Chuyên đề Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: Thực trạng quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện 4

1.1 Khái quát về lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện 4

1.1.1. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện 4

1.1.2. Các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán trong kiểm toán BCTC do công ty AASC thực hiện. 6

1.2 Thực trạng về lập kế hoạch kiểm toán kiểm toán BCTC tại Công 14

ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC. 14

1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 14

1.2.1.1 Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng 14

1.2.1.2 Gửi thư chào hàng 15

1.2.1.3 Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng 16

1.2.1.4 Hợp đồng kiểm toán 17

1.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược và kế hoạch kiểm toán tổng thể 23

1.2.2.1. Kế hoạch kiểm toán chiến lược 23

1.2.2.1.1 Thu thập thông tin cơ sở 27

1.2.2.1.2 Thực hiện thủ tục phân tích 31

1.2.2.1.3 Xác định mức trọng yếu của Báo cáo tài chính 34

1.2.2.1.4 Đánh giá rủi ro kiểm toán 35

1.2.2.1.5 Đánh giá lại kế hoạch kiểm toán và phê duyệt kế hoạch chiến lược 39

1.2.2.2. Lập kế hoạch tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán 41

Chương 2: Nhận xét và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện. 54

2.1. Đánh giá về lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC. 54

2.1.1. Nhận xét chung về hoạt động kiểm toán tại Công ty AASC . 54

2.1.2. Nhận xét về quy trình lập kế hoạch kiểm toán do Công ty AASC thực hiện. 55

2.1.2.1 Những ưu điểm. 55

2.1.2.2 Những vấn đề còn tồn tại. 58

2.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty AASC. 61

KẾT LUẬN 65

Danh mục tài liệu tham khảo 66

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khai thác tòa nhà 123 Lê Phụng Hiểu – Hoàn Kiếm- Hà Nội dưới hình thức cho thuê văn phòng. Công ty cũng thuê 1 lô đất tại Khu Công Nghệp Thang Long cho VINAXUKI thuê để làm kho bãi và bảo hành máy móc thiết bị. Giám Đốc Phó Giám Đốc Văn phòng HC-SN Phòng Kế toán TC Phòng Kinh doanh Phòng Dự án thi công Phòng Kỹ Thuật Phòng Vạt Tư CN Nam ĐỊnh CN Thái Bình CN Nghệ AN CN Huế CN Hà Tĩnh Sơ đồ 1.4 : Bộ máy tổ chức Công ty TNHH XYZ Chi phí chủ yếu Chi phí chủ yếu của công ty là giá vốn sơn mua từ Công ty TOA, các chi phí vận chuyển hàng hóa đến người mua, chi phí văn phòng. Chi phí khấu hao kho bãi tại Khu CN Thăng Long. Các chi phí liên quan đến khai thác tòa nhà 123 – Lê Phụng Hiểu- Hoàn Kiếm- Hà Nội không đáng kể. Nhà cung cấp chính Nhà cung cấp chủ yếu là Công ty TNHH TOA PAINT VIỆT NAM - Lô 23, Khu Công nghiệp Sóng Thần- Bình Dương Doanh thu - Doanh thu bán Sơn Dutex,Master - Doanh thu cho thuê kho bãi Năm 2009, doanh thu từ việc bán Sơn Dutex chiếm 96% trong tổng doanh thu. Chính sách giá: Công ty tính toán giá bán = giá vốn + lợi nhuận gộp( khoảng 10%) Chính sách tài chính và hạch toán kế toán Công ty lập báo cáo theo VAS. Chính sách kế toán được áp dụng phù hợp với quy định kế toán hiện hành . Báo cáo tài chính của Công ty TNHH XYZ được lập trên cơ sở cộng các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính của văn phòng và các chi nhánh. