: công ty ABC Nội dung thực hiện: tổng hợp các khoản phải thu Niên độ: 31/12/09 Tham chiếu: E130 Người thực hiện: Long Ngày thực hiện: 03/2010 Dư đầu kỳ PS nợ PS có dư cuối kỳ 16.685.385.156 134.376.738.960 125.920.214.900 25.141.909.173 AFT08 BF09 AFT08: đối chiếu khớp với báo cáo đã kiểm toán năm 2008 BF09: đối chiếu khớp với báo cáo trước kiểm toán năm 2009 Số liệu được lấy trên Bảng cân đối kế toán, đã đối chiếu khớp đúng với sổ cái và sổ chi tiết tài khoản. Điều này chứng tỏ rằng số liệu trên sổ chi tiết đã được phản ánh trên sổ cái và trên Báo cáo tài chính. Sau khi thu thập được số liệu, tổng hợp số liệu kiểm toán viên nhận thấy rằng phát sinh phải thu khách hàng và số dư phải thu khách hàng trong năm tài chính 2009 tăng so với năm 2008. Nguyên nhân của sự biến động này là do trong năm 2009 các khoản nợ năm 2008 chưa thu hồi được cộng thêm các khoản nợ năm 2009. Tiếp theo KTV thu thập bảng phân tích tuổi nợ và trích lập dự phòng. Công ty đã tiến hành trích lập dự phòng các khoản phải thu khách hàng theo Thông tư số 13/2006/TT – BTC: Tỷ lệ trích lập dự phòng để giảm bớt các sai sót xảy ra do việc lập dự phòng phụ thuộc vào ước tính chủ quan của nhà quản lý. Mức trích lập dự phòng đối với khoản phải thu quá hạn như sau: 30% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm 50% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm 70% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm Đối với khoản phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên thì được coi là khoản phải thu không có khả năng thu hồi và được xử lý. Quy định một số nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu là các khoản phải thu khó đòi. Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng, các khế ước vay nợ hoặc cam kết nợ khác. Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết. Các khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên được coi như không có khả năng thu hồi. Công ty ABC chưa tiến hành trích lập dự phòng theo quy định của Bộ Tài Chính. - Gửi thư xác nhận: Công ty XYZ cuối năm tài chính Công ty đối chiếu công nợ với một số khách hàng, chiếm 35% tổng số các khách hàng. Kế toán các khoản phải thu khách hàng cũng đưa ra một số nghiệp vụ thanh toán đầu năm 2010 để chứng minh số dư cuối năm 2009. Do đó kiểm toán viên cần tiến hành gửi thư xác nhận đối với khoản phải thu khách hàng chưa thực hiện đối chiếu công nợ, cho tới thời điểm kiểm toán chưa thực hiện thanh toán. Đây là công việc quan trọng trong việc kiểm tra chi tiết các khoản phải thu. Thư xác nhận để đảm bảo tính có thật của các khoản phải thu khách hàng và tính trọn vẹn, chính xác của các khoản dự phòng. Kiểm toán viên lựa chọn gửi thư xác nhận tới các khách hàng có số dư lớn, số dư quá thời hạn thanh toán lâu, những khách hàng có số phát sinh trong năm lớn và những khách hàng có số dư nhưng trong năm tài chính không có nghiệp vụ phát sinh… Trước khi tiến hành gửi thư xác nhận kiểm toán viên cũng tiến hành phỏng vấn kế toán theo dõi các khoản phải thu thông tin về những khách hàng này. Dựa trên việc xem xét tính trọng yếu của tổng các khoản phải thu, số lượng các khoản phải thu, sự phân bố về quy mô của các tài khoản, kết quả hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nội bộ của khách hàng, kết quả khảo sát xác nhận trong các năm trước, kiểm toán viên tiến hành gửi thư xác nhận tới 12 khách hàng. Do