MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 3
1. Một số đặc điểm khái quát về tiền 3
1.1. Khái niệm tiền 3
1.2. Các chức năng cơ bản của tiền 5
1.3. Phân loại tiền 5
1.4. Đặc điểm của tiền có ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán 6
1.5. Phương pháp hạch toán tiền 7
1.5.1. Hạch toán tiền mặt 8
1.5.2. Hạch toán tiền gửi ngân hàng 9
1.5.3. Hạch toán tiền đang chuyển 10
1.6. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền 11
2. Cơ sở lý luận tiến hành kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán tài chính 13
2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 14
2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 14
2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết 18
2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 21
2.2.1. Thực hiện kiểm toán khoản mục tiền mặt 21
2.2.2. Thực hiện kiểm toán tài khoản tiền gửi ngân hàng 24
2.2.3. Thực hiện kiểm toán tài khoản tiền đang chuyển 26
2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 27
2.3.1. Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến 27
2.3.2. Đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng 29
2.3.3. Tổng hợp kết quả và phát hành báo cáo 29
PHẦN II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN 31
1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam 31
1.1. Tổ chức hoạt động chung tại Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam 31
1.2. Tổ chức bộ máy kế toán – tài chính 37
1.3. Tổ chức công tác kiểm toán tại Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam 38
1.3.1. Quy trình tiến hành một cuộc kiểm toán 39
1.3.2. Hệ thống kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán 40
1.4. Mục tiêu, phương hướng hoạt động 42
2. Tìm hiểu về quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện 42
2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán cho cuộc kiểm toán tại công ty XYX 43
2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 43
2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết và xác định các thủ tục kiểm toán áp dụng 46
2.2. Quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền tại công ty XYX 50
2.2.1. Lập tờ tổng hợp tiền 50
2.2.2 Kiểm toán tài khoản tiền mặt tại quỹ 51
2.2.3. Kiểm toán tài khoản tiền gửi ngân hàng 57
2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 66
PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN 70
1. Nhận xét về tổ chức hoạt động chung tại Công ty 70
1.1. Ưu điểm 70
1.2. Hạn chế 72
1.3. Biện pháp khắc phục hạn chế 73
2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện 73
2.1. Tính tất yếu phải hoàn thiện 73
2.2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán tài chính do Công ty VAE thực hiện 75
KẾT LUẬN 77
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2850 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền do Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toàn phần.
Ý kiến chấp nhận từng phần.
Ý kiến từ chối.
Ý kiến không chấp nhận.
Tùy thuộc vào đánh giá của KTV về những sai sót phát hiện được có ảnh hưởng trọng yếu hay không trọng yếu đến thông tin tài chính phản ánh trên BCTC của đơn vị mà KTV đưa ra ý kiến thích hợp. KTV cũng cần lưu ý đến những giới hạn kiểm toán gặp phải trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán như sự ngăn cản của BGĐ khách hàng về một vấn đề KTV cần xác minh hay sự không đồng tình của BGĐ về những điều chỉnh của KTV. Khi đó, KTV cần xin ý kiến tư vấn, sự chỉ đạo từ những nhà quản lý của Công ty kiểm toán để có cách xử lý phù hợp. Bởi vì một trong những mục đích của KTV và Công ty kiểm toán trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán là giữ khách hàng cho năm kiểm toán tiếp theo.
PHẦN II
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN
1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam
1.1. Tổ chức hoạt động chung tại Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam được thành lập ngày 21 tháng 12 năm 2001 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000692. Tên giao dịch là VIET NAM AUDITING AND EVALUATION JOINT STOCK COMPANY, tên viết tắt là VAE.,JSC.
