Chuyên đề Hoàn thiện quy trình nhập khẩu sách báo của công ty Xunhasaba

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 4

Chương 1: Một số vấn đề chung về quy trình nhập khẩu 7

1. Giới thiệu quy trình nhập khẩu 7

1.1. Khái niệm nhập khẩu 7

1.2. Quy trình nhập khẩu 7

1.3. Các bước tiến hành trong quy trình nhập khẩu 8

1.3.1 Nghiên cứu thị trường 9

1.3.2 Công tác chuẩn bị ký kết hợp đồng 14

1.3.3 Đàm phán ký kết hợp đồng 15

1.3.4 Ký kết hợp đồng 18

1.3.5 Thực hiện hợp đồng 25

2. Các yếu tố đánh giá quy trình nhập khẩu 31

2.1. Bảo đảm thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu 31

2.2. Bảo đảm hiệu quả 32

2.3. Yêu cầu gắn quy trình nhập khẩu với nhu cầu và đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp 33

2.4. Tổng thời gian thực hiện quy trình 33

2.5. Phối hợp các bước trong quy trình 34

2.6. Mức độ hoàn thành mỗi bước trong quy trình 35

3. Các yếu tố ảnh hưởng quy trình nhập khẩu 36

3.1. Ảnh hưởng của chính sách pháp luật và các cơ quan Nhà nước 36

3.2. Ảnh hưởng của hệ thống thông tin 37

3.3. Ảnh hưởng tổ chức quy trình làm việc 37

3.4. Ảnh hưởng do mối quan hệ bạn hàng 38

3.5. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu 39

3.6. Ảnh hưởng từ sự biến động thị trường trong và ngoài nước 39

 

Chương 2: Thực trạng quy trình nhập khẩu sách báo của công ty Xunhasaba 40

1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Xunhasaba 40

1.1. Giới thiệu công ty 40

1.2. Quá trình hình thành của Công ty Xunhasaba 40

1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Xunhasaba 42

1.4. Cơ cấu, tổ chức và nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu 43

2. Đặc điểm của ngành kinh doanh xuất bản phẩm 43

2.1. Khái niệm xuất bản phẩm 43

2.2. Đặc điểm ngành kinh doanh xuất bản phẩm – loại hàng hóa đặc biệt 44

2.3. Nhu cầu và thị truờng kinh doanh nhập xuất bản phẩm 47

2.4. Môi truờng kinh doanh xuất bản phẩm 49

3. Thực trạng quy trình nhập khẩu của Xunhasaba 52

3.1. Nghiên cứu thị trường 52

3.2. Định giá cho các xuất bản phẩm nhập khẩu 53

3.3. Đặt hàng và ký kết hợp đồng nhập khẩu 53

3.4. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu gồm 4 khâu 54

3.4.1 Xin giấy phép nhập khẩu 54

3.4.2 Thuê phương tiện nhập khẩu 54

3.4.3 Làm thủ tục hải quan và nhận hàng 55

3.4.4 Thanh toán và khiếu nại 55

3.5. Cơ cấu và quy mô nhập khẩu 56

3.6. Các nhà cung cấp 58

3.7. Thị trường trong nước và khách hàng 60

4. Các yếu tố đánh giá quy trình nhập khẩu của Xunhasaba 62

4.1. Bảo đảm thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu 62

4.2. Tổng thời gian thực hiện quy trình 62

4.3. Phối hợp các bước trong quy trình 63

4.4. Mức độ hoàn thành mỗi bước trong quy trình 63

4.5. Mức độ hài lòng của khách hàng 64

5. Các yếu tố ảnh hưởng quy trình nhập khẩu của Xunhasaba 64

5.1. Các nhân tố văn hóa xã hội, thị hiếu tiêu dùng 64

5.2. Các nhân tố về chính sách của Nhà nước và luật pháp 65

5.3. Nhu cầu khách hàng và trình độ dân trí 66

5.4. Ảnh hưởng do mối quan hệ bạn hàng 67

5.5. Ảnh hưởng tổ chức quy trình làm việc 68

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu sách báo của công ty Xunhasaba 69

1. Mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty Xunhasaba

trong những năm tới 69

1.1. Chiến lược kinh doanh của Công ty Xunhasaba 70

1.2. Mở rộng kinh doanh phát triển thị trường 70

1.3. Tổ chức quản lý và chuyên môn nghiệp vụ 72

2. Một số giải pháp cơ bản hoàn thiện quy trình nhập khẩu sách báo của

Công ty Xunhasaba 74

2.1. Cơ sở đưa ra giải pháp 74

2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại Công ty

xuất nhập khẩu sách báo Xunhasaba 75

Kết luận 86

Tài liệu tham khảo 87

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2271 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình nhập khẩu sách báo của công ty Xunhasaba, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i với quy trình nhập khẩu và cũng chính vì thế để cải tiến được quy trình nhập khẩu một cách đơn giản và có hiệu quả là cần cải tiến ở khâu này. 3.4. Ảnh hưởng do mối quan hệ bạn hàng Đây cũng là một trong những ảnh hưởng mang tính chủ quan, tuy nhiên nó không dễ giải quyết bằng việc cải tiến trong cơ cấu tổ chức. Đối với các khách hàng nếu chúng ta đã lập ra được sự tín nhiệm cho họ thì công việc sẽ dễ dàng hơn nhiều. Thực tế đã chỉ ra rằng có được sự tin tưởng lẫn nhau trong giao dịch buôn bán thì công việc sẽ diễn ra nhanh hơn và đơn giản hơn nhiều. Đồng thời mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng cũng là một trong các hình thức Marketing đáng chú ý. Yếu tố ảnh hưởng này chúng ta hoàn toàn có thể tác động tới và tạo ra cho nó những ảnh hưởng trở lại một cách tích cực, vì vậy phối hợp cùng với biện pháp cải tiến về tổ chức cơ cấu chúng ta cần cải thiện cả về mối quan hệ với khách hàng cho ngày càng tốt đẹp. Nói tóm lại, đây là những yếu tố chính tác động lên quy trình nhập khẩu của doanh nghiệp tham gia nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên chúng ta phải hiểu rằng ở đây có mối quan hệ biện chứng với nhau không thể chú ý tới yếu tố chủ quan mà quên đi rằng còn có yếu tố khách quan, nhưng không thể quá ỷ lại vào các nhân tố khách quan mà không cố gắng cải tiến các yếu tố chủ quan. 3.5. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ tới hoạt động nhập khẩu. Mọi việc tính giá và thanh toán trong kinh doanh nhập khẩu đều sử dụng tới ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái quyết định mặt hàng, bạn hàng, phương án kinh doanh cũng như quan hệ kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể gây nên sự biến động lớn trong tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu. Chẳng hạn, khi tỷ giá hối đoái tăng thì sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và ngược lại. Tỷ giá hối đoái là cơ sở để so sánh với tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu, một số lượng bản tệ thu về khi phải chi ra một đơn vị ngoại tệ. 6. Ảnh hưởng từ sự biến động của thị trường trong và ngoài nước. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu có thể được hình dung như là một cầu nối thông thương giữa thị trừong trong nước và thị trường Quốc tế, tạo ra sự phù hợp gắn bó cũng như phản ánh tác động qua lại giữa các thị trường. Khi có sự thay đổi về giá cả, nhu cầu ở thị trường này thì đồng thời tác động tới sự ứng xử của thị trường kia. Chẳng hạn như, sự tồn đọng hàng hoá, sự giảm giá, giảm nhu cầu về một mặt hàng ở thị trường trong nước sẽ làm giảm lượng hàng hoá nhập khẩu. Cũng như vậy, thị trường ngoài nước quyết định tới sự thoả mãn nhu cầu trên thị trường trong nước, sự biến động của nó cung cấp, về sản phẩm mới, về sự đa dạng của hàng hoá dịch vụ cũng được phản ánh qua chiếc cầu nhập khẩu để tác động vào thị trường nội địa. Chương 2 :Thực trạng quy trình nhập khẩu sách báo của Xunhasaba ˜&™ 1. Quá trình hình thành , phát