tính chất của ngành xây dựng, các công trình được xây dựng ở nhiều địa điểm, tỉnh thành khác nhau các khoản phải thu phát sinh dẫn việc theo dõi gặp nhiều khó khăn. Kiểm toán viên tiến hành chọn những khách hàng có số dư lớn hơn mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục phải thu khách hàng đã đánh giá để gửi thư xác nhận và đã nhận được thư trả lời xác nhận đúng như theo sổ kế toán của ABC đã ghi nhận. Kiểm toán viên tiến hành chọn những khách hàng có số dư nợ lớn hơn mức trọng yếu tổng thể để gửi thư xác nhận. Công ty đã gửi thư xác nhận tới 5 khách hàng với tổng số tiền 7.050.243.775 VNĐ. Tỷ lệ đối chiếu 28%. Bảng 1.8 Biên bản đối chiếu công nợ Công ty ABC Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Biên bản đối chiếu công nợ Đại diện công ty ABC Ông: Trần Văn Đoàn Chức vụ: Giám đốc Bà: Nguyễn Thị Hằng Chức vụ: Kế toán trưởng Điện thoại: xxx Fax: yyy Địa chỉ: Số 100 – Đường M - Quận Thanh Xuân – Hà Nội Đại diện công ty VINACONEX Ông: Phan Trung Kiên Chức vụ : Giám đốc Bà: Phạm Thị Loan Chức vụ : Kế toán trưởng Điện thoại: xxx Fax: yyy Địa chỉ: Hai bên đối chiếu công nợ đến hết ngày 31/12/2009. số liệu cụ thể như sau: Tính đến hết ngày 31/12/2009, công ty VINACONEX còn nợ Công ty ABC số tiền là: Bằng số: 3.000.953.000 Bằng chữ (……………) Nội dung Công ty VINACONEX chưa thanh toán 40% công trình xây dựng nhà ở tại khu đô thị mới Biên bản được lập lúc 14 h cùng ngày có giá trị pháp lý như nhau và được lập thành bốn bản, mỗi bên giữ 2 bản. Công ty VINACONEX Công ty ABC Giám đốc Kế toán trưởng Giám đốc Kế toán trưởng * Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phải thu khách hàng: Việc chọn mẫu kiểm tra chi tiết khoản phải thu khách hàng dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên. Kiểm toán viên kiểm tra chi tiết các khoản phải thu theo sổ chi tiết khoản phải thu khách hàng, kiểm tra chi tiết tới từng khách hàng. Qua kiểm tra bảng cân đối phát sinh công nợ kiểm toán viên thấy có 6 khoản công nợ không phát sinh trong kỳ kế toán, 5 khoản công nợ phát sinh lớn. Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết 100% các khoản phải thu có số dư lớn hơn mức trọng yếu tổng thể 130.192.494 VNĐ. Các nghiệp vụ không phát sinh trong kỳ. Bảng 1.9 Thủ tục kiểm tra chi tiết tại công ty ABC Công ty kiểm toán PKF Tham chiếu: E130 Khách hàng:Công ty ABC Người thực hiện: Long Niên độ: 31/12/09 Ngày thực hiện: 03/2010 Nội dung thực hiện: kiểm tra chi tiết Hợp đồng xây dựng được ký kết ngày 1/1/2009 với nội dung: VINACONEX đặt cọc cho ABC 75.000.000 VNĐ để đảm bảo thực hiện hợp đồng và là số tiền bồi thường ABC trong trường hợp VINACONEX phá bỏ hợp đồng. Khi thanh lý hợp đồng đúng hạn thì ABC sẽ trừ số tiền này vào số tiền mà VINACONEX phải trả cho ABC là 3.116.749.600 VNĐ, một nửa số tiền này sẽ được thanh toán vào cuối năm, nửa còn lại được thanh toán vào quý I năm sau. Phiếu thu ngày 1/1/2006 số tiền 75.000.000 với nội dung tiền đặt cọcVINACONEX. Hóa đơn bán hàng (GTGT) ngày 31/12/2010 cho khách hàng số tiền là: 3.116.749.600 VNĐ Giấy báo có của Ngân hàng ngày 31/12/2010 số tiền qua kiểm tra chi tiết khoản phải thu khách hàng:3.116.749.600 VNĐ . Sau khi xem xét bảng cân đối phát sinh công nợ, KTV thấy rằng có 2 khách hàng có số phát sinh lớn là tổng công ty xây dựng Việt Nam VINACONEX và công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội HUD. KTV kiểm