Cho đến nay, Công ty đã qua 3 lần thay đổi địa điểm trụ sở chính. Trụ sở chính của Công ty ban đầu đặt tại 466 Nguyễn Chí Thanh, năm 2002, chuyển đến thuê trụ sở tại đường Giang Văn Minh. Hai trụ sở nói trên đều là do Công ty thuê nên tính chủ động và độc lập không đảm bảo hoàn toàn. Mặt khác, quá trình phát triển Công ty đòi hỏi phải mở rộng không gian làm việc nên đến tháng 7 năm 2004, Công ty đã mua tầng 11 tòa nhà Sông Đà, địa chỉ 165 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 04.2670491/92/93 Fax: 04.2670494
Email : vae-co@viettel.com.vn
Ngành nghề kinh doanh mà Công ty đã đăng ký trong Đăng ký kinh doanh lần đầu là các dịch vụ về kiểm toán, tư vấn và định giá, với vốn điều lệ là 1 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động, Công ty đã 4 lần đăng ký lại kinh doanh do thay đổi địa điểm trụ sở chính, tăng vốn và thay đổi cơ cấu vốn. Hiện nay, vốn điều lệ Công ty đã tăng từ 1 tỷ đồng lên đến 2 tỷ đồng. Đồng thời, các dịch vụ cung cấp ra bên ngoài của Công ty cũng tăng thêm do năng lực của Công ty đã tăng nhờ tăng quy mô và trình độ của nhân viên. Hiện nay số lượng nhân viên của Công ty là khoảng 100 người và số lượng KTV đăng ký hành nghề tại Công ty là 10 người. Ngoài ra còn có một đội ngũ cộng tác viên và chuyên gia thường xuyên hợp tác với Công ty trong quá trình cung cấp dịch vụ, trong đó các cộng tác viên thường xuyên của Công ty có chứng chỉ KTV hành nghề là 4-5 người. Với đội ngũ nhân viên đông đảo và có trình độ, Công ty VAE có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ đảm bảo có chất lượng cao, bao gồm:
Dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn thuế: kiểm toán độc lập BCTC; kiểm toán và xác nhận số lượng báo cáo số lượng, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm; xem xét và đánh giá hệ thống KSNB; cung cấp dịch vụ kế toán, tư vấn kế toán cho khách hàng; tư vấn cho khách hàng về lập kế hoạch nộp thuế; hướng dẫn cho khách hàng kê khai thuế; lập kế hoạch tài chính.
Dịch vụ kiểm toán XDCB: kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành của các công trình, dự án; kiểm toán xác định giá trị quyết toán công trình; kiểm toán BCTC hàng năm của các ban quản lý dự án; kiểm toán xác định giá trị quyết toán vốn đầu tư có yếu tố nước ngoài.
Dịch vụ kiểm toán dự án: kiểm toán độc lập; soát xét hệ thống KSNB; kiểm soát tính tuân thủ của dự án; đánh giá khả năng thực hiện dự án; hướng dẫn quản lý dự án.
Dịch vụ định giá tài sản: định giá tài sản, vốn góp liên doanh sáp nhập, giải thể doanh nghiệp; định giá tài sản thế chấp, chuyển nhượng, thuê, mua tài sản.
Dịch vụ tư vấn kinh doanh: tư vấn về chính sách kinh tế hiện hành; tư vấn về việc lựa chọn hình thức kinh doanh; tư vấn quản lý sản xuất; phân tích kế hoạch kinh doanh; xem xét hợp đồng thỏa thuận kinh doanh; giúp thành lập văn phòng, chi nhánh tại Việt Nam; giúp đàm phán ký kết hợp đồng; lập kế hoạch chiến lược; đào tạo và hội thảo.
Dịch vụ tư vấn đầu tư: tư vấn tìm hiểu, đánh giá thị trường, định hướng đầu tư; tư vấn lập dự toán, quyết toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành.
Dịch vụ chuyển đổi BCTC theo chuẩn mực quốc tế nhằm phục vụ cho hợp nhất báo cáo với Công ty mẹ.
Để thuận lợi trong mở rộng thị trường và tiếp cận với khách hàng, ngoài trụ sở chính đặt tại Hà Nội, HĐQT và BGĐ Công ty đã quyết định thành lập 3 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Sơn La và Hà Giang.