triển và hoạt động kinh doanh của Xunhasaba 1.1. Giới thiệu công ty. Công ty xuất nhập khẩu sách báo là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu sách báo, tạp chí, tem chơi, băng đĩa và các ấn phẩm khác. Công ty có tên giao dịch quốc tế là XUNHASABA. Tuy trực thuộc Tổng công ty Phát Hành Sách Việt Nam nhưng Công ty Xunhasaba là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, có con dấu riêng và là một pháp nhân tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của mỡnh trước pháp luật. Ngoài trụ sở chính đóng tại 32 Hai Bà Trưng, Hà nội, Công ty cũng có một chi nhánh đóng ở 25 A Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Hồ Chí Minh. 1.2. Quá trình hình thành của công ty Xunhasaba. Sau khi hoà bình lập lại, do nhu cầu trao đổi văn hoá nước ngoài và nhu cầu nghiên cứu, học tập trong nước nên Phòng phát hành sách báo ngoại văn được thành lập, nằm trong sở Phát hành Sách TƯ, thuộc nhà in Quốc gia, trực thuộc Bộ Tuyên Truyền, sau là Bộ Văn Hoá. Hoạt động của Phòng phát hành sách báo ngoại văn lúc này bao gồm cả xuất nhập khẩu sách báo và văn hoá phẩm với các nước trong khu vực. Ngày 18/4/1957, Bộ trưởng Bộ Văn hoá đó ký quyết định số 28/VH-QĐ thành lập Sở Xuất Nhập sách báo - tên giao dịch quốc tế là XUNHASABA, trụ sở đặt tại 32 Hai bà Trưng, Hà Nội. Do tính chất hoạt động của Xunhasaba theo phương thức thương mại nên ngày 29/8/1967 Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 140/CP ký đổi tên “Sở Xuất nhập khẩu sách báo” thành Công ty Xuất Nhập khẩu sách báo Việt Nam. Ngoài nhiệm vụ xuất nhập khẩu sách báo và văn hoá phẩm phục vụ công tác tuyên truyền đối ngoại, Công ty cũng thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo chế độ hạch toánh kinh tế, tăng thu ngoại tệ cho nhà nước. Để hợp lý hoỏ việc quản lý và chỉ đạo công tác trao đổi văn hoá với nước ngoài và công tác tuyên truyền đối ngoại, ngày 10/8/1970 Hội đồng Chính Phủ ký Nghị định số 145 CP chuyển Công ty XNK sách báo Việt Nam về Ban Tuyên Huấn TW. Chức năng nhiệm vụ của công ty trong thời kỳ này vẫn là tuyên truyền chính trị đối ngoại thông qua hoạt động thương mại sách báo. Năm 1978, Ban Tuyên Huấn TW bàn giao Công ty XNK sách báo Việt Nam cho Bộ Văn hoá và đến ngày 9/10/1978 Bộ Văn hoá Thông tin ra quyết định số 18-0/VHTT-QĐ sát nhập Công ty XNK sách báo Việt Nam và Quốc doanh Phát hành sách TW thành Công ty Phát hành sách. Để phù hợp với tính chất và đặc điểm của công ty XNK sách báo và văn hoá phẩm, ngày 25/5/1982 Bộ Văn hoá ra quyết định số 61/ VH-QĐ tách công ty XNK sách báo và văn hoá phẩm ra khỏi Tổng công ty PHS, thành lập công ty XNK sách báo và văn hoá phẩm. Ngày 1/7/1988 Công ty được tách ra thành 2 công ty: Công ty XNK Sách báo thuộc Bộ Thông tin và Công ty XNK văn hoá phẩm thuộc Bộ Văn hoá. Cho đến khi sát nhập hai Bộ thành Bộ Văn hoá - Thông tin, Công ty XNK sách báo (Xunhasaba) chịu sự quản lý trực tiếp của bộ Văn hoá - Thông tin. Gần đây, ngày 19/12/1997 Bộ trưởng Bộ VHTT đó ký quyết định số 3944/TC-QĐ lập Tổng công ty PHS Việt Nam (SAVINA), trong đó Công ty Xunhasaba là một thành viên chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty phát hành sách Việt Nam - SAVINA. 