tra toàn bộ các phát sinh của 2 công ty này. KTV kiểm tra chi tiết đối với 2 khách hàng trên kiểm toán viên đã thực hiện đối chiếu giữa sổ chi tiết theo dõi công nợ của Công ty ABC với 2 công ty trên với các chứng từ kế toán như hóa đơn bán hàng, các chứng từ thanh toán, và một số chứng từ khác. Đối với các công trình chưa được nghiệm thu do chưa đảm bảo chất lượng công trình, KTV đã thu thập đầy đủ các văn bản của hai bên liên quan đến việc trả lại công trình để hoàn thành sửa chữa. Công ty kiểm toán PKF Khách hàng: ABC Niên độ: 31/12/2009 Nội dung: kiểm tra chi tiết Tham chiếu: E130 Người thực hiện: Long Ngày thực hiện: 03/2010 Đã tiến hành kiển tra chi tiết đối với khách hàng VINACONEX Số liệu được lấy trên sổ theo dõi chi tiết công nợ phải thu khách hàng, đã đối chiếu với hóa đơn, phiếu thu, chứng từ ngân hàng và một số các chứng từ liên quan khác. Kiểm toán viên đã kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty ABC với công ty VINACONEX, Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về tính hiện hữu và đúng đắn của các khoản phải thu khách hàng của công ty ABC. Qua việc kiểm tra chi tiết kiểm toán viên thấy rằng: Công ty ABC đã có những thủ tục kiểm soát có hiệu lực đối với khoản phải thu của công ty VINACONEX, nhằm quản lý các khoản phải thu hợp lý, để thu được các khoản phải thu trong thời gian ngắn nhất. Các nghiệp vụ phản ánh quan hệ mua bán giữa 2 công ty đều được phản ánh trên sổ sách và chứng từ kế toán, các khoản phải thu thực hiện chủ yếu qua ngân hàng do vậy là giảm rủi ro trong thanh toán. . Bảng 1.10 Trích lập dự phòng tại công ty ABC Công ty kiểm toán PKF Khách hàng: công ty ABC Niên độ: 31/12/2009 Nội dung thực hiện: kiểm tra việc trích lập dự phòng Tham chiếu: E130 Người thực hiện: Long Ngày thực hiện: 03/2010 Vào cuối năm 2009, Công ty chưa thực hiện việc trích lập dự phòng các khoản phải thu khách hàng. Nhưng theo kiến nghị của kiểm toán viên công ty đã thực hiện trích lập theo quy định của Bộ Tài chính Nợ TK 642: 2.117.949.460 Có TK 139: 2.117.949.460 TT Nội dung Năm phát sinh Số tiền Tỷ lệ trích lập Mức trích lập Mức doanh nghiệp đã trích 1 C.ty CP cơ khí 3-2 Thái Nguyên 1998 82.373.000 100% 82.373.000 - 2 Cty CP Xây dựng số 4 HD (Ông Thọ) 2006 44.048.316 100% 44.048.316 21.512.000 3 Cty Chế biến NVL &SX Sứ Tây Sơn (đã thanh toán năm 2010) 2006 44.616.286 0% - 44.616.286 4 Xí nghiệp XD2; Cty XLSX (HCM)-HN 2006 266.280.000 100% 266.280.000 66.570.000 5 Cty TNHH XD PT Năng lượng V.N-HN 2007 9.500.000 100% 9.500.000 9.500.000 6 Công ty Cổ phần INCERA 2007 47.245.000 100% 47.245.000 47.245.000 6 Cty CP TMTH Kim khí Gang thép 2008 105.253.851 50% 52.626.926 26.313.000 7 Cty Chung thành An – HN 2007 14.850.597 100% 14.850.597 14.850.597 8 Cty TNHH Vật tư vận tải Việt Trì 2007 59.757.825 70% 41.830.478 - 9 Cty Cổ Phần XDCTGT 246-HN 2007 2.065.236.229 70% 1.445.665.360 413.047.000 10 Chi nhánh XD&SXCN-Ô.Khôi 2008 211.358.329 50% 105.679.165 - 11 CN Công ty CP xây dựng số 1-HD 2009 83.234.771 30% 24.970.431 - 12 Công ty TNHH Bạch Đằng 2008 200.000.000 50% 100.000.000 - 13 Công ty TNHH Long Hải 2008 155.589.768 50% 77.794.884 - 14 Cty TNHH MTVTVTK ĐT&XD T.Công số 3 2009 145.791.193 30% 43.737.358 - 15 Cty TNHH Việt phương 2006 6.982.400 100% 6.982.400 6.982.400 16 Công ty xây dựng số 6 2003 31.230.629 100% 31.230.629 31.230.629 17 Cty Gạch men sứ Long Hầu-Thái bình 2006 85.696.070 100% 85.696.070 85.696.070 18 Nhà máy Xi măng Bắc cạn 2006 21.414.750 100% 21.414.750 21.414.750 19 Nhà máy kết cấu thép Sông Công 2008 572.882.700 50% 404.101.829 - 20 Nhà máy kết cấu thép Sông Công 2007 168.086.398 70% 82.373.000 - Tổng cộng 4.376.811.826 2.906.027.192 788.077.732 Chênh lệch 2.117.949.460 Cuối cùng, sau khi đã hoàn thành các bước công việc cần thiết, KTV lập bảng tổng hợp các vấn đề phát sinh và phản ánh bút toán điều chỉnh lên biểu chỉ đạo. Số TK Nội dung Tham chiếu Số trước kiểm toán Điều chỉnh Số sau kiểm toán 131 Phải thu E130 25.141.715.173 (2.117.949.460) 23.023.765.713 Kiểm tra đối ứng tổng hợp: Không có đối ứng bất thường Kiểm tra chứng từ: còn thiếu một số chứng từ do lưu tại các đội thi công ở các tỉnh khác, chưa mang về lưu tại văn phòng công ty, tổng số tiền là: 34.674.567 Công ty đã đánh giá lai khoản phải thu có gốc ngoại tệ tại ngày 31/12/2009. Công ty chưa thực hiện việc trích lập dự phòng các khoản phải thu khách hàng. Nhưng theo kiến nghị của kiểm toán viên công ty đã thực hiện trích lập theo quy định của Bộ Tài chính. Nợ TK 642: 2.117.949.460 Có TK 139: 2.117.949.460 Đề nghị Công ty ABC cần có biện pháp tích cực thu hồi nợ, tìm hiểu xem có khả năng không thu hồi cần trích lập dự phòng nợ phải thu hoặc xoá nợ theo quy định của Bộ Tài chính nhằm đảm bảo lành mạnh tình hình tài chính. Kết luận: Dựa vào kết quả công việc và ngoại trừ (các vấn đề trên), theo ý kiến tôi: Cơ sở dữ liệu cho phần Phải thu khách hàng thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu và tổng số dư: 25.141.715.173 trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với năm trước. 1.3.2.3 Kết thúc kiểm toán phải thu khách hàng tại công ty ABC Sau khi kiểm toán xong các khoản phải thu tại Công ty ABC nhóm trưởng kiểm toán viên đưa ra nhận xét và các bút toán điều chỉnh về khoản trích lập dự phòng khoản phải thu khách hàng của Công ty ABC. KTV đã xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính và nhận thấy không có sự kiện nào có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính được lập cho năm tài chính kết thúc vào 31/12/2009. 1.3.3 Quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng của công ty XYZ do công ty kiểm toán PKF thực hiện. 1.3.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán Công ty XYZ là công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hoạt động chính của công ty là mua bán máy tính và các linh kiện, ngoài ra công ty còn thực hiện lắp ráp máy tính từ các linh kiện nhập từ nhà sản xuất. Vốn điều lệ của công ty là 4.346.570.178. Kỳ kế toán: năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đơn vị tiền tệ được Công ty sử dụng để ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính là Đồng Việt Nam (VNĐ). Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính của Công ty được hợp cộng giữa Báo cáo tài chính của văn phòng Công ty với Báo cáo tài chính của các Xí nghiệp thành viên. Nguyên tắc lập Báo cáo tài chính: nguyên tắc giá gốc. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Cho đến ngày lập Báo cáo tài chính này, Ban Giám đốc Công ty đã được biết và áp dụng hai mươi sáu (26) Chuẩn mực Kế toán Việt Nam đã được Bộ Tài chính ban hành trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính của Công ty trong năm 2007 như sau: Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 ban hành và công bố bốn (4) Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 1). Hướng dẫn chi tiết thi hành quyết định này cũng đã được Bộ Tài chính ban hành qua Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/102002. Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 ban hành và công bố sáu (6) Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 2). Hướng dẫn chi tiết thi hành quyết định này cũng đã được Bộ Tài chính ban hành qua Thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003. Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2002 ban hành và công bố sáu (6) Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 3), Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 hướng dẫn chi tiết thi hành Quyết định 234/2003/QĐ-BTC. Quyết định 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 ban hành và công bố sáu (6) Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 4). Hướng dẫn chi tiết thi hành quyết định này cũng đã được Bộ Tài chính ban hành qua Thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006. Quyết định 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 ban hành và công bố (4) Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 5), Thông tư 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn chi tiết thi hành quyết định 100/2005/QĐ-BTC. Tuân thủ các quyết định và thông tư hướng dẫn các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam nói trên, Ban Giám đốc Công ty đã lựa chọn các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam có thể áp dụng được đối với hoạt động kinh doanh của Công ty để lập Báo cáo tài chính. Các chính sách kế toán áp dụng với khoản mục phải thu khách hàng: Các khoản phải thu được ghi nhận đồng thời với doanh thu, thu nhập và các khoản phải thu. Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch hàng hóa được xác định một cách đáng tin cậy và công ty có khả năng thu hồi được các lợi ích kinh tế từ các giao dịch này. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi giao hàng hóa và chuyển quyền sở hữu cho người mua. Khi nhận được tiền hàng công ty hạch toán tăng tiền và giảm các khoản phải thu. * Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý công ty ABC: Để có thể thu thập được các thông tin mang tính chất pháp lý của mỗi công ty, kiểm toán viên cần phải thu thập giấy phép thành lập, điều lệ công ty, biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và Ban giám đốc, các hợp đồng bán hàng, cam kết quan trọng đối với khoản phải thu khách hàng. Kiểm toán viên cũng tiến hành thu thập các tài liệu quan như: - Báo cáo tài chính: Báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra năm trước - Các tài liệu liên quan đến khoản phải thu khách hàng - Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản có liên quan - Biên bản đối chiếu công nợ cuối niên độ - Các chứng từ kế toán liên quan. 1.3.3.1.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát. Công ty XYZ là khách hàng mới nên trong giai đoạn lập kế hoạch công ty cần đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng dựa trên mẫu kế hoạch kiểm toán và mẫu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Bảng 1.11 Kế hoạch kiểm toán tại công ty XYZ KHÁCH HÀNG: Công ty XYZ THAM CHIẾU D1 NIÊN ĐỘ: 01/01/2009 - 31/12/2009 Ký tên Ngày Người TH 20/02/2010 Người KT 21/02/2010 KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN Tài liệu