Qua hơn 4 năm hoạt động, Công ty đã tạo ra được một mạng lưới khách hàng rộng lớn trên phương diện địa lý và đa dạng về ngành nghề, loại hình sở hữu. Nghị định số 105/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 2004 về Kiểm toán độc lập đã tạo ra môi trường pháp lý vững chắc cho các Công ty kiểm toán nói chung và Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam nói riêng có thể phát triển. Đặc biệt trong những năm gần đây, do cơ chế mở cửa nền kinh tế, thêm vào đó là Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần đã tạo điều kiện để Công ty phát triển một trong những dịch vụ chính là dịch vụ định giá tài sản.
Công việc tiếp cận khách hàng mới và duy trì số khách hàng cũ luôn được quan tâm và được coi là một bước quan trọng trong phát triển Công ty. Để giới thiệu các dịch vụ của Công ty đến khách hàng, Công ty lập và gửi Hồ sơ giới thiệu năng lực đến khách hàng trong đó có giới thiệu các dịch vụ cung cấp, số lượng nhân viên có chứng chỉ KTV quốc gia, các khách hàng lớn và thường xuyên của Công ty, những kết quả mà Công ty đã đạt được như số lượng hợp đồng đã thực hiện, kết quả kinh doanh của các năm,… Chất lượng dịch vụ thể hiện ở quy trình kiểm soát chất lượng trong toàn bộ quá trình tiến hành cung cấp dịch vụ. Quy trình kiểm soát này được xây dựng thành một quy chế chung trong Công ty đồng thời được giám sát chặt chẽ bởi những người có trách nhiệm trong mỗi dịch vụ cung cấp cụ thể như: chủ nhiệm kiểm toán, các trưởng phòng, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc.
Với tiềm năng và năng lực như trên, kết quả đạt được trong các năm của Công ty như sau:
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Công ty VAE
Đơn vị: đồng
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Doanh thu
2.150.315.190
1.700.445.000
7.115.687.960
LN trước thuế
639.156.123
840.694.330
1.013.167.070
Bảng 2.2. Cơ cấu doanh thu theo dịch vụ cung cấp
Đơn vị: %
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Kiểm toán BCTC
55
53
50
Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư
25
24
20
Định giá
15
17
20
Dịch vụ khác
5
6
10
Qua bảng trên, có thể thấy Doanh thu qua các năm đều tăng (doanh thu năm 2003 tính đến 30/9/2003), theo thống kê của Công ty là tăng từ 1,8 đến 2,2 lần. Số lượng hợp đồng kiểm toán BCTC tuy ít hơn so với kiểm toán Quyết toán vốn XDCB nhưng tỷ lệ doanh thu lại chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn. Điều này là do phí kiểm toán dịch vụ kiểm toán BCTC cao hơn so với kiểm toán Quyết toán vốn XDCB hoàn thành, và cao hơn các dịch vụ khác. Đặc biệt, doanh thu của dịch vụ kiểm toán BCTC chiếm trên 50% tổng doanh thu của toàn Công ty qua các năm cho thấy đây là dịch vụ có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển Công ty. Cùng với phân tích ở trên, ta thấy 3 loại dịch vụ là Kiểm toán BCTC, Kiểm toán báo cáo vốn quyết toán vốn đầu tư, Định giá là các hoạt động chính của Công ty. Tỷ lệ doanh thu các hoạt động dịch vụ khác chiếm chỉ từ dưới 10%.
Để đạt được kết quả trên, Công ty đã có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và ngày càng hoàn thiện hơn. Trong đó, các phần hành quan trọng là tổ chức bộ máy quản lý hoạt động, tổ chức công tác kế toán, và tổ chức kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán.