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung Niên độ kế toán áp dụng: từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch. Chính sách kế toán cụ thể: Thứ nhất, Hàng tồn kho Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, các chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm với trạng thái hiện tại. Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường (-) trừ các chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Hàng tồn kho đangh được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Thứ hai, Tài sản cố định hữu hình và hao mòn Tài sản cố định hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn luỹ kế. Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm và xây dựng chuyển giao là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để được có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng . Công ty thực hiện khấu hao tài sản cố định theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC, ngày 12/12/2003. Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản. Thời gian khấu hao cụ thể của từng loại tài sản cố định như sau: Loại tài sản cố định Thời gian khấu hao (năm) Nhà cửa, vật kiến trúc 5 - 20 Máy móc thiết bị 3 - 8 Phương tiện vận tải 5- 10 Thiết bị dụng cụ quản lý 3 – 8 Thứ ba, Ghi nhận doanh thu Doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp có thể thu được các lợi ích kinh tế và doanh thu có thể được xác định một cách chắc chắn. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi các rủi ro, lợi ích và quyền sở hữu hàng hóa được chuyển sang người mua; đồng thời doanh nghiệp có thể xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Thời điểm ghi nhận doanh thu thông thường trùng với thời điểm chuyển giao hàng hóa, phát hành hóa đơn cho người mua và người mua chấp nhận thanh toán không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm cổ tức nhận được từ lãi tiền gửi ngân hàng. Thứ tư, Chuyển đổi ngoại tệ Các nghiệp vụ phát sinh bằng các loại ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam (VNĐ) theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các nghiệp vụ này được hạch toán vào Kết quả hoạt động kinh doanh. Số dư các tài sản bằng tiền và công nợ có gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc niên độ kế toán được chuyển đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày này. Chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại các tài khoản này được hạch toán vào Kết quả hoạt động kinh doanh. Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các số dư tại ngày kết thúc niên độ kế toán không được dùng để chia cho cổ đông. Thứ năm, Thuế Thuế suất thuế giá trị gia tăng đầu ra đối với sản phẩm sơn, các dịch vụ khác là 10%. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%. Lợi nhuận chịu thuế được tính dựa trên kết quả hoạt động trong năm và điều chỉnh cho các khoản chi phí không được khấu trừ hoặc không được chấp nhận cho mục đích tính thuế. Việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp được căn cứ vào các quy định hiện hành về thuế. Tuy nhiên, những quy định này thay đổi theo từng thời kỳ và việc xác định sau cùng về thuế thu nhập doanh nghiệp tuỳ thuộc vào kết quả kiểm tra của cơ quan thuế có thẩm quyền. Các loại thuế, phí và lệ phí khác được tính theo quy định hiện hành của nhà nước. Thứ sáu, Nguồn vốn, quỹ Nguồn vốn kinh doanh của Công ty bao gồm: vốn do các thành viên góp. ( Nguồn tài liệu: AASC) AASC đã kiểm toán cho