này dùng để hỗ trợ cho quá trình lập kế hoạch và hỗ trợ việc tìm hiểu sự kết hợp của các yếu tố trong quá trình lập kế hoạch như thế nào. Các thủ tục được lập theo một thứ tự nhất định, tuy nhiên trong thực tế một số trường hợp, công việc có thể được thực hiện theo các trình tự khác nhau, và trong một số trường hợp cụ thể, các thủ tục sẽ được xem xét đồng thời. Việc mở rộng các thủ tục sẽ tuỳ thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp của khách hàng. Tham chiếu Yes/ No/ N/A CHẤP NHẬN KHÁCH HÀNG VÀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN KIỂM TOÁN Xem xét tính độc lập và tính khách quan của cuộc kiểm toán D3.1 Y Bảng danh mục chấp thuận khách hàng mới D3.1 Appendix 1 N/A Bảng danh mục đánh giá đối với khách hàng đã kiểm toán năm trước D3.1 Appendix 2 Y Ghi chép về bảo đảm kiểm toán (trong trường hợp cần thiết) D3.1 N Xem xét trong trường hợp kiểm toán tập đoàn D6.4 q3 N/A KẾ HOẠCH SƠ BỘ Các điều khoản hợp đồng và phạm vi kiểm toán Phạm vi hợp đồng D3.1 Y Các điều khoản hợp đồng (bao gồm cả thư chấp thuận khách hàng) D3.1 Y Xem xét sự cần thiết của soát xét bảo đảm D3.1 N Xem xét trong trường hợp kiểm toán tập đoàn D6.4 N Phân công nhóm kiểm toán có kinh nghiệm phù hợp (có thể bao gồm cả các chuyên gia) D6.1 Y Thời gian biểu cho cuộc kiểm toán D6.1 Y Các nguồn lực cần xem xét bao gồm cả nguồn lực về thời gian D2 Y Nhận dạng các vùng trọng điểm/Phương pháp tiếp cận kiểm toán D2 Y Ghi chép về kế hoạch công việc, soát xét và giám sát D2 Y Họp nhóm để thảo luận chiến lược kiểm toán và các hiểu biết khác (có thể kết hợp với cuộc họp đánh giá rủi ro kiểm toán) D4.1 Y Các thủ tục thu thập hiểu biết về khách hàng D2 Y CÁC CÔNG VIỆC KHÁC Thu thập bản copy những điểm cần lưu ý từ năm trước và ghi chép cách xử lý những vấn đề này trong năm hiện tại. Y Tính toán những ảnh hưởng do sai sót từ năm trước và ghi chép tổng hợp những sai sót chưa được điều chỉnh. B5 Y Thảo luận với cơ quan thuế. Xác định thông tin rằng nhóm kiểm toán sẽ cần thiết phải thu thập và ghi chép những thông tin trong phần kiểm soát về thuế và thống nhất thời gian biểu. N Thu thập thư xác nhận trong trường hợp cần thiết ví dụ xác nhận ngân hàng/xác nhận pháp lý N Gửi kế hoạch cho khách hàng bao gồm danh mục kế hoạch làm việc tại khách hàng và thời gian biểu Y Thiết lập thời gian và ngân sách đảm bảo rằng nhân sự của nhóm kiểm toán hoặc kế hoạch công việc đảm bảo hợp lý. Y Thu thập thư xác nhận của các cá nhân, tổ chức độc lập trong trường hợp cần thiết. Y THU THẬP NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ KHÁCH HÀNG Mỗi thủ tục kiểm toán để hiểu về khách hàng bao gồm: Soát xét tìm hiểu các thư từ trao đổi và file thường trực Đến thăm, tìm hiểu khách hàng Xem xét các biên bản (các quy định của pháp luật và quản lý/ các biên bản họp Ban giám đốc). Các yêu cầu quản lý của khách hàng và những yêu cầu khác bên trong nội bộ doanh nghiệp Các thủ tục phân tích Quan sát và giám sát Y Y Y Y Y Y Thiết lập mức trọng yếu D5.1 Y Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ và nhận định vùng rủi ro trọng yếu, bao gồm cả gian lận D4.3 Y Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng D5.5 Y Ghi chép hiểu biết về các Bên có liên quan D5.6 N/A Liên hệ với khách hàng để trao đổi về gian lận D5.4 Y Ghi chép c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán PKF thực hiện.DOC
Tài liệu liên quan