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI KHOA HäC
P.TỔNG GIÁM ĐỐC
P.TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔNG HỢP
KT BCTC
QUYẾT TOÁN VÀ
ĐẦU TƯ
TƯ VẤN
CÁC VP ĐẠI DIỆN
TP HCM
SƠN LA
HÀ GIANG
BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH
BỘ PHẬN KẾ TOÁN
PHÒNG
NV1
PHÒNG
NV2
PHÒNG
NV3
KT BCTC
QUYẾT TOÁN VÀ
ĐẦU TƯ
TƯ VẤN
KT BCTC
QUYẾT TOÁN VÀ
ĐẦU TƯ
TƯ VẤN
Ký hiệu:
Quản lý, điều hành
Theo sơ đồ tổ chức bộ máy trên thì Hội đồng Quản trị (HĐQT) là cơ quan có quyền lực cao nhất trong điều hành các hoạt động của Công ty. HĐQT có khoảng 20 người, trong đó cổ đông sáng lập Công ty là 6 người. Dưới HĐQT là Ban giám đốc (BGĐ) có trách nhiệm quản lý các hoạt động hàng ngày tại Công ty.
BGĐ bao gồm Tổng Giám đốc và 2 Phó Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý 2 mảng dịch vụ cơ bản trong Công ty là tài chính và xây dựng. Hai Phó Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc quản lý 3 phòng nghiệp vụ và 1 phòng Tổng hợp. Các phòng nghiệp vụ đều có các nhân viên chuyên về cung cấp cả 2 dịch vụ tài chính và xây dựng.
Mỗi phòng nghiệp vụ đều bổ nhiệm các Trưởng phòng và các Phó phòng chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các nhân viên và các dịch vụ cung cấp theo sự phân công của Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. Trưởng phòng có thể là người có chuyên môn về xây dựng hoặc tài chính. Các phó trưởng phòng được bổ nhiệm tại mỗi phòng gồm có một người chịu trách nhiệm về lĩnh vực tài chính, và một người chịu trách nhiệm về lĩnh vực dịch vụ. Mỗi phòng nghiệp vụ đều có chức năng cung cấp dịch vụ về tài chính, xây dựng và tư vấn.
Các văn phòng đại diện trực tiếp chịu sự quản lý của Tổng Giám đốc Công ty. Tại mỗi văn phòng đại diện có các nhân viên phụ trách các hoạt động chung của văn phòng đại diện. Khi ký kết hợp đồng hoặc tìm kiếm được khách hàng, các nhân viên phụ trách phải thông báo cho Tổng Giám đốc để Tổng Giám đốc có kế hoạch phân công nhiệm vụ cho từng phòng nghiệp vụ về thực hiện dịch vụ.
Phòng tổng hợp bao gồm các nhân viên kế toán và các nhân viên hành chính trong đó bao gồm cả các thành viên trong BGĐ và ban kiểm soát của Công ty. Phòng tổng hợp có chức năng trợ giúp cho BGĐ trong quản lý, điều hành các hoạt động hàng ngày tại Công ty như: cung cấp tài liệu kế toán, photo tài liệu, lễ tân,…
1.2. Tổ chức bộ máy kế toán – tài chính
Bộ máy kế toán - tài chính trong mỗi đơn vị đều chiếm một vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà quản lý thực hiện quản lý và điều hành tốt các hoạt động của đơn vị. Các yếu tố trong bộ máy kế toán bao gồm tổ chức nhân sự và các quy chế tài chính – kế toán mà đơn vị đặt ra.
Phòng kế toán – tài chính bao gồm có kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán và thủ quỹ. Tại Công ty VAE, phó giám đốc phụ trách tài chính đồng thời kiêm nhiệm chức năng kế toán trưởng, trực tiếp quản lý và kiểm soát hoạt động tài chính tại Công ty.
Kế toán tổng hợp có chức năng hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty và báo cáo kế toán trưởng xét duyệt các khoản thanh toán, thu – chi và các nghiệp vụ khác liên quan tài chính – kế toán của đơn vị, lập BCTC cuối kỳ.
Kế toán thanh toán có trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến khoản phải thu và phải trả.
Thủ quỹ có chức năng quản lý tiền mặt tại quỹ, thực hiện thu-chi theo lệnh của cấp trên, thể hiện qua các chứng từ được duyệt.