1.3. Chức năng nhiệm vụ của công ty Xunhasaba. Chức năng chủ yếu của công ty Xunhasaba là qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sách báo, ấn phẩm, thực hiện công tác tuyên truyền và trao đổi văn hoá với nước ngoài nhằm “góp phần nâng cao kiến thức của nhân dân trong nước, tuyên truyền giới thiệu nước ta với nước ngoài theo đương lối đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước.” Như vậy, ta có thể thấy rừ hai chức năng nổi bật của Công ty là: - Xunhasaba đảm nhiệm chức năng chính trị - xã hội đối ngoại và đối nội, tức là đảm bảo công tác tuyên truyền thông tin trong nước ra nước ngoài theo đường lối đối ngoại, đồng thời truyền đạt thông tin từ nước ngoài vào trong nước phù hợp đường lối đối nội của Đảng và Nhà nước. - Công ty Xunhasaba là một doanh nghiệp hạch toán độc lập hoạt động trong lĩnh vực kinh tế ngoại thương nên công ty phải đảm nhiệm chức năng kinh tế lưu thông hàng hoá, thoả mãn nhu cầu về sách báo, ấn phẩm trong và ngoài nước, phải kinh doanh có lãi, tự cân đối ngoại tệ. Do những chức năng chủ yếu trên mà Xunhasaba có những nhiệm vụ cơ bản sau: - Xây dựng các kế hoạch về xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty để trình Bộ chủ quản xét duyệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch đó theo chế độ hạch toán kinh doanh. - Thực hiện liên doanh, liên kết với các đơn vị trong nước nhằm mở rộng xuất khẩu ra nước ngoài và nhập khẩu các xuất bản phẩm nước ngoài. - Liên doanh, liên kết với các công ty nước ngoài để đẩy mạnh giao lưu xuất nhập khẩu sách báo sau khi được Bộ VHTT xét duyệt. - Tham gia, tổ chức các hội chợ, triển lãm sách báo trong và ngoài nước. 1.4. Cơ cấu tổ chức và các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. - Xuất khẩu: công ty tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu xuất bản phẩm bao gồm cả xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác. Từ năm 1998, công ty được Nhà nước, thông qua Bộ Tài chính, tài trợ 50% cước phí xuất khẩu cho mảng sách báo phục vụ tuyên truyền chính trị đối ngoại. - Nhập khẩu sách: công ty Xunhasaba nhập khẩu sách từ các thị trường nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước bao gồm hệ thống các thư viện, các trường đại học và bán lẻ. Phòng nhập khẩu sách chịu trách nhiệm thực thi các biện pháp nhằm khai thác, mở rộng thị trường đầu vào (các nhà cung cấp nước ngoài), đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sách ở thị trường trong nước. - Nhập khẩu báo chí đơn đặt dài hạn: chủ yếu là nhập khẩu báo, tạp chí khoa học kỹ thuật và xã hội, các tạp chí chuyên ngành phục vụ theo đơn đặt hàng cho các thư viện lớn và các cơ quan Đảng, Nhà nước, các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học,... - Nhập khẩu báo chí chuyển phát nhanh: nhập khẩu báo và tạp chí nước ngoài phục vụ nhu cầu về báo, tạp chí hàng ngày cho các đại sứ quán, văn phòng đại diện quốc tế, công ty liên doanh, các cá nhân người nước ngoài và người trong nước ở Việt Nam. 2. Đặc điểm của ngành kinh doanh xuất bản phẩm 2.1.Khái niệm xuất bản phẩm “Xuất bản là in ra thành sách, báo trang, ảnh để phát hành...” “Xuất bản phẩm là tên gọi chung những gì được in ra thành nhiều bản để phát hành, như sách, báo tranh, ảnh, bản đồ v.v... Báo và tạp chí là những xuất bản phẩm định kỳ” Từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê (chủ biên), Nxb. KHXH, Hà Nội 1988, tr.1195. . Luật Xuất Bản (1993) nước ta qui định “Xuất bản phẩm... là các tác phẩm về chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật và các sản phẩm khác được xuất bản, in, nhân bản bằng các vật liệu, phương tiện kỹ thuật khác nhau, bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài, được xuất bản không định kỳ nhằm phổ biến cho nhiều người” Luật Xuất Bản nước CHXHCN Việt Nam (xem trong sách: Văn bản pháp quy về văn hoá-thông tin. T4. Bộ VHTT xuất bản 1996, in lần thứ hai, tr. 281-282). . Nghị định của Chính Phủ số 79 CP ngày 6/11/1993 qui định chi tiết việc thi hành Luật Xuất Bản xác định “Xuất bản phẩm gồm các lọai hình: sách, tài liệu, tranh, ảnh, áp phích, catalogue, tờ rơi, tờ gấp, lịch, bản đồ, atlát, bản nhạc, cờ, truyền đơn, khẩu hiệu, câu đối, cuốn thư, băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình thay sách hoặc kèm theo sách” Sách đó dẫn trờn: Nghị định của Chính Phủ số 79 CP ngày 6/11/1993, tr. 297. . 