Công ty TNHH XYZ trong năm 2008 vì vậy báo cáo kiểm toán năm 2008, giấy phép thành lập, điều lệ của Công ty, KTV lấy từ hồ sơ kiểm toán lưu giữ tại Công ty AASC. KTV chỉ yêu cầu Công ty TNHH XYZ cung cấp thêm các BCTC của năm 2009, biên bản thanh tra,các biên bản làm việc với cơ quan thuế, biên bản kiểm tra trong năm 2009, những hợp đồng kinh tế với khách hàng. Việc tìm hiểu khách hàng, thu thập thông tin về khách hàng ở Công ty AASC bắt đầu được thực hiện từ trước cuộc kiểm toán và diễn ra trong suốt quá trình kiểm toán. Giai đoạn này không được phân tách riêng rẽ vì KTV sẽ thu thập thông tin bất cứ khi nào thấy thuận lợi nhất. 1.2.2.1.2 Thực hiện thủ tục phân tích Sau khi thu thập thông tin cơ sở về Công ty XYZ, KTV tiến hành thủ tục phân tích để xác định các thông tin thu thập được có chính xác và tin cậy không. Đây là yêu cầu bắt buộc khi lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty AASC Việt Nam. Thủ tục phân tích sơ bộ KTV thực hiện tại Công ty TNHH XYZ gồm 3 bước sau: Bước 1: Thu thập các thông tin tài chính và phi tài chính. Bước 2: So sánh đối chiếu các thông tin thu thập được. Bước 3: Phân tích các kết quả thu được. KTV sử dụng cả phương pháp phân tích ngang và phân tích dọc tại Công ty XYZ để thấy rõ sự biến đổi của BCTC so với lần kiểm toán năm 2008. KTV thực hiện thủ tục phân tích ngang Bảng cân đối kế toán bằng cách so sánh giữa số liệu của năm 2009 với các số liệu của năm 2008 để thấy xu hướng biến động của từng khoản mục trong Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH XYZ. Đối với những biến động lớn có tính chất trọng yếu, KTV tiến hành phỏng vấn để giải thích nguyên nhân biến động và ghi chú rõ ràng trong giấy tờ làm việc. Bảng 1.7: Kết quả phân tích Bảng cân đối kế toán của Công ty XYZ Đơn vị : 1000VNĐ Bảng cân đối kế toán 31/12/2009 31/12/2008 Chênh lệch (%) Chêch lệch (số tiền) Ghi chú Tài sản Tiền và các khoản tương đương tiền 9,189,271 8,569,702 7.2% 619,569 {1} Phải thu khách hàng 61,478,972 46,456,420 32.3% 15,022,552 {2} Hàng tồn kho 38,755,524 29,873,482 29.7% 8,882,042 {3} Chi phí chả trước 0 0 - - Tài sản ngắn hạn khác 4,425,155 2,650,059 67.0% 1,775,096 {4} Tổng tài sản ngắn hạn 113,848,923 87,549,663 30.0% 26,299,259 Tài sản cố định hữu hình 6,190,888 6,631,786 -6.6% (440,897) Tài sản cố định vô hình 0 0 - - Đầu tư tài chính dài hạn 6,913,590 6,913,590 - - {5} Đầu tư dài hạn khác 514,426 454,246 13.2% 60,179 {6 7} Tổng tài sản dài hạn 13,618,905 13,999,623 -2.7% (380,717) Tổng tài sản 127,467,829 101,549,287 25.5% 25,918,541 Nguồn vốn Phải trả người bán -70,282,476 -42,339,121 66.0% (27,943,354) {8} Phải trả khác -104,443 -1,400,349 -92.5% 1,295,906 Nợ ngắn hạn -17,022,602 -20,707,602 -17.8% 3,685,000 Nợ dài hạn khác -23,939,425 -21,619,896 10.7% (2,319,528) Tổng nợ phải trả -111,348,946 -86,066,970 29.4% (25,281,976) Vốn chủ sở hữu -5,500,000 -5,500,000 - - Lợi nhuận chưa phân phối -10,618,882 -9,982,317 6.4% (636,565) Tổng vốn chủ sở hữu -16,118,882 -15,482,317 4.1% (636,565) Tổng cộng nguồn vốn -127,467,829 -101,549,287 25.5% (25,918,541) Ghi chú: {b} Tiền tại công ty chủ yếu là tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng và tiền mặt tồn ở Văn phòng và chi nhánh. KTV thu thập đối chiếu xác nhận Ngân hàng, sổ phụ Ngân hàng đối chiếu với số ghi nhận trên sổ kế toán {c} Công nợ phải thu tại thời điểm 31/12/2009 tăng 73% so với công nợ phải thu tại thời điểm 31/12/2008 chủ yếu là phần công nợ phải thu tại Văn phòng Hà Nội. {d} Tài sản ngắn hạn khác chủ yếu bao gồm: Khoản mục Năm 2009 Năm 2008 Tiền tạm ứng 1054458 837507 Ký quỹ ký cược ngắn hạn 1318763 1318764 Thuế GTGT được khấu trừ 1917734 493788 Thuế nộp trước 134200 0 Tổng cộng 4425155 2650059 {e} Hàng tồn kho ở Công ty chủ yếu là phần Sơn, KTV cần thu thập báo cáo kiểm kê, kiểm tra việc trích lập dự phòng đối với hàng hóa kém phẩm chất tại Công ty. {g} Đây là khoản đầu tư vào NEDI. KTV cần thu thập hợp đồng liên doanh, tính toán trích lập dự phòng cho khoản đầu tư này trong trường hợp NEDI bị lỗ. {h} Chi phí trả trước dài hạn của công ty chủ yếu là giá trị công cụ dụng cụ phân bổ. {i} Công nợ phải trả tại Công ty chủ yếu là công nợ phải trả Nippon Biên Hòa với số tiền hơn 60 tỷ, đã có xác nhân khoản phải trả này. ( Nguồn tài liệu: GLV AASC) Để thấy rõ được tình hình tài chính của Công ty khách hàng, các KTV sử dụng các tỷ số tài chính để phân tích. KTV có thể thấy được tổng quan tình hình tài chính của Công ty TNHH XYZ và phát hiện những thay đổi bất thường thông qua phân tích một số các chỉ số tài chính giữa hai năm 2009 và năm 2008. Trong đó, KTV tiến hành phân tích các chỉ số như bảng sau Bảng 1.8: Kết quả phân tích một số chỉ số của Công ty XYZ 31/12/2009 31/12/2008 Chêch lệch Chêch lệch (%) Ghi chú Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán chung 1.62 2.0 -0.38 -19.2% Khả năng thanh toán nhanh 1.05 1.3 -0.25 -20.2% Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 0.13 0.2 -0.07 -33.4% Sức sinh lời Sức sinh lời của tài sản 1.01 1.7 -0.69 -41.3% Chỉ số lợi nhuận Lợi nhuận gộp/doanh thu 13% 7% 0.06 78.3% EBIT 2% -1% 0.03 -465.4% Lợi nhuận trước thuế/doanh thu 2% -1% 0.03 -260.8% Lợi nhuận sau thế/doanh thu 2% -1% 0.03 -260.8% Chi phí hoạt động/doanh thu 11% 8% 0.03 36.5% Hệ số nợ Nợ dài hạn/vốn chủ 106% 134% -0.28 -21.0% Tổng nợ/vốn chủ 691% 556% 1.35 24.3% Nợ dài hạn/Tổng tài sản 13% 20% -0.07 -34.5% Tổng nợ/Tổng tài sản 87% 85% 0.03 3.2% Sau khi tiến hành thủ tục phân tích, KTV xác định mức trọng yếu của BCTC để làm cơ sở cho toàn cuộc kiểm toán. 1.2.2.1.3 Xác định mức trọng yếu của Báo cáo tài chính Để xác định mức trọng yếu kế hoạch của BCTC năm 2009 của Công ty TNHH XYZ, KTV thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Xác định cơ sở ước lượng và tỷ lệ ước lượng tính trọng yếu của BCTC Căn cứ vào hướng dẫn ước lượng về tính trọng yếu Bảng 1.9: Hướng dẫn ước lượng về tính trọng yếu tại AASC Loại hình khách hàng Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượng Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thu nhập sau thuế 5% - 10% Công ty không niêm yết trên thị trường chứng khoán Tổng tài sản lưu động 2% Vốn chủ sở hữu 2% Lợi nhuận sau thuế 10% Tổng doanh thu 0.5% - 3% Chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia Mức trọng yếu được xây dựng trên cơ sở doanh thu và ở mức độ cao hơn 2% với công ty không đăng ký trên thị trường chứng khoán ngang bậc. Mức độ trọng yếu ở chi nhánh phải thấp hơn ở công ty mẹ. Và trên cơ sở xác định Công ty TNHH XYZ là Công ty không niêm yết trên thị trường chứng khoán nên cơ sở ước lượng về tính trọng yếu đối với BCTC của Công ty TNHH XYZ KTV được dựa trên chỉ tiêu tổng doanh thu. Tỷ lệ ước lượng về tính trọng yếu chung đối với toàn bộ các BCTC được áp dụng nằm trong khoảng từ 0,5% - 3%. Bước 2: Xác định tỷ lệ % áp dụng đánh giá tính trọng yếu BCTC của Công ty TNHH XYZ Doanh thu thuần năm 2009 của Công ty XYZ là: 107.403.228.672 đồng tương đương với 6.504.556 USD (Quy đổi theo tỷ giá 1USD = 16.512 VNĐ). Sau đó tính ra mức trọng yếu kế hoạch (PM) và mức trọng yếu kế hoạch chi tiết (MP) Mức trọng yếu kế hoạch này tính theo đồng Việt Nam là (Tính các chỉ tiêu dựa trên phần mềm xác định mức trọng yếu của công ty). PM= 158.512 x 16.165=2.562.346.480 đồng. MP= 107.402 x 16.165= 1.736.153.330 đồng Về nguyên tắc MP được xác định dựa trên PM và thường có giá trị nhỏ hơn PM. Nếu MP được đánh giá quá cao sẽ dẫn đến rủi ro cuộc kiểm toán sẽ tăng lên do có thể các quy trình kiểm toán được thiết lập không đạt được mục tiêu của nó. Nếu MP được đánh giá quá thấp thì các công việc thử nghiệm sẽ nhiều lên trong khi không cần thiết nhiều như thế các thử nghiệm dẫn đến cuộc kiểm toán sẽ không hiệu quả (phí kiểm toán sẽ tăng lên). Khoảng chênh lệch giữa MP và PM được coi là “khoảng an toàn” để tổng hợp các sai sót của các khoản mục không vượt quá giá trị trọng yếu kế hoạch (PM) đã xác định. 1.2.2.1.4 Đánh giá rủi ro kiểm toán Để đánh giá rủi ro và môi trường kiếm soát của Công ty XYZ, KTV đã dựa vào các thông tin thu thập được thông qua hệ thống các câu hỏi. Khi sử dụng các thông tin của năm trước, các KTV phải xác định liệu có thay đổi quan trọng nào có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của thông tin. Rủi ro hợp đồng đã được các KTV đánh giá trước khi chấp nhận khách hàng và được lưu trong hồ sơ kiểm toán Nhằm kiểm tra đặc điểm và tính liêm chính của BGĐ, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ .AASC đã xây dựng một hệ thống các câu hỏi từ đó đánh giá sự hiểu biết của KTV về khách hàng. Sau đây là mẫu bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán. Bảng 1.10: Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB và rủi ro kiểm toán Ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán Ảnh hưởng đến môi trường kiểm soát Ghi chú Tính liêm chính của BGĐ Câu 1. Có lý do nào cần đặt câu hỏi đối với quan điểm và tính chính trực của BGĐ cũng như có thể tin tưởng vào những thông tin mà họ cung cấp không Không Không 1. Chúng ta nhận thấy BGĐ có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật, làm sai các thông tin tài chính hoặc hành vi ép buộc của cơ quan chức năng không? Không Không 2. Liệu chúng ta có nhận biết được BGĐ có liên quan đến những hành vi được coi là bất hợp pháp đang trong nghi vấn có ảnh hưởng đến Công ty Không Không 4. Có lý do nào khẳng định BGĐ thường xuyên thay đổi ngân hàng giao dịch, thay đổi tư vấn pháp luật. KTV không? Không Không 5. Công ty có sự thay đổi bất thường nào về nhân sự trong BGĐ ? Có Có 6. Giám đốc có phải là người không có kinh nghiệm trong công việc? Không Không 7. Liệu có khó khăn trong đời sống của các thành viên trong BGĐ? Không Không Cam kết về sự chính xác và hợp lý của BCTC Câu 2. Có lý do nào băn khoăn cam kết về sự chính xác và hợp lý của BCTC Không Không 1. Công ty có sử dụng chính sách kế toán còn nhiều thiếu sót Không Không 3. Công ty có hiểu sai các chính sách kế toán không? Không Không 2. Liệu có những sai sót của phần