Các quy chế về tài chính - kế toán của Công ty trong điều lệ thành lập Công ty nhằm kiểm soát và thống nhất mọi hoạt động về tài chính - kế toán của đơn vị theo quy định của pháp luật và quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Theo đó, các quy chế này được thể hiện như sau:
Để phù hợp với chu kỳ kinh doanh, Công ty đã đăng ký niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/10 và kết thúc vào 30/9 năm sau. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán là Việt Nam đồng và Đô la Mỹ, hạch toán ngoại tệ theo giá thực tế và BCTC được lập bằng Việt Nam đồng. Hình thức sổ kế toán sử dụng là Chứng từ ghi sổ. Phương pháp khấu hao tài sản cố định là theo phương pháp đường thẳng. Chi phí tiền lương được xác định theo hệ số lương, lương cơ bản và các khoản phụ cấp theo quy định của Công ty. Thanh toán lương căn cứ vào doanh thu và bảng chấm công hàng tháng được tổ chức thực hiện tại các phòng nghiệp vụ.
Trong kỳ, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký với khách hàng và tiến độ thực hiện dịch vụ, KTV phát hành “Giấy đề nghị chuyển tiền” gửi cho khách hàng yêu cầu chuyển tiền. “Giấy đề nghị chuyển tiền” được sử dụng để theo dõi chi tiết công nợ của khách hàng mà không có vai trò để ghi nhận doanh thu. Khi thu được tiền, kế toán ghi nhận là khoản khách hàng trả trước. Nếu hợp đồng dịch vụ hoàn thành trong kỳ thì căn cứ vào BCKT và Bản thanh lý hợp đồng, KTV lập “Giấy yêu cầu phát hành hóa đơn” yêu cầu kế toán lập và phát hành Hóa đơn tài chính. Tại thời điểm này, kế toán căn cứ vào các chứng từ đã lập để ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ trong kỳ. Cuối năm, căn cứ vào hóa đơn tài chính phát hành, kế toán thực hiện kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh trong năm.
Hệ thống chứng từ, sổ sách, BCTC, hệ thống TK kế toán là theo quy định của nhà nước, ngoài ra có một số điểm khác, chi tiết để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty. Các loại chứng từ phát hành theo quy định của Công ty, như Giấy yêu cầu chuyển tiền, Giấy yêu cầu phát hành hóa đơn,… Bên cạnh đó, hệ thống TK chi tiết cũng được xây dựng phù hợp với các dịch vụ mà Công ty cung cấp nhằm theo dõi chi tiết doanh thu và chi phí phát sinh.
1.3. Tổ chức công tác kiểm toán tại Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Trên đây đã trình bày những vấn đề chung nhất về Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam trong quá trình thành lập và hoạt động. Để tìm hiểu sâu hơn và cụ thể hơn về hoạt động cung cấp dịch vụ của Công ty, sau đây em sẽ trình bày về tổ chức công tác kiểm toán tại Công ty. Nội dung chủ yếu của công tác tổ chức kiểm toán bao gồm quy trình tiến hành một cuộc kiểm toán và hệ thống kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán.
1.3.1. Quy trình tiến hành một cuộc kiểm toán
Một cuộc kiểm toán được xác định bắt đầu từ khâu tiếp xúc với khách hàng, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ, quá trình cung cấp dịch vụ và quyết toán, thanh lý hợp đồng. Sơ đồ quy trình tiến hành một cuộc kiểm toán cụ thể:
Sơ đồ 2.2. Quy trình thực hiện một cuộc kiểm toán
Tiếp xúc, ký kết hợp đồng
Lập kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Kết thúc cuộc kiểm toán
Để thực hiện một cuộc kiểm toán thì bước đầu tiên là phải tiếp xúc với khách hàng và ký kết hợp đồng. Công việc tìm kiếm khách hàng do BGĐ và các nhân viên trong công ty thực hiện và còn có sự hỗ trợ của các văn phòng đại diện tại các tỉnh và thành phố khác.