2.2. Đặc điểm ngành kinh doanh xuất bản phẩm - Loại hàng hoá đặc biệt Sách báo giúp cho tất cả mọi người mở rộng tầm hiểu biết. V.I. Lê Nin viết: “ không có sách thì không có tri thức”. Sách báo đem lại cho chúng ta một giá trị lớn về kiến thức, về văn hoá tinh thần. Song cần nhận thức rằng, sách báo và xuất bản phẩm là một loại hàng hoá đặc biệt, là những sản phẩm tinh thần, một loại thông tin hữu hiệu và có chiều sâu. Thế giới sách báo cũng có nhiều loại: sách hay, sách tốt, mang đến cho con người tri thức, khoa học, nâng cao phẩm giá, nhân cách con người; còn sách xấu, sách đồi truỵ, bạo lực kích động bản năng đơn thuần của con người, làm hư hỏng con người. Do đó, việc kinh doanh xuất bản phẩm nước ta, cũng như ở các nước khác trên thế giới, không thể xem xét đơn thuần về lợi ích kinh tế như kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng thông thường khác. Kinh doanh xuất bản phẩm trên đất nước ta phải thi hành đúng các quy định của Luật Xuất bản nước CHXHCN Việt Nam. Luật Xuất Bản của nước ta số 221/CTN, công bố ngày 19/7/1993, quy định các nguyên tắc hoạt động xuất bản và xuất nhập khẩu các xuất bản phẩm. Tại Điều 1 Luật Xuất Bản đã xác định rõ: “Hoạt động xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá tư tưởng, thông qua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người, không phải là hoạt động đơn thuần kinh doanh. Hoạt động xuất bản nhằm mục đích: 1. Phổ biến những tác phẩm về chính trị, kinh tế, văn hoá, xó hội, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật; giới thiệu những di sản văn hoá dân tộc, tinh hoa văn hoá thế giới; nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân, mở rộng giao lưu văn hoá với các nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2. Đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam” Luật Xuất Bản đó được Quốc Hội nước CHXHCNVN khoá IX thông qua ngày 7/7/1993 (Văn bản pháp quy về VHTT, T4, Bộ VHTT xuất bản 1996, tr. 280-281. Một trong những đặc trưng của ngành kinh doanh xuất bản phẩm thể hiện ở trách nhiệm cao của ngành trước việc nghiêm chỉnh đảm bảo thực hiện việc nhập sách báo nước ngoài đúng theo các qui định của Luật Xuất Bản và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước ta. Do sách báo là mặt hàng thông tin mang tư tưởng con người, nên ngoài sách báo về khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ; sách báo khoa học xã hội-nhân văn ở các nước khác nhau, cũng phản ánh xu hướng chính trị và những hệ tư tưởng khác nhau. Đất nước ta từ sau Đại hội VI của Đảng đó có nhiều đổi mới trong chủ trương, đường lối, chính sách. Đó là đường lối Đổi Mới, Mở cửa nền kinh tế, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đó là chính sách chuyển nền kinh tế bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước ta chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ văn hoá, kinh tế, khoa học với nước ngoài và mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau. Trước lập trường kiên định, nhất quán của Đảng và nhân dân ta, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá, gây mất ổn định đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Một trong những hình thức chống phá của chúng là dựng sách báo phản động xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, bôi nhọ các lãnh tụ; đưa các sách báo đồi truỵ, bạo lực nhằm tuyên truyền lối sống buông thả, không lành mạnh, đầu độc tầng lớp thanh thiếu niên ta. Chính vì vậy, việc nhập khẩu sách báo vào nước ta phải đảm bảo đúng đường lối của Đảng, Nhà nước, Luật Xuất Bản (1993), của Bộ VHTT và đương nhiên cần có sự sự kiểm tra nghiêm túc của các cơ quan chức năng nhằm phát hiện và loại bỏ những sách báo có nội dung xấu nhập vào nước ta. Điều 21 Luật Xuất Bản nước CHXHCNVN 1993 quy định rõ: “Nghiêm cấm các xuất bản phẩm có nội dung: 1. Chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân; 2. Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô đồi truỵ, các hành vi tội ác, tệ nạn xó hội, mờ tớn dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục; 3. Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của công dân và bí mật khác do pháp luật quy định. 4. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hựng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của công dân” “Đối với xuất bản phẩm vi phạm qui định tại các điều 20, 21 của Luật này thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà tạm đình chỉ lưu hành, thu hồi hoặc tịch thu (Điều 40 Luật Xuất Bản) Sách đó dẫn: Luật Xuất Bản CHXHCNVN, 1993, tr.288-289, 295. . “Việc xuất khẩu, nhập khẩu xuất bản phẩm phải được Bộ VHTT cho phép... Nghiêm cấm việc xuất khẩu, nhập khẩu xuất bản phẩm có nội dung vi phạm điều 21 Luật Xuất Bản” Sách đó dẫn: Nghị Định số 79 CP ngày 6/11/1993, tr.312. . Đương nhiên, ngành kinh doanh xuất bản phẩm nước ta phải thực hiện nghiêm chỉnh những qui định đó. Bộ VHTT là cơ quan chịu trách nhiệm chính trước Nhà Nước về quản lý xuất nhập khẩu sách báo, văn hoá phẩm. Điều 1 của Nghị định số 81-CP ngày 08/11/1993 của Chính Phủ qui định “Bộ VHTT là cơ quan chính của Chính Phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về văn hoá-thông tin trong cả nước. Điều 2, khoản 4 của Nghị định 81-CP qui định Bộ VHTT “cấp giấy phép xuất nhập khẩu sách báo, phim ảnh, đĩa tiếng, đĩa hình, băng tiếng, băng hình và các tác phẩm văn hoá nghệ thuật khác”. Khoản 5 Nghị định trên qui định Bộ VHTT “quyết định việc cho phổ biến các xuất bản phẩm, văn hoá phẩm, phim nhựa, đĩa hình, đĩa tiếng và băng hìh, băng tiếng sản xuất trong nước và nhập khẩu... Quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu huỷ các xuất bản phẩm, văn hoá phẩm hoạt động trái pháp luật” Nghị định số 81-CP ngày 8/11/1993 của Chính Phủ (xem sách Các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Nxb. CTQG, Hà Nội 1994, tr. 125-127). . 2.3. Nhu cầu và thị trường kinh doanh nhập xuất bản phẩm. Khi tiến hành bất cứ việc gì, dù giản đơn, mọi người đều có nhu cầu thu thập những thông tin có liên quan. Trên cơ sở những thông tin thu thập được, người ta đánh giá, xem xét và nhận định tình hình, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt làm cho hoạt động của mình đạt kết quả cao nhất. Sách báo, xuất bản phẩm trong nước và nhập khẩu là một trong những thành tố quan trọng của thị trường thông tin. Sách báo, tạp chí, xuất bản phẩm mang giá trị tinh thần rất lớn, nó phản ánh nền văn hoá và bản sắc của một dân tộc, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển về kinh tế, chính trị, xó hội, KHKT... của đất nước đó. Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu sách báo góp phần giới thiệu Việt nam với bạn đọc nước ngoài, giúp độc giả trong nước hiểu biết thêm về tình hình phát triển khoa học công nghệ, kinh tế, văn hoá của thế giới. Ngày nay trên thế giới, nền văn minh trí tuệ, công nghệ thông tin, nền kinh tế tri thức, nền kinh tế mở và xu hướng toàn cầu hoá đang phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng. Xu thế mới là giảm lao động chân tay, lao động dây chuyền và tăng lao động có hàm lượng trí tuệ, lao động với máy móc-tự động hoá, với quá trình tự động hoá xử lý thông tin. Quá trình đó báo hiệu những thay đổi đa dạng, rộng lớn của đời sống xã hội và sự phát triển của thị trường kinh doanh xuất bản