mềm kế toán hoặc trình độ người sử dụng phần mếm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC không? Không Không Kiếm toán nội bộ Câu 3. Đơn vị có kiểm toán nội bộ không? Nếu có thì hoạt động của KTV nội bộ có kém hiệu quả không? Không Không Cơ cấu tổ chức và quản lý Câu 4. Cơ cấu tổ chức có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh của đơn vị không? Không Không Câu 5. Quá trình kiểm soát quản lý có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh không, có lý do nào để băn khoăn khả năng của BGĐ trong việc giám sát điều hành hoạt động có hiệu quả cũng như việc phân công trách nhi ệm? Không Không Câu 6. Phương pháp phân công quyền hạn và trách nhiệm có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh không? Không Không Hình thức kinh doanh Câu 7. Có lý do nào để băn khoăn với hình thức kinh doanh của doanh nghiệp không? Không Không Môi trường kinh doanh Câu 8. Có những ảnh hưởng bên ngoài nào từ môi trường kinh doanh đến hoạt động và khả năng tiếp tục kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Không Không Các kết quả tài chính Không Không Câu 9. BGĐ có chịu áp lực nào trong việc đưa ra các kết quả tài chính không? Không Không Câu 10. Có nhân tố nào chứng tỏ doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động trong thời gian tới? Không Không Bản chất của cuộc kiểm toán Câu 11. Có lý do nào để băn khoăn về những ảnh hưởng xung quanh cuộc kiểm toán không? Không Không Câu 12. Có lý do nào để nói rằng sự tuân thủ chuẩn mực kiểm toán chung của chúng ta sẽ bị thắc mắc không? Không Không Câu 13. Có vấn đề trọng yếu nào về kế toán dẫn đến mức độ rủi ro kiểm toán lớn hơn mức trung bình không? Không Không Mối liên hệ kinh doanh và các bên có liên quan Câu 14. Có lý do nào để khẳng định rằng chúng ta không có những hiểu biết đầy đủ về những nghiệp vụ quan trọng và những quan hệ kinh doanh với các daonh nghiệp khác, đặc biệt trong mối quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp khác được coi là bên thứ ba trong khi đó lại là bên có liên quan. Điều đó có thể ảnh hưởng đến những nhận xét về tính liêm chính của BGĐ? Không Không Những kinh nghiệm và kiến thức về khách hàng Câu 15. Có lý do nào để khẳng định rằng chúng ta không tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức về khách hàng? Không Không Câu 16. Có lý do nào để khẳng định rằng chúng ta không có đủ nhân viên có khả năng thực hiện Hợp đồng? Không Không Sai sót cố ý Không Không Câu 17. Có những dấu hiệu nào BGĐ đã gian lận không? Không Không ( Nguồn tài liệu: GLV AASC) Đối với mỗi câu trả lời có, KTV cần xem xét lý do và tìm hiểu những ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát như việc thay đổi Giám đốc có đúng quy định của Công ty hay có sự thỏa thuận giữa Giám đốc cũ và Giám đốc mới. Việc thay đổi nhân sự trong BGĐ có dẫn tới việc thay đổi nhân sự trong toàn bộ cơ cấu tổ chức của Công ty hay không?.... Tuy nhiên, trong trường hợp này, không có rủi ro nào phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả của cuộc kiểm toán. Tổng hợp kết quả thu thập được, KTV đưa ra đánh giá cuối cùng về rủi ro Hợp đồng của Công ty XYZ ở mức trung bình. Xác định rủi ro cụ thể Rủi ro được KTV xác định cho từng số dư tài khoản và mức độ rủi ro tiềm tàng. Rủi ro cụ thể của Công ty TNHH XYZ được tóm tắt như bảng sau: Bảng 