Sau khi ký kết hợp đồng, Tổng Giám đốc giao trách nhiệm tổ chức cho các Phó Tổng Giám đốc. Căn cứ vào lịch làm việc và kế hoạch đã và đang thực hiện, các Phó Tổng Giám đốc sẽ quyết định phân bổ hợp đồng cung cấp dịch vụ về phòng nghiệp vụ thích hợp. Đồng thời, Phó Tổng Giám đốc sẽ cùng với các trưởng phòng lựa chọn chủ nhiệm kiểm toán và các trợ lý thực hiện cuộc kiểm toán. Việc lựa chọn nhân viên thực hiện cuộc kiểm toán căn cứ vào chuyên môn của nhân viên về lĩnh vực cần thực hiện. Để thực hiện một cuộc kiểm toán thành công và có hiệu quả, kế hoạch thực hiện cuộc kiểm toán được xây dựng trên cơ sở chương trình kiểm toán chung và căn cứ vào những hiểu biết ban đầu của Công ty và KTV về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Kế hoạch chi tiết phải được xây dựng một cách chặt chẽ và khoa học nhằm giúp cho các KTV trong quá trình kiểm toán không bỏ sót các sai phạm trọng yếu liên quan đến nội dung kiểm toán. Chương trình kiểm toán tại Công ty hướng dẫn thực hiện kiểm tra chi tiết đối với các khoản mục: tiền; các khoản đầu tư ngắn hạn; các khoản phải thu; hàng tồn kho; tài sản lưu động khác; chi phí sự nghiệp; tài sản cố định hữu hình; tài sản cố định vô hình và tài sản cố định khác; các khoản đầu tư dài hạn; chi phí XDCB dở dang; ký quỹ, ký cược dài hạn; các khoản phải trả ngắn hạn; các loại thuế; công nợ khác; vay và nợ dài hạn; vốn quỹ và lãi giữ lại; nguồn kinh phí; doanh thu; giá vốn hàng bán; chi phí hoạt động; thu nhập khác và chi phí khác.
Trong quá trình kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán sẽ phân công cho mỗi KTV chịu trách nhiệm thực hiện kiểm toán một phần hành cụ thể. Cuối cuộc kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán có trách nhiệm tổng hợp kết quả của các KTV và hình thành nên ý kiến của mình trong BCKT. Quá trình thực hiện, các phát hiện, các kết quả của KTV phải được trình bày đầy đủ trên giấy tờ làm việc của KTV và tuân theo kế hoạch đã định.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán phải lập BCKT trong đó nêu rõ ý kiến của KTV về tính trung thực và hợp lý của BCTC của đơn vị. Đồng thời, KTV cũng cần phát hiện các sai sót, tồn tại của hệ thống KSNB, hệ thống kế toán và nêu ra trong Thư quản lý. Việc lập BCKT cần được thảo luận với Công ty khách hàng về những sai sót mà KTV phát hiện được và nên được thống nhất ý kiến với khách hàng. Bởi vì điều này có ảnh hưởng tới khả năng Công ty kiểm toán giữ được khách hàng và tiếp tục cung cấp dịch vụ trong những năm tiếp theo. Sau khi lập và ký vào BCKT, cuộc kiểm toán coi như hoàn tất và tiến hành thanh lý hợp đồng. Sau khi hoàn thành BCKT, KTV vẫn có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích cho khách hàng khi có vấn đề phát sinh sau cuộc kiểm toán.