phẩm. Thông tin trong xuất bản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của mọi ngành, mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội hiện đại. Người ta gọi đó là xã hội thụng tin; thị trường thông tin. Trong xã hôi thông tin, cộng với xu thế toàn cầu hoá đời sống kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh mở cửa, hội nhập của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, sự trao đổi và tiếp nhận, xử lý thông tin nhiều chiều, đa dạng, ngày càng trở nên cấp thiết, sống còn với mọi hoạt động văn hoá, khoa học, kinh tế của con người, đặc biệt là hoạt động kinh doanh. Thế giới hiện đại có rất nhiều loại phương tiện thông tin như truyền hình, phát thanh, viễn thông bưu chính, Internet..., nhưng các xuất bản phẩm nói chung, đặc biệt là sách báo, xuất bản phẩm vẫn là phương tiện trao đổi thông tin thông dụng nhất. Đối với việc học tập, nghiên cứu, sáng tạo khoa học, văn hoá nghệ thuật, sách báo in và sách báo điện tử... cung cấp những thông tin chính xác, rõ ràng và đầy đủ hơn cả. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sách báo góp phần đáng kể vào việc trao đổi thông tin rất hữu hiệu, vào tiến trình phát triển xã hội. Một con số thống kê cho thấy: tính trung bình trên toàn thế giới 4% thu nhập quốc dân tính theo đầu người được dành cho văn hoá. Cuộc sống ngày được cải thiện thỡ nhu cầu học tập, nghiên cứu, vui chơi giải trí, thông qua sách báo, xuất bản phẩm, thông qua tivi, radio, video, CD, CD ROM, Internet... ngày càng tăng lên. Thị trường thông tin đang mở ra cho ngành kinh doanh xuất bản phẩm một môi trường hết sức rộng lớn, đầy triển vọng. Báo cáo Chính trị tại Đại hội IX đó nhận định: “Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh... Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, nếu không có sự hợp tác đa phương”. Những nhận định trên của văn kiện Đại hội Đảng IX là cơ sở lý luận, tư tưởng rất quan trọng để nghiên cứu, tổ chức, phát triển thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu sách báo, xuất bản phẩm, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. 2.4. Môi trường kinh doanh xuất bản phẩm. Hoạt động trao đổi mua bán xuất bản phẩm giữa Việt Nam với các nước trên thế giới chính thức được Nhà nước ta cho phép thực hiện từ năm 1957, sau chiến thắng lịch sử vĩ đại Điện Biên Phủ 1954. Trong thời kỳ cả nước tập trung chiến đấu chống Mỹ cứu nước và trong thời bao cấp, hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm chủ yếu nhập sách báo của Liên Xô và các nước XHCN là chính. Do cùng một hệ tư tưởng theo chủ nghĩa Mác-Lênin, cùng trong hệ thống XHCN, cho nên sách báo nhập vào nước ta về cơ bản là thuần nhất; nhất là giá sách báo được bao cấp từ các nước anh em, nên giá cả sách báo nhập vào rất thuận lợi. Còn sách báo của các nước phương Tây và các nước khác giá rất cao, ta cũng chưa có đủ kinh phí và điều kiện để nhập rộng rãi. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu sách báo, xuất bản phẩm trở nên đa dạng hơn, ngày càng phát triển, mở rộng, đồng thời cũng phức tạp hơn nhiều từ 1984, khi đất nước ta bước vào thời kỳ Đổi Mới và đặc biệt rõ nét từ năm 1990 đến nay. Nhiều hình thức hợp tác song phương, đa phương trong thương mại nhập khẩu xuất bản phẩm được thực thi. Ngành kinh doanh xuất bản phẩm, sách báo Việt Nam trên cả nước cùng với ngành xuất bản đó tham gia trao đổi sách, tham dự nhiều Hội Chợ Sách Quốc Tế. Nhiều cuộc Triển Lãm giới thiệu sách báo của các nhà xuất bản trên thế giới cũng đã được triển khai ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Năm 1993 Việt Nam là một trong 14 quốc gia sáng lập Hiệp hội xuất bản châu Á - Thái Bình Dương (APPA), điều đó cho thấy sự trưởng thành