1.11: Rủi ro cụ thể của Công ty TNHH XYZ Rủi ro Tài khoản ảnh hưởng Rủi ro tiềm tàng Phương pháp tiếp cận kiểm toán Qui trình kiểm toán KTV không trực tiếp tham gia kiểm kê hàng tồn kho Hàng tồn kho Có Tập trung thực hiện thử nghiệm cơ bản KTV trao đổi với đơn vị để thực hiện thủ tục kiểm toán thay thế. KTV không trực tiếp tham gia kiểm kê tài sản cố định Tài sản Có Tập trung thực hiện thử nghiệm cơ bản KTV trao đổi với đơn vị để thực hiện thủ tục kiểm toán thay thế. Công ty bán hàng cho đại lý, nhưng lại xuất hoá đơn cho khách hàng của đại lý Thuế, Doanh thu Có Tập trung thực hiện thử nghiệm cơ bản KTV trao đổi với đơn vị để thực hiện thủ tục kiểm toán thay thế. Ghi nhận doanh thu với đại lý, nhưng lại xuất hoá đơn cho khách hàng mua hàng tại đại lý Thuế, Doanh thu Có Tập trungthực hiện thử nghiệm cơ bản KTV trao đổi với đơn vị để thực hiện thủ tục kiểm toán thay thế. ( Nguồn tài liệu: GLV AASC) Tại công ty AASC rủi ro kiểm toán được xác định cụ thể cho từng tài khoản trong suốt quá trình lập kế hoạch. Với từng rủi ro cụ thể đó KTV sẽ gắn với các sai sót tiềm tàng và các công việc kiểm toán thích hợp. Các rủi ro kiểm toán cụ thể đối với từng tài khoản được KTV lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán và ghi chú trong chương trình kiểm toán KTV mô tả ngắn gọn công việc kiểm tra chi tiết tương ứng với từng rủi ro cụ thể như sau: 1.2.2.1.5 Đánh giá lại kế hoạch kiểm toán và phê duyệt kế hoạch chiến lược Sau khi hoàn thành kế hoạch sơ bộ, chủ nhiệm kiểm toán và KTV chính tiến hành soát xét lại một lần nữa kế hoạch kiểm toán sơ bộ và trình lên Giám đốc kiểm toán. Việc đánh giá soát xét lại bởi một người cấp cao hơn thể hiện chất lượng cao của kế hoạch kiểm toán do AASC cung cấp cho Công ty XYZ. Bản soát xét này phải được Giám đốc kiểm toán phụ trách hợp đồng Lê Quốc T hoàn thiện. Một bản sao của bảng câu hỏi hoàn thiện phải được lưu trong hồ sơ kiểm toán cùng với giấy tờ làm việc, ghi rõ người lập và ngày lập. Bảng 1.12: Bản soát xét của chủ nhiệm kiểm toán và giám đốc phụ trách khách hàng CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC THÀNH VIÊN CỦA INPACT QUỐC TẾ Khách hàng : Công ty TNHH XYZ Phân loại rủi ro kiểm toán : Trung bình Kỳ kế toán : 01/01/2009 – 31/12/2009 Nội dung : Soát xét lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch Có Không Không áp dụng Chúng ta có thực hiện kiểm toán và đánh giá rủi ro theo các chuẩn mực đang được áp dụng ở hay không? ü 2. Biên bản phê duyệt tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng” (đối với các khách hàng cũ) hoặc , Biên bản chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàn (đối với khách hàng mới) đã được soát xét và thống nhất ý kiến hay không? ü 3. Trong trường hợp rủi ro được đánh giá là cao hơn mức trung bình, có được ký soát xét bởi Thành viên Ban Giám đốc thứ hai phụ trách khách hàng hay không ü 4. Chúng ta có xem xét hợp đồng kiểm toán và đồng ý với mọi điều khoản nêu trong hợp đồng hay không ? ü Dựa trên kế hoạch đã lập, chúng ta có thực hiện soát xét một cách tổng quát các chính sách kế toán và thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng hay không? ü 6. Dựa trên kết quả kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ nêu trên cùng với những dữ liệu sẵn có, chúng ta có xác định được độ tin cậy kiểm tra chi tiết