1.3.2. Hệ thống kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán
Việc thực hiện kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán. Trước tiên nó được thể hiện ở việc lập kế hoạch một cách cụ thể và chi tiết cho mỗi cuộc kiểm toán, việc lựa chọn nhân viên, và đào tạo nhân viên trong Công ty nhằm nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán. Việc lập kế hoạch được tiến hành sau khi Công ty kiểm toán và KTV đã có sự hiểu biết nhất định về khách hàng.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, các chủ nhiệm kiểm toán chịu trách nhiệm chung điều hành cuộc kiểm toán. Khi có các vấn đề phát sinh ảnh hưởng lớn đến cuộc kiểm toán thì các KTV phải báo cáo với chủ nhiệm kiểm toán cùng các cấp lãnh đạo khác để xem xét thay đổi kế hoạch kiểm toán. Các nhân viên mới, các trợ lý KTV trong quá trình tham gia cuộc kiểm toán được hướng dẫn cụ thể, chi tiết các công việc cần tiến hành.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, quy trình soát xét đối với BCKT bao gồm soát xét về nội dung và hình thức, được quy định cụ thể, và theo trình tự như sau:
Sơ đồ 2.3. Quy trình soát xét BCKT
Nhóm kiểm toán
Trưởng nhóm
Trưởng / Phó phòng
Phó Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc
Phát hành
Nhóm kiểm toán sau khi tiến hành kiểm toán có trách nhiệm lập BCKT nộp cho Trưởng nhóm kiểm toán để soát xét và tổng hợp ý kiến. Trưởng nhóm kiểm toán sau khi đã kiểm tra, đối chiếu các báo cáo, giấy tờ làm việc của KTV, tiến hành lập báo cáo về cuộc kiểm toán để trình cho trưởng phòng hoặc phó phòng kiểm tra, soát xét. Các trưởng phòng hoặc phó phòng chịu trách nhiệm quản lý về mảng dịch vụ nào thì có trách nhiệm soát xét tất cả báo cáo của trưởng nhóm kiểm toán về lĩnh vực đó, và trình cho Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng dịch vụ tương ứng để soát xét. Các Phó Tổng Giám đốc trao đổi với nhóm kiểm toán, trưởng nhóm, trưởng phòng về ý kiến và các quyết định được trình bày trong BCKT. Công việc soát xét cuối cùng do Tổng Giám đốc thực hiện. Cuối cùng, trước khi phát hành báo cáo, phòng Hành chính – tổng hợp có trách nhiệm in báo cáo và soát xét về hình thức phát hành báo cáo.
1.4. Mục tiêu, phương hướng hoạt động
Công ty xây dựng mục tiêu, kế hoạch đến 2008 là không ngừng phát triển số lượng khách hàng đồng thời phải nâng cao hơn nữa chất lượng và số lượng dịch vụ. Dự kiến trong những năm tiếp theo, tốc độ tăng doanh thu của công ty sẽ ổn định tăng khoảng 1,2 lần năm sau so với năm trước. Để đạt được kết quả trên, công ty dự định sẽ tăng số nhân viên chính thức lên đến khoảng 120-130 người. Mục tiêu chính của công ty trong giai đoạn này là tập trung đào tạo nâng cao chất lượng cho nhân viên hơn so với tăng về số lượng. Đồng thời với việc tăng nhân viên, công ty sẽ mở rộng thêm khoảng 1-2 phòng nghiệp vụ để tăng thêm nhân lực cho các hoạt động. Mục tiêu đến năm 2008, công ty sẽ tiến hành chuyển đổi các văn phòng đại diện thành các chi nhánh để đảm bảo kịp thời cung cấp các dịch vụ và giảm chi phí công tác của nhân viên.
2. Tìm hiểu về quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện
Quy trình kiểm toán khoản mục tiền của một cuộc kiểm toán do Công ty VAE thực hiện trên cơ sở chương trình kiểm toán chung tại Công ty. Do đó, để đánh giá tính hoàn thiện của quy trình kiểm toán thì cũng có thể xem xét quy trình thực hiện một cuộc kiểm toán cụ thể do Công ty thực hiện. Trong báo cáo này, em xin trình bày về thực trạng quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền do Công ty VAE thực hiện tại Công ty XYX.
2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán cho cuộc kiểm toán tại công ty XYX
2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Trước khi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán, Công ty VAE tiến hành phân tích, đánh giá ban đầu về khả năng có thể thực hiện kiểm toán đối với Công ty XYX. Theo đánh giá ban đầu, công ty XYX là khách hàng thường xuyên của Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam, trong những năm trước, công ty Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam đã tiến hành kiểm toán BCTC đối với công ty XYX. Kết quả những cuộc kiểm toán cho các năm tài chính đã thực hiện cho thấy Công ty XYX có một hệ thống KSNB có hiệu lực và hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Do đó, trong năm 2006, công ty đã quyết định sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho công ty XYX cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/2005. Công ty VAE đã chính thức ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC với Công ty XYX ngày 21/12/2005. Kế hoạch tổng quát được xây dựng với những nội dung chính như sau:
Xác định thời gian tiến hành cung cấp dịch vụ: từ ngày 02/03/2006 đến 04/03/2006.