bước đầu của ngành kinh doanh xuất bản phẩm nước ta, đồng thời đó tạo tiền đề thuận lợi cho sự hội nhập theo xu hướng tích cực với thị trường xuất bản phẩm quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề đáng phải quan tâm là do cơ chế thị trường mở rộng, do giao thông và giao lưu kinh tế, văn hoá ngày càng phát triển, hiện nay có nhiều loại sách, báo chí nhập khẩu vào trong nước bằng nhiều con đường, cửa khẩu, nhất là các cá nhân mang về. Thực tế, Nhà nước khó có thể kiểm soát hết nội dung của chúng. Không ít loại sách, báo xấu, giá trị văn hoá và giá trị thẩm mỹ thấp, thậm chí phổ biến lối sống đồi truỵ, bạo lực, hưởng lạc; đặc biệt là các loại sách báo phản động của các thế lực thù địch tuyên truyền gây mất ổn định chính trị, chống phá thành quả cách mạng, đó tỡm mọi cỏch lọt vào nước ta. Nếu ngành kinh doanh xuất bản phẩm không thận trọng chú ý ngăn chặn những loại sách báo xấu đó sẽ ảnh hưởng không tốt với độc giả, nhất là thế hệ trẻ. Chính vì những lý do nêu trên, mà hoạt động xuất nhập khẩu sách báo cần có sự hợp tác kiểm tra đồng bộ của các ngành liên quan như Bộ VHTT, Ban Tư tưởng Văn hoá TƯ, Bộ Công An, Hải Quan v v... - Cũng giống như mọi ngành kinh doanh khác, kinh doanh xuất bản phẩm quốc tế cũng có hai lĩnh vực cơ bản: xuất và nhập xuất bản phẩm. Đề tài của khoá luận này được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu “hoàn thiện quy trình nhập khẩu sách báo của Xunhasaba”; cho nên trong phần này, chúng tôi xin phép không đề cập đến lĩnh vực xuất khẩu sách báo, xuất bản phẩm. Hoạt động nhập khẩu sách báo của nước ngoài vào nước ta là một trong những môi trường cung cấp thông tin quan trọng, mới nhất về sự phát triển văn hoá, khoa học của nhân loại, góp phần đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế, khoa học nước ta trong quá trỡnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, để đưa nước ta bước đầu trở thành nước công nghiệp hoá vào những thập niên đầu thế kỷ XXI theo đường lối của Đại hội Đảng lần thứ IX. Với hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm của nước ta trong thời kỳ Đổi Mới, phần lớn sách báo nhập về từ các nước Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc v.v... đều là sách báo chuyên môn, sách báo văn hoá, khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội, phục vụ cho nhu cầu của hầu hết lĩnh vực hoạt động trong xó hội. Hoạt động xuất nhập khẩu sách báo của đang bước đầu đáp ứng nhu cầu chính đáng đó của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước. Hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm góp phần phổ biến di sản văn hoá dân tộc, chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới; nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân, mở rộng giao lưu văn hoá với các nước. Mặt khác ngành kinh doanh xuất bản phẩm còn có nhiệm vụ vừa kinh doanh, vừa gúp phần ngăn chặn những loại sách báo, xuất bản phẩm có hại đến lợi ích quốc gia và văn hoá, đạo đức, lối sống và thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Hai nhiệm vụ trọng tâm của ngành kinh doanh xuất bản phẩm nước ta, một là, thông qua kinh doanh xuất bản phẩm xuất khẩu để tuyên truyền đối ngoại, giao lưu văn hoá, đồng thời giới thiệu đất nước ta và những thành tựu văn hoá, khoa học, kinh tế, xó hội nước ta với bạn bè trên thế giới và hai là, kinh doanh nhập khẩu sách báo, văn hoá phẩm lành mạnh, tiến bộ của các nước để phổ biến trong đất nước ta. - Vai trò hoạt động của ngành kinh doanh nhập khẩu sách báo, xuất bản phẩm nước ta trong thời kỳ Đổi Mới nổi rõ ở những lĩnh vực sau

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện quy trình nhập khẩu sách báo của công ty Xunhasaba.DOC
Tài liệu liên quan