phù hợp để kiểm tra chi tiết hay không ? ü Chữ ký của Chủ nhiệm kiểm toán: Họ và tên : Phạm Tiến D Ngày: 17/02/2010 Chữ ký của Thành viên Ban Giám đốc phụ trách khách hàng: Họ và tên: Lê Quốc T Ngày: 17/02/2010 ( Nguồn tài liệu: GLV AASC) 1.2.2.2. Lập kế hoạch tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán Căn cứ vào kết quả thu thập được trong quá trình tìm hiểu khách hàng, KTV tiến hành lập ra kế hoạch kiểm toán tổng thể và xây dựng chương trình kiểm toán cho từng khoản mục sẽ tiến hành kiểm toán. Chi tiết về kế hoạch kiểm toán tổng thể cho cuộc kiểm toán tại Công ty TNHH XYZ như sau. Bảng 1.13: Kế hoạch kiểm toán tổng thể tại Công ty TNHH XYZ KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG THỂ 1- Thông tin về hoạt động của khách hàng: Khách hàng : Năm đầu: £ Thường xuyên þNăm thứ: 04 Tên khách hàng: Công ty TNHH XYZ. Trụ sở chính: Chi nhánh: Điện thoại: Fax: Email: Mã số thuế: Giấy phép hoạt động : Địa bàn hoạt động: thị trường trong nước. Tổng số vốn điều lệ hiện hành: Thời gian hoạt động: không thời hạn. Hội đồng quản trị (HĐQT) : Số lượng thành viên: 10. Danh sách chủ chốt: Nguyễn Văn A - Chủ tịch HĐQT. Lê Thanh H - Phó Chủ tịch HĐQT. Ban Giám đốc: Nguyễn Văn A - Tổng Giám đốc. Chu Quang V - Phó Tổng Giám đốc. Tạ Thị C - Giám đốc tài chính. Kế toán trưởng: Nguyễn Văn B. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng: Trung bình Năng lực quản lý của Ban Giám đốc: Tốt. Hiểu biết chung về nền kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và các biến đổi trong công nghệ SXKD 2- Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ: Căn cứ vào kết quả phân tích, soát xét sơ bộ báo cáo tài chính và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng để xem xét mức độ ảnh hưởng tới việc lập Báo cáo tài chính, kết luận và đánh giá về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ là đáng tin cậy và có hiệu quả: Cao £ Trung bình þ Thấp £ 3- Đánh giá độ tin cậy, rủi ro và xác định mức độ trọng yếu của Báo cáo tài chính: Đánh giá độ tin cậy: Độ tin cậy mặc định : IA = 1 (tối đa). Độ tin cậy kiểm soát : CA = 1,3 (cơ bản). Độ tin cậy kiểm tra chi tiết : SA = 0,7 (cơ bản). Độ tin cậy kiểm toán : AA = 3. Đánh giá rủi ro: Rủi ro chi tiết phát hiện được : R = 0,7. Xác định mức độ trọng yếu: Chỉ tiêu chủ yếu để xác định mức độ trọng yếu là: Doanh thu. Mức độ trọng yếu kế hoạch cho toàn bộ BCTC (PM) là: PM = 1.937.280.000 nghìn đồng. Mức độ trọng yếu chi tiết cho từng khoản mục trên BCTC (MP) là: MP = 1.743.550 nghìn đồng. Các khoản mục trên BCTC được coi là trọng yếu: Tiền và các khoản tương đương tiền, phải thu khách hàng, phải trả người bán, hàng tồn kho, doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. 4- Nội dung và lịch trình kiểm toán: Thời gian dự kiến bắt đầu thực hiện Thời gian dự kiến kết thúc Kế hoạch thực hiện kiểm toán: Lập kế hoạch 03/12/2009 07/12/2009 Thực hiện các thủ tục kiểm toán sơ bộ, soát xét 08/12/2009 31/12/2009 Quan sát kiểm kê tiền mặt, tồn kho, TSCĐ cuối năm 25/12/2009 02/01/2010 Thực hiện các thủ tục kiểm toán cuối năm 11/02/2010 07/03/2010 Lập báo cáo kiểm toán: Dự thảo Báo cáo kiểm toán của KTV về BCTC đã được kiểm toán 21/03/2010 Báo cáo của KTV chính thức về BCTC đã được kiểm toán 28/03/2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31570.doc
Tài liệu liên quan