Nhóm kiểm toán:
Giám đốc : PNT
Phó Giám đốc : TQT
Chủ nhiệm kiểm toán : NHH
KTV cao cấp :
KTV : PTN
Trợ lý kiểm toán : NTH
HTT
Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng: thông qua báo cáo kiểm toán của năm trước và nội dung cuộc họp giữa BGĐ khách hàng với chủ nhiệm kiểm toán và kiểm toán viên cấp cao. Ngoài ra, kiểm toán viên còn thu thập thêm các thông tin, tài liệu về những thay đổi lớn, bất thường tại khách hàng trong năm tài chính.
Thông tin chung về công ty:
- Công ty Liên doanh chế tạo phụ tùng xe máy XYX được thành lập tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 034/GP-HY ngày 124 tháng 03 năm 2002 và Giấy phép điều chỉnh lần 1 số 034/GPĐC-HY ngày 15 tháng 07 năm 2002 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cấp.
- Các bên tham gia thành lập:
+ Bên Việt Nam: Công ty Liên doanh chế tạo xe máy MN. Trụ sở đặt tại xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
+ Bên nước ngoài: Công ty TNHH Công nghiệp TNP. Trụ sở đặt tại số xx Tây Giao Dương Gia Bình, khu Pha Cửu Long, Trùng Khánh, Trung Quốc.
- Tổng số vốn đầu tư của Công ty (Theo giấy phép đầu tư) là 3.000.000 USD.
- Vốn pháp định của Công ty (Theo giấy phép đầu tư) là 1.100.000 USD.
Trong đó:
+ Bên Việt Nam góp 330.000 USD chiếm 30% vốn pháp định, bằng tiền mặt 110.000 bằng tiền mặt và 220.000 USD bằng thiết bị khuôn ép.
+ Bên nước ngoài góp 770.000 USD chiếm 70% vốn pháp định, bằng tiền mặt 44.000 USD và 726.000 USD bằng máy móc, thiết bị, khuôn ép.
- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp là 30 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất bộ nhựa hoàn chỉnh và cụm đèn xe máy, ép thành các sản phẩm nhựa của xe gắn máy, ô tô và sản xuất đồ điện gia dụng; sản xuất các loại sơn để sơn phụ tùng ô tô, xe máy của Công ty và bán tại thị trường Việt Nam.
- Sản phẩm chính: Bộ nhựa, cụm đèn, hộp ắc quy, hộp dụng cụ, bầu lọc giá: gioăng, đệm cổ hút, sơn trên nhựa và sơn trên kim loại.
Các chính sách kế toán chủ yếu:
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 114/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính và các Thông tư sửa đổi, bổ sung kèm theo. BCTC được lập theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2000, Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09 tháng 10 năm 2002, Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản pháp lý có liên quan.
- Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chứng từ.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12.
- Nguyên tắc xác định các khoản tiền: tiền là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của Công ty tại thời điểm báo cáo, gồm tiền mặt, TGNH. Đối với các khoản tiền có gốc ngoại tệ thực hiện theo Thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 4 tháng 11 năm 2003 hướng dẫn Chuẩn mực số 10- Ảnh hưởng của việc thay đối tỷ giá hối đoái ban hành kèm theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đánh giá hệ thống KSNB của công ty khách hàng. Việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng được tiến hành chủ yếu thông qua phỏng vấn kế toán trưởng Công ty về các chính sách quản lý, chính sách, quy trình quản lý, điều hành và thu thập các tài liệu liên quan khác phục vụ cho công việc kiểm toán. Trong giai đoạn này, KTV cũng yêu cầu BGĐ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36333.doc